XtGem Forum catalog
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Tiểu thuyết - Những đứa con của tự do - trang 1

Tặng cha tôi,

Tặng chú Claude em cha,

tặng tất cả những người của tự do.

Tặng con trai của cha

tặng em yêu của anh.

Mai này tôi sẽ yêu em, hôm nay tôi còn chưa biết em. Tôi khởi đầu bằng việc đi xuống cầu thang tòa nh nơi tôi ở, xin thú nhận với em là bước chân hơi vội vã. Ở tầng trệt, bàn tay tôi, đã siết chặt hàng lan can, cảm nhận chất sáp ong mà vào các ngày thứ Hai người gác cổng thoa một cách quy củ cho đến khúc ngoặt đầu cầu thang tầng hai và vào các ngày thứ Năm thì đến những tầng gác cuối. Dù ánh nắng dát vàng lên mặt tiền các tòa nhà, song lề đường hãy còn óng ánh nước mưa sáng sớm. Thế mà về những bước chân nhẹ nhõm ấy, tôi còn chưa biết gì hết, tôi chẳng biết gì về em hết, em là người chắc chắn một ngày kia sẽ trao cho tôi tặng phẩm đẹp đẽ nhất mà cuộc đời ban cho con người.

Tôi bước vào quán giải khát nhỏ trên phố Sant-Paul, tôi có nhiều thì giờ rảnh cho mình. Ba người đứng bên quầy, chúng tôi là số ít ỏi những kẻ giàu thời gian vào buổi sáng xuân hôm ấy. Thế rồi, hai bàn tay chắp sau tấm áo choàng len tréo go, cha tôi bước vào, cha tì khuỷu tay lên quầy cứ như đã không nhìn thấy tôi, một phong thái lịch sự rất riêng nơi cha. Cha gọi một tách cà phê đặc và tôi có thể thấy nụ cuời cha cố giấu tôi dù khéo dù vụng, vụng thì đúng hơn. Bằng cách vỗ nhẹ tay xuống quầy, cha cho tôi biết rằng trong phòng "yên tĩnh", rằng cuối cùng tôi có thể xích lại gần. Khi chạm khẽ vào áo cha, tôi cảm thấy sức mạnh nơi cha, gánh nặng của nỗi buồn đè trĩu vai cha. Cha hỏi liệu tôi "vẫn chắc chắn chứ". Tôi chẳng chắc chắn điều gì hết, nhưng tôi gật đầu. Thế là cha rất kín đáo, đẩy chiếc tách của mình. Bên dưới đĩa lót, có một tờ năm mươi phrăng. Tôi từ chối, nhưng cha nghiến rất chặt hai hàm và lầm bầm rằng, muốn chiến đấu, thì bụng phải no. Tôi cầm tờ bạc và, qua cái nhìn của cha, tôi hiểu bây giờ mình phải đi. Tôi chỉnh lại mũ lưỡi trai, mở cửa quán giải khát và đi ngược con phố.

Khi đi dọc theo cửa kính, tôi nhìn cha ở bên trong quán, một thoáng nhìn trộm, như thế đấy; còn cha tặng tôi nụ cười cuối cùng của cha, như để ra hiệu rằng cổ áo tôi k chỉnh.

Trong mắt cha có một sự khẩn cấp mà phải mất nhiều năm tôi mới hiểu, nhưng giờ đây tôi chỉ cần cha trở lại trong tôi, nguyên vẹn. Giờ đây tôi biết cha buồn vì tôi ra đi, giờ đây tôi cũng đoán biết cha dự cảm rằng chúng tôi sẽ không còn gặp lại nhau. Cha đã mường tượng không phải cái chết của cha, mà là cái chết của tôi.

Giờ đây tôi ngẫm nghĩ lại về cái khoảnh khắc ấy trong quán giải khát Tourneurs. Ắt phải đòi hỏi rất nhiều can đảm ở một người để đưa tang con trai mình trong khi đang uống tách cà phê - rau diếp ngay bên cạnh nó, để vẫn giữ im lặng và không bảo nó "Con về nhà ngay lập tức và làm bài đi".

Một năm trước, mẹ tôi đã đến sở cảnh sát nhận những ngôi sao vàng của chúng tôi. Với chúng tôi đó là dấu hiệu di cư và chúng tôi đã đi Toulouse. Cha tôi là thợ may và ông sẽ không bao giờ khâu cái vật bẩn thỉu ấy lên một mảnh vải nào.

Ngày 21 tháng Ba năm 1943 ấy, tôi mười tám tuổi, tôi bước lên xe điện và đi tới một bến đỗ không có tên trên bản đồ nào hết: tôi đi tìm chiến khu.

Mười phút trước tôi còn mang tên tên Raymond, từ lúc xuống bến cuối của đường tàu số 12, tôi mang tên Jeannot. Jeannot không họ. Vào khoảnh khắc hãy còn êm đềm ấy trong ngày, rất nhiều người trong thế giới của tôi chẳng biết những gì sắp đến với mình. Cha và mẹ chẳng biết rằng người ta sẽ sớm xăm một số hiệu lên cánh tay mình, mẹ chẳng biết rằng trên một sân ga, người ta sẽ chia lìa mẹ với người đàn ông mà mẹ hầu như yêu hơn cả chúng tôi.

Còn tôi, tôi cũng chẳng biết rằng mười năm sau, tôi sẽ nhận ra trong một đống những cặp mắt kính chất cao gần năm mét, tại Đài Tưởng niệm Auschwitz, đôi gọng cha đã cất vào túi trên áo vét, lần cuối cùng tôi gặp cha ở tiệm giải khát Tourneurs. Claude em trai tôi chẳng biết rằng tôi sắp tạt qua tìm em, và nếu như em không nói đồng ý, nếu hai chúng tôi không cùng nhau đi qua những năm tháng ấy, thì chẳng một người nào trong hai anh em còn sống sót. Bảy chiến hữu của tôi, Jacques, Boris, Rosine, Ernest, Francçois, Marius, Enzo, chẳng biết rằng mình sẽ chết trong khi hô to "Nước Pháp muôn năm", và hầu như tất cả đều hô với một âm sắc ngoại quốc.

Giờ đây tôi rất ngờ rằng ý nghĩ của mình đang lộn xộn, rằng từ ngữ đang xô đẩy nhau trong óc tôi, nhưng kể từ giữa trưa ngày thứ Hai ấy và ròng rã hai năm, tim tôi sẽ đập không ngừng trong lồng ngực theo nhịp do nỗi sợ hãi áp đặt; tôi đã sợ hai năm ròng rã, giờ đây thỉnh thoảng tôi còn thức dậy ban đêm với cái cảm giác chết tiệt ấy. Nhưng em đang ngủ bên tôi, em yêu, dù câu chuyện về Charles, Claude, Alonso, Catherine, Sophie, Rosine, Marc, Émile, Robert, bạn bè tôi, người Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, Hungari, Rumani, những người con của tự do.

Phần 1

1

Em cần hiểu bối cảnh trong đó chúng tôi từng sống, bối cảnh là quan trọng, đối với một câu chẳng hạn. Ra khỏi ngữ cảnh câu thường thay đổi nghĩa, và trong những tháng năm về sau, rất nhiều câu sẽ ra khỏi ngữ cảnh của chúng để xét đoán một cách thiên vị và để bài xích nhiều hơn. Đó là một thói quen sẽ chẳng mất đi.

Vào những ngày đầu tháng Chín, quân đội Hitler đã xâm lược Ba Lan, nước Pháp đã tuyên chiến và chẳng ai ở nơi đây hay nơi ấy lại nghi ngờ rằng quân đội chúng ta sẽ không đẩy lùi được kẻ địch đến giới. Nước Bỉ đã bị làn sóng những sư đoàn xe bọc thép Đức quét sạch, và trong vài tuần lễ mười vạn binh sĩ của chúng ta sẽ chết trên các chiến trường phía Bắc và mạn sông Somme.

Thống chế Pétain được cử đứng đầu chính phủ; hôm sau nữa, một vị tướng không chấp nhận thất bại đã ra lời kêu gọi kháng chiến từ Luân Đôn. Pétain ưng ký kết đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng của chúng ta. Chúng ta đã bại trận nhanh hết sức.

Quy phục nước Đức quốc xã, thống chế Pétain kéo nước Pháp vào một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử đất nước. Nền cộng hòa bị thủ tiêu vì cái mà từ nay trở đi người ta sẽ gọi là Quốc gia Pháp. Bản đồ bị gạch ngang một nét và đất nước chia thành hai vùng, một vùng ở phía Bắc, bị chiếm đóng, còn vùng kia ở phía Nam, gọi là vùng tự do. Nhưng tự do ở đấy hết sức tương đối. Mỗi ngày lại thấy xuất hiện một loạt sắc lệnh, dồn vào tình trạng bấp bênh hai triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em ngoại quốc đang sống tại Pháp từ nay bị tước mất các quyền: quyền làm nghề của mình, quyền đến trường học, quyền đi lại tự do và chẳng bao lâu nữa, rất nhanh, quyền chỉ tồn tại mà thôi.

Tuy nhiên, những người ngoại quốc đến từ Ba Lan, từ Rumani, từ Hungari ấy, những người tị nạn Tây Ban Nha hay Italia ấy, đất nước ấy đã thành mất trí nhớ từng cần đến họ vô cùng. Từng rất cần làm đông đảo lại dân cư cho một nước Pháp đã bị mất đi, hai mươi lăm năm trước, một triệu rưởi người, chết trong những đường hào của cuộc Đại chiến. Người ngoại quốc, đó là trường hợp của hầu hết bạn bè tôi, và mỗi người đều đã chịu sự đàn áp, ngược đãi từ nhiều năm nay ở nước mình. Các nhà dân chủ Đức hiểu rõ Hitler là ai, các chiến sĩ Tây Ban Nha biết rõ nền độc tài của Franco, các chiến sĩ Italia biết chế độ phát xít của Mussolini. Họ đã là những người đầu tiên chứng kiến mọi niềm căm ghét, mọi sự quyết liệt không dung tha, chứng kiến các dịch bệnh lan khắp châu Âu kéo theo hậu quả khủng khíêp là chết chóc và khốn khổ. Tất cả đều đã biết rằng bại trận chỉ là một mùi vị đoán trước, điều tệ hại hơn hãy còn chưa tới. Nhưng ai muốn nghe những kẻ đưa tin xấu tới chứ? Ngày nay, nước Pháp không còn cần họ nữa. Thế là những kẻ tha hương ấy, đến từ phía Đông hay phía Nam, bị bắt và giam giữ trong các trại.

Thống chế Pétain không chỉ bỏ cuộc mà thôi, ông ta sắp câu kết với những kẻ độc tài của châu Âu, và trên đất nước chúng ta, đất nước đang thiu ngủ quanh ông lão ấy, đã chen chúc nào thủ tướng, nào các bộ trưởng, tỉnh trưởng, quan tòa, hiến binh, cảnh sát, dân binh, kẻ nọ năng nổ hơn kẻ kia trong công việc kinh khủng của họ.

2

Mọi sự đã khởi đầu như một trò chơi con trẻ, cách đây ba năm, ngày 10 tháng Mười một năm 1940 Vị thống chế thảm hại của nước Pháp, có vài tỉnh trưởng đeo nhành nguyệt quế bạc tháp tùng, mở đầu bằng Toulouse chuyến thăm vùng tự do của một đất nước tuy nhiên lại chính là tù nhân của chiến bại của mình.

Nghịch lý lạ lùng là những đám đông quần chúng hoang mang, thán phục khi nhìn cây gậy của Thống chế giơ lên, cây quyền trượng của một cựu chỉ huy nay trở lại cầm quyền và mang theo một trật tự mới. Nhưng trật tự mới của Pétain sẽ là một trật tự của khốn cùng, của phân biệt đối xử, của tố cáo, của loại trừ, của giết chóc và dã man.

Trong những người sắp tạo thành đội của chúng tôi, một số có biết các trại giam giữ, nơi chính phủ Pháp đã cho nhốt tất cả những ai mắc lỗi là người ngoại quốc, Do Thái hay cộng sản. Và trong những trại ở mạn Tây Nam ấy, dù là Gurs, Argelès, Noé hay Rivesaltes, cuộc sống thật tồi tệ. Khác nào nói với em rằng đối với những ai có bạn bè, có người thân trong gia đình bị giam giữ, việc Thống chế đến được trải nghiệm như một đòn tấn công cuối cùng vào chút tự do ít ỏi còn lại của chúng tôi.

Và bởi dân chúng đang sửa soạn hoan hô ông ta, cái ông Thống chế ấy, thì cần phải khua lên hồi chuông cảnh báo của chúng tôi, đánh thức mọi người khỏi nỗi sợ hãi hết sức nguy hiểm ấy, cái nỗi sợ lây lan trong các đám đông và dẫn họ đến chỗ buông tay, chấp nhận bất cứ điều gì; đến chỗ câm nín với lý do duy nhất bào chữa cho sự hèn nhát là người bên cạnh cũng làm thế và nếu người bên cạnh cũng làm thế, vậy thì cần phải làm như thế.

Với Caussat, một trong những người bạn thân nhất của em trai tôi, cũng như với Bertrand, Clouet hay Delacourt, không có chuyện buông tay, không có chuyện câm nín, và cuộc diễu hành hiểm ác bày ra trên các đường phố Toulouse sẽ là diễn trường cho một tuyên cáo oai nghiêm.

Điều quan trọng hôm nay, đó là những lời lẽ của chân lý, một vài lời lẽ của lòng dũng cảm và phẩm giá trút xuống đoàn người. Một bài viết vụng về, tuy thế vẫn tố cáo điều đáng phải tố cáo; với lại có quan trọng gì đâu điều bài viết nói lên hoặc không nói lên. Còn phải nghĩ cách nào để truyền đơn được tung ra rộng rãi nhất, mà không để mình bị các lực lượng an ninh bắt giữ ngay.

Nhưng các bạn đã suy nghĩ kỹ miếng đòn. Vài giờ trước cuộc diễu hành, họ băng qua quảng trường Esquirol. Trên tay họ là những bọc những gói. Cảnh sát đã triển khai lực lượng, nhưng ai quan tâm đến những gã trai mới lớn có dáng dấp ngây thơ ấy? Họ đến đúng địa điểm rồi, một tòa nhà ở góc phố Metz. Thế là, cả bốn lẻn vào cầu thang và trèo lên tận mái nhà, mong sao không một lính canh nào ở đó. Chân trời thoáng đãng và thành phố trải rộng dưới chân họ.

Caussat ráp nối dụng cụ mà cậu cùng các bạn đã nghĩ ra. Bên rìa mái nhà, một tấm ván con dựa trên một giá đỡ nhỏ, sẵn sàng chao nghiêng như một chiếc đu. Bên này họ đặt chồng truyền đơn mà họ đã đánh máy, bên kia là một bi đông đầy nước. Một lỗ thủng nhỏ dưới đáy bình, thế là nước chảy vào ống máng trong lúc họ đã chuồn ra phố.

Xe hơi của Thống chế tiến lại gần, Caussat ngẩng đầuvà mỉm cười. Chiếc limousine ngả mui từ từ đi ngược con phố. Trên mái nhà, chiếc bi đông gần như rỗng không, nó chẳng còn trọng lượng; thế là tấm ván chao nghiêng và truyền đơn bay phấp phới. Ngày 10 tháng Mười một năm 1940 ấy sẽ là mùa thu đầu tiên của viên thống chế phản bội. Hãy nhìn lên trời, các tờ giấy xoay lượn, và hạnh phúc tột cùng cho các chú gavroche 1 với dũng khí đầy ngẫu hứng ấy, một vài tờ đến đậu trên vành mũ của thống chế Pétain. Đông đảo mọi người cúi xuống nhặt truyền đơn. Mọi sự rối tung, cảnh sát chạy khắp các ngả và những kẻ tưởng nhìn thấy các chú nhãi hoan hô đoàn diễu hành như tất cả những người khác không biết rằng các chú đang ăn mừng thắng lợi đầu tiên của mình.

Họ phân tán và giờ đây mỗi người lánh ra xa. Chiều tối hôm ấy về nhà, Caussat không tưởng tượng được rằng ba ngày sau, do có kẻ tố cáo, cậu sẽ bị bắt và sẽ trải qua hai năm tù ngục tại đề lao Nîimes. Delacourt không biết rằng vài tháng nữa cậu sẽ bị cảnh sát Pháp giết chết, trong một nhà thờ ở Agen, nơi cậu ẩn náu vì bị truy lùng. Clouet không biết rằng năm sau, cậu sẽ bị xử bắn ở Lyon; còn Bertrand thì sau này chẳng ai tìm lại được mảnh ruộng nhỏ nơi cậu yên nghỉ. Ra tù, phổi bị bệnh lao ăn ruỗng, Caussat sẽ tìm vào chiến khu. Lại bị bắt, lần này cậu phải đi đày. Khi chết ở Buchenwald, cậu hai mươi hai tuổi.

Em thấy đó, với bạn bè của chúng tôi, mọi sự đã khởi đầu như một trò chơi con trẻ, một trò chơi của những đứa trẻ sẽ không bao giờ có thời gian thành người lớn.

Vậy tôi cần phải nói với em về họ, Marcel Langer, Jan Gerhard, Jacques Insel, Charles Michalak, José Linarez Diaz, Stefan Barsony, về tất cả những ai sẽ tham gia cùng họ trong những tháng ngày sắp tới. Họ chính là những đứa con đầu tiên của tự do, những người đã lập nên đội 35. Để làm gì? Để kháng chiến! Chính câu chuyện của họ mới quan trọng, không phải chuyện của tôi, và hãy tha lỗi cho tôi nếu thỉnh thoảng ký ức tôi lầm lạc, nếu tôi mơ hồ lẫn lộn hoặc nhầm tên nhầm họ.

Có cần gì những cái tên, một hôm anh bạn Urman của tôi đã nói thế, thuở ấy chúng tôi không đông đảo, và kỳ thực, chúng tôi chỉ là một mà thôi. Thuở ấy chúng tôi sống trong nỗi sợ hãi, trong cảnh bất hợp pháp, chúng tôi không biết mỗi ngày hôm sau sẽ ra sao, và hôm nay lật giở lại ký ức của chỉ một trong những ngày đó thôi bao giờ cũng khó khăn.

3

Hãy tin tôi đi, chiến tranh không bao giờ giống một bộ phim, không người bạn nào của tôi có gương mặt của Robert Mitchum, và giá như Odette có được dù chỉ là cặp chân của Lauren Bacall thôi, thì chắc tôi đã thử ôm hôn cô thay vì ngần ngại như một thằng ngu trước rạp chiếu bóng. Càng ngu hơn nữa bởi đó lại là hôm trước của buổi chiều mà hai tên quốc xã giết cô ở góc phố Xiêm Gai (Acacias). Từ đó, tôi không ưa cây xiêm gai.

Điều gay go nhất, tôi biết rằng thật khó tin, chính là tìm được lực lượng Kháng chiến.

Từ khi Caussat và bè bạn cậu mất tăm, em trai tôi và tôi phiền muộn lo lắng. Ở trường trung học, cuộc sống chẳng vui lắm, giữa những tư tưởng bài Do Thái của ông thầy sử - địa và những lời châm chọc của đám học trò ban triết mà bọn tôi thường đánh lộn. Các buổi tối tôi ngồi trước máy raio, để rình tin tức Luôn Đôn. Khi trường khai giảng, chúng tôi đã thấy trên bàn học những tờ giấy nhỏ mang tiêu đề "Chiến đấu". Tôi đã nhìn thấy anh chàng đang lẻn ra khỏi lớp; đó là một cậu người Alsace tị nạn tên là Bergholtz. Tôi chạy ba chân bốn cẳng để đuổi kịp cậu ta trong sân, để bảo cậu rằng tôi muốn làm như cậu, phân phát truyền đơn cho Kháng chiến. Cậu đã cười cợt khi tôi nói thế, nhưng dù vậy tôi vẫn thành trợ thủ của cậu. Và những ngày sau đó, tan học, tôi đợi cậu bên lề đường. Cậu vừa đến góc phố, là tôi bắt đầu đi, còn cậu rảo bước để đuổi kịp tôi. Cùng nhau, chúng tôi luồn những tờ báo ủng hộ De Gaulle vào các hòm thư, thỉnh thoảng chúng tôi ném báo từ chỗ đứng ở đầu toa tàu điện trước khi nhảy xuống lúc tàu đang chạy và bỏ trốn.

Một chiều, Bergholtz không xuất hiện khi tan trường, và ngày hôm sau cũng không...

Từ đó, tan học, tôi cùng em Claude lên con tàu nhỏ đi dọc con đường Moissac. Chúng tôi lén lút đến "Trang viên". Đó là một trú sở rộng lớn nơi sống ẩn náu khoảng ba chục đứa trẻ mà bố mẹ đã bị đi đày; các nữ hướng đạo sinh đã thu nạp và chăm sóc chúng. Claude và tôi đến xới đất nhặt cỏ trong vườn rau, thỉnh thoảng chúng tôi dạy toán và văn cho những đứa bé hơn. Tôi lợi dụng mỗi ngày ở Trang viên để van nài Josette, chị phụ trách, mách tôi một mối giúp tôi có thể tham gia Kháng chiến, và lần nào chị cũng nhìn tôi mà ngước mắt lên trời, làm ra vẻ chẳng hiểu tôi đang nói với chị cái gì.

Nhưng một hôm, Josette gọi riêng tôi vào văn phòng của chị.

- Chị nghĩ là chị có cái gì cho em đây. Hai giờ chiều nay em hãy đến trước số nhà 2phố Bayard. Một người qua đường sẽ hỏi em mấy giờ. Em sẽ trả lời rằng đồng hồ của em không chạy. Nếu người ấy bảo em "Cậu là Jeannot ư?" thì đúng người rồi đấy.

Và điều ấy đã xảy ra như thế đó...

Tôi đưa em trai theo và chúng tôi đã gặp Jacques trước số nhà 25 phố Bayard, ở Toulouse.

Anh đi vào con phố, khoác áo choàng màu xám và đội mũ dạ, một ống điếu ngậm bên khóe môi. Anh ném tờ báo của mình vào chiếc giỏ buộc ở cột đèn; tôi không nhặt vì không phải lời dặn. Lời dặn, đó là đợi anh hỏi giờ tôi. Anh dừng chân ngang tầm chỗ chúng tôi, ngắm kỹ chúng tôi và khi tôi trả lời rằng đồng hồ của tôi không chạy, anh bảo tên anh là Jacques và hỏi trong chúng tôi ai là Jeannot. Tôi lập tức bước lên một bước bởi Jeannot, chính là tôi.

Jacques đích thân tuyển mộ người tham gia. Anh không tin ai hết và anh có lý. Tôi biết rằng nói như vậy là không quảng đại lắm, nhưng phải đặt lại mình vào bối cảnh.

Vào khoảnh khắc ấy, tôi không biết rằng mấy ngày sau, một người kháng chiến tên là Marcel Langer sẽ bị kết án tử hình vì một viên chưởng lý Pháp đã đòi mạng anh và đã đạt được điều ấy. Và không một ai trên nước Pháp, tại vùng tự do hay không tự do, lại ngờ được rằng sau khi một người trong chúng tôi hạ được viên chưởng lý kia ở dưới nhà hắn, vào một ngày Chủ nhật, khi hắn đi đến nhà thờ dự lễ, thì không một Pháp đình nào còn *** xử tử một người kháng chiến bị bắt nữa.

Tôi cũng không biết rằng tôi sẽ đi diệt một tên đê tiện, giữ chức trách cao trong Dân binh, kẻ tố cáo và tàn sát bao thanh niên kháng chiến. Tên dân binh này không bao giờ biết rằng cái chết của y chỉ treo đầu sợi tóc. Rằng tôi sợ bắn đến nỗi có thể tè ra đấy, rằng tôi suýt buông rơi khẩu súng và nếu đồ rác rưởi ấy không nói "Xin rủ lòng thương", y là kẻ đã không có lòng thương với ai hết, thì tôi đã không đủ giận dữ để hạ y bằng năm phát đạn vào bụng.

Chúng tôi đã giết. Tôi đã để nhiều năm mới nói lên điều này, nta không bao giờ quên khuôn mặt của kẻ nào đó mà mình sắp bắn. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ giết một người vô tội, ngay cả một kẻ ngu dại cũng không. Tôi biết như thế, các con tôi cũng sẽ biết như thế, đó là điều đáng kể.

Lúc này, Jacques đang nhìn tôi, cân nhắc xem xét tôi, gần như hít ngửi đánh hơi tôi tựa một động vật, anh tin ở bản năng của mình thế rồi anh ngạo nghễ đứng trước mặt tôi; điều anh sắp nói hai phút sau sẽ làm cuộc đời tôi chao đảo:

- Chính xác thì cậu muốn gì?

- Đến với Luân Đôn.

- tôi không giúp gì được cậu, Jacques nói. Luân Đôn ở xa mà tôi không có sự tiếp xúc nào hết.

Tôi chờ đợi anh quay lưng lại với tôi và bỏ đi nhưng Jacques vẫn đứng trước mặt tôi. Anh không rời mắt khỏi tôi, tôi thử vận may lần thứ hai.

- Anh có thể giúp tôi liên lạc với du kích được không? Tôi muốn đi đánh nhau cùng với họ.

- Việc ấy cũng không thể được, Jacques vừa châm lại ống điếu vừa đáp.

- Tại sao?

- Tại cậu bảo là cậu muốn đánh nhau. Ở chiến khu mọi người không đánh nhau; khá lắm là thu hồi các bao kiện được tiếp tế, chuyển các thông điệp, nhưng ở đó cuộc kháng chiến hãy còn thụ động. Nếu cậu muốn đánh nhau, thì là cùng chúng tôi.

- Chúng tôi?

- Cậu có sẵn sàng để chiến đấu trên các đường phố hay không?

- Điều tôi muốn, là giết một tên quốc xã trước khi chết. Tôi muốn một khẩu súng ngắn.

Tôi đã nói điều đó với vẻ tự hào, Jacques phá lên cười. Tôi thì tôi không hiểu có gì là ngộ nghĩnh ở đây, thậm chí tôi thấy điều này bi tráng thì đúng hơn. Chính cái đó lại khiến Jacques cười cợt.

- Cậu đã đọc quá nhiều sách đấy, sẽ phải tập cho cậu sử dụng cái đầu của mình.

Nhận xét mang tính gia trưởng của anh hơi làm tôi phật ý, nhưng chớ có để anh thấy điều này. Đã mấy tháng nay tôi tìm cách liên lạc với lực lượng Kháng chiến thế mà giờ đây tôi đang làm hỏng mọi chuyện.

Tôi tìm kiếm những từ ngữ xác đáng mà không ra, tìm một lời nói chứng tỏ mình là một người mà các chiến sĩ có thể tin cậy. Jacques đoán được ý tôi, anh mỉm cười, và trong mắt anh, đột nhiên tôi thấy như có một ánh trìu mến.

- Chúng ta không giao chiến để chết, mà vì cuộc sống, cậu hiểu chứ?

Chuyện cứ như chẳng có gì, nhưng cái câu ấy, tôi đã tiếp nhận nó như một cú đấm. Đó là những lời lẽ hy vọng đầu tiên tôi nghe thấy kể từ khi chiến tranh bắt đầu, kể từ khi tôi sống không quyền lợi, không phận vị, chẳng có bất kỳ căn cước nào trong cái đất nước mới ngày hôm qua còn là đất nước của tôi. Tôi nhớ cha tôi, nhớ cả gia đình tôi nữa. Chuyện gì đã xảy ra thế? Xung quanh tôi tất cả đã tan biến, người ta đã cướp đi cuộc sống của tôi, chỉ vì tôi là Do Thái và với đàn đàn lũ lũ những con người điều ấy là đủ để muốn tôi phải chết.

Đằng sau tôi, em tôi đang đợi. Nó rằng điều gì đó quan trọng đang diễn ra, thế là nó khẽ húng hắng để nhắc nhở rằng cả nó cũng đang ở đấy. Jacques đặt tay lên vai tôi.

- Đi nào, ta dừng lại ở chỗ này. Một trong những điều đầu tiên cậu cần phải học, là không bao giờ đứng im hết, như thế là làm mình bị phát hiện đấy. Một gã trai đợi chờ ngoài phố, vào thời buổi này, bao giờ cũng đáng khả nghi.

Thế là chúng tôi đi bộ dọc lề đường một con phố nhỏ tối tăm, có Claude theo sau.

- Có lẽ tôi có việc cho các cậu. Tối nay, các cậu sẽ đến ngủ ở số 15 phố Ruisseau, nhà bà lão Dublanc, bà ấy sẽ là chủ cho các cậu thuê nhà. Các cậu sẽ bảo bà ấy rằng cả hai cậu đều là sinh viên. Chắc chắn bà ấy sẽ hỏi là chuyện gì đã xảy ra với Jérôme. Hãy trả lời rằng các cậu thay vào chỗ cậu ấy, rằng cậu ấy về với gia đình ở miền Bắc.

Tôi đoán đó là một câu thần chú sẽ cho chúng tôi vào được một ngôi nhà và, biết đâu, còn vào được cả một gian phòng có lửa ấm nữa. Thế là, nhận vai trò của mình một cách rất nghiêm chỉnh, tôi hỏi xem cậu Jérôme kia là ai, chả là để sắm vai cho đúng nếu bà lão Dublanc định tìm hiểu thêm về các khách trọ mới của bà. Jacques lập tức dẫn tôi trở về với một thực tế sống sượng hơn.

- Cậu ấy chết hôm kia, cách đây hai dãy phố. và nếu câu trả lời của tôi "Cậu có muốn tiếp xúc trực tiếp với chiến tranh hay không?" cậu vẫn bảo có, thì ta hãy choi như đó là người mà giờ đây cậu thay thế. Tối nay, ai đó sẽ gõ cửa nhà cậu. Người ấy sẽ bảo cậu là do Jacques đến.

Với một âm sắc trong giọng nói như thế, thì tôi biết rõ đấy không phải là tên thật của anh, nhưng tôi cũng biết rằng khi ta tham gia Kháng chiến, thì cuộc đời trước đây của ta không tồn tại nữa, và họ tên ta cũng mất tăm cùng. Jacques luồn vào tay tôi một chiếc phong bì.

- Chừng nào cậu còn trả tiền thuê nhà, bà lão Dublanc sẽ không hỏi han gì cậu. Các cậu hãy đi chụp ảnh, có một phòng chụp ở nhà ga đấy. Bây giờ thì biến đi. Ta sẽ có dịp gặp lại nhau.

Jacques tiếp tục đi. Đến góc con phố nhỏ, dáng hình cao cao của anh mờ trong mưa bụi. Claude nói:

- Mình đi chứ?

Tôi đưa em trai vào một quán giải khát và chúng tôi chỉ uống vừa đủ chút gì cho ấm người. Ngồi bên chiếc bàn sát cửa kính, tôi nhìn tàu điện ngược lên đường phố lớn. Claude vừa ghé môi vào tác nước bốc khói vừa hỏi:

- Anh chắc chứ?

- Còn em?

- Em thì em chắc chắn rằng em sẽ chết, ngoài điều đó ra thì em không biết.

- Nếu chúng ta tham gia Kháng chiến, là để sống không phải để chết. Em hiểu chứ?

- Anh lấy ở đâu ra một điều như vậy?

- Anh Jacques vừa mới bảo at hế.

- À nếu là anh Jacques bảo...

Rồi thinh lặng một lúc lâu. Hai dân binh bước vào quán, chúng ngồi xuống chẳng để ý đến chúng tôi. Tôi sợ Claude làm trò gì ngu xuẩn, nhưng em chỉ nhún vai. Bụng em sôi òng ọc. Em nói:

- Em đói. Em đói không chịu được nữa.

Tôi hổ thẹn vì đối mặt mình là một thằng bé mười bảy tuổi ăn không đủ no, hổ thẹn vì tình trạng bất lực của mình; nhưng tối nay có thể rốt cuộc chúng tôi sẽ tham gia Kháng chiến và khi ấy, mọi sự rồi sẽ thay đổi, tôi tin chắc như vậy. Mùa xuân sẽ trở lại, một ngày nào đó Jacques sẽ nói thế, khi ấy, một ngày nào đó, tôi sẽ dẫn em trai vào một hiệu bánh, tôi sẽ đãi nó mọi thứ bánh trái trên thế gian mà nó sẽ ngốn ngấu cho đến ngắc ra không ăn được nữa, và mùa xuân ấy sẽ là mùa xuân đẹp nhất trong đời tôi.

Chúng tôi rời quán, và sau khi dừng ở sảnh nhà ga một lát ngắn, chúng tôi đến địa chỉ được Jacques dặn.

Bà lão Dublanc không hỏi han gì. Bà chỉ bảo chắc Jérôme chẳng thiết mấy đến đồ đạc của mình nên mới ra đi như vậy. Tôi đưa tiền cho bà còn bà giao cho tôi chìa khóa một gian phòng ở tầng trệt, nhìn ra phố. Bà nói thêm:

- Phòng cho một người ở thôi!

Tôi giải thích rằng Claude là em tôi, rằng em đến đây thăm tôi vài ngày. Tôi cho rằng bà lão Dublanc có ngờ vực đôi chút chúng tôi không phải là sinh viên, nhưng chừng nào mọi người trả đủ tiền nhà, thì cuộc sống của khách thuê nhà không liên quan đến bà. Gian phòng trông chẳng tươm tất gì, một bộ đồ trải giường cũ kỹ, một bình đựng nước và một chậu thau nhỏ. Đại tiểu tiện ở một túp nhà con cuối vườn.

Chúng tôi chờ đợi hết buổi chiều. Vào lúc mặt trời lặn, có người gõ cửa. Không phải cáic ách làm ta giật nảy người, không phải tiếng gõ cửa quả quyết của đám Dân binh khi chúng đến bắt giữ ta, chỉ đúng hai tiếng gõ khẽ vào khuông cửa. Claude ra mở. Émile bước vào và ngay lập tức tôi cảm thấy chúng tôi sẽ thân thiết với nhau.

Émile không cao lắm và cậu ghét mọi người bảo mình lùn. Đã hơn một năm nay cậu sống bất hợp pháp và mọi điều trong thái độ của cậu đều cho thấy cậu đã quen với tình trạng này. Émile điềm tĩnh, cậu nở một nụ cười kỳ cục, như thể chẳng có cái gì là quan trọng nữa.

Mười tuổi, cậu trốn khỏi Ba Lan vì ở đó họ ngược đãi những người thân của cậu. Chưa đầy mười lăm tuổi, nhìn quân đội Hitler diễu hành tại Paris, Émile hiểu rằng những kẻ từng muốn tước đoạt cuộc sống của cậu ở quê hương cậu đã đến tận đây để hoàn tất công việc bẩn thỉu của chúng. Đôi mắt nhóc con mới lớn của cậu mở to và không bao giờ cậu có thể nhắm hẳn lại được. Có lẽ vì thế mà cậu có nụ cười kỳ cục nọ; không, Émile không lùn, vóc người cậu thấp đậm.

Chính bà gác cổng đã cứu Émile. Phải nói rằng ở cái nước Pháp buồn thảm này, có những bà chủ nhà cực kỳ, những người nhìn chúng ta theo cách khác, không chấp nhận để thiên hạ giết những con người trung hậu, chỉ vì tôn giáo của họ khác biệt. Những người đàn bà không quên rằng một đứa trẻ là thiêng liêng, dù là kiều dân hay không là kiều dân.

Cha Émile đã nhận được thư của quận bắt ông phải đi mua những ngôi sao vàng để khâu lên áo khoác, ở ngang ngực, sao cho nhìn thật rõ, tờ thông tri bảo vậy. Thời ấy, Émile và gia đình sống tại Paris, phố Sainte-Marthe, quận X. Cha Émile đã đến sở cảnh sát ở phố Vellefaux; ông có bón con, vậy là họ giao cho ông bốn ngôi sao, thêm một ngôi cho ông và một ngôi nữa cho vợ ông. Cha Émile trả tiền các ngôi sao và ông quay về nhà, đầu cúi gằm, như một con vật đã bị đóng dấu sắt nung. Émile đeo ngôi sao của mình, rồi những cuộc vây ráp bắt đầu. Cậu đã phản kháng, bảo cha dứt bỏ cái vật bẩn thỉu ấy, song vô hiệu. Cha Émile là một người sống theo pháp luật, vả lại ông tin tưởng vào đất nước đã đón nhận ông; ở nơi đây, người ta không thể làm điều gì hại đến những người lương thiện.

Émile đã tìm được chỗ trú ngụ trong một căn phòng áp mái dành cho đầớ. Một hôm, khi cậu đang đi xuống, bà gác cổng đã lao theo cậu.

- Cháu trở lên ngay đi, họ đang bắt giữ tất cả những người Do Thái trong phố, đâu đâu cũng là cảnh sát. Họ điên rồi. Émile, lên nhà ẩn nấp nhanh đi.

Bà bảo cậu đóng cửa lại và không trả lời ai hết, bà sẽ mang cho cậu thứ gì đó để ăn. Vài ngày sau, Émile ra ngoài mà không đeo ngôi sao. Cậu quay về phố Sainte-Marthe, nhưng trong căn hộ của cha mẹ cậu, không còn ai nữa; không có cha, không có mẹ, không có hai em gái, một em sáu tuổi, em kia mười lăm, cả người anh trai mà cậu đã van nài hãy ở lại cùng cậu, đừng trở lại căn hộ phố Sainte-Marthe.

Émile chẳng còn một ai; tất cả bạn bè cậu đều bị bát, hai người trong số đó, đang tham gia cuộc biểu tình ở cửa ô Saint-Martin, đã tẩu thoát được qua phố Lancry khi bọn lính Đức cưỡi xe máy nã súng liên thanh vào đoàn người; nhưng họ bị bắt lại. Cuối cùng họ bị bắn chết bên một bức tường. Để phục thù, ngày hôm sau một người kháng chiến mang tên Fabien đã diệt một sĩ quan địch ở bến tàu điện ngầm ga Barbès, nhưng hai bạn của Émile chẳng vì thế mà hồi sinh được.

Không, Émile chẳng còn ai nữa, trừ André, một bạn học cuối cùng mà cậu từng học chung ở lớp kế toán. Thế là cậu đến gặp bạn, để tìm kiếm đôi chút giúp đỡ. Bà mẹ André mở cửa cho cậu.luôn Và khi Émile báo cho bà biết gia đình cậu đã bị vây bắt, cậu trơ trọi một mình, bà đã lấy tờ giấy khai sinh của con trai mình đưa cho Émile và khuyên cậu rời ngay Paris. "Cháu hãy làm điều gì cháu có thể với tờ giấy này, cũng có khi cháu xin được cả một thẻ căn cước đấy." Họ của André là Berté, cậu không phải người Do Thái, thứng nhận là một giấy thông hành bằng vàng ròng.

Tại ga Austerlitz, Émile chờ cho đến khi chuyến tàu đi Toulouse móc nối xong các toa. Cậu có một ông chú ở Toulouse. Rồi cậu lên một toa và ẩn nấp dưới gầm ghế, không động cựa. Hành khách trong khoang không biết rằng nép sau chân họ là một thằng bé đang lo sợ cho mạng sống của nó.

Tàu chuyển bánh, Émile vẫn náu mình, bất động, nhiều giờ liền. Khi tàu đã vượt sang vùng tự do, cậu rời chỗ ẩn nấp. Hành khách ngỡ ngàng khi thấy thằng nhóc chui ra từ đâu không biết; cậu thú thật rằng cậu không có giấy tờ; một người đàn ông bảo cậu hãy lập tức trở lại chỗ ẩn náu, ông đi tuyến đường này đã quen và hiến binh sẽ sớm đi kiểm tra tiếp. Ông sẽ báo cho cậu biết khi nào có thể ra được.

Em thấy đó, ở cái nước Pháp buồn thảm này, chẳng những có những bà gác cổng và những bà chủ nhà tuyệt vời, mà còn có cả những bà mẹ quảng đại, những hành khách rất cừ, những con người vô danh kháng chiến theo cách của mình, những con người vô danh không chịu làm như người bên cạnh, những con người vô danh vi phạm phép tắc bởi những phép tắc này xấu xa và nhục nhã.

° ° °

Chính trong căn phòng bà lão Dublanc cho tôi thuê được vài tiếng đồng hồ, Émile vừa bước vào, cùng với toàn bộ câu chuyện của cậu, cùng với toàn bộ quá khứ của cậu. Và ngay cả nếu tôi chưa biết nó, chưa biết câu chuyện của Émile, thì qua ánh mắt cậu tôi vẫn hiểu rằng chúng tôi sẽ rất hợp ý nhau.

- Vậy người mới là cậu hả? Émile hỏi.

- Là chúng tôi, em tôi sửa lại, nó chán ngấy chuyện mọi người làm như không có nó ở đấy.

- Các cậu có ảnh chứ? Émile hỏi lại.

Rồi cậu rút trong túi ra hai thẻ căn cước, các phiếu thực phẩm và một con dấu. Giấy tờ làm xong, cậu đứng lên, xoay chiếc ghế dựa và lại ngồi xuống, chân choãi sang hai bên.

- Ta hãy bàn về nhiệm vụ đầu tiên của cậu. À thôi, vì các cậu có hai người, hãy nói là nhiệm vụ đầu tiên của các cậu.

Mắt em tôi sáng lo lanh, tôi không biết do cái đói hành hạ dạ dày nó không ngừng hay do niềm háo hức mới mẻ của một hy vọng được hành động, nhưng tôi thấy rõ, mắt nó sáng long lanh.

- Sẽ phải đi lấy cắp xe đạp, Émile nói.

Claude quay lại giường, mặt ỉu x

- Kháng chiến là thế này à? Là chôm xe đạp ư? Tôi đã đi cả chặng đường này để mọi người bảo tôi là kẻ cắp ư?

- Vì cậu tưởng là cậu sẽ đi xe hơi mà hành động hả? Xe đạp, đó là bạn tốt nhất của người kháng chiến. Hãy suy nghĩ hai giây đồng hồ đi, nếu như vậy không phải là đòi hỏi cậu quá nhiều. Chẳng ai để ý đến một người đàn ông đi xe đạp; cậu chỉ là một gã đang từ nhà máy về nhà hay đang đi làm tùy theo giờ giấc. Một người đi xe đạp hòa mình vào đám đông, anh ta cơ động, luồn lách khắp nơi. Cậu đánh miếng đòn của cậu, cậu chuồn bằng xe đạp, và trong lúc mọi người chỉ mới hiểu được sơ sơ điều vừa xảy ra, thì cậu đã ở đầu bên kia thành phố rồi. Vậy nếu cậu muốn mọi người giao cho mình những nhiệm vụ quan trọng, thì hãy khởi đầu bằng việc đi chôm chiếc xe đạp của mình!

Thế đó, bài bọc vừa được dạy. Còn phải biết mình sẽ đi chôm xe đạp ở đâu. Chắc Émile đã đoán trước câu hỏi của tôi. Cậu đã dò được chỗ và chỉ cho chúng tôi hành lang một tòa nhà nơi ba chiếc xe đạp nằm đấy, không bao giờ khóa. Chúng tôi cần hành động tức thời; nếu mọi chuyện ổn, thì chập tối chúng tôi phải gặp lại cậu ở nhà một người bạn mà cậu yêu cầu tôi học thuộc lòng địa chỉ. Nơi đó cách đây vài cây số, mạn ngoại ô Toulouse, một nhà ga nhỏ bỏ không ở khu Loubers. Émile nhấn mạnh: "Các cậu làm gấp đi, các cậu sẽ phải đến được chỗ ấy trước giờ giới nghiêm." Đang là mùa xuân, còn nhiều giờ nữa trời mới tối và tòa nhà có xe đạp cách đây không xa. Émile ra đi còn em tôi tiếp tục giận dỗi.

Tôi thuyết phục được Claude rằng Émile không sai đâu, và có lẽ đây là một sự thử thách. Em tôi cảu nhảu nhưng đồng ý đi theo tôi.

Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đầu tiên này. Claude nấp ngoài phố, dù sao chúng tôi cũng có thể bị hai năm tù về tội ăn cắp xe đạp. Hành lang vắng ngắt và, như Émile đã báo trước, đúng là có ba chiếc xe đạp, cái nọ để sát cái kia, không hề khóa buộc gì.

Émile đã bảo tôi chôm hai chiếc xe đầu tiên, nhưng chiếc thứ ba, dựng sát tường, là một xe kiểu thể thao khung màu đỏ rực và tay lái có nắm cầm bằng da. Tôi dịch chiếc xe đầu tiên, nó đổ xuống trong tiếng loảng xoảng hãi hùng. Tôi đã thấy mình buộc lòng phải bịt miệng người gác cổng, thật may, phòng gác không người và chẳng ai đến quấy rầy công việc của tôi. Chiếc xe tôi thích không dễ lấy ra được. Khi ta sợ, bàn tay kém khéo léo. Các bàn đạp vướng víu vào nhau và tôi chẳng làm thế nào tách rời được hai cái xe. Với trăm ngàn nỗ lực, cố làm dịu đến đâu hay đến đấy những nhịp đập của con tim, tôi đạt mục đích. Em tôi thò mặt vào, vì thấy thời gian thật dài khi chầu chực một mình bên lề đường.

- Khiếp, anh làm cái quái gì thế?

- Này, thay vì cảu nhảu thì em hãy cầm lấy xe của mình đi.

- Thế tại sao em lại không có cái đỏ chứ?

- Vì nó quá cao đối với em

Claude vẫn còn cảu nhảu, tôi lưu ý nó rằng chúng tôi đang làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh và không phải lúc tranh cãi. Em nhún vai rồi lên xe. Mười lăm phút sau, đạp hết tốc lực, chúng tôi đi dọc con đường sắt đã bỏ không sử dụng, hướng về nhà ga nhỏ cũ Loubers.

Émile mở cửa cho chúng tôi.

- Cậu xem những cái xe này, Émile!

Bộ dạng Émile kỳ cục, như thể cậu có vẻ không hài lòng khi gặp chúng tôi, thế rồi cậu để chúng tôi vào. Jan, một người cao, mảnh dẻ, mỉm cười nhìn chúng tôi. Jacques cũng đang ở trong nhà; anh khen ngợi cả hai chúng tôi rồi, thấy chiếc xe đỏ tôi chọn, anh lại phá lên cười.

- Charles sẽ hóa trang để chúng thành không nhận ra được, anh nói thêm và càng cười rũ rượi.

Tôi vẫn không thấy ra điều gì và kỳ cục và nhìn bộ dạng Émile thì chắc hẳn cậu ta cũng vậy.

Một người đàn ông mặc áo nịt sát người bước xuống cầu thang, chính anh ở đây, trong nhà ga nhỏ bỏ không này và lần đầu tiên tôi gặp người sửa chữa chế tác của đội. Người tháo rời và lắp lại các xe đạp, người tạo ra bom để làm nổ các đầu tàu, người giảng giải cách phá hoại, trên các sàn toa xe lửa, những khoang máy bay lắp ráp tại các nhà máy địa phặc cách cắt dây cáp ở cánh những phi cơ ném bom để một khi được lắp bên Đức, máy bay của Hitler không sớm rời mặt đất. Tôi sẽ phải nói với em về Charles, anh bạn đã mất hết răng cửa trong cuộc chiến Tây Ban Nha, anh bạn từng đi qua nhiều xứ sở đến mức anh đã trộn lẫn các thứ tiếng để sáng tạo ra phương ngữ riêng của mình, thành thứ chẳng ai hiểu anh thực sự. Tôi sẽ phải nói với em về Charles vì, nếu như không có anh, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ thực hiện được tất cả những gì chúng tôi sắp làm trong những tháng tiếp theo.

Tối hôm đó, trong gian phòng tầng trệt một nhà ga cũ bỏ không, tất cả chúng tôi đều ở tuổi mười bảy và hai mươi, chúng tôi sắp chiến đấu và mặc dù vừa rồi anh đã phá lên cười khi nhìn thấy chiếc xe đạp đỏ của tôi, song Jacques có vẻ lo lắng. Tôi sẽ hiểu ngay tại sao.

Có người gõ cửa và lần này Catherine bước vào. Catherine đẹp, vả chăng, cứ nhìn ánh mắt cô trao đổi với Jan, tôi dám thề họ là một cặp, nhưng điều đó không thể được. Quy tắc số một, không có chuyện yêu đương khi ta hoạt động kháng chiến ngầm, ở bàn ăn Jan sẽ giải thích trong lúc chỉ vẽ cho chúng tôi cách xử sự. Như thế quá nguy hiểm, nếu bị bắt ta có nguy cơ khai ra để cứ chàng trai hay cô gái mà ta yêu. "Điều kiện của người kháng chiến, đó là không gắn bó", Jan nsoi vậy. Tuy nhiên, anh gắn bó với mỗi người trong chúng tôi và điều ấy tôi đã đoán hiểu được rồi. Em tôi chẳng nghe gì hết, nó ngốn ngấu món trứng tráng của Charles; có những lúc tôi tự nhủ nếu mình không ngăn nó lại, thì cuối cùng nó ăn cả nĩa mất. Tôi nhìn thấy nó liếc trộm cái chảo. Charles cũng nhìn thấy, anh mỉm cười, đứng dậy và lấy cho nó thêm một phần nữa. Quả thực món trứng tráng của Charles ngon tuyệt, còn ngon hơn nữa đối vớibụng rỗng từ lâu của chúng tôi. Đằng sau nhà ga, Charles trồng một vườn rau, anh nuôi ba con gà mái và cả những con thỏ. Charles làm vườn, rốt cuộc, đó là vỏ bọc của anh và những người dân địa phương rất yêu mến anh, mặc dù giọng anh có một âm sắc ngoại quốc kinh khủng. Anh cho họ các loại rau sống. Với lại vườn rau của anh, đó là một mảng sắc màu ở các khu buồn tẻ này, thế là những người dân địa phương rất yêu mến anh, chàng họa sĩ tô màu ngẫu hứng, mặc dù giọng anh có một âm sắc ngoại quốc kinh khủng.

Jan nói với giọng từ tốn. Anh chỉ lớn hơn tôi đôi chút nhưng đã có dáng vẻ của một người đứng tuổi, sự điềm tĩnh của anh buộc người ta phải kính trọng. Những gì anh nói khiến chúng tôi say mê, quanh anh như có một không khí huyền bí. Những từ ngữ của Jan ghê gớm, khi anh kể cho chúng tôi các nhiệm vụ mà Marcel Langer và các thành viên đầu tiên của đội đã thực hiện. Một năm nay rồi họ đã hoạt động ở miền Toulouse, Marcel, Jan, Charles và José Linarez. Trong mười hai tháng trời đó họ đã ném lựu đạn vào một bữa tiệc của các sĩ quan quốc xã, châm lửa vào một sà lan chở đầy xăng, đốt cháy một nhà để xe tải Đức. Rất nhiều hoạt động, mà riêng danh sách thôi cũng không thể nói hết chỉ trong một buổi tối; chúng thật ghê gớm những từ ngữ của Jan, ấy thế mà, từ anh tỏa ra một thứ thương mến mà tất cả chúng tôi ở đây đều thiếu, chúng tôi những đứa trẻ bị bỏ rơi.

Jan đã ngừng lời, Catherine từ thành phố về đem theo tin tức của Marcel Langer, chỉ huy đội. Anh bị giam ở nhà ngục Saint-Michel.

Thật ngớ ngẩn hết sức, cái cách mà anh bị tóm. Anh đã đến nhà ga Saint-Agne để nhận một va li doô gái trong đội chuyên chở. Va li đựng chất nổ, những thỏi cốt mìn, chất ablonite EG chống đông có đường kính hai mươi tư milimet. Các thỏi nặng sáu mươi gram này được một vài thợ mỏ Tây Ban Nha ủng hộ kháng chiến, làm việc trong công xưởng của các mỏ đá ở Paulilles, để dành ra.

Chính José Linarez đã tổ chức công tác nhận hàng. Anh không chịu để Marcel lên đoàn tàu nhỏ đảm nhận việc qua lại giữa các thành phố miền Pyrénées; cô gái và một chiến hữu Tây Ban Nha đã thực hiện một mình chuyến khứ hồi cho đến Luchon và lấy kiện hàng; việc chuyển giao phải diễn ra ở Saint-Agne. Điểm đỗ Saint-Agne thuộc về nơi đường xe lửa cắt ngang đường cái thì đúng hơn là một nhà ga. Không có đông người ở mảnh đất thôn quê mới đô thị hóa chút ít này; Marcel đứng đợi phía sau rào chắn. Hai hiến binh đi tuần, rình chặn những hành khách biết đâu lại vận chuyển lương thực cho chợ đen trong vùng. Khi cô gái xuống tàu, ánh mắt cô bắt gặp ánh mắt gã hiến binh. Cảm thấy mình bị quan sát, cô lùi lại một bước, khiến tay kia lập tức để ý. Marcel hiểu ngay rằng cô sẽ bị kiểm tra, thế là anh đi đến trước mặt cô. Anh ra hiệu cho cô đến gần thanh chắn ngăn điểm đố với đường cái, lấy chiếc va li từ tay cô và hạ lệnh cho cô cuốn xéo. Gã hiến binh không bỏ sót điều gì trong cảnh này và xông đến bên Marcel. Khi hắn hỏi anh va li đựng gì. Marcel trả lời là anh không có chìa khóa. Gã hiến binh muốn anh đi theo hắn, lúc ấy Marcel bảo rằng đây là đồ gửi cho Kháng chiến và phải để anh đi.

Gã hiến binh không tin, Marcel bị dẫn về sở cảnh sát chính. Bản báo cáo đánh máy nói rõ là một tên khủng bố sở hữu sáu mươi thỏi cốt mìn đã bị bắt giữ tại ga Saint-Agne.

Vụ việc có tầm quan trọng. Một viên cẩm tên là Caussié đến thay phiên, và ròng rã nhiều ngày liền Marcel bị đánh đập. Anh không hở ra một cái tên nào, một địa chỉ nào. Viên cẩm Caussié cẩn thận đi đến Lyon để xin ý kiến cấp trên. Cuối cùng cảnh sát Pháp và Gestapo 1 cũng nắm được một trường hợp kiểu mẫu: một tên ngoại quốc sở hữu chất nổ, lai còn là Do Thái và cộng sản nữa; cũng bằng như nói đó là một tên khủng bố hoàn hảo và một thí dụ hùng hồn mà họ sẽ sử dụng để dẹp yên mọi mong muốn kháng chiến trong dân chúng.

Quy tội rồi, Marcel bị đưa ra xử ở bộ phận đặc biệt của viện công tố Toulouse. Viên biện lý Pespinasse, kẻ theo phái cực hữu, kịch liệt phản đối, tận tâm với chế độ Vichy, sẽ là vị chưởng lý lý tưởng, chính phủ của Thống chế có thể tin cậy ở sự trung thành của y. Với y, luật pháp sẽ được thi hành không có sự dè dặt nào, không có tình tiết giảm nhẹ nào, không quan tâm đến bối cảnh. Chức trách vừa được phê chuẩn, Lespinasse, dương dương tự đắc, thề với mình sẽ đòi được mạng Marcel trước Tòa.

Trong thời gian ấy, cô gái đã thoát được vụ bắt giữ đến báo cho đội. Bạn bè lập tức tìm cách tiếp xúc với trưởng đoàn luật sư Arnal, một trong những luật sư giỏi nhất đoàn. Với ông, kẻ địch là Đức, và đã đến lúc bày tỏ rõ lập trường bênh vực những người bị ngược đãi vô cớ. Đôi đã bị mất Marcel, nhưng vừa tranh thủ được cho chính nghĩa một người có tầm ảnh hưởng, được kính trọngphố. Khi Catherine nói với ông về thù lao, Arnal đã từ chối không để mọi người trả tiền ông.

Buổi sáng ngày 11 tháng Sáu năm 1943 sẽ khủng khiếp, nó khủng khiếp trong ký ức các chiến sĩ. Mỗi người sống cuộc đời của mình và các số phận sắp giao nhau. Marcel đang ở trong ngục, anh nhìn trời hửng sáng qua khuôn cửa nhỏ trổ trên mái, hôm nay họ xét xử anh. Anh biết họ sẽ kết án anh, anh chẳng có mấy hy vọng. Ở một căn hộ không xa nơi đó, vị luật sư già sắp đảm trách việc biện hộ hco anh đang tập hợp lại các bản ghi chép của mình. Bà giúp việc bước vào văn phòng và hỏi xem luật sư có muốn bà sửa soạn bữa điểm tâm cho ông hay không. Nhưng luật sư Arnal không thấy đói vào buổi sáng ngày 11 tháng Sáu năm 1943 ấy. Suốt đêm ông nghe thấy giọng nói của viên biện lý đòi lấy mạng khách hàng của ông; suốt đêm ông trăn trở trên giường, tìm những lời lẽ mạnh, những lời lẽ xác đáng sẽ ngăn cản được bản buộc tội từ địch thủ của ông, chưởng lý Lespinasse.

Và trong lúc luật sư Arnal xem lại và xem lại nữa, thì tay Lespinasse đáng sợ bước vào phòng ăn trong ngôi nhà sang trọng của y. Y ngồi vào bàn, mở tờ báo và uống tách cà phê buổi sáng do vợ y phục vụ, ở phòng ăn trong ngôi nhà sang trọng của y.

Trong ngục, Marcel cũng uống thức uống nóng mà người cai ngục mang cho anh. Một nhân viên vừa trao cho anh giấy triệu tập ra trước Pháp đình đặc biệt của tòa án Toulouse. Marcel nhìn qua khuôn cửa trổ trên mái, bầu trời cao hơn ban nãy một chút. Anh nghĩ đến cô con gái nhỏ của mình, đến vợ anh, ở đâu đó tại Tây Ban Nha, bên kia những dãy núi.

Vợ Lespinasseứng dậy hôn vào má chồng, cô ta đi dự một cuộc họp từ thiện. Viên biện lý khoác áo choàng ngoài, soi gương, tự hào vì dáng vẻ lịch sự của mình, tin chắc sẽ thắng. Y thuộc lòng bài nói của y, nghịch lý kỳ lạ đối với một kẻ chẳng có mấy tấm lòng. Một xe Citröoen đen đợi trước nhà và đã đưa y đến Tòa án.

Ở đầu bên kia thành phố, một hiến binh đang chọn trong tủ quần áo chiếc sơ mi đẹp nhất của mình, áo trắng, cổ hồ bột. Chính anh ta đã bắt giữ bị cáo và hôm nay được gọi ra hầu tòa. Trong lúc thắt cà vạt, tay anh ta dấp dính ướt, tay hiến binh trẻ Cabannac ấy. Có cái gì đó không ổn trong những điều sắp diễn ra, cái gì đó xấu, anh biết như thế, Cabannac; vả chăng, nếu như được làm lại, có lẽ anh sẽ để cho hắn chuồn đi, cái gã có chiếc va li đen ấy. Kẻ địch, đó là bọn Đức, đâu phải những gã trai như hắn. Nhưng anh nghĩ đến Quốc gia Pháp và đến cơ chế hành chính của Quốc gia. Anh thì anh chỉ là một bánh xe nhỏ và anh không thể thiếu sót được. Anh ta hiểu rõ cơ chế, anh hiến binh Cabannac, bố anh đã dạy cho anh mọi thứ, và cả đạo lý đi cùng cơ chế ấy. Những ngày nghỉ cuối tuần, anh rất thích sửa chiếc xe máy của anh trong nhà để xe của ông bố. Anh biết rõ là nếu thiếu một bộ phận, thì toàn bộ máy móc kẹt cứng lại. Vậy là, hai bàn tay dấp dính ướt, Cabannac thắt lại nút cà vạt trên chiếc cổ hồ bột của áo sơ mi trắng đẹp rồi tiến về phía ga tàu điện.

Một xe Citröoen đen lướt nhanh từ xa và vượt đoàn tàu điện. Ở phía sau toa tàu, ngồi trên chiếc ghế dài gỗ nhỏ, một ông già đang đọc lại các bản ghi chép. Luật sư Arnal ngẩng đầu rồi lại cắm cúi đọc tiếp. Cuộc đấu xem chừng ráo riết nhưng chưa có gì là thất bại. Không thể tưởng tượng được một Tòa án Pháp lại kết tội chết một người yêu nước. Langer là một người can đảm, một trong những con người hành động vì họ dũng cảm. Ông đã biết điều đó ngay khi vừa mới gặp anh trong ngục. Mặt anh biến dạng hẳn đi; dưới đôi gò má, người ta đoán được những nắm đấm đã giáng xuống đấy, cặp môi rách bầm tím, sưng phồng. Ông tự hỏi Marcel trông như thế nào trước khi họ đánh đập anh như vậy, trước khi gương mặt anh biến dạng, mang dấu vết sự bạo hành mà anh đã phải chịu đựng. ********** thật, họ chiến đấu cho tự do của chúng ta, Arnal nghiền ngẫm, dù sao cũng chẳng khó khăn gì để nhận ra điều ấy. Nếu Tòa còn chưa thấy ra, thì ông cam đoan là mình sẽ mở mắt cho họ. Thì cứ kết một án tù cho anh ta để làm gương, đồng ý, sẽ giữ được thể diện, nhưng tội chết, thì không. Đó sẽ là một sự xét xử không xứng đáng với các quan tòa Pháp. Trong lúc tàu dừng với tiếng kim loại rít ken két ở bến đỗ Pháp đình, luật sư Arnal đã khôi phục được niềm tin cần thiết để việc biện hộ của ông tiến hành được tốt đẹp. Ông sẽ thắng vụ này, ông sẽ đọ kiếm với đối thủ của mình, biện lý Lespinasse, và ông sẽ cứu mạng chàng thanh niên ấy. Marcel Langer, ông khẽ nhắc lại trong khi trèo lên các bậc thềm.

Trong lúc luật sư Arnal tiến bước trong hành lang dài của Pháp đình, thì Marcel, bị khóa tay vào một hiến binh, đang đợi trong một văn phòng nhỏ.

° ° °

Phiên tòa xử kín. Marcel ở trong khuông của các bị cáo, Lespinasse đứng lên và không mảy may nhìn anh; y coi khinh con người mà y muốn kết án, nhất là y không muốn biết kẻ đó. Trước mặt y, chỉ có gọi là vài tờ ghi chép. Thoạt tiên y tỏ lòng tôn kính sự sáng suốt của hiến binh, đã vô hiệu hóa được hoạt động phá hoại của một tên khủng bố nguy hiểm, thế rồi y nhắc nhở bổn phận của Tòa, bổn phận tuân thủ pháp luật, làm cho pháp luật được tôn trọng. Chỉ tay vào bị cáo mà vẫn không hề nhìn anh, viên biện lý Lespinasse kết tội. Y liệt kê danh sách dài những vụ xâm hại mà nạn nhân là người Đức, y cũng nhắc nhở rằng nước Pháp đã ký kết đình chiến trong danh dự và bị cáo, thậm chí chẳng phải là người Pháp, không có một quyền gì đặt lại vấn đề về uy lực của Quốc gia. Cho anh ta hưởng tình tiết giảm nhẹ sẽ tương đương với việc nhạo báng lời của Thống chế. "Nếu như Thống chế đã ký kết đình chiến, đó là vì lợi ích của Dân tộc", Lespinasse hung hăng nói tiếp. "Và không phải một tên khủng bố ngoại quốc có thể nhận định điều ngược lại."

Để thêm vào đôi chút hài hước, cuối cùng y nhắc nhở rằng không phải Marcel Langer chuyên chở pháo cho ngày 14 tháng Bảy 2, mà là chất nổ để phá hủy các thiết bị của người Đức, vậy để gây rối loạn cho sự an bình của các công dân. Marcel mỉm cười. Thật xa vời biết mấy những ánh pháo hoa ngày 14 tháng Bảy.

Trong trường hợp phía biện hộ có thể đưa ra một số lập luận thuộc phạm trù ái quốc nhằm mục đích cho Langer được hưởng các tình tiết giảm nhẹ, thì Lespinasse lại nhắc nhở thêm với Tòa rằng bị cáo là kẻ không quốc tịch, rằng y đã ưng bỏ vợ và con gái lại bên Tây Ban Nha, nơi mà, mặc dù là người Ba Lan và ở bên ngoài cuộc xung đột, y đã đến để kích động thêm tình hình. Rằng nước Pháp, với lòng khoan hòa, đã đón nhận y, nhưng không phải để y đến đây, trên đất nước của chúng ta, gieo rắc lộn xộn và hỗn loạn. "Làm sao một người vô tổ quốc lại có thể tự nhận là đã hành động vì lý tưởng ái quốc được?" Và Lespinasse cười khẩy vì lời nói hay của mình, về cách hành văn của mình. Sợ rằng Tòa mắc chứng mất trí nhớ, thì đây y nhắc lại bản cáo trạng, nêu lên các đạo luật kết vào tội chết những hành vi như vậy, lấy làm mừng vì tính nghiêm khắc của các văn bản pháp luật hiện hành. Rồi y dừng một chút, quay về phía người bị y kết tội và cuối cùng chịu nhìn người ấy. "Anh là người ngoại quốc, cộng sản và kháng chiến, ba lý do mà mỗi lý do cũng đủ để tôi đòi mạng anh trước Tòa." Lần này, y xoay người lại, hướng về các quan tòa và bằng giọng điềm tĩnh yêu cầu xử tử Marcel Langer.

Luật sư Arnal tái nhợt người, ông đứng lên đúng lúc Lespinasse, thỏa mãn, đang ngồi xuống. Vị luật sư già lim dim, cằm chúi về phía trước, bàn tay siết chặt trước miệng. Phiên tòa lặng lẽ, bất động; viên lục sự chỉ hơi dám đặt bút xuống. Ngay các hiến binh cũng nín thở, chờ ông nói. Nhưng lúc này, luật sư Arnal cũng chẳng thể nói gì hết, ông thấy buồn

Vậy ông là người cuối cùng tại đây hiểu ra rằng phép tắc bị giả mạo, rằng án đã quyết rồi. Thế mà trong nhà ngục, Langer đã bảo ông điều ấy, anh biết rằng mình bị kết tội trước. Nhưng vị luật sư già vẫn còn tin ở công lý và không ngừng cam đoan với anh rằng anh lầm, rằng ông sẽ bênh vực anh theo đúng lẽ và ông sẽ thắng. Sau lưng ông, luật sư Arnal cảm nhận sự hiện diện của Marcel, ông tưởng như nghe thấy tiếng anh thì thầm: "Ông thấy đó, tôi đúng, nhưng tôi không trách ông đâu, dù thế nào đi nữa, ông cũng chẳng làm gì được."

Thế là ông giơ hai cánh tay lên, những ống tay áo dường như bồng bềnh phơ phất trong không khí, ông hít vào và bắt đầu bài biện hộ tối hậu. Làm sao khen ngợi được việc làm của hiến binh, khi ta nhìn thấy trên mặt bị cáo vết tích những sự bạo hành anh đã phải chịu? Làm sao dám đùa cợt về ngày 14 tháng Bảy tại cái nước Pháp không còn quyền làm lễ mừng ngày ấy? Và vị chưởng lý biết được điều gì thực sự về những người ngoại quốc mà ông ta kết tội?

Trong khi tìm hiểu Langer ở phòng gặp gỡ, ông đã khám phá ra rằng những người không quốc tịch, như Lespinasse nói, yêu quý biết mấy đất nước đã đón nhận họ; đến mức, giống như Marcel Langer, hy sinh đời họ để bảo vệ đất nước ấy. Bị cáo không phải là kẻ mà chưởng lý đã miêu tả. Đó là một con người chân thành và lương thiện, một người cha yêu vợ mình và con gái của mình. Anh đã không đến Tây Ban Nha để kích động thêm tình hình, mà vì anh yêu nhân loại và tự do của con người hơn hết thảy. Gần đây thôi nước Pháp chẳng vẫn là đất nước của quyền con người hay sao? Kết tội chết cho Marcel Langer, đó là kết tội niềm hy vọng vào một thế giới tốt đẹ

Arnal đã biện hộ hơn một giờ đồng hồ, sử dụng cho đến những sức lực cuối cùng của ông; nhưng giọng nói ông vang lên không tiếng đồng vọng trong cái tòa án đã phán quyết rồi. Buồn thảm thay ngày 11 tháng Sáu năm 1943 ấy. Án đã tuyên, Marcel sẽ bị đưa lên máy chém. Khi Catherine biết được tin này tại văn phòng của Arnal, môi cô mím chặt lại, cô chịu miếng đòn. Luật sư thề rằng ông chưa thôi đâu, rằng ông sẽ đến Vichy cãi đòi đặc xá.

° ° °

Tối hôm ấy, tại nhà ga nhỏ được cải dụng làm nơi ở và xưởng của Charles, bàn ăn thêm người. Từ khi Marcel bị bắt, Jan chỉ huy đội. Catherine ngồi cạnh anh. Qua ánh mắt họ trao cho nhau, lần này tôi hiểu là họ yêu nhau. Tuy thế, ánh mắt Catherine buồn bã, môi cô chỉ hơi dám phát âm những tiếng mà cô phải nói với chúng tôi. Chính cô báo cho chúng tôi biết Marcel bị kết tội chết bởi một viên chưởng lý Pháp. Tôi không biết Marcel, nhưng cũng như tất cả bạn bè ngồi quanh bàn, lòng tôi trĩu nặng còn em tôi, nó chẳng thấy thèm ăn gì nữa.

Jan đi lại quanh phòng. Tất cả mọi người nín nặng, chờ anh nói.

- Nếu chúng đi đến cùng, sẽ phải diệt Lespinasse, để làm chúng hoảng; nếu không bọn đê tiện ấy sẽ ử tội chết tất cả những người kháng chiến rơi vào tay chúng.

- Trong khi Arnal yêu cầu đặc xá, chúng ta có thể chuẩn bị hành động, Jacques nói tiếp.

- Chuyệng nài xé đòi hõi nhều xời dang hơng, Charles thì thầm bằng thứ tiếng kỳ lạ của anh.

- Và trong khi chờ đợi, ta không làm gì sao? Catherine xen vào, cô là người duy nhất hiểu được anh nói gì.

Jan ngẫm nghĩ và tiếp tục sải bước quanh phòng.

- Phải hành động bây giờ. Bởi chúng đã kết án Marcel, ta cũng kết án một tên trong bọn chúng. Ngày mai, ta sẽ hạ một tên sĩ quan Đức ngay giữa phố và sẽ phân phát một tờ truyền đơn để giải thích hành động của chúng ta.

Tất nhiên tôi chẳng có nhiều kinh nghiệm về các hoạt động chính trị, nhưng một ý tưởng luẩn quẩn trong đầu tôi và tôi đánh bạo nói lên.

- Nếu ta muốn làm bọn chúng hoảng thực sự, thì tung truyền đơn trước, rồi hạ tên sĩ quan Đức sau, còn hay hơn nữa.

- Và như thế thì tất cả bọn chúng sẽ cảnh giác. Cậu còn những ý tưởng cùng kiểu ấy nữa chứ? Émile trách, dường như cậu quyết nổi cáu với tôi.

- Nó không dở đâu, ý tưởng ấy, không dở nếu các hành động chỉ cách nhau vài phút à được thi hành đâu ra đấy. Tôi xin nói rõ. Nếu khử tên Đức trước rồi tung truyền đơn sau, chúng ta sẽ bị coi như hèn nhát. Trong mắt dân chúng, trước hết Marcel đã được đưa ra xét xử rồi sau đó mới bị kết án.

Tôi không chắc tờ Điện tín đưa tin về việc kết án tùy tiện một người kháng chiến anh dũng. Họ sẽ thông báo là một tên khủng bố đã bị một tòa án kết tội. Thế thì ta hãy chơi bằng các luật chơi của họ, thành phố phải đứng về phía ta, chứ không chống chúng ta.

Émile muốn ngắt lời tôi nhưng Jan ra hiệu cho cậu cứ để tôi nói. Lập luận của tôi logic, tôi chỉ còn phải tìm ra lời lẽ chính xác để giải thích với các bạn điều tôi có trong đầu.

- Ngay sáng mai ta hãy in một cáo thị thông báo rằng để trả thù việc kết tội Marcel Langer, lực lượng Kháng chiến đã kết tội chết một sĩ quan Đức. Ta cũng thông báo rằng án sẽ được thi hành ngay buổi chiều. Tôi lo việc tên sĩ quan, còn các anh, cùng lúc ấy, các anh tung truyền đơn khắp nơi. Mọi người sẽ xem truyền đơn ngay lập tức, trong khi tin tức về hành động phải mất nhiều thời gian hơn để lan truyền trong thành phố. Báo chí sẽ chỉ nói về hành động trong số ra ngày hôm sau, thứ tự thời gian của các sự kiện sẽ được tôn trọng, theo bề ngoài.

Jan lần lượt tham khảo ý kiến của các thành viên quanh bàn ăn, cuối cùng ánh mắt anh gặp mắt tôi. Tôi biết là anh tán thành lập luận của tôi, trừ một chi tiết, có lẽ: anh đã hơi nhăn mặt lúc tôi phát bỉêu rằng chính tôi sẽ diệt tên Đức

Dù thế nào đi nữa, nếu anh quá ngần ngại, tôi có một lý lẽ không thể bác bỏ; xét cho cùng, ý tưởng là của tôi, thế rồi tôi đã lấy cắp được chiếc xe đạp của mình, với đội tôi theo đúng thể thức.

Jan nhìn Émile, Alonso, Robert, rồi Catherine, cô gật đầu đồng ý. Charles chẳng bỏ sót điều gì trong cảnh này. Anh đứng lên, tiến về phía gầm cầu thang rồi quay lại với một hộp đựng giày. Anh giơ ra cho tôi một khẩu súng tay có ổ chứa đạn.

- Tối nai, iêm cậu và cậu ngũ lại đơơi xì tôốc hơng.

Jan lại gần tôi.

- Cậu sẽ là người bắn, và cậu, chàng Tây Ban Nha, anh vừa nói với chỉ Alonso, là người canh gác, còn cậu người ít tuổi nhất, cậu sẽ giữ xe đạp ở hướng chạy trốn.

Vậy đó. Tất nhiên, nói lên như thế này, thì vô thưởng vô phạt, trừ chuyện đêm đến Jan và Catherine lại ra đi, còn tôi bây giờ có trong tay một khẩu súng với sáu viên đạn và thằng em ngu ngốc cứ muốn xem súng vận hành thế nào. Alonso nghiêng mình sang tôi và hỏi làm thế nào Jan lại biết được cậu là người Tây Ban Nha, khi mà cả buổi tối cậu không nói một tiếng nào hết. "Thì làm thế nào anh ấy biết được rằng người bắn sẽ là tớ?" tôi vừa nói vừa nhún vai. Tôi đã không trả lời câu bạn hỏi nhưng sự im lặng của cậu chứng tỏ câu hỏi của tôi chắc hẳn đã thắng được câu hỏi của cậu.

Tối hôm ấy, lần đầu tiên chúng tôi ngủ trong phòng ăn nhà Charles. Lúc đi nằm tôi mệt lử, nhưng dù thế nào vẫn thấy nặng trĩu trên ngực; trước hết là cái đầu của thằng em đã mắc thói quen tồi tệ đeo dính lấy tôi mà thiếp ngủ từ khi chúng tôi xa lìa bố mẹ, và tệ hơn nữa là khẩu súng có ổ chứa đạn ở túi bên trái áo ngắn. Ngay dù súng không có đạn, tôi vẫn sợ là trong khi tôi ngủ, nó bắn thủng đầu thằng em tôi.

Khi tất cả mọi người đã thiếp ngủ thực sự, tôi rón rén dậy và đi ra mảnh vườn phía sau nhà. Charles có một chú chó thật dễ thương và cũng thật ngốc nghếch.

Tôi nghĩ đến nó vì tối hôm ấy, tôi cần ghê cần gớm cái mõm chó xù của nó. Tôi ngồi xuống chiếc ghế dựa ở bên dưới dây phơi quần áo, tôi nhìn trời rồi lấy súng trong túi ra. Con chó đến hít ngửi nòng súng, tôi bèn xoa đầu nó và bảo nó rằng có lẽ nó là sinh vật duy nhất có thể hít ngửi nòng vũ khí của tôi khi tôi còn sống. Tôi nói thế vì lúc ấy tôi thực sự cần ra vẻ vững vàng.

Cuối một buổi chiều, bằng cách lấy cắp hai chiếc xe đạp, tôi đã gia nhập Kháng chiến, và chỉ trong lúc nghe tiếng ngáy trẻ thơ ngạt mũi của thằng em, tôi mới nhận ra điều ấy. Jeannot, thuộc đội Marcel Langer; trong những tháng sắp tới, tôi sẽ làm nổ những toa tàu, những cột điện, sẽ phá hoại động cơ và cánh các máy bay.

Tôi tham gia một nhóm bạn bè, là nhóm duy nhất đã hạ được các máy bay ném bom Đức... với chiếc xe đạp

Chú thích

1. Cách viết tắt của Geheime Staatspolizei "Cảnh sát mật quốc gia": cảnh sát chính trị thành lập năm 1933, do Himmler và Heydrich cải tổ năm 1936, hoành hành tại Đức và tất cả các lãnh thổ bị lực lượng quốc xã chiếm đóng.

2. Ngày Quốc khánh Pháp.

4

Chính Boris đánh thức chúng tôi. Trời mới hưng hửng sáng, dạ dày tôi cồn cào nhưng tôi không được nghe nó than vãn, chúng tôi sẽ không có bữa điểm tâm. Với lại tôi có một nhiệm vụ phải thực hiện. Có lẽ sợ làm bụng tôi thắt lại, hơn là cái đói. Boris ngồi xuống bên bàn, Charles đã đang làm việc; chiếc xe đạp đỏ biến hóa trước mắt tôi, nó không còn những tay cầm bằng da, giờ đây chúng không đồng bộ, một bên đỏ, một bên xanh lam. Thây kệ sự thanh lịch của cái xe, tôi chịu thừa nhận lẽ phải, điều quan trọng là mọi người không nhận ra những chiếc xe đạp bị lấy cắp. Trong lúc Charles kiểm tra lại bộ líp, Boris ra hiệu cho tôi đến gặp anh. Anh bảo:

- Kế hoạch đã đổi, Jan không muốn cả ba cậu cùng đi. Các cậu là lính mới và, trong trường hợp gay go, anh ấy muốn có một lính cựu ở đó để tăng viện.

Tôi không biết liệu như thế có phải là đội còn chưa đủ tin cậy tôi hay không. Vậy là tôi chẳng bảo gì và tôi để Boris

- Em cậu sẽ ở lại. Tớ sẽ tháp tùng cậu, tớ sẽ đảm bảo việc tẩu thoát của cậu. Bây giờ thì nghe tớ cho kỹ, sự việc phải diễn ra như thế này đây. Để hạ một kẻ địch, có một phương pháp và điều rất quan trọng là tuân thủ phương pháp ấy chính xác từng li từng tí. Cậu có nghe tớ không đấy?

Tôi gật đầu, chắc Boris đã cảm nhận thấy tâm trí tôi ở đâu đâu trong một khoảnh khắc. Tôi nghĩ đến thằng em; nó sẽ giận dỗi, khi biết rằng nó bị gạt ra ngoài vụ việc. Và thậm chí tôi sẽ không thể thú nhận với nó rằng tôi an tâm khi biết rằng, sáng nay, mạng sống của nó sẽ không bị nguy hiểm.

Điều khiến tôi an tâm gấp đôi, đó là Boris là sinh viên năm thứ ba ngành y, thế thì nếu tôi bị thương trong khi hành động, có lẽ anh sẽ cứu được tôi, cho dù chuyện đó hoàn toàn ngu xuẩn, bởi lẽ, khi hành động, nguy cơ lớn nhất không phải bị thương, mà là bị bắt hoặc đơn giản là bị giết chết, rốt cuộc thì cũng là một mà thôi trong phần lớn các trường hợp.

Kể ra những điều ấy rồi, tôi xin thú nhận rằng Boris không nhầm, có lẽ đầu óc tôi hơi ở đâu đâu trong khi anh đang nói với tôi; nhưng, để biện hộ cho mình, xưa nay tôi vẫn có một thiên hướng đáng tiếc là ưa mơ màng, các giáo sư dạy tôi đã bảo rằng bản tính tôi lơ đãng. Đó là trước khi thầy hiệu trưởng trường trung học cho tôi về hôm tôi đến thi tú tài. Bởi lẽ với cái họ của tôi, thì bằng tú tài, quả thực không thể có.

Thôi được, tôi trở về với hành động sắới, nếu không thì may nhất là tôi sẽ bị đồng chí Boris mắng nhiếc, anh đang mất công giảng giải cho tôi sự việc sắp diễn ra như thế nào, còn tệ nhất là anh sẽ tước đi của tôi nhiệm vụ vì thiếu chú ý. Anh hỏi:

- Cậu đang nghe tớ chứ?

- Vâng, vâng, hẳn rồi!

- Khi mọi người định vị được mục tiêu của chúng ta, thì cậu sẽ kiểm tra xem khóa an toàn của súng đã thật mở ra chưa. Bọn mình từng thấy những bạn bè bị thất bại nghiêm trọng vì nghĩ rằng vũ khí bị kẹt, trong khi họ đã ngốc nghếch quên mở khóa an toàn.

Tôi thấy điều đó quả thật ngu xuẩn, nhưng khi người ta sợ, sợ thực sự, người ta kém khôn khéo đi nhiều, hãy tin tôi đi. Điều quan trọng là đừng ngắt lời Boris, và tập trung vào những gì anh bảo.

- Phải là một sĩ quan, chúng ta không giết binh lính thường. Cậu hiểu rõ chứ? Mọi người sẽ theo dõi hắn ở cách quãng, không gần quá, không xa quá. Tớ thì tớ lo khoảng chu vi kề cận. Cậu lại gần gã đó, cậu nã đạn và cậu đếm kỹ các phát súng để giữ lại một viên đạn. Điều này rất quan trọng cho việc tẩu thoát, cậu có thể cần đến nó, không bao giờ biết được. Việc tẩu thoát, có tớ che chắn. Cậu thì cậu chỉ lo đạp xe thôi. Nếu có người muốn xen vào, tớ sẽ can thiệp để bảo vệ cậu. Dù xảy ra chuyện gì, cậu chớ có ngoảnh lại! Cậu đạp xe và lao đi, cậu nghe rõ chứ?

Tôi định nói vâng, nhưng miệng tôi khô khốc đến nỗi i dính chặt lại. Boris kết luận rằng như thế là tôi đồng ý và anh tiếp tục.

- Khi ở được khá xa rồi, cậu hãy giảm tốc độ và đi như bất kỳ anh chàng nào đi xe đạp. Chỉ có điều cậu thì cậu sẽ đi thật lâu. Nếu kẻ nào đó theo sau cậu, cậu phải biết được chuyện ấy và chớ bao giờ lâm vào tình trạng dẫn hắn đến địa chỉ của cậu. Hãy dạo trên các bến tàu, hãy thường xuyên dừng lại, để kiểm tra xem mình có nhận ra một gương mặt nào từng gặp nhiều lần hay không. Chớ có tin vào những sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong cuộc sống của chúng ta, không bao giờ có trùng hợp ngẫu nhiên hết. Nếu cậu chắc chắn là mình an toàn, lúc đó và chỉ lúc đó thôi, cậu có thể quay về.

Tôi chẳng còn bất kỳ thèm muốn lơ đãng nào và tôi thuộc làu làu bài học, trừ một chuyện: điều tôi không biết gì hết, đó là làm thế nào để bắn vào một người.

Charles từ xưởng quay về cùng chiếc xe đạp của tôi, bị thay hình đổi dạng rất nhiều. Anh bảo, điều trọng yếu là anh tin chắc được ở bàn đạp và xích. Boris ra hiệu với tôi, đã đến giờ xuất phát. Claude vẫn đang ngủ, tôi tự hỏi liệu có nên đánh thức em không. Trong trường hợp tôi xảy ra chuyện gì, em vẫn có thể giận dỗi vì tôi thậm chí không chào tạm biệt nó trước khi chết. Nhưng tôi ưng để em ngủ hơn; tỉnh dậy, em sẽ thèm ăn hừng hực mà chẳng có gì cho vào miệng. Mỗi giờ ngủ là chừng ấy thời gian thắng được những cào cấu của cái đói. Tôi hỏi tại sao Émile không đi với chúng tôi. "Cho qua đi!" Boris khẽ bảo tôi. Hôm qua, Émile bị mất cắp xe đạp. Cái thằng ngu ấy đã để xe trong hành lang nhà hắn mà không khóa. Còn đáng tiếc hơn nữa vì đó là một kiểu xe khá đẹp và có tay nắm bằng da, đúng hệt như chiếc xe tôi đã cuỗm được! Trong khi chúng tôi động, thì cậu ta phải đi chôm một cái khác. Boris nói thêm rằng vả chăng Émile đang khá cáu giận vì chuyện này!

° ° °

Nhiệm vụ diễn ra như Boris đã miêu tả. Tóm lại là gần như thế. Viên sĩ quan Đức mà chúng tôi đã xác định đang bước xuống mười bậc thang của đường phố, dẫn tới một khoảng trống nhỏ, nơi chễm chệ một vespasinne công cộng. Đấy là tên của những bồn tiểu màu xanh lục mà ta thấy ở thành phố. Chúng tôi, thì chúng tôi gọi thứ đó là tách chén, vì hình dạng của chúng. Nhưng vì chúng do một hoàng đế La Mã mang tên Vespasien phát minh, nên người ta đặt tên cho chúng thế. Rốt cuộc, lẽ ra tôi có thể lấy được bằng tú tài, nếu như tôi không mắc sai lầm là người Do Thái vào kỳ thi tháng Sáu năm 1941.

Boris ra hiệu cho tôi, địa điểm thật lý tưởng. Khoảng trống nhỏ ở thấp bên dưới đường phố và quanh đó không có ai; tôi đi theo tên Đức, hắn chẳng nghi ngờ gì. Với hắn, tôi là một kẻ không có chung dáng dấp, hắn trong bộ quân phục màu xanh không chê vào đâu được, tôi thì ăn mặc khá tồi tàn luộm thuộm, xong lại chung một mong muốn. Vì chỗ tiểu có hai ngăn, nên hắn ắt không thấy đáng phản bác gì việc tôi đi xuống cùng cầu thang với hắn.

Vậy là tôi thấy mình đang ở trong một nhà tiểu, cùng một viên sĩ quan Đức, tôi sắp trút vào hắn ổ đạn trong khẩu súng tay ừ một viên như Boris đã nói). Tôi đã cẩn thận mở khóa an toàn, thì một vấn đề thực sự thuộc lương tâm lướt qua óc tôi. Ta có thể đường đường chính chính tham gia lực lượng Kháng chiến với tất cả sự cao quý mà điều đó tiêu biểu, và giết một kẻ có cửa quần kéo xuống và hắn đang ở một tư thế ít vẻ vang đến như vậy hay không?

Không thể hỏi ý kiến đồng chí Boris, người đang đợi tôi cùng hai chiếc xe đạp ở bên trên các bậc thang, để đảm bảo việc tẩu thoát. Tôi chỉ có một mình và tôi phải quyết định.

Tôi không bắn, điều đó không thể hình dung được. Tôi không sao chấp nhận nổi ý nghĩ kẻ địch đầu tiên mình sắp diệt lại đang đi tiểu vào thời điểm hành động anh dũng của mình. Nếu tôi có thể nói điều này với Boris, có lẽ anh đã nhắc nhở tôi rằng kẻ địch mình đang bàn đến thuộc một quân đội không tự đặt cho nó một câu hỏi nào hết, khi nó bắn vào gáy trẻ em, khi nó nã liên thanh vào những đứa bé ở các góc phòng hố của chúng ta, và càng ít đặt câu hỏi hơn nữa khi nó tiêu diệt không tính đếm trong các trại tử thần. Có lẽ anh ấy chẳng sai đâu anh Boris, nhưng vậy đó, tôi thì tôi mơ làm người lái trong một phi đội của Không lực Hoàng gia Anh, thế thì, chẳng có máy bay, danh dự của tôi dù sao cũng sẽ vẹn toàn. Tôi đợi cho viên sĩ quan của tôi trở lại trạng thái đáng bị tiêu diệt. Tôi không để mình bị nhãng ý vì nụ cười bên khóe miệng hắn lúc hắn rời địa điểm còn hắn cũng chẳng để ý hơn đến tôi khi tôi lại theo sau hắn hướng về phía cầu thang. Chỗ tiểu ở cuối một ngõ cụt, để đi khỏi đó chỉ có một con đường duy nhất.

Không thấy tiếng nổ, chắc Boris phải tự hỏi tôi làm cái gì trong suốt thời gian ấy. Nhưng vi tôi đang trèo lên các bậc đằng trước tôi và dù sao tôi cũng sẽ không bắn vào sau lưng hắn. Cách duy nhất để hắn quay lại là gọi hắn, việc này khó nếu mọi người xét rằng vốn tiếng Đức phổ thông của tôi chỉ giới hạn ở hai từ: ja và nein 1. Thây kệ, vài giây nữa hắn sẽ trở lên đường phố và mọi sự sẽ hỏng bét. Đã liều mọi hiểm nguy như vậy để thất bại vào khoảnh khắc cuối cùng thì thật quá xuẩn ngốc. Tôi ưỡn ngực và lấy hết sức lực hét lên Ja. Chắc viên sĩ quan hiểu rằng tôi nói với hắn, vì hắn quay ngay người lại và tôi đã tận dụng điều đó để nã năm phát đạn vào ngực hắn, nghĩa là bắn vỗ mặt. Phần sau tương đối theo đúng các chỉ dẫn của Boris. Tôi cất súng vào trong quần, làm mình bị bỏng vì sượt phải nòng súng nơi năm viên đạn vừa đi qua với một tốc độ mà trình độ toán học của tôi không cho phép tôi ước lượng.

Đến đầu cầu thang, tôi cưỡi lên xe và rơi mất khẩu súng vì nó tuột khỏi thắt lưng. Tôi đặt chân xuống để nhặt lấy vũ khí của mình, nhưng tiếng Boris hét "Xéo ngay mẹ kiếp" dân tôi trở về thực tế của khoảnh khắc hiện tại. Tôi hết hơi hết sức đạp, luồn lách giữa những người qua đường đã đang chạy đến chỗ phát ra tiếng súng.

Dọc đường, tôi không ngừng nghĩ đến khẩu súng bị mất. Trong đội vũ khí đang hiếm. Khác với các chiến khu, chúng tôi không được hưởng đồ tiếp tế do Luân Đôn thả dù; điều này quả thực bất công, vì du kích ở chiến khu chẳng làm gì nhiều với những thùng hòm người ta gửi đến cho họ, trừ việc cất giấu chúng để phục vụ cho một cuộc đổ bộ của đồng minh trong tương lai, xem ra chẳng phải ngày mai đâu. Với chúng tôi, phương kế duy nhất đ̓iếm ra vũ khí là thu hồi của kẻ địch; trong những trường hợp hiếm hoi, bằng cách thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm. Chẳng những tôi đã không sáng ý lấy khẩu Mauser viên sĩ quan giắt ở thắt lưng, mà hơn nữa, lại còn để thất lạc súng của mình. Tôi cho là tôi nghĩ đến chuyện ấy trên hết để tìm cách quên đi rằng, nếu rốt cuộc mọi sự đã diễn ra như Boris nói, thì dù sao tôi cũng vừa giết chết một người.

° ° °

Có người gõ cửa. Claude, nằm dài trên giường, mắt đăm đăm nhìn trần nhà, làm như chẳng nghe thấy gì, cứ tựa thể nó đang nghe nhạc; vì trong phòng yên lặng, tôi suy ra rằng nó dỗi.

Để an toàn, Boris tiến đến tận cửa sổ và khẽ nhấc rèm liếc nhìn ra ngoài. Đường phố yên tĩnh. Tôi mở cửa để Robert vào. Tên thật của anh là Lorenzi, nhưng ở chỗ chúng tôi mọi người chỉ gọi anh là Robert; thỉnh thoảng mọi người cũng gọi anh là "Lừa-Thần-chết" và biệt danh này không hề có nghĩa xấu. Đó chỉ là vì Lorenzi tích tụ một số tư chất. Trước hết là tài bắn chính xác; tài ấy không ai sánh kịp. Tôi chẳng thích mình ở trong tầm ngắm của Robert, vì tỷ lệ ngắm sai của anh bạn chúng tôi gần bằng không. Anh đã được Jan cho phép giữ súng thường trực bên mình, trong khi chúng tôi, vì lý do đội thiếu vũ khí, phải trả lại vật dụng khi hành động đã hoàn tất, để một người khác có thể sử dụng sau đó. Dù điều này có vẻ lạ lùng đến mấy, song mỗi người đN có sổ nhật ký hàng tuần của mình, trong đó, tùy tình hình, ghi một cần trục phải làm nổ trên dòng kênh, một xe tải quân sự phải đốt cháy ở đâu đó, một chuyến tàu phải làm trật bánh, một đồn binh cần tấn công, danh sách thật dài. Tôi tranh thủ chỗ này để nói thêm rằng ngày tháng qua đi, nhịp độ mà Jan áp đặt cho chúng tôi sẽ gia tăng không ngừng. Những ngày giải lao thành hiếm hoi, đến mức chúng tôi kiệt sức.

Người ta thường nói về những kẻ lấy cò súng nhanh nhạy rằng bản tính của họ dễ kích động, thậm chí không đúng lúc nữa; Robert thì hoàn toàn ngược lại, anh điềm tĩnh và từ tốn. Rất được những người khác ngưỡng mộ, với bản tính nồng nhiệt, bao giờ anh cũng có một lời nói dễ thương và làm phấn chấn, điều hiếm thấy trong thời buổi này. Thế rồi Robert là một người bao giờ cũng đưa được các anh em làm nhiệm vụ với mình trở về, cho nên có anh che chắn cho, thì thực sự yên tâm.

Một ngày kia, tôi sẽ gặp anh trong một quán giải khát ở quảng trường Jeanne-d'Arc, nơi chúng tôi hay đến ăn đậu tằm, một thứ rau giống như đậu lăng hay người ta thường cho gia súc ăn; mọi người đành hài lòng với sự giống nhau vậy. Thật điên rồ phi lý những gì ta có thể tưởng tượng khi ta đói.

Robert ngồi ăn bữa tối trước mặt Sophie và, qua cách họ nhìn nhau, tôi những muốn thề rằng cả hai cũng yêu nhau. Nhưng chắc tôi nhầm vì Jan đã bảo rằng chúng tôi không có quyền yêu nhau giữa những người kháng chiến, bởi lẽ như vậy quá nguy hiểm cho sự an toàn. Khi tôi suy nghĩ lại về số những bạn bè vào đêm trước ngày bị hành quyết chắc phải tự trách mình đã tuân thủ quy định, tôi thấy đau thắt

Tối nay, Robert ngồi xuống đầu giường còn Claude không động cựa. Một ngày nào đó tôi sẽ phải nói với nó, với thằng em tôi, về tính cách của nó. Robert chẳng chấp chuyện ấy và vừa chìa tay ra cho tôi vừa khen ngợi tôi về nhiệm vụ đã hoàn thành. Tôi không nói gì, bị giằng co vì những tình cảm mâu thuẫn, chuyện này, do bản tính lơ đãng như các giáo sư của tôi từng bảo, lập tức nhấn chìm tôi vào trạng thái câm lặng hoàn toàn mà nguyên nhân là nghĩ ngợi sâu xa.

Và trong lúc Robert cứ ở yên đấy, trước mặt tôi, thì tôi nghĩ rằng tôi đã tham gia Kháng chiến với ba mơ ước trong đầu: đến với tướng De Gaulle tại Luân Đôn, gia nhập Không lực Hoàng Gia Anh và giết một kẻ địch trước khi chết.

Hiểu rất rõ rằng hai ước mơ đầu tiên sẽ ở ngoài tầm tay, việc ít ra đã thực hiện được ước mơ thứ ba lẽ ra khiến tôi tràn đầy vui mừng, càng vui mừng hơn bởi tôi vẫn không chết, khi mà hành động đã là chuyện trước đây vài giờ rồi. Sự thực, lại hoàn toàn trái ngược. Tưởng tượng ra viên sĩ quan Đức của tôi, giờ này, vì yêu cầu của việc điều tra, vẫn ở tư thế như tôi đã để hắn lại, nằm sóng soài dưới đất, hai cánh tay bắt chéo trên các bậc thang nhìn xuống phía dưới là một nhà tiểu, chẳng khiến tôi thấy thỏa mãn chút nào.

Boris khẽ húng hắn, Robert chìa bàn tay ra cho tôi không phải để tôi siết tay anh - dù tôi tin chắc rằng anh sẽ chẳng có gì phản đối, vốn tính anh nồng nhiệt, mà hiển nhiên là anh muốn lấy lại vũ khí của mình. Bởi vì khẩu súng tay có ổ chứa đạn mà tôi đã làm ất lạc, đó là súng của anh!

Tôi không biết rằng Jan đã cử anh đi bảo vệ vòng hai, vì đoán trước những nguy hiểm liên quan đến tình trạng non nớt thiếu kinh nghiệm của tôi vào lúc nổ súng và tẩu thoát sau đó. Như tôi đã nói, Robert bao giờ cũng đưa được người của anh về. Điều khiến tôi xúc động, đó là tối qua anh đã giao khẩu súng của anh cho Charles để Charles đưa tôi, trong khi tôi chỉ hơi để ý đến anh đôi chút trong bữa ăn, vì quá mải mê với phần trứng tráng của mình. Và nếu Robert, đảm nhiệm làm hậu vệ cho tôi và Boris, đã có một cử chỉ hào hiệp đến như thế, đó là vì anh muốn tôi được sử dụng một khẩu súng tay không bao giờ bị kẹt, trái ngược với các vũ khí tự động.

Nhưng ắt hẳn Robert đã không thấy phần cuối của hành động và chắc cũng không thấy khẩu súng nóng bỏng của anh đã tuột khỏi thắt lưng tôi để rơi xuống mặt đường lát đá, đúng trước lúc Boris ra lệnh cho tôi chuồn hết tốc lực.

Thấy ánh mắt của Robert trở nên riết ráo, Boris đứng lên và mở ngăn kéo của thứ đồ đạc duy nhất trong phòng. Anh lấy ra từ chiếc tủ thô mộc khẩu súng được mong chờ hết sức và trả ngay cho chủ nhân, không một lời bình luận.

Robert cất súng vào đúng chỗ và tôi lợi dụng điều đó để học hỏi cách luồn nòng súng dưới khâu gài thắt lưng như thế nào cho khỏi bị bỏng phía trong bắp đùi và khỏi phải gánh chịu hậu quả của điều ấy.

° ° °

Jan hài lòng về hành động của chúng tôi, từ nay trở đi chúng tôi được chấp nhận trong đội. Một nhiệm vụ mới đang chờ chúng tôi.

Một anh chàng trong chiến khu đã uống rượu cùng Jan. Trong lúc trò chuyện, anh đã cố tình hớ hênh, để lộ giữa nhiều chi tiết khác sự tồn tại của một nông trại có cất giữ một số vũ khí do người Anh thả dù. Với chúng tôi, thì việc này khiến chúng tôi phát điên, việc người ta cất giữ, để dành cho cuộc đổ bộ của đồng minh, những vũ khí mà ngày nào chúng tôi cũng thiếu. Thế thì xin lỗi các đồng chí trong chiến khu nhé, Jan đã quyết định đến tự phục vụ ở chỗ các đồng chí. Để tránh tạo những bất hòa vô ích, và phòng ngừa mọi sơ xuất, chúng tôi sẽ ra đi không vũ trang. Tôi không nói là không có vài sự cạnh tranh giữa các phong trào theo De Gaulle và đội chúng tôi nhưng không có chuyện nhỡ ra làm bị thương một "anh em họ" kháng chiến, cho dù quan hệ họ hàng chẳng phải bao giờ cũng sóng êm biển lặng cố định. Vậy có chỉ thị là không nhờ cậy đến vũ lực. Nếu việc trục trặc, thì tếch, chấm hết.

Nhiệm vụ phải diễn ra có nghệ thuật và phong thái. vả lại, Nếu kế hoạch do Jan nghĩ ra được thực hiện không trắc trở, tôi thách những người kháng chiến phái De Gaulle mách với Luân Đôn chuyện xảy ra với họ, bởi họ có nguy cơ bị coi là ngờ nghệch thực sự, và có nguy cơ làm cạn nguồn tiếp tế của mình.

Trong lúc Robert giảng giải hành động như thế nào, thằng em tôi làm như thể nó bất cần hoàn toàn, nhưng tôi, thì tôi có thể thấy nó không bỏ sót một tí gì của cuộc chuyện trò. Chúng tôi phải xuất hiện ở nông trại cách thành phố vài cây số về phía Tây, giải thích với những người ở đấy rằng chúng tôi được một anh chàng Louis nào đó cử tới, rằng bọn Đức nghi ngờ nơi cất giấu và chúng sắp đến ngay; chúng tôi tới giúp họ chuyển hàng đi chỗ khác và những người chủ nông trại coi như cần giao cho chúng tôi mấy hòm lựu đạn và tiểu liên họ đã cất giữ. Một khi các hòm này được đưa lên những rơ moóc nhỏ móc sau xe đạp của chúng tôi, thì chúng tôi biến, và việc đã rồi. Robert nói:

- Cần sáu người để hành động.

Tôi biết rõ mình không nhầm về Claude, vì nó nhỏm dậy trên giường, như thể giấc ngủ trưa của nó vừa đột ngột kết thúc,ở đấy, bây giờ, chỉ do ngẫu nhiên. Robert hỏi nó:

- Cậu muốn tham gia không?

- Với kinh nghiệm giờ đây tôi đã có trong vụ ăn cắp xe đạp, tôi coi như mình cũng đủ tư cách để chôm vũ khí. Chắc tôi phải có bộ mặt một thằng ăn cắp nên mọi người mới một mực nghĩ đến tôi trong cái loại nhiệm vụ thế này.

- Hoàn toàn ngược lại đấy, cậu có bộ mặt một thanh niên lương thiện và chính vì thế mà cậu đặc biệt đủ tư cách, cậu không gây nghi

Tôi chẳng biết có phải Claude coi đấy là một lời khen hay nó chỉ hài lòng vì Robert trực tiếp nói với nó, bày tỏ sự coi trọng mà dường như nó đang thiếu, song nét mặt nó lập tức dãn ra. Thậm chí tôi ngỡ thấy nó mỉm cười. Thật là điên rồ khi một sự thừa nhận, dù nhỏ nhoi đến mấy, mà ta được hưởng, lại có thể an ủi tâm hồn ta đến thế. Rốt cuộc, cảm thấy mình vô danh bên những người đang chen vai thích cánh với mình là một nỗi đau hệ trọng hơn người ta tưởng rất nhiều, cứ như thể mình vô hình.

Có lẽ cũng chính vì thế mà chúng tôi khổ sở rất nhiều vì tình trạng bất hợp pháp, và cũng chính vì thế mà ở trong đội, chúng tôi tìm lại được một thứ gia đình, một quần thể nơi tất cả chúng tôi đều có sự tồn tại. Và điều ấy rất quan trọng với mỗi người trong chúng tôi.

Claude đã nói "Tôi tham gia". Cùng Robert, Boris và tôi, còn thiếu hai người. Alonso và Émile sẽ nhập bọn cùng chúng tôi.

Trước hết sáu thành viên làm nhiệm vụ phải đến ngay Loubers, ở đó một chiếc rơmoóc sẽ được móc vào xe đạp của mỗi người. Charles đã yêu cầu chúng tôi tạt qua lần lượt; không phải vì xưởng của anh nhỏ bé, mà để tránh việc một đoàn xe khiến láng giềng để ý. Cuộc hẹn hò vào khoảng sáu giờ ở đầu làng, hướng về miền quê, tại địa điểm được gọi là "Dốc Đá lát".

Chú thích

1. ja: có; nein: không.

5

Claude là người đầu tiên đến gặp chủ nông trại. Nó theo đúng răm rắp những chỉ dẫn mà Jan có được nhờ tiếp xúc với các du kích chiến khu.

- Chúng tôi do Louis cử đến. Anh ấy dặn tôi nói với bác là đêm nay thủy triều sẽ xuống.

- Thây kệ việc đánh cá, người đàn ông đáp.

Claude không phản đối ông ta về điểm ấy và nói ngay phần sau của thông điệp.

- Bọn Gestapo đang trên đường, cần chuyển vũ khí đi chỗ khác!

- Mẹ kiếp, thật kinh khủng, người chủ trại thốt lên.

Ông ta nhìn những chiếc xe đạp của chúng tôi và nói thêm "Xe tải của các anh đâu?". Claude không hiểu câu hỏi, để kể cho trung thực thì cả tôi cũng không hiểu và tôi nghĩ là các bạn ở đằng sau cũng thế. Nhưng Claude chẳng mất đi tẹo nào tài ứng đối và trả lời ngay "Xe đi au chúng tôi, chúng tôi ở đây để bắt đầu tổ chức việc di chuyển." Người chủ trại dẫn chúng tôi về phía nhà kho của ông ta. Tại đó, đằng sau những bao cỏ khô chất cao nhiều mét, chúng tôi khám phá ra điều về sau sẽ khiến nhiệm vụ này được mang bí danh là "Hang động của Ali Baba". Chồng chất thẳng hàng trên mặt đất là những hòm đầy lựu đạn, súng cối, tiểu liên Sten, những bao đạn nguyên vẹn, những dây dẫn, thuốc nổ, súng liên thanh và còn những thứ mà chắc chắn tôi quên mất.

Đúng lúc ấy, tôi ý thức được hai điều có tầm quan trọng ngang nhau. Trước hết, cần phải xem xét lại sự đánh giá mang tính chính trị nơi tôi về lợi ích của việc chuẩn bị cho đồng minh đổ bộ. Quan điểm của tôi vừa thay đổi, càng thay đổi hơn khi tôi chợt hiểu rằng nơi cất giấu này chắc hẳn chỉ là một trong nhiều kho chứa đang được lập ra trên đất nước. Điều thứ hai, là chúng tôi đang lấy trộm những vũ khí mà một ngày nào đó chiến khu chắc hẳn sẽ bị thiếu.

Tôi giữ kín không chia sẻ những điều cân nhắc này với đồng chí Robert, chỉ huy nhiệm vụ của chúng tôi; không phải vì sợ bị cấp trên đánh giá sai, mà đúng hơn là vì, sau khi ngẫm nghĩ đầy đủ hơn, tôi thỏa thuận với lương tâm mình: với sáu rơ moóc nhỏ sau xe đạp, chúng tôi sẽ chẳng lấy đi của chiến khu nhiều nhặn gì.

Để hiểu những gì tôi đang cảm thấy trước các vũ khí kia, khi giờ đây biết được rõ hơn giá trị của từng khẩu súng trong đội và nhân cơ hội ấy cũng nhận ra ý nghĩ câu hỏi thiện chí của người chủ trại "thế xe tải của các anh đâu?", chỉ cần tưởng tượng cảnh thằng em tôi do phép màu mà thấy mình ngồi trước một bàn đầy khoai tây rán giòn tan và vàng óng, nhưng lại vào một ngày nó đang buồn nôn.

Robert chấm dứt nỗi xúc động chung nơi chúng tôi và hạ lệnh là trong lúc chờ đợi chiếc xe tải trứ danh, chúng tôi hãy bắt đầu chất những gì có thể vào các rơ moóc. Đúng lúc ấy người chủ trại đặt câu hỏi thứ hai khiến tất cả chúng tôi bàng hoàng sửng sốt.

- Làm gì với những người Nga đây?

- Người Nga nào? Robert hỏi.

- Louis không bảo gì các anh ư?

- Điều này cũng tùy vấn đề, Claude nói xen vào, rõ ràng cậu càng tự tin hơn.

- Chúng tôi đang giấu hai tù nhân người Nga, họ đã vượt một nhà ngục tại bức tường Đại Tây Dương. Cần phải làm một điều gì đó. Không thể để họ có nguy cơ bị bọn Gestapo tìm thấy, chúng sẽ bắn họ ngay tức khắc.

Có hai điều làm lòng ta bối rối trong những gì người chủ trại vừa thông báo với chúng tôi. Thứ nhất, đó là tuy không muốn song chúng tôi sắp gây ra một cơn ác mộng cho hai anh chàng tội nghiệp mà về phần họ chắc đã có đủ ác mộng lắm rồi; nhưng, làm lòng ta còn bối rối hơn nữa, là người chủ trại đã không một lúc nào nghĩ đến mạng sống của chính mình. Tôi sẽ phải nghĩ đến việc bổ sung các chủ nông trại vào bản danh sách những con người tuyệt vời ở cái thời kỳ ít vẻ vang này.

Robert đề nghị những người Nga đến ẩn nấp qua đêm trong các lùm cây thấp rậm mọc bên dưới tán cây to trong rừng. Người nông dân hỏi liệu có ai trong chúng tôi đủ khả năng giải thích cho họ điều ấy hay không, vì từ khi đón nhận hai anh chàng tội nghiệp này, việc ông thực hành thứ tiếng của họ tỏ ra chẳng giỏi giang gì. Sau khi quan sát kỹ chúng tôi, ông kết luận là ông ưng tự lo việc này. "Như thế công hiệu hơn", ông nói thêm. Và trong lúc ông đến với họ, chúng tôi chất đầy các rơ moóc. Émile còn lấy cả hai bọc đạn sẽ chẳng dùng được việc gì vì chúng tôi không có loại súng với đường kính họng súng tương ứng, nhưng điều này, thì khi chúng tôi về nhà Charles mới cho chúng tôi biết.

Chúng tôi để lại ông chủ trại với hai người Nga tị nạn của ông, lòng chẳng khỏi có đôi chút cảm giác tội lỗi, và chúng tôi đạp hết hơi hết sức, kéo theo những chiếc rơ moóc nhỏ trên đường về xưởng.

Khi vào đến ngoại ô thành phố, Alonso không tránh được một ổ gà, và một trong các bao đạn do cậu chuyên chở rơi khỏi rơ moóc. Người qua đường dừng lại, kinh ngạc vì thứ hàng vừa rơi vãi ra đường. Hai người thợ đến bên Alonso, giúp cậu nhặt đạn, đặt lại vào thùng rơ moóc mà không hỏi han gì.

Charles kê biên những thứ chúng tôi lấy được và xếp vào chỗ thích hợp. Anh gặp lại chúng tôi ở phòng ăn, tặng chúng tôi một trong những nụ cựời không răng tuyệt diệu của anh, và thông báo bằng ngôn ngữ hết sức đặc biệt của mình: "Vịch nhàm dấc tôốc. Ta có dứng xứ đễ xực hiêệng íc da nhà môộc chăm hằn độn." Chúng tôi lập tức dịch ra là: "Việc làm rất tốt. Ta có những thứ để thực hiện ít ra là một trăm hành động.

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ