Teya Salat
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Ánh trăng không hiểu lòng tôi

Chương 33: CƠ HỘI TÀN NHẪN

Chịu mất quân cờ mới có thể sống

“Thì ra là cậu.”

Hướng Viễn gọi riêng Đằng Tuấn đến văn phòng. Cô dựa vào lưng ghế nhìn Đằng Tuấn.

Đằng Tuấn cúi đầu, kéo ống tay áo dính đầy dầu mỡ xuống, im lặng và ngượng ngập, không giống người cầm đầu tụ tập đánh nhau. Cậu không biện hộ, cũng không van xin, dường như đang chờ đợi phán quyết của Hướng Viễn.

Mãi một lúc sau, Hướng Viễn mới hỏi một câu: “Đằng Tuấn, sao lại là cậu?”

Đằng Tuấn ngẩng lên, trong tích tắc, cậu không thể chắc chắn vẻ kỳ lạ thoáng lướt qua mắt Hướng Viễn có phải là đau lòng hay không.

Hướng Viễn thầm thở dài, có một dạo cô rất cố gắng thuyết phục mình: Hướng Dao tuy hồ đồ nhưng chí ít cũng không đến nỗi cặp kè với những kẻ thậm tệ. Đằng Tuấn là người thật thà và có chừng mực, cũng thật long đối với Hướng Dao.

Trước kia cô không thích cặp đôi Đằng Tuấn - Hướng Dao lắm, vì cảm thấy Hướng Dao chưa thực sự muốn ở bên Đằng Tuấn, chẳng qua chỉ là trẻ con gây chuyện, mượn cậu để chọc giận Hướng Viễn và Diệp Quân. Hướng Viễn sợ Hướng Dao xem tình cảm của mình là trò đùa, đến cuối cùng chẳng có ai quan tâm thì người thua thiệt và tổn thương là chính nó. Nhưng qua một thời gian tìm hiểu, Hướng Viễn lại cảm thấy rằng, nếu Hướng Dao thật sự chọn cậu thì cũng không phải là chuyện gì tồi tệ, chí ít thì sự hồn hậu thật thà của cậu có thể bao dung sự nhạy cảm và bướng bỉnh của Hướng Dao

Không sai. Khi ấy, Đằng Tuấn chỉ là một cậu bảo vệ, không hề xuất sắc, ở Giang Nguyên cũng chỉ kà một công nhân bình thường, nếu Hướng Dao theo cậu chắc chắn không thể sống an nhàn được. Hướng Viễn đã từng chịu khổ nên cô từng thề với lòng mình rằng, tuyệt đối không để những tháng ngày khó khăn đó quay trở lại, đương nhiên cũng không thể để người thân duy nhất trên thế gian của mình phải chịu khổ. Hướng Dao có khiêu khích, khó chịu với cô thế nào thì cô vẫn phải có trách nhiệm thu xếp một cuộc sống tốt đẹp cho em gái mình, lúc đó cô mới có thể làm an lòng cha mẹ dưới suối vàng. Thế nhưng lúc này, Hướng Viễn đang nắm trong tay cuộc sống của Đằng Tuấn.

Bởi vậy, lúc danh sách công nhân đi học bồi dường đã đủ, Hướng Viễn vẫn yêu cầu phòng nhân sự sắp xếp cho Đằng Tuấn học lớp bồi dưỡng thợ hàn. Nếu nói rằng cô cho chàng trai ấy một cơ hội, chi bằng nói cô đã cho mình một lý do để an tâm, cũng cho cậu một thử nghiệm nho nhỏ. Dù chưa hề tiếp xúc với thao tác hàn điện nhưng sau khóa học bồi dưỡng một tháng mà cậu vẫn không qua nổi cuộc thi ngành nghề thì chứng tỏ cậu chỉ là một kẻ hèn kém bất tài.

Cũng may sự cần mẫn chịu khó của Đằng Tuấn không làm Hướng Viễn thất vọng. Hướng Viễn giúp cậu trở thành thợ hàn giỏi nhất Giang Nguyên, tiếp tục đề bạt cậu làm trưởng nhóm. Tuy so với những công nhân hợp đồng thì đó không gọi là độc nhất vô nhị nhưng cũng xem như là ngoại lệ. Do đó, Diệp Bỉnh Văn cũng ngấm ngầm hoặc công khai tỏ ý bất mãn, thậm chí còn mắng nhiếc sau lưng rằng Hướng Viễn vì em gái mà quan tâm đến một thằng nhóc mặt búng ra sữa để phá hoại quy tắc của Giang Nguyên. Những điều này Hướng Viễn biết nhưng cô tảng lờ như không nghe thấy. Hướng Viễn nhìn người rất chuẩn nên cô biết mình sẽ không nhìn lầm Đằng Tuấn. Đằng Tuấn có lẽ không thể nào thông minh, giỏi giang như anh họ cậu, không thể trở thành cánh tay đắc lực của Hướng Viễn nhưng nhân phẩm và thái độ làm việc của cậu khiến Hướng Viễn yên tâm, chỉ cần cậu nghiêm túc làm tốt công viêc của mình thì cũng xem như không phí công Hướng Viễn lo nghĩ. Cho dù cậu và Hướng Dao không thể thành đôi thì cho cậu một tiền đồ tươi sáng cũng có thể xem như là một cách mà Hướng Viễn khoán đãi Đằng Vân.

Có thể nói rằng, khi Hướng Viễn chất vấn ai cầm đầu đánh nhau. Đằng Tuấn lên tiếng và bước ra khỏi đám người ấy, cô có cảm giác như bị tát vào mặt một cái.

Đằng Tuấn trước nay luôn nhút nhát trước mặt Hướng Viễn, cậu tránh né ánh nhìn của cô, nói: “Xin lỗi Giám đốc Hướng. Tôi... tôi đã gây phiền hà cho chị nhưng quả thực tôi không nhịn nổi đám người đó nữa. Tất cả đều là người, đều làm công việc như nhau, vậy tại sao bọn họ luôn có được nhiều hơn chúng tôi, hình như còn cao hơn một bậc? Chuyện này... quả là quá bất công!”.

Hướng Viễn cười nhạt: “Thế gian này làm gì có chuyện gì công bằng tuyệt đối? Cậu đến Giang Nguyên cũng không phải ngày một ngày hai, có một số việc đã tồn tại từ trước khi cậu đến, cũng không thể một sớm một chiều mà thay đổi được. Mấy người đó cho dù không phải thì việc cậu đánh nhau với họ là đúng à?”.

Đằng Tuấn nói: “Trước kia tôi cứ nghĩ, chỉ cần chăm chỉ làm việc, làm người cho thật tốt là có thể sống cho ra hồn người nhưng bây giờ mới biết vốn chẳng phải là thế. Giám đốc Hướng, chắc chị cũng đã biết bây giờ trong xưởng máy mỗi nhóm đều chỉ có một vài công nhân chính thức, còn lại đều là công nhân hợp đồng người ngoại tỉnh. Trên danh nghĩa, mọi người đều làm việc, định mức hoàn thành sẽ phân đều cả nhóm nhưng trong ban nào mà những người làm mệt chết đi sống lại không phải là công nhân ngoại tỉnh làm theo hợp đồng chứ. Mấy công nhân chính thức chỉ biết ngồi đùa giỡn, hoa tay múa chân sai khiến. Chẳng có cách nào khác, chúng tôi không làm thì bị đuổi nhưng bọn họ thì chẳng phải lo, họ không đạt định mức cũng không chết đói được. Được, chị nói trên thế giới không có gì là công bằng tuyệt đối, chúng tôi cũng nhẫn nhịn mãi rồi. Ai bảo chúng tôi không may mắn, không được như đám người đó, vượt nghìn cây số đến đây chỉ muốn kiếm cơm ăn, làm nhiều hưởng ít thì cũng được nhưng rõ ràng bọn họ được lợi rồi tại sao còn ức hiếp chúng tôi chứ?”.

Có lẽ Đằng Tuấn cũng không ý thức được rằng giọng mình mỗi lúc một lớn, vẻ thiếu tự nhiên và e dè vốn có đã được thay thế bằng sự phẫn nộ. Hướng Viễn biết, cậu là người biết nhường nhịn, chắc là đám nguyên lão già mồm kia đã làm chuyện gì quá đáng lắm nên mới làm bùng lên sự bất mãn tích lũy bấy lâu nay của nhóm công nhân hợp đồng.

“Trần Trụ lái xe cần cẩu của nhóm hai, đồng hương của tôi, không biết chị có quen không, chú ấy được xem là người thật thà nổi tiếng. Nhóm hai có hai tài xế xe cần cẩu nhưng có chuyện gì mà không đến tay chú ấy chứ? Có chú ấy, người tài xế kia chẳng bao giờ chịu làm ca đêm. Trần Trụ cũng làm ở công ty gần mười năm rồi, một mình nuôi cả nhà già trẻ lớn bé. Tối nay, người nhà anh ấy đến báo vợ ở nhà bệnh nặng, phải về nhà ngay. Lúc đó, Trần Trụ xuống xe, chạy đến tìm nhóm trưởng của họ, muốn xin phép nghỉ một đêm. Việc sản xuất bận như vậy nên chú ấy hỏi nhóm trưởng có thể gọi điện thoại bảo tài xế khác đến thay được không? Kết quả thì sao, nhóm trưởng Phùng của họ đang cùng một người thợ hàn trong nhóm chúng tôi uống rượu, ăn lạc sống trong phòng, không cho chú ấy nghỉ. Ông ta đã không gọi điện bảo người đến thay lại còn mắng nhiếc Trần Trụ chẳng ra gì. Ông ta bảo chúng tôi là đám người ngoại tỉnh gian xảo, chỉ muốn kiếm cớ để trốn việc... Ai chẳng có cha mẹ, vợ con nhưng hề là người có lương tâm thì ai lại nỡ đem sinh mệnh vợ mình ra làm trò đùa. Lúc ấy, chú Trần cuống quýt cả lên nên cao giọng lý luận với nhóm trưởng vài câu, chỉ có thế thôi mà cái ông họ Phùng kia sầm mặt xuống chửi mãi không thôi, từ phòng quản lý đến xưởng máy vẫn chẳng buông tha. Đúng là ông ta có uống rượu nhiều hơn bình thường một chút nhưng cho dù có tỉnh táo thì ông ta cũng có xem chúng tôi ra gì đâu. Những đại lão gia người bản địa như bọn họ trước nay chưa bao giờ coi chúng tôi là người!”.

“Thế nên cậu mới cầm đầu đánh ông ta?”

“Tôi không đánh ông ta!” Đằng Tuấn nắm chặt tay nói tiếp: “Ông ta mắng chửi đến tận xưởng máy, còn nổi cơn say rượu đánh Trần Trụ. Chú Trần chịu đựng đã quen, biết không làm gì được nên cũng chẳng dám ra tay. Chúng tôi đứng cạnh thấy không thể nhịn được nữa nên mới che chắn giúp. Tôi biết đâu ông ta lại tru lên như chó dại. Thực tế ông ta chỉ là một kẻ bạc nhược, tôi không hề muốn làm ông ta bị thương. Ông ta đứng không vững, vấp vào ống sắt trên đất nên ngã xuống, vừa đứng dậy là chẳng nói chẳng rằng, cầm ống sắt đó đánh tôi với Trần Trụ. Một ống sắt to thế kia, ông ta lại hoàn toàn xem nhẹ mạng sống của người khác nếu đánh vào chỗ hiểm là chết người như chơi. Lúc đầu, tôi chỉ biết tránh né còn đám công nhân chính thức lại đứng xem trò vui. Bọn họ nói gì chị biết không? Bọn họ gào lên với ông Phùng: Đánh chết đám ngoại tỉnh kia đi! Chỉ cần là người thì không thể mặc ông ta ức hiếp như thế được. Chẳng lẽ chúng tôi phải như một con chó cúp đuôi chạy trốn để ông ta truy đánh? Tôi mới nhặt một góc khung sắt lên huơ huơ vài đường, bọn họ đã cùng tiến lên vây đánh rồi”.

Đằng Tuấn vừa nói vừa giận dữ xắn tay áo đồng phục lên trước mặt Hướng Viễn. Trên bàn tay Đằng Tuấn nổi đầy những vết bầm xanh tím.

“Chị nhìn thấy chưa? Những vết này là do bọn họ đánh đấy. Đừng tưởng chúng tôi bình thường nhẫn nhịn quen rồi nên muốn làm gì thì làm. Bọn họ quá đáng lắm, những người đồng hương Hồ Nam chúng tôi có ai không tức giận chứ. Chó cùng đường còn cắn người nữa mà, liệu cái bọn chỉ biết uống rượu đó có đủ mạnh để đánh lại chúng tôi không? Đánh nhau là do tôi cầm đầu, song tôi chẳng gọi ai cả, đồng hương chúng tôi đều tức giận quá nên mới đến giúp, huống hồ chúng tôi chỉ là tự vệ. Nếu nói bị thương thì bên chúng tôi bị thương ít à? Chỉ có điều chẳng làm bộ làm tịch rên rỉ thảm não như bọn họ thôi.”

“Nói như vậy thì phải cảm ơn cậu đã nương tay à?”

“Dù sao tôi cũng chẳng sai, tôi không có ý chọc tức ai, cũng không làm bị thương ai hết, càng không ngờ về sau lại nhiều người đến đánh nhau như vậy. Tôi biết chị chưa chắc đã tin nhưng cũng chả sao, dù gì những lời cần nói tôi đã nói hết rồi.”

Hướng Viễn cười khổ: “Không, tôi tin. Nhưng chỉ một mình tôi tin là đủ sao? Cậu nói cậu không sai nhưng việc cậu làm là vô cùng sai trái. Sự việc vốn không phải do cậu mà ra nhưng cậu lại chạy ra giúp người ta. Đến khi tôi hỏi thì chẳng ai lên tiếng, đến cả Trần Trụ kia cũng không biết trốn đâu mất rồi, cậu làm anh hùng để làm gì?”.

“Nhưng tôi cũng không thể để người khác chịu tội thay mình được, mọi người đều chỉ muốn giúp tôi”, Đằng Tuấn trút bỏ tức giận xong, nghe Hướng Viễn tạt cho một gáo nước lạnh, thoáng chốc không còn khí thế nữa, giọng nói cũng nhỏ dần lại, nhưng sự kiên cường vẫn không thay đổi.

“Cậu tưởng mình cậu chịu uất ức mà có thể điều động được hơn trăm người đến liều mạng đánh nhau vì cậu hả? Cậu nghĩ cậu là ai? Đám người bản địa và đồng hương của cậu vốn đã ân oán từ lâu, chỉ có điều chưa tìm được nguyên nhân để trút giận, vừa đúng lúc cậu ngốc nghếch chui ra, bọn họ có đánh nhau toạc đầu thì cũng đã có nguyên nhân chính đáng. Bọn họ đều biết hết, hơn trăm người đánh hội đồng như thế, chẳng ai biết là ai đánh ai, công ty cũng không thể định tội hết, lúc đó ai xuất đầu lộ diện trước thì chịu đòn thôi. Được rồi, lần nay hay lắm, cậu đúng là làm anh cậu mất mặt lắm. Đúng là... đúng là làm tôi cũng mất mặt lắm!”

“Tôi không tin...”

Hướng Viễn vẫn chưa kịp nói gì, Hướng Dao đã vội vã đẩy cửa bước vào, túm lấy tay Đằng Tuấn, hỏi: “Anh Tuấn, anh không bị thương đâu chứ?”.

Đằng Tuấn bị Hướng Dao nắm lấy ngay chỗ đau nhưng gương mặt lại lộ vẻ vui mừng. Chăc là trước đó cậu không ngờ Hướng Dao lại quan tâm đến mình như vậy. Hôm nay, Hướng Dao không có ca trực, cô ấy nghe thấy tin này nên mới chạy đến công ty ư?

Hướng Viễn không muốn chứng kiến cảnh tình cảm thân mật của họ lúc này liền xoay ghế đi hướng khác.

Cuối cùng, Hướng Dao chủ động gọi cô một tiếng: “Hướng Viễn, em đã nghe hết rồi. Chị... chị sẽ không làm khó anh ấy đúng không?”.

Hướng Viễn đã lâu không nghe thấy cô em gái này nói với mình bằng giọng nói yếu ớt, thái độ khiêm nhường như vậy, saoo cô không hiểu ý của Hướng Dao chứ. Hướng Viễn không nói gì, chỉ cúi đầu cười một tiếng. Cô không làm khó Đằng Tuấn thì đủ sao? Rốt cuộc là ai đang làm khó ai đây?

Đằng Tuấn nói với Hướng Dao: “Giám đốc Hướng không làm khó anh”. Nói xong, cậu tiếp tục đối mặt với Hướng Viễn, hỏi bằng thái độ cố chấp và nghi ngờ của người trẻ tuổi: “Giám đốc Hướng, chị thật sự thấy tôi sai sao? Tôi sẽ bị đuổi việc à?”. Lúc này, cậu mới nhớ đến hy vọng và niềm vui khi được làm ở vị trí mới này, cậu cảm thấy cầm mỏ hàn là công việc bẩm sinh mình nên làm. Lúc này, khả năng đánh mất công việc và xa vời rời cô gái mình yêu thương khiến cậu cảm thấy bất an.

Hướng Viễn nhất thời không trả lời được, khoát khoát tay nói với hai người họ: “Loạn cả một đêm rồi, về nhà nghỉ ngơi trước đi, để tôi yên tĩnh một lúc, có chuyện gì thì để sau hãy nói”.

Hướng Dao nhìn chị mình chằm chằm, sau đó kéo tay Đằng Tuấn ra ngoài, lần này tiếng cô đóng cửa rất nhẹ nhàng. Họ đi rồi, Hướng Viễn cứ duy trì tư thế cúi đầu nghĩ ngợi một lúc lâu.

Hướng Viễn muốn yên tĩnh nhưng cũng chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Trưởng phòng Trương vừa gọi điện nói rằng đã giải quyết thành công tay phóng viên nhiều chuyện kia nhưng lại có phía cảnh sát đến nên Hướng Viễn đành phải gắng gượng ứng phó. Cũng may bình thường cô có khá nhiều mối quan hệ nên chỉ vài cú điện thoại thì sự việc cũng xem như suôn sẻ. Thượng cấp dặn dò vài câu nên phía cảnh sát cũng chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có, đồng ý cho Giang Nguyên tự xử lý việc “nội bộ mâu thuẫn giữa một nhóm công nhân”.

Mọi việc đã xử lý xong, người cần tiễn thì đã đi rồi, lúc ấy đã khuya nên Hướng Viễn bỏ ý định về nhà, một mình ngồi trong văn phòng đến khi trời sáng. Diệp Khiên Trạch không yên tâm, mấy lần gọi điện đến khiến cô thấy nhẹ nhõm hẳn. Hướng Viễn thấy có cảm giác rất ấm áp khi được anh quan tâm, nhưng anh không biết rằng, sự băn khoăn trăn trở của cô bây giờ lại không chỉ là lo lắng.

Sáng sớm hôm sau, vẫn chưa đến giờ làm việc. Đằng Vân đã xuất hiện ở văn phòng Hướng Viễn. Anh gõ cửa bước vào thấy Hướng Viễn đang khép hờ mắt ngồi đó liền nói: “Hướng Viễn, lần này chính là cơ hội”.

Hướng Viễn ngẩng lên nhìn anh, chậm rãi đáp: “Phải, tôi biết”.

Hướng Viễn về nhà tắm rửa, thay bộ trang phục khác rồi trở lại công ty, vừa kịp buổi họp liên quan đến cách xử lý chuyện ẩu đả tối qua do Diệp Khiên Trạch chủ trì. Đến dự buổi họp ngoài những người phụ trách chủ yếu, xưởng trưởng còn có trưởng phòng nhân sự, hành chính và bảo vệ.

Lúc Hướng Viễn yên vị thì mọi người đã đến đông đủ, dường như chỉ đợi mỗi cô xuất hiện. Cô gái phụ trách tiếp đãi phòng hội nghị rót cho mỗi người một cốc trà nóng. Hướng Viến hé mở nắp cốc, ngửi thấy mùi vì đặc trưng của táo tàu và hạt sen, vừa tức vừa buồn cươi. Khóe môi cô thấp thoáng một nụ cười, cô quay sang nhìn Diệp Khiên Trạch, ánh mắt anh cũng như đang chờ đợi ánh nhìn của cô. Hai người cười vẻ hiểu ý, chỉ trong thầm lặng vậy thôi, sau đó Diệp Khiên Trạch khẽ đằng hắng giọng và bắt đầu cuộc họp.

“Sự kiện đánh nhau tập thể ở nhà xưởng tối qua, tôi nghĩ quá trình cụ thể thế nào thì mọi người đêu đã rõ. Hôm nay mở cuộc họp, chủ yếu làm muốn hỏi ý kiến các vị về cách giải quyết chuyện này, dù gì sự kiện lần này đã tổn hại rất lớn đến sự đoàn kết nội bộ và hình tượng công ty chúng ta. Tôi mong rằng có thể tìm ra phương án xử lý tốt nhất qua cuộc họp hôm nay.”

Diệp Khiên Trạch vẫn chưa nói hết, Diệp Bỉnh Văn đã uể oải tiếp lời: “Thực ra theo tôi thì việc thảo luận chằng cần thiết. Tôi đã nói rồi, đám công nhân hợp đồng là chó không thuần hóa được, sớm muộn gì cũng bị cắn thôi, bình thường đã kéo bè kéo cánh, cho bọn họ cơm ăn mà còn được thể làm tới. Nếu sự việc này đã phát sinh, cũng sắp hết năm rồi, chi bằng đuổi luôn đám Hồ Nam gây họa này đi, lại vừa có thể tiết kiệm được một khoản lớn. Giám đốc Hướng cũng đã thường nói, phải tiết giảm nhân lực đấy thôi?”.

Hướng Viễn thấy ông ta chĩa mũi dùi vào mình thì cũng không nói gì bởi cô đoán không nhầm thì còn nhiều người cũng đứng về Diệp Bỉnh Văn.

Quả nhiên, mấy giây sau, trưởng phòng nhân sự đã tiếp lời Diệp Bỉnh Văn: “Phải rồi, bọn người đó bây giờ càng lúc càng khó quản lý, yêu cầu cũng một lúc một nhiều. Nói thực là ngoài một số ít công nhân kỹ thuật cao thì cuối năm nay chúng ta cũng thanh toán hợp đồng với đám người không an phận đó rồi tìm người mới cũng được. Tuy rằng phải mất một thời gian để thích ứng với công việc nhưng cũng chẳng phải khó khăn lắm, vả lại những công nhân hợp đồng mới cũng không yêu cầu nhiều về mặt đãi ngộ”.

“Nhưng đôi bên đều đánh nhau, chỉ phạt một bên e rằng không công bằng. Theo tôi thấy thì cũng nên giáo dục đám công nhân chính thức tham gia đánh nhau, như vậy mọi người mới tâm phục khẩu phục”, trưởng phòng bảo vệ dè dặt lên tiếng.

Xưởng trưởng nơi xảy ra đánh nhau cũng nói: “Đúng thế, nếu thanh toán hết hợp đồng những kẻ gây chuyện, cho dù tìm được công nhân mới ngay thì cũng phải trải qua quá trình thích ứng với công việc, chúng ta có mấy đơn hàng phải giao rất gấp, chỉ e không thể chậm trễ được. Nói chính xác thì lần đánh nhau này, những công nhân chính thức kia chẳng phải là không có gì sai trái, giả như chúng ta quá thiên vị thì chằng những đám công nhân hợp đồng được giữ lại cảm thấy bức bối mà những công nhân chính thức kia không được dạy cho một bài học thì sau này càng khó quản thúc hơn”.

Kỳ thực chỉ cần là người hiểu biết đại khái về sản xuất thôi cũng đủ rõ, bình thường nguồn chủ lực làm việc dưới các xưởng là công nhân hợp đồng, nếu như chỉ dựa vào đám công nhân cũ lười biếng thành thói quen kia, e rằng Giang Nguyên chẳng cầm cự được mấy hôm.

Diệp Bỉnh Văn gõ bàn, cười nói với xưởng trưởng: “Anh lo lắng không ai làm việc cho anh chứ gì? Có điều anh nói cũng đúng, quá thiên vị cũng không tốt, chi bằng thế này đi, đuổi việc hết mấy đứa cầm đầu bên Hồ Nam, còn lại trừ tiền lương, còn về phía công nhân chính thức thì cũng phạt ít tiền, thông báo phê bình, còn về lão Phùng thì tạm cắt chức trưởng nhóm. Mọi người nghĩ sao?”.

Diệp Bỉnh Văn là người nhà họ Diệp, em trai ruột của Chủ tịch Diệp, ngồi ở vị trí cao trong công ty đã bao năm nên những lời ông ta nói, ngoài một số ít người ra thì còn có ai dám ý kiến gì. Không ai lên tiếng nhưng họ đều hướng ánh mắt về phía vợ chồng Diệp Khiên Trạch. Lông mày Diệp Khiên Trạch khẽ nhíu lại, Hướng Viễn lại tỏ ra mỉa mai châm biếm, chỉ uống nước trong cốc mà không lên tiếng.

Cuối cùng Phó tổng Lý cuối cùng cũng mở miệng lên tiếng: “Tôi nói ý kiến của mình nhé, Giám đốc Diệp vừa nãy nói cũng có lý, nhưng tôi là người quản lý sản xuất, hôm qua lại là người đến hiện trường xảy ra vụ đánh nhau sớm nhất, về việc xử lý chuyện này thì tôi thấy nên phạt hết tất cả những người tham gia, nhưng quan trọng là không nên chỉ phạt nặng vào đám công nhân hợp đồng, còn bỏ qua cho các đám công nhân cũ. Chính là vì: bất bình sẽ nói. Những người ngoại tỉnh đến công ty ta làm việc, người Hồ Nam cũng tốt, người tỉnh khác cũng tốt, họ đều làm việc bình đẳng, mục đích là kiếm cơm ăn. Nếu không phải là đã nhẫn nhịn quá lâu, những người công nhân bản địa kia lại lấn lướt trước, thì tuyệt đối không xảy ra việc này. Nhân đây tôi cũng xin tự kiểm điểm. Tuy tôi làm quản lý sản xuất nhưng về mặt phân bố định mức và điều động công nhân thì lại có rất nhiều chỗ không tới nơi tới chốn, những bất công trong xưởng là tồn tại đã lâu, những công nhân hợp đồng bất bình cũng đã lâu nhưng tôi lại không giải quyết ngay nên mới dẫn đến chuyện xảy ra như hôm qua, cũng không thể trách bọn họ được. Tóm lại, ý kiến của tôi là, nếu phải phạt thì phải phạt đám công nhân chính thức bởi trong chuyện này họ là người có lỗi đầu tiên”.

Phó tổng Lý vừa dứt lời đã có rất nhiều người bắt đầu chụm lại bàn tán. Hướng Viễn nghĩ, Phó tổng Lý đúng là người khéo léo, bình thường xử lý mọi chuyện công bằng, rất được lòng người, trong công ty cũng không thiên vị bất cứ phái nào những ông ta luôn biết nói những câu chính xác trong những trường hợp cần thiết. Hướng Viễn không phải chưa nghĩ đến chuyện trừng phạt những người ngoại tỉnh, đặc biệt là Đằng Tuấn, song cậu lại do tự tay cô cất nhắc, mọi người lại biết người cầm đầu đánh nhau là bạn trai của em gái cô nên lúc này cũng khá khó khăn cho cô, đó cũng là nguyên nhân từ nãy đến giờ cô giữ im lặng. Phó tổng Lý là người bản địa, lại là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất, nếu do chính ông ta nói những lời này thì mới đứng vững được.

“Phó tổng Lý trở thành người phát ngôn đại diện của đám công nhân hợp đồng từ khi nào vậy?”, Diệp Bỉnh Văn cười cười nói. “Những người khác không nói làm gì nhưng Đằng Tuấn trưởng nhóm thợ hàn là người quản lý mà không những chẳng được tích sự gì, lại cầm đầu đánh nhau, người như vậy sao tiếp tục giữ lại được?”

“Nếu theo Giám đốc Diệp nói, Đằng Tuấn phải nghỉ việc thì lão Phùng cũng là trưởng nhóm, cũng phải nghỉ việc chứ. Mọi người đều phạm lỗi như nhau, chẳng có lý do gì vì thân phận khác nhau mà người thì được tha bổng kẻ lại bị bạc đãi. Tuy là nhân viên chính thức nhưng đã vi phạm nghiêm trọng quy tắc công ty, có thể áp dụng chế độ mà cho họ thôi việc”, Phó tổng Lý tuy không tỏ ra cứng rắn nhưng những lời ông nói ra không ai phản bác được.

Diệp Bỉnh Văn khoanh tay, nhìn Diệp Khiên Trạch hỏi: “Nếu đã như thế thì tôi không quan tâm nữa, bố cháu không ở đây thì cháu nói là đươc. Cháu xem nên giải quyết thế nào thì quyết định đi”.

Diêp Khiên Trạch vẫn nhíu chặt mày, anh đang khó xử. Lão Phùng đã theo Diệp Bỉnh Lâm cha anh bao năm nay, từ khi Giang Nguyên thành lập đã làm việc ở xưởng, dìu dắt chỉ dạy không biết bao nhiêu là đệ tử. Năm ấy, khi Giang Nguyên vẫn là một xưởng nhỏ, vốn không đủ, mấy lần mấp mé ở bờ vực phá sản, rất nhiều nhân viên lần lượt rũ áo ra đi, khi ấy lão Phùng vẫn là thanh niên trai tráng, cũng là một người có kỹ thuật cao, rất nhiều nhà máy, công ty khác muốn mời ông ta sang làm việc nhưng đều bị ông ta mắng chửi đến mức phải lủi thủi quay về. Ông ta và một bộ phận những nhân viên khác đã ở lại khi Diệp Bỉnh Lâm gặp khó khăn nhất, cùng Gianh Nguyên vượt qua thời kỳ sóng gió, đó cũng là nguyên nhân mà ban đầu Diệp Bỉnh Lâm kiên quyết dành cho họ sự ưu đãi tốt nhất. Theo Diệp Bỉnh Lâm, tuy đám nguyên lão ấy không có cổ phần trong Giang Nguyên nhưng họ là một phần không thể thiếu của công ty, không có họ thì không có Giang Nguyên phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay.

Mấy năm nay, lão Phùng và những công nhân khác cùng thời ông ta làm việc cũng ít hẳn, sống rất thoải mái, tính khí cũng được nuông chiều rồi quen. Diệp Bỉnh Lâm chẳng phải không biết nhưng vẫn nhớ tình cũ nên nhắm mắt làm ngơ. Lúc đầu, khi Diệp Khiên Trạch về nước, mới vào công ty làm, cũng đã ở xưởng một thời gian, rất nhiều chuyện về sản xuất đều do lão Phùng chỉ dạy cặn kẽ cho anh. Nói ra thì hai người cùng có một nửa tình thầy trò, bảo anh ra quyết định đuổi lão Phùng thì thực sự là quá khó khăn.

Thế nhưng, mấy năm nay ở Giang Nguyên, Diệp Khiên Trạch cũng hiểu rõ những bất công, đối với đám công nhân hợp đồng làm việc nhiều, thu nhập thấp còn phải chịu đựng sự chèn ép của công nhân chính thức, anh cũng cảm thấy thương xót cho họ. Đặc biết là chàng trai Đằng Tuấn kia, quan hệ thân thiết với Hướng Dao như vậy, Hướng Viễ là chị tuy không nói ra lời, thực tế thì đâu thể phớt lờ hai người ấy. Diệp Khiên Trạch đương nhiên cũng phải suy xét đến cảm nhận của vợ mình.

Anh nghĩ ngợi một lúc rồi lên tiếng: “Chuyện đã xảy ra rồi, chắc chắn phải xử lý nhưng tôi nghĩ rằng cách xử lý không nhất định phải làm tổn hại đôi bên, đuổi vài người đi mới xem là ổn, chuyện trừng phạt dù sao cũng chỉ là một cách để răn đe họ. Chuyện này hai bên đều có lỗi, tôi không thiên vị ai nhưng quan trọng là phải xóa bỏ mâu thuẫn chứ không phải kích cho nó tăng thêm. Thế này vậy, người cầm đầu đánh nhau ở hai bên đều bị từ chức, tạm thời đình chỉ nửa tháng công tác để tự kiếm điểm, trừ tiền lương trong tháng, những thành viên tham gia đánh nhau đều phải tự phê bình trước công ty, những nhân viên còn lại cũng phải tự kiểm điểm chuyện này, tuyệt đối không được để những chuyện như vậy xảy ra nữa”.

Cách xử lý nhẹ nhàng đồng đều này là phong cách nhất quán của anh, trong lúc này cũng khá hữu hiệu để “vuốt ve” tâm trạng của nhiều người nên ngay cả Diệp Bỉnh Văn cũng không phàn nàn gì. Trước khi sự việc được quyết định, Diệp Khiên Trạch nhìn vợ mình, hỏi: “Hướng Viễn, em thấy thế nào?”.

Hướng Viễn chưa mở miệng thì Diệp Bỉnh Văn đã cười to: “Dù sao người quyết định cuối cùng cũng không phải cô. Có điều em rể tương lai tạm thời yên ổn rồi, Giám đốc Hướng có ý kiến gì được nữa?”.

Hướng Viễn nhếch môi tỏ ý cười cười: “Nếu đã là thảo luận thì mọi người đều có quyền nêu ý kiến. Chuyện đánh nhau hôm qua các vị đều đã chứng kiến, nếu tôi nói quyết định thế nào, trừng phạt những người có liên quan thế nào đều là chuyện nhỏ, vậy chuyện này xem như bỏ qua nhưng chúng ta có đảm bảo chuyện như thế không xảy ra nữa không? Bỏ qua việc đánh nhau thì cái gì đã khiến công nhân chính thức người bản địa và công nhân hợp đồng người ngoại tỉnh phát sinh mâu thuẫn mạnh mẽ đến vậy? Chỉ e là mọi người đều hiểu rõ, chuyện lần này vốn không phải do lão Phùng uống nhiều rượu, cũng không phải do Đằng Tuấn cầm đầu gây sự mà là do chế độ dùng người của chúng ta có vấn đề. Giang Nguyên không phải công ty quốc doanh, càng không phải viện phúc lợi bởi vậy chúng ta không nên có những cái gọi là nhân viên chính thức. Mọi người có thể nhìn xem trong nước có mấy công ty kiến trúc lớn mà lại gánh một trọng trách nặng nề như Giang Nguyên, nuôi dưỡng một đám sâu gạo như thế. Nói đi nói lại thì không thể trách những công nhân chính thức chây lười vì ai có công trước đó thì cũng như họ cả thôi. Họ là nguyên lão của Giang Nguyên, không sai nhưng Giang Nguyên cũng chưa bao giờ bạc đãi họ, nếu họ cứ nghiêm túc chăm chỉ làm tròn bổn phận của mình thì tất nhiên có thể hường thụ quả ngọt khi công ty lớn mạnh, nhưng giờ đây họ ở trong xưởng, giống như con sâu làm rầu nồi canh. Đổi lại là bất cứ ai trong các vị cùng một ca kíp với họ mà làm gấp ba lần nhưng lương chỉ bằng một nửa họ thì chỉ e các vị cũng phản kháng. Giang Nguyên nhờ công lao trước kia của họ, đó là do Chủ tịch Diệp nhân hậu nhưng hiện nay những công nhân hợp đồng làm tăng ca không nghỉ ngơi cho công ty lẽ nào không có công? Chế độ dùng người không thể ngày một ngày hai thay đổi, khoảng cách đãi ngộ lớn như vậy, cho dù đuổi hết tất cả công nhân hợp đồng hiện tại, đổi mới một dàn khác thì cũng như bom chôn dưới đất, ai dám bảo đảm chuyện ẩu đả như vậy không có lần sau?”.

“Cô nói đường hoàng ghê nhỉ, đến anh tôi cũng không dám động đến nhóm nhân viêc đó, cô thì làm được gì? Đá hết họ ra khỏi Giang Nguyên? Buồn cười!”, Diệp Bỉnh Văn nghe Hướng Viễn nói xong, đờ ra một lúc, rồi vẫn tiếp tục tỏ thái độ phản bác.

“Đúng vậy, Hướng Viễn, nhóm người đó đã mấy chục tuổi, họ làm việc cả nửa đời người ở Giang Nguyên, dù thế nào đi nữa thì bố anh cũng không thể đồng ý đuổi việc họ đâu”, Diệp Khiên Trạch cũng hạ giọng khuyên nhủ, hiếm thấy anh cùng thống nhất một quan điểm với Diệp Bỉnh Văn như vậy.

Hướng Viễn cười nói: “Sao tôi dám đuổi họ đi được? Chỉ cần họ muốn thì đương nhiên có thể để họ làm việc đến khi về hưu như Chủ tịch Diệp đã hứa nhưng có một nguyên tắc không thể thay đổi, đó là anh bỏ ra bao nhiều công sức thì sẽ thu được bấy nhiêu lợi ích, doanh nghiệp không thể nuôi người lười biếng mà vẫn ăn nhiều được. Tất nhiên, để phân biệt thì lương cơ bản của công nhân chính thức sẽ cao hơn ngoại tỉnh một chút nhưng định mức thì phải như nhau. Vả lại Phó tổng Lý, tôi cho rằng trong xưởng phải phân định mức đến từng cá nhân, hoàn thành bao nhiêu sẽ thu được bấy nhiêu tiền. Nhưng thực hiện phải công bằng để vừa có thể đảm bảo ưu thế của nhân viên chính thức, vừa thu nhỏ được khoảng cách thu nhập trong từng xưởng nhỏ”.

“Nhưng nếu tính theo cách này thì với năng lực hiện tại của công nhân chính thức, e là một tháng cũng không hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản”, Phó tổng Lý tỏ ra lo lắng.

“Vậy thì điều động họ đến vị trí có thể hoàn thành được. Giang Nguyên mãi mãi sẽ trải chiếu cho họ nhưng họ phải làm công việc phù hợp với mình, trồng hoa quét sân, gì cũng được. Thà rằng tạo thêm nhiều việc khác rồi bố trí họ làm còn hơn để những người nhàn rồi ở lại xưởng kích động mâu thuận người khác. Tất nhiên những vị trí công việc khác nhau thì đãi ngộ cũng khác nhau, trồng hoa thì nhận lương của thợ làm vườn, quét sân thì thu nhập như nhân viên vệ sinh, rất công bằng.”

“Toàn nói lung tung, cô đang ảo tưởng à?”, Diệp Bỉnh Văn cười nói.

Hướng Viễn không hề tức giận, cô nói tiếp: “Ảo tưởng hay không thì chúng ta cứ đợi xem”.

Cuối cùng, phương án xử lý việc ẩu đả không thể có được kết quả qua cuộc họp lần này, mọi người khăng khăng giữ ý kiến của mình khiến Diệp Khiên Trạch bất lực đành tuyên bố giải tán.

Hướng Viễn ra khỏi phòng họp, Đằng Vân đã đợi ở văn phòng cô.

“Thế nào rồi?”, Đằng Vân hỏi.

Hướng Viễn nhún vai, đáp: “Cũng khá giống tôi dự đoán, có điều mượn danh nghĩa cuộc hợp này để nói ra cũng đươc rồi, không gấp được”.

“Tại sao không hỏi tôi chuyện em trai anh thế nào?”, Hướng Viễn nhướn mày hỏi.

Nụ cười Đằng Vân có phần cay đắng, anh nói: “Hướng Viễn, nếu cô đã mượn việc đánh nhau này để đề xuất việc kia mà lỡ không thành thì thôi, còn một khi đã muốn khai đai với đám nguyên lão đó thì Đằng Tuấn cũng không thể ở lại được. Cô bắt buộc phải cân bằng áp lực mọi măt, điểm này tôi và cô đều hiểu rõ”.

Hướng Viễn thở dài đáp: “Đằng Tuấn là cậu bé tốt. Hôm nay, Khiên Trạch đã mở một lối đi cho tôi, chỉ cần tôi không lên tiếng thì cậu ấy có thể ở lại”.

“Nó không đi thì đám nguyên lão đó cũng không đi được. Thôi bỏ đi, nó có phần cảm tính thái quá, cũng nên nhận một bài học để đời. Huống hồ, A Tuấn vẫn còn trẻ, cho dù rời khỏi Giang Nguyên thì con đường sau này vẫn còn dài.”

“Anh lại đến khuyên tôi à? Đằng Vân, trái tim người ta không phải từ sắt thép mà ra, cậu ta là em họ của anh, trong lòng anh còn đau buồn hơn tôi nhiều. Bên này tôi cũng còn có Hướng Dao...”

Hướng Viễn chưa bao giờ thấy việc đưa ra quyết định lại khó như vậy. Đằng Vân không nói gì nữa. Đúng như Hướng Viễn đã bảo, trái tim ai lại từ sắt thép mà ra? Đằng Tuấn khó khăn lắm mới đứng vững ở Giang Nguyên, hơn nữa cậu kiên quyết tin mình không có lỗi, nếu vì chuyện này mà đuổi cậu ra khỏi Giang Nguyên thì đúng là tàn nhẫn, chỉ e Hướng Dao không hiểu được thôi.

Hai người đều lặng thinh, một lúc sau Đằng Vân mới lên tiếng hỏi: “Còn nhớ ván cờ vây nửa tháng trước cô và Trương Thiên Nhiên đấu với nhau không? Cuối cùng, cô đã thắng anh ta trong tình huống gay go nhất, tôi hỏi cô bí quyết thì cô chỉ nói với tôi một câu”.

Hướng Viễn hiểu ý, thở dài một hơi rồi nói: “Phải rồi, chịu mất quân cờ, mới có thể sống”.

Chương 34: Không phá cái cũ, Giang Nguyên sẽ không xây được cái mới

Sao em lại có thể tính toán kỹ lưỡng đến thế trong mọi lúc? Không phá cái cũ thì không xây được cái mới? Đối với Đằng Tuấn, em cũng thấy vậy à? Hay là lúc nào em cũng lý trí đến mức máu lạnh với tất cả mọi người và mọi việc?

Không bao lâu sau, trong phòng bệnh của viện điều dưỡng, Hướng Viễn và Diệp Bỉnh Lâm đã có cuộc thảo luận bí mật kéo dài đến bốn tiếng đồng hồ nhưng không ai biết nội dung trò chuyện của họ. Một tuần trước khi bước sang năm mới, Giang Nguyên đã nhận được quyết định xử lý cuộc ẩu đả lần đó: người cầm đầu đánh nhau của cả hai bên – Đằng Tuấn và lão Phùng, vì vi phạm nghiêm trọng luật lệ của công ty nên buộc cho thôi việc, những người tham gia “nhiệt tình” vào vụ ẩu đả thì bị phê bình kiểm điểm hoặc phạt trừ tiền lương.

Đối với Đằng Tuấn mà nói, cũng có một số đồng hương thầm bức xúc cho cậu nhưng mọi người hiểu rõ, họa gây ra thì phải có một người giơ đầu chịu đòn, hơn nữa lần này công ty ngoài phạt Đằng Tuấn ra, hoàn toàn không thiên vị những công nhân chính thức như trước kia bởi kể cả lão Phùng ở lỳ trong Giang Nguyên hưởng cuộc sống no đủ cũng bị công ty đuổi việc như Đằng Tuấn. Đối với những công nhân hợp đồng ngoại tỉnh quen chịu lép vế trước công nhân chính thức mà nói thì chuyện này cũng xem như đã nhổ bỏ cái gai cũng thấy thoải mái. Còn về Đằng Tuấn ra mặt hộ người khác, kết quả lại trở thành vật thế thân có oan uổng hay không thì đã không còn là chuyên gì quan trọng nữa, tất nhiên sẽ chẳng còn ai bị dị nghị.

Lão Phùng là người đầu tiên bị cho thôi việc trong đám nguyên lão nên cũng xem như là mở ra một tiền lệ, chuyện này đã làm dấy lên một cơn sóng lớn trong đám công nhân chính thức cùng “giai tầng” với ông ta. Trước đây, họ chưa bao giờ nghĩ rằng bản thân sẽ có ngày bị một tờ công văn lạnh lẽo đuổi ra khỏi cong ty một cách tuyệt tình như thế. Song những người có liên quan ở phòng nhân sự đã giải thích rất rõ ràng, công ty làm như thế là hoàn toàn dựa vào luật pháp, có nhân chứng vật chứng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng rất hợp lý. Những công nhân cũ đã quen với sự thảnh thơi, định kê cáo gối ngủ ngon trong vô lo để bám trụ công việc tới ngày cuối cùng ý thức được vị trí của mình kỳ thự không hoàn toàn ổn định như họ hằng tưởng tượng. Mấy năm nay, sở dĩ họ có thể vững như núi không phải do Giang Nguyên không dám động đến họ mà là nhờ Chủ Tịch vẫn niệm tình cũ, không muốn làm gì họ. Nhưng lần này, cuối trang văn kiện, chữ ký rành rành giấy tắng mực đen không phải của Diệp Bỉnh Lâm thì là ai?

Sự bất an và nguy cơ chưa từng có trước đó đã khiến đám công nhân chính thức bắt đầu hoảng loạn. Một số người trong số họ không ngừng kích động lão Phùng đến tìm Diệp Bỉnh Lâm nói cho rõ ràng, nhắc lại tình xưa nghĩa cũ, không chừng Chủ Tịch sẽ thay đổi suy nghĩ. Hoặc nếu không thì nói vài lời mềm mỏng với Hướng Viễn – người phụ trách việc này – rồi tự kiểm điểm mình thì sự việc có lẽ sẽ còn có thể xoay chuyển. Nhưng lão Phùng là người tính khí nóng nảy cương trực, tuy hiểu rằng mình rời khỏi Giang Nguyên sẽ khó tìm được một nơi tốt như vậy nhưng đâu thể mặt dày đi xin xỏ được. Trước mọi người, ông ta đã nghiến răng nói: “Lão đây không tin là không dựa vào cái đám khốn vong ân phụ nghĩa ấy thì không sống nổi.”

Lúc làm thủ tục nghỉ việc, lão Phùng lên gặp Diệp Khiên Trạch, anh đối diện với người công nhân tuổi tác đáng tuổi cha mình, có phần không nhẫn tâm nhưng lão Phùng lại chỉ vào mặt anh mắng nhiếc không kiêng kỵ gì: “Lão đây đã hồ đồ mà cậu còn hồ đồ hơn! Mẹ kiếp, cậu chỉ là một con rối bị đàn bà nắm trong tay. Cậu cứ chờ mà xem, mấy năm nữa Giang Nguyên sẽ thuộc về họ Diệp hay họ Hướng!”

Khi mọi người vẫn chưa kịp hoàn hồn sau đợt phong ba này thì một quả bom tấn kinh khủng hơn đã rơi xuống. Một lần tại hội nghị nhân viên quả lý trung tầng trở lên, Diệp Khiên Trạch đã thay mặt cha mình là Diệp Bỉnh Lâm tuyên bố phương án cải cách mới của công ty: tất cả các bộ phận sản xuất đều phải theo hình thức khoán công, xưởng trưởng là người nhận khoán công việc, chỉ cần cung ứng đủ cho công ty đúng định mức bảo đảm, hoàn thành chỉ tiêu sản xuất đã được chỉ định, nếu vượt quá định mức sẽ là phần lời của mình. Công ty cũng chỉ có một yêu cầu đối với người nhận khoán công việc, xưởng sẽ phân rõ từng định mức đến từng cá nhân, cho dù là công nhân chính thức hay lão làng đều bị hủy bỏ lương cố định, tất cả công nhân đều được phát lương theo tình hình hoàn thành định mức của mình, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Tất nhiên, để hiểu hiện sự ưu đãi vừa phải với công nhân chính thức, công ty sẽ phát cho họ tiền trợ cấp không nhiều hơn năm trăm tệ mỗi tháng mang tính tượng trưng.

Công ty đã khoán công việc cho từng xưởng thì những xưởng phụ trách tất nhiên sẽ cố hết sức để vượt định mức, do đó định mức đưa xuống từng cá nhân sẽ không thấp, dựa vào khả năng và trình độ hiện nay của các công nhân chính thức thì bọn họ muốn hoàn thành định mức như công nhân hợp đồng thì đúng là đã khó lại càng thêm khó. Đó là mộ bài toán rất đơn giản, trong lòng mỗi người đều có một bàn tính, lượng công việc hoàn thành ít thì thu nhập sẽ ít, dù có trợ cấp thêm đi nữa, đừng nói là không thể đạt được mức thu nhập cũ mà ngay cả mức thu nhập như một công nhân hợp đồng cũng khó. Hơn nữa, trong phương án này đã nói rất rõ, nế không làm được có thể chuyển tới vị trí mà mình làm được, càng thoải mái thì thu nhập càng thấp. Tóm lại, Giang Nguyên sẽ giữ lời hứa của Chủ tịch, tuyệt đối không dễ dàng đuổi việc một công nhân chính thức nào, Giang Nguyên mãi mãi giành vị trí cho họ, mãi mãi cho họ cơm ăn áo mặc nhưng ăn no đươc hay không thì phải dựa vào chính họ.

Như vậy thì những nguyên lão vốn hưởng thụ ưa đãi bấy lâu đời nào chịu tuân theo. Trong một thời gian dài, văn phòng công ty đều có những công nhân chính thức đến oán thán, có người làm ầm ĩ, có người kì kèo mặc cả, có người chửi bới om sòm, đương nhiên cũng có kẻ xuống nước van nài. Thế nhưng, người mà họ trông mong nhiều nhất, luôn đứng về phía họ là Diệp Bỉnh Văn thì giờ phút này lại làm ra vẻ không liên can gì đến mình, nói rằng ông ta cũng không thể giúp được gì rồi phủi mông ra nước ngoài “khảo sát” công việc. Diệp Khiên Trạch tuy kiên nhẫn ngồi nghe họ tố khổ, nhẹ nhàng khuyên nhủ nhưng khi đề cập đến mấu chốt câu chuyện thì cùng đành bất lực bảo đó là quy tắc của công ty. Nếu tìm Hướng Viễn thì càng bị trợ lý của cô ngăn ngoài cửa phòng, cho dù gặp được thì cô cũng chỉ một lời từ chối. Hướng Viễn nói mình chỉ có thể quản lý đến cấp xưởng trưởng, còn về nội bộ xưởng phân công thế nào thì cô không quản lý nổi, có việc gì cứ đi tìm người nhận khoán công việc của xưởng, đó là chuyện nội bộ tập thể của họ.

Đó mới là sự cao minh của Hướng Viễn, dù mọi người đều biết việc đề xuất và thực hiện phương án đó là do một tay cô mà ra nhưng như thế thì họ cũng làm được gì? Người trực tiếp đối diện những khúc mắc đó không phải là cô mà là xưởng trưởng đã nhận khoán công việc. Cũng như những gì cô đã nhắc đến khi thuyết phục Diệp Bỉnh Lâm, chỉ cần chia cho xưởng trưởng chút lợi ích thì tính tích cực của nhân viên quản lý sẽ tăng cao, thế thì, sẽ có người giành giật mà làm. Phong ba là khó tránh khỏi nhưng bất cứ việc gì nếu đa số có lợi thì sẽ không kéo dài lâu. Phía công nhân hợp đồng cũng xem như thực hiện được công bằng quyền lợi với công nhân chính thức ở một mức độ nào đó, tuy thu nhập chưa chắc tăng rõ nhưng tính tích cực lao động rõ ràng cao hơn nhiều. Công nhân chính thức cố làm căng cũng vô ích, sức mạnh vững chắc của họ cũng chính là xưởng trưởng của họ mà xưởng trưởng đã có được lợi ích thì đương nhiên sẽ đi theo cải cách. Số còn lại dù có bất mãn đến đâu cũng đành chịu bởi công ty không hề vi phạm hợp đồng, chỉ cần họ muốn thì vẫn có thể làm việc ở Giang Nguyên, hơn nữa khi ở lại tuy không được sung sướng như trước kia song cũng không đến nỗi chết đói, nếu ra khỏi Giang Nguyên thì liệu họ còn đi đâu được?

Tất nhiên cũng có một số ít ngoại lệ, Trần Hữu Hoà nhân viên cũ luôn làm việc tại xưởng sản xuất công cụ và chịu trách nhiệm phân công công nhân là một trong số đó. Trần Hữu Hoà là nguyên lão trong công ty, vốn là người giám sát phòng thí nghiệm khoa Cơ điện của đại học G, đến Giang Nguyên này với Diệp Bỉnh Lâm, có thể nói Giang Nguyên bao nhiêu tuổi thì ông ấy cũng làm việc ở đây bấy nhiêu năm. Điều hiếm có là Trần Hữu Hoà không tỏ ra lười biếng và hợm hĩnh như đám nhân viên chính thức kia, ông ta đối đãi với mọi người khá hoà nhã, làm việc cũng khá nghiêm túc, tuy tốc độ có hơi chậm song tính tình cũng khá tốt, cũng có chút tình bạn với Diệp Bỉnh Lâm. Trước kia, khi Diệp Bỉnh Lâm còn khoẻ mạnh, mỗi khi Tết đến, Trần Hữu Hoà đều đến nhà họ Diệp chơi, chúc vài câu may mắn với chủ nhà, vì thế nhà họ Diệp cũng thân thuộc với ông ta, anh em Diệp Khiên Trạch khi thấy ông ta đều gọi là bác Trần.

Xưởng sản xuất công cụ sau khi nhận khoán công việc với tốc độ của ông ta thì tiền có được trong tay ít đến thảm thương. Ông ta là người thành thật, suốt ngày chỉ biết thở ngắn than dài, càng đêm thì mắt càng lèm nhèm đau nhức.

Có lần, số ốc vít Trần Hữu Hoà đếm quá thấp so với yêu cầu của xưởng khiến tiến độ của toàn nhóm bị ảnh hưởng. Lão Trần biết mình có lỗi nên cúi đầu không nói tiếng nào, tay không ngừng, quả thực không chờ nổi nên nhóm trưởng đến giúp một tay, lại bất ngờ phát hiện ra số lượng lão Trần đếm trước đó có sai sót nghiêm trọng. Nhóm trưởng là người trẻ tuổi cứng rắn, không thể nhịn nổi nên đã nổi giận đùng đùng, mắng mỏ lão Trần vô dụng, nếu không phải là lợi dụng cái mác công nhân chính thức thì đã không biết bị đá đi nơi nào từ lâu rồi, nếu bắt buộc phải bám vúi nơi này thì cũng không nên ở lại trong xưởng làm người khác mệt thêm.

Lão Trần tuy hiền lành song đã sống đến ngần ấy năm, chưa bao giờ bị ai chỉ vào mũi xỉ nhục như vậy, huống hồ đối phương là công nhân hợp đồng được làm nhóm trưởng. Ông ta vừa thẹn vừa giận, lúc ấy đã đến tìm xưởng trưởng, bảo rằng nếu chê ông ta bất tài vô dụng thì ông ta cũng không phải người không có sĩ diện, không làm nữa là được chứ gì. Ai ngờ xưởng trưởng cũng không níu giữ, chẳng nói chẳng rằng đưa luôn ông ta lên phòng nhân sự làm thủ tục.

Lão Trần vốn chỉ tức giận mà nói thế, vẫn ngây thơ hy vọng sẽ có người giữ lại nhưng việc đến nước này thì lại hối hận, song cũng không tìm ra cách nào khác, đành cứng miệng bảo từ chức cũng được nhưng bắt buộc phải Chủ tịch tự tay ký tên mới chấp thuận. Ông ta còn hỏi thăm viện điều dưỡng nơi Diệp Bỉnh Lâm đang điều trị, mấy lần tìm đến nhưng lần nào cũng thất vọng, Diệp Binh Lâm không đi điều trị cả ngày thì cũng không biết đã lang thang đến phòng bệnh nhân nào khác để chơi cờ rồi.

Trần Hữu Hoà vô cùng thất vọng, về sau có người nhắc nhở, bây giờ người được Diệp Bỉnh Lâm xem trọng nhất Giang Nguyên chính là Hướng Viễn, vợ của Diệp Khiên Trạch. Thế là ông ta chuyển sang tìm Hướng Viễn, nói rõ tình hình, tuy ngoài miệng vẫn nói là chỉ cần Diệp Bỉnh Lâm ký tên, ông ta sẽ đi ngay, không làm phiền Giang Nguyên thêm nhưng trong lòng vẫn nuôi hy vọng. Một mặt ông ta vẫn muốn thông qua Hướng Viễn để Diệp Bỉnh Lâm biết đến tình hình cố hữu, mặt khác lại mong muốn Hướng Viễn giúp đỡ mình vượt qua khó khăn.

Hướng Viễn vui vẻ đón lấy đơn từ chức của Trần Hữu Hoà, hai hôm sau, cô đưa lại tờ đơn có thêm chữ ký của Diệp Bỉnh Lâm cho ông ta, cùng với đơn từ chức còn có một tệp tiền mặt.

Lúc ấy, Hướng Viễn đã nói thế này: “Bác Trần, tôi được gả vào Diệp gia khá muộn nên cơ hội được làm quen với bác không nhiều, nhưng nghe Diệp Khiên Trạch đã nhắc đến, bác đã cùng Giang Nguyên đi suốt hai mươi mấy năm qua quả không dễ dàng gì. Bác nói muốn đi, tôi cũng rất tiếc nhưng cũng không thể miễn cưỡng bác được. Đơn từ chức bố chồng tôi đã xem, ông cũng có ý này, nếu ở lại Giang Nguyên không còn vui vẻ gì nữa thì chúng tôi có níu giữ cũng không được. Đây là chút lòng thành của bố chồng tôi, cũng có chút phần của tôi, số tiền này không liên quan gì đến công ty, chỉ là Diệp Bỉnh Lâm đưa cho một người bạn cũ. Đi khỏi Giang Nguyên rồi, bác có thể làm ăn nhỏ, cho dù hưởng phúc bên con cháu thì có chút tiền bên mình vẫn tốt hơn”.

Trần Hữu Hoà không bao giờ ngờ rằng lại có kết quả này, ông ta đã ở Giang Nguyên nửa đời người, cảm thấy mình dù có rời khỏi đây thì cũng là nghỉ hưu một cách đường hoàng. Ai ngờ đâu chỉ với mấy câu trong lúc nóng giận mà đến Diệp Bỉnh Lâm cũng vui vẻ toại nguyện cho mình, xem ra trong công ty ông thực sự là phế vật. Ông ta giữ lấy đơn từ chức và món tiền đó trong tay, đau đớn buồn bã, cũng không nói nổi câu nào, nước mắt ứa ra.

Cũng vào buổi chiều hôm đó, Diệp Khiên Trạch đến văn phòng của Hướng Viễn, chần chừ muốn nói gì đó lại thôi.

Hướng Viễn rót cho anh cốc nước rồi ngồi xuống bên cạnh, cười nói: “Em sợ nhất là dáng vẻ này của anh, rốt cuộc là chuyện gì vậy?”.

Diệp Khiên Trạch khẽ nói: “Anh nghe bảo bác Trần muốn thôi việc, em để bác ấy đi à?”.

“Anh không có ý đó nhưng Hướng Viễn… bác Trần chỉ tức giận nói thế thôi, chắc em cũng biết mà.”

“Vậy anh bảo em phải làm sao? Trách xưởng trưởng của nhóm ấy hay là nhóm trưởng? Họ cũng có làm sai đâu. Em đã nhận lời anh, ngoài những người gây chuyện xấu cho công ty ra thì sẽ không bao giờ đuổi bất cứ nhân viên cũ nào. Em cũng có nuốt lời đâu, là do bác ấy không thích ứng được tình thế hiện nay, chủ động yêu cầu đi đấy chứ.”

“Cũng đâu đến nỗi không còn cách nào khác. Bác ấy không làm được việc ở xưởng thì đổi cho vị trí khác. Giang Nguyên lớn như vậy, chẳng lẽ không có công việc nào sắp xếp cho bác ấy ư? Hướng Viễn, để bác ấy quay về đi, anh nói thì bác ấy sẽ nhận lời thôi. Bác ấy đã lớn tuổi rồi, không còn cạnh tranh nổi với người trẻ, giờ mất việc thì chẳng biết dựa vào đâu.”

“Giang Nguyên sắp xếp cho bác Trần một công việc là chuyện nhỏ nhưng liệu bác ấy có chịu làm ở những vị trí đó hay không? Nếu em phá lệ, một Trần Hữu Hoà nữa xuất hiện thì phải làm sao? Người ta sẽ nghĩ gì? Đã sắp xếp cả rồi thì cái cách đó còn ý nghĩa gì?”.

Diệp Khiên Trạch nhất thời nghẹn giọng nhưng vẫn không từ bỏ ý định đấu tranh cho Trần Hữu Hoà: “Bác ấy khác. Bác ấy là bạn thân của nhà anh, chúng ta không thể đối xử với bác ấy như thế được”.

“Anh xem anh kìa, chỉ biết lo nghĩ cho người khác, nói đến môi khô nứt ra cũng chẳng biết. Uống chút nước đi”. Hướng Viễn nhẹ nhàng đẩy nước đến trước mặt Diệp Khiên Trạch, thấy anh hớp một ngụm mà vẫn lơ đãng thì đành nói tiếp: “Nói đến tình bạn với Trần Hữu Hoà, Diệp Khiên Trạch chẳng lẽ trong lòng bố anh không biết rõ hơn anh sao? Đơn từ chức là do chính tay ông ký, anh biết vì sao không? Việc gì cũng có quy tắc của nó, mà quy tắc đều bình đẳng với mọi người. Với đạo nghĩa của tình bạn, có thể giúp bác ấy ngoài quy tắc nhưng với lập trường của công ty thì hãy để bác ấy đi. Công ty giờ đang phát triển, mỗi khi đi một bước đều phải trả giá. Không phá cái cũ thì không xây cái mới được, đó là nguyên nhân em không giữ bác ấy. Nếu anh thấy em sai thì có thể mời bác ấy quay lại nhưng anh phải nghĩ xem anh có làm đúng không?”.

Diệp Khiên Trạch nhìn Hướng Viễn một lúc lâu với vẻ nghi ngại rồi nói: “Anh nói không lại em nhưng Hướng Viễn sao em có thể tính toán kỹ lưỡng đến thế trong mọi lúc? Không phá cái cũ thì không xây được cái mới? Đối với Đằng Tuấn, em cũng thấy vậy à? Hay là lúc nào em cũng lý trí đến mức máu lạnh với tất cả mọi người và việc?”.

Nhắc đến Đằng Tuấn, đôi mắt Hướng Viễn thoáng ảm đạm rất nhanh, đối với kết cục bị khai trừ. Đằng Tuấn rất khó chấp nhận vì cậu luôn kiên định tin rằng mình đã làm đúng. Cậu chẳng nói gì trước mặt Hướng Viễn nhưng Hướng Viễn không quên được ánh mắt của chàng trai thật thà hiền lành lúc ấy: thất vọng, cam chịu, phẫn nộ. Tất nhiên cô càng không quên được những lời chỉ trích đẫm nước mắt của Hướng Dao.

Hướng Dao nói cô quá ngu ngốc khi tin Hướng Viễn lo nghĩ cho mình và sẽ giúp Đằng Tuấn. Thì ra Hướng Viễn một tay cất nhắc Đằng Tuấn rồi lại khiến Đằng Tuấn rơi xuống, tất cả chỉ là một âm mưu. Hướng Viễn chỉ chứng minh mình cô có thể đưa một người lên cao thì cũng có thể khiến người đó ngã đau hơn.

Lúc kéo Đằng Tuấn bỏ đi, Hướng Dao cũng quẳng đơn từ chức của mình lên người Hướng Viễn. Cô nói: “Tôi không làm nữa. Chị bắt anh ấy nghỉ việc cũng được, tôi sẽ theo anh ấy. Anh ấy đi đâu thì tôi theo đó”. Đó là câu cuối cùng khi Hướng Dao bỏ đi.

Hướng Viễn đặt lên tay Diệp Khiên Trạch, tay anh còn lạnh hơn tay cô.

Hướng Viễn nói: “Không phải tất cả mọi người, tất cả mọi việc em đều làm thế nếu không hôm nay em đã chẳng ngồi ở đây”.

Diệp Khiên Trạch quay đầu đi, hít một hơi thật sâu, một lúc sau mới chậm rãi nắm chặt tay Hướng Viễn. Lúc đó họ đều không ngờ rằng, Trần Hữu Hoà rời công ty chưa đầy một tuần, do lơ đãng lúc qua đường đã bị một chiếc xe chở cát đâm phải ở ngay gần cửa nhà, chết ngay tại chỗ.

Nhận được tin buồn, Diệp Khiên Trạch chìm vào sự thing lặng chưa bao giờ có, Hướng Viễn một mình thay mặt Diệp gia và công ty đễn lĩnh đường. Cô nhìn thẳng và bước qua gia quyến của Trần Hữu Hoà như không nhìn thấy ánh mắt thù hận và căm ghét của họ, thành khẩn đốt cho ông ta ba nén hương.

Cái chết của Trần Hữu Hoà khiến Diệp Khiên Trạch mấy ngày liền không thoát ra khỏi trạng thái đau lòng khó gọi tên. Hướng Viễn tan sở về nhà, dù muộn đến đâu, cô cũng nhìn thấy ánh đèn hắt ra từ khe cửa thư phòng khép hờ của anh, nhưng bên trong chẳng có chút động tĩnh nào.

Diệp Khiên Trạch vốn trước giờ thích tĩnh lặng xem sách một mình nhưng sau khi kết hôn, anh đã dời địa điểm đọc sách từ thư phòng sang phòng ngủ để dựa vào đầu giường bật đèn đọc sách, vừa đợi Hướng Viễn về. Hướng Viễn biết cửa phòng khép hờ của Diệp Khiên Trạch là một tín hiệu lặng lẽ, anh vẫn chưa cởi được nút thắt trong lòng nhưng cô cũng không vội giải thích, hoặc có thể, cô không hề cho rằng mình cần phải giải thích trong chuyện này.

Mấy ngày liền, Hướng Viễn tắt đèn ngủ được một lúc, mới phát hiện ra Diệp Khiên Trạch về phòng, nằm xuống cạnh mình nhưng chẳng ai lên tiếng. Có lúc nửa đêm tỉnh giấc, Hướng Viễn mơ màng dụi mặt vào lưng người nằm cạnh nhưng anh luôn quay lưng lại với cô, chỉ nói một câu: “Ngủ đi, đừng để bị lạnh”.

Hướng Viễn nghĩ, mỗi người đều có cách để bản thân nghĩ thông suốt, Diệp Khiên Trạch là người trọng tình cảm, tâm trạng anh sa sút vì chuyện của Trần Hữu Hoà thì cô không lấy làm lạ. Lúc này, nên để anh yên tĩnh có lẽ cũng không phải chuyện xấu.

Một tuần sau, Hướng Viễn nghe nói Diệp Khiên Trạch yêu cầu phòng hành chính giao một khoản “tiền hỗ trợ” cho người nhà của Trần Hữu Hoà với lý do “qua đời vì việc công”. Tuy trong lòng cô cảm thấy không thoả đáng nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng bỏ qua, không chừng như vậy sẽ khiến anh thoải mái hơn một chút. Thế nhưng, khi hoá đơn “tiền hỗ trợ” mà phòng hành chính kê ra theo yêu cầu của Diệp Khiên Trạch đến tay Hướng Viễn, cô chỉ nhìn lướt qua rồi dứt khoát gọi ngay cho phòng kế toán và phòng hành chính bảo tạm thời dừng việc này lại.

Không ngoài dự đoán của cô, hôm ấy, Diệp Khiên Trạch không thể tiếp tục “yên tĩnh đọc sách” trong thư phòng nữa, lúc Hướng Viễn đi ngang cửa, anh đã đứng ở đó.

“Hướng Viễn, có rỗi không, anh muốn nói chuyện”.

Hướng Viễn gật đầu: “Được”. Cô mỉm cười nói thêm: “Em có thể nói không rỗi với người khác nhưng sao nói câu này với anh được”.

“Vào rồi ngồi xuống nói chuyện được chứ?”, Diệp Khiên Trạch nghiêng người nói.

Hướng Viễn bước lại gần, một tay tựa vào khung cửa rồi nói: “Bây giờ em rất sợ ngồi nói chuyện mặt đối mặt, có lẽ do hậu di chứng của việc gần đây thường xuyên bàn việc với khách hàng, chỉ cần ngồi xuống là lại không kìm được mặc cả này nọ, cố gắng giành giá tốt. Hai chúng ta còn cầu kỳ thế để làm gì? Em thích nghe anh nói thế này. Được thôi, nói đi, anh đã ủ rũ suốt mấy ngày nay rồi”. Cô thấy anh không nói gì thì nói nửa đùa nửa thật hỏi: “Chắc không phải chuyện của Trần Hữu Hoà chứ?”.

Diệp Khiên Trạch không cười mà tiếp tục: “Anh nghe nói em đã giữ phiếu chi tiền hỗ trợ cho gia đình Trần Hữu Hoà lại?”.

Hướng Viễn như có chút thật vọng, cười mỉa mai: “Em cứ tưởng đây là chuyện chỉ nên nói ở phòng làm việc chứ? Không phải em giữ phiếu chi lại mà là để họ lấy về làm lại. Phòng hành chính hồ đồ quá rồi. Cho dù phá lệ đãi ngộ Trần Hữu Hoà nhưng tiền hỗ trợ cũng không nên gấp ba lần quy định công ty như thế, vậy là sao chứ? Đúng là làm bừa.”

“Là anh bảo họ làm thế!”

“Tại sao?”, Hướng Viễn nhướn mày tỏ vẻ kinh ngạc.

Diệp Khiên Trạch nói: “Tại sao phải thế? Cũng chỉ là vấn đề tiền bạc thôi mà. Người thì đã chết rồi, đừng nói hỗ trợ gấp ba lần, cho dù ba mươi lần, ba trăm lần thì có thể khiến người chết sống dậy được sao? Đối với gia đình bác Trần, những gì bây giờ chúng ta có thể làm cho họ được cũng chỉ có tiền thôi”.

Hướng Viễn nắm lấy tay Diệp Khiên Trạch, nói: “Khiên Trạch, em biết bây giờ anh rất đau buồn nhưng phải nói thật, tiền không thể cho như vậy được. Em thừa nhận bản thân coi trọng tiền hơn anh nhưng cũng không đến nỗi bủn xỉn với người đã chết. Vấn đề ở chỗ Trần Hữu Hoà chết vì sự cố ngoài ý muốn, đây vốn là sự thực ai ai cũng rõ. Nếu cho gia đình họ tiền hỗ trợ gấp ba lần thì chẳng những họ sẽ không cảm kích công ty, cũng không biết đó là do anh nhân hậu mà sẽ nghĩ rằng Giang Nguyên và chúng ta cảm thấy tội lỗi nên mới quyết định hỗ trợ gấp ba lần cho nhân viên đã nghỉ việc. Tiền là chuyện nhỏ nhưng chúng ta cũng không thể làm bừa, nhận hết tội lỗi vốn không phải do chúng ta gây ra được”.

“Tội lỗi không do chúng ta gây ra? Em nghĩ rằng chúng ta không làm sai à?”, Diệp Khiên Trạch lẩm bẩm.

“Phải”, Hướng Viễn đáp chắc nịch. Cô đặt tay lên vai anh, nói tiếp: “Đó là một sự cố, không phải lỗi của anh, cũng mệt sao? Khiên Trạch, vì chuyện của Trần Hữu Hoà mà anh đã buồn bã đau khổ hơn tuần nay rồi. Bây giờ bác ấy đã mồ yên mả đẹp, hãy để chuyện này qua đi có được không? Em không muốn thấy anh đau buồn nữa. Bên nhà Trần Hữu Hoà, chúng ta sẽ hỗ trợ cho họ số tiền theo luật định của công ty, nói rõ hơn, đó là công ty niệm tình hai mươi mấy năm làm việc của bác ấy nên đưa cho họ chút tiền an ủi, chẳng phải nghĩa vụ và trách nhiệm mà là giúp đỡ. Còn về chuyện anh vẫn nhớ tình cũ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp gia đình họ bằng những cách khác.”

“Được, nếu em đã nghĩ thế, anh cũng định để con trai của bác Trần vào Giang Nguyên làm việc… xem như là đãi ngộ bác Trần lúc còn sống.”

Hướng Viễn lập tức nhận ra ý tứ trong lời của anh, đột ngột biến sắc, không suy nghĩ gì mà nói ngay: “Làm sao thế được! Anh muốn giúp con trai bác ấy vào công ty thì cũng được nhưng còn định hướng chế độ nhân viên chính thức thì không được, tuyệt đối không được. Bây giờ đám nhân viên chính thức kia là tâm bệnh của cả công ty, em nghe anh và cũng nghe lời bố, không sửa đổi hợp đồng của họ thì để những người đó tự đào thải, nghỉ hưu người nào là bớt được người ấy, nhưng làm sao có thể tiếp tục chế độ dùng người hoang đường này được? Tóm lại em không đồng ý”.

Diệp Khiên Trạch lạnh nhạt: “Đó chẳng phải cách giúp gia đình họ trực tiếp và thực tế nhất hay sao? Vợ bác Trần ở nhà nội trợ, hai người con đều không có công ăn việc làm ổn định, con trai lớn của bác ấy đã từng làm ở đội thi công công trình, em cũng từng nói là Giang Nguyên tương lai sẽ đi từ sản xuất mở rộng ra thi công công trình nên chẳng phải đang thiếu những người như thế sao? Cho anh ta nhận đãi ngộ của một nhân viên chính thức là yêu cầu của anh ta và anh đã nhận lời”.

Diệp Khiên Trạch vừa dứt lời, sắc mặt Hướng Viễn lạnh lùng hẳn, cô nói: “Thì ra anh đã hứa hẹn với người ta, nói với em một tiếng chẳng qua là do phép lịch sự thôi đúng không? Diệp Khiên Trạch, lương thiện cũng có giới hạn nếu không sẽ làm hại người tốt. Con trai Trần Hữu Hoà dựa vào đâu mà “yêu cầu” anh? Hôm nay, anh đáp ứng yêu cầu của anh ta, ngày mai sẽ lại có vô số yêu cầu khác. Chuyện này đừng có mơ!”.

Hiếm có người nào chọc giận được Hướng Viễn mà chính mình lại không thay đổi sắc mặt, thế nhưng buồn một nỗi là, Diệp Khiên Trạch là một trong số đó- có lẽ cũng là người duy nhất. Anh khẽ cười: “Hướng Viễn, anh đã em làm chủ Giang Nguyên nhưng em đừng quên, anh cũng có quyền quyết định một việc gì đó.”

Câu này vừa thốt ra, Hướng Viễn đờ người một lúc, giận quá lại hoá cười: “Anh nhắc chuyện này với em? Phải rồi, sao em quên được, anh mới mang họ Diệp, cả cái Giang Nguyên này đều là của anh, anh muốn làm gì lại không được?”.

Diệp Khiên Trạch nắm lấy cổ tay Hướng Viễn trước khi cô bỏ đi, hạ giọng: “Thôi, chúng ta suy nghĩ khác nhau, đừng cãi cọ vì chuyện này nữa”.

Hướng Viễn hít một hơi thật sâu: “Được, chúng ta không cãi nhau. Em mệt rồi, ngủ trước đây”.

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ