Mẹ đứng chống nạnh trước cửa phòng, nghiêm nghị lia cái nhìn quyền uy sang ba cậu trẻ trước mặt:
- “Các con hiểu phải làm gì rồi chứ?”
Trịnh Sơn nuốt nước bọt, “dạ” khan một tiếng, bất giác nắm chặt hơn bình xịt nước màu tím nhạt trong tay.
Trịnh Hải lại rút khăn mùi xoa ra chấm chấm mồ hôi, liếm môi không ngừng, lập cập chỉnh sửa chiếc mũ bảo hiểm đang úp trên đầu.
Trịnh Lâm đứng ngắm nhìn ngón chân của mình, không thấy rõ biểu cảm. Chốc chốc, anh chàng lại nhịp nhịp cây chổi lông gà trên tay, dáng điệu vô cùng hoang mang, sợ hãi.
Ba anh lính cảm tử đã sẵn sàng cho một cuộc chiến oanh liệt, tàn bạo, máu me bê bết.
Biểu cảm của mẹ hiện giờ cũng hết sức hồi hộp. Cả lo lắng nữa. Bà xoắn hai tay của mình vào nhau, kiên nhẫn nhắc lại với ba cậu con trai của mình:
- “Phải từ từ, chậm rãi. Nếu tình hình không kiểm soát được, cứ hét lên, mẹ và ba sẽ vào tiếp ứng. Rõ chưa?”
- “Dạ rõ!” Cả ba người cùng đồng thanh.
Trịnh Sơn cắn môi, liếc nhìn đồng hồ một cách tuyệt vọng:
- “Tới lúc rồi!”
Trịnh Hải và Trịnh Lâm không hẹn mà cùng hít sâu một hơi. “Vũ khí” trên tay họ giương cao, sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
Mẹ nhắm nghiền mắt, lẩm nhẩm cái gì đó nghe rất giống “nam mô a di đà phật”, sau đó từ từ mở cửa phòng, điệu bộ giống như đang chuẩn bị chui vào hang cọp.
Trong phòng, vẳng ra tiếng ngáy vô cùng hoành tráng, vô cùng oai phong.
Trịnh Lâm lúc này mặt đã cắt không còn hột máu, tái xanh tái xám giống như sắp lên đoạn đầu đài. Hai người còn lại cũng không khá hơn, liên tục chùi mồ hôi, nuốt nước bọt.
Trịnh Sơn, với trách nhiệm vô cùng thiêng liêng của người anh cả, là người đầu tiên rón rén nhón chân bước vào phòng.
Hai người kia đến thở mạnh cũng không dám, từ từ di chuyển vào trong bằng đầu ngón chân của mình.
Cả ba lén lút như ăn trộm, chầm chậm tiến sâu vào trong, đến bên một chiếc giường màu hồng phấn vô cùng nữ tính. Nằm thoải mái trên đó là một cục vải mềm mềm - thứ mà người ta vẫn quen gọi là cái chăn. Lúc này, “cục chăn” đó đang liên tục phồng lên xẹp xuống theo nhịp thở của vị chủ nhân đáng kính ở bêntrong.
Tiếng ngáy vẫn vang lên đều đều.
Trịnh Sơn bẻ tay răng rắc, quay sang hai thằng em của mình:
- “Sẵn sàng chưa?”
Bọn họ run rẩy đáp:
- “Chưa.”
Trịnh Sơn: “…..”
Trịnh Hải lại còn đổ thêm dầu vào lửa, hãi hùng bổ sung:
- “Năm ngoái, hình như, hức, nó còn đặt keo dính chuột cạnh giường.”
Một lát sau, ông anh tên Sơn nào đó không thể chịu nổi bầu không khí đặc quánh sợ hãi như thế này nữa, nhắm tịt mắt mà gào lên:
- “Tấn công!!!”
Trịnh Hải xông lên đầu tiên, bởi vì cậu ta có nón bảo hiểm.
Trịnh Lâm phi lên thứ nhì, bởi vì cậu ta có chổi lông gà.
Trịnh Sơn lẽo đẽo bọc hậu. =.=
Chiếc chăn dày cộp tức thì được kéo tung ra, để lộ một cô gái dáng người nhỏ nhắn đang nằm ngủ li bì.
Triển khai kế hoạch A: Bình xịt nước siêu phàm.
Trịnh Sơn nghiến răng, nhằm thẳng vào mặt cô gái trông có vẻ mỏng manh yếu ớt kia mà xịt nước như điên.
Cô gái hơi cựa mình, thế rồi, vẫn nhắm nghiền mắt, cô tung chân, đá bay bình xịt nước vào góc phòng, nằm lăn lóc.
Kế hoạch B: Chổi lông gà huyền thoại.
Trịnh Lâm cẩn thận bứt một chùm lông gà, cọ cọ vào lòng bàn chân cô gái nọ, với hy vọng mong manh là cô ta sẽ nhột đến bừng tỉnh.
Cô gái hơi vung chân, và đạp thẳng vào mặt Trịnh Lâm. Anh chàng lập tức té bật ngửa ra phía sau…
Vâng, đó là một sự hy sinh vô cùng anh dũng, vô cùng đáng nể!
Trịnh Sơn đau buồn hét với ra cửa phòng:
- “Một người out.”
Sau đó, thân thể mềm nhũn của Trịnh Lâm được lôi ra khỏi phòng.
Kế hoạch C: Mũ bảo hiểm thần sầu.
Trịnh Hải cẩn thận cởi mũ bảo hiểm ra, sau đó lén lút bước lại gần cô gái vẫn ngủ say như chết đó. Một cách dứt khoát và không khoan nhượng, anh úp cái mũ đó lên mặt cô nàng.
Cô gái đáng thương giãy đành đạch, bất thình lình la hét:
- “Gỡ ra, gỡ ra mau lên, em sắp chết ngạt rồi!”
Trịnh Sơn thở phào một tiếng, nét mặt vô cùng hoan hỉ nhìn xuống đồng hồ đeo tay.
Chiến dịch đánh thức cô lợn Khiết Du được hoàn thành trong sáu phút bốn mươi mốt giây.
Lúc này, Trịnh Hải mới từ từ gỡ chiếc mũ ra, cười thô bỉ:
- “Anh đội nó gần hai năm nay, chưa phơi nắng làm vệ sinh lần nào đấy. Hương thơm quyến rũ chứ?”
Bốp!
Tiếng nói của anh chàng đột ngột tắt lịm.
Trịnh Sơn đau khổ hét với ra ngoài lần nữa:
- “Người thứ hai, out!”
* * *
Mười lăm phút sau, bốn anh em nhà họ Trịnh áo quần sạch sẽ tươm tất, mặt mày sáng sủa, ngồi đủng đỉnh ăn sáng dưới bếp.
Hai vết bầm lớn trên mặt Trịnh Hải và Trịnh Lâm tạm thời có thể, khụ, bỏ qua. Cách đây vài năm, hình như còn có người bị trặc tay cơ mà…
Khiết Du từ nhỏ đến giờ vẫn ngủ chung với bọn họ, mỗi người một giường nên rắc rối nảy sinh tương đối ít. Cô nàng chỉ mắc một cái tật là không bao giờ tự giác dậy trước sáu giờ sáng. Mỗi lần nhà có việc, hoặc đi chơi, đi nghỉ hè, thì việc gọi cô dậy là cả một cực hình.
Đóng tiền cho cô học Karate đến đai đen là một sai lầm rất lớn. Có lần, Trịnh Sơn đã tận mắt chứng kiến cô em gái yếu ớt bé bỏng của mình tay không ngồi bổ dừa.
Không sai, chính là tay không, ngồi, bổ dừa. -_-|||
Vậy nên, hôm nay, nghe nói Khiết Du phải về quê chơi, mà phải gọi cô dậy từ lúc bốn giờ sáng quả là một cuốn phim kinh dị sống động nhất.
Hiện giờ, Khiết Du vẫn bực bội nghịch nghịch miếng trứng ốp-la trên đĩa, từ từ biến nó thành một thứ không thích hợp để ăn sáng cho lắm.
- “Khiết Du, con sao vậy?” Mẹ thấy vậy thì bất mãn hỏi, vẫn chăm chú xào nấu.
- “Con không muốn đi.” Cô nàng cau có nói. Nhưng nhìn đi nhìn lại thì chẳng khác gì một đứa trẻ đang làm nũng.
- “Chỉ là đi chơi thôi mà, không cần thiết phải căng thẳng như vậy.” Ba ngồi nhấm nháp tách cà phê Trung Nguyên nóng bốc khói, ôn tồn lên tiếng.
Khiết Du lại buồn chán cúi xuống hành hạ dĩa trứng của mình:
- “Nhưng con chưa soạn đồ xong.”
Mẹ từ từ trút mớ xúc xích chiên vàng ruộm xuống đĩa, cười híp mắt nói:
- “Tối qua mẹ làm xong hết rồi. Ngoan, mẹ thương.”
Khiết Du cau mày, phụng phịu trề môi trợn mắt, vô cùng khó chịu.
- “Nếu lần này còn chịu đi, bộ sưu tập thẻ Match Attax của anh Hải sẽ trở thành của con.” Mẹ lại dỗ dành.
Mắt cô nàng lập tức sáng rỡ, phấn kích hỏi lại:
- “Thật không mẹ?”
- “Đương nhiên là thật.” Mẹ cười trìu mến nói, bưng dĩa đồ ăn đến bàn.
Trong căn phòng yên tĩnh, chỉ còn vang lên tiếng nấc lên đau khổ của bạn Trịnh Hải nào đó.
Haizz, làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa...
* * *
Cuối cùng, bị bộ thẻ Match Attax lung linh đó mê hoặc, tôi đành phải “miễn cưỡng” đồng ý đi về quê chơi một chuyến với trường.
Khoác trên vai cái ba lô to ụ kiểu nhà binh của ba, tôi đờ đẫn đứng trước cửa nhà nghe mẹ liệt kê danh mục những thứ được mang theo:
- Hai chai lăn khử mùi. (Tôi khóc rấm rứt).
- Hai cái bánh giò. (Để làm gì? =.=)
- Một chai kem chống nắng. (Tôi lắc đầu).
- Năm bịch khăn giấy. (Ngất, tôi ở bẩn đến thế ư?)
- Bô lô ba la blah blah blah…
Sau khi bị mẹ tẩy não thành công, tôi được “hộ tống” đến trường bởi một phái đoàn phụ huynh vô cùng hùng hậu. Thật ra tôi biết thừa, bọn họ sợ tôi đào tẩu đây mà! Bổn cô nương vốn là người anh dũng, xem ra họ coi thường tôi quá rồi. (Gián: Vậy hôm nọ bạn nào trốn chui trốn nhủi sau bụi hoa giấy ấy nhỉ…)
Tất cả cũng chỉ tại Hán Khanh, cái tên chết bầm láo toét đó! Chẳng nói với tôi một tiếng, lại còn bày ra trò này.
Tôi nhất định, suốt chuyến đi sẽ không ngồi cạnh tên đáng ghét đó, không cho hắn có cơ hội làm phiền tôi thêm lần nào nữa.
Có một số thứ, vốn dĩ không thuộc về mình, vậy nên phải quên đi cho nhẹ lòng.
Nhưng đêm qua, Hán Khanh lại nói: “Có một số thứ vô giá đến mức không thể buông tay.” Như thế là sao nhỉ?
A a không nghĩ nữa, càng nghĩ càng rối. Chuyện tình cảm nam nữ đúng là phức tạp thật. (Gián: Vậy cô đi thích trái xoài đi, trái xoài không phức tạp đâu.)
Một lúc sau, tôi đã vào đến sân trường. Trời vẫn còn mang màu xám lấp lánh của buổi sớm mai, khiên ngôi trường thân yêu của tôi giống như đang đeo một lớp mặt nạ khác. Im lìm hơn. Trầm tư hơn.
Mẹ kéo tay tôi, hồ hởi nói:
- “Hôm qua mẹ gọi điện cho nhà trường, họ nói khối 11 đi xe số sáu. Năm nay khối của con đi chơi ít thật đấy, một khối chỉ có một xe.”
Tôi lầm bầm, tất nhiên rồi, đang giữa năm học, có ai rảnh như mẹ không? Với lại, trường của tôi tương đối nhỏ mà.
Sau một hồi dò dẫm hỏi han, cuối cùng tôi cũng tìm được xe số sáu. Đó là một chiếc xe buýt lớn màu đỏ, đậu im lìm dưới tán cây bàng xanh mát, nổi bật trong bầu không khí se lạnh của buổi sáng sớm.
Mẹ lại kiên nhẫn nhắc nhở tôi từ đầu đến cuối, phải cẩn thận, phải đi theo đoàn, không được chọc phá thú vật, không trèo cây, không tắm sông,v.v…
Tôi lén chùi mồ hôi. Mẹ ơi, năm nay con mười bảy, mười bảy tuổi rồi đó!
Khi tôi bắt đầu leo lên xe, mẹ lại hét với theo:
- “Mẹ có nhét vào ba lô cho con một con gấu Pooh nhồi bông đó, buồn thì cứ lấy ra ôm.”
Tôi nghe được câu đó thì thẹn quá hoá giận, mặt đỏ lừ, vội vã chui tọt vào trong.
Hoá ra, trong xe cũng không đến nỗi nào, rất rộng rãi, chẹp, lại còn có cả máy lạnh. Nam thanh nữ tú đang ngồi nói chuyện rì rầm, thoang thoảng trong không khí còn có mùi kẹo bánh, mùi nước hoa.
Hình như tôi nhầm xe rồi…Đây đây đây rõ ràng là phái đoàn xiếc lưu động mà. >_<
Một băng ghế có ba chỗ ngồi, nhưng dãy ở hàng trên đều đã hết chỗ. Tôi đủng đỉnh đi xuống phía cuối xe, không ngừng ngó quanh.
- “Khiết Du, lại đây!” Đột nhiên, phía bên tay phải tôi, một giọng nói bất thình lình vang lên, vô cùng quen thuộc.
Đó là Phi Long, đang nở nụ cười toe toét hết sức mời gọi.
Mà hình như ngồi bên cách cậu ta một ghế…
…Là Hán Khanh!
Tôi thất kinh đến tột độ, còn chưa kịp lỉnh đi thì đã bị Phi Long ngang nhiên túm lấy tay mà kéo mạnh, làm cả người tôi té chúi nhủi về phía trước.
Rất nhanh chóng, tôi đã an toạ giữa hai bạn hotboy đẹp trai nhất nhì khối 11 - Hán Khanh mặt lạnh như tiền và Phi Long cười gian như khỉ!
Xung quanh vẳng đến tiếng xì xầm ngưỡng mộ, xen lẫn ghen tức không che giấu.
Tôi nhấp nhổm không yên, một lúc sau quyết định đứng dậy tìm cớ “tôi đi vệ sinh” mà sang chỗ khác ngồi. Dù gì tôi cũng đang đi chơi mà, ngồi cạnh hai gã này thì chẳng khác nào bị tra tấn. Nhất là, còn có Hán Khanh…
- “Biết điều thì ngoan ngoãn ngồi yên đó đi. Dãy phía sau hết chỗ rồi.” Hán Khanh thờ ơ lên tiếng, vẫn chăm chú chúi mũi vào chiếc Walkman (máy nghe nhạc loại nhỏ) màu bạc trên tay.
Tôi bĩu môi. Gì chứ! Tôi không phải là nô lệ của cậu nhé, hết chỗ thì cùng lắm tôi sẽ treo lên nóc xe ngồi, thà chết cũng không thèm ngồi cạnh cái tên mất vệ sinh, mất nết, mất mặt như cậu đâu!
Như đọc được suy nghĩ của tôi, Hán Khanh lại bồi thêm một câu, khoé miệng lạnh lùng tạo thành một đường cong tuyệt đẹp:
- “Nếu cậu vẫn nhất định bỏ trốn, tôi sẽ…hôn cậu lần nữa đấy!”
Mô phật, câu nói đó đã hoàn toàn đá văng toàn bộ dũng khí còn sót lại trong trái tim bé nhỏ thảm thương của tôi. =.= Thế là tôi vô cùng nhục nhã, mặt dày ngồi đó trong tiếng bàn tán khinh bỉ xung quanh.
Sau khi đã điểm danh học sinh xong xuôi, chuyến xe bão táp đó từ từ khởi hành.
Khoảng mười phút sau, tôi lơ mơ ý thức được, tình cảnh hiện tại của mình rất giống bánh mì hotdog…Một bên là bạn bánh mì thượng hạng Mai Hán Khanh, một bên là bánh mì tuyệt đỉnh Đình Phi Long.
Còn tôi, chính là miếng xúc xích nhỏ bé đáng khinh bỉ ngồi ở giữa…
Ôi sao mà đau lòng quá.
Ôi sao mà thảm thương quá.
Ôi sao mà…
- “Cậu có sao không vậy? Im lặng đến chóng mặt.” Phi Long ngồi bên cạnh, nhíu mày lên tiếng.
Tôi lắc đầu nguầy nguậy, mặt càng lúc càng tái xanh. Chỉ là hình ảnh cái bánh mì hotdog đó quả thật rất ờ, rất sống động. Trong thoáng chốc, đầu óc tôi nảy sinh một số hình ảnh vô cùng thiếu văn hoá, vô cùng…đen tối.
Thiện tai, tôi quả thật đã lây nhiễm sự biến thái của Hán Khanh mất rồi. >_<
Nghĩ đến đó, tôi lại toát mồ hôi hột.
Phi Long chau mày, khều vai tôi hỏi nhỏ:
- “Hay là…cậu bị say xe?”
Câu trả lời vẫn là lắc đầu.
Ngay sau đó, một thanh sôcôla được chìa sang trước mặt tôi.
- “Ăn cái này sẽ đỡ hơn.” Phi Long lo lắng nói, sự dịu dàng ấm áp ngập trong đáy mắt.
Khốn kiếp, có người ở bên cạnh quan tâm đến như vậy, sao tôi không thấy rung động chứ?
Rất bất ngờ, một bịch kẹo dẻo kì lạ từ phía bên phải đột nhiên duyên dáng xuất hiện trước mắt tôi.
Ý, cái này là của Hán Khanh?
Tôi ngạc nhiên quay đầu sang bên cạnh, thấy Hán Khanh biểu cảm vẫn bình lặng như gương, chỉ có hai vành tai là hồng lên một cách đáng ngờ.
Ai da, hai tiểu tử này, thật sự cũng dễ thương quá đi! ^_^
Thế là, tôi mặt dày mày dạn nhận đồ ăn của hai cậu thiếu gia đó, bỏ vào mồm nhai ngon lành, liên tục toét miệng cười thô bỉ.
Khụ, thế nhưng, một lúc sau…
Tôi vừa ăn hết thanh sôcôla, một bịch bánh tráng khác lại xuất hiện như một phép màu. Tiếp đó, tôi bị hai bạn công tử tốt bụng ngồi bên cạnh nhồi nhét nào xôi vò nào bánh tráng nào chocopie nào bánh snack nào kẹo ngậm nào kẹo mút,…
Nói chung, hiện giờ tôi có cảm giác như mình đang ngồi cạnh hai gian hàng bách hoá. -_-|||
Hán Khanh và Phi Long dường như không biết mệt, thấy tôi càng ăn thì lại càng hào hứng lôi đồ ngọt ra trình diễn, giống như đang âm thầm ganh đua với nhau.
Một lúc sau, khi đồ ăn trước mặt đã chất thành một đống, tôi mới buồn buồn thốt lên:
- “Phi Long yêu quý, Hán Khanh quý yêu…”
Bọn họ lập tức vui vẻ chống tay lên ghế, nhìn tôi mà nở nụ cười điên đảo chúng sinh:
- “Có chuyện gì?”
Tôi hiền từ hết nhìn họ lại nhìn mớ kẹo bánh trước mặt, sau đó làm một cái biểu cảm phức tạp:
- “Nhồi đồ ngọt liên tục như thế này, rốt cuộc là các người muốn tôi tiểu đường hay bị mỡ trong máu mà chết đây?”
Hán Khanh: “……”
Phi Long: “……”
Chương 27 : Cả ba chúng ta đều là vấn đề.
Trời đã quá trưa. Bầu trời xanh ngắt đến ngột ngạt, thấp thoáng những cụm mây trắng bồng bềnh trôi chầm chậm, giống như bầy cừu của chú bé mục đồng đang thẩn thơ đi dạotrên một thảo nguyên màu xanh ngọc mênh mông. Đến những làn gió cũng trở nênoi nồng, hơi nóng gay gắt làm mặt đường đau khổ phả hơi nước, hầm hập như đáy chảo gang. Ánh mắt trời vàng rực xuyên qua ô cửa kính xe, cau có chọc chọc vào mặt tôi, để lại những vệt màu vàng hung quá quắt phía sau lớp mi mắt đang nhắmhờ. Nắng dã man, nắng tàn bạo, nắng thấu trời xanh! Tôi nhăn mặt cựa mình, sau đó cố lờ đi cảm giác nặng trình trịch tê cứng ở vai, từ từ thè lưỡi, liếm liếm bờ môi khô khốc. Cổ tôi cũng trở nên nhức mỏi, đau âm ỉ như đang đeo hai túi đá đại bự. Cực hình, đúng là siêu cực hình! - “Khò…” Một tiếng ngáy khàn khàn vang lên ở phía vai phải tôi, mang theo âm điệu thoả mãn vui vẻ. - “Híp…” Một tiếng ngáy khác, cũng thô bỉ không kém, quấn quýt bên vai trái của tôi, kèm theo những tiếng khịt mũi lườibiếng. Khốn nạn, đến mức này thì bà đây chịu đựng hết nổi rồi! Các bạn thử nghĩ xem, trong những bộ phim Hàn Quốc lãng mạn vô song, nếu có hai nam một nữ ngồi cùng băng ghế trên một chuyến xe tình yêu, à nhầm, chuyến xe bão táp, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trường hợp một: Nữ chính gục đầu vào vai nam chính, nam phụ ngồi bên cạnh ghen tuông lồng lộng. Trường hợp hai: Nữ chính vô ý gục đầu sang vai nam phụ, namchính đau buồn nhìn theo, sự lâm li thống thiết ngời ngời trong ánh mắt. Cuối cùng, sức mạnh tình yêu quá cao cả, đã làm cho nữ chính tỉnh cơn u mêmà…ngả đầu về vai nam chính. Nói chung, bạn nam phụ luôn luôn, vâng, luôn luôn bị cho ra rìa một cách vô nhân đạo. =.= Thế nhưng, hiện thực thì lúc nào cũng tàn khốc và khó đỡ hơn phim. Chẳng hạn như, bây giờ đây, nữ chính trong bộ phim Chuyếnxe bão táp là tôi đang…. …đang bị nam phụ và nam chính ngả đầu vào vai mà ngủ ngon lành! Tôi chỉ muốn phun nước bọt vào đầu hai gã công tử láo xược chết bầm này! >_< Hức, đầu tên nào tên nấy vừa nặng vừa cứng, lúc này đang vô cùngthoải mái gục trên vai tôi mà say sưa mơ mộng li bì. Lúc bọn họ bắt đầu gà gật tôi đã thấy nghi, nhưng không ngờ họ có thể mặt dày đến mức này, nằm ngủ hồn nhiên trên vai tôi luôn đấy, đẹp mặt chưa? Cái gì mà lãng mạn, cái gì mà tranh giành nữ chính! Khốn nạn, tôi vốn là nô lệ kiêm đồ chơi kiêm gối ngủ miễn phí củahai anh chàng khả ố này, từ lâucăn bản đã không còn đường lui rồi. Nhìn xem, mọi người nhìn xem? Trên đời này, đâu có ai là hoàn hảo? Phi Long – biệt hiệuNụ cười quyến rũ,đâu có ai ngờlúc ngủ cậu ta chảy nước dãi như điên. =.= Hay là Hán Khanh, biệt hiệuCông tử vô tình, đố cô nàng nào biết khi ngủ gật cậu ta vừa ngáy vừa nói mê… Tuy rất bức xúc và khó chịu nhưng tôi vẫn không thể lý giảivì sao lại không lạnh lùng rũ vaivà tặng mỗi tên một cái cốc đauđiếng như tính cách tôi thườngngày. Chắc dù sao khi ngủ bọn họ vẫn đỡ nguy hiểm hơn, tôi tự nhủ như thế. Chiếc xe vẫn chạy bon bon, khung cảnh bên ngoài giống như đang hối hả chạy về hướng ngược lại, cây cối, nhà cửa vụt đến vụt đi trong phút chốc. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau,anh điều phối viên cầm loa hét lớn với đám học sinh đang gà gật trên ghế ngồi: - “Trạm dừng chân thứ nhất: Bòsữa Long Thành. Mọi người có thể di chuyển xuống xe và giải quyết vấn đề cá nhân, cũng có thể mua đồ ăn, quà lưu niệm nếu muốn.” Tôi nhúc nhích hai vai mình, bấtmãn nói với âm lượng cao hơn thường ngày một chút: - “Dậy đi, hai gã Trư Bát Giới này. Tới trạm dừng chân rồi kìa!” Phi Long khẽ nhăn mặt, sau đó đờ đẫn ngồi dậy, đưa tay lên dụi dụi mắt. Hán Khanh gục gà gục gặc thêmmột lúc nữa, sau đó cũng uể oảinhấc đầu dậy. Mái tóc vốn thường ngày chỉn chu của hắn giờ đây rối bù và lộn xộn. Vài lọn tóc đen nhánh rũ xuống trán, mang đến cho hắn một vẻ mệt mỏi trẻ thơ, nhất thời làm người ta cảm thấy đáng yêu. A, tôi lại nghĩ linh tinh rồi!
- “Trạm dừng chân Heo sữa?” Hắn nhìn tôi bằng cặp mắt ngái ngủ, giống như được phủ một lớp sương sớm màu bạc. Giọng nói cũng trở nên khàn khàn lười nhác. Tôi bấm bụng cảnh báo, đừng có để bị hắn ta hấp dẫn, đừng có để bị hắn ta hấp dẫn. - “Là trạm dừng chân Bò sữa Long Thành. Có xuống hay không?” Tôi vừa nói vừa sốt ruột ngồi dậy, bộ dạng như sẵnsàng xuống xe bất cứ lúc nào. - “Đi.” Hán Khanh và Phi Long đồng thanh đáp gọn, ngữ khí chắc nịch mà nhẹ bẫng. Tôi nhún vai, sau đó lò dò men theo những hàng ghế dọc lối đi, một lúc sau đã rời khỏi xe, tiếp cận với bầu không khí thoáng đãng bên ngoài. Đập vào mắt tôi là hàng chữ bắt mắt cực lớn: TRẠM DỪNG CHÂN BÒ SỮA LONG THÀNH KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH! Nhận thấy phía xa, trước một cửa hàng bán đồ lưu niệm có một con bò sữa bằng nhựa cực lớn, chưa kịp suy nghị gì, tôi đãvui vẻ chạy lại. Một số em bé tầm năm, sáu tuổiđang tíu tít cưỡi lên lưng con bò đó mà toét miệng cười làm dáng để chụp hình. Xung quanhlà các nhóc cũng đang tuổi nhi đồng hào hứng chờ tới lượt. Tôi đột ngột cảm thấy xấu hổ.>_< Mười bảy tuổi rồi mà cứ như con nít, thật chẳng ra làm sao cả. Nhưng tôi thật sự luôn có cảm tình với loài bò sữa, tôi thích cái mặt cười hớn hở của loại động vật ấy trong những chương trình quảng cáo trên ti-vi. Thậm chí quần sịp hồi tiểuhọc của tôi cũng có thêu hình bò sữa vui vẻ… Nói gì thì nói, phải mau chuồn êm khỏi chỗ này thôi, ở lại thêm chút nữa tôi sẽ bị bàn dânthiên hạ cười cho thối mũi! - “Khiết Du, cậu thích con bò này à?” Phía sau thình lình vang lên giọng nói quen thuộc của Hán Khanh, âm điệu mang theo nét cười vui thích. Tôi bối rối quay người lại, giả ngu cười cười: - “Hả? Đâu…đâu có, tôi…” Phi Long lại lù lù xuất hiện bên cạnh, miệng nở nụ cười tinh ranh: - “Cậu thích bò sữa đến thế à?” Sau đó, cả hai người đó quay sang ngắm nghía, rồi hùng dũng tiến lại gần con bò. Bọn họ vô cùng thiếu đạo đức, lạnh lùng đẩy các em nhỏ tội nghiệp đang chơi đùa vui vẻ sang một bên, rồi… Rồi bọn họ cúi xuống, nắm lấy cái bộ phận dùng để lấy sữa của con bò… Rất may là bộ phận này làm bằng nhựa, nên họ không đến nỗi bị bò đá cho móp mặt. =.= Thế rồi, Phi Long móc ra chiếc điện thoại cảm ứng, vui vẻ chụp lại hình ảnh bạn Hán Khanh đẹp trai phong độ đang làm động tác vắt sữa bò. Một lúc sau, Phi Long lại hí hửng lại gần con bò, tiếp tục thực hiện cái động tác thô bỉ đó. Những người xung quanh nhìn bọn họ bằng cặp mắt kì dị… Hán Khanh quay sang phía tôi hét lớn: - “Lại đây, Khiết Du, trò này vui lắm! Chụp vài tấm hình làm kỉ niệm nào!” Mọi người nhìn cái gì vậy? Hai kẻ điên này, tôi không quen, thật không quen biết gì cả mà… ----- Một lúc sau, mọi người đã sẵn sàng để tiếp tục chuyến đi ----- Tôi leo lên xe, mặt bí xị như đ.ítnồi, hằm hằm ngồi khoanh tay nhìn về băng ghế trước mặt. Phi Long thấy vậy thì hí hửng hỏi: - “Sao nào? Không được chụp hình nên tức à?” - “Tại cậu cả thôi. Tôi rủ cậu có thèm đi đâu.” Hán Khanh nhún vai kênh kiệu. Tôi lạnh lùng nhả ra từng chữ, mặt giăng đầy hắc tuyến tối sầm: - “Cảm ơn. Chỉ là các cậu làm tôi nhớ đến các cô vắt sữa bò, chỉ biết coi bầu v.ú bò là lý tưởng, đột nhiên cảm thấy cảm động.” Phi Long: “……” Hán Khanh: “…..” (Gián: Các anh đã hiểu nữ chính nguy hiểm đến mức nào chưa? Hô hô. Phi Long, Hán Khanh: *cười gằn* Cái đó chẳng phải là do cô làm sao? Gián: *run rẩy mặc áo chống đạn*) Ít phút sau, Phi Long lại không yên phận, quay sang nhét một bên headphone vào tai tôi, nói bằng giọng vô cùng trịnh trọng: - “Nghe cái này đi, nhạc Soul làm tâm hồn người ta thư thái.” Liền sau đó, giống như có gắn động cơ tự động, Hán Khanh cũng quyết liệt nhét headphone vào bên tai còn lại của tôi, nghiêm nghị giới thiệu: - “Nhạc Heavy Metal Rock giúp thanh tỉnh đầu óc.” Thế là, đôi tai khốn khổ của tôi phải chịu đựng một bên là nhạcRock đùng đùng xình chát, một bên là nhạc Soul buồn buồn thêlương. Kìm nén cơn thịnh nộ một lúc, cuối cùng tôi cũng bùng nổ, điên tiết rút hai bên tai nghe ramột cách hung bạo, gào lên: - “Nhưng tôi là người Việt Nam,tôi chỉ muốn nghe cải lương, tôi chỉ muốn nghe ca trù!!!!” Phi Long và Hán Khanh mặt tímgắt rồi lại đen, cuối cùng khôn ngoan quyết định ngậm chặt miệng làm hến mặt người. Bầu không khí im lặng lạnh lẽo bao phủ. ------- Trải qua một quãng thời gian dài như cả thế kỉ, cuối cùng, cũng đến nơi rồi! ------ Cả đoàn mặt mũi phờ phạc, quần áo xộc xệch, lơ mơ bước xuống xe. Lúc này đã là xế chiều, cả vùng quê yên lặng trong sắc vàng nhạt u minh, những làn gió mang theo mùi hương của đồng nội chậm rãi đổ xô đến, giống như đang thăm dò những người khách lạ. Tôi lúc lắc đầu vài cái cho tỉnh hẳn, sau đó không kìm được đưa tay lên che miệng ngáp đến sái quai hàm. Anh điều phối viên là người cuối cùng bước xuống xe, vừa đi vừa cầm loa nói oang oang: - “Chúng ta sẽ ở nhờ nhà ngườidân ở đây. Vì số lượng học sinh tham gia dã ngoại rất ít, nên mỗi người ở riêng một nhà, sau đây là danh sách….” Mười phút sau, tôi đã lò dò tìm kiếm căn nhà của một người phụ nữ có tên là Tư Dừa. Theo như anh điều phối viên hướng dẫn, nhà bà ấy ở cạnh một bụi dừa nước ở cuối làng, đối diện là một vườn rau nhỏ. Nhưng vấn đề ở đây là, nhà người dân nào cũng có trồng dừa và dựng một vườn hoa… Tôi từ nhỏ đã mù phương hướng trầm trọng, thậm chí hồihọc Tiểu học, toilet ở đâu tôi còn không nhớ, thường xuyên đi lạc xuống tận phòng bảo vệ. Tuy nghe nói sẽ ở nhờ nhà một người phụ nữ hiền lành tên Dừa làm tôi rất yên tâm, nhưngcái chính ở đây là tôi không saotìm được đường. Mải mê suy nghĩ, tôi lơ đãng đụng phải một cây cột điện bằng thịt, có màu đen đen. - “Đi đứng cái kiểurìthế?” Một giọng nói đặc sệt hương vị miền quê vang lên phía trên đỉnh đầu tôi. Tôi xoa xoa trán, đứng lùi lại một bước, rối rít xin lỗi. Sau đó định thần nhìn lại, phát hiện hình như tôi vừa đụng phải một gã da đen như bê thui, cởi trần trùng trục, cao lêu nghêu như một cây cột nhà cháy Chắc là người trong làng, tôi tự nhủ rồi nặn ra một nụ cười ngọt ngào như làn gió tháng giêng, cẩn thận hỏi Cột Nhà Cháy: - “Tôi đang tìm nhà của bác Tư Dừa, chẳng hay cậu có biết…” Cột Nhà Cháy đưa tay lên gãi đầu, cặp mắt đen lấp loáng nhìn tôi một lúc, sau đó nghi ngờ trả lời: - “Bà ấy là mẹ tui.” Trong đầu tôi đột ngột nảy ra một vài phương án phòng bị: Một. Tiếp tục tươi cười nói với cậu ta: “Tôi sắp ở nhờ nhà cậu vài ngày.” Hai. Lỉnh đi chỗ khác nhờ anh điều phối viên chuyển chỗ ở cho tôi. Ba. Chuồn gấp. Nhưng, chưa có phương án nàokịp thực hiện thì Cột Nhà Cháy đã đưa bàn tay cứng như thép nguội nắm chặt vai tôi, gằn từng tiếng đầy sát khí: - “Hay, định ăn trộm đúng không?”
Tôi nhíu mày, nội công tên này quả không tệ, bóp vai tôi đến không nhúc nhích được, đây chính là cao thủ về vườn trong truyền thuyết sao? Suy nghĩ của bạn Cột Nhà Cháy: “Con nhỏ này ăn cái gì mà vai cứng như đá hoa cương, bóp đến mức này mà mặt nó vẫn không đổ mồ hôi, ghê gớm thật.” Cả hai bạn trẻ đứng im, âm thầm đo đạc nội công của đối phương, một lúc sau vẫn khôngcó động tĩnh gì. Dù gì tôi cũng là đai đen Karate,để một tên đen sì sì như thế này bóp bóp nắn nắn, đúng là một sự sỉ nhục không thể tha thứ! Cuối cùng, tôi mất kiên nhẫn, bực bội gạt tay cậu ta sang mộtbên. Cột Nhà Cháy mặt lạnh như tiền, lập tứng xuống tấn đứng thủ thế, hai chân dang rộng, dùng ánh mắt sắc lẻm mà quan sát đối phương. Tôi hất mặt, em giai à, thật sự là em đang muốn uýnh lộn với chị đây ư? Cột Nhà Cháy đưa tay lên bẻ “rốp rốp” vài tiếng rợn người, giọng lạnh như băng: - “Cậu là con gái, nhường cậu tung chiêu trước.” Tôi cẩn thận tiến lại gần cậu ta, sau đó gãi đầu nhìn. Cột Nhà Cháy đang cố trình diễnphong thái siêu ngầu của mình,thấy tôi chỉ đứng đực mặt ra nhìn thì phẫn nộ gắt lên: - “Nhìn cái gì, sợ hả?” Tôi bối rối gãi mũi, sau đó đưa tay lên che miệng ho khan vài tiếng, căng thẳng nói với cậu ta: - “Đồng chí, tôi xin có đôi lời tâm huyết là hình như đáy quần đồng chí có vết rách hơi bị lớn…” Cột Nhà Cháy sững sờ, sau đó từ từ cúi đầu nhìn xuống quần mình. Hai cái ống quần tơi tả lúc này gần như không dính vớinhau được nữa, có lẽ lúc cậu ta xuống tấn, nó đã, khụ khụ… Bốp! Lợi dụng thời cơ, tôi oai phong lẫm liệt tung một cú đá nhanh và mạnh như tia chớp, thẳng tiến vào vai cậu ta. Cột Nhà Cháy không chút phòngbị, lập tức bị cú đá đó đốn cho ngã ngửa ra đằng sau. Nhìn thân hình bèo nhèo của cậu ta đang nằm dưới đất, tôi kênh kiệu nhả ra từng chữ: - “Tiểu tử, khi chuẩn bị uýnh lộn với người khác, cần nhất là không nên để bị xao lãng bởi những thứ vặt vãnh này. Nếu cần, cậu cứ tụt quần ra doạ người, rõ chưa?” Cột Nhà Cháy lồm cồm ngồi dậy,hai tay khum khum che phía dưới bụng, nếu da cậu ta đen hơn chút nữa, chắc tôi không thể nhận thấy cậu ta đang đỏ mặt. - “Tí Sún, đi đâu giờ này chưa về? Má kiếm con nãy giờ.” Giọng một người phụ nữ bất thần vang lên cách đó vài chục mét, âm điệu vừa tức giận vừa lo lắng. Nhân vật Tí Sún trong câu nói đó, rõ ràng là chỉ Cột Nhà Cháy, bởi vì cậu ta đột ngột giật bắn người, đứng im một lúc rồi mớidám run rẩy quay đầu lại: - “Má, con nhỏ này….” Dựa vào cách xưng hô, tôi có thể đoán đây chính là dì Tư Dừa, mẹ của Cột Nhà Cháy. Bà làmột phụ nữ trung niên phúc hậu, dáng người to béo chất phác, mái tóc được búi sơ sài trên đầu đã bắt đầu điểm bạc. Bà nhìn thấy tôi thì hỏi bằng giọng ngạc nhiên: - “Cháu này là….” Tôi nhanh nhảu tiếp lời, cười tươi như hoa: - “Cháu là học sinh trường Olympus. Hôm nay trường cháutổ chức đi dã ngoại, cháu được sắp xếp ở nhờ nhà dì vài hôm ạ.” Dì Tư Dừa suy nghĩ một lúc, sauđó vỗ nhẹ vào đầu mình giống như sực nhớ ra một chuyện quan trọng: - “A, dì nhớ rồi, hôm nọ có người báo với dì. Thôi theo dì về nhà đi, con. Lâu lắm rồi làng này mới có người lạ tới chơi.” Tôi ngoan ngoãn gật đầu, sau đó xốc xốc lại ba lô, dợm bước định đi theo người phụ nữ vui vẻ nọ. - “Nhưng mà má ơi, con nhỏ này kì lắm!” Cột Nhà Cháy nãy giờ im thin thít, đột ngột giận dỗi lên tiếng. - “Kì cái gì mà kì, coi bộ dạng con kìa. Đi vô tắm rửa rồi chỉ chỗ ngủ cho bạn.” Dì Từ Dừa nghiêm khắc nhắc nhở, tiện taynhéo tai Cột Nhà Cháy một cái. * * * Nhà dì Tư Dừa tuy nhỏ nhưng rất sạch sẽ thoáng mát, đồ đạc được bày biện ngăn nắp và có trật tự, khác xa tưởng tượng của tôi về những ngôi nhà tranh vách đất ở thôn quê. Sau khi hướng dẫn chỗ ngủ và giúp tôi sắp xếp quần áo, dì Tư giục tôi đi tắm. Một lúc sau, đã thay đồ sạch sẽ thơm tho, tôi lăn kềnh xuống bộ phản (*) kê ở giữa nhà, buồn chán ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. - “Ê, đi câu cá rô đồng không?” Cột Nhà Cháy lù lù xuất hiện bên cạnh tự lúc nào, khuôn mặtđen nhẻm chỉ cách mặt tôi vài phân. Tôi là một đứa hiếu động, nghethấy câu đó thì hớn hở gật đầu. Cột Nhà Cháy dẫn tôi ra cánh đồng mênh mông, xanh tít tắp ở cạnh đường làng. Bầu trời lúcnày đang chạng vạng, ánh nắngđã trở nên hồng phớt như đôi má của cô gái thẹn thùng. Thấp thoáng phía xa, những đám mây rủ nhau chạy về phía chân trời. Quang cảnh bình yên đến nghẹtthở, đẹp ngọt ngào như một bức tranh sơn dầu giản dị mà say đắm lòng người. - “Đẹp quá đi!” Tôi không kìm được hét lên một tiếng, giang rộng tay như muốn ôm lấy bầu trời. Cột Nhà Cháy thấy vậy thì cười đánh “phì” lạ lẫm, nhanh nhẹn dẫn tôi men theo mép ruộng đểngồi câu cá rô. (Hình minh hoạ bạn cá rô đồng). - “Cá rô đồng thịt rất thơm, ngon và dai. Thường thì tui đi câu lúc chín giờ sáng, câu đến lúc chiều tà. Bây giờ không biếtcòn nhách nào không nữa, nếu không được thì ngồi ngắm cảnh vậy.” Cột Nhà Cháy lựa một mô đất cứng, ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Mồi câu cá rô đồng là trứng kiến, vàng ươm và đã được xào sơ, mùi hương này rất hấp dẫn những bé cá rô béo mập. Lựa vị trí thích hợp, Cột Nhà Cháy gác cần câu, rồi hít một hơi quay sang nhìn tôi: - “Cho tui xin lỗi nha.” Tôi ngớ người: - “Xin lỗi gì cơ?” - “Xin lỗi vì đã bất lịch sự bóp….” - “Bóp cái giề?” Một giọng nói mang theo mùi hương khói đạn đột ngột vang lên phía sau lưng chúng tôi. Tôi hãi hùng quay đầu nhìn lại, thấy Phi Long và Hán Khanh đã ngồi chồm hỗm ở đó tự lúc nào.Mô phật, bọn họ hoàn toàn không gây tiếng động, thật giống như ninja quá đi. =.= Phi Long nhếch mép: - “Hay ghê nhỉ? Ngồi vừa ngắm cảnh vừa tâm sự cơ đấy?” Hán Khanh thì không buồn buông lời trêu chọc, nhìn thẳngvào Cột Nhà Cháy mà rít lên: - “Tôi nghe hết rồi, lúc nãy cậu dám bóp cái gì của Khiết Du?” Phi Long sắn tay áo, nghiến răng dứ dứ nắm đấm trước mặt Cột Nhà Cháy: - “Ông đây sẽ cho nhà ngươi thưởng thức cái món này, thằng dê xồm ạ!” Cột Nhà Cháy vẫn chưa hoàn hồn, ú ớ nhìn bọn họ hỏi lắp bắp: - “Các cậu là ai??” Tôi chán nản lắc đầu, ngửa mặt lên trời nói như than: - “V.ú em của tôi đó.” Ba chàng trai của chúng ta hoàntoàn tắt điện vô điều kiện. Tôi đứng thẳng người dậy, phủi phủi quần một cách oai phong, hừ mũi nhìn bọn họ bồi thêm một câu: - “Cột Nhà Cháy không làm gì cả, chỉ bóp vai tôi thôi. Còn đỡ hơn hai cái gã nào đấy thiếu thốn đến mức phải thèm khát hổn hển đi vắt sữa một con bò nhựa.” Hán Khanh và Phi Long ôm nhau té thẳng xuống ruộng. (*) Tấm phản: là vật dụng quen thuộc của người dân thôn quê, thường dùng để nằm hay ngồi. Làm bằng gỗ nên rất nằm rất mát, đặc biệt nếu là gỗ tốt thì dùng vài chục năm vẫn không sợ hư. Diễn viên quần chúng: Uầy, nam phụ thứ ba, à không, thứ tư đây sao? Gián: GATO đi anh em, càng đông càng vui. Diễn viên quần chúng: \\\".....\\\" Hán Khanh: \\\".....\\\" Phi Long: \\\".....\\\"
Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!