XtGem Forum catalog
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Tiểu thuyết - Ngoảnh lại hoá tro tàn - trang 2

Full | Lùi trang 1 | Tiếp trang 3

Chương 4: Giọt máu dưới chân Phật Tổ

Gạt Phó Kính Thù ra khỏi cuộc sống của mình, đảo Qua Âm trong mắt Phương Đăng bỗng mới mẻ như ngày đầu đặt chân đến. Trước đây nó chỉ nhìn mỗi bóng lưng Phó Kính Thù, hiện giờ mới phát hiện, hai bên con ngõ nhỏ trên đường đi học về nở đầy hoa chuối tây, những buồng lá xanh mỡ màng bọc quanh bông hoa lớn rực rỡ. Cho dù là hoa màu vàng mơ hay đỏ thẫm, đều toát lên vẻ đẹp vừa phong tình, vừa nồng cháy. Nó thích nhất hút lấy mật bên trong bông hoa chuối tây, ngọt đượm. Thêm nữa, tan học về không mất thì giờ quẩn quanh bên bờ tường Phó gia viện, nó tự làm một cái túi lưới đến bờ hồ bắt cá. Có ngày may mắn bỏ rọ mười mấy con, về nhà rán lên, ông phương học nông thích nhất món nhắm này, lần nào trông thấy cũng gọi “con gái rượu” không ngớt miệng.

Khoảng mười mấy ngày sau, cái sọt rác mà  Phương Đăng tưởng đã bị công nhân quét rác mang đi bỗng xuất hiện một cách kì tích trước hành lang, bên trong là chiếc túi đựng phân hóa học được gấp gọn gàng. Nó bồn chồn ngó sang nhà họ Phó, không biết có phải do tưởng tượng, nó bỗng nhớ lại thời gian này, trong ngõ thường nghe thoang thoảng mùi bùn.

Ngày hôm sau Phương Đăng trực nhật về muộn, đến trước cửa tiệm tạp hóa lão đỗ, bất giác cảm thấy là lạ, ngoảnh đầu nhìn thì thấy tấm rèm nhung một nửa trên căn gác đối diện liền bị ai đó kéo vào. Nó mang xô và túi lưới định ra bờ hồ thử vận may, đi được vài bước, lại nghe có tiếng gọi.

“Phương Đăng, em qua đây.”

Đúng cái giọng nói ấy. Lần đầu tiên cậu ra gọi tên nó. Chính Phương Đăng còn cảm thấy tên mình nghe sao xa lạ. Nó giả vờ vô tâm quay lại.

“Làm gì?”

“Em vào đây, tôi cho em xem cái này.”

“Không! Có gì thì nói luôn.”

Nó đứng ngoài cửa, nói như máy.

Người đó không tiếp lời ngay, cái kiểu đủng đỉnh làm người ta phát ghét. Nếu còn dùng dằng, trời sập tối, ra hồ sẽ không an toàn nữa. Phương Đăng sốt ruột ra mặt, nhưng không cất bước.

“Cho em này.”

Nhìn theo mắt Phó Kính Thù, Phương Đăng trông thấy một chậu hoa đặt ngay dưới chân cậu, hình như là… cây chuối tây?

“Hơ, ai trồng thế!” Phương Đăng cười khinh khỉnh hòng che giấu vẻ kinh ngạc. Chuối tây là một trong mấy loại hoa ít ỏi mà nó biết tên, loài cây này mọc hoang khắp nơi trên đảo, chưa thấy ai trồng làm cây cảnh bao giờ, lại còn trồng vào cái chậu cũng ưa nhìn ta phết.

Phó Kính Thù nói: “Tôi nhổ từ bên đường trồng vào chậu, bón bằng phân bón em cho đấy.”

“Thảo nào khó ngửi thế thế!” Phương Đăng cố tình khịt khịt mũi.

“Lúc đầu hơi có mùi, nhưng phơi khô rồi nghiền nhỏ ra, dùng bón hoa nhiều chất lắm. Tôi chọn cái chậu đẹp nhất đấy. Em mang về chỉ cần tưới nước là được.”

Phương Đăng từ chối cái rụp, “Không thèm.”

Phó Kính Thù không giận, cười nói: “Em thù dai ghê.”

Phương Đăng cúi đầu rứt rứt những mắt cá túi lưới, thản nhiên: “Tôi bên này không phải chỗ trồng hoa.” Nơi ở của nó và cậu ấy không giống nhau, đừng nói là vườn hoa, đến một cái cửa sổ cũng không có, người còn chẳng có chỗ đặt chân, lấy đâu ra hứng thú trồng hoa.

“Hoa này cũng không khó trồng, chỉ cần…”

“Anh để nó sống bên góc tường là xong, cần gì phí một cái chậu… lại cả công sức nữa?”

“Em không thích à?” Giọng cậu ta vẫn êm ả dễ chịu như trước, khiến người khác khó mà cương quyết chối từ.

Phương Đăng đột nhiên cáu lên, nói lớn: “Tôi bảo thích lúc nào? Tôi thích cắn một miếng thật to, nhai nát, rồi nhổ nó ra đất đấy!”

“Vậy em cầm lấy mà ăn.” Phó Kính Thù điềm nhiên không ngờ. Phương Đăng bắt đầu cảm thấy chọc giận con người này là nhiệm vụ bất khả thi.

“Không ăn!” Nó buột miệng. Rõ ràng đang tức, bỗng dưng nó cảm thấy như mình mới là kẻ gây chuyện. Phương Đăng không ghét chậu hoa, thậm chí không thật sự ghét người trồng hoa. Có điều nó biết rõ dù mang chậu hoa về, chẳng bao lâu cha sẽ lại nhổ béng cái cây, quẳng đi, lấy cái chậu làm âu đựng bãi nôn. Hoa không đáng tiền, nhưng đã mang về trồng thì nên đối tốt với nó một chút.

Phó Kính Thù nghĩ một hồi, đâm lẩm nhẩm tự nói một mình: “Hay để tôi thay mặt cô chủ chăm sóc nó vậy.”

“Tùy.”

Phương Đăng không nói nữa, nó sợ nấn ná thêm, kể cả biết cây hoa sẽ bị cha chà đạp cũng sẽ mang về để ngắm hết đêm nay mất. Trước lúc trời tối nó kịp ra bờ hồ, nhưng một con nòng nọc cũng chẳng bắt được.

Tay không về nhà, vẫn còn buồn rầu vì chuyện ban nãy, Phương Đăng chạm mặt vợ chồng lão đỗ đứng ở cửa tiệm nghe ngóng. Cửa lớn Phó gia viện mở toang, đèn đuốc sáng trưng, chốc chốc lại có tiếng nói và bước chân vọng ra, thật là rộn ràng hiếm có.

Phương Đăng lòng đầy hoài nghi, dừng lại quan sát. Một lát sau, vào người đàn ông mình trần nhao nhao khiêng đồ ra ngoài, có cột nhà, có cả bàn ghế đá, cả mấy món đồ cổ trông kỳ quái.

“Cẩn thận, cẩn thận va vào đâu hỏng mất đấy!” Một người đàn ông trung niên đeo kính, dáng người mập mạp đi bên cạnh dặn tới dặn lui, vẻ mặt rất phấn khởi. Phương Đăng nhận ra, ấy là cha của Phó Kính Thời.

Ông già thọt chân nét mặt âu sầu đứng bên cửa là già Thôi, trong tay ông chực sẵn giấy bút, mỗi món đồ ra khỏi cửa, ông liền gạch một nét trên giấy.

“Đứng lại! Giàn hoa này ở lầu hai, không nằm trong những món chúng ta đã thương lượng.: Người đi sau cùng là mẹ Phó Chí Thời, “chị dâu” của Phó Kính Thù. Tay bà ta cầm món đồ gỗ chế tác tinh xảo, bị già Thôichặn đứng ngay cửa.

“Thằng già mũi thính hơn chó! Ai bảo đây là đồ trên lầu hai, rõ rành rành bày giữa cầu thang.” Xem ra người đàn bà chẳng coi già Thôi ra gì, cười nhạt hai tiếng: “Vả lại, nếu là đồ trên lầu hai thì sao? Trong nhà ngoài căn biệt thự này có cái gì không phải là của họ Phó ta? Năm xưa chúng ta sống ở đây, lão chỉ là thằng làm vườn quèn, bây giờ vẫn thế, lúc nào đến lượt lão lên tiếng hử?”

Già Thôi hơi khom người xuống, giọng nói không nặng không nhẹ, nhưng phảng phất chút chế nhạo, “Các anh chị sống ở đây? Mười ba tuổi ta tháy cha vào nhà họ Phó, năm nay ta bảy mươi ba tuổi. Chân què, tai điếc, nhưng đầu óc chưa lẫn. Mười mấy năm trước, ông Duy Nhân bên Phòng Lớn nhà các người còn tại thế đã điểm chỉ bán toàn bộ đồ đạc lẫn Phòng Lớn cho bà Trịnh nhà chúng ta. Cái phòng ấy chị chưa một giấy nào ở, những thứ bên trong chẳng có cái nào của anh chị sất.”

“Ô hô! Bà Trịnh ‘nhà chúng ta’. Già gọi thân mật đấy. Phòng Lớn nhà tôi ra ma rồi, già có giỏi thì đi theo bà Trịnh ‘nhà chúng ta’ đến Malaysia mà ăn hương ngậm hoa. Tiếc thật, người của Phòng Ba ở nước ngoài an hưởng thái bình, cơ mà chắc gì đã nhớ được tên lão.” Mẹ Phó Chí Thời trông vẻ ngoài ra dáng một phụ nữ trí thức, dù thẹn quá hóa giận nhưng nói câu nào câu đó sâu cay câu đó. Bà ta vỗ trán mình, chua giọng: “Suýt nữa thì quên mất, ông mà đi biết kiếm đâu con chó canh cửa cái nhà hoang này, tiện chăm sóc cho thằng con hoang chẳng biết ở đâu chui ra kia.”

Khi thốt ra câu cuối, bà ta cố ý thấp giọng nhưng Phương Đăng vẫn nghe được. Đèn ở lầu hai sáng tỏ, Phương Đăng thật mong lúc này có trận gió quét qua, cuốn đi những lời ác nghiệt ấy, đừng để lọt vào tai người kia. Nó không hiểu sao người phụ nữ đó phải thốt ra những lời như vậy.

Già Thôi tuổi cao, chân chậm tay run miệng lắp bắp, làm sao nói lại người đàn bà mồm năm miệng mười, cơn giận xông lên, lồng ngực già thấy như có chôn bễ gió bên trong. Hơi thở nặng nhọc, già nói: “Tài cán thì đừng mặt dày chia tay xin Phòng Ba tiếp tế, không có bà Trịnh, mấy năm trước anh chị xây nổi nhà mới không? Lời như thế mà cũng thốt ra được!”

“Chúng tôi nào có nói gì đến thím ba? Mấy món đồ này các người chẳng đồng ý rồi đó thôi!” Cha Phó Kính Thời chạy ra dàn hòa.

Đồng ý?” Giọng già Thôi bắt đầu the thé, “Chỉ học thủ đoạn của lũ đê tiện để tư lợi là nhanh!”

“Người trong nhà đã chẳng nói thì thôi, lão lắm lời làm gì?” Bà vợ mặc ông chồng khuyên ngăn, nhất định muốn giành phần hơn, “Lão có giỏi cứ đánh điện sang bên kia mách thím ba, bà ấy dù muốn nhúng tay vào việc nhỏ này cũng không để mặc cho lão già chết tiệt như ông muốn làm gì thì làm đâu.”

“Lưỡi dẻo lắm, lưỡi dẻo lắm! Mặc chị nó trăm câu vạn cách, chỉ có người sống trong kia mới đích thị là chủ nhân cái nhà này, anh chị tự tiện mang đồ đi, kể cả một cọng cỏ cũng là trộm! Trộm ranh! Cái thứ hạ tiện, chẳng trách Phòng Lớn các người…”

“Lão nói ai, Phòng Lớn làm sao…”

“Đừng cãi nữa.”tình huống gay go tưởng chừng như không thể chấm dứtỗng dưng bị gián đoạn, cứ như một gáo nước lạnh thình lình tạt  lên cái nồi đương nóng bỏng. Phó Kính Thù không nõ từ khi nào đã đứng dưới gốc đa, nói với ra cửa chính: “Chú Thôi về nghỉ đi. Anh hai chị hai, mời mang đồ về, người cũng mời về cho.”

Già Thôi thở dài thượt, nghoảnh mặt đi vào trong. Người đàn bà  kia định nói gì đó đã bị ông chồng giật mạnh tà áo ngăn lại, lắc lắc đầu, ý bảo việc xong thì rút mau. Bọn họ trắng trợn chế giễu Phó Kính Thù sau lưng, nhưng trước mặt vẫn phải kiêng dè vài phần. Cậu thường không giận không buồn, tỏ vẻ khách sáo, lại càng khiến họ được nước quấy nhiễu đến cùng.

“Tôi chẳng muốn ở lại chốn ma quỷ âm u ấy dù chỉ một phút!” Người phụ nữ nói.

Người đàn ông lôi vợ đi, tiện miệng đe nẹt vợ chồng lão đỗ và Phương Đăng đang đứng đấy: “Cút mau! Nhìn cái gì? không liên can đến chúng mày!”

Phương Đăng thoăn thoắt trèo lên góc tường quen thuộc, thấy Phó Kính Thù và già Thôi đang lom khom dọn dẹp. Cả khu vườn cứ như vừa trải qua cơn bão. Đám người khiêng đồ ban nãy giẫm nát mấy khóm hoa, thêm hai chậu cây trên hiên bị đánh đỗ, chậu vỡ làm mấy mảnh, bùn văng đầy đất. Tiểu Thất thu lượm từng thứ một, nhẹ nhàng dựng dàn hoa lên, thật cẩn thận. Phương Đăng càng thêm kinh ngạc, cái đình hóng mát sụt nửa mái bên miệng giêng đã hoàn toàn sập, bàn ghế đá bên trong bị mang đi từ lúc nào. Nó nhớ lại dáng vẻ Phó Kính Thù đứng vẽ bên đình, bày biện hoa cỏ trên bàn đá, bất giác trong lòng thấy buồn thay cho cậu.

Cuối cùng già Thôi cũng phát hiện ra Phương Đăng, quát: “Trẻ con nhà nào đấy? Chỗ đấy là chỗ để mày ngồi phỏng? Còn không xuống? Đi mau cho ta!”

Phó Kính Thù nghe tiếng thẳng người đứng dậy, đột nhiên nở nụ cười. Thần thái khi cười của cậu khiến Phương Đăng liên tưởng đến bầu trời xanh biếc trong giấc mơ hôm nọ. Nó tin, cho dù cả nhà po bày trò hèn hạ như thế nào cũng không thể làm cậu tổn thương.

Già Thôi thấy Phó Kính Thù cười, hơi hiểu ra, hoặc có thể cặp mắt quáng gà của già bây giờ mới nhận ra người trên tường. Rất nhanh, già phủi ống quần, khẽ nói với Phó Kính Thù: “Chú mệt rồi, về ngủ đây.”

Đợi già Thôi đi xa, Phương Đăng huỵch một tiếng nhảy xuống vườn. Phó Kính Thù nói: “Cần thận kẻo thành thiếu niên cụt chân đấy. À, phải là thiếu nữ cụt chân mới chuẩn.”

Phương Đăng thấy cậu ta còn pha trò được, bèn nhếch miệng cười hùa, ngồi cái rụp xuống thảm cỏ, lưng dựa vào con hồ ly đá.

“Sao họ không lấy con này đi?”

“Chắc thấy nó nặng, lại chẳng đáng tiền.”

Trên giàn hoa của cậu hẵng còn mấy chậu chuối tây mới trồng, trong đó có một chậu đang ra hoa. Tiểu Thất hái hết hoa xuống, đưa cho Phương Đăng, “Cho đấy, trẻ con đứa nào cũng thích mút cái này.”

“Nói cứ như anh lớn lắm, hơn tôi có hai tuổi, giở cái giọng ông cụ non!” Phương Đăng đón lấy hoa, hút một lèo hết sạch mật bên trong, cười hì hì, ánh mắt long lanh. Nó vỗ vỗ con cáo đá sau lưng, hỏi: “Hay anh không phải người, mà là cáo đá biến thân? Mấy món đồ trang trí này thường làm cả cặp, sao tự nhiên chỉ còn có một con? Người ta đều nói đồ vật lâu năm sẽ có linh tính, hóa thành yêu quái. Từ lâu tôi đã thấy anh chẳng giống người.”

“Em đang khen hay đang mắng tôi vậy?”Phó Kính Thù nhìn thấy bông hoa chuối tây bị Phương Đăng ném sang một bên, cười nói: “Cây chuối tây còn gọi là mỹ nhân thảo, Phật giáo cho rằng nó là máu tươi trên ngón chân Phật Tổ  hóa thành. Em ăn suốt ngày,hấp thụ kha khá linh khí, biết đâu chính em mới biến thành hồ ly đấy.”

“Sao anh là hồ ly thì đươc biến thành người, còn tôi là người lại biến thành hồ ly?” Phương Đăng ngẫm nghĩ lời của Phó Kính Thù , càng nghĩ càng buồn nôn, “ý anh là trước giờ tôi toàn liếm ngón chân  Phật Tổ?”

“Thấy không, tôi đã bảo em rất sáng dạ mà.”

Phương Đăng nhặt xác hoa dưới chân ném về phía cậu, “Phó Kính Thù , đồ khốn kiếp!”

Cậu ta nghiêng đầu né, học theo Phương Đăng ngồi xuống bên kia con hồ ly đá, “Ái chà, hiếm khi nghe em gọi tên tôi âu yếm như thế.”

Phó Thất đúng là đồ chẳng ra gì! “Phương Đăng bĩu môi nhưng trong lòng sớm đã chẳng còn giận nữa”

“Sao anh lại để bọn người đó cướp đồ đạc đi? “ Nói xong trong lòng nó nảy ngay ra một câu trả lời, thấy sợ, nó liền hoảng hốt ướm lời: “… Anh để họ mang đồ đi, người mà thằng nhãi Phó Chí Thời mới không làm phiền anh phải không?”

Phó Kính Thù nói: “Thế nào họ cũng tìm cớ khuân đồ đi. Nhưng chẳng sao, năm ngoái gió to làm đổ cây ngọc lan, mái đình vỡ mất một nửa, năm trước nữa lầu tây cũng sụp hẳn. Cho dù không có gia đình Phó Chí Thời, dinh thự này vẫn sẽ tàn tạ dần, biết đâu chừng lúc nào đó,lầu đông cũng chỉ còn là cây gỗ mục nát.”

Cậu ta nói như bay gió thoảng,Phương Đăng nẫu ruột chẳng buồn trả lời. Con bé ngàn vạn lần không ngờ một hành động xả giận nhất thời của mình lại tạo nên hậu quả như thế, hận không tự nhét bùn vào miệng cho xong.

Phó Kính Thù thấy nó im lặng,sắc mặt ủ ê, đoán ngay trong đầu nó đang nghĩ gì. Cậu đưa cọng cỏ đuôi chó ra khều khều mũi Phương Đăng, “Sao mà buồn? Cái gì phải đi sẽ đi, cái gì phải tới sẽ tới”.

“ Bọn họ là người thân của anh thật ư?” Phương Đăng ảm đạm hỏi.

Cọng cỏ đuôi chó trong tay Tiểu Thất run run  gật đầu. Cậu ngồi lại cho thoải mái, nói: “Già Thôi gọi tôi là Tiểu Thất run run gật đầu. Cậu ngồi lại cho thoái mái, nói:” Già Thôi gọi tôi là Tiểu Thất vì trong họ, tôi xếp thứ bảy trong các anh em ngang hàng. Già Thôi ban đầu lấn cấn không rõ nên gọi tôi thế nào, chú lớn tuổi nên đầu óc nghĩ không thoáng ra được, chẳng dám gọi thẳng tên tôi. Nhưng thời buổi nào rồi, không thể gọi lão gia, thiếu gia mãi được. Tôi chẳng phải là đại công tử gì, già Thôi nuôi tôi lớn, ông ấy như cha tôi vậy.”

“Vậy cha ruột anh đâu? Sao ông ấy để anh lại một mình ở đây… Cô Chu Nhan nói ông ấy ra nước ngoài rồi.”Phương Đăng hối hận vì đã lỡ lời, nó quên mất “Chu Nhan” là hai chữ cấm kỵ không thể nhắc đến với Phó Thất.

“Cha của Phó Chí Thời tên là Phó Kính Thuần, ông nội anh ta và ông nội tôi là anh em ruột. Cụ nội tôi, Phó Học Trình, có ba con trai, một con gái.Phòng Lớn* có Phó Truyền Bản, con trai Phòng Nhì tên Phó Truyền Cách, Phòng Ba con trai là Phó truyền Thanh, con gái tên gọi Phó Truyền Vân.”

“Tôi biết cụ nội của anh. Trong giờ lịch sử thầy từng nhắc đến ông ấy, còn có ông Phó Truyền Thanh, toàn những nhân vật tài giỏi. Phó Truyền Vân… có phải là nghệ sĩ dương cầm danh tiếng lẫy lừng Phó Truyền Vân không?” Phương Đăng không nén nổi ngơ ngẩn xuất thần, nghĩ tới những nhân vật ít nhiều ghi tên mình trong lịch sử cận đại của nước nhà đều xuất thân từ dòng tộc Tiểu thất, được chảy chung dòng máu với cậu ta, nó cảm thấy kỳ diệu.

Phó Kính Thù gật gật đầu, “Trong ba đứa con của cụ nội, con trưởng Truyền Bản sớm qua đời, để lại giọt máu duy nhất là Duy Nhân, mồ coi từ trong bụng mẹ. Ông Duy Nhân chính là ông nội của Phó Chí Thời, bác cả của tôi. Mẹ bác cả ở vậy nuôi con, bác không có anh chị em ruột, là người hiền hậu, an phận thủ thường, không thích kinh doanh. Thời trẻ trong nhà có của ăn của để, nhưng bác một mực ở lại đảo dạy học, sản nghiệp của Phòng Lớn   quá nửa giao cho Phòng Ba  thay mặt xử lý. Trước giải phóng, cả nhà học Phó dời ra hải ngoại, bác cả không chịu đi, nói gốc gác mình ở đây, cả đời giảng bài dạy học, sống thanh bạch, thời cục có biến đổi ra sao chẳng ảnh hưởng đến mình. Thực tế về sau bác chịu khổ rất nhiều, phần lớn là chịu thay cho gia đình đã sơ tán ra nước ngoài.”

“Sao ông lại giao tài sản đứng tên họ Phó cho bà Trịnh? Bà Trịnh là ai?”

“À, chuyện này đợi có dịp tôi sẽ kể. Sau giải phóng vài năm, sống trong dinh thự này không phải người họ Phó nữa, bởi chính phủ đã sung công ngôi biệt thự này. Nghe già thôi nói, vào lúc đông nhất nơi đây tề tựu hơn hai mươi hộ gia đình, chắc chắn em không tưởng tượng nổi không khí náo nhiệt lúc đó, vườn hoa ở cửa chính chi chít nhà gỗ dựng tạm.”

Phương Đăng cười giễu: “Đùa à, anh đúng là no quen không hiểu cảm giác người đói. Từ nhỏ tôi đã sống cảnh ‘náo nhiệt’, bây giờ cũng chẳng lấy gì làm ‘đơn côi’. Chưa biết chừng trong hơn hai mươi hộ ngày đó có ông bà người thân của tôi.”

Phó Kính Thù khẽ cười, tiếp tục kể chuyện quá khứ gia đình mình.

“Về sau, chính phủ ra chính sách khuyến khích kiều bào về nước, Phó gia viện được trả lại cho họ Phó, người sống ở đây lục đục dọn ra. Lúc đó lầu tây đã bị tàn phá khủng khiếp, lầu đông mà hiện nay tôi ở do diện tích nhỏ hơn, nên ít người vào sống hơn, có điều cũng trở nên tồi tàn đến mức đáng thương. Cả nhà bác cả ra ngoài sống hai mươi mấy năm, chịu đủ mọi giày vò, chẳng còn muốn dính dàng chút gì đến gia đình họ mạc nữa, họ mất hết nếp nhà. Do đó trước lúc lâm chung, bác Duy Nhân đã đứng ra bán hết toàn bộ tài sản còn sót lại của Phòng Lớn   cho nguời chịu trách nhiệm Phòng Ba , bà Trịnh, vợ ông nội tôi.:

Nghe mấy chữ “Vợ ông nội tôi” thật nuốt không trôi, Phương Đăng biết bên trong có uẩn khúc, nhưng sợ lại phạm phải điều cấm kỵ của Phó Thất nên không dám tùy tiện hỏi.

“Sau khi ký tên vào thỏa thuận, Phó gia viện hoàn toàn không có liên quan tới người của Phòng Lớn   nữa. Phó Kính Thuần còn một người anh, sau khi bác Duy Nhân mất, hai anh em liền chia nhau tiền bán nhà đi làm ăn. Kết quả, người anh lên phương Bắc, nghe nói cuộc sống tương đối khá. Phó Kính Thuần đi buôn lỗ chồng lỗ chất, có lúc bị săn lùng gắt gao nhà còn không dám về. May mắn sau đó cải cách mở cửa, họ liên lạc được với họ Phó ở nước ngoài, Phòng Hai Phòng Ba  biết Phòng Lớn   cơ cực, thường xuyên tiếp tế, do đó nhà họ mới khá giả hơn đa số dân đảo.”

“Nhà ấy cứ như bầy sói đói, mắt trắng dã!” Phương Đăng mường tượng lại vẻ mặt cả nhà Phó Chí Thời, bất giác bực tức thốt lên.

“Quyền quý cao sang ai chẳng muốn. Đều do cuộc sống thúc ép mà thôi. Họ sợ nghèo túng, cái gì vơ được  là muốn vơ sạch. Tôi đoán cả nhà đó vẫn chưa hết oán hận vì sao cùng họ Phó mà người thân ở hải ngoại được sống sung sướng, còn họ phải thay cả dòng tộc chịu tội.”

“Kể cả thế cũng không nên lấy anh ra trút giận chứ!”

“Cá lớn nuốt cá bé là quy luật cuộc sống.” Phó Kính Thù nói bằng giọng điềm đạm, “Đối với những người cho họ cái này cái kia, dĩ nhiên họ chẳng dám ho he. Còn tôi không thể cho họ cái gì…. cũng là lẽ thường thôi.”

“Tiếp theo là về Phòng Nhì . Gia đình Phòng Nhì  đứng đầu là Phó Truyền Cách, họ đơn giản hơn nhiều. Cụ tổ tôi có bà vợ lẽ, chỉ sinh được mụn con gái tên Phó Truyền Vân. Sợ sau này người vợ lẽ không có ai nương tựa, cụ tổ bèn đứng lên làm chủ, cho con trai của viên chủ quản thu chi các phòng sang làm con nuôi bà.”

“Ồ, tức là ông Phó Truyền Cách ở Phòng Nhì  không phải con ruột cụ tổ của anh à?”

“Không sai, nhưng cụ nội đối xử với ông chẳng khác nào con ruột, ông cũng rất hiếu thuận. Ông Phó Truyền Cách theo đạo, cưới con gái nhà họ Khưu danh gia vọng tộc đảo Đài Loan, cũng là một con chiên ngoan đạo. Họ tiếp quản toàn bộ việc kinh doanh của cụ nội ở Đài Loan, chủ yếu là buôn gạo, trở thành gia đình giàu có hạng nhất. Phòng Nhì  đời sau có bốn trai hai gái, là nhánh hưng thịnh nhất của nhà họ Phó.”

“Đáng tiếc dù thế nào cũng không phải huyết mạch họ Phó, chẳng trách Phòng Ba  có tiếng nói lớn như vậy.” Phương Đăng trầm tư suy nghĩ.

“Đúng là tiểu hồ ly, cái gì cũng biết một ít.” Phó Kính Thù khẽ phe phẩy ngọn cỏ đuôi chó đuổi con muỗi vo ve giữa mặt hai người đi, “Dù trong gia phả họ rõ ràng là con cháu họ Phó, nhưng Phòng Nhì  tự biết mình không phải dòng dõi chính tông, cho nên từ đời Phó Truyền Cách họ bắt đầu định cư bên Đài Loan, một lòng một dạ gây dựng ở đó. Căn nhà tổ này có khu dành cho Phòng Nhì , kỳ thực họ không ở đây được bao lâu, việc trong gia tộc họ ít khi chủ động hỏi đến. Sau khi Phòng Lớn   suy bại, Phòng Ba  làm gì thì họ theo nấy. Nhớ ơn cụ nội, nghe nói ở Đài Loan họ cho xây một tòa nhà không khác nhà tổ bao nhiêu, cũng gọi là Phó gia viện. Tuy là bản sao nhưng hiện nay ngôi nhà ấy chắc chắn đẹp hơn nơi này nhiều lần. Con cháu Phòng Nhì  nhiều, tôi chỉ thi thoảng được nghe tin tức về họ, hình như phần đông không làm kinh doanh nữa, hoặc theo ngành y, hoặc làm nghệ thuật, đều sống đầy đủ khấm khá.”

Phương Đăng chưa bao giờ nghe cậu nói liền một hơi nhiều đến thế. Trông bộ dạng cậu khá thoải mái, có lẽ ai cũng cần những phút giây hồi tưởng và giãi bày. Nghe cậu nói chuyện với Phương Đăng là một cách hưởng thụ, đến lũ ruồi muỗi nhảy múa trêu ghẹo cũng không làm nói phiền lòng.

“Ông Phó Truyền Thanh Phòng Ba  chính là ông nội của anh. Tên tuổi người này cũng chẳng kém cha mình là mấy.”

“Ông nội Phó Truyền Thanh là con trai nhỏ nhất của cụ tổ, do bà cả sinh ra, được nâng niu như bảo bối. Ông không chịu kém ai, từ nhỏ cần cù trau dồi, thông minh quả cảm, rất có khí phách của cụ tổ thời trẻ nên được cưng chiều nhất trong đám anh em. Năm hai mươi tuổi, dưới sự sắp xếp của gia đình, ông nội lấy con gái một vị đô đốc ở Malaysia, họ Trịnh, chính là bà Trịnh mà hiện giờ mọi người nhắc đến. Sau khi kết hôn ông chính thức thay cha xử lý công việc, kế thừa sản nghiệp, khuêch trương kinh doanh gỗ và cao su của gia đình. Ngoài các việc kinh doanh do cụ tổ dốc sức đặt nền móng từ trước, tự ông đặt làm thuyền buồm, mở rộng ngành hàng hải. Đó là thời điểm cực thịnh của nhà họ Phó, hàng năm tiền của thu về như nước, trở thành tài phiệt đứng đầu một thời. Dưới tay ông nội, Phó gia viện được sửa sang xây mới, vườn hoa được hoàn thiện, lầu đông được cất lên để cho phụ nữ trẻ con Phòng Ba  vào ở. Ông nội tôi tên chữ là Phong Đào, thời đó lầu đong còn có tên là biệt viện Phong Đào, chính là nơi tôi ở hiện nay.”

“Ông nội anh có mấy bà vợ, mấy người con?” Đây mới là điểm mấu chốt của vấn đề, Phương Đăng dè dặt hỏi.”

“Phòng Ba  không đông con cháu như Phòng Nhì . Ông nội tôi chỉ có một người vợ, chính là bà Trịnh, nay bà vẫn còn khỏe mạnh.”

Phương Đăng thấy khó hiểu: “Sao lại….”

Phó Kính Thù thật sự giống như một con hồ ly tu luyện ngàn năm, nhìn sơ là thấu hiểu suy nghĩ của người khác. Cậu thủng thẳng tiếp lời Phương Đăng: “Bà Trịnh cũng là một người phụ nữ hiếm có, nhân phẩm tài mạo không thua kém ông nội tôi chút nào. Bà là con gái độc nhất trong gia đình, con người thông minh, tinh nhanh sắc sảo, rất có tiếng nói ở nhà mẹ đẻ. Ngày ấy bà mang theo của hồi môn kếch xù đến làm dâu họ Phó. Có thể nói nếu không được nhà ngoại giúp đỡ, họ Phó khó lòng gìn giữ được thịnh vượng suốt bốn đời ở Nam Dương*. Ông nội khi còn sống cũng rất kính trọng bà…”

“Á à biết rồi nhé, ông nội anh sợ vợ!” Phương Đăng vừa cười vừa vỗ tay, tự thấy vô duyên liền nhăn mặt.

Phó Kính Thù nửa cười nửa không. “Tóm lại, bà Trịnh là nội tướng giỏi giang của ông nội cả đời. Có điều… Kết hôn vài năm, con trai và con gái sinh được đều chết yểu, rất lâu sau không sinh thêm nữa.”

“Sau đó thì sao…”

“Đầu thập niên Bốn mươi, tình hình trong nước sáng sủa dần. Ông nội đồng ý kiến nghị của bà Trịnh, cả Phòng Ba  cùng dọn về Malaysia. Phòng Nhì thì ở đảo Đài Loan, cơ ngơi nhà họ Phó trừ Phòng Lớn  , chỉ còn hai người làm chịu trách nhiệm trông coi.”

“Tôi đang hỏi ông nội anh sau này có con không cơ mà?” Phương Đăng kỳ thực chỉ quan tâm thân thế và số phận của Phó Kính Thù, những chuyện khác chẳng liên quan gì đến nó.

“Em kiềm lòng không đặng nữa rồi.”Phó Kính Thù cười cười, “Tôi đang kể đến chuyện đó đây. Đêm trước giả phóng, người ở Phòng Ba , thực tế chính là toàn bộ quyến thuộc sót lại của họ Phó, mang theo hầu hết vật dụng đáng giá bỏ đi cả, chỉ còn lại một người làm vườn, chính là già thôi, một cô hầu, và… đứa trẻ trong bụng cô hầu ấy.”

“Đó là cha của anh phải không?” Phương Đăng nói xong khẽ ngậm miệng lại, hỏng, nhất thời kích động lại làm chuyện ngốc nghếch rồi. Việc xảy ra đã hàng chục năm về trước, nếu là sự thật, Phó Thất chắc chắn là yêu quái có bí thuật gìn giữ tuổi xuân.

Phó Kính Thù ngửa cổ lên mà cười, “Phương Đăng, em đúng là…” nụ cười của cậu ta thật cạn, chớp mắt đã vụt tan, “Chính là cha tôi đó, tên ông là Phó Duy Nhẫn.”

“Tại sao người khác tin đó là con của chủ nhà, chứ không phải con của cô hầu và anh làm vườn?” Phương Đăng thầm cầu cho già thôi không nghe được lời này.

“Bởi vì cô hầu gái và người làm vườn là hai chị em. Một năm sau ông nội tôi đích thân gửi thư thừa nhận, còn nhờ người Phòng Lớn   chăm sóc giúp. Vốn ông định chờ vài năm để bà Trịnh tâm trạng dễ chịu hơn sẽ đón hai mẹ con sang, ai ngờ chớp mắt thời thế thay đổi, việc đó không được, vậy là họ chờ liền mười mấy năm.”

Phương Đăng nói: “Ban đầu cô hầu bị cho ở lại coi vường chắc là chủ ý của bà Trịnh.”

Phó Kính Thù cười đáp: “Có lúc em thông mình ghê, có lúc sao mà ngốc. May mà thời gian thông mình nhiều hơn. Cô hầu ấy tên là Tiểu Xuân, mọi người thường gọi là Tiểu Xuân cô nương. Cô là con bà vú của ông nội, lớn hơn ông năm tuổi.”

Phương Đăng há hốc miệng kinh ngạc, “Về sau Tiểu Xuân cô nương, bà nội của anh cũng đi Malaysia chứ?”

“Không, bà chết rồi. Đáng ra là đi được. Dù gì đứa con Tiểu Xuân cô nương sinh ra cũng là giọt máu duy nhất của ông nội. Không ngờ bà Trịnh bôn ba tìm thuốc cuối cùng cũng đạt được ý nguyện, hơn ba mươi lăm tuổi bà sinh đôi một trai một gái. Bà không chịu đón hai mẹ con sang nữa. Đến tận lúc ông nội qua đời, trước khi lâm chung phó thác bà Trịnh nhất định phải đón cha tôi về Malaysia nuôi dạy tử tế. Bà Trịnh niệm tình vợ chồng mấy chục năm, cuối cùng đành nhận lời.” Phó Kính Thù thuật lại qua loa.

“Tiểu Xuân cô nương sao lại chết? Sao anh không sang Malaysia với cha?”

“Em thắc mắc quá nhiều đấy. Tôi không đi là vì bà Trịnh chỉ đồng ý mang ‘con trai’ của ông nội về Malaysia, chứ không kèm theo bất cứ ai khác.”

“Anh mà lại là ‘ai khác’ ư?” con bé ngầm cảm thấy căn nguyên bên trong nhất định có liên quan đến cô cn, nếu không Phó Duy Nhẫn làm sao nỡ để lại vợ trẻ con côi mà đi xa. Nhưng Phương Đăng không dám hỏi đến việc này.

Chuyện Phó Kính Thù không muốn nói chẳng ai ép được cậu ta mở miệng.

“Vẫn thích để muỗi cắn tiếp à? Tôi không muốn mai đến trường mọi người tưởng mình bị phát ban đâu.” Cậu chuyển ngay chủ đề.

Phương Đăng quay sang nhìn, góc vườn có một ngọn đèn vàng lờ nhờ, gương mặt Phó Thất bình thản như thường, nhưng Phương Đăng thấy rất rõ, đôi mắt luôn trong sáng lạ thường của cậu lúc này hơn mơ màng, có lẽ vẫn đang lạc lỗi trong câu chuyện năm xưa.

“Thôi về, mặt ngứa quá.” Phương Đăng rảo bước đến chân tường, quay lại nói với Tiểu Thất thêm một câu, “Hay thật, tôi ngưỡng mộ anh đấy.”

“Ngưỡng mộ tôi?” lời nói không suy nghĩ của Phương Đăng khiến Phó Kính Thù kinh ngạc.

Phương Đăng gật đầu nói: “Người nhà anh cứ như sống trong tiểu thuyết ấy. Chẳng trách mọi người đều bảo họ Phó là gia tộc hoành tráng nhất đảo này. Nếu tôi là anh, nhất định sẽ thấy tự hào lắm.”

Phó Kính Thù ném cọng cỏ đuôi chó đã mân mê cả buổi tối xuống đất, cười giải vây, lời nói đượm chút hiu quạnh, “Ngoài cái họ, em xem tôi và những người từng sống trong nhà này có gì giống nhau nữa đâu?”

“Dĩ nhiên!” Phương Đăng trả lời chẳng thèm suy nghĩ, “Nói không chừng anh còn tốt hơn… Xem nhé, anh biết vẽ, lại còn biết trồng hoa.” Con bé hình như cũng cảm thấy mình đang nói linh tinh, bèn gãi gãi đầu, cười tiếp: “Dù sao tôi chẳng quen ai họ Phó còn sống trừ anh. Cái thằng ranh Phó Chí Thời và nhà nó chẳng nói làm gì, mấy người đó không xứng, chỉ là con chồn sinh ra trong ổ phượng hoàng thôi. Toàn làm mấy trò trộm gà bắt chó vớ vẩn.”

Phương Đăng nói xong, sột soạt một hồi đã leo lên đầu tường, tư thế chẳng mấy đẹp đẽ. Con bé hùng hồn chỉ trích người khác trộm gà bắt chó, cứ làm như mình đường hoàng rời khỏi nhà người ta lắm. Nhanh nhẹn nhảy xuống đất, nó vẫn nghĩ mãi không hiểu nụ cười của Phó Kính Thù khi tiễn mình ban nãy là gì. Cậu ta ngồi trong tối, mà sao nụ cười cứ sáng như trăng đầu hè.

Hoặc giả, tất cả chỉ là nó tưởng tượng ra.

Chương 5. Em thắng rồi ạ?

Sáng sớm ngày hôm sau, Phương Đăng xé hết giấy báo bịt cửa sổ, theo thói quen nhìn sang khung cửa sổ đối diện. Nó kinh ngạc phát hiện bên bậu cửa bên đó có thêm một chậu chuối tây, đáy chậu ướt sườn sượt, hình như vừa tưới nước xong. Trong phiến lá xanh bóng mập mạp nhú ra một bông hoa màu vàng mơ.

Ông Phương Học Nông  đang ngủ trên giường trúc bị ánh sáng chói mắt đánh thức, một tay che mắt lồm cồm ngồi dậy làu bàu: “Sáng sớm tinh mơ sao mày đứng cười như con điên thế? ”

Phương Đăng đưa tay sờ lên mặt mới biết mình đang cười. Nó ngượng ngịu đáp trả, “Thế bố thích con đần cái mặt ra mãi à? ”

Phương Học Nông nhặt bình rượu tối hôm trước lên, lắc lắc, “Mẹ nó, lại hết. Lão Đỗ  dưới nhà mở cửa hàng chưa? ”

“Hàng người ta mở lúc nào con biết làm sao được. Bố có giỏi thì tự xuống mà mua.” Phương Đăng vừa nói vừa chải đầu.

Thấy con gái không chịu mua nợ, ông Phương Học Nông sa sầm nét mặt. Vô tình nhìn theo hướng mắt con, ông khinh khỉnh hừ một tiếng, giả đò thâm sâu: “Thảo nào con gái bố sớm tinh mơ đã cười như hoa nở. Mày quan tâm người ta, người ta đã lần nào để mày vào mắt chưa? ”

“Bố nói mơ đấy à? ”

“Chả trách ngay lão Đỗ  cũng kêu mày suốt ngày cứ như con ngốc lẽo lẽo theo đít người ta, mới đầu tao không tin. Đúng là bôi gio trát trấu vào mặt bố mày…”

Phương Đăng  dù gì tuổi hẵng còn nhỏ, bị nói cho nóng bừng cả mặt, vừa thẹn vừa bực ném cái lược lên giường, “Mặt bố đẹp lắm ấy mà sợ… Đừng tưởng con không biết vì sao sáng ngày ra bố đã lên cơn, chẳng qua muốn con xuống lầu mua hộ bình rượu chứ gì?  ”

“Biết rồi còn chưa đi mau?  ” Nói tới rượu, ông Phương Học Nông  chẳng nhớ gì nữa.
“Vợ lão đõ hai hôm nay về nhà đẻ, nói không chừng lão sẽ tình nguyện bán chịu cho con thêm hai bình.” Phương Đăng  lẩm bẩm mộ mình. Hai con mắt đục ngầu của Phương Học Nông  sáng lên, suýt nữa dày mặt gọi “gái ngoan của bố”. Phương Đăng  đột nhiên đổi giọng, “Nhưng con lấy tư cách gì mà mua chịu hộ bố, làm xấu mặt bố thì chết.”

Con bé cắp cặp đi thẳng, nhanh nhẹn lách qua cánh tay định ngáng đường của ông bố.

“Dám trêu ông à? Xem tao có đánh chết mày không !” Chửi cho dạn mồm, nhưng bước chân loạng choạng của kẻ say làm sao theo kịp Phương Đăng. Thấy con vèo cái đã xuống dưới nhà, ông chỉ đành chửi vống theo, “Toàn là loại chẳng ra gì!Tao biết ngay lũ chúng mày đê tiện giống nhau, chỉ ngong ngóng trèo cành cao mà đứng, mày rồi cũng chẳng có kết cục tốt đâu, như cô mày ấy…”

Phương Đăng vừa ghê tởm vừa kinh ngạc quay lại nhìn, cha đứng trên lầu ló ra cầu thang, mặt mày đỏ lựng, đã lâu lắm rồi ông không nổi điên đến như thế. Thậm chí con bé còn không rõ giờ ông đang tỉnh táo hay lại say rồi.

“Chúng mày tưởng nhà đối diện ghê gớm lắm sao? Chẳng qua một đám con hoang, toàn là con hoang… Thế nào cũng có ngày ông lột da chúng nó…”

Tiếng mắng chửi càng lúc càng tục tằn của ông xa dần. Phương Đăng còn lạ gì, có chửi dữ hơn nữa ông cũng chẳng dám xông ra làm gì nó. Con bé chỉ thấy khó hiểu, vì sao nỗi hận trong lòng ông lại bén rễ sâu đến vậy, chẳng lẽ là vì chuyện cô cn?  

Xuống dưới tầng trệt, Phương Đăng nghênh nghênh cái đầu, liếc nhìn cây chuối tây trên bậu cửa sổ một cái, hòng thổi bay nỗi bực dọc bố nó vừa mang lại. Hôm nay lão Đỗ  mở hàng sớm ra trò, mấy đứa học sinh gần đó ùa khỏi tiệm, tay mỗi đứa cầm một cái bánh mỳ, vừa đi vừa cắn.

“Ái dà, sớm thế. Ăn gì chưa? Hôm nay có bánh mỳ mới nóng giòn đấy.” lão Đỗ  vồn vã mời mọc. Bà la sát trong nhà đi vắng nên lão có vẻ táo bạo khác thường, “Cháu ra đây nếm thử xem, sợ gì, bác không lấy tiền đâu !”

Phương Đăng cười nhạt, trên đời làm gì có của biếu không, lão già dê cứ tưởng ban chút ơn vặt mà muốn làm gì thì làm chắc.

“Không lấy tiền thật à? Cháu xin một miếng được không? ”

Một giọng nói rụt rè vang lên. Phương Đăng lúc này mới chú ý ở cửa có đứa nhóc đang đứng. Đó là một cậu bé còi cọc, mặc bộ đồng phục giống nó, nhưng hình như bé hơn mấy tuổi. Gương mặt cậu ta đen nhẻm, thò lò nước mũi hai hàng, sụt sịt thoắt dài thoắt ngắn theo hơi thở.

“Mơ đấy à, thằng nhãi.” lão Đỗ  sốt ruột đuổi thằng nhóc đi, nhưng hai con mắt bé ti hí ấy cứ dính chặt lấy mấy cái bánh mỳ trong tủ kính. Bánh mỳ buổi sớm mới ra lò, lớp vỏ vàng ruộm thơm giòn lộ ra dưới bao nilon trong suốt, thật là cám dỗ cùng cực đối với những kẻ them thuồng.

Lão Đỗ  bị Phương Đăng ghẻ lạnh, lại thấy thằng nhóc đứng im không nhúc nhích, muốn đẩy nó đi càng xa càng tốt, trông nó nhếch nhác, lại sợ đụng vào bẩn tay, liền mắng: “Thèm rỏ dãi chưa con! Muốn ăn à? Tìm Chúa mà xin tiền đi đã.”

Nghe lão Đỗ  nói thế, Phương Đăng cũng đoán được cậu bé này từ đâu đến. Quả nhiên, lưng cậu khoác một chiếc cặp sách bằng vải đen bạc màu, đó là dấu hiệu đặc biệt chỉ có trẻ con ở cô nhi viện Thánh Ân mới có. Dù được chính phủ và một số nhà hảo tâm trợ giúp, nguồn thu của cô nhi viện vẫn có hạn, tiền chi dùng lại tốn kém nên những đứa trẻ trong đó phải sống khá kham khổ, điều này ai cũng biết. Song, ít nhất chúng được ăn no mặc ấm, quần áo tuy cũ kỹ lâu ngày nhưng các bà sơ chăm chút khá sạch sẽ gọn gàng, lôi thôi bẩn thỉu như cậu bé kia quả là hiếm thấy. Có điều nghĩ kỹ cũng không lấy làm lạ, Phương Đăng thầm đoán, ở đâu không xảy ra chuyện cá lớn nuốt cá bé? Cô nhi viện không phải là ngoại lệ. Đứa bé kia gầy gò yếu đuối như thế, không bị người ta bắt nạt ruồng rấy mới là lạ. Sợ rằng thường nhật các bà sơ cũng ít khi để ý đến, mặc nó trong như thằng ăn mày thế này.

Phương Đăng  lo cho bản thân còn chưa xong, chẳng thừa tâm tư đi thương hại một thằng nhóc vô dụng. Trước khi rời đi, nó nghe thấy thằng nhóc cất giọng quê mùa hỏi lão Đỗ  : “Lấy cái này đổi được ko bác? ”

“Đổi cái bủm! Cút! Đừng cản trở ông mày làm ăn.”

Một vật bé xíu bằng cỏ bị ném tới bên chân Phương Đăng. Hình như là con chuồn chuồn, tết khéo nên giống lắm. Chẳng biết thằng nhóc moi ở đâu cái suy nghĩ viển vông rằng, dùng món đồ chơi con nít mà đổi được cái ăn từ chỗ lão đỗ.

Thằng nhóc thun thút cúi xuống nhặt chuồn chuồn lên, tủi thân quá đỗi nhưng chẳng dám khóc to, lúc nó khom lưng, hai sợi nước mũi quết cả xuống đường. Phương Đăng lắc đầu bỏ đi.

Trong lớp, Phương Đăng chống cằm nhìn lên bảng nhưng đầu chỉ nghĩ đến chậu chuối tây. Một ngày bình yên trôi qua thật mau, tan học phải ở lại trực nhật, con bé vừa hát véo von vừa làm nhoay nhoáy.

Trên đường về nhà, trời đã sâm sẩm tối, Phương Đăng rẽ vào con ngõ nơi mình đang ở, chợt xa xa trông thấy Phó Chí Thời  đang nghênh ngang đi tới. Nhà Phó Chí Thời  nằm phía bên kia hòn đảo, nó xuất hiện ở đây thường là đi mua quà vặt ở hàng lão Đỗ. Trong lòng Phương Đăng dấy lên một cơn chán ghét cùng cực, nhân lúc thằng đó chưa thấy mình, liền lùi lại nấp vào một ngách nhỏ ngược hướng đường về của cậu ta. Nó chẳng ngán gì thằng khốn ấy, không muốn đụng độ chẳng qua vì lo nếu cu cậu giở giọng chim lợn, nó không kìm được lại đánh cho một trận. Lúc ấy e rằng sẽ mang rắc rối đến cho Phó Kính Thù.

Ngách nhỏ quanh co và bờ tường khúc khuỷu là một nơi ẩn náu tuyệt vời. Đúng như nó dự đoán, Phó Chí Thời  nhởn nhơ rẽ sang một lối khác. Cậu ta chẳng hề biết sau khóm hoa mai giấy lớn cách đó mươi bước có Phương Đăng đang núp, nhưng vẻ mặt vênh váo lẫn món đồ trong tay thằng nhóc đều nằm trong tầm mắt Phương Đăng.

Thứ trong tay Phó Chí Thời  đối Phương Đăng trông thật quen mắt : Một con chuồn chuồn cỏ.

Dợi Phó Chí Thời  đi xa, Phương Đăng mới rảo bước về nhà. Đi qua bồn hoa giữa cô nhi viện Thánh Ân và cửa hàng tạp hóa, nó chẳng mấy ngạc nhiên khi thấy một thằng nhỏ đáng thương đang rúm người khóc nức nở vì mất món đồ chơi yêu quý.

Chắc cảm nhận được có người nhìn mình, thằng nhỏ đáng thương càng được thể khóc thảm thiết hơn. Nhưng có tủi mấy, tiếng khóc của nó cũng chỉ dám i ỉ trong lồng ngực và lỗ mũi. Người đã quen bị bắt nạt là thế, khóc cũng không dám khóc cho thoải mái. Mặc dù nó cúi gằm mặt, Phương Đăng vẫn tưởng tượng ra hai sợi nước mũi cứ như vĩnh viễn không thể lau sạch của nó chảy lòng thòng, trông vừa tội nghiệp vừa hèn kém làm sao.

Lòng Phương Đăng trào lên cảm giác rã rời xen lẫn bực bội kỳ lạ. Rất lâu rất lâu về trước, có một đứa bé gái con lão nát rượu vẫn thường trốn trong xó tường lén khóc vì trò chòng ghẹo ác ý của đám trẻ hàng xóm, nhưng cô bé đó nhanh chóng học cách nén đi những giọt nước mắt vô ích, đau đớn và phẫn nộ hãy dành để rèn nên vũ khí bảo vệ mình, chứ đừng trở thành cái cớ để dày vò bản thân.

“Nó cướp đồ của mình mà không biết đường đánh lại à? ” Phương Đăng sẵng giọng hỏi.

Bé chuồn chuồn dường như không ngờ con bé sẽ nói chuyện với mình, tiếng thút thít ngừng lại một chút, hồi lâu mới run giọng đáp : “Em đánh làm sao được nó.”

Dích thực, Phó Chí Thời  cao hơn thằng nhóc quá hai cái đầu, đừng nói đánh nhau, e rằng thằng kia chỉ cần hét lên một tiếng, bé chuồn chuồn đã hai tay dâng chuồn chuồn cho nó rồi. Phương Đăng cảm thấy chiều cao cân nặng chẳng thành vấn đề, bực mình mắng : “Cứ cho là máy đánh không lại, nhưng nó đấm mày ba cái, mày cũng phải đá nó một cái chứ?  Chị mày không tin nó chặt gãy một tay mày mà mày không nhổ nổi một cái răng của nó !”

Bé chuồn chuồn có vẻ bị mấy câu nói của Phương Đăng làm cho khiếp vía, ngẩng đầu mở to mắt nhìn bà chị, quên cả xịt mũi, hai sợi nước mũi tha hồ đung đưa dưới cằm của nó.

“Không dám chứ gì! Vì mày là đồ vô dụng nên mới để người khác bắt nạt !” Phương Đăng khinh thường nói.

“Nó…” mặt bé chuồn chuồn nhem đầy nước mắt, vô thức lùi sâu về phía bồn hoa, “Em không dám.”

“Thế thì khóc đến chết cho đáng đời !” Phương Đăng mặc thằng nhóc, bước về trước mấy bước. Dáng vẻ hớn hở của Phó Chí Thời khi cầm con chuồn chuồn cỏ trong tay không ngừng lóe lên trước mắt Phương Đăng, lại còn ngay chỗ đông người nữa… Tận mắt trông thấy bố mẹ Phó Chí Thời  mượn chuyện đứa con đến nhà họ Phó “dọn” đồ đi, trong lòng Phương Đăng đã ủ sẵn một đống lửa. Nó nhếch miệng một cái, quay lại kéo thằng bé đáng thương từ trong góc đứng dậy.

“Có gì mà không dám?  Đi với tao !”

Người bé chuồn chuồn nhẹ bẫng như phiến lá bay, để mặc Phương Đăng kéo đi vùn vụt. Rẽ trái ngoặt phải qua vài cái ngõ nhỏ, bóng dáng phởn phơ của Phó Chí Thời  đã xuất hiện cách đó không xa.

Phương Đăng ngó quanh, tứ phía không người, trời nhập nhoạng tối, đèn đường chưa bật. Nó ra hiệu cho thằng nhóc bước nhẹ chân, tự tay quơ lấy cái sọt rác rỗng làm bằng trúc ở bên đường, phóng vèo như một con báo đến sát lưng Phó Chí Thời. Thừa cơ thằng này chưa kịp quay lại, con bé nhanh nhẹn ụp cái sọt lên đầu nó, thuận chân giẫm lên khớp gối đối phương. Phó Chí Thời  hoàn toàn không đề phòng lập tức thét lên “ui da”, cả người đứng không vững đổ ập về phía trước. Phương Đăng không đợi nó kịp ngóc đầu dậy, lấy cặp sách nện cho nó bò toài ra mặt đường đá xanh.

Phó Chí Thời  vùng vẫy rút được đầu ra khỏi sọt rác, Phương Đăng đã cưỡi lên người nó, thấy cu cậu định ngoảnh mặt lên, bèn tát một quả nầy đom đóm mắt vào bản mặt núc ních dính đầu bụi đất.

“Ai cho mày bắt nạt người khác, ai cho mày bắt nạt người khác hả !”

Phó Chí Thời  không đâu bị úp sọt, có vẻ như nắm tay quyết liệt của Phương Đăng khiến cu cậu chết đứng, chẳng nghe tiếng kêu la, cũng không thấy giãy giụa gì nữa, mặt nó đần ra, hai mắt nhìn chằm chằm đứa con gái đang cưỡi trên người mình.

“Thằng kia ra đây !” Phương Đăng giục thằng bé con lúc này đang run cầm cập, mau lẹ ra chỉ thị : “Đánh đi, đánh nó như ban nãy tao đánh ấy, mau !”

Thằng nhóc thò lò mũi xanh sợ quá, lại i ỉ khóc. Phương Đăng vừa ngừng đánh, Phó Chí Thời  liền tìm cách vùng dậy, bèn bị Phương Đăng dùng cặp sách ép chặt thân trên, giọng nói con bé trở nên vừa gấp gáp vừa chói tai : “Tao bảo đánh nó mày nghe thấy không?  Hôm nay mày không xử nó, sau này nó sẽ bắt nạt mày mãi !”

Bé chuồn chuồn rụt vai rón một bước lên trước.

“Chúng mày dám… Bỏ tao ra, tao cho chúng mày biết tay.” Phó Chí Thời  vùng vẫy mạnh hơn. Sức lực Phương Đăng vốn không địch lại một đứa con trai cùng tuổi, chẳng qua dùng mưu đánh úp bất ngờ rồi dập túi bụi mới nhất thời khống chế được đối phương.

“Cái thằng hèn! Nó thấy mặt mày rồi, bây giờ mày có đánh hay không, sau này nó vẫn luộc mày!” Phương Đăng thở phì phò, hét vào mặt thằng nhóc. Câu nói của con bé phát huy tác dụng, bé chuồn chuồn do dự một thoáng, rồi lúng ta lúng túng sụp xuống, nửa quỳ nửa ngồi, nghiêng người đè bàn tay đang nắm tóc Phương Đăng của Phó Chí Thời  xuống đất. Thằng nhóc nhắm tịt mắt, khua bừa tay giáng một tát vào mặt Phó Chí Thời , cơ mà nhẹ quá, chỉ đủ phủi bụi hộ nó mà thôi.

Phó Chí Thời  vốn kiêu căng ngạo mạn, giờ bị một thằng ranh con nhãi nhép đánh, nó tức lồng lộn, phóng một cánh tay ra bóp chặt cổ thằng bé. Bé chuồn chuồn dùng hết sức bình sinh kéo tay nó ra, trong khi giằng co, cu cậu cắn mạnh vào mu bàn tay Phó Chí Thời  một cái, Phó Chí Thời  đau quá hét lên.

“Mày biết làm thế nào để khỏi bị bắt nạt không? Khiến nó sợ mày! Mày thắng được nó, nó biết sợ, sẽ tránh xa mày ra. Thỏ đế sợ đau sẽ bị đánh càng đau, cả đời không ngóc đầu lên được!” Giọng nó Phương Đăng đúng lúc ấy vang lên bên tai thằng nhỏ.

Hai đánh một không chột cũng què, bé chuồn chuồn và Phương Đăng hợp lực đè Phó Chí Thời  ra đất, thằng bé con có vẻ kích động, nó nhặt con chuồn chuồn cỏ rơi bên người Phó Chí Thời  nhét vào túi, bàn tay gầy trơ xương quắp lại như người bị phong gà, một trận liên hoàn đấm như mưa hỏi thăn khắp người Phó Chí Thời .

Thấy Phó Chí Thời  không buồn chống cự nữa, Phương Đăng biết đã đến lúc, liền nhỏm dậy, kéo luôn bé chuồn chuồn lúc ấy hai mắt đang tóe lửa đi, “Thôi đủ rồi, chạy mau.”

Hai đứa nhân trời tối ù té chạy, mấy ngọn đèn đường lần lượt bật sáng sau lưng cũng không dẹp tan được cảm giác sợ hãi lẫn khoái chí sau trận quần tháo. Một mạch chạy về đến nhà, Phương Đăng chống tay lên tường cô nhi viện thở hồng hộc, thằng nhỏ mặt mày xám ngoét, thiếu chút nữa không đứng vững.

“Mày về đi, nếu nó đến tìm, đánh chết mày không nhận. Chẳng ai tin mày dám đánh nó, các ma sơ cũng không tin đâu. Nếu nó đánh, mày cứ liều đi, có điều chị nghĩ nó chẳng có cái gan ấy đâu.” Phương Đăng nói xong, thấy thằng nhóc vẫn đứng im bất động, khóe miệng mấp ma mấp máy, dường như muốn nói lại thôi.

“Sao, giờ biết sợ rồi à? ” Phương Đăng nặn ra một nụ cười. Nó sợ cũng phải, đến Phương Đăng còn không chắc mình đánh thế có mạnh tay quá không. Nhưng con bé chẳng sợ Phó Chí Thời  đến tính sổ, cây ngay đâu sợ chết đứng.

Thằng nhỏ xịt mũi, lắp bắp thốt ra một câu, “Em thắng rồi ạ? Em đánh thắng nó rồi ạ? ”

“Mày…” Phương Đăng vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, chưa kịp nói hết câu, bông nhìn thấy Phó Chí Thời  mặt mày lem luốc xuất hiện ở đầu ngõ, hóa ra nó đã đuổi liền một mạch tới đây.

“Về mau.” Phương Đăng đẩy thằng nhóc một cái. Không ngờ Phó Chí Thời  đuổi đến nhanh thế, đúng là chạy trời không khỏi nắng.

Bé chuồn chuồn run cầm cập, cuống quýt lùi hai bước, nhưng không chạy vào cô nhi viện, run run nhặt một hòn sỏi bên bồn hoa lên, núp sau lưng Phương Đăng.

“Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ” Phó Chí Thời  lại gần mấy bước.

“Cái loại đầy bụng gian trá, toàn thân đê tiện như mày tao đã đánh đã làm sao? ” Phương Đăng mỉa mai, “Mày không nhanh về gọi viện binh, tìm bố mẹ ra mặt cho, một mình chạy đến đây không sợ lại bị đánh cho không còn cái răng nào à, nhục mặt!”

Con bé mắng không thèm nể nang ai, nhưng nếu phải đụng độ trực diện, nó có hơi e dè Phó Chí Thời , chó cùng rứt giậu, thằng này nhỡ điên máu sẽ trở nên nguy hiểm. Bàn chân Phương Đăng khẽ cử động, nếu tình hình nguy ngập, nó sẽ biến ngay.

Phó Chí Thời  lại gần hơn nữa, dưới ánh đèn khóe mắt cu cậu long lanh. Phương Đăng nhìn kỹ, là nước mắt. Con bé đang bối rối, Phó Chí Thời  bỗng cao giọng lặp lại câu nói ban nãy, “Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ”

Dứt lời tố cáo, nó chẳng xông vào đánh đấm túi bụi như Phương Đăng, mà lại khóc òa lên, cứ như phải chịu uất ức giày vò từ lâu lắm. Ngày thường nó được bố mẹ nâng niu, ngồi mát ăn bát vàng, thi thoảng ra ngoài hống hách chơi bời, cứ tưởng ghê gớm thế nào, hóa ra mới chịu tí cam go đã hiện nguyên hình con rùa nhút nhát, chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm.

Phương Đăng he hé miệng, kinh ngạc chẳng thốt được câu nào. Ban nãy đánh nhau chí chóe thì chẳng ai hay, thằng rùa to xác này vừa khóc một cái đã khiến “bà tám” họ Đỗ  chạy ra cửa dòm ngó.

“Trò gì thế này? Đây chẳng phải là con nhà ông Phó đây ư? Cháu sao thế này? Phương Đăng, mày hư quá, lại gây sự? ” Gia cảnh Phó Chí Thời  tử tế, bố mẹ nó được coi là người có máu mặt ở đảo, thằng này lại hay hào phóng cúng tiền tiêu vặt vào cửa tiệm của lão. Lão Đỗ  muốn nịnh, bèn chạy ra nhìn đông nhìn tây, thấy Phó Chí Thời  mặt mày lem luốc tức tưởi, má sưng đỏ, biết ngay quá nửa là vừa bị Phương Đăng dần cho tả tơi. Sẵn tức Phương Đăng mấy lần chơi xỏ mình, lão nặn ra vẻ mặt đau lòng nói, “Chắc chắn là Phương Đăng và cái thằng ranh không cha không mẹ hùa nhau bắt nạt cháu rồi. Đi, bác đưa cháu về, để bố mẹ cháu xử lý chúng nó.”

Phó Chí Thời  không nói gì, nước mắt ròng ròng, cứ nhìn Phương Đăng chòng chọc, như thể muốn khoét một lỗ trên người con bé vậy.

“Cháu nói gì đi, có phải con bé bắt nạt cháu không? Đừng sợ, bác biết con này nó ghê gớm lắm. Lát nữa để bố mẹ tìm thằng cha nát rượu của nó, bắt quỳ xuống nhận lỗi mới thôi…”


“Chú đỗ, chú cứ đùa. Hai đứa nó thế kia có bắt nạt nổi cậu ta không? ” , Phó Kính Thù bước từ trong nhà ra, trở lại đóng của vườn lại, cắt lời.

Tiệm tạp hóa của lão Đỗ  tuy rất gần Phó gia viện nhưng vẫn cách một lối đi, hai bên nước sông không phạm nước giếng, Phó Kính Thù lại không hay giao tiếp với bên ngoài, đến già Thôi cũng hiếm khi chào hỏi bọn họ. Lúc này Phó Kính Thù bất ngờ lên tiếng, lão Đỗ  nhất thời không biết trả lời thế nào.

“Sao không lên tiếng? ” Phó Kính Thù nhướn mày nhìn Phó Chí Thời , lại hỏi, “Là hai đứa kia đánh cháu thành thế này à? ” Giọng điệu cậu ta vẫn đủng đỉnh như thường lệ. Trong lúc nói, Phó Kính Thù cố ý liếc qua Phương Đăng và cậu nhóc nép sau lưng một cái, khóe môi ẩn hiện nụ cười.

Ẩn ý sau lời này Phó Chí Thời  sao lại không nghe ra. Phương Đăng là con gái chân yếu tay mềm, thằng nhóc kia thì bé tẹo như cái kẹo, nếu thừa nhận mình bị hai đứa này “xử”, rõ chẳng phải chuyện hay ho gì.

Phó Chí Thời  là đứa háo thắng, kể cả trước mặt Phó Kính Thù, vừa hơn tuổi, vừa là bậc cha chú trong nhà.

“Liên quan gì đến mày! Lo cái thân mày đi, thằng con hoang!”

Phó Kính Thù không giận, lạnh lùng nói: “Cháu không gọi tiếng chú Bảy thì thôi, nhưng nhỡ bị người ta nghe được, sẽ tưởng bố mẹ không dạy dỗ cháu tử tế, biết đâu còn cười họ Phó là cái dòng vô giáo dục.:

“Mày có tư cách gì mà lo chuyện họ Phó? Bố mẹ tao đều bảo mày là thằng con hoang, bố mày là lão con hoang, mày là con của lão con hoang với gái điếm…” Điều khiến Phó Chí Thời  điên tiết nhất chính là Phó Kính Thù lại đứng ngang hàng với cha mình. Mặc dù cha mẹ nó ngoài mặt tỏ ra khách sáo với caaujt a, nhưng nó chẳng thèm coi “ông chú” ra gì sất.

“Được lắm, bố mẹ cháu nói thế thật chứ? Chú không tin, hay là chú cháu mình cùng đến gặp anh chị hai bốn mặt một lời xem.”

Phó Chí Thời  dĩ nhiên nào dám. Bố mẹ dù thế nào vẫn phải kiêng nể Phó Kính Thù, nguồn cơn là vì Phòng Lớn chịu không ít ơn nghĩa Phòng Ba  ở hải ngoại, mà Phòng Ba  dù bỏ rơi Phó Kính Thù ở đảo này, nhưng các bậc lão thành chưa từng phủ nhận thân phận cậu ta, nói cách khác giờ đây cậu ta danh chính ngôn thuận là cậu chủ sống trong Phó gia viện. Sau lưng nói gì thì nói, mấy đứa trẻ con với nhau cãi cọ đôi chút cũng có thể cười mà bỏ qua, nhưng đứng trước mặt người lớn mà bóc trần nhau ra, Phó Chí Thời  sẽ lãnh đủ.

“Mày bảo đi là tao phải đi à, tuổi gì? Bố mẹ tao không rỗi tiếp mày đâu.” Mồm mép Phó Chí Thời  xoay chuyển mau lẹ.

“Không cần vội. Chú không đủ tuổi nên lần sau bà Trịnh sai người gọi điện về sẽ để bên đó hỏi thăm anh hai chị hai, Phòng Ba  chúng tôi có thật sinh ra lắm con hoang thế không.”

“Nói với mày chỉ tổ đau mồm.” Phó Chí Thời  hối hận nhất thời không để ý bị cuốn vào chuyện rắc rối. Phó Kính Thù bình thường ghét nhất bị gọi là con hoang, lần này khăng khăng muốn làm to chuyện, bố mẹ nó mà biết được, chỉ sợ không những chẳng giúp nó xả cơn uất ức, mà còn cho nó đẹp mặt thêm.

“Phương Đăng, mày nhớ đấy! Sớm muộn gì tao cũng tìm mày tính sổ!” Phó Chí Thời  hậm hực ném lại một câu rồi quay đầu đi thẳng. Lão Đỗ  thấy thế cả thẹn lủi về quán.

Đợi cho bóng dáng Phó Chí Thời  khuất hẳn, Phương Đăng mới cúi nhìn, thấy trong tay bé chuồn chuồn vẫn nắm khư khư hòn sỏi, bèn giễu: “Đêm nay mày định ôm sỏi đi ngủ đấy à? ”

“Không thể để các sơ nhìn thấy.” Thằng nhỏ dường như không nghe ra giọng điệu mỉa mai trong lời con bé, cẩn thận bỏ đống sỏi vào cái cặp sách màu đen, lưỡng lự một hồi, không nhịn được lại hỏi: “Bọn mình thắng rồi ạ? ”

Phương Đăng chép miệng chán ngán: “Mày thắng rồi đấy.”

Thằng nhóc lấy tay quệt nước mũi một cái, lần đầu tiên Phương Đăng thấy nó nở nụ cười.

“Em là Tô Quang Chiếu, các sơ đều gọi em là A Chiếu.”

Giới thiệu xong, nó thò tay lấy con chuồn chuồn cỏ trong túi ra, lúc này đã chẳng ra hình thù gì nữa, nâng niu đưa đến trước mặt Phương Đăng cứ như dâng báu vật : “Cho chị cái này, con này em tết đẹp nhất đấy.”

Phương Đăng cười nói, “Thôi nhóc cứ giữ đi, hôm nào tâm trạng lão Đỗ  vui vẻ, chưa biết chừng lại đồng ý đổi bánh mỳ lấy cái này cũng nên đấy.”

Cậu nhóc tên A Chiếu thấy con bé không thèm lấy, lại quay sang đưa cho Phó Kính Thù, hai mắt long lanh trông đợi. Phương Đăng “dẫn dắt” nó đập cho thằng kia một trận đau đời, Phó Kính Thù chỉ dùng mấy câu nói đã đuổi được kẻ xấu, trong lòng nó cả hai đều là nhân vật vĩ đại.

Phó Kính Thù nói “cảm ơn”, tay đẩy con chuồn chuồn cỏ ra. Cậu nhìn Phương Đăng, Phương Đăng hiểu ý, “Cái bộ dạng vênh váo của nó ngứa mắt lắm.” Cô cứng đầu nói thêm, “Dù gì cũng đã cho nó một trận ê chề, chẳng hối hận tẹo nào.”

Phó Kính Thù nói : “Tôi còn tưởng em thông minh. Có biết bao cách trả đũa, sao phải chọn cách dại dột nhất, phí sức nhất.”

“Nhẫn nhịn như anh, bọn họ sẽ sợ chắc? ” Phương Đăng nói xong, cười một tràng, không thấy Phó Kính Thù tiếp lời. Nó ngẩng đầu lên khẽ liếc cậu một cái, chỉ thấy đôi môi cậu ta mím chặt, mặt không biểu cảm gì.

Phương Đăng cảm thấy vô vị, không biết nên nói gì nữa, đành lôi thằng bé A Chiếu đang ngu ngơ chớp chớp mắt nhìn hai người ra trút giận.

“Còn đứng ì ra đấy làm gì?  Hết chuyện rồi, về đi.”

A Chiếu rõ ràng không muốn rời đi, nhưng bộ dạng hung hãn của Phương Đăng làm nó hơi hốt, vả lại cô nhi viện quản lý nghiêm ngặt, một ngày ba bữa phải ăn đúng giờ quy định, nếu về muộn tí nữa, sợ cơm thừa cũng chẳng có mà ăn.

Bịn rịn mãi, bé chuồn chuồn mới chịu ra về. Bên tường Phó gia viện chỉ còn hai người lặng thinh. Phương Đăng nghịch mấy ngón tay, tiện dịp len lén liếc nhìn người kia vài lượt. Lúc Phó Kính Thù không chịu nói chuyện, nó thật sự không biết phải làm thế nào.

Một lúc sau, cậu ta mới mở miệng : “Em đứng đây làm gì nữa?  Về đi.”

Phương Đăng mừng húm, tạ trời tạ đất, pho tượng Bồ Tát đất sét cuối cùng đã chịu lên tiếng, mặc dù cậu ta chỉ đang đuổi nó về ý như ban nãy nó đuổi a chiếu.

“Chỉ anh mới được đứng đây à?  Chỗ này có phải đất họ Phó nhà anh đâu.” Nó khẽ nghiêng đầu nhìn tiểu thất, cười hì hì, “Anh nói xem anh đứng đây làm gì trước đã.”

Phó Kính Thù không trả lời ngay. Phương Đăng sợ cậu lại im lặng, bèn miễn cưỡng nói, “Thôi được rồi, anh nói đúng, tôi không nên gây chuyện, sau này không bao giờ tôi trêu vào cái con rùa… vào Phó Chí Thời  nữa được chưa? ”

“Được hay không là chuyện của em.” Phó Kính Thù ngoài miệng nói thế, nhưng ánh mắt rõ ràng dịu đi nhiều, lườm Phương Đăng một cái, “Em tưởng lần nào em cũng thắng được ư? ”

“Sợ cái gì, tôi đánh nhau còn nhiều hơn nó ăn muối. Người như thằng đó tôi gặp nhiều rồi, thắng hay không, ít nhất cũng để nó thấy mình không dễ bắt nạt.”

Phương Đăng nói nghe nhẹ tênh, nhưng Phó Kính Thù biết, nếu không phải quen bị người khá khinh thường từ nhỏ, bị bắt nạt đủ đường, chắc gì con bé đã trở thành Phương Đăng của hôm nay. Nó lớn lên trong một gia đình thế nào, Phương Học Nông  là một ông bố ra sao, cậu đâu phải không hay biết.

“Nữ anh hùng, thắng trận trở về ăn cơm đi thôi, trời tối cả rồi. Tôi đang đợi bác bưu tá đến, chút nữa sẽ về.”

“Bác bưu tá? ” Thường ngày những việc vặt như nhận báo đều do già Thôi đảm trách. Phương Đăng bồn chồn hỏi : ”Già Thôi đâu?  Muộn thế này, báo hôm nay đáng lẽ phải đến rồi chứ? ”

“Tôi đang chờ nhận một bưu kiện, già Thôi có việc phải rời đảo một thời gian.”

Phương Đăng định hỏi cho ra nhẽ, nhưng trông cậu ta có vẻ không muốn nói. Nó đành nhón chân trông ra đầu ngõ tối, lẩm bẩm : “Anh có chắc hôm nay bưu kiện ấy sẽ đến không? ”

Phó Kính Thù im lặng một lát, “Không chắc. Tôi nghĩ hôm nay có lẽ không đến. Thôi về đi.”

Cậu ra hiệu cho Phương Đăng về nhà, còn mình rảo bước về phía cổng lớn Phó gia viện. Giọng điệu lẫn nét mặt cậu vẫn lạnh nhạt như ngày thường. Vậy mà khi leo tới căn gác xẹp nhìn xuống, Phương Đăng thấy cửa đã khóa, mà người hãy còn nấn ná ngóng về phía đầu ngõ.

Chương . Con rơi cửa quyền

Có lẽ Phương Đăng năng để ý, liên tiếp ba ngày, nó đều thất Phó Kính Thù hoặc vô tình hay cố ý ra cửa lớn, hoặc đứng trước cửa sổ chờ đợi. Bưu kiện mãi không tới, khiến gương mặt vốn bình đạm dần dần nhuốm vẻ sốt sắng.

Phương Đăng trước nay chưa từng nhận được bưu kiện, thậm chí chẳng ai viết thư cho bao giờ. Nó không hiểu được mùi vị chờ đợi kia, chỉ biết, bưu kiện ấy đối với Phó Kính Thù chắc chắn vô cùng quan trọng, mới khiến một kẻ quen giữ tâm tư trong lòng như cậu không giấu nổi vẻ mong đợi. Niềm hy vọng ấy như một mầm bệnh thầm bí leng keng hao hao tiếng chuông xe đạp bác bưu tá, dù đang làm gì, con bé cũng dừng lại ló ra cửa sổ ngó nghiêng. Buồn nỗi mấy lần âm thanh ấy đều từ các xe thu mua đồng nát.

Có một lần, Phương Đăng tình cờ bắt gặp bác bưu tá ở bến tàu, bác vừa lên đảo. Con bé vội vàng giữ bác lại, hỏi xem có bưu kiện nào gửi về Phó gia viện không. Cho dù bác bưu tá chẳng đời nào giao bưu kiện cho Phương Đăng, nhưng được là người đầu tiên mang tin vui cho Phó Kính Thù cũng đủ làm nó sung sướng lắm rồi.

Cái lắc đầu của bác bưu tá làm Phương Đăng ỉu xìu. Không nản lòng, con bé nài bác kiểm tra lại lần nữa các kiện hàng gửi đến trong túi. Bác bưu tá cất giọng già nua nói, ông đưa thư trên đảo mười mầy năm, thường vào dịp này mỗi năm, đích thực có một bưu kiện từ hải ngoại gửi về Phó gia viện, ông không bỏ sót bao giờ, năm nay thực chưa thấy có.

Phương Đăng rơi vào chán nản, chẳng biết tự khi nào, cảm xúc của nó đã phụ thuộc vào Phó Thất như thế, cậu ấy vui nó sẽ vui, cậu ấy buồn nó cũng buồn. Bấm ngón tay nhẩm tính, đã vào tháng mười, sinh nhật Phó Kính Thù sắp đến. Phương Đăng lén xem sổ học bạ của cậu ta nên biết được. Nó muốn nghĩ cách làm cậu ta vui, kể cả làm trò chọc người đó cười một cái cũng được.

Tấm thiệp chúc mừng sinh nhật một mặt có in hình bó hoa nó không biết tên, bên trên rắc kim tuyến lấp lánh. Mấy bông hoa màu vàng, hơi giống chậu chuối tây “của mình” giờ đã yên vị bên ban công phòng Phó Kính Thù. Nó nghĩ, cậu ta trồng nhiều hoa, chắc chắn sẽ biết bó hoa trên tấm thiệp là loại gì.

Để cho thật hoàn hảo, Phương Đăng tập đi tập lại trên giấy nháp mấy lần mới dám nắn nót viết mấy chữ “Chúc mừng sinh nhật pt” lên mặt sau tấm thiệp. Nó không phải đứa kém mồm mép, song ngẫm nghĩ một lúc cũng chỉ muốn nói với cậu ta mấy chữ đó. Nó mong cậu ta vui vẻ, chỉ đơn giản có thế thôi. Cuối cùng ở phần ký tên, cô bé vụng về vẽ một ngọn đèn.

Nếu cậu là kính, vậy nó sẽ làm đèn, nó sẽ chiếu rọi cậu rồi soi sáng con đường của mình bằng chính những phản quang lấp lánh lóe lên sau đó.

Ngày sinh nhật của Phó Kính Thù cuối cùng đã đến, Phương Đăng sắp xếp mọi việc đâu vào đấy. Con bé định bụng chặn đường bác bưu tá ở bến tàu, nhờ đưa tấm thiệp đến Phó gia viện, khiến Phó Kính Thù kinh ngạc một phen. A Chiếu xung phong đảm đương nhiệm vụ này.

Trải qua chuyện hôm nọ, cậu nhóc thò lò mũi xanh A Chiếu cả ngày cứ quẩn quanh bên Phương Đăng và Phó Kính Thù. Quen cô độc một mình, ngày thường vây quanh nó chỉ toàn những ánh mắt rẻ rúng khinh thường, bây giờ mới có người tốt với mình, lại mạnh hơn mình rất nhiều, thằng nhỏ liền như người chết đuối vớ được cọc, đã nắm được là không có chuyện buông.

Phương Đăng hiếm khi niềm nở với A Chiếu, thấy quẩn chân vướng víu là mắng không thương tiếc, nhưng giữa Phương Đăng và Phó Kính Thù, A Chiếu ở bên Phương Đăng có vẻ thoải mái hơn. Phó Kính Thù chẳng bao giờ nặng lời với A Chiếu nhưng không hiểu sao thằng bé vẫn thấy sờ sợ. Nói cho chính xác, đó là kính sợ. A Chiếu luôn hướng về chàng thiếu niên dù chỉ hơn mình vài tuổi, lại được sống ở Phó gia viện huyền thoại bằng con mắt sùng bái. Nó cảm thấy, có “dây mơ rễ má” với con người này thật sự là điều đáng tự hào trong cuộc sống ảm đạm của mình.

Chính bởi thế, được Phương Đăng cho làm chân chạy vặt, lại nhằm tặng quà cho Phó Kính Thù, A Chiếu cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Ban đầu Phương Đăng hơi đắn đo, nhưng nghĩ lại, thường vào buổi hoàng hôn, sau khi tan học, bác bưu tá mới lên đảo. Nếu nó ra bến tàu chờ, thể nào cũng lỡ giờ nấu cơm. Ông bố đói bụng Phương Học Nông quyết không để nó yên. Huống hồ, con bé cũng mong đứng trên gác xép, tận mắt trông thấy cảnh Phó Kính Thù nhận quà. Thế là sau một hồi nghe Phương Đăng dặn đi dặn lại, A Chiếu vui sướng nhận lệnh.

Sẩm tối, Phương Đăng đang giở tay nấu nướng, bỗng nghe từ dưới lầu truyền tới tiếng huýt sáo của A Chiếu. Tiếng huýt sáo báo hiệu sứ mệnh đã hoàn thành. Dù “sứ mệnh” này không mấy phức tạp, nhưng nom A Chiếu loắt cha loắt choắt vậy mà được việc ra trò. Phương Đăng thò đầu xuống nở nụ cười khen ngợi, thằng nhỏ hí hửng chạy mất.

Từ lúc đó, Phương Đăng luôn vểnh tai nghe ngóng động tĩnh ngoài cửa sổ. Đến tận khi hai cha con ăn cơm xong, thu dọn bát đĩa đâu vào đấu, trong ngõ mới vang lên tiếng chuông xe đạp của bác bưu tá. Đối với Phương Đăng mà nói, âm thanh ấy chẳng khác nào âm thanh từ thiên đường.

“Phó gia viện có đồ, mau xuống nhận.” Ông bưu tá già hô lớn bằng giọng khàn khàn.

Phương Đăng đứng bên cửa sổ, cắn môi dõi xuống. Phó Kính Thù mau chóng đi ra. Chẳng rõ Phương Đăng có nhầm không, khi đón lấy bưu kiện, hai tay cậu dường như run rẩy.

Từ trên này nhìn xuống, Phương Đăng chỉ thấy rõ nửa mặt cậu. Tim đập thình thịch, nó nửa quan sát nửa ước đoán thái độ của cậu lúc này. Vui sướng không? Hoặc bối rối? Hay nghi ngờ… nhưng dường như vẻ mặt Phó Kính Thù là thất vọng và phẫn nộ thì đúng hơn…

Ông bưu tá đã đi xa. Phó Kính Thù chầm chậm quay mình, trong tay cầm lá thiệp đã mở toang. Cậu nhìn đăm đăm về cái cửa sổ nhỏ. Phương Đăng nhanh như chớp thụp đầu xuống, nghĩ bụng chắc khó mà qua được mắt người ta. Sau hai chục lần đắn đo, con bé dè dặt ló lên. Người đó vẫn đứng yên tại chỗ, chẳng thấy cái thiệp đâu nữa, dưới chân chỏng chơ một cục giấy bị vò nát.

Lòng Phương Đăng rối bời, nỗi chờ mong đang nhảy nhót tươi vui chợt ngậm ngùi rớt xuống đáy thẳm. Dạo hai vòng quanh gác xép chật hẹp đến ruồi nhặng cũng chẳng thèm ghé thăm, cuối cùng nó ào xuống tầng.

Phó Kính Thù nhìn nó chạy đến, ánh mắt lạnh căm. Không đúng, trong ấy chất chứa lửa giận mà nó chưa từng trông thấy bao giờ.

“Anh sao thế? Tôi muốn làm anh vui mà!” Phương Đăng cúi xuống nhặt cục giấy dưới chân cậu ta, xót ruột miết phẳng ra, “Anh ghét tôi, nhưng thứ này có làm gì anh đâu, có cần phải thế không?”

“Em muốn tôi vui ư? Còn chúc tôi sinh nhật vui vẻ? Nếu mong tôi vui em sẽ không bày trò trêu chọc tôi như thế này!” Phó Kính Thù cố giữ cho giọng mình bình thường, nhưng hơi thở dồn dập phả ra khiến cậu thất bại.

Phương Đăng đã hiểu. Đây đâu phải cái bưu kiện mà người ta mong ngóng. Cậu ấy không cần lời chúc ngốc nghếch của nó, cái gọi là “bất ngờ ngày sinh nhật” làm cậu mừng hụt. Giận là đúng thôi.

Nó hơi ý thức được việc mình làm không mấy hợp thời, chẳng trách cậu ta nghĩ nó ngốc. Cảm giác hối hận chẳng thể làm vơi nỗi buồn trong tim.

Phương Đăng ấm ức hét lên: “Bưu kiện của anh quan trọng lắm chắc?”

“Dĩ nhiên.” Giọng Phó Kính Thù nhẹ tênh, lời gọn mà ý sâu, chẳng có nửa phân do dự.

“Quan trọng lắm thì đã sao? Cho đáng đời anh chờ mãi không thấy!” Phương Đăng mở miệng, nhưng nước mắt tuôn trào.

Mặt Phó Kính Thù thoáng trắng bệch, lặng thinh. Một giọng nói, cái giọng nói mà cả hai đứa đều không muốn nghe thấy bất chợt vang lên.

Phó Chí Thời mồm đầy kem, đứng trước cửa tiệm tạp hóa ngọng nghịu lên tiếng, nhưng hai đứa nghe rõ mồn một.

“Chẹp chẹp, có kịch hay để xem rồi, chuột cùng một lỗ mà cũng có lúc cắn nhau!” Nó ném cái nhìn khiêu khích về phía Phương Đăng, “Cầu xin đi, có khi tao nói cho mày biết chú Bảy nhà tao đang đợi cái gì đấy.”

“Xéo!” đang giận mà chưa có chỗ phát tiết, Phương Đăng thuận thế vo tấm thiệp trong tay lại, ném thẳng về Phó Chí Thời. Lá thiếp nhẹ bẫng, chưa chạm đến người đã rớt xuống.

Phó Chí Thời nhả cây kem ra, để lộ khóe miệng xanh xanh vế bầm chưa kịp tan, minh chứng cho vụ ẩu đả hôm nọ. Lạ lùng là sau cái hôm bị Phương Đăng và A Chiếu dần cho một trận nhừ tử, không thấy nó quay lại sinh sự, đường hoàng hay lén lút đều không. Phương Đăng vốn chẳng coi thằng này ra gì, A Chiếu thủ sẵn sỏi trong cặp mấy ngày liền cũng không có đất dụng võ. Phương Đăng cảm thấy, cái thằng Phó Chí Thời này đúng là đầu hùm gan thỏ, y như con rùa, thích há miệng cắn người, nếu ra sức đánh, áp chế được dáng vẻ kiêu căng của nó, thì con rùa sẽ tự động rụt đầu vào mai.

“Mày bảo đi là tao phải đi á? Có ngon thì ra đây đánh tao này, đừng có lén lút giở trò sau lưng, xem đứa nào lãnh đủ. Mày khóc nhoe nhoét cả mặt, đánh sợ bẩn tay tao.” Phó Chí Thời vênh mặt, liếc xéo Phó Kính Thù một cái, lại quay sang nói với Phương Đăng, “Mày tưởng mày là ai? Một cái thiệp quèn mà đòi sánh với bưu kiện từ Malaysia gửi về? Có mấy kẻ bố không thương, mẹ chẳng yêu chỉ nhờ tấm tình rơi vãi mỗi năm đến một lần ấy sống qua ngày ấy. Vịn vào đó người khác đỡ tưởng nó là con hoang, là thứ chẳng ai nhớ đến. Chú Bảy của tôi ơi, chú nào hay, người ở Malaysia từ lâu đã chẳng màng đến chú, chú cứ nằm đây chờ mục rữa cùng với cái nhà ma này thôi.”

“Ý cháu là gì.” Phó Kính Thù trước nay không chấp nó, nhưng lúc này thật khó giấu cơn giận, tiếng nói thốt ra lạnh như băng.

“Ý gì đâu. Mày chẳng thích đem thân phận chú cháu ra đè đầu tao lắm còn gì? Cho dù mày có là cụ là kị mà trong nhà không nhận, thì mày chẳng bằng cái bủm. Sao bố mày ra nước ngoài nhận tổ tông mà bỏ mày ở đây một mình? Phòng Ba nhận ông bố con hoang của mày là đủ rồi, cái loại con của hon hoang muốn ngóc đầu lên, làm gì có cửa. Mỗi năm bố mày gửi thư, tùy tiện gửi kèm mấy thứ vớ vẩn, mày cứ tưởng là báu vật? Ha ha, mẹ tao bảo, khác chó gì bố thí thằng ăn xon cho nó khỏi bám theo mình. Bây giờ thì hay rồi, đến bố thí người ta cũng lười… Mày không tin à? Thế mày nói xem sao bên đó không gửi đồ về nữa? Thôi đừng đợi, nhớ mọi năm xem, đến thì nó đã đến từ lâu rồi!”

Phương Đăng không dám nhìn mặt Phó Kính Thù. Nó vẫn còn giận cậu ta, nhưng càng điên cái thằng Phó Chí Thời đổ thêm dầu vào lửa. Trên đời có kẻ thích cười trên nỗi đau của người khác như vậy đấy. Phương Đăng hận không thể cào nát bản mặt dương dương tự đắc kia.

“Con chó điên này! Mày sủa đã chưa?” Phương Đăng nhìn tứ phía, nhặt một hòn đá to bằng nắm tay ở chân tường lên, “Tao nhắc lại lần nữa, mày cút ngay cho tao!”

Phương Đăng mà ra tay thật, Phó Chí Thời phải e sợ vài phần. Nó hiểu rõ chọc con bé này điên tiết thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Dù sao trông Phó Kính Thù thế kia nó đã khuây khỏa lắm lắm, thấy được thì rút luôn, chẳng thiệt đường nào. Há to miệng cắn hết phân nửa cái kem sắp chảy, Phó Chí Thời khệnh khạng bỏ đi. Phương Đăng nghĩ nán lại chẳng để làm gì, quệt nước mắt, quay mặt chạy lên gác.

Ngày hôm sau là thứ bảy, Phương Đăng dắt A Chiếu đến bên hồ bắt cá. Đầu óc cô cả buổi lửng lơ tận đâu đâu. A Chiếu trông ngớ ngẩn, vậy mà học mấy trò vặt lại giỏi, người cỏm nhỏm còm nhòm, nhưng khua lưới vừa nhanh vừa cao hơn người khác. Hôm ấy thu hoạch không tệ. Nghĩ đến việc Phương Đăng đồng ý chừa lại mấy con cá rán, nước dãi thằng bé sắp sửa rõ ra dài ngang ngửa hai hàng nước mũi.

“Chị ơi, vừa nãy đi ra hình như em thấy anh Bảy đứng trước cổng nhà, vẫn chờ bưu kiện kia hay sao ấy.” A Chiếu vừa bỏ cá vào túi nilon, vừa nói. Nó lẻo mép, trước mặt Phương Đăng một điều chị hai điều chị, lại nghe Phương Đăng gọi Phó Kính Thù là Phó Thất, cũng theo thế gọi anh Bảy. Phó Kính Thù chẳng đáp bao giờ, càng không phản đối nó gọi như thế. Theo lời A Chiếu, vì nhiễm chứng sưng phổi quá nặng, ra đời chưa được bao lâu nó đã bị bỏ lại ở cô nhi viện chưa thấy mặt bố mẹ bao giờ. Bởi người yếu, lại nhát cáy nên ở cô nhi viện mấy đứa to đầu một tí đều bắt nạt nó. Các bà sơ thì ghét hai sợi nước mũi kinh niên dơ dáy, chẳng ai thèm để ý đến thằng nhóc đáng thương. Phương Đăng là người duy nhất cho nó đi cùng, Phó Kính Thù chịu giúp, không ruồng rẫy nó, cứ như người thân của nó vậy. A Chiếu không rõ lắm giữa chị và anh Bảy xảy ra chuyện gì, chỉ biết vì một bưu phẩm mà cả hai đều không vui.

Phương Đăng cúi xuống nhìn chỗ cá bắt được, lại trông ra đường tiu nghỉu nói: “Kệ đời. Về thôi, có vẻ sắp mưa rồi.”

Con bé nói không sai, mưa đến còn nhanh hơn dự đoán, khí thế không nhỏ. Phương Đăng và A Chiếu xách dụng cụ bắt cá chạy một mạch về ngõ, quần áo trên người đều ướt sũng.

Con bé mặc kệ, nhưng vào đến hành lang, không nhịn được lại nhìn về phía Phó gia viện một cái. Phó Kính Thù đứng trước cửa, chẳng thèm tránh mưa, nín lặng. Mặt mày cậu tái nhợt, như một bức tượng dựng ở đó từ lâu lắm rồi.

A Chiếu liếc thấy, bối rối đưa mắt sang Phương Đăng. Phương Đăng lớn tiếng mắng: “Sao ngây ra thế? Không vào đi? Ốm lăn quay bây giờ?”

A Chiếu vô cớ bị đau màng nhĩ, vội giơ hai cánh tay khẳng khiu che đầu, chạy ào đến cửa cô nhi viện. Phương Đăng chui vào cầu thang, xăm xăm lên tầng. Chưa đến gác xép con bé đã dừng lại. Giậm chân thật mạnh, ném sọt cá sang một bên, nó lao vào cơn mưa lần nữa.

“Anh ngốc lắm, hôm nay là thứ Bảy, mưa thì to thế này, ông bưu tá chắc gì đã lên đảo. Hơn nữa cứ đứng chờ thế này ích chi?”

Phó Kính Thù liếc nó một cái, nhẹ vuốt dòng nước chảy trên mặt, “Vậy em nói xem, tôi phải làm gì?”

“Tôi mặc kệ tất cả, bây giờ anh bị cảm ai thương cho? Biết đâu bưu kiện đó bị lỡ chuyến thì sao?”

“Nên tôi mới đứng đây chờ.”

“Anh chờ ở đâu chẳng được? Sao phải làm khó mình như thế? Đợi bao nhiêu ngày rồi, có thì đã đến từ lâu, nếu năm nay người ta quên gửi, anh muốn ở đây đợi đến chết hả?”

“Không đâu, một năm chỉ lúc này ông ấy mới phải nhớ đến tôi, đâu có nhiều. Phương Đăng, chuyện này không liên quan đến em, em đừng bận tâm.”

“Tôi không bận tâm đến anh thì ai bận tâm? Già Thôi thì đi rồi.” Phương Đăng thở gấp. Một người ngày thường sáng suốt như thế, không ngờ gặp phải chuyện này lại cố chấp đến vậy. “Bọn họ bỏ anh ở đây có phải ngày một ngày hai đâu. NẾu thật sự người ta nhớ nhung lo  lắng, chẳng lẽ mỗi năm chỉ gửi một gói đồ về an ủi anh, còn lại chẳng để tâm gì nữa? Bưu kiện và thu của cha dù quan trọng, nhưng chẳng lẽ không có nó anh không sống nổi ư?”

“Dĩ nhiên tôi sống được, nhưng chẳng khác gì đã chết.” chưa bao giờ Phương Đăng thấy Phó Kính Thù lớn tiếng với mình như vậy. Mưa càng rơi càng mau, dường như chính cậu cũng thấy lạ khi bản thân phản ứng như vậy. “Phó Chí Thời nói không sai, tôi chẳng là cái thá gì. Nếu không nhờ cái họ, tôi chỉ là đồ con hoang, con rơi con rớt. Tôi sống trong nhà cao cửa rộng, nhưng khác gì A Chiếu và mấy đứa trẻ trong cô nhi viện. Phương Đăng, em biết những kẻ ấy khinh khi chế giễu tôi thế nào rồi đấy. Tôi không muốn thế, không muốn cả đời bị người ta coi thường, không muốn chết rục ở nơi quái quỷ này! Bọc bưu phẩm đó là lý do duy nhất để tôi thuyết phục bản thân rằng mình là người nhà họ Phó, em hiểu không?”

Full | Lùi trang 1 | Tiếp trang 3

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ