Chương 16
Anh là giấc mơ mềm mại nhất của em,
Anh là nỗi u mê đẹp đẽ nhất của em,
Anh là băng tuyết trong sạch nhất trên đời,
Anh là câu chuyện thần thoại sống động nhất trong bóng tối,
Vì thế, anh ắt phải
Trăm năm cô đơn.
Tưới xong gốc hồng leo trắng cuối cùng, Tô Ngu đứng thẳng dậy.
Cô quay người lại, đang định báo với Hạ Ly là đã tưới xong thì chợt phát
hiện ra phía sau mình trống không, trong sân cũng trống không. Không biết Hạ Ly đã mất dạng từ lúc nào.
Chẳng lẽ anh ấy có việc nên đã vào trong nhà rồi?
Cô đặt bình nước về chỗ cũ bên đường rồi bước nhanh vào nhà, nhưng lại
phát hiện thấy trong nhà tối om. Tất cả mọi tấm rèm đều buông nhằm ngăn ánh sáng lọt qua, vì thế lúc này, ngoài nguồn ánh sáng do cửa chính đang mở ra thì ở đây không có bất kì nguồn sáng nào khác.
Trong nhà rất tối nên mới đầu mắt cô chưa quen, theo bản năng ngước
nhìn lên xà nhà nhưng cũng không thấy con mèo trắng hôm trước đâu cả.
- Hạ học trưởng? – Cô khẽ gọi – Em có thể mở cửa sổ ra được không?
Vì không nghe được nên cô cũng không biết Hạ Ly có ở nơi nào đó trả lời
mình hay không. Cô cắn môi, đi về phía cánh cửa duy nhất bên trong nhà.
Nếu cô nhớ không nhầm thì lần trước Hạ Ly đã đi ra từ sau cánh cửa này.
Phía sau kia có lẽ là phòng làm việc hoặc là phòng ngủ của anh ấy.
Với những phỏng đoán như vậy, cô bước đến trước cửa, xoay tay nắm màu
trắng bằng gỗ ngô đồng, cánh cửa lập tức mở ra.
Tối đen.
Tối đen.
Tối đen.
Khắp nơi đều một màu tối đen.
Nhờ ánh sáng lờ mờ lọt vào từ cửa chính, Tô Ngu trấn tĩnh quan sát kĩ bên
trong, tường màu đen, thảm màu đen, bàn ghế cũng màu đen
Tất cả đều hoàn toàn tương phản với màu trắng ở bên ngoài!
Cô sợ hãi vì hiệu ứng trái ngược hoàn toàn này, lập tức toàn thân dường
như cứng đờ.
Đúng lúc ấy, bóng đèn ở chính giữa căn phòng đột nhiên bật sáng.
Sau khi đèn sáng, cô mới nhìn rõ đó là một chiếc đèn nhỏ, còn người bật
đèn đang ngồi yên lặng phía sau bàn làm việc, không phải ai khác mà chính là Hạ Ly.
Bấy giờ Tô Ngu mới thở phào một tiếng. Tuy ngầm cảm thấy không khí ở đây có gì đó kì lạ một cách khó tả, nhưng dù thế nào thì trông thấy Hạ Ly là cô cũng yên tâm lắm rồi.
- Học trưởng? – Cô gọi vẻ thăm dò.
Hạ Ly vẫy tay về phía cô.
- Vào đi.
Tô Ngu vội bước vào. Hạ Ly ra hiệu:
- Đóng cửa lại.
Cô đành đóng cửa lại, nguồn sáng đến từ bên ngoài vụt tắt, như vậy trong cả căn phòng chỉ còn duy nhất ánh sáng của chiếc đèn bàn tạo ra mộ quầng sáng rất nhỏ trên bàn làm việc. Tất cả những chỗ khác đều tối om. Nền nhà trải thảm dày, bước lên đó có cảm giác như bước trên bông.
Cảm giác mất thăng bằng khác thường này khiến Tô Ngu có chút lo lắng,
nhưng đồng thời cũng cảm thấy có chút lạc lõng khó nói
Vì sao phòng làm việc của Hạ Ly lại bố trí như thế này? So với bên ngoài
chẳng khác nào thiên đường và địa ngục.
Bàn làm việc của Hạ Ly nhỏ một cách bất ngờ, nó khiến Tô Ngu liên tưởng đến chiếc bàn học cá nhân thời cấp hai, nhưng thực ra nó còn nhỏ hơn loại bàn học chỉ cho phép một người phải hết sức ngay ngắn mới ngồi được ấy, hơn nữa sau khi đặt tay phải lên đó thì khuỷu tay trái hoàn toàn không biết đặt vào đâu mà phải để lơ lửng trong không khí.
Sao Hạ Ly lại có thể sáng tạo trên chiếc bàn nhỏ như vậy được nhỉ?
Trên bàn làm việc đặt một bức vẽ đã phác họa xong, lúc này đang tô màu.
Tô Ngu đến gần, xem kĩ dưới ánh đèn thấy đó là một chiếc vòng đeo tay. Bên
cạnh có 3 chữ: “Hữu sở kiến” , có vẻ đây là tên của chiếc vòng này. [1]
[1] Nghĩa là “Đã biết rồi”
Thân vòng màu đen, được chạm khắc thành hình hàng rào. Các chi tiết to
nhỏ khác nhau kết hợp lại một cách rối rắm thành vòng tròn. Còn khoảng trống giữa các chi tiết này lại nối với nhau thành bông hoa hồng.
Hàng rào vừa thô vừa rối ren, còn bông hoa hồng thì lại tinh tế tỉ mỉ.
Hàng rào đen kịt, hoa hồng đỏ tươi.
Mặc dù chưa tô màu xong nhưng một sức sống mãnh liệt, khỏe mạnh và
quý báu đã hiện lên trên mặt giấy.
Tô Ngu không nén nổi bật kêu lên kinh ngạc, cầm bản thiết kế khen nức
n ở:
- Đẹp quá
Nhưng ánh mắt Hạ Ly vẫn tập trung trên bàn như trước, không hề có phản ứng gì trước lời tán dương của cô. Tô Ngu nhìn theo anh ta, bấy giờ mới phát hiện ra ở phía dưới còn có một bức vẽ nữa. Bức vẽ trong tay cô là mặt ngoài
của chiếc vòng, còn bức vẽ ở dưới kia tất nhiên là mặt trong của nó. Giống
như mặt ngoài, mặt trong cũng có tên: “Vị sở tri” [2]
[2] Nghĩa là “Còn chưa biết”.
Tô Ngu như thể bỗng nhiên bị kim châm, cảm giác đau nhói khiến toàn
thân cô run rẩy.
Bởi vì, mặt trong của chiếc vòng vẽ phần cuống hoa hồng là một trái tim.
Trái tim hồng bị những cành tre của hàng rào đâm rách, đang âm ỉ nhỏ
máu, nhưng những giọt máu này lại chính là chất dinh dưỡng nuôi hoa hồng, khiến nó nở ra đẹp lộng lẫy.
“Nói thế này, Hạ Ly rất giỏi nắm bắt mặt tối trong lòng người khác, sau đó thể hiện ra bằng phương thức đầy sức mê hoặc. “BLOOD” chính là ví dụ điển hình. Rõ ràng là bạo lực, đổ máu, nhưng qua cách thể hiện của anh ta thì lại
trở nên vô cùng hấp dẫn
Phong cách của Hạ Ly là chìm đắm đến cùng, không để cho người ta có chút hi vọng nào”.
Những lời Diệp Nhất từng nói lại vang lên bên tai cô, tổng kết của cậu về phong cách đặc trưng của Hạ Ly lúc này rõ ràng đang ứng nghiệm ngay trước mắt.
Tô Ngu cắn môi, phải cố hết sức kiềm chế bản thân mới không sợ hãi kêu lên. Cô quay sang nhìn thẳng vào Hạ Ly ở một khoảng cách gần đến nỗi có thể
trông thấy từng lỗ chân lông trên mặt anh, run run hỏi:
- Vì sao, lại tối tăm, như vậy?
- Tối tăm?
Hạ Ly xúc động một lúc, rồi chợt tỉnh giấc mộng ngước mắt nhìn lên. Trong ánh đèn sáng trắng, gương mặt anh càng trở nên trắng bệch hơn so với bình thường, đôi mắt càng thêm sâu và đen, tựa như sứ giả đến từ địa ngục đang
muốn kéo tụt người ta xuống. Nhưng chỉ trong nháy mắt sau, đôi mắt ấy đã lại
trở nên trong sáng, mang theo đôi chút nghi hoặc và khó hiểu, giống như một đứa trẻ vô cùng thuần khiết và lương thiện.
- Em thật sự nghĩ như vậy à?
- Điều này
Vì bị vặn lại nên Tô Ngu không dám khẳng định mà đưa ra giải thích hơi có
chút ngập ngừng:
- Cũng, không hẳn vậy, chỉ vì, em thấy sợ. Mặt trước, trong sáng như vậy,
nhưng mặt sau lại, thấy máu tươi
- Nhưng, đây mới là bộ mặt thật của nó – Hạ Ly cười nhạt, đôi môi hiền hậu, ánh mắt trong sáng – Hữu sở kiến và Vô sở tri cũng giống như những loài cây mọc lên trong khe nước bẩn, nơi nào càng màu mỡ phì nhiêu, càng nhiều thứ mục nát thối rữa thì càng sản sinh ra những bông hoa đẹp. Thế gian xưa
nay vẫn vậy, phải không nào?
Cổ chữ V của chiếc áo len để lộ ra đôi xương quai xanh bé tí. Gầy gò như
vậy, yếu ớt như vậy, mảnh khảnh như vậy
Không thể nào là biểu trưng cho sự tấn công.
Dường như anh ấy chỉ miêu tả sự thật một cách hết sức khách quan chứ
không phải là cố tình đối xử tàn bạo với trái tim con người.
Tô Ngu đờ người ra một lát, đến khi quay nhìn lại chiếc vòng thì không còn thấy phản cảm nhiều như trước nữa, không những thế, trong cô còn nảy sinh một cảm giác mến phục, kiểu như: “Ồ, cấu tứ này rất sâu xa và có quan điểm nghệ thuật”.
Cô đặt bản vẽ trở lại mặt bàn với đầy vẻ kính nể:
- Hôm nay, anh, cần em, làm gì ạ?
- Giúp anh pha màu đi, hôm nay anh phải làm xong nó.
Hạ Ly nói xong liền quay chiếc đèn sang hướng khác.
Bấy giờ Tô Ngu mới trông thấy ở bên cạnh còn có một chiếc bàn khác, so
với chiếc bàn chật hẹp này, có thể nói nó là một vật khổng lồ, dài khoảng bốn mét và rộng khoảng hai mét. Điều này khiến người ta dường như nghi ngờ rằng không biết có phải Hạ Ly đã ngồi nhầm chỗ hay không.
Trên bàn đặt đủ loại dụng cụ vẽ được sắp xếp hết sức ngăn nắp, từ đó có thể thấy chủ nhân là một người rất logic.
Tô Ngu không khó khăn gì để tìm ngay được màu cần tìm, bắt đầu pha một cách điêu luyện. Hạ Ly ngồi trên xe lăn tỏ vẻ hết sức vừa ý.
Tô Ngu pha màu được một lát, rồi không nén nổi tò mò ngẩng đầu lên hỏi:
- Sao, bàn làm việc, của anh, lại nhỏ như vậy? – Có thực sự không hiểu vì sao khi vẽ trên chiếc bàn như vậy mà Hạ Ly lại không cảm thấy khó chịu? Cả chân và tay đều không thể nào duỗi ra được.
- Anh thích cảm giác gò bó này.
- Gò bó? – Cô vẫn chưa hiểu.
Vẽ tranh là công việc đòi hỏi phải có cả trí tuệ và sức khỏe, vì thế chẳng phải là nên để cho cơ thể mình được thoải mái hết mức nhằm đạt được hiệu quả lớn nhất hay sao? Tô Ngu cầm chiếc khay đã pha màu xong đi đến cạnh bàn vẽ trong tâm trạng phân vân.
Hạ Ly cầm bút vẽ chấm vào phần màu đỏ, bắt đầu tô màu cho bản phác thảo.
Anh đưa bút nhanh vô cùng.
Giống như một cái máy nạp năng lượng, một khi đã khởi động là có thể
chuyển động với tốc độ nhanh nhất.
Nhưng lại cũng giống như một người đang bơi lội vẫy vùng giữa biển cả, vì
phía sau sóng dữ trào dâng nên phải cố gắng hết sức xông lên phía trước.
Và lại càng giống như con ngựa không có dây cương, bởi vì được tự do nên
nó thỏa sức chạy mà không thèm để ý đến bất cứ điều gì cả
Hối hả, nhiệt tình, sục sôi, điên cuồng.
Đó chính là trạng thái lúc Hạ Ly làm việc!
Tô Ngu đứng bên cạnh chăm chú nhìn, dường như nín thở.
Từ nhỏ cô đã học theo những bản phác thảo của anh, cô đã phải tô đi vẽ lại
nhiều lần một cách vô cùng cẩn thận và tinh tế mới có thể giống được chúng.
Vì thế, cô chưa bao giờ tưởng tượng được rằng Hạ Ly lại có thể vẽ với tốc độ điên cuồng như thế.
Chả trách anh phải dùng chiếc bàn vẽ nhỏ như vậy.
Bởi vì chỉ có như vậy, cánh tay không có điểm tựa kia mới đem đến cho
người vẽ một cảm giác nguy cơ và cấp bách, từ đó làm nảy sinh cảm xúc mãnh liệt hơn hẳn bình thường.
Trong sáng tác, Hạ Ly không cần sự thoải mái mà chỉ cần áp lực.
Tô Ngu cảm thấy mình đã gần anh thêm một bước.
Trong phòng vẫn rất tối.
Ánh sáng của chiếc đèn bàn rất hữu hạn.
Ngoài mặt bàn được soi rõ, phần ánh sáng chiếu lên người Hạ Ly bắt đầu
mờ ảo, xa hơn nữa hầu như không còn trông thấy gì.
Có lẽ thứ ánh sáng chỉ chiếu vào nơi thích hợp nhất và thứ bóng tố đến tột
cùng này cũng là một trong những linh cảm của Hạ Ly.
Anh cần thứ cảm giác nghẹt thở này để duy trì cảm xúc mạnh liệt lâu hơn trong quá trình sáng tác.
Tô Ngu bê khay màu, cô không nhớ được là mình đã bê nó trong bao lâu, có thể là chưa đến mười phú, thế nhưng Hạ Ly đã dừng lại. Anh nhìn bức vẽ của mình, sau đó ngẩng lên cười với cô.
Một nụ cười vô cùng, vô cùng, vô cùng rạng rỡ.
Tô Ngu thấy tim mình run lên, cô bỗng nhiên nhận thấy có một cảm giác vô
cùng quen thuộc.
Nụ cười này quá rạng rỡ, rạng rỡ đến mức nó không nên xuất hiện trên khuôn mặt Hạ Ly mà nên xuất hiện trên khuôn mặt của Diệp Nhất.
Chỉ Diệp Nhất mới có được nụ cười rạng rỡ như vậy.
Nụ cười ấy rất rạng rỡ, dường như tất cả ánh mặt trời trên thế gian này
đều tỏa ra từ trong mắt của cậu ấy vậy.
Nhưng lúc này, nụ cười của Hạ Ly rất giống Diệp Nhất, mặc dù khuôn mặt không hề giống nhau, nhưng cảm giác lại giống hệt nhau.
Vì sao lại như thế được?
Trong khi trống ngực Tô Ngu còn đang đập thình thịch thì Hạ Ly đã đặt bản
vẽ vừa tô màu xong lên chiếc bàn lớn, lấy chặn giấy đè lên để nó khô tự nhiên. Làm xong một loại công việc đó, anh điều khiển xe lăn quay lại, khuôn mặt trở
lại vẻ bình thản như mọi khi, và nói với cô:
- Xong rồi, đến lượt em đấy.
- Em ư? – Tô Ngu sững sờ.
- Ừ – Hạ Ly chỉ vào bàn vẽ – Hãy phác họa hoa hồng và hàng rào, anh muốn
xem em vẽ nó như thế nào.
Mắt Tô Ngu sáng lên, chợt hiểu ra là anh đang hướng dẫn cho mình. Cô vội vàng kéo chiếc ghế bên cạnh lại ngồi trước bàn vẽ, suy nghĩ một lát rồi ngẩng
mặt lên vẻ e thẹn:
- Xin lỗi anh, em, vẽ, chậm lắm
- Không sao đâu, thời gian là thứ anh có thừa – Hạ Ly cười nhạt, nụ cười chứa đựng một vẻ gì đó rất đau xót.
Trong lòng Tô Ngu hơi run lên, cô không nói gì nữa mà cầm bút chì lên bắt đầu phác họa.
Bút chì đưa loạt soạt trên giấy, cô vẽ nhanh hơn bất kì lúc nào.
Có thể vì cảm giác cấp bách sinh ra do khuỷu tay không có nhiều điểm tựa
đã lan sang cô.
Có thể vì trong phòng quá tối, mà ánh sáng đèn lại là nguồn sáng duy nhất khiến cô giống như đang ở trong một không gian bị đóng kín, ở đó có rất nhiều linh cảm, và đầy rẫy áp lực nặng nề.
Nhưng cũng có thể chỉ là vì con người này – con người mà cô sùng bái nhất, ao ước nhất và cũng muốn lấy lòng nhất – đang ở trước mặt xem cô
vẽ
Tô Ngu cứ thế vẽ, không biết mình đã vẽ được bao lâu. Cô chỉ biết rằng lúc đặt bút chì xuống, không gian bỗng nhiên sáng rực.
Cô ngạc nhiên ngẩng đầu lên nhìn, thì ra là Hạ Ly đã kéo tất cả rèm cửa lên.
Trong chốc lát, ánh sáng ngập tràn khắp căn phòng tối tăm.
Những bức tường và thảm trải nền xem ra vô cùng u ám trong bóng tối giờ
đây hiện ra với một dáng vẻ hoàn toàn khác. Hóa ra chúng không phải màu
đen mà là màu tro đậm. Trên nền tường màu tro đậm này, những đường mực màu đen vẽ nên các thiên thần với đủ mọi tư thế và diện mạo khác nhau. Khi không có ánh sáng, chúng chỉ đơn giản là một màu đen kịt. Nhưng khi có ánh sáng thiên nhiên dịu dàng chiếu vào, trông chúng chẳng khác nào những hạt ngọc vừa được chiêu đãi ra từ bùn, tỏa sáng long lanh.
Căn phòng rất rộng, các bức bích họa vô cùng hùng vĩ. Tô Ngu xúc động vì những biến đổi trước mắt kì diệu tựa như trong một vở kịch này, đang định xem kĩ trên đó cụ thể vẽ gì thì Hạ Ly đã đến trước mặt, cầm bản vẽ của cô
lên
Cũng cùng là hàng rào, hoa hồng và trái tim.
Dưới bàn tay của Hạ Ly, đó là vẻ đẹp buồn đâu, giằng xé và mê hoặc;
nhưng vào tay Tô Ngu thì lại mang một dáng vẻ hoàn toàn khác.
Chính giữa chiếc vòng là một trái tim màu vàng, còn thân là một vòng hàng rào đan xen quấn quýt nhau, hàng rào này tạo thành một chiếc khóa, chiếc khóa vốn dĩ khóa ở phía trên trái tim nhưng ở chỗ móc khóa lại mọc ra một bông hoa hồng khiến thân vòng đang đóng kín bỗng có một chỗ mở ra.
Nhưng chỗ mở ra này rất đẹp và mảnh mai, nhìn thì tưởng như là rất mềm yếu nhưng kì lại rất cố chấp, một sợi dây thanh nhã kéo dài bao quanh hàng rào và nối với trái tim.
Trái tim mỗi con người đều rất dễ bị giam cầm bởi đủ mọi gánh nặng của chính bản thân họ, những gánh nặng này cũng giống như một hàng rào rối loạn vậy.
Nhưng chỉ cần có đủ kiên cường thì bông hoa hồng mọc ra từ trái tim sẽ trở thành một kì tích phá vỡ mọi sự giam cầm, tạo nên một dáng vẻ với niềm hi vọng vô hạn.
“Hi vọng”.
Đây là tên của chiếc vòng, đồng thời cũng là điều mà Tô Ngu muốn biểu
đạt.
Mặc dù khả năng vẽ của cô còn lâu mới theo kịp Hạ Ly, về mặt biểu đạt các chi tiết lại càng thua xa vẻ đẹp cực kì thanh thoát trong tác phẩm của anh, nhưng cô lại có thể dùng các yếu tố giống nhau để thiết kế ra một ý tưởng khác hẳn.
Hoàn toàn tương phản, tươi sáng và sống động.
Hạ Ly ngắm bức vẽ rất lâu, lâu đến nỗi Tô Ngu bắt đầu thấy bồn chồn
không yên – không biết việc mình cố tình đi ngược ý đồ có mạo phạm đến sư
phụ không nhỉ? Miệng khô đi, toàn thân căng thẳng, cô lo lắng cất tiếng:
- Xin lỗi, em
Vừa mới nói được có vậy thì Hạ Ly bỗng nhiên quay sang nhìn cô bằng đôi
mắt rực sáng:
- Chúng ta cùng làm đi!
- Hả?
- Làm nó, nhanh lên!
- Ngay bây giờ à?
Hạ Ly đang định nói thì bỗng anh ngẩn ra giây lát, sau đó mới bảo:
- Xin lỗi em, anh có điện thoại – Nói rồi liền đẩy xe lăn ra khỏi căn phòng.
Anh đi rất vội, đến khi Tô Ngu kịp có phản ứng, chạy ra cửa thì đã không thấy anh đâu nữa.
Tô Ngu nhìn quanh khắp căn nhà, bên ngoài sương đã tan, ánh mặt trời ấm áp thỏa sức ùa vào qua các cửa sổ trong phòng làm việc và cửa chính của ngôi nhà đang mở toang. Ngôi nhà màu trắng này hoàn toàn giống hệt như lần đầu cô đến đây, vẫn thơ mộng, đẹp và hồn nhiên. Nhưng không hiểu sao lúc trước
nhìn thấy nó, hình như cô lại cho rằng mình đã đến nhầm chỗ?
Không biết Hạ Ly đi đâu, cô đành quay lại phòng làm việc, quan sát kĩ lưỡng những bức bích họa trên tường.
Hạ Ly vẽ các thiên thần.
Nhưng lại không phải là thiên thần theo nghĩa bình thường.
Cô quan sát từ trái sang phải.
Bức thé nhất: Một thiên thần xinh đẹp cầm trong tay một chiếc vỏ sò, vỏ sò
mở ra chiếu ánh sáng chói lòa. Phía sau có rất nhiều thiên thần khác nhau đang đứng, trong mắt họ có sự ghen ghét, ngưỡng mộ và cả sự khinh bỉ, vẻ mặt rất rõ ràng, vô cùng sống động.
Bức thứ hai: Thiên thần bay xuống nhân gian, giơ chiếc vỏ sò ngậm viên ngọc ra trước mặt một người phụ nữ. Người phụ nữ này ăn mặc và trang điểm vô cùng quý phái nhưng đôi mắt lại trống rỗng vô hồn, vẻ mặt đờ đẫn.
Bức thứ ba: Người phụ nữ móc đôi mắt của mình, rồi thay hai viên ngọc vào đó, dưới chân người ấy đầy những mảnh vò sò vỡ vụn.
Bức thứ tư: Thiên thần làm xong nhiệm vụ, chuẩn bị về trời. Nhưng tư thế bay lúc này lại hoàn toàn khác với khi đến, chân tay co quắp, dáng vẻ vô cùng đau khổ. Phía sau, đôi mắt người phụ nữ tỏa sáng rực rỡ.
Bức thứ năm: Thiên thần ngã gục dưới chân người phụ nữ, đôi mắt người phụ nữ là hai cái hốc lớn, những viên ngọc vỡ vụn trên đất.
Bức thứ sáu: Thiên thần thu nhặt mảnh vỡ của ngọc và vỏ sò, loạng choạng bước đi trên đường, dường như đã mất khả năng để bay lên. Trên
trời, những thiên thần khác vui mừng hoan hỉ, không một ai xuống giúp đỡ.
Bức thứ bảy: Thiên thần lắp vỏ dò và ngọc vỡ lại, vỏ sò lại phát sáng như trước.
Bức thứ tám: Được ánh sáng chiếu rọi, thiên thần bắt đầu bay.
Bức thứ chín: Thiên thần đã ngủ, dưới mặt đất vẫn đầy rẫy những mảnh vỏ
sò như trước.
Đây là bức họa cuối cùng.
Tô Ngu không biết mình có hiểu đúng hay không, nhất là bức cùng, phải chăng nó có ý nói rằng cái gọi là “lại bay lên được” kia mơ của thiên thần mà thôi, còn trên thực tế vỏ sò đã vỡ căn bản ghép lại được, chúng vẫn rơi đầy trên đất; hay là có ý nói rằng khi thức thì vỏ sò phát sáng, còn khi ngủ thì nó lại vỡ vụn.
Cô không hiểu lắm.
tranh cuối chỉ là giấc không thể thiên thần
Cô chỉ cảm nhận thấy có một thứ gì đó rất đau thương đang cuồn cuộn tuôn trào từ bức tranh, khiến cô cảm thấy xót xa không nói nên lời, nước mắt cứ thế chứa chan.
Bên cạnh cô, có thứ gì đó ấm áp đang tiến sát lại gần. Ánh sáng dưới mặt đất thoáng bị che khuất, rồi một chiếc bóng trùm lên bức tường xám. Cô quay lại nhìn, thì ra là Hạ Ly đã trở lại. Vẻ mặt anh lúc này rất phức tạp, có một chút thâm trầm pha lẫn chút buồn phiền, và cả chút gì đó mơ hồ rất khó diễn tả thành lời.
Tô Ngu vội lùi lại một bước, cất tiếng:
- Xin lỗi, em đã, xem những bức tranh này
Hạ Ly cúi đầu. Tô Ngu nghĩ rằng anh đã giận, nhưng lại thấy anh lấy tấm khăn trắng phủ trên đầu gối lên, đưa ra lau nước mắt cho cô.
Trong lúc này, những cảnh tượng quen thuộc lại đan xen hiện ra. Cô cảm giác như mình đang trở về lần đầu tiên gặp anh. Lúc đó, cô cũng không kìm lòng được mà bật khóc như thế này, còn anh cũng dịu dàng lau nước mắt cho cô như vậy.
Cô chớp chớp mắt, lông mi bị nước mắt làm ướt dính lại với nhau, trông
vừa đáng thương lại vừa rất đáng yêu. Hạ Ly buột miệng thở dài:
- Em đúng là hay khóc
Tô Ngu bất chợt đỏ mặt, ấp úng đáp:
- Em, xin lỗi
- Sao em lại khóc?
- Em không, không biết
- Vì thông cảm à?
- Không, phải. Em cũng, không biết, đó, có phải, là, sự cảm động, xen lẫn, với,
một chút, đau buồn, hay không?
Khi nghe cô nói đến sự “cảm động”, mắt Hạ Ly thoáng sáng lên, dường như chạm mạnh phải một thứ gì đó khiến anh thấy đau khổ.
- Chuyện này – Anh khẽ nói vài tiếng rồi bỏ dở, đẩy xe lăn đến cạnh cửa sổ, im lặng ngắm ánh nắng chói chang bên ngoài.
Ánh sáng chiếu vào từ phía trước Hạ Ly tạo thành một cái bóng gầy nhỏ. Rõ ràng anh đang ở giữa ánh nắng mặt trời nhưng lại vẫn như đang chìm đắm trong thế giới của bóng tối, chỉ cô đơn một mình.
Không đến được gần ai.
Không gặp được ai.
Mãi mãi chỉ có một mình.
Để giải thoát khỏi cảm giác tồi tệ này, Tô Ngu vội bước đến nắm lấy tay vịn
trên chiếc xe lăn của Hạ Ly. Anh quay lại, gương mặt thanh tú rất bình thản.
- Em – Tô ngu cảm thấy mình bắt buộc phải nói gì đó để phá vỡ không gian
căng cứng lúc này, vì thế, trong nháy mắt, cô nhớ đến câu hỏi của Diệp Nhất
- Em, có thể hỏi, một câu được không?
- Gì thế em?
- Vì sao, anh, thiết kế BLOOD, hoặc là, anh cảm thấy BLOOD, có, khiếm khuyết gì không? – Cô thấy tim mình đập dữ dội, vì quá căng thẳng nên chân tay cô run lên.
Liệu Hạ Ly có cảm thấy câu hỏi này rất vô vị hay không?
Hoặc, hỏi một tác phẩm đã rất thành công có khiếm khuyết gì không, thực
ra có phải là một sự sỉ nhục.
Có phải là cô đã hơi tùy tiện rồi không? Suy cho cùng, trong ngày đầu tiên giúp việc cho Hạ Ly, câu chuyện giữa hai người vẫn mới chỉ là những điều bên
ngoài, có nên bàn luận đến vấn đề sâu sắc như vậy không?
Hạ Ly nhắm hờ mắt, hàng lông mi rợp bóng xuống khuôn mặt gầy gò, tuy nhiên thần thái vẫn không có vẻ gì tức giận mà chỉ là đang trầm tư, một kiểu trầm tư khiến người ta bứt rứt không yên.
Tô Ngu buộc lòng bỏ cuộc giữa chừng:
- Em, xin lỗi, thật thất lễ quá, anh không trả lời cũng không sao đâu.
Hạ Ly ngẩng đầu lên, cười dịu dàng pha chút vui mừng:
- Chỉ là anh hơi có chút ngạc nhiên. Em biết không, từ trước đến giờ chưa có ai hỏi anh vấn đề này. Nhưng trên thực tế, anh luôn chờ đợi có ai đó sẽ hỏi mình.
- Sao cơ? – Tô Ngu sững sờ.
Ánh mắt Hạ Ly lướt qua vai cô, nhìn về bức tranh trên tường, thần thái trở
nên xa xăm xen lẫn hoảng hốt:
- Đúng vậy. Anh đợi có người hỏi mình, câu hỏi này, đã rất lâu rất lâu rồi
Đã bao lâu rồi?
Có lẽ là từ lúc còn rất nhỏ, từ lúc mà các bạn cùng tuổi cơ bản không thể
nhớ nổi thì anh đã bắt đầu chờ đợi rồi.
Chờ đợi một quá trình được lựa chọn.
Chờ đợi một số phận bị vứt bỏ.
Chờ đợi có người đến hỏi: “Này, cậu có khỏe không?”.
Sau đó tư duy sẽ trải dài ra vô cùng, có rất nhiều điều muốn được nói ra,
nếu có người hỏi, sẽ nhất định nhất định trả lời phải vậy không?
Nhưng mà, không có ai hỏi gì cả.
Người mẹ gầy yếu chỉ biết ôm anh vào lòng và khóc mãi, sau đó cứ thế đi
theo số phận được người khác sắp đặt. Bà cũng chưa bao giờ hỏi anh có bằng lòng hay không.
Sau đó, anh không bước đi được.
Sau đó, ngay cả động lực để nói cũng không có.
Thế là anh bắt đầu vẽ tranh. Dùng năng khiếu bẩm sinh trời cho để biểu
đạt với một thế giới khác
Hãy xem, tôi rất khỏe.
Hãy xem, tôi vẫn đang sống.
Hạ Ly nắm lấy tay vịn xe lăn, hướng về phía Tô Ngu nhưng lại như thể nhìn
một thé gì khác ở phía sau cô, dáng vẻ điềm tĩnh, bình thản, chậm rãi nói từngHồi 16.2
tiếng một cách rành rọt.
- BLOOD là tác phẩm anh dành để tặng mẹ.
Tô Ngu chợt ngớ ra. Trong giây phút đó, hình ảnh bà mẹ của Hạ Ly gầy trơ xương hiện ra trong đầu cô, không thể nào tưởng tượng ra được hình dáng cao quý giống như sợi dây chuyền hổ phách đeo trên cổ kia được. Nhưng đối với tất cả mọi đứa con trên thế gian này, mẹ bao giờ cũng là người đẹ nhất
trần đời. Hạ Ly có lẽ cũng không phải ngoại lệ?
Vì thế BLOOD có ba khiếm khuyết – Hạ Ly giơ ra một ngón tay – Thứ nhất, khoen móc của nó không thể điều chỉnh được, bởi vì nó được làm theo kích thước cơ thể của mẹ anh.
Thì ra là như vậy
Tạ Thanh Hoan đã nói đúng, khoen móc là một khiếm khuyết lớn của
BLOOD, nhưng cô ta không biết rằng Hạ Ly cố tình thiết kế nó như vậy, bởi vì ngay từ đầu, anh đã không hề có ý định trao nó cho người phụ nữ khác. Hạ Ly
giơ ngón tay thứ hai ra:
- Thứ hai, không thể làm được một cái khác giống nó, bởi vì trên thế giới chỉ có duy nhất một miếng hổ phách thiên nhiên như vậy.
- Nghĩa là, phải có, hổ phách trước, rồi mới, có thiết kế ư? – Nói như vậy thì
không thể thiết kế trước rồi mới theo hình dáng đã có mà đi tìm hổ phách?
Hạ Ly gật đầu:
- Đúng vậy. Từ lúc còn nhỏ anh đã gặp và có ấn tượng rất sâu sắc. Vì thế khi tốt nghiệp ngành thiết kế, thứ đầu tiên anh nghĩ đến là nó.
- Theo, em biết, nó, vẫn ở, tập đoàn, Quý Thị, được dùng, làm kinh điển, chỉ đem, trưng bày, chứ không bán.
Ánh mắt Hạ Ly chợt tối sầm lại, hồi lâu mới trả lời:
- Đúng vậy.
Chỉ hai tiếng đơn giản vậy thôi nhưng trong nháy mắt lại đem đến cho người ta nỗi đau khổ vô cùng lớn lao. Một thứ do mình dày công thiết kế, làm ra, nhưng lại không phải là của mình – có lẽ, chỉ nhà thiết kế mới có thể hiểu được nỗi đau khổ này.
Tô Ngu không cầm lòng được bước lên phía trước, lấy hết dũng khí để nắm lấy tay Hạ Ly.
Hạ Ly nhướn đôi hàng mi, con ngươi trong suốt giống như tấm kính chiếu rọi vào cô – một người đang mất tự nhiên, non nớt nhưng cũng đầy ắp tình cảm.
- Trong, lòng em, BLOOD vẫn là của anh – Tô Ngu nói rất thật bắng thứ âm thanh gượng gạo pha chút lúng búng của mình – Hơn nữa, khi, nhắc đến BLOOD, tất cả, mọi người, đều nghĩ, đến anh, vì thế, trong lòng họ, BLOOD, chính là, của anh. Em nghĩ rằng, nhất định sẽ có, một ngày, nó sẽ, thật sự thuộc, về anh, và anh có thể, đeo nó lên, cổ bác Hạ, nhất đinh, sẽ có, ngày đó.
Hạ Ly lặng lẽ nhìn cô.
Tô Ngu tuy thấy trong lòng rất bồn chồn nhưng vẫn không lùi lại, mà nắm
lấy tay Hạ Ly một cách cố chấp. Tay anh rất lạnh, rất gầy, sờ vào dường như chỉ toàn là xương. Dưới ánh sáng rực rỡ, da anh nhợt nhạt đến nỗi gần như trong suốt.
Anh một người yếu ớt.
Anh một người không được người đời thấu hiểu.
Đúng vậy, danh tiếng Hạ Ly vang khắp thiên hạ, từ thời niên thiếu đã đạt
được ý nguyện, là nhà thiết kế sáng giá nhất của trường S.S. Nhưng như thế
thì sao?
Anh thậm chí không mua nổi một sợi dây chuyền do chính mình thiết kế
dành riêng cho mẹ mình.
Hạ Ly nhìn cô cười nhẹ nhàng, rút tay ra khỏi tay cô rồi vỗ về an ủi lên mu bàn tay cô.
Thế là Tô Ngu cũng bật cười.
- Em đúng là cô bé ngoan – Hạ Ly dịu dàng bảo cô.
Cô rút tay lại một cách vô thức. Cảm giác lạnh giá của đôi tay Hạ Ly dường như vẫn còn đọng lại trên tay cô, nhưng lúc này đã thay bằng cảm giác nóng rát rất giống như có lửa cháy, khiến mặt cô bừng đỏ, cả tai cũng đỏ, toàn thân bắt đầu nóng ran.
Đúng lúc này, Hạ Ly thốt ra một câu:
- Nhưng mà, em không thể hiểu được anh.
Trong lòng Tô Ngu chợt thấy hồi hộp.
- Mãi mãi không hiểu được – Hạ Ly cúi đầu, nhìn đôi tay mình, một hồi lâu không nói thêm câu gì.
Lúc này Tô Ngu cũng không biết nên nói gì cho phải. Có cái gì đó chua chát đang trào lên trong lòng khiến cả mắt, cả mũi cô đều thấy cay cay.
Hạ Ly xem ra anh không tìm thấy sự giúp đỡ ở đâu.
Làm thế nào để giúp anh được đây?
Trong lúc cô còn chưa biết làm thế nào thì Hạ Ly hình như đã điều chỉnh
được cảm xúc, hít một hơi thật sâu, ngẩng đầu lên nói với cô:
- Được rồi, mình vào phòng chế tác thôi.
- Phòng, chế tác?
- Ừ.
Trong khoảng thời gian sau đó, Hạ Ly đưa cô vào phòng chế tác, đích thân làm mẫu cho cô cách đánh bóng đồ trang sức.
Hóa ra ngôi nhà nhỏ này còn có tầng hầm, đó là một xưởng làm việc khép kín. Bên trong chia thành các khu vực thực nghiệm khác nhau, như khu vực bàn làm việc, khu vực hàn nối và làm nguội, khu vực đúc, khu vực rửa, khu vực đánh bóng, khu vực rèn, khu vực công nghệ đặc biệt (thí dụ như nung tráng men), khu vực vật liệu mới (thí dụ như nhựa thiên nhiên). Mỗi đồ vật đều được đặt hết sức ngăn nắp trật tự ở đúng vị trí của nó. Giống hệt như chủ nhân của chúng – chặt chẽ, cẩn thận, cảm xúc mãnh liệt.
Mặc dù Tô Ngu đã từng đến xưởng gia công của Chung Bài Bài để thực hành chế tác và gia công đồ trang sức cùng các giáo viên, nhưng đây vẫn là lần đầu tiên cô nhìn thấy khu làm việc do một nhà thiết kế tự tay sắp đặt một cách hoàn chỉnh và có hệ thống như vậy. Cô nhớ lại câu San Ni từng nói: “Hạ Ly cho rằng mỗi thiết kế của anh ấy đều là độc nhất vô nhị, anh ấy không thích chúng bị làm lại một cách không giới hạn”. Thực ra cũng không phải là quá khó để lí giải điều này. Một nhà thiết kế giỏi không những cần phải có lối suy nghĩ tài tình, bản vẽ hoàn mĩ mà còn cần phải có một đôi tay khéo léo và linh hoạt.
Lần này Hạ Ly chọn chất liệu cho vòng đeo tay là vàng và than đá. Tô Ngu học rất chăm chỉ và cũng tiếp thu rất nhanh. Cô ghi nhớ kĩ từng động tác của Hạ Ly. Cũng cần phải nói rằng, ngày đầu tiên làm trợ lí này đã đem lại cho cô rất nhiều điều bổ ích.
Khi cô ra khỏi nhà Hạ Ly thì ngoài trời đã tối đen. Thời gian trôi qua thật nhanh, và cô cũng đã trải qua rất nhiều thái cực tâm trạng. Cô quay lại nhìn ngôi nhà nhỏ ở sâu hun hút cuối con ngõ hẻm, trong bóng đêm, nó giống như một người phụ nữ đẹp dịu dàng và ít nói đang chìm trong giấc ngủ say.
Lúc về đến nhà, Tô Ngu phát hiện ra có hai sự việc:
Thứ nhất, cô quên hỏi Hạ Ly khiếm khuyết thứ ba của BLOOD là gì.
Thứ hai, Diệp Nhất đang ở trước cửa nhà đợi cô, xem ra cậu ta đã đợi rất
lâu rồi.
Gió đêm mát rượi.
Ánh đèn hành lang tỏa màu vàng ấm áp.
Diệp Nhất mặc áo chui đầu có mũ màu cam, dưới ánh đèn trông như màu
hồng, bộ quần áo ngụy trang màu xanh sẫm rộng thùng thình, hai tay đút túi, uể oải dựa vào tường.
Có vẻ như từ sau khi xảy ra vụ bắt có lần trước, cậu không còn giấu giếm diện mạo vốn có của mình nữa, không những vẻ bề ngoài đã khác trước nhiều mà ngay cả phong cách ăn mặc cũng có sự thay đổi lớn. Diệp Nhất trước đây luôn mặc quần áo tối màu, quê mùa và lôi thôi lếch thếch, nhưng giờ đây đã đổi thành loại trang phục lòe loẹt, bắt mắt, cứ như thể sợ rằng người khác không nhìn thấy mình.
Chẳng lẽ thầy Ôn lại cho phép cậu ta ra ngoài đi dạo hay sao? Phản ứng đầu tiên của Tô Ngu là nhìn xung quanh xem có vệ sĩ hay không, sau khi thấy không có thì trong lòng rất lo lắng.
Diệp Nhất nhìn thấy phản ứng ấy của cô, không nén được buồn cười, lấy ta ra hiệu hỏi: “Tìm gì thế?”.
- Vệ sĩ.
Diệp Nhất tiếp tục nói bằng cử chỉ: “Chẳng mấy khi anh họ đi vắng, mình, cho họ nghỉ”.
- Hả? – Tô Ngu kinh hãi – Cậu, không sợ à?
Diệp Nhất nhún vai bảo:
- Trời thì phải mưa, con gái thì phải đi lấy chồng, bọn bắt cóc thì phải thích mình, tất cả những điều đó đều không thay đổi được. Cứ để bọn chúng được như ý một lần, có khi lại được giải thoát suốt đời ấy chứ.
- Ánh mắt lộ vẻ không hiểu.
Nhưng Diệp Nhất rõ ràng là không muốn tiếp tục đi sâu vào chuyện này,
cậu ta xoa xoa tay ra vẻ rất lạnh, nói:
- Này, người ta đã đứng suốt hai giờ trong gió lạnh rồi mà không mời vào nhà
được à? Vào nhà, mình muốn vào nhà!
Tuy trong đầu nghĩ hôm nay có lạnh gì đâu nhưng phép lịch sự khiến Tô
Ngu vội vàng lấy chìa khóa mở cửa:
- Mời
Diệp Nhất không đợi cô nói xong liền bước ngay vào. Vào trong rồi, cậu ta
bèn ngó đông ngó tây:
- Hóa ra đây là chỗ cậu ở! – Tuy cậu ta đã đến nhiều lần, nhưng đây mới là lần đầu tiên vào trong nhà.
- Mình, xin lỗi Cậu ngồi đi, để mình, đi pha trà! – Tô Ngu vội vào bếp đun n ước .
Diệp Nhất đút hai tay vào túi đi xem nhà khắp một lượt rồi đưa ra kết luận: Bà chị Tô Hòa tính nết sồn sồn, ăn mặc rất bình thường, nhưng không ngờ lại ngăn nắp sạch sẽ, từ quần ào giày dép cho đến sách vở đều sắp đặt rất gọn gàng; còn Tô Ngu tưởng như nho nhã, gọn gàng, sạch sẽ thì thực ra lại lôi thôi. Phẩm màu chất đống bừa bộn trên bàn, bút màu vương vãi khắp nền nhà, giá sách thì lại càng lộn xộn hơn.
Đúng là một phát hiện bất ngờ!
Diệp Nhất đã hiểu được phần nào vì sao ông anh họ độc đoán của mình lại
có thể hòa hợp với Tô Hòa.
Lúc này Tô Ngu đã pha trà xong đi ra, đặt cốc trà lên bàn:
- Mời, cậu.
Diệp Nhất vặn vẹo ngồi xuống sofa, vừa nhấp một ngụm trà khen ngon vừa
hỏi:
- Chẳng phải nhà cậu có một con mèo tên là Giảo Tử à?
- Không, biết – Không lẽ chị họ về nhà mẹ đẻ cũng mang cả con mèo theo ư? Ý nghĩ này vừa mới xuất hiện đã lập tức bị cô gạt đi. Hay là nó chạy đi chơi rồi? Lý do này thì có vẻ hợp lí hơn. Trước đây, nó cũng đã có lần ra ngoài chơi, rồi lại tự biết tự về nhà.
- Ôi trời Diệp Nhất kéo dài giọng tỏ ý tiếc nuối.
- Diệp Nhất, thích, mèo hả?
- Mình thích chó hơn. Nhưng mà, chỉ cần là con vật nhỏ, thì hễ nhìn thấy là trong lòng cũng đã cảm thấy rất vui rồi.
- Ồ – Tô Ngu gật gật đầu, sau đó không biết nên nói gì nữa.
May mà có Diệp Nhất ở đó nên cô không còn phải lo cảm thấy tẻ nhạt nữa.
Cậu ta nhướn đôi lông mày lên, hỏi:
- Ngày đầu tiên tiếp xúc gần gũi với Hạ Ly thấy thế nào?
- À – Tô Ngu đang không biết thổ lộ tình cảm đầy ắp trong lòng với ai thì vừa hay Diệp Nhất lại hỏi câu này, vì thế cô liền vội vàng kể với cậu tất cả những gì mình đã trải qua trong ngày: Nào là ngôi nhà to rộng khác thường, nào là phòng làm việc mang phong cách rất độc đáo, nào là phòng chế tác dưới lòng đất, và cuối cùng về điểm mấu chốt nhất.
- Cậu bảo mình, hỏi anh ấy về, khiếm khuyết của BLOOD phải không?
- Ừ. Có đáp án rồi à?
- Hạ Ly bảo rằng, có ba khiếm khuyết, nhưng lại, chỉ nói có hai. Thứ nhất là
khoen móc, tức là giống như, Tạ Thanh Hoan, đã nói. Nhưng mà, ở đây, có lí
do. Bởi vì, Hạ Ly thiết kế BLOOD, chỉ dành riêng cho, một người, đó là, mẹ của anh ấy.
Những cảm xúc thay đổi hiện lên trong mắt Diệp Nhất:
- Quả nhiên là như vậy
- Sao vậy?
- Ồ, không có gì, nói tiếp đi. Khiếm khuyết thứ hai là gì?
- Đó là, không thể phục chế, không thể, sản xuất, hàng loạt được. Hạ Ly nói
rằng, trước tiên, phải trông thấy, hổ phách, rồi sau đó, mới có linh cảm
- Anh ấy không nói là đã trông thấy nó ở đâu à?
Tô Ngu ngẩn người, cô thực sự chưa hỏi đến điều này.
- Có quan trọng lắm không?
- Ồ, không. Sau đó thế nào?
- Sau đó à? Không, có gì nữa
Diệp Nhất “ồ” lên một tiếng như chợt nghĩ đến điều gì đó, rồi bỗng nhiên
đứng bật dậy:
- Được rồi, mình về đây.
- Sao cơ? – Tô Ngu ngạc nhiên, sao cậu ta về sớm vậy?
- Thế nào, không lẽ cậu định mời mình ngủ lại đây hay sao? Mắt Diệp Nhất đảo một vòng – Mình không ngại đâu, ok luôn.
-
Nếu là chị Tô Hòa thì chắc chắn cậu ta đã bị đá cho một phát rồi – Tô Ngu
nghĩ thầm, còn cô thì chỉ biết ngượng ngùng nhìn cái kẻ cợt nhả kia mà thôi.
Nhưng cô không biết rằng vẻ nhút nhát này của cô lại có sức mạnh rất lớn.
Diệp Nhất dường như lập tức cảm thấy hối hận, vội chữa lời:
- Mình chỉ đùa với cậu vậy thôi, đừng để bụng nhé! – Rồi mở cửa đi ra ngoài.
Khi Tô Ngu tiễn ra đến cửa, Diệp Nhất đột nhiên ngoái đầu lại:
- Cậu ở nhà một mình nhớ phải đóng hết cửa sổ lại đấy. Bao giờ chị Tô Hòa về?
- Chị ấy, về nhà mẹ rồi
- Về nhà mẹ? – Diệp Nhất chợt hiểu ra, cười hì hì – Xem ra sắp có chuyện vui rồi đây.
Trông thấy vẻ mặt ngỡ ngàng của Tô Ngu, cậu ta lại dặn dò thêm một câu:
- Tóm lại, cậu ở nhà một mình phải cẩn thận. Phải đặt điện thoại ngay bên cạnh, có việc gì thì phải thông tin ngay cho mình đấy nhé.
- Ừ, được rồi.
Diệp Nhất đứng bên ngoài cửa.
Tô Ngu đứng bên trong cửa.
Vốn chỉ là cảnh tiễn khách rất bình thường, nhưng do bỗng nhiên hai người
đều không nói gì nữa nên bầu không khí bỗng nhiên trở nên hết sức kì quặc.
Diệp Nhất yên lặng nhìn cô, ánh mắt cậu trong sáng, long lanh. Dường như trong đó ẩn chứa rất nhiều sự quan tâm mà không cần thể hiện ra cũng vẫn có thể cảm nhận được.
Còn Tô Ngu lúc này lại bỗng nhiên nhớ đến cảnh tượng Diệp Nhất hẹn hò với Tạ Thanh Hoan hôm đó, chiếc váy đỏ như lửa cứ hiển hiện ngay trước mắt,
muốn hỏi một câu cho rõ ràng nhưng lại cố nén ở trong lòng.
- Mình
- Mình
Hai người cùng lúc cất tiếng.
Diệp Nhất cười:
- Cậu nói trước đi.
Tô Ngu lắc đầu:
- Cậu, nói trước.
Lần nào Diệp Nhất cũng nhường cô nói trước, nhưng lần này cô phải để
cậu ta nói trước. Diệp Nhất có vẻ hơi do dự trong giây lát rồi mới lên tiếng:
- Mình có món quà muốn tặng cậu – Tô Ngu đang định tiếp lời thì cậu ta lại bảo – Có điều không phải bây giờ.
- Tô Ngu lấy tay vẽ ra một dấu hỏi.
- Ra trường nhé đợi đến hôm hai đứa cùng ra trường.
- Lâu quá – Tô Ngu vừa cười vừa nghiêng nghiêng đầu – Nhưng mà, mình sẽ đợi.
Cuộc nói chuyện đến đây lại ngắt quãng. Hai người đứng đó, mặt đối mặt, giống như đã hẹn nhau kéo dài tiết mục không lời này vậy.
Có một cảm giác không muốn chia tay.
Nhưng mà, không thể không nói lời từ biệt.
Vì thế họ cứ đứng như vậy.
Chọn bừa một chủ đề nào đó, không quan trọng cũng chẳng sao, không có
nội dung gì cũng được, miễn là trao đổi với nhau thì cái thế giới cô tịch này sẽ mãi ấm áp.
Đúng vào lúc hai người đang nhìn nhau như vậy thì màn hình điện thoại của Diệp Nhất bỗng bật sáng, có điện thoại gọi đến. Cậu ta vội nghe điện, không biết người ở bên kia nói gì mà mặt cậu ta hơi biến sắc.
- Được, biết rồi, tôi đến ngay! – Diệp Nhất ngắt máy.
Tô Ngu hiểu rằng đây là lúc không thể không tạm biệt thật sự được.
- Vậy – Diệp Nhất nói rất chậm – Tạm biệt nhé!
- Tạm biệt.
- Ngày mai vẫn đến chỗ Hạ Ly phải không?
- Ừ.
Ánh mắt Diệp Nhất hơi có chút thay đổi nhưng cậu ta giấu đi rất nhanh, vì thế Tô Ngu đã không nhìn thấy. Cô chỉ thấy nụ cười ngọt ngào, cởi mở và lời
chúc bằng một khẩu hình đẹp đẽ nhất:
- Vậy thì chúc cậu ngày mai cũng vui vẻ và thu được nhiều điều bổ ích nhé!
- Ừ! Nhất định, sẽ thu được, thật nhiều! – Tô Ngu suy nghĩ giây lát rồi bổ sung – Chiếc vòng tay đó, đã thành hình, ngày mai, hoàn thành, chiếc đầu tiên, cho cậu xem.
Diệp Nhất toét miệng cười, gật đầu, rồi từ từ đóng cửa lại.
Ánh đèn tụ lại trong khe cửa, chiếu sáng dung mạo thanh tú của Diệp
Nhất. Cậu ta không phong lưu tuấn tú như Ôn Nhan Khanh, cũng không điềm tĩnh, trầm ấm như Hạ Ly, nhưng cậu ta xuất hiện ở đâu là nơi đó trở nên rất
sôi động.
Tô Ngu chợt hiểu ra phần nào cảm giác của mình đối với Diệp Nhất.
Đó là sản phẩm tích lũy của rất nhiều yếu tố trùng lặp đan xen nhau như
nhìn thấy vừa mắt, thấy yên tâm, tin tưởng, trông đợi, thân mật, gần gũi
Cảm giác đó gọi là: THÍCH.
- Diệp Nhất
Cô bỗng nhiên muốn nói ra thứ cảm giác này, nhưng ngay lúc đó cánh cửa đóng lại hẳn, chùm ánh sáng chỉ còn chiếu lên cánh cửa.
Cửa đóng rồi.
Tô Ngu cắn môi, lắc đầu, cười thẹn thùng. Quả nhiên đây vẫn chưa phải là
lúc để nói ra những lời này
Thế thì để lần sau nói vậy. Lần sau cô phải dũng cảm hơn, phải dũng cảm hơn chút nữa, để nói với Diệp Nhất điều này.
Cuối cùng cửa phòng cũng đóng lại.
Đèn cảm ứng tự động trên hành lang bật sáng, vài giây sau, do người đứng
ở ngoài cửa mãi không động đậy gì nên lại tắt đi.
Trong bóng tối ảm đạm, Diệp Nhất đứng gục đầu vào cửa, yên lặng.
Cậu nhìn chằm chằm xuống đất, tận trong đấy mắt ẩn chứa vô số trạng
thái tình cảm khó nói. Những tình cảm đó cứ lấp lánh, nhảy múa loạn xạ trong lòng cậu như hàng trăm thằng hề đang trong cơn điên cuồng.
Cậu bỗng cảm thấy lòng mình hơi nhói đau.
Từ nhỏ cậu đã là một đứa trẻ kiên cường.
Cho dù từ lúc chưa đầy ba tuổi cậu đã bị đưa về quê nhờ bà ngoại nuôi hộ;
cho dù suốt hơn mười năm cậu rất ít khi được đoàn tụ cùng cha; cho dù khi đi học luôn bị một số đứa trẻ ác ý chế nhạo là không cha không mẹ, nhưng cậu chưa từng bao giờ oán hận, cũng chưa từng cảm thấy tủi thân. Bởi vì tâm hồn cậu quá phong phú, phong phú đến mức có thể đủ lớn mạnh không cần đến những thứ mà người khác cần phải có.
Cậu luôn sống một cách tràn đầy tự tin, vui vẻ nhìn đời như vậy. Khi gặp
bất cứ việc gì thấy hứng thú, cậu cũng liền thả lỏng chân tay ra mà làm.
Cậu có vô số thời gian, lại càng có đầy rẫy cơ hội. Vì thế, trong con mắt của rất nhiều người, việc thi vào một trường cao cấp như trường S.S này – đối với cậu hình như cũng chẳng qua chỉ là một trò tiêu khiển nhạt nhẽo mà thôi. Cậu muốn xem thử bản thân mình có thể làm được đến đâu, muốn xem ông anh họ kì quái như trong truyền thuyết kia rốt cuộc là người như thế nào, muốn xem cái công việc thiết kế châu báu mà mọi người đang đổ xô vào kia thực ra
có sức hấp dẫn đến mức đâu
Cứ như vậy, mọi việc bắt đầu một cách hoàn toàn dửng dưng. Ai ngờ sẽ có
lúc khó lòng kìm nén được tình cảm trong lòng như thế này?
Tình cảm thất thường của anh họ, sự mơ hồ của Tô Hòa, sự ngạo mạn của Tạ Thanh Hoan, sự chất phác của Quan Tiểu Đông, và quan trọng nhất là Tô Ngu.
Sao trên thế gian lại có một người con gái như vậy nhỉ?
Giống hệt như được làm từ pha lê.
Trong suốt, nhẵn bóng, mỏng manh, nhưng lại vô cùng tinh xảo và xinh
đẹp.
Ban đầu, chỉ là vì lần đầu tiên gặp một người cùng tuổi bị khiếm thình nên khó tránh khỏi sinh lòng hiếu kì và một chút thương hại hơn so với những
người khác.
Sau đó, thấy được tài hoa hơn người của cô, cậu cho rằng cô gái này chắc chắn được sinh ra là để làm nghề thiết kế ngọc châu.
Tiếp sau đó, cuộc sống dần dần tích lũy thành một kí ức rực rỡ, mỗi hình ảnh có liên quan đến cô đều đẹp lộng lẫy, giống như cuốn sách được dày công chau chuốt, đọc thêm một trang là biết thêm một phần.
Sự dịu dàng ngoan ngoãn, sự thông minh lạnh lợi, sự phép tắc lễ độ, sự
thuần khiết lương thiện của cô
Nhưng những thứ đó
Không phải là tất cả.
Cậu còn được thấy cô phẫn nộ vì thần tượng của mình bị sỉ nhục, đau khổ
vì niềm hi vọng bị tan vỡ, nhận thấy cô có một đôi mắt biết nói, đôi mắt đó còn có thể lay động lòng người hơn rất nhiều so với giọng nói lắp bắp không rõ ràng của cô.
Cậu không cầm lòng được, rất muốn giúp đỡ cô.
Để cô thực hiện được ước mơ một cách thuận lợi.
Thế là cậu đã làm nhiều chuyện giúp cô tìm hổ phách, khó khăn lắm cuối
cùng cũng tìm được, nhưng cô lại không cần nữa; rồi cậu lại nhiều chuyện đăng ký ID trên BADNEWS để giúp cô quảng cáo, nhưng không ngờ lại làm mọi chuyện rắc rối hơn. Ban đầu, khi được đề nghị “Diệp Nhất, cùng nhau ra trường nhé”, cậu chỉ đơn thuần thấy cảm động vì có người đang mong chờ ra trường cùng mình, nhưng đến khi chính miệng cậu nói ra câu “Cùng nhau ra trường nhé”, thì câu nói này lại trở thành lời hứa khắc ghi trong lòng, không bao giờ quên.
Đây là lần đầu tiên cậu giao thiệp với một người con gái.
Ở nông thôn, bọn con trai không thèm chơi với lũ con gái, hơn nữa thật
lòng cậu cũng không muốn chơi với lũ con gái.
Những đứa con gái kia đều vừa yếu ớt vừa hay thay đổi, ngoài ra còn hay mách lẻo với giáo viên rằng cậu lại gặp rắc rối gì gì đó hoặc lại làm chuyện gì đó trái với quy định của nhà trường.
Đến khi lớn lên, cậu hiểu rằng những điều đó là cách để bọn con gái thu hút sự chú ý của mình. Nhưng khi đã trưởng thành, cậu vẫn không thể nào thông cảm được với những hành động ấu trĩ như vậy, do đó đành chỉ cười cho qua mà thôi.
Sau đó đến đây. Gặp cô ấy.
Cảm giác hệt như là báo ứng.
Bởi vì trong suốt mười bảy năm qua cậu không thèm để ý gì đến bọn con
gái nên bây giờ thành ra phải moi cả tim gan ra mà đối xử tốt với một cô gái.
Trái tim đang đập thình thịch, thình thịch.
Đập càng nhanh, đau đớn càng sâu. Cậu lại nghĩ đến người con gái ở phía
trong cánh cửa này.
Chuông điện thoại một lần nữa reo lên, phản ứng đầu tiên của cậu là ấn phìm tắt theo bản năng, sau đó mới chợt nhớ ra là người ở phía trong kia không thể nghe thấy được những gì cậu nói. Thế là cậu nhấn phím gọi lại, hít
một hơi thật dài để kìm nén con tim đang đập thổn thức, lên tiếng:
- Tìm thấy rồi à?
Vẻ mặt của cậu dần dần trầm lắng xuống cùng với tiếng trả lời ở đầu dây bên kia. Mấy phút sau cậu ngắt điện thoại, nhìn lại cánh cửa sắt màu trắng treo tấm biến ghi số 1201 một lần nữa, ánh mắt chợt sáng lên rồi lập tức biến thành vẻ xót xa.
Cậu đi thang máy xuống dưới, ra khỏi tiểu khu, giơ tay vẫy một chiếc taxi,
ngồi vào ghế phụ cạnh tài xế như thường lệ, nói:
- Sư phụ, cho về trường S.S.
Mắt kính của người tài xế phản xạ ra một luồng ánh sáng, Diệp Nhất trông thấy nụ cười kì quái trên miệng hắn ta thì lập tức cảnh giác thầm kêu lên trong bụng: “Hỏng rồi”. Phía sau bỗng có một người nhô ra, sau đó vang lên một tiếng “loảng xoảng”.
Có một vật nặng đập vào đầu Diệp Nhất.
Cậu thấy mọi thứ trước mắt bỗng trở nên tối om rồi lập tức ngất đi.
Đồng hồ lúc đó chỉ mười giờ hai mươi phút tối thứ bảy.
Chương 17
Trên thế gian này có một thứ không có cách nào để cự tuyệt được,
Đó là
Thần hộ mệnh!
***
Thời điểm này cũng là lúc Ôn Nhan Khanh và Tô Hòa đến Cục Lương thực
của thành phố E. Bà ngoại Tô Hòa sống trong khu nhà cũ xây từ đầu những năm 80 ở phía sau Cục Lương thực.
Mặc dù trên suốt dọc đường đi cô đã nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng đều bị bỏ ngoài tai. Lúc này thấy đã sắp đến nơi, tuy biết răng không có tác
dụng gì, nhưng cô vẫn cố gắng nói thêm lần nữa:
- Này, anh định vào nhà em thật đấy à? Em phải nói trước để anh biết, nhà bà ngoại em ở trên tầng bảy nhưng không có cầu thang máy, hơn nữa nó lại rất
chật chội nên không thể giữ khách ở lại được đâu đấy. Anh phải tự nghĩ cách
tìm khách sạn mà ngủ thôi. Còn chuyện này nữa, khi gặp mẹ em, nếu bị hỏi vì sao để tóc dài như vậy, thì anh cứ nói là để tưởng nhớ người bà quá cố của mình, thí dụ như bà là người nuôi anh suốt từ nhỏ đến lớn, vì bà luôn mong muốn có một đứa cháu gái, nên xuất phát từ lòng hiếu thảo mà anh để tóc dài như vậy cho bà tết thành bím Tóm lại, anh phải nói thế nào cho mẹ em cảm
động, thì có thể bà sẽ không thấy phản cảm nữa
Trong lúc cô đang lải nhải như vậy thì Ôn Nhan Khanh đã tự đi vào trong một tòa nhà trong khu, rồi thoáng cái đã lên đến tầng bảy. Trái lại vì ít vận động nên Tô Hòa cứ thở hổn hển, mệt muốn đứt hơi.
Ôn Nhan Khanh dừng lại trước cửa căn hộ số 705 đợi cô. Tô Hòa khó khăn lắm mới lên được hết cầu thang, cô vừa gào lên “Em mệt lắm rồi, mệt lắm rồi!”, vừa ôm ngực quỳ xuống tấm thảm lau chân trước cửa. Ôn Nhan Khanh lặng lẽ đợi cô mà không hề có hành động gì khác.
Khi tim đã bớt đập dồn, Tô Hòa ngẩng đầu lên nhìn anh với vẻ kinh ngạc:
- Sao anh không gõ cửa?
Ôn Nhan Khanh nhìn cô một cái, bấy giờ mới gõ cửa. Cửa mở ra rất nhanh, một bà cụ tóc bạc trắng đeo cặp kính lão, tay cầm củ hành tây đã bóc vỏ,
ngạc nhiên nhìn anh:
- Cháu tìm ai?
Ôn Nhan Khanh đeo kính nên không sao, nhưng còn Tô Hòa thì lập tức kêu
lên:
- Ôi, ôi, bà ơi, bà đừng có cầm hành tây đi lung tung như thế, làm mắt cháu
cay lắm rồi đây này, á á á
Bà cụ trông thấy cô, vừa mừng vừa ngạc nhiên:
- Ái chà, bé con! Cháu về đấy à! Bà xin lỗi, mắt cháu có sao không? Để bà lau
cho nào
Thấy bàn tay đang cầm hành sắp sửa lai vào mặt mình, Tô Hòa vội ôm mặt
lùi về phía sau:
- Không cần đâu, không cần đâu ạ. Bà cho chúng cháu vào nhà đã nào!
- Ồ, đúng rồi. Vào nhà đi! – Bà cụ quay người nhường lối đi nhưng vẫn quan
sát kĩ Ôn Nhan Khanh một lượt – Bé con, đây là đồng nghiệp của cháu à?
- À, vâng! – Tô Hòa trả lời ậm ừ cho qua.
Bà cụ nhìn Ôn Nhan Khanh với vẻ hiền từ, thể hiện sự xúc động từ trong
tận đáy lòng:
- Cô gái, cháu cao quá!
Tô Hòa phì cười, sau đó nhìn Ôn Nhan Khanh với vẻ dương dương tự đắc, để xem anh ta đối phó thế nào trong tình cảnh khó xử này.
Ôn Nhan Khanh yên lặng vài giây, tháo kính ra, trong mắt anh ta long lanh
những giọt nước mắt, kêu lên một tiếng:
- Bà ngoại.
Bà cụ được một phen hoảng hồn.
Tô Hòa cũng giật nảy mình.
Nhưng sau đó mới là chuyện khiến người ta phải há mồm trợn mắt. Ôn
Nhan Khanh bước lên phía trước một bước, nắm lấy tay bà cụ, nói:
- Bà ngoại, bà giống quá bà đúng là rất giống bà nội cháu, giống quá
- Hả? – Bà cụ không biết phải làm gì, hết nhìn Ôn Nhan Khanh lại quay sang
nhìn Tô Hòa – Bé con, đây là
- Cháu được bà nội nuôi nấng từ bé, bà rất yêu cháu, nhưng cháu biết rằng
thực ra bà luôn mong có một đứa cháu gái. Vì thế lúc nhỏ cháu luôn để tóc dài, sau này bà cháu ốm rồi qua đời, để tưởng nhớ bà nên cháu đã không cắt
tóc nữa
Tô Hòa đứng bên cạnh, con ngươi như muốn bật ra ngoài. Tuy những lời này là cô chỉ cho Ôn Nhan Khanh lúc trước, nhưng cô không ngờ là anh ta lại
sử dụng thật! Thế này đúng là vô liêm sỉ quá rồi!
Trong khi Tô Hòa cứ thầm kêu than trong lòng như vậy thì Ôn Nhan Khanh
vẫn nắm tay bà cụ, nói rất lễ phép:
- Nếu cháu để tóc dài mà gây cho bà ấn tượng không tốt thì cháu thành thật xin lỗi bà. Nhưng thưa bà ngoại, cháu tên là Ôn Nhan Khanh, chữ Nhan trong
nhan sắc, chữ Khanh trong Quan Hán Khanh . Cháu là thầy dạy Tô Ngu, đồng [1]
thời cũng là bạn của Tô Hòa ạ.
[1] Quan Hán Khanh: Nhà viết kịch cổ điển của Trung Quốc đời nhà Nguyên. Do chữ Hán là chữ tượng hình, có nhiều từ đồng âm nhưng tự dạng và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau nên khi giới thiệu tên, thường người ta phải giải thích rõ các chữ cấu thành nên tên của mình là dùng chữ nào để tránh nhầm lẫn.
Một người phụ nữ trạc gần năm mươi tuổi từ trong nhà đi ra, ngạc nhiên
hỏi:
- Cậu là thầy giáo của Tiểu Ngu à?
Người phụ nữ ấy đoan trang, khuôn mặt tròn trịa, rất có phúc tướng, đó chẳng phải ai khác mà chính là mẹ của Tô Hòa – bà Đổng Tiểu Thanh.
Lúc này bà cụ cũng đã nghe ra đầu đuôi câu chuyện, thái độ lập tức quay
ngoắt một trăm tám mươi độ:
- Thầy giáo Ôn, mời thầy mau vào nhà, xin mời!
Ôn Nhan Khanh bước vào nhà trong sự chào đón của hai người phụ nữ, trái lại, cô con gái chính hiệu Tô Hòa lại bị lạnh nhạt cho ra rìa.
- Này Đừng có thế chứ?
Trước sự thay đổi ngoài sức tưởng tượng này, Tô Hòa giậm chân thình thịch, miễn cưỡng theo sau họ vào nhà. Lúc này mẹ và bà ngoại đã rót trà, lấy hoa quả mời khách quý. Cô bực bội bước đến ngồi xuống sofa đối diện với Ôn
Nhan Khanh, đằng hắng một tiếng rồi nói:
- Mẹ, con đã về.
- Mẹ biết rồi! – Từ trong bếp vọng ra câu trả lời do quá quen thuộc mà trở thành lạnh nhạt của bà Đổng Tiểu Thanh. Dừng một lát, bà nói thêm – Con đừng có mà ngồi mãi ở đấy như thế, mẹ đang ninh dở nồi canh, vào trông giúp mẹ để mẹ còn bổ cam mời thầy giáo Ôn.
-
Tô Hòa cảm thấy buồn bực. Trái lại, Ôn Nhan Khanh đang ngồi đố diện lại
còn liếc nhìn cô một cái, rồi nói một cách thản nhiên:
- Sao em còn không vào đi?
Tô Hòa nắm chặt tay, cố nhịn! Cô đứng dậy đi vào bếp, trên bếp gas quả
nhiên có nồi canh đang đun, mùi thơm lan tỏa khắp phòng:
- Mẹ, có phải mẹ đang nấu món chim bồ câu hầm sâm Mĩ không? Thơm quá,
cho con nếm thử nhé!
Vừa mới mở vung ra định nếm thì bà Đổng Tiểu Thanh đã bước đến phát
mạnh vào cánh tay cô:
- Nếm gì mà nếm, vẫn còn chưa nấu xong đâu! Cam mẹ bổ xong rồi, mang ra mời khách đi.
-
Tô Hòa tiu nghỉu đón lấy đĩa cam mẹ đưa cho, bước ra khỏi bếp, đặt mạnh xuống bàn trà. Vị khách quý kia đương nhiên không biết đến hai từ “khách
sáo” là gì, sau khi lau sạch tay bằng khăn giấy tiệt trùng mang sẵn theo liền
cầm ngay miếng cam lên ăn.
Tô Hòa trừng trừng nhìn anh ta. Cô tính toán đủ điều nhưng cuối cùng vẫn sót một điểm – Ôn Nhan Khanh có nhãn mác bằng vàng là “thầy giáo của Tô Ngu”. Tất cả các bậc phụ huynh trong gia đình này đều giống nhau, đó là dù đối xử với khách có lạnh nhạt đến mấy nhưng hễ cứ nghe nói là thầy cô giáo của con cháu mình là đều trở nên nhiệt tình và tích cực không ai bằng.
Bà ngoại tích cực của cô nhanh chóng bưng ra một ấm trà:
- Thầy giáo Ôn có uống trà không?
- Dạ có ạ! – Ôn Nhan Khanh đặt miếng cam cắn dở xuống đứng dậy đón ấm trà
trong tay bà cụ, cái mũi hơi động đậy, lông mày nhướn lên:
- Ôi, trà Thiết Quan Âm phải không ạ?
- Đúng rồi! Đúng rồi! Ái chà, cậu chỉ ngửi mà đã nhận ra được rồi à? Quý hóa quá, thanh niên thời nay không mấy người hiểu trà được như vậy đâu.
- Cháu không những ngửi biết được đây là trà Thiết Quan Âm mà sờ vào ấm trà cũng biết được bà ngoài là người rất giỏi pha trà. Trà Thiết Quan Âm không giống các loại trà xanh khác, trà xanh thường không thể pha bằng nước sôi, nhưng trà Thiết Quan Âm lá dày và chắc, không pha bằng nước sôi sẽ không ra vị trà. Cái ấm này chắc chắn đã được hâm nóng bằng nước sôi, sau đó lại dùng nước sôi một trăm độ để pha trà.
Mắt bà cụ sáng lên. Vừa nhìn thấy dáng vẻ của bà như vậy, Tô Hòa liền hiểu rằng mọi việc coi như đã xong. Cả đời bà ngoại cô không có sở thích gì ngoài pha trà và tìm hiểu nghệ thuật trà, được Ôn Nhan Khanh về hùa như thế này thì bà chẳng khác nào đã vớ được của quý.
Có điều, cô vẫn còn hi vọng!
Cô nắm chặt tay, mắt nhìn về phía mẹ mình đang ở trong bếp – Mẹ à, mẹ
nhất định phải hăng hái lên, đừng có dễ dàng bị hạ gục như bà nhé!
Bà Đổng Tiểu Thanh rửa một đĩa nho, bê ra đặt trên bàn trà rồi ngồi xuống
cạnh con gái, cười tít mắt hỏi:
- Thầy giáo Ôn là thầy giáo thế nào của Tiểu Ngu vậy?
Tô Hòa trả lời thay:
- Mẹ, người ta là giáo viên trường S.S, hiện giờ là chủ nhiệm lớp Tiểu Ngu đấy.
- Ồ, chính là trường đại học thiết kế ngọc đấy à! – Bà cụ hào hứng nói chen vào – Thầy giáo Ôn, Tiểu Ngu học rất tốt phải không, tuy con bé không nghe thấy gì nhưng ngay từ nhỏ đã có năng khiếu bẩm sinh về vẽ tranh! Hơn nữa nó còn rất hiểu chuyện, chắc chắn sẽ không để thầy phải xấu hổ đâu.
Ôn Nhan Khanh mỉm cười đáp:
- Vâng ạ, Tiểu Ngu rất có năng khiếu, sau này chắc chắn sẽ làm được việc lớn.
Hừ, rõ ràng vài hôm trước còn nằng nặc đòi đuổi học người ta! – Tô Hòa rủa thầm.
- Thầy giáo Ôn cùng Tô Hòa về đây có việc gì vậy? – Cuối cùng bà Đổng Tiểu Thanh cũng đề cập đến vấn đề then chốt này.
Tô Hòa thầm khen trong lòng, thật không hổ danh là mẹ mình, quả nhiên không chút hồ đó, hỏi một câu trúng tim đen.
Ôn Nhan Khanh liếc nhìn Tô Hòa, sau đó nhếch miệng nở một nụ cười vô
cùng đoan trang, vô cùng thành thật và đương nhiên cũng vô cùng khôi ngô:
- Cháu về là để cầu hôn ạ.
- Phì – Tô Hòa phun hết cả nước trà trong miệng ra ngoài, vừa hay lại trúng vào Ôn Nhan Khanh.
Cụ bà hoảng hồn vội đứng bật dậy, luống cuống lấy khăn mặt lau cho anh:
- Xin lỗi, thầy giáo Ôn không sao chứ? Mau lau đi
Bà Đổng Tiểu Thanh thì giận dữ nhìn Tô Hòa:
- Có ai như con không hả? Thật vô lễ!
- Con – Tô Hòa lại một lần nữa chịu ấm ức.
Còn Ôn Nhan Khanh tuy bị nước trà phun tung tóe khắp người nhưng không chút bối rối mà vẫn thản nhiên ngồi trên sofa, vừa lễ phép từ chối khéo không để bà ngoại Tô Hòa lau nước trà cho mình, vừa đón lấy khăn mặt, cẩn thận lau khô những giọt nước. Sau khi thong thả làm hết những việc này xong, anh gấp khăn mặt lại, để ngay ngắn trên bàn rồi ngẩng lên nhìn thẳng
vào mắt bà Đổng Tiểu Thanh, nói rành rọt từng tiếng:
- Cháu rất yêu con gái bác, vì thế hôm nay cháu đến đây xin bác hãy trao cô ấy cho cháu.
- Hụ hụ hụ hụ hụ – Tô Hòa ho sặc sụa một thôi một hồi.
- Ái chà, bé con, cháu làm sao vậy? – Bà cụ cuống lên bước đến xem Tô Hòa ra sao.
- Bà ngoại, cháu sặc sặc quá, hụ hụ hụ hụ hụ
Trong lúc hai bà cháu đang rối rít thì bà Đổng Tiểu Thanh và Ôn Nhan Khanh lại bình tĩnh ngồi quan sát. Bà Đổng Tiểu Thanh thì đang đánh giá một cách kĩ lưỡng, còn với Ôn Nhan Khanh đang bình tĩnh để bị đánh giá.
Đợi đến khi Tô Hòa khó khăn lắm mới dứt được cơn ho và lấy lại hơi thở
bình thương, Ôn Nhan Khanh mới nói tiếp, hình như là có ý khích lệ cô:
- Có một chuyện cháu vô cùng xin lỗi, nhưng bây giờ cũng đã đến lúc phải thưa với bác rồi. Tô Hòa đang mang trong bụng đứa con của cháu.
Tô Hòa trợn tròn mắt đến mức không còn có thể to hơn được nữa, sau đó
tất thảy trước mắt cô đều tối sầm, cả người ngã đổ vật về phía sau, lúc này cô
thật sự đã ngất đi.
Thế giới trước mắt cô toàn một màu đen kịt. Cô mơ hồ nghe thấy tiếng người nói, hình như là mẹ, hình như là bà, lại hình như là Ôn Nhan Khanh. Họ nói gì cô không nghe rõ. Đầu óc cô quay cuồng, có ai nói cho cô biết vì sao lại quay cuồng như vậy không? Người cô rã rời, không còn chút sức lực nào nữa.
Trong bóng tối mênh mông không biết từ lúc nào bỗng tách ra một luồng sáng, trong ánh sáng trắn có một bóng người chầm chậm lại gần cô.
A, cha ơi!
Cha đấy à? Cha ở trên trời đến thăm con phải không?
Cha nhìn cô bằng cái nhìn hiền từ vô hạn, đôi môi đôn hậu mấp máy, là cha
đang nói đấy.
Nhưng, cha đang nói gì mà con không nghe thấy vậy?
Cha lại gần con một chút, gần thêm chút nữa, lại gần thêm chút nữa đi
cha!
Cha càng lúc càng gần hơn, cuối cùng cô cũng nghe thấy những âm thanh
kia. Cha nói rằng:
- Chúc mừng
Chúc mừng gì cơ chứ?
- Phải chăm sóc đứa bé cho tốt nhé
Khoan đã, đứa bé ư? Đứa bé nào?
Cô còn đang sửng sốt kinh ngạc thì cha đã đẩy một đứa bé vào lòng cô:
- Con sắp làm mẹ rồi, phải chín chắn hơn chút nữa.
Cha! Khoan đã! Sao lại như vậy, sao cô lại sắp làm mẹ được, còn nữa, đứa
bé này là ai?
Cô cúi đầu thở gấp gáp, cùng lúc đó đứa bé cũng ngẩng đầu lên nháy mắt
với cô, gọi cô một tiếng vô cùng ngọt ngào:
- Mẹ
Đôi mắt phượng nhỏ dài tuyệt đẹp, đôi môi hình cánh cung xinh xắn, khuôn
mặt trái xoan to cỡ bàn tay người lớn, và mái tóc dài chấm vai
Đứa bé gọi cô là mẹ này giống hệt một phiên bản thu nhỏ của Ôn Nhan
Khanh!
Tô Hòa cuống quýt kêu thét lên một tiếng kéo dài, sau đó bật ngồi dậy.
Cô đã tỉnh lại.
Thế giới trước mắt lúc đầu còn lờ mờ, sau đó rõ dần
Cô đang ở trong một căn phòng rất đẹp và dễ chịu. Chỉ trong một giây cô
đã nhận định ngay: Đây chắc chắn không phải là nhà bà ngoại rồi! Chiếc giường đệm nước rộng rãi mềm mại nâng đỡ từng bộ phận trên cơ thể, chả trách lúc trước cô cảm thấy toàn thân rã rời không chút sức lực, chiếc đèn bàn trên tủ đầu giường được tạo hình thần tình yêu cầm mũi tên cũng hết sức thơ
mộng và lãng mạn. Đây là đâu?
Đúng lúc cô còn đang mơ hồ chưa tỉnh táo hẳn thì một âm thanh vang lên
ngay bên tai:
- Tỉnh rồi à?
Tô Hòa lập tức quay lại, thấy Ôn Nhan Khanh đang ngồi đọc sách trên sofa ở cách đó hơn ba mét.
Trời ơi! Sao lại là anh ta? Là một đứa con gái ngất đi ở trong nhà mình, lẽ
nào người đầu tiên trông thấy khi tỉnh lại lại không phải là người thân của
mình? Vì sao lai là Ôn Nhan Khanh?
- Mẹ em đâu?
- Mẹ và bà đang ở nhà.
- Đây là đâu?
- Là khách sạn ở cách nhà em năm phút đi bộ.
- Khách sạn? – Tô Hòa cuống quýt – Sao em lại đến đây? Sao bà và mẹ lại cho
phép anh đưa em đến đây được?
- À, là thế này – Ôn Nhan Khanh thủng thẳng trả lời – Em bị ngất đi, thế là đưa ra lời đề nghị “rất cá nhân” đưa em đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói em hơi thiếu máu và thiếu ngủ, phải để em ngủ một giấc thoải mái. Vì ở nhà không đủ giường nên bà và mẹ đồng ý cho em ở đây với anh.
Tô Hòa càng lúc càng cảm thấy không đúng:
- Khoan đã, cái gì gọi là đề nghị “rất cá nhân”?
- Tức là anh cho rằng em tự nhiên ngất đi có thể là do mang thai.
- Cái gì? Em em không mang thai!!! – Tô Hòa lật tung chăn đòi dậy, Ôn Nhan Khanh đặt quyển sách xuống, bước đến vừa dịu dàng vừa khéo léo ép cô trở
lại giường:
- Em cẩn thận đừng làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Anh mang thai thì có! – Tô Hòa giận đến mức chỉ muốn đá chết “kẻ tiểu nhân” này – Chúng ta mới chỉ một lần với nhau, làm sao đã có thể mang thai
được? Chẳng phải là anh đang diễn kịch đấy à!
- Thật vậy sao? – Ôn Nhan Khanh nheo mắt lại.
Trong lòng Tô Hòa run lên, cô bỗng dự cảm có chuyện chẳng lành.
Quả nhiên Ôn Nhan Khanh nhướn lông mày lên cười. Khi không cười trông
anh lạnh như băng, còn khi cười lại vô cùng tinh quái. Nụ cười khiến cô rợn tóc gáy.
- Một lần chưa đủ thì cố gắng thêm lần khác nhé! – Nói rồi anh ta liền bỏ dép trèo lên giường.
Tô Hòa vội ôm chăn thu mình lại phía sau:
- Khoan đã, không phải không phải là em có ý đó! Không được đâu khoan đã cứu – Âm thanh cuối cùng một lần nữa bị chìm lấp trong sự giao hòa của hai đôi môi nồng nàn.
Trong giây phút đó, suy nghĩ cuối cùng lóe lên trong đầu Tô Hòa là – Mẹ,
mẹ không giúp con gì cả
Đến ngày hôm sau, Tô Hòa càng thấm thía sâu sắc rằng mẹ đã chẳng giúp gì mình.
Sáng sớm hôm sau, Ôn Nhan Khanh cứ nằng nặc kéo cô ra khỏi giường. Đôi mắt cô đỏ mọng, cô cảm thấy rất bất bình, dày vò suốt một buổi tối coi như cho qua, nhưng đằng này lại còn không để cho cô ngủ một giấc đã mắt! Còn nữa, ông trời thật không công bằng chút nào! Vì sao cùng trải qua những cảm giác ham muốn như nhau, thế mà trong khi cô thấy mệt mỏi rã rời, thì gã Ôn Nhan Khanh biến thái kia lại tỏ ra sảng khoái hiên ngang thế cơ chứ? Hiên
ngang đâu phải là để dùng vào mấy cái việc này
Trong lúc Tô Hòa còn đang đầy một bụng bất bình thì Ôn Nhan Khanh đã kéo cô ra khỏi khách sạn, khi vừa đến cổng Cục Lương thực thì một chiếc xe tải lớn chạy đến, dừng ở đâu không dừng mà lại dừng ngay trước mặt hai người.
Đang bực tức trong lòng chưa có chỗ nào để trút giận, Tô Hòa thấy thế liền
chống nạnh hét lên:
- Này, các người đừng có cản đường cản lối như vậy chứ! Đây không phải chỗ
để xe!
Cửa xe mở ra, hai người có vẻ là công nhân bốc vác nhảy xuống, đi thẳng
đến trước mặt Ôn Nhan Khanh:
- Thưa ông Ôn, đồ đạc chuyển đến đâu ạ?
- Tòa số 5, đơn nguyên 3, phòng 705.
- Vâng ạ! – Công nhân bốc vác đáp một tiếng rồi đi ra phía sau xe tải, mở cửa.
Sau đó Tô Hòa tròn mắt nhìn chằm chằm từng chiếc, từng chiếc hòm được dỡ xuống, đưa về nhà bà ngoại cô. Cô há mồm trợn mắt.
- Định làm trò gì vậy?
Ôn Nhan Khanh trả lời rất ngắn gọn, chỉ có hai từ nhưng lại khiến cô ngay
lúc đó chỉ muốn chết đi cho xong. Câu trả lời của anh ta là:
- Sính lễ.
Thế là Tô Hòa liền đi theo đám đồ sính lễ dài dằng dặc kia về nhà bà ngoại. Bà và mẹ cô cũng đang ngỡ ngàng nhìn đám công nhân chuyển đồ vào nhà.
Bà Đổng Tiểu Thanh hỏi:
- Những thứ này là?
- Hôm qua cháu đến vội quá không kịp biếu bà và bác chút quà gặp mặt. May mà đã có chuẩn bị từ trước, có điều hàng vừa gửi chuyển đến chậm mất một ngày ạ! – Ôn Nhan Khanh vừa giải thích vừa tiện tay cầm lấy một hộp giấy để lên bàn rồi mở ra – Bà ngoại, cháu biết bà thích trà, đây toàn là những thứ trà
lá cháu dày công gom nhặt. Bà xem đi ạ!
Không đợi anh nói xong, mắt bà cụ đã bắt đầu sáng lên, bà xúc động bảo:
- Chà, đây là trà Tử Quyên vẫn được người ta truyền tụng có phải không?
Nghe nói loại trà này mỗi năm chỉ sản xuất có hai trăm cân thôi! Phải vậy
không? Chà, còn cái này nữa, có phải là Hán Trung Tiên Tiên
- Tiên Hào – Ôn Nhan Khanh ở bên cạnh nhắc.
Bàn tay cầm hộp của bà cụ đã bắt đầu run:
- Đây là loại trà vua của Hán Trung, nghe nói có giá 420 nghìn đồng một cân [2]
cơ đấy!
[2] Trà hạng nhất.
Tô Hòa đứng bên cạnh lập tức trợn tròn mắt – Cái gì? Có một tí trà lá này
mà còn đắt hơn cả một chiếc xe cơ á?
Ôn Nhan Khanh cười bình thản:
- Đó chỉ là giá bán ra thị trường thôi. Chủ doanh nghiệp đó là bạn cháu, mỗi khi có trà mới đều dành cho cháu một ít, vì thế loại trà này cháu có được mà không cần phải tốn mấy công sức. Chỉ có điều mấy loại trà khác thì tương đối khó kiếm, cháu đã thu thập từ rất lâu rồi, vì thế số trà đã thu thập được phải biếu một người trong nghề như bà thì mới không lãng phí.
Tô Hòa ở bên cạnh liên tục lườm nguýt – coi như cô đã hiểu, nào là lạnh lùng, nào là kiêng khem, tất cả những điều đó ở người đàn ông này đều chỉ là cái mẽ bề ngoài, anh ta thực ra chỉ là một kẻ lừa đảo, dùng miệng lưỡi bịp
bợm người ta một cách trắng trợn mà thôi!
Cũng phải công nhận rằng, cái trò nịnh bợ này đúng là thâm hiểm. Bởi vì bà
ngoại cô đã lập tức sập bẫy, mặt mày phấn khởi rạng rỡ, bà bảo:
- Hay lắm, cháu ở lại đây chơi vài ngày, chúng ta phải thử tất cả các loại trà này mới được.
- Vâng ạ!Hồi 17.2
Ôn Nhan Khanh lại quay người bước đến trước một đống hòm chất trong
góc nhà, nói với bà Đổng Tiểu Thanh:
- Thưa bác, cháu nghe nói bác rất thích xem phim. Đây là những bộ phim có từ thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay, bắt đầu với nhà làm phim Griffith, đã phát hành thành đĩa DVD mà cháu thu thập được, để những lúc
nhàn rỗi ở nhà bác xem cho vui ạ
Tô Hòa không nhịn được nữa nhảy cẫng lên:
- Chà, có thứ hay thế cơ à? Em cũng muốn xem!
Bà Đổng Tiểu Thanh đá vào chân cô:
- Xem gì mà xem, không thấy người ta tặng mẹ à? – Đối với con gái, rõ ràng bà thể hiện vẻ mặt của một dì ghẻ, nhưng lúc quay sang Ôn Nhan Khanh thì lại chuyển sang thái độ vô cùng nhã nhặn – Tiểu Ôn, cảm ơn cháu, cháu thật là
có lòng thơm thảo. Những thứ này khó kiếm lắm đấy!
Tô Hòa ôm cái chân bị mẹ đá, ấm ức làu bàu:
- Rốt cuộc con có phải con để của mẹ hay không mà đá mạnh thế Mà này, anh mang một đống đồ đến nhà em như vậy liệu có định để chỗ cho bà và mẹ em đi lại nữa không vậy? – Trông thấy đồ đạc vẫn tiếp tục được chuyển vào trong nhà, Tô Hòa liền đưa ra câu hỏi hết sức thực tế này.
Kết quả đương nhiên Ôn Nhan Khanh đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đến đây, bởi vì cuối cùng anh cũng lấy từ trong túi ra một cái hộp nhỏ đưa đến
trước mặt bà Đổng Tiểu Thanh:
- Những thé lúc trước đều chỉ là quà gặp mặt, đây mới là sính lễ của cháu. Xin bác hãy gả con gái cho cháu, cháu nhất định sẽ đối xử thật tốt với cô ấy.
Tô Hòa đỏ bừng mặt, bỗng chốc không nói được lời nào. Bà Đổng Tiểu
Thanh nhận lấy chiếc hộp, tò mò mở ra xem, thì ra là một chiếc chìa khóa.
Tô Hòa chớp mắt, nhìn lại – đúng là một chiếc chìa khóa.
- Đây là chìa khóa căn hộ số 101 thuộc tòa nhà A khối 5 xinh đẹp ở Lệ Cảnh
Hoàng Đô đối diện với Cục Lương thực. Cháu biết bà ngoại tuổi đã cao, không thích vận động nhiều, hơn nữa tất cả hàng xóm cũ đều cư trú ở đây, vì thế cháu đã tìm được một căn hộ tầng một ở Lệ Cảnh, chỉ cách nơi này năm phút đi bộ, như vậy chuyển đến đó cũng có thể coi như là chưa đi khỏi khu vực này. Căn hộ này tuy không lớn nhưng có một phòng trà chan hòa ánh nắng, bên ngoài cửa sổ còn có một rặng quế, ở đó bà ngoại có thể thưởng thức trà một cách thư thái nhất với hương hoa quế và ánh nắng mặt trời ấm ấp. Ngoài ra, căn hộ còn có một phòng khách cách âm, bác có thể mở to âm thanh mà xem phim ở đó. Cháu mong rằng bà và bác sẽ thích nó.
Nói xong những lời này, Ôn Nhan Khanh lại nở một nụ cười hết sức hào phóng.
Ngay lúc này, trong đầu Tô Hòa hiện lên mỗi hai chữ: THÔI, XONG.
Kiểu tấn công bằng tiền một cách vừa chu đáo gần gũi lại vừa cẩn trọng
này quả thật đã đạt đến cấp độ thượng thừa rồi!
Tô Hòa trông thấy nét mặt xúc động của bà ngoại và ánh mắt cảm động của mẹ liền biết rằng tuyến phòng thủ cuối cùng của mình đã bị đánh sập. Mẹ à, một bộ đĩa phim và một căn hộ đã mua đứt mẹ rồi, mẹ đúng là chẳng giúp
đỡ con cái gì cả!
Trong tình cảnh mẹ vợ ngày càng vừa lòng hơn với con rể này, Tô Hòa
bỗng đột ngột đứng dậy nắm lấy tay Ôn Nhan Khanh, nói:
- Anh lại đây, em có chuyện cần nói với anh!
Rồi cô không giải thích gì thêm mà kéo tuột anh ta ra bên ngoài, sau đó theo cầu thang leo lên đến tận tầng trên cùng của tòa nhà.
Ở trên đó có một cái sân thượng nhỏ, thường ngày là chỗ để các cư dân ở đây hóng mát vào buổi tối. Lúc này đang là buổi sáng ngập tràn ánh nắng mặt trời nên không có ai, rất thích hợp để nói chuyện riêng.
Đến nơi, Tô Hòa hất tay Ôn Nhan Khanh ra. Cô nắm chặt hai tay, nhìn anh
ta bằng thái độ vừa cảnh giác lại vừa nghiêm túc:
- Rốt cuộc anh muốn thế nào hả?
- Thế nào ư? – Ôn Nhan Khanh khẽ nhếch đôi lông mày đẹp lên – Anh cho rằng mình thể hiện như vậy là đã đủ thành ý rồi.
- Tặng lễ vật cái gì chứ, như thế gọi là mua chuộc, không phải là thành ý!
- Vậy xin hỏi, thế nào mới là thành ý?
Anh chàng này! Thực ra là ngốc thật hay là giả vờ đây! Tô Hòa giậm chân
thình thịch:
- Này, Ôn biến thái, không phải anh muốn lấy em sao? Người anh muốn lấy là em phải không? Vậy thì những chuyện nịnh nọt người nhà em, tặng quà, sắp xếp cuộc sống sau này cho họ gì gì đó chỉ là thứ yếu – Cuối cùng cô cũng nói đến điểm mấu chốt nhất – Người anh cần phải nịnh nọt nhất chẳng phải là em hay sao? Là em đấy! Chính em mới là người mà anh phải cầu xin đồng ý lấy
anh!
Mọi biểu hiện tình cảm của Ôn Nhan Khanh bỗng chốc biến mất. Anh ta trở về vẻ trầm tĩnh như lúc ban đầu mới gặp nay, điềm tĩnh, bí hiểu khó đoán, lạnh lùng và xa cách. Vừa trông thấy bộ mặt lạnh như băng này Tô Hòa liền
cảm thấy tức giận, vì thế càng không vừa lòng:
- Những người bình thường trước khi kết hôn đều cầu hôn phải không? Đều cầu xin sự đồng ý của người con gái mình muốn lấy phải không? Vì sao anh lại khẳng định rằng em chắc chắn sẽ lấy anh như vậy? Cho dù anh lấy lòng được bà và mẹ em thì cũng chẳng có tác dụng gì. Thôi được, coi như em thừa nhận điều đó cũng có chút tác dụng, nhưng cửa ải cuối cùng vẫn phải là em! Ôn Nhan Khanh, nói cho anh biết – Cô giậm chân thình thịch bước đến, ghé sát mặt nhìn thẳng vào mắt anh ta. Ở khoảng cách gần đến mức hai bên có thể nghe rõ từng hơi thở của nhau đó, cô chống nạnh, nói rành rọt từng tiếng –
Nếu anh không nói câu yêu em thì đừng mơ em lấy anh!
Vì tức giận mà đôi mắt cô ngời sáng, vì kích động mà hai má bừng đỏ, cô
gái đứng trước mặt anh lúc này thậm chí hoàn toàn không thể nói là xinh đẹp, nhưng vẻ tươi tắn sống động ấy, sự chân thực ấy và của cô làm rung động tâm hồn anh.
Ôn Nhan Khanh yên lặng nhìn Tô Hòa một hồi. Đúng vào lúc cô cho rằng anh sẽ vẫn mãi thể hiện sự lạnh lùng như vậy thì anh lại cất tiếng, giọng nói nhẹ nhàng pha chút trầm lắng, trong buổi sáng tươi đẹp đến mức không còn có thể tươi đẹp hơn được nữa, giọng nói ấy nghe như thể tiếng sáo thoảng trong gió từ một nơi nào xa thẳm, mỗi một âm tiết đều vô cùng hoàn mĩ.
- Anh là người rất tẻ nhạt.
- Hả? – Tô Hòa sững sờ.
- Trong suốt hai mươi sáu năm anh sống trên đời này, tất cả những người đã gặp anh đều bảo anh “tẻ nhạt”. Anh thích sắp xếp tất cả mọi việc đều phải đâu ra đấy, nếu đã xác định sáng thứ hai phải uống sữa thì anh tuyệt đối sẽ không uống sữa đậu nành, nếu anh chỉ có thể nằm ngủ trên giường của mình
thì cho dù có chiếc giường khác anh cũng nhất quyết nằm trên sofa
Tô Hòa nghe đến đây cuối cùng cũng đã hiểu vì sao hôm đến chung cư của anh, anh lại ngủ trên sofa, đó là vì cô đã chiếm mất chiếc giường thuộc về anh. Cô cũng hiểu vì sao đêm qua anh luôn “làm phiền” cô mà không chịu ngủ, bởi vì đó không phải là giường của anh.
- Đi học, lên lớp, ra trường, sau đó là giảng viên trường S.S. Cuộc đời anh chuẩn xác hệt như một chiếc đồng hồ báo thức đã đặt giờ sẵn, không có điều gì bất ngờ xảy ra, cho đến khi anh gặp được em vào hôm trường S.S tổ chức kì thi tuyển sinh hôm đó.
Tô Hòa bỗng nhiên nghe thấy tiếng trống đập thình thịch, sau đó nhận ra đấy là tiếng đập của trái tim mình.
- Em là bất ngờ duy nhất trong cuộc đời anh, em đã xuất hiện một cách rất lạ kì, sau đó lần lượt nảy sinh những ràng buộc lẽ ra không nên nảy sinh, mà bất ngờ nhất là khi đối mặt với điều bất ngờ này anh lại cảm thấy rất thú vị. Khi
anh đau đầu tìm cách thoát khỏi sự quấy nhiễu của Happen thì em lại tự động
tìm đến. Thế là đằng sau việc nhờ người điều tra về em, anh đã tự nói với mình rằng “Chính là cô ấy rồi!” – Ánh mắt của Ôn Nhan Khanh không rời Tô Hòa một giây, trong đáy mắt vừa có thấp thoáng sự dịu dàng, sự băn khoăn khó giấu, lại vừa có sự kiên định một cách cố chấp – Bạn gái hờ gì chứ Anh không tìm bạn gái hờ. Đối với anh, nếu có một người con gái đã được gọi là bạn gái của anh thì cô ấy chính là bạn gái đích thực. Vì thế anh đã gọi điện thoại cho em, đã mời em ăn sáng, đã nhường cho em món mì mà em thích ăn, đã nổi nóng khi em hiểu lầm mối quan hệ giữa anh với Tô Ngu Tô Hòa, có thể em không hiểu tình cảm giữa anh và em, nhưng đối với anh, đó là tình cảm chân thật ngay từ lúc mới bắt đầu.
Tô Hòa cảm thấy vô cùng bất ngờ và xúc động, những lời Ôn Nhan Khanh nói ra quả thật quá bất ngờ, bất ngờ đến nỗi cô không thể đưa ra bất kì phản ứng nào. Cô ngây người nhìn anh, còn anh vẫn giữ nguyên ánh mắt nhìn cô như ban nãy. Vì sao trước đây cô lại không nhìn thấy trong ánh mắt bình tĩnh kia ẩn chứa những cơn sóng đang dâng trào, và chất chứa tình cảm đầy thôi
t húc ?
- Anh – Giọng cô run run, bởi vì không tự tin nên không thể nào tin được – Vì
sao lại thích em?
Cô – Một người con gái bình thường, thấp kém.
Còn anh – Một người đàn ông tươi tắn, giỏi giang, tuy có rất nhiều khuyết
điểm nhưng nếu đánh giá bằng con mắt của những người bình thường thì có thể coi đó là một viên kim cương chuẩn mực.
Vì sao một người ưu tú như anh lại thích cô – một người không có gì cả?
Thực ra tình yêu nảy sinh phần lớn thường không có nguyên do, cũng
giống như nếu lúc này hỏi Tô Hòa có yêu Ôn Nhan Khanh không, có lẽ cô sẽ không thể trả lời một cách chính xác được. Nhưng nếu hỏi có phải cô không yêu Ôn Nhan Khanh không, thì cô lại kiên quyết lắc đầu phủ nhận. Có lẽ, không nhất thiết phải đi tìm lí do rõ ràng cho tình yêu này, chỉ có điều, trong thời khắc quan trọng này, cô chỉ muốn anh tự mình nói ra mà thôi.
Hãy khen em đi.
Hãy dùng những lời nói chỉ dành riêng cho em của anh để khen em, khẳng
định em, yêu thương em đi.
Như thế, bất kể là những lời như thế nào đi nữa, chỉ cần được nói ra từ miệng anh, thì cũng đều là những lời đẹp đẽ nhất trên thế gian này.
Cô nhìn anh với đầy trông đợi.
Nhưng Ôn Nhan Khanh lại bất ngờ cúi nhìn xuống, trong giây phút này,
dường như vì mất tự nhiên mà không dám nhìn thẳng vào cô.
Không lẽ vậy?
Để chắc chắn mình không nhìn nhầm, Tô Hòa ghé sát lại xem, đúng lúc đó
Ôn Nhan Khanh cũng ngẩng đầu lên nói rất nhanh:
- Bởi vì em xinh đẹp.
- Gì cơ?
- Ngoài ra còn thông minh, tài hoa.
- Điều này
- Tính cách tốt, giỏi nấu nướng. Lại còn
- Dừng lại! Anh nói dối – Cô không nhịn được nữa, tức giận vung nắm đấm lên, nhưng tay vừa đến trước mặt Ôn Nhan Khanh thì đã bị anh nắm lấy. Chưa kịp rút tay lại thì bỗng thấy lành lạnh ở ngón tay, một vật gì đó vừa lồng ngay vào ngón đeo nhẫn bên tay phải của cô.
Nhìn kĩ thì ra đó là một chiếc nhẫn kim cương.
Chiếc nhẫn vừa khít ngón tay cô.
Đường cong đơn giản, kim cương óng ánh, dường như lời thề có từ nghìn
năm trước – trong giây phút này – hiển hiện ra trước mặt cô.
- Thần hộ mệnh!
Mắt Tô Hòa ngây ra, liền đó xuất hiện vô số trái tim màu hồng. Vật quý giá cô đã trông thấy vô số lần trên quảng cáo, thứ hàng xa xỉ mà cô đã vô số lần cùng đồng nghiệp ngắm nhìn một cách thèm thuồng – chiếc nhẫn kim cương đẹp nhất của trường S.S – lúc này đây đang tỏa sáng lấp lánh trên ngón tay cô. Nắm đấm của Tô Hòa lập tức biến thành vòng tay, cô nhảy lên ôm chầm
lấy cổ anh, ríu rít như chim hót:
- Ôi! Ôn Nhan Khanh! Em nhất định phải lấy anh!
Tia sáng lướt qua trong mắt kính hình bầu dục, Ôn Nhan Khanh nhếch mép lên, cười nham hiểm.
Thế là xong.
Thần hộ mệnh quả nhiên là thứ không người con gái nào có thể từ chối được
Chúc các bạn online vui vẻ !