Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Tiểu thuyết - 7788 em yêu anh - Trang 10

Chương 19 : Suy sụp, cả hai cần bình tĩnh

Đã một ngày một đêm không về nhà, Khanh Khanh biết không thể ở chỗ của Phí Duật Minh thêm nữa.Trong lòng cô lúc nào cũng nghĩ đến những chuyện tồi tệ. Dù sao thì cũng là bố mẹ đẻ, vì thế phải đợi đến khi cô không còn khó chịu nữa mới mắng mỏ cô. Khanh Khanh ôm trong mình một chút tâm lý cầu may gọi điện thoại cho bố mẹ. Vốn dĩ đã chuẩn bị kỹ càng cách ứng đáp nhưng vừa nghe thấy giọng của mẹ cô đã thấy sống mũi cay cay, giọng nói nghẹn ngào.

“Mẹ, con là Khanh Khanh”.

Sống đến hai mươi tư tuổi, có khoảng mười năm cô không gọi tiếng “mẹ”, toàn thân nóng bừng lên, chỉ­muốn nhanh chóng quay trở về bên cạnh người thân. Mẹ ở đầu dây bên kia càng lo lắng hơn, nói to đến nỗi Phí Duật Minh cũng nghe thấy: “Khanh Khanh à, con sao rồi, xảy ra chuyện sao? Tiểu Tuần đang ở đây, gọi điện thoại cho con chỉ thấy tắt máy, con muốn làm bố mẹ lo đến chết hay sao? Khanh Khanh”.

Khanh Khanh trải qua một đêm hỗn loạn, hối hận sợ hãi đan xen, bây giờ vẫn chưa hết sợ, đâu dám nghĩ đến Mục Tuần, nghĩ đến ông bà ở Cham­pagne Town. Cô ôm ống nghe vẫn chưa kịp đáp lời thì đã không ngừng sụt sịt, nước mắt lã chã như mưa.

“Khanh Khanh, con đang ở đâu? Mau mau về nhà. Bố mẹ đang rất lo lắng, con đã đi đâu? Hay là bố mẹ đến đón con, không được thì bảo anh út đi? Con không xảy ra chuyện gì chứ?”.

“Không cần không cần... con không sao... con rất khỏe, lập tức về nhà ngay... mẹ, con xin lỗi”.

“Thế vì sao không về nhà? Vì sao tắt máy? Con làm sao thế?”.

“Con...”.

Phí Duật Minh đứng cạnh ngăn kéo tìm quần áo, thấy cô thương cảm đến mức ấy, liền đặt đồ trên tay xuống bước lại gần, giằng lấy ống nghe trước khi cô kịp phản ứng: “Cô chú, cháu xin lỗi, lát nữa cháu sẽ đưa Khanh Khanh về, lúc ấy sẽ giải thích với cô chú sau”.

Giọng nói của một chàng trai lạ đột nhiên vang lên trong điện thoại, đối với mẹ Khanh Khanh mà nói chẳng khác nào sét đánh bên tai, sững người một lúc lâu vẫn không thể bình tĩnh được, không biết phải nói gì. Một lúc sau, điện thoại được truyền sang tay bố Khanh Khanh, vừa mở miệng là trách mắng: “Cậu là ai? Cậu làm gì Khanh Khanh rồi? Cậu đưa Khanh Khanh đến đâu rồi? Cậu... Cậu làm gì Khanh Khanh nhà chúng tôi rồi?”. Bố Khanh Khanh vô cùng tức giận, “Cậu bảo Khanh Khanh nghe điện thoại, bảo nó nói chuyện vớitôi”.

Khanh Khanh sợ hết hồn, đứng dậy tranh giành ống nghe với Phí Duật Minh nhưng bị anh đẩy xuống­giường.

“Chú đừng lo lắng, cháu là bạn trai của Khanh Khanh, cháu là Phí Duật Minh. Tối qua cô ấy ở chỗ cháu. Cháu xin lỗi vì đã không nói gì với cô chú, là cháu suy nghĩ không thấu đáo. Cháu sẽ lập tức đưa Khanh Khanh về”.

Không biết có phải những lời này anh đã chuẩn bị từ trước hay không mà nói đâu ra đấy, bình tĩnh tự nhiên. Khanh Khanh sợ hãi đến suy sụp, trực tiếp nhấn nút tắt, ôm điện thoại trước ngực, ngăn không cho anh nói chuyện với bố mẹ.

Nhưng làm thế nào thì cũng đã muộn rồi. Sau khi tiếng tút tút qua đi, anh sa sầm mặt xuống, ném ốngnghe sang một bên.

“Muốn anh phải nói thế nào đây? Nói tối qua em ở quán rượu vì thế không về nhà hay để cho họ nghĩ rằng em qua đêm với anh? Em chọn đi. Em nhìn bộ dạng của em bây giờ đi, về nhà phải ăn nói thế nào? Buổi sáng anh đã nói với anh trai em rồi, phải nói trước sau như

một thì họ mới tin. Anh không muốn truy cứu chuyện tối qua, ít ra thì vẫn chưa phải lúc. Bây giờ em đang sốt, lại phải về nhà, anh không muốn để người nhà em biết chuyện tối qua, cho dù họ đổ hết tội lỗi lên người anh cũng còn tốt hơn là biết em qua đêm ở ngoài một mình. Nếu em còn bướng bỉnh hoặc làm những chuyện không nghĩ đến cảm nhận của người khác thì anh lập tức khoanh tay mặc kệ, em muốn làm thế nào thì làm. Anh nói cho em biết, những gì em đã làm tối qua khiến anh vô cùng vô cùng thất vọng. Em không hề nghĩ đến anh. Nếu nghĩ đến anh thì sẽ không thèm nói gì với anh mà một mình chạy đến quán rượu. Rõ ràng là chúng ta đãnói trước với nhau rồi”.

Anh nói một tràng dài, bề ngoài thì là bảo vệ cô nhưng lại trách mắng không hề nể mặt, từng từ từng chữ xuyên vào tận tim cô. Nói hết những điều nghĩ trong lòng, tâm trạng cũng bị ảnh hưởng. Anh tiện tay lấy bộ quần áo thể thao luồn qua cổ cô. Động tác cũng rất thô lỗ, không còn dịu dàng tỉ mỉ như bình thường nữa.

“Mặc vào, anh đưa em về. Lát nữa em muốn nói thế nào thì nói, chuyện tối qua không được phép nhắc đến, đừng có để làm phát sinh thêm vấn đề mới, trước tiên phải qua được bố mẹ em đã”.

Cô ôm điện thoại, đáp lại anh bằng sự im lặng. Áo thể thao luồn qua đầu cũng vẫn ôm điện thoại không chịu bỏ ra. Anh giằng lấy điện thoại vứt xuống đất, kéo cô dậy, luồn tay áo và kéo khóa cho cô. Cơn sốt đã khiến cô hốc hác lắm rồi, bây giờ lại bị anh quay trước quay sau, trông càng giống người mất hồn. Cô ngẩng mặt rất lâu, mở miệng nói nhưng câu trước câu sau loạn hết cả: “Em không làm gì... em uống rượu... Nọa Mễ và Gi­aLan...”.

“Em không làm! Không làm thì ngoan ngoãn lập tức về nhà”. Anh cố gắng kìm nén nỗi tức giận đang bị khơi dậy, đi ra ngoài rót nước lấy thuốc.

Về phòng ngủ nhìn thấy bộ dạng của cô, ngọn lửa tức

giận trong anh lại bùng lên. Chiếc áo thể thao mà anh tìm cho cô nằm dưới đất, không biết cô đã lục tìm bộ váy dạ hội trong làn quần áo từ bao giờ, đang cố gắng mặc vào người. Cô vẫn đang ốm, bám tay vào tường, đứng cũng không vững, tay áo vắt trên vai, khó khăn lắm mới mặc vào được, lại lộ một mảng vai và ngực, anh nhìn thế nào cũng thấy chướng mắt.

“Ai cho em mặc cái này?”. Anh đặt cốc nước xuống định lại gần cởi nó ra.

Cô hốt hoảng lùi hai bước, vô cùng sợ hãi, đặt tay lên ngực, cầu xin anh: “Để em mặc cái này đi, mặc quần áo của anh bố mẹ em nhìn thấy sẽ tức giận”.

“Em tưởng rằng em mặc như thế này thì họ sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra sao?”. Anh nhặt chiếc áo thể thao dưới đất, hầm hầm vắt lên vai cô, “Cả đêm em không về nhà, bố mẹ em không ngốc, chắc chắn là họ đã hiểu hết. Anh đã nói thẳng quan hệ của chúng ta với anh trai em. Một bộ quần áo thì có làm sao? Em đã là của anh rồi, mặc một bộ quần áo thì có gì là khôngđược?”.

“Không được, dĩ nhiên là không được!”. Cô ra sức lắc đầu, men theo chân tường ngồi xuống đất, ôm cái đầu rối bù, “Hôm nay anh đừng đi có được không? Em vẫn chưa chuẩn bị, anh đừng đi gặp họ được không?” Cô thật sự rất sợ, đầu óc bị thiêu đốt đến nỗi không thể hoạt động bình thường được, “Anh đừng nói với họ, đừng nói được không? Đừng nói em ở bên ngoài, đừng nói em ở đây, bố mẹ sẽ tức giận, chắc chắn là họ vô cùng tức giận. Em vẫn chưa nói với họ mà đã đến chỗ anh, lại còn uống rượu nữa”.

Lúc này khóc cũng vô ích. Cô chỉ có thể cầu xin, nhưng anh đã hạ quyết tâm, lại gần xắn tay áo cho cô, kéo bàn tay nóng rát của cô: “Anh cũng chưa chuẩn bị, nhưng không thể không gặp, hiểu không? Sự việc đã đến mức này chỉ có thể để anh ra mặt gặp họ, nếu không em sẽ giải thích như thế nào, giải thích tất cả như

thế nào?”. Anh thử nhẹ giọng nói lý lẽ với cô, lướt ngón tay qua những vết cắn trên vai cô: “Không nói là anh, họ sẽ nghĩ như thế nào? Em đã đến với anh rồi, chúng ta là người yêu của nhau, sớm hay muộn anh cũng phải gặp ông bà bố mẹ em, sợ đến đâu cũng phải gặp. Cái gì đã đến thì phải đối mặt, bây giờ không còn đường lùi nữa, chỉ có thể tiến lên phía trước. Hay là em không muốn ởbên anh, vì thế không muốn anh gặp họ?”.

“Em không... em không nói như thế”. Cô lắc đầu, đầu lại đau dữ dội, toàn thân co quắp. “Khanh Khanh, chuyện tối qua anh rất không vui, rất rất không vui. May mà vẫn chưa xảy ra chuyện gì lớn. Nếu thật sự xảy ra chuyện thì ngay cả em cũng không thể chịu đựng được. Chuyện của hai chúng ta thì cả hai chúng ta phải cùng đối mặt. Vấn đề giữa chúng ta cần phải bàn bạc, không được giấu diếm, đối mặt với bố mẹ là một cửa bắt buộc, cho dù thế nào hôm nay anh nhất định phải về cùng em. Em muốn cũng được, không muốn cũng được”.

Người bị sốt là mềm yếu nhất, lại gặp các vấn đề đan xen với nhau, Khanh Khanh kiệt sức, chỉ có thể đỡ cốc nước, uống thuốc. Trước khi đi, cô lại thử cố gắng một lần cuối cùng nhưng không thể thuyết phục được Phí Duật Minh, quả thực đã đến bước không thể thương lượng không còn đường lùi, cô cũng chỉ có thể nhắm mắt xuôi tay, nằm trên ghế sau của chiếc Hum­mer, âm thầm rơi lệ.

Chiếc xe vừa mới đến nhà Khanh Khanh đã thấy người nhà họ Mục xếp hàng dài đứng trước cửa. Bố KhanhKhanh, mẹ Khanh Khanh, Mục Tuần, trông ai cũng mặt mày u ám. Phí Duật Minh dừng xe, chạy ra mở cửa sau. Khanh Khanh nằm bò trên ghế, run rẩy ngồi dậy. Lúc xuống xe, nếu anh không đỡ thì suýt chút nữa đã ngã vì giẫm hụt.

Trên khuôn mặt của cô không có một chút dấu hiệu nào của sốt cao. Anh đưa tay sờ trán, không nhữngkhông hạ sốt mà còn toát mồ hôi, khóe miệng cũng khẽ

gượng cười.

“Đi thôi, đừng nghĩ nữa”. Anh nắm tay cô, bàn tay lúc nãy vẫn còn nóng rát bỗng trở nên mát lạnh, nắm chặt tay anh, nơm nớp theo anh đi sang đường.

Bố mẹ đứng ở cánh cửa đối diện dĩ nhiên sẽ không bỏ lỡ cơ hội lần đầu tiên nhìn thấy bạn trai của con gái. Trời tối, đèn đường bên ngoài cũng không sáng. Hai người họ đi đến trước mặt, bố Khanh Khanh mới nhận ra đó là Khanh Khanh.

Cô mặc áo khoác của anh, vạt áo gần như lê dưới đất, đầu đội chiếc mũ thể thao, chỉ để lộ khuôn mặt trắng nhợt như tuyết. Bố Khanh Khanh vẫn chưa mở miệng, mẹ Khanh Khanh đã thấy sắc mặt của con gái không bình thường, kéo vạt áo của chồng rồi nói trước: “Trời lạnh, vào nhà rồi nói”.

Phí Duật Minh chưa kịp chào, vừa bước vào một bước, cảm giác Khanh Khanh trong vòng tay mình bịngười khác kéo đi. Tuy từ nhỏ Khanh Khanh đã không sống cùng bố mẹ nhưng không vì thế mà thiếu sự quản­thúc của bố mẹ. Từ sau khi nghe trong điện thoại thấy giọng của chàng trai lạ bên cạnh con gái, bố Khanh Khanh đặt điện thoại xuống đã dò hỏi Mục Tuần, biết đó là người ngoại quốc mà lần trước Khanh Khanh đã làm cách mạng vì chuyện yêu đương, bố không biết để đâu cho hết giận.

“Tiểu Tuần, sao con không nói sớm cho chú thím biết. Chẳng phải làm như thế là hại em gái sao? Con nói xem, Khanh Khanh còn giấu chú thím chuyện gì nữa? Ngày hôm qua lúc đi đã nói rất rõ ràng đến mười hai giờ, bữa tiệc kỷ niệm kết thúc sẽ về nhà, muộn nhất cũng không được quá một giờ. Chú thím tưởng rằng năm nào nhà trường cũng như thế, thỉnh thoảng muộn một chút cũng không sao. Kết quả nó lại nói là về nhà ông bà. Chú thấy có gì đó không đúng, nửa đêm nửa hôm con gái con đứa chạy về ngoại ô làm gì? Tiểu Tuần, con nói cho chú nghe, còn chuyện gì nữa?

Chuyện của Thất Thất chắc chắn là con biết”.

Mục Tuần vốn không định khai báo sau lưng Khanh Khanh, không muốn nhắc đến chuyện đêm hôm ấy côkhông về nhà. Kết quả cả ngày hôm nay Khanh Khanh tắt máy, Phí Duật Minh tắt máy, rõ ràng là cố tình làm cho anh tức điên lên. Anh phóng xe máy đến Na­pa Val­ley hai vòng, vòng và vòng vèo trong khu phố rộng lớn, càng nghĩ càng thấy tức, chú đã hỏi như vậy, cũng thấy không có gì phải giấu diếm, thế nên đã nói: “Nó và thằng ấy thực ra đã ở bên nhau lâu lắm rồi, đến vài tháng rồi ạ, hơn nữa... lần trước cũng qua đêm ở chỗ hắn mộtlần”.

“Con này phản rồi!”. Bố Khanh Khanh vừa nghe liền đập bàn đứng dậy, giận tím mặt, đi đi lại lại trong phòng khách, “Thế chẳng phải là phá đời Khanh Khanh rồi sao? Tự nó gây ra họa, giới thiệu cho nó đối tượng tốt như thế nó cũng không hẳn hoi gặp lấy một người, về hỏi thì nó bảo không được, cái này không được cái kia không được, đều không phải là người nó muốn tìm. Ta nghĩ bụng không biết nó còn muốn người như thế nào nữa đây? Tiểu Tuần, con không nói sớm cho chú thím biết, con nói con... Thằng ấy là thằng ở nhà nó dạy gia sư đúng không? Lúc đầu nó nói với ông bà là nhà trường sắp xếp dạy gia sư, ta đoán nó đã sớm có ý đồ từ lâu rồi. Con ranh này, đợi lát nữa nó về...”.

Mẹ Khanh Khanh cũng tức giận, nhưng dù sao thì cũng là mẹ, con gái đã sống chung với người khác rồi, xuất phát điểm của mẹ dĩ nhiên cũng không giống với bố và anh trai. Bà không bận tâm đến những đạo lý ấy, chỉ quan tâm đến lợi ích thiết thân của con gái, sợ con gái thiệt thòi. Nhân lúc chồng đang tức giận, bà kéo Mục Tuần sang một bên và hỏi: “Chỉ có một lần sao?”.

Chuyện này Mục Tuần không tiện nói, cũng không còn mặt mũi nào, gãi đầu gãi tai né tránh: “Thím ạ,chuyện này thím hỏi Khanh Khanh ấy ạ. Con thực sự không biết. Con chỉ biết một lần, những lần khác con không biết”.

không biết”.

“Một lần cũng không được!”. Bố Khanh Khanh nghe thấy liền đập tẩu thuốc, suýt chút nữa thì làm vỡ tấmkính.

“Khi nào con về đừng mắng nó vội, phải hỏi trước đã, chuyện đã như thế rồi, mắng chửi thì có ích gì?”. Mẹ Khanh Khanh đấm lưng cho chồng, rồi nháy mắt với Mục Tuần, “Tiểu Tuần, con ra cửa chờ Thất Thất, chú thím cũng lập tức xuống ngay đây”.

“Vâng, để con đi”. Mục Tuần vắt chân lên cổ chạy ra cửa. Mẹ Khanh Khanh liền kéo bố Khanh Khanh ngồi xuống so­fa.

“Bố nó à, trước mặt Mục Tuần, anh giữ thể diện cho Thất Thất một chút, đã như thế này rồi, nó cũng đã theo thằng kia rồi, hối hận cũng đã muộn. Dẫu sao thì cũng là con gái mình, đừng để con không ngẩng đầu lên được, đặc biệt là lần đầu tiên gặp, đừng mắng con, có gì thì từ từ nói!”.

“Tôi còn giữ thể diện cho nó sao? Mắng nó? Tôi còn muốn đánh nó cơ!”. Bố Khanh Khanh vô cùng giận dữ, “Nếu ông bà biết được thì phải làm thế nào? Lúc đầu nó cố sống cố chết làm ầm lên, tưởng rằng chuyện không thành thì sẽ qua đi. Thấy nó ngày nào cũng ngoan ngoãn ở nhà, ai mà ngờ được nó lại đi tìm thằng đó! Cô nói xem mọi thứ trước mắt đều tốt đẹp như vậy mà nó cũng không cần, vì sao phải chạy đi tìm thằng ấy bằng được? Tính khí của ông nội thế nào nó không phải là không biết... Con ranh Thất Thất này. Haizz, tức chết đi được. Cô nói xem sau này phải nói với ông bà như thếnào?”.

“Anh cũng thật là, còn nói thế nào được nữa? Trước tiên phải xem người thế nào đã, cũng chưa chắc không phải là người tốt, đừng có một gậy đánh chết. Lúc ấy Khanh Khanh làm ầm lên, bố mẹ phản đối cũng là vì sợ nó sẽ đi theo thằng đó. Nhỡ đâu thằng đó cũng được, nếu đã đến bước này rồi thì anh còn có thể chia cắt

chúng nó được sao? Con gái thiệt thòi, đã như thế này rồi, chúng ta chỉ có thể tiến lên, không thể lùi bước. Dù sao thì con gái cũng đã lớn, làm căng không phải là hayđâu”.

Bố Khanh Khanh nghe vợ nói một hồi, thấy cũng có lý, chỉ có thể cố nén ngọn lửa vô danh xuống. Ba người đứng ở cửa chờ Khanh Khanh quay về, hai vợ chồng đã có dự định riêng của mình, chỉ có Mục Tuần là giận dữ, ngoài giận dữ còn muốn đánh người, không nghĩ được điều gì khác.

Vì thế Khanh Khanh đi đến bên cạnh Mục Tuần đã bị anh bóp tay. Cô cố gắng nhẫn nhịn vết đau trên cánh tay, theo bố mẹ lên tầng, cũng không dám ngoảnh đầu lại nhìn Phí Duật Minh, trong đầu vẫn đang mong chờ kỳ tích xuất hiện. Nhưng làm gì có kỳ tích, dù sao thì anh cũng đến nhà cô trong tình thế bắt buộc, không còn sự lựa chọn nào khác.

Ba người với ba khuôn mặt khác nhau, bố vừa tức vừa nghiêm, mẹ cố làm ra vẻ bình thường, Mục Tuần đáng sợ nhất, sát khí đằng đằng. Khanh Khanh kéo chiếc ghế ngồi giữa phòng khách, vừa nhìn thấy khuôn mặt hung thần gi­an ác của Mục Tuần, bất giác kéo dịch ra sau, nửa người chạm vào lưng Phí Duật Minh.

Mẹ Khanh Khanh suy cho cùng cũng vì lo lắng cho con gái. Thấy con sợ đến như vậy, khuôn mặt dướichiếc mũ lưỡi trai cắt không còn giọt màu, vội vàng kiếm cớ, ngọt nhạt bảo Mục Tuần ra ngoài mua đồ. Mẹ Khanh Khanh đóng cửa phòng, lúc quay lại rót cho con gái một cốc nước nóng, sau đó bỏ mũ ra, xoa đầu con, ánh mắt hiền từ hơn rất nhiều. “Thất Thất, nói đi”.

Khanh Khanh cúi gầm mặt xuống, mũi gần như chạm vào thành cốc. Hai tay bưng cốc nước nóng nhưng trán vẫn ứa mồ hôi, ấp a ấp úng một hồi lâu mà không nói được lời nào.

Phí Duật Minh thì ung dung hơn một chút. Dù sao thì anh cũng đã có sự chuẩn bị từ trước, những lời đã luyện

tập trước gương trong lúc cạo râu trước đây đều có thể mang ra dùng.

“Bác trai, bác gái, cháu là Phí Duật Minh, năm nay ba mươi hai tuổi, làm nghề sửa chữa xe hơi, có nhà, có xe, cháu và Khanh Khanh đã đến với nhau rồi”.

Đây hoàn toàn không phải là cầu xin bố mẹ người ta đồng ý mà là thông báo một tiếng, nhưng đã nói được tất cả những điều cần thiết. Bố Khanh Khanh rất không bằng lòng, đập tẩu thuốc xuống bàn, cũng không thèm bận tâm đến Phí Duật Minh, chỉ hỏi Khanh Khanh: “Thất Thất, rốt cuộc là chuyện gì?”.

Bị điểm mặt hỏi đến, muốn tránh cũng không tránh được, Khanh Khanh hoảng hốt nhìn mặt bố, nuốt nướcbọt rồi nói: “Bố, mẹ, anh ấy là Phí Duật Minh, ba mươi hai tuổi, chúng con... hai chúng con... chúng con...”.

“Thôi, trước tiên hãy nói sau này hai con định như thế nào?”. Mẹ Khanh Khanh ngắt lời, huých vào người bố Khanh Khanh.

“Chúng cháu vẫn chưa có dự định gì rõ ràng. Nếu có thể cháu muốn sau khi ổn định đón Khanh Khanh sang sống cùng. Nhà cháu cách trường Khanh Khanh không xa lắm, rất tiện. Đợi đến khi bố mẹ cháu đến, chúng ta có thể cùng đi ăn, những chuyện khác cháu và Khanh Khanh vẫn chưa bàn bạc”.

Vừa nói dứt lời, ngay cả mẹ Khanh Khanh cũng không bình tĩnh được. Anh chưa nói được điều gì đã nói đón con gái người ta sang sống cùng. Chuyện này bất kỳ bố mẹ nào cũng không thể đồng ý được. Quả nhiên mẹ Khanh Khanh vẫn chưa mở miệng, bố Khanh Khanh đã lên tiếng, chỉ cần nghe giọng nói là biết đang rất tứcgiận.

“Không được, chúng tôi không đồng ý, chưa kết hôn Khanh Khanh phải sống ở nhà. Hơn nữa chuyện của hai người chúng tôi vẫn chưa đồng ý. Chúng tôi vẫn chưa hiểu gì về anh, chuyện cả đời của Khanh Khanh không thể tùy tiện như thế được”.

Bố Khanh Khanh nói nhanh, Phí Duật Minh cũng có chút căng thẳng, một là sợ nghe lọt gì đó, hai là sợ nghe sai gì đó. Anh không giống như lúc bình thường tự cho mình là đúng, nhíu mày cân nhắc rất lâu.

Anh không hiểu thế nào là “tùy tiện”.

“Cháu và Khanh Khanh sẽ không tùy... chúng cháu muốn ở bên nhau. Nếu không thể sống cùng nhau cũngkhông sao, cháu có thể chấp nhận”.

Chủ đề nói chuyện vốn không phải là thảo luận vấn đề có thể sống chung với nhau hay không. Bố KhanhKhanh nghe anh nói tiếng Trung khó khăn, trong lòng cũng thấy chướng ngại. Mẹ Khanh Khanh thì thấy anh là người đứng đắn, có điều gi­ao tiếp không tiện, thấy khuôn mặt mỗi lúc một nhợt nhạt của con, liền chuyển chủ đề nói chuyện.

“Anh Phí, đây cũng là lần đầu chúng ta gặp mặt, chúng tôi chưa biết gì về anh, về gia đình anh. Chuyện này bất kỳ người làm cha làm mẹ nào cũng sẽ không đồng ý, vì thế chúng ta cũng không cần nhắc đến chuyện khác nữa. Tôi chỉ muốn hỏi, trước đây nghe Khanh Khanh nói nhà anh không ở đây?”.

“Vâng, bố mẹ cháu sống ở Đức. Hai năm trước cháu sống ở Pháp, sau đó thì sống ở đây”. “Thế gia đình anh còn có những ai?”.

“Anh trai sống ở Na­pa Val­ley, vợ của anh trai, họ có hai con trai. Em gái cháu ở Đức, gần chỗ bố mẹ cháu, nhưng không cùng một thành phố”.

Bố mẹ Khanh Khanh nháy mắt với nhau, tiếp theo là bố Khanh Khanh hỏi: “Thế anh định ở lại Trung Quốc bao lâu? Nếu anh yêu Khanh Khanh nhà chúng tôi, sau này sẽ ở đây, hay về Đức hoặc sang Pháp?”.

“Cái này... cháu và Khanh Khanh vẫn chưa bàn bạc. Hiện nay muốn ở lại bao lâu phải xem hợp đồng củacông ty. Công ty cháu ký hợp đồng hai năm một lần, ít nhất cháu sẽ ở lại đây hai năm, nếu được thăng chức hoặc chuyển công tác, cũng có thể chưa đến hai năm”

Anh nói đúng sự thật, Khanh Khanh nghe mà chột dạ không biết phải nói gì, cúi đầu xuống thấp hơn, chiếc mũ lại úp sụp xuống đầu.

“Khanh Khanh, con định thế nào?”. Thấy dáng vẻ rụt đầu rụt cổ của cô, bố cố tình kéo cô vào, lườm cô một cái, tỏ rõ thái độ chuyện này đã hết hy vọng.

Khanh Khanh ôm cốc nước không biết phải nói thế nào. Phí Duật Minh nhìn cô với ánh mắt vô cùng tự tin còn bố thì đã chặn đường ra. Cô ngập ngừng, vừa không muốn chọc giận bố mẹ, vừa không muốn làm trái ý Phí Duật Minh, bị ba người kẹp ở giữa, cô chỉ còn lại những giọt mồ hôi trên trán không ngừng ứa ra: “Mẹ, bố, thực sự con vẫn chưa nghĩ kỹ... Bây giờ chúng con rất ổn, bây giờ... anh ấy đối xử với con rất tốt... rất tốt.... mẹ... bố... Phí Duật Minh...”.

Cô nói rồi người ngả sang một bên, suýt chút nữa thì chiếc ghế lật lại, may mà Phí Duật Minh ngồi gần, giơ tay ra ôm cô, cô nhân cơ hội ấy ngả vào lưng anh.

Cô không biết nói gì hơn, mà có nói gì cũng bằng thừa. Khanh Khanh chỉ có dũng khí với chút động tác cơ thể này, rõ ràng biết là chắc chắn sẽ chết, nhưng vẫn làm, không làm không được.

Cuộc tra khảo vốn dĩ nên tiếp tục, bố Khanh Khanh và Phí Duật Minh đều đã chuẩn bị kỹ càng. Mẹ Khanh Khanh thấy con gái mãi mà không thể thẳng lưng lên được, trong lòng rất lo lắng, lại gần thì thấy cổ và mặt ướt đầm mồ hôi, giống như ngâm trong nước vậy, tay thì lạnh buốt, hai mắt đờ đẫn.

“Thất Thất, sao thế?”.

“Mẹ, con đau bụng”.

Tối hôm qua Khanh Khanh đã uống thứ không nên uống ở quán bar, ngủ suốt nửa đêm, về sau Phí Duật­Minh làm theo cách mà bạn đã dạy để cứu vãn tình hình. Cô uống vào rồi lại nôn, nôn rồi lại uống, hết­thuốc rồi đến trà. Lúc đầu vẫn chưa thấy gì, sau khi bước ra khỏi căn hộ của anh thấy không bình thường

vốn dĩ đang sốt cao, người lại đầm mồ hôi, nhiệt độ hạ xuống không rõ lý do, cố nhẫn nhịn không nói, nhưng bị bố mẹ dò hỏi quả thực không thể gắng gượng được­nữa.

Khanh Khanh nôn thốc nôn tháo, tất cả những gì nôn được đêm qua đều nôn hết rồi. Cả ngày không ăn gì, vốn chẳng có thứ gì trong bụng, lại bị giày vò thế này, chưa hỏi được hai câu Khanh Khanh đã gục xuống, mặt tái nhợt, không thể bước ra khỏi phòng vệ sinh, chỉ có thể đứng bám vào tường. Mẹ Khanh Khanh sợ tái mặt, muốn bế cô ra nhưng không bế được, chỉ có thể mở cửa gọi bố Khanh Khanh.

Phí Duật Minh lao nhanh như chớp vào phòng vệ sinh, cũng không bận tâm trước mặt bố mẹ có cấm kỵ gì không, lập tức bế Khanh Khanh ra ngoài. Người cô nhẹ như không có trọng lượng, chỉ miễn cưỡng còn một chút ý thức, không ngừng nói với anh: “Không sao... bỏ em xuống...”.

Bố mẹ Khanh Khanh không tranh cãi về lễ tiết, chạy vào phòng con gái, người lấy khăn, người gọi điện thoại, thấy Phí Duật Minh đứng ngay ngắn bên cạnh, cũng không đuổi anh đi. Sau khi nôn ra hết, Khanh Khanh thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Cô nằm đó nhưng vẫn muốn nói chút gì đó an ủi mọi người.

“Em không sao... em...”.

“Thôi đi!”. Phí Duật Minh vốn tưởng rằng nghỉ ngơi một ngày là khỏe lại, không ngờ tình hình càng xấu đi. Khuôn mặt ngấn nước của cô ướt đẫm mồ hôi, nhưng thái độ thì đặc biệt kiên quyết.

“Còn buồn nôn nữa không?”.

“Không”.

“Còn đau bụng không?”.

“Không đau nữa”.

“Vì sao lúc nãy không nói cho anh biết?”.

Anh hỏi rất nhiều, Khanh Khanh chỉ có thể nhắm mắt, nhớ lại từng câu anh nói với bố mẹ mình. Ngoài mấy câu giới thiệu bản thân, không có một câu nào là câu nên nói khi gặp bố mẹ bạn gái. Lần đầu tiên gặp phụ huynh đã nói chuyện sống chung với nhau, quả thực là khiến người ta không thể ngờ tới được. Người sống ở nước ngoài thì mang phong cách nước ngoài, phương thức tư duy hoàn toàn khác nhau. Bây giờ Khanh Khanh thấy may vì mình không thoải mái trong người, cứ nôn rồi lại tiêu chảy như thế, chí ít thì cũng làm gián đoạn buổi gặp mặt không mấy vui vẻ. Nếu để cho anh tiếp tục thì tình hình sẽ chỉ ngày càng xấu đi.

Cô đang muốn khuyên anh đi về thì bên ngoài đã lại ầm ĩ cả lên, vừa nghe là biết tiếng Mục Tuần. Anh đẩy cửa phòng ngủ, lao vào như một cơn gió, không nói một lời mà lao đến cạnh giường túm cổ áo của Phí Duật Minh: “Anh ra đây với tôi, họ Phí kia!”.

Mẹ Khanh Khanh chạy vào sau, cầm khăn mặt đang định lau mồ hôi cho con gái, thấy hai chàng trai đang giằng co, vội vàng chạy lại giảng hòa.

“Tiểu Tuần, đừng như thế, buông tay ra!”.

“Thím cứ mặc kệ con, họ Phí kia, anh ra đây!”. Mục Tuần đang tức giận, cũng không bận tâm đến việc hỏi thăm tình hình của Khanh Khanh, muốn đánh đã rồi nói.

Khanh Khanh ngồi dậy, muốn xuống giường nhưng lại bị mẹ ngăn không cho động đậy. Cô sắp kiệt sức rồi nhưng vẫn cố gắng hết sức gào lên với hai người: “Anh út, anh đừng ra tay! Phí Duật Minh, không được đánhn­hau!”.

Phí Duật Minh thấy tâm trạng của cô kích động lạ thường, cũng không đáp trả, gạt tay Mục Tuần ra, bình tĩnh nói chuyện với anh, bắt đầu nói tiếng Anh: “Có chuyện gì hai chúng ta ra ngoài nói, có thể chờ một chút được không, anh không thấy cô ấy đang ốm sao?”.

Câu nói này rõ ràng đặt Mục Tuần vào thế khó xử

đánh cũng không phải, không đánh cũng không phải,thêm vào đó thím đứng cạnh khuyên ngăn, chỉ có thể buông tay, nhưng trong lòng vẫn không phục, cũngkhông chịu để yên, vẫn lôi Phí Duật Minh ra ngoài.

“Anh ra ngoài, tôi có chuyện muốn nói với anh”.

Thấy Phí Duật Minh bị Mục Tuần lôi đi, Khanh Khanh chạy chân đất xuống giường, hụt chân ngã nhoàivề trước, lại bị mẹ lôi về bắt nằm xuống giường.

“Con đừng để cho mọi người phải lo lắng về con nữa, nằm im đấy. Nếu con mà còn làm ầm lên mẹ sẽ tống cậu ta ra ngoài”. Khanh Khanh biết mẹ đang tức giận, chỉ có thể ngoan ngoãn nằm xuống giường.

Bố Khanh Khanh mang cốc nước nóng vào phòng, đóng cửa phòng, nháy mắt với mẹ Khanh Khanh. KhanhKhanh hỏi về Mục Tuần cũng chỉ coi như không nghe tiếng. “Uống đi, Thất Thất”.

Khanh Khanh bị bố mẹ canh chừng như thế, đến tận khi bác trai, bác gái đến cũng không có cơ hội thoát thân. Mục Tuần và Phí Duật Minh đi rồi không quay lại, nhưng trong phòng khách thì có người đang nói chuyện.

Bác trai hỏi đi hỏi lại một lượt Khanh Khanh đã ăn gì, uống gì, nôn ra những gì, khám rất kỹ rồi đi ra phòng khách. Chẳng bao lâu sau tiếng nói chuyện bên ngoài lớn dần lên, sau đó là tiếng đạp cửa. Khanh Khanh bị tiêm một mũi, lo cho bản thân mình còn chưa xong nhưng vẫn lo cho Phí Duật Minh, mấy lần đòi dậy nhưng đều bị ngăn lại.

Về sau Phí Duật Minh đã đi đâu, bố mẹ có nói chuyện với anh nữa không, có đánh nhau với Mục Tuần­hay không, Khanh Khanh không hề hay biết.

Sau khi tỉnh lại, cô thấy khỏe hơn một chút, cũng có tinh thần hơn. Chiếc áo khoác nam màu đen vắt trên chiếc ghế cạnh giường, trong phòng không chỉ có bố mẹ, bác trai bác gái, ngay cả ông bà cũng có mặt.

Cả nhà ân cần hỏi han, không để cô nói nhiều kiệt sức, đợi cô ngủ rồi chỉ để lại thím Trương ở bên chăm­sóc.

Thực ra Khanh Khanh không hề ngủ, chỉ giả vờ nhắm mắt, đợi mọi người ra ngoài, cô liền ngồi dậy.

“Thím Trương, mấy giờ rồi ạ?”.

“Hơn bốn giờ chiều rồi, một lúc nữa là đến giờ ăn tối, đói rồi sao?”.

“Không ạ”.

“Thế muốn uống gì?”.

“Không muốn uống gì”.

“Con bé này”, thím Trương lấy mấy hộp thuốc nhỏ trên bàn lại, ngồi xuống ghế đan áo len.

“Thím Trương, có phải anh út đánh nhau với anh ấy không?”.

“Với ai?”. Rõ ràng thím Trương biết Phí Duật Minh, lúc ấy cũng vờ ra vẻ hồ đồ. “Phí Duật Minh ấy ạ! Thím Trương, thím đừng giấu con, rốt cuộc thế nào rồi, có phải họ đánh nhau không?”.

“Đâu có, thím không biết”. Thím Trương vờ đếm mũi kim, để mặc Khanh Khanh. “Vậy sao anh út khôngđến?”.

“Tiểu Tuần đang làm việc ở nhà, hôm nay là thứ hai, nó phải làm việc. Con nghỉ ngơi đi, đừng nghĩ lung tung nữa”. Thím Trương đặt áo len xuống đi ra kéo rèm cửa, hé mở cửa sổ, “Hiếm có ngày nào nắng ráo như hôm nay, đáng tiếc là hơi lạnh, tuần sau là được nghỉ rồi, ông bà nội bảo con cùng họ ra ngoài chơi”.

“Ra ngoài chơi?”. Khanh Khanh vừa nghe vậy đã thấy có gì không đúng, “Đi đâu?”.

“Nghe bác, bà và bố mẹ con bàn bạc, chắc là Tam Á, bên ấy ấm áp, vừa hay con lại được nghỉ ba tuần”.

“Con không đi!”. Khanh Khanh không cần nghĩ cũng

biết đây là kế hoãn binh mà mọi người nghĩ ra để chia cắt họ, “Con không đi du lịch, con ở nhà”.

“Ông bà nội cả năm đều ở nhà, hiếm khi muốn đi ra ngoài, con cũng đi cùng cho khuây khỏa, đi cùng họ. Nếu anh út của con cũng được nghỉ thì chắc chắn sẽ đi, đáng tiếc cuối năm bận rộn. Thất Thất nghe lời, mau chóng khỏi ốm, một lúc nữa phải uống thuốc rồi”. “Con không ốm”. Khanh Khanh giận dỗi nằm xuống, làm gì cũng bị phản đối, chỉ có thể ngoan cố chống cự.

“Lại còn nói nữa, nếu không phải anh ta cho con uống lung tung thì cũng không đến nỗi nghiêm trọng như thếnày”.

“Ai cho con ăn uống lung tung?”. Khanh Khanh không phục, đạp chăn ra cãi lại thím Trương.

“Còn có thể là ai nữa, con mẫn cảm với Sul­fon­amide, không thể uống lung tung được, thuốc không phải là thứ có thể uống tùy tiện, uống vào hại người...”.

Thím Trương nói rồi ra rót nước, để lại một mình Khanh Khanh trong phòng. Cô lờ mờ đoán được vì saomình lại bị ốm, nhưng cũng không thể đổ lên đầu Phí Duật Minh. Cô hy vọng có thể nghe được một vài câu về anh từ đâu đó hoặc là mấy thông tin vụn vặt nhưng điện thoại không ở bên cạnh, máy con trong phòng cũng bị lấy đi. Thím Trương bưng cốc nước nóng vào phòng, khuôn mặt rất hiền từ, nhưng hỏi đến chuyện điện thoại thì lại từ chối không nói đến.

Lúc ăn tối, cả nhà đều tụ tập trong phòng của cô, mang đồ ăn vào phòng. Cô ngồi trên giường ăn cháo, đối diện với sáu người lớn và Mục Tuần.

Nhìn bề ngoài, đây là một bữa ăn rất đỗi bình thường, đồ ăn đều là do mẹ Khanh Khanh và bác gái nấu. Trước bữa ăn bố Khanh Khanh và bác trai chơi một ván cờ, Mục Tuần mang PS2 đến cho cô, tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện ngày hôm qua, còn chủ động chạy vào bếp làm giúp. Nhưng trong lòng Khanh Khanh hiểu rất

rõ, thái độ phản đối của mọi người vô cùng rõ rệt. Mối tình này của cô không hề lạc quan một chút nào.

Buổi tối Nọa Mễ gọi điện thoại đến hỏi thăm, mẹ Khanh Khanh mới mang chiếc điện thoại không dây vàophòng, nhưng cũng không đi, ở trong phòng thu dọn quần áo cho Khanh Khanh. Khanh Khanh đắn đo rấtlâu, có quá nhiều thứ không thể nói thẳng ra được, chỉ thể hỏi thăm một chút thông tin từ Nọa Mễ.

“Ở trường thế nào rồi?”.

“Vẫn ổn. Chị biết không? Sáng nay Shawn không đi được, bị giữ lại ở sân bay”. Nọa Mễ làm ra vẻ rất thần­bí.

“Vì sao?”.

“Không rõ, dù sao thì còn có người đến trường hỏi chuyện. Em thấy rất lạ, tối hôm ấy sao em chẳng nhớ gì hết cả? Sau khi từ chỗ Phí Duật Minh về, em chẳng nhớ được gì cả, Gia Lan nói về sau không đi cùng chúng ta, cũng không rõ. Chị thế nào? Đỡ hơn chưa? Có phải là bị đau bụng không? Sớm biết thế này em đã không để chị đi. Em còn đỡ, tỉnh lại rồi cũng không bị nôn, chỉ thấy đầu đau như búa bổ, ngủ suốt cả ngày hôm qua”.

“Nọa Mễ, em còn nhớ hai chúng ta đã uống gì không?”. Khanh Khanh giấu kín chuyện tối hôm ấy, chỉ có thể nói với Nọa Mễ, “Lúc ấy Shawn có đó không?”.

“Không nhớ rõ nữa, quá nhiều người, em chỉ nhớ Dun­can đeo dây chuyền cho chị”.

Nhắc đến sợi dây chuyền ấy, Khanh Khanh bất giác sờ tay lên cổ, chỉ thấy trống trơn, lại vạch áo nhìn mấy vết cắn ấy.

Phí Duật Minh khẳng định những vết ấy là do anh để lại, tối hôm ấy không xảy ra chuyện gì. Cô cũng chỉ hiểu theo cách nói của anh. Những chuyện có liên quan đến Dun­can và Shawn đã trở thành một khoảng mơ hồ trong ấn tượng của Khanh Khanh, thứ duy nhất cô nhớ được là bó hoa tulip và thứ nước màu đỏ trong cốc thủy

tinh trong suốt.

Cảm giác sợ hãi sau đó khủng khiếp hơn nỗi hoảng sợ nhất thời. Mỗi lần ký ức chạm tới tối hôm ấy, cô lại có cảm giác chìm xuống hố sâu không đáy. Khanh Khanh cúp máy, chiếc điện thoại lại bị mẹ mang ra ngoài. Cô nhìn bầu trời đêm qua khe hở trên rèm cửa, ngồi một lúc lâu mà không nói được lời nào.

Phí Duật Minh bị đẩy ra khỏi cửa, không ai giải thích với cô, cô chỉ có thể mò tìm trong cát sỏi, có thể bước tiếp theo sẽ rơi xuống vực sâu không đáy, bản thân cô cũng không thể biết được. Hai hôm sau, Khanh Khanh trả phép đi làm. Thực ra còn hai ngày nữa là đến kỳ nghỉ Giáng sinh, quả thực cũng không có việc gì cần cô phải đến làm nhưng cô vẫn kiên quyết đi, cứng đầu cứng cổ chạy ra khỏi nhà. Hai ngày qua, Khanh Khanh cảm thấy rất ngột ngạt, bị quản thúc quá chặt, gần như quên đi mùi vị của tự do.

Là một người trưởng thành, ở trường hay ngoài xã hội cô nhận được sự tôn trọng và thừa nhận, chỉ duy nhất ở nhà, mọi người đều coi cô là trẻ con, coi cuộc tình này của cô là sai lầm, nghĩ rằng cô bị tình yêu làm cho u mê đầu óc. Lần này, mọi người đều tránh vấn đề này, ngay cả nói chuyện cũng không nói với cô. Bố Khanh Khanh chỉ mang cuốn tranh ảnh giới thiệu của đoàn du lịch về nhà, vô tình hay cố ý đặt khắp nơi trong nhà.

Tam Á Hải Nam thực sự rất đẹp nhưng trong lòng Khanh Khanh, nó không bằng một phần của Phí Duật­Minh. Suy cho cùng tình thân và tình yêu không thể đem ra so sánh được.

Trong suốt hai ngày, mọi người trong nhà giống như đang giăng lưới bắt cô vậy. Nửa đêm cô xuống nhà tìm điện thoại, không những không tìm thấy túi xách mà ngay cả điện thoại cố định cũng bị cất đi. Khanh Khanh ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, không dám công khai cãi lại bố mẹ, chỉ có thể chọn thái độ không hợp tác, nhân lúc ban ngày thím Trương đến chăm sóc

cho cô, hỏi thăm một chút về động tĩnh của mọi người trong nhà.

Vé máy bay đi Hải Nam đã đặt rồi, hộ khẩu, hộ chiếu, ngay cả chứng minh thư của Khanh Khanh đều để ở nhà, tự biết có muốn lấy lại cũng đã muộn, chỉ có thể giải quyết vấn đề bằng cách chạy trốn.

Dù ít dù nhiều trường học có thể coi là chốn tĩnh tâm, không có sự trách mắng và giám sát của người nhà, quan trọng hơn là cho dù khó tránh khỏi quyết một trận sống mái nhưng chí ít thì ở đến trường còn có cơ hội gặp mặt anh, cho dù chỉ là gọi điện thoại nói với nhau hai câu hỏi thăm cũng được.

Ba ngày không đi làm, Khanh Khanh vừa bước vào phòng học, Nọa Mễ đã đưa cho cô mười mấy tấm thiệpchúc mừng Giáng sinh và vài món quà nho nhỏ. Nhân lúc bọn trẻ ngủ trưa, Khanh Khanh ngồi trong phòngngủ mở từng tấm thiệp, mấy tấm là Phí Duật Minh gửi tới. Tấm thiếp ấm áp đáng yêu, vẽ hình cậu bé đánh chuông, không nhiều chữ, giống như là để lại giấy nhắn cho cô, viết những việc anh đã làm, dặn dò cô chú ý nghỉ ngơi, không hề nhắc một chữ nào đến chuyện ở nhà cô hôm ấy.

Lấy điện thoại của Nọa Mễ gọi điện cho anh, hình như anh đang họp, xung quanh rất ồn ào, mọi người đếu nói tiếng nước ngoài, một lúc sau yên tĩnh hẳn lên, nghe thấy tiếng bước chân của anh.

“Anh thế nào rồi?”. Khanh Khanh cảm thấy có chút xa lạ, hỏi rất khách sáo.

“Bình thường, còn em? Ba ngày không ra khỏi cửa, làm anh chờ uổng công”. Phí Duật Minh mỉm cười chến­hạo, “Tối gặp nhau được không?”.

“Không biết, buổi tối phải về chỗ bố mẹ”.

“Ừ, anh muốn nói chuyện”.

“Nói chuyện gì?”.

“Nói một số chuyện gần đây, mấy ngày hôm nay anh

đã nghĩ rất nhiều, gặp nhau rồi nói”. Anh nói rất bình tĩnh, giống như đang nói việc công, khiến Khanh Khanh cảm thấy bất an.

“Có phải hôm đó họ đã nói gì không?”.

“Cũng bình thường”.

“Anh đã đánh nhau với anh út?”.

“Cũng bình thường”.

“Vậy...”.

“Gặp nhau rồi nói, ở đâu cũng được, anh không liên lạc với em được, em nghĩ đi rồi gọi điện nói cho anh biết. Anh phải về họp đã, tối nói chuyện”. Sắp phải tắt máy rồi, gần như trong vài giây cuối cùng, anh không kìm được nói, “Nhớ em”.

Điện thoại bị ngắt sau tiếng “em” ấy, Khanh Khanh ngây người một lúc rất lâu, áp điện thoại vào tai nghe đi nghe lại.

Tình cảm của anh nồng cháy như lửa, anh không bao giờ tiếc lời khen ngợi hay những lời ngọt ngào đường mật. Đây là lần đầu tiên anh trở nên dè dặt như thế, ít nói như thế.

Trên đường đến phòng họp, khi đi qua một đoạn hành lanh bên ngoài phòng học, Khanh Khanh dừng lại nhìn ra bên ngoài, bất giác nhớ lại cảnh tượng lần đầu tiên gặp Phí Duật Minh. Cái bóng đổ dài của anh ẩn chứa sự thờ ơ, hờ hững. Nếu họ không tiếp xúc với nhau thì có lẽ cô sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu mặt bên trong con người anh. Nhưng bây giờ họ đã hiểu nhau, nếu bắt cô phải quay trở lại với khoảng cách nhìn từ xa như lúc đầu, cô tin mình sẽ không thể chịu đựng được.

Buổi chiều là buổi chuẩn bị bài giảng tập thể, giáo viên các khối đều có mặt. Vì là hội nghị cuối cùng trước kỳ nghỉ nên có người mang kẹo bánh, có người mang rượu vang, có người mang điểm tâm, không khí trong phòng họp náo nhiệt giống như một buổi tiệc trà. Những người

bình thường không gặp nhau ngồi tụm năm tụm ba, hình thức họp đơn giản và thoải mái là đặc điểm của trường quốc tế.

Khanh Khanh và Nọa Mễ ngồi trong góc, vì chuyện trước đó nên không ai dám động vào một giọt rượu,mỗi người bưng một cốc nước nóng, thì thầm bàn chuyện cuối tuần.

Cuộc họp bắt đầu, trước tiên là tổng kết công tác một học kỳ qua, đến lúc phân tổ thảo luận, các khối lớp về lớp học của mình thảo luận kế hoạch dạy học và thiết kế bảng biểu cho học kỳ sau. Khanh Khanh và Nọa Mễ ôm tài liệu về lớp, lúc đi qua phòng họp thì gặp Dun­can và mấy trợ giảng khác đi cùng nhau. Rất nhiều vấn đề không hiểu đan xen vướng vất trong lòng, Dun­can lại là người duy nhất có thể nghĩ đến tối hôm ấy. Khanh Khanh bỏ mặc buổi họp, đuổi theo Dun­can đến phòngnghỉ.

Tin đồn Shawn xảy ra chuyện đã lan đi, không thể coi là gây tiếng vang lớn, gặp những giáo viên thân quen cũng chỉ vô tình nhắc đến. Khanh Khanh mời Dun­can đến khu vui chơi trong phòng ở cuối hành lang trường mầm non, tìm bậc thềm cùng cầu trượt ngồi xuống, trực tiếp hỏi về Shawn: “Anh ta đâu?”.

Dun­can lấy giọng nói: “Chuyện tối hôm đó không liên quan đến anh ấy. Hộ chiếu của anh ấy bị giữ lại, đang phối hợp điều tra”.

“Điều tra cái gì?”.

“Những chuyện ở quán bar, tôi cũng không biết được, Shawn không phải là người như thế”. Dun­can chống tay đứng dậy, giọng nói có chút ngập ngừng, “Thực ra... dây chuyền là tôi và Gia Lan đi mua cùng anh ấy, tối hôm đó anh ấy không đến quán bar, ít ra thì cũng không đi cùng cô”.

“Vậy thì... là ai?”.

“Khanh Khanh, tối hôm đó có quá nhiều người, là ai

tôi thật sự không biết, cũng không biết rốt cuộc hai người xảy ra chuyện gì. Hầu hết giáo viên trong trường đều ở trên con phố ấy, tôi không thể nhớ tất cả mọi chuyện. Tôi và Shawn đi cùng với nhau, ban đầu là ở Is­land, sau đó là Lands. Sợi dây chuyền... đó là tấm lòng của anh ấy, lúc ấy tất cả mọi người đều có thể nhận­ra”.

“Rốt cuộc anh biết những gì?”.

Rất nhiều nghi vấn đan xen với nhau, Khanh Khanh hỏi Dun­can nhưng anh ta chỉ một mực tránh né: “Tối­hôm đó tôi cũng say, thật sự không còn nhớ rõ nữa. Những gì đã qua hãy để nó qua đi, tỉnh táo như vậy làm gì? Có điều cho phép tôi được nói một câu, Khanh Khanh, Shawn thật lòng với cô”.

Sau khi Dun­can đi, Khanh Khanh vẫn ngồi trên bậc cầu trượt. Ký ức tối hôm ấy không vì thế mà hiện lên rõ rệt, ngược lại càng trở nên mơ hồ hơn, chỉ còn lại ánh mắt của Shawn, cô đơn và quạnh vắng, lặng lẽ nhìn từ phía xa.

Khanh Khanh lại phấn chấn hẳn lên, cô vẫn băn khoăn vì những chuyện không nên lo lắng, nhưng nhữngchuyện không nên lo lắng thì không hề có một chút tiến triển nào. Để không bị ảnh hưởng từ người nhà, Khanh Khanh không đi đâu cả, trước kỳ nghỉ cô lấy điện thoại của Nọa Mễ nhắn tin cho Phí Duật Minh.

Họ bắt đầu ở trường, vậy nên trước khi bước bước tiếp theo nên quay về trường.

Phí Duật Minh đến rất muộn, Khanh Khanh ngồi trong phòng tiếp đón phụ huynh đợi anh, đợi một lúc lâu lại quay về phòng học thu dọn đồ đạc, sắp xếp phân loại những thứ không cần đến trong kỳ nghỉ, cho vào ngăn kéo khóa lại hoặc đặt về chỗ cũ. Giá sách trống trơn, những cuốn truyện mà bọn trẻ thích nhất đã được cô mang về thư viện.

Đèn ở hành lang đã tắt, chỉ còn lại phòng học của lớp mẫu giáo nhỡ vẫn sáng đèn, giống như hòn đảo cô đơn

giữa biển. Khanh Khanh đi từ tầng hai xuống, lại dừng lại bên cạnh bồn hoa lần đầu tiên gặp Phí Duật Minh. Mấy tháng đã qua, cây cối của mùa thu đã biến thành hoa cỏ mùa đông, trên đó vẫn còn điểm xuyết những thứ trang trí trong lễ Giáng sinh, nói là cây quất, thực ra cũng không phải, cành cây chỉ có mấy hạt xanh xanh cứng cứng, không thể coi là quả.

Từ xa có thể nghe thấy tiếng bước chân, bảo vệ đi kiểm tra sẽ có tiếng chìa khóa leng keng, anh thì không có, rất nhanh, rất vững, vài bước là đi hết hành lang.

Hành lang tối om, chỉ để lại chút ánh sáng hắt ra từ ô cửa kính của phòng học phía xa, cô bất giác chuyển những thứ đang cầm trên tay ra sau lưng. Một cái bóng từ từ tiến lại gần, sau đó dừng lại trước mặt cô. Chiếc hộp màu trắng trên tay anh đính chiếc nơ màu đỏ xin­hxắn.

“Chờ lâu rồi đúng không?”.

“Cũng bình thường”, cô học giọng điệu của anh lúc trưa nhưng lời nói không điềm tĩnh giống như anh.

“Đi đâu nói chuyện”.

“Nói ở đây đi”.

Trong lòng Khanh Khanh có một cảm giác trốn tránh theo bản năng, trốn chạy sự nghiêm túc của anh. Cô dựa người vào tường, đôi mắt thích ứng với bóng tối, đường nét, ánh mắt, thậm chí những nét biểu cảm nho nhỏ trên khuôn mặt của cả hai đều hòa trong bóng tối.

“Vẫn khỏe, không gầy không béo”. Anh sờ má cô, gạt những sợi tóc lòa xòa trước trán, lướt ra sau tai, khẽ véo một cái rất nhẹ.

“Hình như anh... gầy đi”.

Cô đưa tay chạm vào chỗ lõm xuống trên cằm anh, râu chọc vào lòng bàn tay cảm giác cứng cứng. Anh rất ít khi không cạo râu, cách một đêm là lại có một ít râu mọc lởm chởm, dưới cằm hiện lên một mảng xanh xanh nhạt nhạt, trông rất nam tính. Cô chỉ nhìn thấy anh như

thế một lần, hạnh phúc ngắn ngủi lần ấy giống như lấy trộm từ tay người khác vậy.

“Hôm nay bận không?”.

“Cũng bình thường, ngày kia là nghỉ rồi, từ từ dọn dẹp phòng học, để các cô lao công đến rửa đồ chơi, chắc là ngày mai hút bụi, chuyển tủ. Năm sau em chuyển bàn về phía cửa sổ, như thế có thể được sưởi nắng. Còn anh, ngoài nhớ em ra, ba ngày hôm nay anh làm gì?”.

Cô nhăn mũi, vẫn cái dáng vẻ nũng nịu trước mặt anh giống như mọi ngày.

“Anh á? Anh khá bận”. Phí Duật Minh gượng cười, cởi áo khoác vắt lên vai, cùng Khanh Khanh dựa vàotường nhìn sân vận động bên ngoài cửa sổ. Vì ở ngoại ô, khung cảnh bầu trời đêm rất chân thực, những ngôi sao lấp lánh trong đêm đông, lúc sáng lúc tối, đan xen với ánh trăng giống như một tấm màn mỏng.

“Bận gì?”.

“Bận...”. Anh gấp áo khoác lại, đặt xuống cạnh chân cùng với chiếc hộp trắng, ngồi phệt xuống đất rồi kéo Khanh Khanh ngồi lên chiếc áo ấy, để cô gối đầu lên vai mình, “Bận gặp người nhà của em, bố mẹ em, ông bà, bác trai bác gái, còn có anh út của em, bận nói chuyện với họ. Chút thời gi­an cuối cùng anh gặp Shawn. Thời gi­an còn lại đều là tăng ca, ngoài thời gi­an tăng ca là đến cửa nhà em chờ em ra ngoài”.

Anh nói giống như một trò đùa, nhưng nét mặt vô cùng nghiêm túc, không nhìn thấy một nụ cười nào.

“Có thể là vì anh nghĩ mọi việc quá đơn giản, cũng có thể những lời anh nói lúc đó có chỗ nào không thích hợp, tóm lại cả nhà em đều phản đối, tìm gặp anh hết lần này đến lần khác. Bây giờ thì anh hiểu thế nào là tùy tiện rồi. Bố em đích thân giải thích cho anh, họ nói thái độ của anh không tốt, không có trách nhiệm, không

nghiêm túc với em. Họ hỏi anh, cậu dựa vào cái gì để có thể mang lại hạnh phúc cho con gái tôi, để con gái tôi có chỗ dựa suốt đời? Ngay cả tương lai của mình cậu còn không xác định được, sao có thể đảm bảo cuộc sống sau này của Khanh Khanh? Không kết hôn đã sống cùng với nhau, sau này cậu về nước thì Khanh Khanh phải làm thế nào?”.

“Anh nói thế nào?”. Nói đến đây, thái độ lạnh nhạt của anh đã không có gì là kỳ lạ. Khanh Khanh ngẩng đầu, nhìn những đường nét trên khuôn mặt của anh, bàn tay rời khỏi bộ râu rậm rạp, đặt xuống chân.

“Lúc đầu anh thấy rất phản cảm, bởi vì ở nước ngoài chưa bao giờ gặp chuyện như thế này. Về sau anh bình tĩnh suy nghĩ những lời họ nói. Ở nước ngoài đây gọi là can thiệp, anh vốn có thể bỏ mặc không bận tâm. Nhưng suy cho cùng đây là Trung Quốc, họ là bố mẹ em. Những lời họ nói có khó nghe đến đâu thì cũng vẫn phải nghe, coi đó là sự tôn trọng tối thiểu nhất. Anh không nói gì, không muốn làm cho họ không vui. Hơn nữa những lời họ nói một số điều là sự thật. Anh vẫn chưa xác định được cuộc sống của mình, sao có thể đảm bảo cho em được”.

Dường như anh đang hỏi cô cùng một câu hỏi. Câu trả lời của Khanh Khanh rất đơn giản: “Anh đừng nóin­hư thế. Em... em không bận tâm”.

“Sự thật là sự thật, không có gì phải phủ nhận cả. Tuy anh đã ba mươi hai tuổi nhưng cuộc sống vài năm sau này đều không suy nghĩ rạch ròi từng bước từng bước một. Anh không muốn tạo cho mình quá nhiều áp lực. Bố mẹ em nói rất đúng”.

“Họ không hề có ác ý. Họ... họ lo lắng cho em. Anh đừng nghĩ đến những cái khác, thật sự bố em không có ý gì khác”.

“Thật sao?”. Phí Duật Minh thở dài, lấy bao thuốc trong túi, lấy một điếu ngậm trong miệng nhưng không châm lửa, “Có lúc anh thật sự không muốn nghe nữa,

đặc biệt là những lời nói của anh út và ông nội của em, thật đấy”.

“Anh út và ông nội, họ đã nói những gì?”.

“Ông nội của em thật sự rất bảo thủ, hình như người nhà em ai cũng như thế cả. Ông ấy không nói gì cả, nói một đống cổ văn, anh cơ bản không hiểu một từ nào cả, nói rồi hỏi anh những câu ấy có ý gì, hỏi anh có thể làm như thế không. Anh nói anh không làm được, bởi vì anh không hiểu ông muốn anh làm gì. Sau đó là anh út của em, có lúc anh ta rất vô lý, chỉ muốn thách thức động chân động tay, thực ra anh không sợ động tay, chỉ nghĩ đánh nhau cũng chẳng có ý nghĩa gì. Anh và em ở bên nhau, vốn dĩ nên chung sống hòa thuận với người nhà em. Nhưng bây giờ lại giống như kẻ địch vậy. Anh không thoải mái, em cũng không thoải mái, đúngkhông?”.

Khanh Khanh có thể cảm nhận được rất rõ Phí Duật Minh đã phải chịu đựng sự đả kích. Anh vốn là người theo chủ nghĩa nam quyền, là người không bao giờ chịu thua, không biết đã bị câu nói nào chạm vào nỗi đau mà nói những lời ấy trước mặt cô, nói xong rồi lại là một tràng thở dài.

“Họ nói gì anh, anh đừng để bụng. Chúng ta sẽ cố gắng, em đi nói với họ, em thuyết phục họ từ từ chấp nhận chúng ta”. Cô nắm tay anh, đặt lên mặt mình. Hai bên má của cô vẫn rất lạnh. Lòng bàn tay của anh vẫn ấm áp như xưa. Anh vòng tay ra sau lưng ôm cô vào lòng. Anh là chỗ dựa của cô, một chỗ dựa đặc biệt có thể khiến cô an tâm đến lúc lìa xa cõi đời.

“Biết câu nói nào đả kích anh nhất không?”.

Cô lắc đầu, im lặng không nói gì.

“Trước khi đi ra khỏi cửa ông nội em nói: Anh Phí, Khanh Khanh nhà chúng tôi chắc chắn có thể xứng với người tốt hơn anh, thích hợp hơn anh. Tôi hy vọng anh nghiêm túc suy nghĩ ý của chúng tôi, nhanh chóng cho chúng tôi câu trả lời”.

“Ông nội em nói như vậy?”.

“Đúng, ông ấy nói như vậy. Anh không trách ông ấy, với lập trường của ông ấy thì có lẽ buộc phải nói như vậy. Nhưng anh không phục, lẽ nào anh không xứng với em, không đủ tốt, không đủ thích hợp? Anh có chỗ nào không tốt, chỗ nào không thích hợp? Vì nhà anh không ở đây, anh lớn lên ở nước ngoài, tiếng Trung không được tốt sao? Những mặt khác, công việc của anh, gia đình anh, anh không nghĩ ra anh có chỗ nào không bằng người khác, mà khiến em phải đi tìm người tốt hơn anh, thích hợp hơn anh. Hơn nữa chúng ta đến với nhau, hợp hay không hợp là chuyện của chúng ta, những điều kiện bên ngoài kia quan trọng đến thế sao? Anh nghiêm túc với em, thật lòng với em, hoàn toàn không phải trên thế giới này không có người tốt hơn em, thích hợp với anh hơn em. Nhưng anh không cần người khác, anh cần em, em hiểu không?”.

“Em hiểu”. Cô biết đã làm tổn thương lòng tự trọng của một người đàn ông trong anh, từ đó mà nảy sinh nghi ngờ về tình cảm của cả hai. Nếu nói anh không phải là người “tốt hơn, thích hợp hơn” của cô thì điều đó cũng có nghĩa cô không phải là của anh. Chỉ nghĩ như vậy Khanh Khanh đã thấy buồn. Dù sao thì trong tình cảm, ai cũng hy vọng mình là người tốt nhất, thích hợp nhất, muốn có được nhất và không thể thay thế.

Nhưng nghĩ lại, cô lại không hiểu những lời nói ấy. Nếu hoàn toàn phản đối, mọi người trong nhà không cần thiết phải tìm gặp anh nói chuyện. Dù nói nhiều đến đâu, “vết thương chai sạn” vì không được thừa nhận của anh vẫn không thay đổi.

“Ngoài những lời nói đó họ còn nói gì nữa? Ông nội em bảo anh trả lời điều gì, ép anh chia tay với em sao?”.

Nghe cô hỏi như vậy, anh bỏ điếu thuốc trên miệng xuống, gượng cười lắc đầu.

“Thế thì là gì?”.

“Hoàn toàn ngược lại”. Phí Duật Minh thở dài, khoác vai Khanh Khanh, hôn lên trán cô, một nụ hôn rất khẽ. Trong không khí không hề có mùi khói thuốc, mà từ từ nồng nặc trong mũi cô, sau đó là giọng nói khàn khàn của anh, “Họ muốn anh lập tức kết hôn với em, hỏi anh đồng ý hay không đồng ý”.

Quá đột ngột, Khanh Khanh hoàn toàn sững sờ, nhiệt độ cơ thể nhanh chóng xuống thấp rồi lại nóng rực lên, tim đập thình thịch giống như treo một mũi dao không lên không xuống. Bờ môi áp vào trán cô không hề ấm áp, dường như trên hành lang có một cơn gió lạnh gào rít. Khanh Khanh muốn hỏi anh nhưng lời nói đến miệng lại dừng lại. Rất lâu sau đó, hai người chỉ dựa vào nhau như thế. Cô bất giác nắm thứ gì đó trên người anh, không biết là áo khoác hay là bàn tay của anh.

Đợi đến khi dây tơ lòng sắp đứt, cô mới rụt rè hỏi, giọng nói nhỏ đến nỗi không thể nhỏ hơn được nữa: “Anh... đồng ý rồi sao?”.

Giọng nói quá nhỏ, hình như anh không hề nghe thấy, cũng không trả lời, chỉ ngồi ở đó, nhìn ra ngoài cửa sổ. Lâu đến nỗi Khanh Khanh gần như quên đi trước đó họ đã nói những gì, đến tận khi hơi lạnh trên sàn nhà xuyên qua lớp áo phía dưới truyền đến tay chân của cô, giọng nói của Phí Duật Minh mới vang lên rõ rệt một cách kỳlạ.

“Anh không”. Anh nói bằng tiếng Trung, rất ngắn, gần như không thể coi là một câu.

Chỉ với hai tiếng, rất rõ ràng mạch lạc, cô nghe mà thấy lòng nhói đau. Anh lại dựa thẳng người về chỗ cũ, giữ một chút khoảng cách với cô, buông tay ra, gạt những lọn tóc trên trán cô. Khanh Khanh tránh rất nhanh, những giọt lệ sắp trào ra khỏi khóe mi của cô. Cô ngoảnh mặt đi không nói gì, lúc ngoảnh mặt lại khuôn mặt gượng mang một chút bình thản, nhưng Phí Duật Minh vẫn nhìn thấy hai giọt nước mắt lăn xuống hai bên má của cô.

“Khanh Khanh, kết hôn là chuyện của anh và em, anh không muốn bất kỳ người nào can thiệp, cũng không chấp nhận cái cách của gia đình em. Cơ sở của hôn nhân không phải là ép buộc mà là tin tưởng lẫn nhau, có trách nhiệm và tình yêu. Quyết định này chỉ có hai chúng ta có thể làm được, làm một cách lý trí. Bây giờ anh không thể quyết định, hoàn toàn không phải anh không yêu em, chỉ vì quyết định như thế này thì thật sự quá vội vàng. Thời gi­an chúng ta yêu nhau quá ngắn ngủi, không đủ để... tóm lại, trước khi chúng ta chưa chuẩn bị cho chuyện kết hôn, có thể không nói đến vấn đề này được không? Anh không muốn chung sống với em dưới áp lực của chuyện kết hôn. Anh yêu em, nếu chúng ta có thể sống cùng với nhau thì đến một ngày tự nhiên sẽ kết hôn, chẳng phải sao?”.

Khanh Khanh rất muốn hỏi lại một câu: Nếu không phải như anh nói thì sao?

Cô vẫn chưa kịp có quá nhiều mơ tưởng về hôn nhân, lần đầu tiên đi lướt qua với cái từ đẹp đẽ này, nhưng lại chỉ có cảm giác đau lòng. Cô dựa vào cái cây màu xanh sau lưng, bím tóc mắc vào quả cầu Giáng sinh trên đó, cảm thấy đau. Nỗi đau ấy vài giây là qua đi, những nỗi đau mà lời nói của anh để lại trong cô thì rất lâu không thể xua đi được.

Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau mà không hôn, không ôm nhau nồng nàn. Anh kéo cô đứng dậy, khoác vai cô, áp mặt vào trán cô, giống như một người anh, hoặc giống với nghi thức chia tay.

Khanh Khanh lặng lẽ đứng trước mặt anh, không tìm thấy sự ngọt ngào trước đây, cảm giác với tình yêu trở nên mơ hồ nhưng chí ít thì vẫn còn rất lưu luyến anh. Cô nhón chân chủ động hôn vào má anh, đưa tấm thiệp Giáng sinh giấu sau lưng ra trước mặt anh, cố gắng kìm nén những giọt nước mắt đang trào dâng.

Cô không thể khóc, chí ít thì không thể khóc lúc này.

“Mer­ry Christ­mas!”.

“Mer­ry Christ­mas!”. Anh cầm chiếc hộp trắng dưới đất đặt vào tay cô, hiếm khi hiểu ý mỉm cười. Nụ cười ấy rất ấm áp.

Hai người vẫn nắm tay nhau đi ra khỏi trường, bảo vệ chào họ theo thói quen nhưng họ không nghe thấy.

Anh đưa cô đến cổng Cham­pagne Town, trên đường về họ nghe đĩa CD Dream­ing Of An­drome­da. Lần đầu­tiên hẹn hò, anh cũng bật bài hát này trên xe. Đằng sau những nốt nhạc điện tử bay bổng, thực ra gi­ai điệu có chút bi thương.

Lúc xuống xe, Khanh Khanh muốn nói tạm biệt, nhưng lại sợ bật khóc, chỉ có thể không từ mà biệt. Anh chặn cánh tay mở cửa của cô, ngả người về phía cô, vòng tay ôm cô từ phía sau, áp người vào lưng cô. Anh không nói gì, cũng không chịu buông tay. Hơi thở xuyên qua lớp áo khiến một mảng da thịt trên lưng cô cũng nhói đau.

Nhưng cuối cùng vẫn phải về nhà. Khanh Khanh chạy qua đường. Gió lạnh thổi bay váy của cô, chiếc áokhoác đã để quên ở lớp nhưng anh không hề để ý.

Ngày thứ hai của kỳ nghỉ Giáng sinh, bầu trời mịt mù, sau những đám mây là những tầng mây khác. Khanh Khanh cùng ông bà bay đến Hải Nam vào cái ngày lạnh nhất của mùa đông.

Chương 20 : Chia tay, mối quan hệ vừa gần vừa xa

Bầu trời ở Hải Nam không còn mịt mù nữa, trời cao và trong xanh, ánh nắng chan hòa ấm áp, có lúc ngay cả một đám mây cũng không tìm thấy. Ba ngày liền, Khanh Khanh mang thảm, kính râm và kem chống nắng ra bãi biển nằm cả ngày.

Phần lớn thời gi­an cô chỉ ngắm nhìn bầu trời hoặc đường nối liền giữa trời và biển, không nghĩ gì cả. Nhìn lâu rồi, dần dần mất đi phương hướng, đắm chìm trong khoảng xanh tĩnh lặng.

Cô sinh ra ở thành phố, lớn lên ở thành phố, hai mươi tư năm chưa một lần sống gần biển. Khi người khác không kìm lòng được lao về phía biển, đùa nghịch với những cơn sóng thì cô lại ngồi yên, tay nắm một nắm cát, nằm xuống để mình chìm trong tĩnh lặng. Thậm chí cô còn không thay một bộ quần áo hẳn hoi nên mặc khi ra biển, chỉ đi chân đất, để cho bờ cát mịn màng lướt qua lòng bàn chân.

Hầu hết thời gi­an cát đều nóng rát, sau hoàng hôn, nó mới giảm nhiệt độ, nhưng nỗi đau trong lòng cô thì vẫn đang tiếp diễn, xung quanh vết thương đã kết một tầng vảy mỏng. Đó là lớp màng bảo vệ khi không chạm vào có thể tạm thời quên đi đau đớn.

Nỗi đau cần thời gi­an chữa trị, giống như mọi người trong nhà hy vọng, khoảng cách sẽ khiến cô nguội lạnh. Có lúc quá lạnh, không khóc cũng không cười, chỉ ngây người ngắm nhìn sóng biển vỗ bờ.

Khóc lóc là biểu hiện của sự yếu đuối, quan trọng hơn là ngoài hao tổn sức lực và tinh thần, nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi mối tình xuyên quốc gia này bắt đầu, cô chưa từng nghĩ đến sẽ có nhiều vấn đề như vậy. Sau khi trải qua, tuy không thể tĩnh tâm trở lại nhưng ít ra cũng không làm tăng thêm nỗi đau cho mình một cách vô ích. Dù sao thì họ vẫn chưa chia tay, chỉ có gần ba

tuần không gặp mặt mà thôi.

Ông bà nội rất ít khi làm phiền Khanh Khanh. Họ cảm nhận được tâm trạng chán nản và muộn phiền của cô, biết cô cần một khoảng thời gi­an ở một mình. Thỉnh thoảng hứng lên, cô sẽ xách xô giống như một đứa trẻ con đi dọc bờ biển nhặt vỏ sò, nhưng số vỏ sò nhặt được thì ít đến đáng thương, có lúc thậm chí chỉ có một con ốc mượn hồn bé xíu và mấy mảnh sò vụn vặt. Nếu có người hỏi đến, cô sẽ tươi cười nói kết quả hoàn toàn không quan trọng, tận hưởng niềm vui khi nhặt vỏ sò là được. Có lúc, cô còn trốn sau tòa lâu đài cát mà người ta vứt bỏ trên bờ biển ngồi suốt một buổi chiều, lấy một cuốn truyện che mặt. Lúc hoàng hôn, ông bà nội tìm cô, cô nhanh chóng ló mặt ra sau cuốn truyện, nở một nụ cười an ủi, sau đó cùng ông bà nội đi một quãng đường rất dài. Một mình cô đi sau họ, đi được một đoạn lại dừng lại, đợi đến khi họ ngoảnh đầu lại gọi cô, cô mới chạy vài bước đuổi theo, sau đó lúc ăn bữatối, cô lại thốt lên một câu: Một người không gì là không thể làm, chỉ có điều cảm giác hai người nắm tay nhau thì sẽ càng vui hơn.

Nói đến những cảm xúc nho nhỏ này, cô lại nở nụ cười, không phải vì cô vui đến thế mà cô đang cố gắng để cho những người bên cạnh mình không lo lắng. Trong lòng Khanh Khanh chất chứa biết bao tâm sự,càng ngày cô càng ít nói, chỉ giấu mình trong sự thầm lặng. Những trận khóc lóc ầm ĩ mà ông bà tưởng tượng trong ba ngày đầu đến Hải Nam đều không xuất hiện. Thời gi­an cô ngồi một mình bên bờ biển càng ngày càng dài, có lúc trời tối, nhìn ra ngoài cửa sổ vẫn thấy cô nằm trên bãi cát, quay mặt về phía biển, ngắm nhìn bầu trời.

Bầu trời Hải Nam càng đẹp hơn khi về đêm, những vì sao nhấp nháy giăng kín bầu trời, to hơn, sáng hơn những vì sao trên bầu trời đêm ở thành phố. Lúc trời nắng đẹp, Khanh Khanh lại tắm mình trong gió biển

ngồi bên bờ biển ngẩng đầu tìm các chòm sao. Lúc ấy, cô không phải giấu đi nỗi thương cảm của mình mà để cho nó bộc lộ ra ngoài. Thỉnh thoảng có một hai giọt nước mắt ngấn lên trên khóe mắt, không lâu sau bị gió biển thổi bay đi.

Không phải Khanh Khanh không muốn khóc một trận thỏa thích. Đêm đến, cô thường đi ra ban công củakhách sạn, dựa người vào lan can, ngắm nhìn những hình bóng thưa thớt trên bãi cát, sau đó mơ tưởngkhoảng thời gi­an họ đã từng nắm tay nhau trải qua.

Bốn tháng, quả thực quá ngắn ngủi.

Sau khi trải qua cô mới phát hiện quá trình tốt đẹp không có nghĩa là kết cục cũng hoàn mỹ. Nhưng ít ra, quá trình cũng là một sự hưởng thụ, hai người cùng nắm tay bước đi sẽ vui hơn một người cô đơn lẻ bóng. Trong khoảng thời gi­an ở một mình, Khanh Khanh nhớ Phí Duật Minh đến phát điên. Mười mấy tiếng tỉnh táo cô đều gặm nhấm từng khoảnh khắc, từng dư vị mà mình đã cùng người ấy trải qua. Cô không thể gạt anh ra khỏi tâm trí của mình hoặc xóa đi những ký ức về anh, bởi vì dấu ấn quá sâu sắc, giống như nỗi đau mà anh để lại cho cô tối hôm ấy.

Vì thế đằng sau sự kiên cường giả tạo, mỗi khi nghe thấy giọng nói của anh cô lại không thể kiềm chế được bản thân, lại rơi nước mắt. Sau buổi tối chia tay nhau ở Cham­pagne Town, ngày nào anh cũng gọi điện cho cô vào một giờ cố định, ban đầu cô thường chờ cho chuông điện thoại kêu bốn năm phút, gần như sắp cúp máy mới nghe điện thoại, cũng không nói gì, nghe anh nói hai tiếng “Khanh Khanh” cô đã nước mắt nhạt nhòa. Về sau, quen với sự ân cần hỏi han của anh, cô sẽ nhấc điện thoại khi nó vừa mới đổ hồi chuông đầu tiên.

Vài ngày ngắn ngủi, họ cầm điện thoại mà không biết phải nói gì, rất nhiều lúc cả hai đều im lặng nghe nhịp thở của nhau. Họ đều cảm thấy cả hai đang dần trở nên xa lạ, hoặc khoảng cách thực sự đã khiến họ có sự xa

cách.

Suy cho cùng hôn nhân là một từ tương đối nhạy cảm. Với những người chưa kết hôn mà nhắc đến nó, nếu không phải là niềm vui trong mơ tưởng thì chắc chắn sẽ là sự khó xử theo kiểu cò cưa. Khanh Khanh chưa bao giờ tham vọng có thể lập tức kết hôn với Phí Duật Minh. Trong mấy ngày ngồi một mình suy nghĩ viển vông, cô cũng nhận ra mình chưa chuẩn bị cho chuyện kết hôn. Hai tư tuổi, sự nghiệp vừa mới bắt đầu đã bước chân vào hôn nhân dường như là một quyết định nóng vội. Cô không hề trách cứ mọi người trong nhà vì những hành động của họ, suy cho cùng cũng là vì nghĩ đến hạnh phúc của cô. Nhớ lại ban đầu lúc chần chừ đi đi lại lại trước cửa căn hộ của anh, không biết có nên vào hay không, hình như đã đoán trước được họ sẽ không đơn giản chỉ có tình yêu, dù ít hay nhiều cũng phải trải qua đau khổ. Anh từ chối rất kiên quyết, liệu có phải có nghĩa là anh không còn yêu? Anh nói không phải, côcũng không biết.

Dù sao thì quyết định ấy cũng làm tổn thương đến lòng tự tôn của cô và niềm tin với anh, với mối tình này. Khanh Khanh không thể không thừa nhận, tình yêu xuyên quốc gia đến bước này không còn tuyệt diệu đến mức bị hạnh phúc làm u mê đầu óc. Sự xâm nhập của hiện thực khiến tất cả những gì tốt đẹp dần dần tan biến, khiến cô buộc phải bình tĩnh để đối mặt, để suy nghĩ nghiêm túc về con đường có anh hoặc không có anh trong tương lai. Những cuộc điện thoại bắt đầu trong nước mắt nhanh chóng bị ngắt bởi sự im lặng của cả hai. Trong ba bốn ngày họ nói với nhau không quá mười câu. Anh vẫn không kìm lòng được nói một câu gì đó có thể làm cô rung động vào những giây cuối cùng, có thể là “Dạo này khỏe không”, cũng có thể là “Nhớ em”, vì không nhận được sự hồi đáp của cô nên về sau anh cũng không nói nữa, chỉ đặc biệt dặn dò một câu “Chú ý giữ gìn sức khỏe”.

Khanh Khanh cúp máy, quay ra ban công hứng gió biển, thưởng thức cảnh đẹp bên bờ biển. Khi màn đêm­lắng xuống chỉ còn một màu xanh đen đặc, tất cả mọi thứ bên bờ biển đều hòa vào tiếng sóng vỗ bờ, đánh vào nơi yếu mềm nhất trong trái tim của cô, mài mòn rồi lại đắp thành hình bóng của anh.

Khanh Khanh bắt đầu viết nhật ký, từ lúc tốt nghiệp ba năm trước cô đã ghi chép lại những chi tiết nhỏ nhặt, niềm vui hay khoảnh khắc thương cảm trong cuộc sống, công việc, giống như đang viết một cuốn hồi ký, có trẻ con, giáo viên, trợ giảng, Shawn nhưng không có Phí Duật Minh. Có người đã từng nói, khi người ta bắt đầu nếm trải hồi ức thì chứng tỏ trái tim đã già đi, còn hồi ức của Khanh Khanh, mỗi khi viết đến buổi sáng lần đầu tiên gặp Phí Duật Minh ở hành lang cô lại đột ngột dừng lại. Cô vẫn chưa có đủ dũng khí để tìm về với quá khứ có hình bóng của anh.

Bởi vì cô cho rằng họ vẫn chưa kết thúc.

Lễ Giáng sinh đã qua đi trong khoảng thời gi­an thầm lặng ấy. Vì không phải là kỳ nghỉ của Trung Quốc, du khách ở Tam Á không nhiều. Trên bãi biển đêm vắng vẻ, trong những con phố không ồn ào, Khanh Khanh một mình tận hưởng nỗi cô đơn xa xỉ. Sau khi ông bà nội yên tâm để cô bắt xe đi ra ngoài, Khanh Khanh thuê một chiếc xe ba bánh nhỏ, lên xe là đi cả ngày. Sáng sớm bắt xe đi, chưa chắc buổi tối đã quay lại. Cô bảo người kéo xe đưa cô đi dọc qua những con phố xa lạ, những tấm biển xa lạ, những cửa hàng xa lạ, những con người xa lạ và thành phố xa lạ. Nỗi đau giằng xé con tim nhạt dần, cùng với cô hòa vào một góc phố nào đó trong thành phố.

Người kéo xe là một phụ nữ Hải Nam bình thường, dựa vào nghề kéo xe kiếm tiền nuôi gia đình, chồng ở nhà chăm sóc con cái lo liệu việc nhà. Đó là một người phụ nữ rất tháo vát, chân tay đều có vết tích của gió biển, mỗi khi cười trên má lại hằn lên những nếp nhăn, thực ra cô ấy vẫn chưa đến bốn mươi tuổi.

thực ra cô ấy vẫn chưa đến bốn mươi tuổi.

Cô ấy đưa Khanh Khanh đến những nơi không có du khách theo yêu cầu của cô, có lúc dừng lại ở một con phố, giới thiệu với Khanh Khanh mấy cửa hàng rất hay để cô đi dạo, thưởng thức. Còn cô ấy thì ngồi trong xe chờ mấy chục phút, uống trà mát trong bình nhựa. Ngày nào Khanh Khanh cũng mang cho cô ấy một cốc nước dừa. Cô ấy là người rất thật thà, lần nào cũng ngoài cảm ơn là lại tìm cách từ chối.

Hai hôm sau, Khanh Khanh bắt đầu học những chủ quán nhỏ gọi cô ấy là chị A Nghĩa, ngồi trong xe nghe chị ấy nói chuyện.

Lúc đạp xe chị A Nghĩa thích nói chuyện, cũng thích đội một chiếc khăn màu sắc lòe loẹt. Chiếc khăn ấy khiến Khanh Khanh nhớ đến chiếc váy bo­heimieng theo phong cách Gyp­sy của mình. Sau khi đến Hải Nam, cô thay đổi mặc quần, quần dài, quần ngố dài, quần ngố ngắn, quần bò, quần ka­ki, nhưng không mặc váy. Khanh Khanh mua một chiếc khăn hoa trên hàng rong bên bờ biển, học cách của chị A Nghĩa quàng lên đầu, buộc vào dưới bím tóc. Thậm chí cô còn muốn cắt bím tóc dài mà mình đã nuôi suốt mấy năm, cầm kéo lên nhưng không nỡ cắt, lại đặt xuống.

Tiếng phổ thông của chị A Nghĩa không tốt nhưng chị rất nhiệt tình. Chị đạp xe nói với Khanh Khanh rất nhiều chuyện gia đình, Khanh Khanh chỉ có thể hiểu được một nửa nhưng vẫn thích nghe chị nói, đặc biệt là chị nói về A Nghĩa và con gái mình, nói đến họ hàng thân thích ở dưới quê. Chị A Nghĩa thường gọi A Nghĩa là “gã người chết của tôi”, nhưng mỗi tối sau khi đi làm về lại mua cho A Nghĩa chút đồ nhắm rượu, mua ít hoa quả tươi về nhà.

Khanh Khanh đứng trước cửa khách sạn, nhìn chị A Nghĩa và chiếc xe ba bánh chở đầy hàng hóa của chịbiến mất trên con đường.

Làm việc vất vả cũng là sống, nhẹ nhàng thoải mái

cũng là sống, mỗi người có hạnh phúc riêng của mình. Chị A Nghĩa thường vừa đạp xe vừa dùng tiếng dân tộc đọc những bài ca dao của vùng đất mà chị đang sống. Khanh Khanh ngồi sau im lặng lắng nghe, cảm thấy bờ vai đẫm mồ hôi và chiếc áo ướt đầm của chị thấm đầy hạnh phúc, niềm hạnh phúc rất chân thực - ở nhà có một người đàn ông chuẩn bị cơm canh chờ chị về nhà, về đến cửa con gái lại mang cho mẹ một cốc nước mát, cho dù mép chiếc cốc sứ đã sứt sẹo.

“Người thành phố các cô không giống chúng tôi. Ở chỗ chúng tôi phụ nữ tất bật vất vả, đàn ông đánh bài uống trà, gã người chết của tôi thì đỡ hơn, chăm con nấu cơm, tôi ra ngoài cũng có thể yên tâm. Các cô ở đây mấy ngày nữa? Nhìn cô cũng không giống như đến đây chơi, không thích những chỗ ồn ào”. Hoàng hôn, chị A Nghĩa đưa Khanh Khanh về khách sạn, lúc tạm biệt lấy trong thùng gỗ nhỏ trên chiếc xe ba bánh mấy gói dứa khô nhét vào tay cô, “Cái này cho cô, cô bao xe của tôi hơn một tuần, tôi cũng không có thứ gì ngon tặng cô”.

Những nếp nhăn sương gió trên mặt chị A Nghĩa ẩn chứa chút mãn nguyện chân thực, khiến Khanh Khan­hcó chút lưu luyến.

“Qua tết Dương lịch, tuần sau là về rồi, cảm ơn chị”.

“Khách sáo gì chứ, đợi đến tết Dương lịch á? Đến bờ biển xem bắn pháo hoa đi. Tết Dương lịch rất náo nhiệt, ngày bình thường không thể sánh được, nhất định phải đi xem, thế mới gọi là đẹp. Hôm ấy tôi không nghỉ, nếu cô muốn gọi xe, có thể gọi điện cho tôi”. Chị A Nghĩa ngồi lên xe, nắm vào ghi đông, bỏ chiếc khăn đội đầu xuống. Chị ấy cũng có bím tóc dày vắt sau lưng, buộc một chiếc chun buộc tóc bằng nhựa. Chị ấy mới có ba mươi tám tuổi nhưng hai bên tai đã lấm tấm rất nhiều tócbạc.

“Nhất định rồi, nếu đi sẽ gọi xe của chị”. Khanh Khanh ôm túi dứa khô, ngoài tiền bao xe, đưa thêm cho

chị A Nghĩa mấy chục tệ.

“Cảm ơn nhé! Khanh Khanh cô cũng đừng làm khổ mình, phải vui tươi lên, người khác nhìn mới thấy thích, ngày tháng mới qua đi vui vẻ. Có rất nhiều chuyện đã qua rồi thì cho qua đi, đừng nghĩ nhiều làm gì. Cô xem tôi đạp xe bảy tám năm nay rồi, trước đây làm việc trong xưởng, gã người chết của tôi chẳng phải vẫn ở nhà hưởng phúc, đều là do tôi nuôi, nếu chán thì tôi đã sớm chán đến chết rồi. Con cái phải đi học, phải xây nhà, có cái gì là không cần tiền đâu? Không phải ngày nào đạp xe cũng vui vẻ! Sống là phải lạc quan lên một chút”.

Chị A Nghĩa đạp được vài bước, ngoảnh đầu lại vẫy tay, chiếc khăn vắt lên vai bị gió thổi tung, bay bay trong gió, trông rất đẹp.

Khanh Khanh tạm biệt chị A Nghĩa, kết thúc những tháng ngày lang thang, quay về khách sạn, ngày nàocũng theo ông bà đi chùa thắp hương, buổi tối xem phim truyền hình của đài trung ương. Tối nào bố mẹ Khanh Khanh cũng gọi điện thoại đường dài, hỏi thăm tâm trạng của con gái. Mẹ Khanh Khanh hơn hai mươi năm không sửa được thói quen nói nhiều nhưng lần này lại trở nên rất thận trọng, nói gì cũng thích thêm một câu “Thất Thất không có gì không vui chứ?”.

Cô có gì không vui sao?

Khanh Khanh tải những bức ảnh chụp phong cảnh bên bờ biển lên Face­book, thay đổi thông tin, viết hai câu liên quan đến chuyến đi. Trong mục trạng thái tình cảm cá nhân, cô vốn định sửa lại là “đang hẹn hò” nhưng nghĩ một lúc lại không sửa, vẫn để là độc thân. Khanh Khanh lướt một lượt danh sách bạn bè, cuộc sống của mỗi người đều thiên biến vạn hóa, trước đây một kiểu, sau này một kiểu khác, rất nhiều bạn thay avatar, rất nhiều người khóa thông tin của mình.

Trong đầu Khanh Khanh lóe lên một ý nghĩ, cô nhập tên Phí Duật Minh trong mục tìm kiếm, chuột chỉ vào nút tìm kiếm nhưng một lúc rất lâu vẫn không quyết định

được là có nhấp chuột hay không. Cô ra ngoài ăn hoa quả, lúc quay lại nhìn thấy dứa khô mà chị A Nghĩa tặng, liền lấy vài lát ngâm vào nước.

Màn hình đã tối đen, cô chạm tay vào chuột, màn hình bật sáng, ngón tay do dự một lúc nhưng rồi vẫn ấn. Face­book bắt đầu tìm kiếm, tên của anh ở trang hai, avatar là hình chiếc xe Hum­mer.

Khanh Khanh mở phần thông tin của anh với tâm trạng rất phức tạp, trường anh tốt nghiệp, thể loại nhạc anh yêu thích, bộ phim anh yêu thích, sau đó mới chú ý đến trạng thái tình cảm của anh.

Thời gi­an đăng nhập lần cuối cùng là một tuần trước, trạng thái tình cảm vừa mới thay đổi, từ đang yêu chuyển thành đã tìm được bạn đời.

Khanh Khanh vẫn chưa đóng Face­book của anh thì chiếc điện thoại trên bàn đổ chuông, đèn báo cuộc gọi đến nhấp nháy, lại là thời gi­an anh gọi điện mỗi ngày, đổ hai hồi chuông thì Khanh Khanh nhấc máy.

“A lô”, cô gấp lap­top lại, lấy nhật ký, giở đến trang lần trước đang viết dở, câu cuối cùng là “Buối sáng ngày hôm ấy”. Nếu không có buổi sáng ấy thì rất nhiều chuyện đã không xảy ra. Dường như họ đã được định sẵn sẽ phải gánh chịu kiếp nạn của cuộc tình này. Khanh Khanh vạch đầu bút, xoẹt một đường trên giấy.

“Tết Dương lịch có về không?”. Anh hỏi.

Đã lâu lắm rồi họ không gặp nhau, lại sắp đến ngày anh phải về châu Âu, điện thoại không nhiều, tin nhắn thì hầu như không nhắn, sẽ đón năm mới như thế nào Khanh Khanh cũng chưa nghĩ đến.

“Không về”.

“Lúc nào phải đi dạy?”.

“Mùng bốn tháng một”

“Vậy... lúc nào quay lại?”.

“Vẫn chưa quyết định”.

Thực ra đã đặt vé máy bay về nhưng Khanh Khanh không muốn nói cho anh biết, sợ anh đến sân bay, cũng sợ anh sẽ không đến. Nếu anh đã hy vọng tất cả không phải là “ép buộc” thì Khanh Khanh cũng chỉ có thể thuận theo tự nhiên.

Hai người không còn gì để nói. Nhịp thở của anh nặng nề, nhịp thở của cô liên miên, bối cảnh vẫn là bản nhạc Dream­ing of An­drome­da mà cả hai đã quen thuộc, đoạn nhạc dạo xuất hiện âm thanh lanh lảnh.

“Khanh Khanh”.

“Gì ạ?”.

“Những lời anh nói hôm ấy không phải như em nghĩ”.

“Em nghĩ gì?”.

“Liên quan đến kết hôn, liên quan... tóm lại, có lẽ em không hiểu”.

Khanh Khanh viết bốn năm lần câu “Buổi sáng ngày hôm ấy” trên cuốn sổ, không còn chỗ viết nữa, thế nên cô đặt bút xuống, hít một hơi thật sâu.

“Phí Duật Minh... anh muốn...”.

Lắng đọng suốt hơn hai tuần, cô gần như quay về điểm xuất phát. Đây là lần đầu tiên cô muốn bộc lộ lòng mình qua điện thoại, nhưng lại không có dũng khí nói hết câu.

“Em muốn...”. Anh dò hỏi, nói đến cuối giọng nói trở nên dập dềnh bất ổn, “chia tay?”.

Tuy cách xa muôn núi ngàn sông, giọng nói của cả hai vẫn thân thuộc, nhưng lời nói thì lại rất xa lạ. Cô nhắm mắt là có thể tưởng tượng khuôn mặt ấy, khuôn mặt trong khoảnh khắc vui vẻ nhất đã từng ở rất gần trái tim của cô.

Khanh Khanh thấy hai mắt cay cay, chiếc bút rơi xuống đất.

Thực ra cô muốn hỏi: Anh muốn lấy em không?

Khanh Khanh lập tức tắt máy, ngay cả lời tạm biệt

cũng không nói, nhấn nút tắt máy rồi chạy ra khỏiphòng.

Ông bà nội đang xem ti vi trong phòng, ti vi bật rất to, cho dù trốn trên ban công cô vẫn có thể nghe thấy được. Khanh Khanh đeo tai nghe, nghe đi nghe lại một bài hát nhưng lại không hiểu một câu nào trong lời bài hát. Cô cũng học giọng khàn khàn của ca sĩ ngâm nga một hồi, đóng cửa ban công, hét mấy câu về phía bãi cát nhưng tiếng hét rất nhỏ.

Cô không dám hét thật to những câu ấy, cho dù có hét to đến đâu thì một người ở thành phố khác như anh tuyệt đối sẽ không nghe thấy. Đáp lại cô chỉ có sóng biển vô biên.

Vầng trăng trên bầu trời đêm bị những đám mây che lấp, gió biển nắng nóng không xua đi được nỗi muộn phiền chất chứa trong lòng Khanh Khanh. Cô đứng trên ban công rất lâu, quá nửa đêm mới về phòng ngủ.

Sáng hôm sau, ánh nắng mặt trời vẫn rực rỡ như thế. Khanh Khanh nằm trong phòng ngủ mà cứ mơ mơ màng màng, giống như đã ngủ say, nhưng lại giống như đang tỉnh. Cô thò đầu ra khỏi chiếc gối lún sâu, nghe thấy tiếng nói chuyện ở phòng ngoài, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng cười vui vẻ, pha lẫn với giọng trêu đùa của Mục Tuần. Rất nhiều thứ kỳ quái trong giấc mơ đêm qua đã bị ánh nắng mặt trời rọi qua khe hở của rèm cửa làm bay hơi hết cả, chỉ có tiếng cười nói của Mục Tuần là vô cùng thân thiết. Cảm giác ấy, dường như thời gi­an bỗng chốc quay về với Cham­pagne Town, mỗi buổi sáng, ông bà nội, cô và Mục Tuần quây quần bên bàn ăn, thím Trương đi lại bận rộn. Bữa sáng tuy chỉ có rau cháo đơn giản nhưng lại có một cảm giác đầm ấm đặcbiệt.

Khanh Khanh uể oải ngồi dậy, hai tay ôm gối, mái tóc dài vắt ngang vai. Cô áp mặt vào chiếc áo ngủ rồi cọ mặt vào đó, giống như lúc tỉnh dậy bên cạnh Phí Duật Minh, sau đó lặng lẽ lắng nghe tiếng nói chuyện bên­ngoài.

ngoài.

Mọi người không nói rõ với cô bất kỳ chuyện gì nhưng thực ra trong lòng mỗi người đều hiểu rất rõ.Mười mấy ngày nay, bố mẹ quan tâm đến cô hơn, ông bà nội chiều chuộng cô hơn, mỗi lần gọi điện Mục Tuần cũng rất thận trọng. Khanh Khanh bị họ bao bọc quá chu đáo. Lần này thực sự khiến cô phải đối mặt với sự lựa chọn quan trọng, khiến cô không biết phải làm thếnào.

Câu hỏi của Phí Duật Minh lại vang lên bên tai cô: Em muốn chia tay?

Dĩ nhiên là cô không muốn.

Khanh Khanh vừa thay áo ngủ thì Mục Tuần đẩy cửa bước vào. Cô ngồi trên giường, nhìn thấy Mục Tuần lại ủy mị gục mặt xuống gối, chỉ muốn kéo chăn che mặtlại.

Dường như Mục Tuần đã có sự chuẩn bị, anh không hỏi gì, ném thứ đang cầm trên tay xuống giường, đập­trúng đầu Khanh Khanh. Cô không thể không ngẩng đầu nhặt nó lên. Đó là một chú thỏ bông màu cà phê, toàn thân mềm mại, chân tay dài ngoằng, mặc quần áo bông, cổ quàng khăn giống Mục Tuần, trông rất đáng yêu.

Sau khi rời khỏi nhà, lúc ngủ Khanh Khanh không có gối ôm, bây giờ được ôm con thú bông như thế này cô thấy rất vui, nhưng lại lập tức thấy bùi ngùi, nghĩ rằng họ vẫn đối xử với cô như trẻ con. Khanh Khanh kéo chăn che cái gối mà mình đã ôm suốt đêm, áp mặt vào bụng chú thỏ bông, cọ mặt vào đó, để trông mình như không có chuyện gì xảy ra.

“Đến giờ dậy rồi, nhìn xem mấy giờ rồi, để anh xem xem có đen đi không nào, có phải là giảm béo không?”. Mục Tuần túm mái tóc dài lòa xòa trên gối, “Dậy đi, ăn sáng rồi đưa anh ra bờ biển, còn lười nữa là biến thành lợn ỉn đấy”.

Khanh Khanh vẫn chúi mặt vào bụng chú thỏ, che

mắt, sau đó lại kéo chăn chui vào. “Được rồi, dậy đi, anh mang đồ cho em này”.

Mục Tuần kéo cái tai thỏ thò ra khỏi chăn, cảm thấy cơ thể co quắp trong chăn khẽ run rẩy. Nếu có thể vỗ vài cái để tống hết những nỗi ấm ức giận hờn chất chứa trong lòng ra ngoài thì có lẽ sẽ thấy dễ chịu hơn một chút. Nhưng cô không thể tìm được cách nào thích hợp để mình phấn chấn hơn, chỉ biết ẩn mình trong đó, đến tận khi anh đi ra ngoài cũng không chịu nói một câunào.

Nước mắt làm ướt một mảng lông trên bụng chú thỏ. Khanh Khanh đặt nó bên cạnh cửa sổ, nơi có ánh nắng chiếu vào.

Khanh Khanh bước ra khỏi phòng tắm, bím tóc đã tết gọn gàng, lúc ấy mới đi ra phòng khách. Mục Tuầnđang ngồi trên ghế so­fa nói chuyện với ông bà nội. Thấy cô cuối cùng cũng chịu lộ diện, khuôn mặt không hề có chút u buồn nào nên cũng không hỏi nhiều, chỉ kéo cô ngồi xuống cùng ăn bữa sáng mà phục vụ mang tới.

Khanh Khanh gặm bánh mỳ, cắt trứng rán thành những miếng rất nhỏ, chán ngán hỏi một câu: “Bố mẹđâu?”.

“Chú thím đi chuyến bay buổi tối, có thể khoảng tám giờ thì đến đây. Em mau ăn đi, buổi chiều cùng anh đichơi”.

Mục Tuần nói rồi đứng dậy đi lấy đồ, đợi đến khi Khanh Khanh cắt trứng rán thành những miếng nhỏ hơn, vụn hơn anh đã xách một cái ba lô vào.

“Nhìn này, anh còn mang đồ cho em đây này”.

Mục Tuần xách chiếc ba lô dã ngoại của mình trên tay, ba lô chật cứng toàn đồ là đồ. “Cái gì đấy?”.Khanh Khanh hỏi.

“Toàn thứ hay”. Mục Tuần cởi khăn, kéo cái khóa trên cùng của ba lô, “Em tự xem đi, tất cả là cho em đấy. Hai hôm trước Nọa Mễ đến nhà, có rất nhiều thứ

em để quên ở trường”.

Khanh Khanh đặt dao dĩa xuống, đỡ lấy chiếc ba lô, nhấc lên thì thấy khá nặng. “Nọa Mễ còn nói gìkhông?”.

“Nói là em xem rồi sẽ hiểu. Mau ăn đi, buổi tối xem sau, đi với anh trước đã”. Mục Tuần đẩy cô ngồi xuống bàn ăn. Khanh Khanh không muốn ăn nữa, bưng cốc nước hoa quả, xách ba lô trốn về phòng ngủ.

Cô kéo khóa ra, chần chừ một lúc rồi đổ hết ra ngoài, giấy bắn tung tóe như những bông tuyết, mười mấy tấm thiệp chúc mình rơi ra trước, sau đó là chiếc gối ôm nhỏ của cô, lúc ngủ cô thường ôm nó trong lòng, lúc đọc sách hay học bài cũng kê nó sau lưng. Phía trên là hình thêu tay, diễn viên nam chính và nữ chính trong bộ phim hoạt hình Anh rẽ trái, em rẽ phải. Lúc đầu cô rất thích, thứ gì cũng có hình Anh rẽ trái, em rẽ phải, bây giờ không đam mê như thế nữa nhưng vẫn thấy hoàiniệm.

Cuối cùng là một tiếng “cạch”, chiếc hộp màu trắng rơi ra ngoài, phía trên vẫn thắt nơ đỏ. Chiếc hộp ấy anh tặng, cầm lên rất nặng, nhưng từ tối hôm ấy Khanh Khanh vẫn đặt nó trên bàn, không hề chạm vào nó.

Đau lòng, trái tim tan nát, không xem cũng chẳng sao.

Khanh khanh lại đặt chiếc hộp màu trắng ấy trên cái tủ ở đầu giường, bắt đầu sắp xếp những tấm thiệp chúc mừng. Rất nhiều tấm thiệp là của đồng nghiệp gửi đến, trong đó có hai tấm của Phí Duật Minh. Cô vẫn nhớ trên bì thư gạch chéo màu xanh nhạt có in hình hoa mờ mờ, trên tấm thiệp là hình cậu bé đánh chuông. Nét chữ của anh rất to, nội dung cũng không nhiều. Cô chần chừ một lúc không biết có nên mở ra hay không, cuối cùng vẫn không mở ra, đặt lên trên những tấm thiệp không quan trọng. Khanh Khanh lại tiếp tục thu dọn những đồ ở dưới, có lúc lại cầm bì thư màu xanh nhạt lên gạt gạt vào tay, vết dán rất chặt, mấy lần gần như sắp xé ra rồi nhưng cô lại đặt xuống.

Tối hôm ấy lúc chia tay, cô chạy xuống xe, anh buông tay khẽ thở dài một tiếng bên tai cô.

Khanh Khanh luôn coi tiếng thở dài ấy là ngầm thừa nhận. Anh muốn buông tay, bởi vì người nhà cô đã gán hôn nhân lên người anh.

Bỗng nhiên Khanh Khanh lại muốn khóc, dường như Mục Tuần đến cũng mang cả tuyến lệ của cô tới. Cô đặt tấm thiệp ấy xuống, ôm chiếc gối nhỏ, vùi mặt xuốngđó.

Đi sang trái, đi sang phải, cuối cùng nữ chính và nam chính cũng gặp nhau. Còn anh và cô đã sớm gặp nhau rồi, bước tiếp theo, có phải là chia tay không?

Buổi chiều, Khanh Khanh cùng Mục Tuần ra bờ biển. Cô lại gọi xe của chị A Nghĩa, đứng dưới bóng câytrước cửa khách sạn, mua cho Mục Tuần một cốc nướcdừa.

Thấy bên cạnh cô có thêm một người đàn ông, chị A Nghĩa dừng xe, lau mồ hôi, cười tít mắt.

“Người thành phố thật đẹp trai, bạn trai của Khanh Khanh rất phong độ”.

Mục Tuần bê cốc nước dừa cố tình khoác vai Khanh Khanh. Khanh Khanh e thẹn, đẩy anh ra, vội giải thích với chị A Nghĩa: “Ai bảo, anh ấy là anh trai em”.

“Anh trai cũng đẹp trai”.

Chị A Nghĩa lấy khăn phẩy chỗ ngồi để hai người lên xe. Dù sao thì cũng thêm một người, chị đạp cũng vất vả hơn, mồ hôi nhanh chóng thấm đẫm áo chị. Khanh Khanh không đành lòng, vẫn chưa đến trạm liền kéo Mục Tuần xuống, trả tiền xe.

Hai anh em một người đi trước một người đi sau, men theo bờ biển đi nốt đoạn đường còn lại.

Mục Tuần xắn ống quần, đi chân đất, gió thổi bay mái tóc của anh. Anh cầm chiếc vòng cổ làm bằng vỏ sò vừa mua cho Khanh Khanh, chạy đến chỗ cô, ánh mắt

vẫn ánh lên tình thương yêu, dù sao thì anh và Phí Duật Minh không giống nhau, tình cảm anh dành cho cô mãi mãi sẽ không thay đổi.

Khanh Khanh đút tay vào túi áo, cười rất yếu ớt, nhếch mép lên rồi thôi.

“Lại nhăn nhó rồi”. Mục Tuần đeo vòng vào tay Khanh Khanh, bị cô cuốn mấy vòng làm thành vòng đeo­tay.

“Em á?”. Cô hỏi rất khẽ, có hay không cô hiểu rõ hơn hay hết.

“Còn nói không, lại muốn khóc à?”. Mục Tuần không cười nữa, xoa đầu Khanh Khanh, “Vốn dĩ không muốn­hỏi, nhưng lại không thể để mặc em. Dự định sau này làm thế nào chưa, với anh chàng Phí Duật Minh kia?”.

Khanh Khanh tiếp tục đi về phía bãi cát, bỏ mặc Mục Tuần đứng phía sau.

Sau này phải làm thế nào? Sau này phải làm thế nào? Cô đã tự hỏi rất nhiều lần.

Khanh Khanh dừng lại bên cạnh lâu đài cát mà bọn trẻ đã đắp, ngồi xuống vục một nắm cát. Bàn tay cô rất nhỏ, cát chảy xuống qua kẽ tay, đành phải xòe tay ra, để cho cát bay đi rồi lại bốc tiếp nhưng vẫn như vậy. Cát không có xương, cũng không dính vào nhau, không thể nặn thành anh và em giống như trong thơ, cũng không cần phải đạp đổ đã không còn hình dạng.

Mục Tuần chạy theo, ngồi xuống cát, nắm tay Khanh Khanh, để cô ngồi cạnh mình.

“Nói đi, nghĩ thế nào thì cứ nói như thế, anh hứa sẽ không nói cho họ biết”. Họ mà anh nói ở đây dĩ nhiên là người lớn trong nhà, thậm chí còn giơ tay thề thốt.

“Anh út, còn nhớ lần trước anh em mình cãi nhau chứ? Em nói em biết hạnh phúc mà em muốn là gì, emđã nghĩ đến cuộc sống mà em muốn, em muốn chọn anh ấy”. Khanh Khanh vục một nắm cát, rắc xuống chân­mình.

“Dĩ nhiên là nhớ rồi”.

“Lúc ấy em vẫn chưa hề có sự trải nghiệm, những gì đã trải qua trước đó có lẽ quá đơn giản. Tóm lại, hạnh phúc mà em hiểu lúc ấy chính là anh ấy, hơn nữa nghĩ rất đơn giản. Cảm giác mà anh ấy mang lại cho em thật sự rất khác, không phải vì anh ấy trở về từ nước ngoài mà là con người ấy rất đáng tin cậy, khiến người khác muốn được ở bên anh ấy, hơn nữa sẽ không thấy mệt. Lần đầu tiên nhìn thấy anh ấy, em còn nghĩ anh ấy rất chiều trẻ con. Tiểu Hổ là một đứa trẻ không thích gi­ao lưu với người khác nhưng lại rất thân thiết với anh ấy, vì thế em rất tò mò về anh ấy, muốn biết đó là con người như thế nào”.

“Sau đó thì sao?”.

“Sau đó... sau đó là tiếp xúc với nhau một cách rất tự nhiên. Em bắt đầu biến từ tò mò sang một cảm giác không thể diễn tả được. Anh biết không, mọi người không bao giờ phê bình em, không nói em không tốt, nhưng ngay từ lúc đầu anh ấy đã nói với em có lúc em là giáo viên, nhưng rất nhiều lúc trước mặt anh ấy em giống như một Tiểu Hổ thứ hai.

Cậu của Tiểu Hổ mua đồ ăn sáng cho em rất nhiều lần. Shawn bày tỏ tình cảm với em từ ba năm trước cho đến tận bây giờ nhưng em đều không rung động. Họ đều trở về từ nước ngoài, có thể giàu có hơn anh ấy, đẹp trai hơn anh ấy, trẻ hơn anh ấy, nhưng chỉ riêng với anh ấy là em thấy khác, cái gì cũng khác. Có thể trong mắt mọi người anh ấy không tốt, không xứng với em, không nghĩ đến tương lai với em hoặc không có trách nhiệm với em, nhưng ngay cả bản thân em cũng không biết rốt cuộc tương lai của em là gì. Có lúc em nghĩ nếu có thể kết hôn với anh ấy thì em sẽ rất hạnh phúc. Có lúc em nghĩ chúng em như thế này cũng rất hạnh phúc.

Anh ấy sẽ chiều chuộng em, cũng sẽ bới móc khuyết điểm của em. Trên tủ lạnh của anh ấy dán giấy nhớ, viết những thứ em thích ăn và không thích ăn, nhắc nhở anh

ấy mỗi lần lấy nước lạnh phải cho vào lò vi sóng hâm nóng cho em uống. Anh ấy nói em đánh răng bơm hai tầng kem đánh răng rất lãng phí, thấy em kén ăn không chịu ăn rau, lại còn nói lúc ngủ em thường nằm úp, lại còn nghiến răng, không tốt cho sức khỏe.

Anh ấy nói những điều đó em thấy rất hạnh phúc, rất chân thực. Cái đêm trước kỳ nghỉ, em không về nhà là vì ở quán bar xảy ra chút chuyện. Anh ấy không trách em, đón em về nhà, nói với em không có chuyện gì xảy ra. Em rất cảm kích vì anh ấy đã làm như vậy, cho dù có xảy ra chuyện gì, em nghĩ anh ấy cũng sẽ hiểu và tha thứ cho em. Em coi tất cả những thứ đó là hạnh phúc, đặc biệt hạnh phúc, đến tận khi mọi người hỏi anh ấy có muốn kết hôn với em không”.

Cát trên chân Khanh Khanh đã đắp thành ngọn núi nhỏ, cô vẫn muốn tiếp tục rắc cát lên, dường như muốn vùi mình dưới cát.

“Em thật sự chưa nghĩ đến chuyện kết hôn. Em mới hai mươi tư tuổi. Anh ấy mới ở nước ngoài về cũngkhông vội kết hôn. Nếu mọi người không hỏi anh ấy, có lẽ bọn em sẽ rất hạnh phúc. Có lẽ sẽ rất ngốc, rất không thực tế nhưng ít ra thì em rất vui. Em biết anh ấy không nhận lời lập tức kết hôn với em. Em không giận, nhưng rất... nói thế nào nhỉ, có thể coi là rất thất vọng, dù sao thì kết hôn với người mình yêu là ước mơ của tất cả các cô gái.

Em và anh ấy đã nói chuyện một lần. Dường như anh ấy đã chùn bước, em sợ anh ấy chùn bước, bất kể có phải là do áp lực kết hôn hay không, nếu bây giờ anh ấy lùi một bước, em sợ sẽ có một ngày anh ấy lùi đến mức em không thể nắm tay anh ấy được nữa. Giống như mọi người đã nói, nhà anh ấy không ở đây, anh ấy quay lưng bước đi thì em phải làm thế nào?

Nhưng em cũng muốn hỏi anh, anh út, anh có kết hôn với cô gái mới quen chưa đầy nửa năm không? Khi nghe thấy người nhà cô ấy phê bình hay phủ định anh sẽ

không hề tức giận, quyết không nản lòng không? Em không phải là anh ấy, không thể đứng vào hoàn cảnh của anh ấy để nhìn nhận sự việc. Sau này phải làm thế nào, em thật sự không biết, rất nhiều chuyện em vẫn chưa nghĩ rõ ràng, vì thế cũng không muốn quyết định ngay bây giờ. Em nghĩ ít nhất thì bây giờ em không muốn rời xa anh ấy, hơn nữa em muốn kết hôn với anh ấy. Kiểu như thật sự muốn ở bên người ấy mãi mãi, không giống với lúc đã kết hôn, anh hiểu không? Những đối tượng mà mọi người giới thiệu cho em, không phải họ không tốt nhưng bắt em sống với họ, em không muốn, em không thể... yêu được họ...”. Mục Tuần nhặt một hòn đá ném xuống biển, giúp Khanh Khanh đắp cát lên người cô, sau đó gối đầu lên cánh tay, nằm trên bãi cát ngắm nhìn bầu trời.

“Thất Thất, hai câu hỏi mà em vừa hỏi anh, thực ra đáp án rất đơn giản. Anh sẽ không kết hôn với người con gái mới quen chưa đầy nửa năm, một năm còn tạm chấp nhận được, dù sao thì hai người có thể sống chung với nhau hay không cần phải có một thời gi­an khảo sát. Còn về đối mặt với áp lực của gia đình, anh không biết khả năng chống lại áp lực của anh thế nào nhưng chí ít anh sẽ không lập tức chùn bước. Sự việc không thể thuận buồm xuôi gió, nhưng nghịch cảnh không phải là không thể xoay chuyển, vì thế anh sẽ không từ bỏ, cho dù người nhà cô ấy phản đối kịch liệt như thế nào, nói những lời khó nghe như thế nào. Nếu anh thật lòng yêu một người con gái, anh sẽ cố gắng để hòa hợp với gia đình cô ấy. Dù sao thì hôn nhân không chỉ là vấn đề của hai người, cũng là vấn đề của hai gia đình. Còn vềtình cảm của em và Phí Duật Minh... đến bây giờ anh cũng không hiểu rốt cuộc em thích điểm gì ở anh ta, hay nói cách khác anh ta có mưu đồ gì với em. Anh chỉ thấy hai người không nên dính dáng đến nhau, hai người hoàn toàn khác nhau, đến với nhau muốn có kết quả tốt đẹp cũng khó”.

“Sao anh lại nghĩ như thế?”.

“Tuy chưa tự mình trải qua nhưng đã chứng kiến nhiều. Em xem bao nhiêu cô gái yêu người ngoại quốc,cuối cùng kết hôn sống vui vẻ được mấy người? Xét từ góc độ của ông bà, chú thím, và cả anh thì thấy trong chuyện này người thiệt thòi là em, không có một chút đảm bảo nào, vì thế kiên quyết phản đối em tìm người ngoại quốc.

Hoàn cảnh sống của hai người khác nhau, cách suy nghĩ cũng không giống nhau, cách sống thì khác nhau một trời một vực. Suy cho cùng người ngoại quốc rất thoáng, tùy tiện, với tình cảm cũng không có trách nhiệm giống người Trung Quốc. Nếu sau này em đi theo anh ta, bị ức hiếp thì phải làm thế nào? Người nhà không ở bên cạnh, muốn giúp em cũng không giúp được. Em là con gái, nhà chúng ta chỉ có một mình em là con gái, ông bà nội đều yêu chiều em, không nỡ để em phải chịu một chút ấm ức nào, vì thế hy vọng em có thể kết hôn với người trong vùng, sau này sống cuộc sống vui vẻ.

Tâm nguyện của ông bà thực ra rất đơn giản, họ không hiểu thế nào là yêu hay không yêu. Họ chỉ muốnem được sống yên ổn, vui vẻ. Em xem anh cả ở nước ngoài ly hôn rồi lại kết hôn, bây giờ lại ly hôn rồi. Anh tư cũng ba mươi mấy tuổi rồi, đến bây giờ vẫn một mình. Anh ba, anh năm còn ổn định một chút, nhưng vợ chồng anh năm không muốn có con. Anh hai theo chủ nghĩa không kết hôn, chọn đến hoa cả mắt vẫn còn đang chọn. Vì thế mấy anh nhà mình đi ra ngoài thực ra ông bà nội đều rất lo lắng. Năm nào gặp cũng nhắc đến chuyện họ lập gia đình sinh con.

Ông bà đã có tuổi, cũng không có mong muốn gì lớn, chỉ mong các con các cháu đều ở bên cạnh. Thực ra ban đầu anh cũng không hiểu, hồi thi đại học đã làm găng với bố mẹ. Về sau vẫn ở lại, sống với ông bà như thế này cũng rất tốt. Nếu em tìm một người mà không hạnh phúc thì thà rằng em đừng tìm, hoặc không tìm

thấy. Nếu em tìm Phí Duật Minh, cuối cùng không đâu vào đâu, chắc chắn ông bà nội sẽ đau lòng, đau lòng hơn cả em đi theo anh ta, hiểu chưa? Hạnh phúc không phải chỉ nói bằng miệng, cũng phải quan tâm đến cảm nhận của người khác. Dĩ nhiên, đây là chuyện của em, mọi người nói gì làm gì, quyền quyết định vẫn thuộc về em, vì thế anh mới hỏi em sau này thế nào”.

Khanh Khanh cũng nằm xuống, đống cát trên chân cũng chảy xuống, cảm giác nặng nề lại đè xuống tim cô theo một cách thức khác. Hạnh phúc, quả thực không phải chỉ là hai chữ đơn giản.

Hai anh em cùng ngắm bầu trời xanh không một gợn mây, bên bờ biển có tiếng những đôi tình nhân vui đùa, có du khách đi dạo một mình, có những đám người cùng nhau đi du lịch, cũng có rất nhiều đứa trẻ cầm xô, chạy đến bờ biển nhặt những vỏ sò vừa mới dạt lên bờ sau khi cơn sóng qua đi.

“Anh út, nước xô lên bờ, những tòa lâu đài trên cát sẽ sụp hết cả sao?”.

“Dĩ nhiên rồi, nó không có nền móng vững chắc, lâu đài cát dù đẹp đến đâu nhưng nước tràn đến, sẽ chẳng còn lại gì nữa”.

“Anh nói, em và anh ấy... là như vậy sao?”.

“Hai người... anh chỉ thấy anh ta sâu xa hơn em rất nhiều. Em bị dạt lên bờ sẽ dừng lại, anh ta có thểkhông?”.

“Nếu... anh ấy có thể dừng lại thì sao?”.

“Anh ta có thể mãi mãi ở bên cạnh em, vứt bỏ cuộc sống trước đây để ở lại đây sao?”.

Khanh Khanh mở mắt, chống người dậy, rắc cát lên người Mục Tuần. Cô lại chọn cách không trả lời câu hỏi của anh, chỉ vục từng nắm cát to vùi anh dưới cát. Mục Tuần không nhúc nhích, để mặc cho cô vùi cát. Tòa lâu đài cát nhanh chóng biến mất, xuất hiện ngôi mộ trên cát. Anh nằm trong đó, nhắm mắt. Thủy triều ở ngay

cạnh chân, cô đạp sóng chạy về, lấy vài vỏ sò đặt trên ngôi mộ bằng cát của anh để trang trí, xếp thành hình ngộ nghĩnh đáng yêu.

Ráng chiều lên cao, Mục Tuần mở mắt, chỉ nhìn thấy hình bóng của Khanh Khanh đang hướng về biển.

Anh ngồi dậy, hình vỏ sò trên người dần dần trôi đi, xếp lại sơ qua có thể nhìn thấy ba chữ: Có thể không? Nhà họ Mục đón tết Dương lịch ở Hải Nam. Khanh Khanh nghe lời khuyên của chị A Nghĩa, đề nghị mọi người ra bờ biển xem pháo hoa.

Ông bà nội đã có tuổi, xương khớp không khỏe, không thể đứng ở ngoài hứng gió biển quá lâu. Bố mẹKhanh Khanh cũng sợ mệt, sau bữa cơm đoàn viên, sắp xếp để Mục Tuần đưa Khanh Khanh ra bờ biển đónchào thời khắc gi­ao thừa.

Năm nay, miền Bắc đón mùa đông lạnh lẽo khắc nghiệt, Hải Nam vẫn ấm áp như mùa xuân.

Rất nhiều người trẻ tuổi tụ tập trên bờ biển, mấy người đang chơi bóng chuyền trên cát, còn có người luyện cho thú cưng nhặt đĩa bay, những người không có việc gì làm thì tìm củi nhóm lửa. Khanh Khanh đi kiếm củi, sau đó ôm gối ngồi cùng mọi người ngồi bên đống lửa. Hòn đá đã nung nóng rất ấm, Khanh Khanh lấy xiên xiên kẹo bông cho lên bếp nướng.

Sóng biển dạt dào, không ai nhận ra cô vui hay buồn, chỉ có Mục Tuần biết một chút. Sau khi trở về từ sân chơi bóng chuyền trên cát, anh ngồi xuống bên cạnh Khanh Khanh.

Hai anh em nói chuyện tối hôm ấy, họ cũng ngồi như thế này trên ban công, Mục Tuần kể rất nhiều chuyện hồi nhỏ, Khanh Khanh chăm chú nghe, thử nhớ lại. Về khu vườn xưa, cây quế, những hạt lạc rơi ra ngoài trong nhà bán lạc rang, thời gi­an như nước trôi, trôi qua rồi sẽ không quay lại. Đắm mình trong ký ức của thời thơ ấu, sau đó là thanh thản. Khanh Khanh mỉm cười, những

thứ đè nặng trong lòng cũng vơi đi một chút, mặc dù nó vẫn còn ở đó.

Hai mặt xiên kẹo bông nướng có chút cháy vàng, thơm mùi gạo nếp, trông cũng ngon miệng hơn, cũngkhông ngọt như trước. Khanh Khanh không muốn ăn, chỉ nếm một hạt rồi lại cho lên bếp nướng. Nướng rấtlâu, kẹo bông cũng không chống lại được uy lực của ngọn lửa, cháy đen, cuối cùng biến thành một đống bột than. Xem ra thứ gì cũng phải chú ý độ lửa. Lửa vừa tới mùi vị mới thơm ngon, Khanh Khanh đã nghĩ như vậy, lại nhớ đến chuyện của người. Mùa đông ấm áp không thích hợp để thương xuân sầu thu. Cô không thở dài nữa, ném thêm củi vào đống lửa. Ngọn lửa cháy bùng, nóng đến nỗi mặt cô lấm tấm mồ hôi. Mục Tuần khoác áo khoác lên vai cô, cùng mọi người đi tìm cành câykhô.

Khanh Khanh ngồi bên đống lửa tiếp tục nướng xiên kẹo bông mới, không giống với lúc nướng tỏi ở nhà, lần này cô cẩn thận hơn, sợ rằng nướng không đúng lại khiến nó cháy đen, kẹo bông trong túi không còn nhiềunữa.

Năm mới đến, phải chúc phúc mọi người. Khanh Khanh không thích nhắn tin cho tất cả mọi người, đành­phải gọi điện. Cô lấy điện thoại tìm từng người một, trước tiên gọi cho thím Trương.

Thím Trương ở nhà một mình, chăm lo hai ngôi nhà ở Cham­pagne Town và ngôi nhà trong thành phố. Chiếc áo len của thím không thể đan xong được, lúc nào cũng nghiên cứu thực đơn không biết chán, còn nói là ở nhà đang có tuyết, đợi đến khi họ về, thím sẽ ra sân bay, mang áo lông và dép bông cho ông bà. Lúc cô đi, thím Trương đã đặt hai chậu thủy tiên trên bệ cửa sổ trong phòng cô, chăm sóc nó để mùa xuân nở hoa. Búp hoa thủy tiên bọc trong mầm giống như củ tỏi. Khanh Khanh không thấy gì đẹp, chỉ biết đợi đến mùa xuân, chụp ảnh kỷ niệm với những nụ hoa mới nở. Cô nói bản thân

không coi trọng kết quả, thực ra vẫn rất coi trọng, hơn nữa kỳ vọng một kết quả tốt đẹp, mang theo một chút mơ tưởng thời thiếu nữ.

Hiện thực hối thúc, giấc mộng đã tỉnh.

Miền Nam không có tuyết, bên bờ biển chỉ có màn sương rất mỏng, rất mảnh, cùng với đó là tiếng sóng­biển dạt dào. Chiều tối, Khanh Khanh và Mục Tuần đi dạo trong khu rừng nhỏ bên bờ biển. Hai người đi cách nhau vài bước, đi mãi đi mãi, lúc ngoảnh đầu lại không thấy anh đâu, chỉ còn lại mấy điểm đen mờ ảo. Cô sẽ hoảng hốt ngỡ rằng gặp Phí Duật Minh, thực ra chỉ là người xa lạ, cũng có những đôi tình nhân nắm tay nhau băng qua khu rừng.

Kẹo bông nướng biến thành đốm sáng nhỏ, trông giống như đom đóm. Mục Tuần quay trở về từ phía khurừng, trên tay là xiên cánh gà, xiên thịt, bắc lên bếp nướng, không biết anh kiếm được hạt tiêu ở đâu. Đàn ông thường thực tế như thế, thỉnh thoảng lãng mạn một chút còn được, lâu rồi sẽ chán ngấy. Kẹo bông cháy đều bị Khanh Khanh chôn vào hố cát cách đó không xa, que xiên cháy đen vẫn còn cắm ở trên, chôn xong cô đứng dậy đi về phía biển.

Sóng rất lớn, cuộn một đường trắng xóa từ phía xa. Pháo hoa vẫn đang được chuẩn bị, chỉ có trên bờ đê là nghìn nghịt người đứng chờ xem pháo hoa. Trước Giáng sinh, trên bờ biển vẫn còn thoáng chút lạnh. Đến trước tết Dương lịch, khắp nơi đều là người, rất nhiều đôi tình nhân. Nhìn người khác tay nắm tay, Khanh Khanh lại ngoảnh mặt đi, sau đó giở điện thoại ra nhìn. Mục Tuần ngồi cạnh đang ăn cánh gà nướng ngon lành, giơ giơ xiên thịt trước mặt cô. Nếu có thể vô ưu vô lo mở lòng mình như anh, Khanh Khanh cũng biết đủ. Nhưng cơ thể theo phản ứng trong tim, lúc không vui, ăn gì cũng không thấy ngon.

Qua tết Dương lịch phải quay về đón học kỳ mới, còn có câu trả lời mà cô muốn biết.

Sắp đến nửa đêm, đám lửa cháy bập bùng, xung quanh chỉ còn lại mấy hòn đá, mọi người đều chạy đến­bờ đê xem pháo hoa. Lúc đếm ngược, một tràng pháo hoa bay lên trời, vụt sáng giữa bầu trời đêm, màu sắc rực rỡ tạo thành rất nhiều hình thù khác nhau. Trong mấy giây cuối cùng của năm, bất kỳ cảnh đẹp hay một thứ nhỏ bé nào đều có thể chạm đến nỗi nhớ nhung Khanh Khanh dành cho anh. Cô ngả vào người Mục Tuần, ngắm nhìn pháo hoa lấp lánh trên bầu trời đêm, ngây người nhìn đến thất thần.

“Chúc mừng năm mới”, cùng với một chùm pháo hoa rất lớn, Mục Tuần túm bím tóc của Khanh Khanh, kéo­hồn vía của cô quay về, “Mau ước đi”.

Chùm pháo hoa ấy rất rực rỡ, khiến rất nhiều người phải ồ lên, hai mắt Khanh Khanh cũng sáng bừng.

“Chúc anh út năm mới vui vẻ, mau chóng tìm cho em một chị dâu xinh đẹp hiền thục”. Cô nói rồi chỉ lên bầu trời, lúm đồng tiền nho nhỏ bên miệng lõm xuống.

“Ước cho mình đi”.

“Em? Em đã để nó ở lại năm ngoái rồi”.

Đôi mắt cô trong veo, lại có chút thần bí, Mục Tuần không hiểu là ý gì.

Xem pháo hoa xong, bên cạnh đống lửa lại có một nhóm du khách mới, chủ yếu là người trẻ tuổi, có người mang ra­dio và ghi­ta, thế là các loại nhạc đan xem với nhau, cùng với tiếng lửa cháy lách tách, dệt thành thứ âm nhạc vui tai mà Khanh Khanh chưa bao giờ được­nghe.

Cô nằm trên bãi cát ngắm nhìn bầu trời, không nhận ra đâu là thiên hà An­drome­da, coi tất cả các ngôi sao đều là một phần của thiên hà An­drome­da.

“Đang nghĩ gì đấy?”. Mục Tuần ngồi xuống, xoa xoa nắm cát trên tay.

“Không có gì, đang mơ”. Cô nhắm mắt, mỉm cười.

“Về nhà thôi, buổi tối gió lạnh, đừng nằm lâu”.

“Không lạnh, như thế này rất thích”.

“Bị cảm cúm thì thích”. Mục Tuần cởi áo khoác đắp lên người cô, ngồi cạnh cô, “Muốn về nhà chưa?”.

“Về nhà á?”. Khanh Khanh mở mắt, vốc nắm cát rắc lên giày Mục Tuần, “Muốn chứ, không đâu tốt bằngn­hà, nhớ thím Trương, món đậu phụ thối của thím Trương, nhà hàng cay ở đường Lâm Ấm, còn nhớ chiếc xe đạp của em nữa”.

“Nên về nhà rồi”. Mục Tuần cũng có chút bùi ngùi, “Anh nhớ chiếc xe máy nhất, xe ba bánh ở đây chẳng thích chút nào”.

“Vậy về nhà nhé?”. Khẽ hỏi.

“Bây giờ à?”.

“Vâng”, Khanh Khanh gật đầu.

Hai ngày sau tết Dương lịch có chút bận rộn. Họ phải đi tìm mua đặc sản ở Hải Nam chuẩn bị mang về biếu họ hàng thân thích. Khanh Khanh đến bờ biển mua rất nhiều vỏ sò kết thành vòng cổ, đếm số bạn bè thân thiết trong trường, tặng mỗi người một chiếc. Từ cái đêm ở quán bar ấy, cô chỉ đeo chiếc vòng vỏ sò mà Mục Tuần mua cho một lần, những lúc khác trên cổ đều trống trơn. Cô gần như quên đi cảm giác mặc chiếc váy bo­heimieng, trước ngực đeo đầy phụ kiện trang trí.

Tính ra, đã lâu lắm rồi cô không đứng trước gương trang điểm cho mình một cách thoải mái.

Quả nhiên là câu nói ấy, con gái trang điểm vì người đàn ông mình thích, bây giờ thì Khanh Khanh đã tin rồi.

Từ sau cuộc điện thoại ấy, Phí Duật Minh không còn liên lạc với cô nữa, cũng có thể vì cô lựa chọn tắt máy nên bỏ lỡ điện thoại liên lạc của anh.

Trước khi lên máy bay, cả nhà Khanh Khanh chụp một tấm ảnh ở phòng chờ ở sân bay, về đến nhà cô liền đi rửa ảnh, kẹp vào nhật ký, viết thêm vài câu.

Đó là chuyến đi tạm biệt quá khứ, lúc quay trở về cô

muốn một cái tôi hoàn toàn mới, giống như cô đã từng nói với Mục Tuần, cô để “nó” ở lại năm ngoái.

“Nó” ở đây là gì, cô đã ghi từng nét, từng nét trong nhật ký.

Full | Lùi trang 9 | Tiếp trang 11
Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ

Old school Easter eggs.