Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Tiểu thuyết - Sống chung với mẹ chồng - trang 1

Chương 1: Ra mắt

Tháng 6, trời trong xanh.

10 giờ sáng, Hứa Bân xuất hiện đúng giờ ở cổng chung cư nhà Hy Lôi. Cửa mở ra, Hứa Bân kinh ngạc, chiếc váy liền màu ngó sen ôm trọn thân hình trẻ trung của Hy Lôi, làn da trắng như ngọc, đôi môi màu cánh sen và chút phấn hồng trên má khiến cả người cô tràn đầy sức sống.

- Chuẩn bị xong chưa? - Hứa Bân bước vào phòng.

Hy Lôi điệu đà quay một vòng trước mặt anh:

- Đẹp không?

- Đẹp lắm! Em mặc gì cũng đẹp cả! - Hai người quen và yêu nhau đã một năm nay, cuối cùng thì Hứa Bân cũng được đưa cô bạn gái xinh đẹp tới gặp bố mẹ mình, trên mặt anh không giấu nổi niềm vui sướng.

Hứa Bân tốt nghiệp Học viện Chính trị Pháp luật, còn Hy Lôi học khoa Trung Văn trường Đại học Sư phạm, một năm trước, hai người quen nhau trong một buổi giao lưu văn nghệ giữa hai trường. Hứa Bân vừa thấy Hy Lôi, đã lập tức đứng sững lại như bị sét đánh, thế là anh bắt đầu gọi điện thoại và nhắn tin liên tục, lúc này, Hy Lôi đang vò đầu bứt tai vì tìm việc, làm gì có thời gian để ý tới một anh chàng Hứa Bân diện mạo bình thường. Không lâu sau, cuối cùng Hy Lôi cũng tìm được một công việc vừa ý, làm biên tập ột tạp chí phụ nữ rất nổi tiếng. Hôm đó tâm trạng tốt, tin nhắn của Hứa Bân lại tới rất kịp thời: “Có thời gian không, cùng ăn cơm nhé?”. Câu chuyện bắt đầu từ ngày hôm đó. Sau khi tiếp xúc với nhau, sự dịu dàng, khiêm nhường, tận tâm, chu đáo của Hứa Bân đã dần dần khiến Hy Lôi rung động.

Cô gái thuê chung nhà với Hy Lôi tên là Mai Lạc ngái ngủ từ phòng bước ra, ngáp một cái dài rồi cười nói:

- Con dâu đến ngày ra mắt bố mẹ chồng rồi. Hy Lôi, cố lên!

Hy Lôi cười nói:

- Xì, cậu là con dâu thì có!

2.

Hy Lôi cùng Hứa Bân ra siêu thị mua một ít quà, gọi một chiếc taxi. Taxi dừng lại ở khu chung cư cao cấp phồn hoa nhất trong thành phố. Nhà anh ở tầng 11 nhà C.

Hứa Bân quên mang chìa khóa, mẹ anh ra mở cửa. Cuối cùng Hy Lôi cũng gặp được mẹ của Hứa Bân, bà Phương Xảo Trân, một người phụ nữ không cao, hơi đen, hơi bé, không hề có được ngoại hình của những bà vợ quan, bà chẳng khác gì những người phụ nữ của gia đình rất bình thường. Trái tim lơ lửng nãy giờ của Hy Lôi được đặt xuống, miệng cười ngọt ngào:

- Con chào bác ạ!

Phương Xảo Trân cũng hiền hòa mỉm cười, bảo con trai đưa Hy Lôi vào nhà. Người đàn ông trung niên đang đọc báo trong phòng khách chính là bố của Hứa Bân, Hứa Trường Thiên. Nghe Hứa Bân nói, bố anh giữ một chức vụ không to không nhỏ ở phòng nhân sự trong một doanh nghiệp nhà nước loại hình lớn, cũng có chút quyền lực, tính tình rất hiền hòa. Hy Lôi lên tiếng chào rồi cùng Hứa Bân ngồi xuống salon, rồi cô đặt mấy túi hoa quả với đồ dinh dưỡng lên bàn. Mẹ Hứa Bân rót trà, bố anh rất hiền lành, hỏi cô mấy câu đại loại như “Nhà con ở đâu? Bố mẹ khỏe không? Làm công việc gì”. Hy Lôi trả lời từng câu một.

Nhà Hy Lôi ở thành phố C cách thành phố A không xa, một gia đình bình thường, bố là bác sĩ ở bệnh viện, mẹ là giáo viên, có một cậu em trai vẫn đang học đại học, hoàn cảnh gia đình đơn giản và trong sạch.

Mẹ Hứa Bân ngồi một bên, thi thoảng lại nhìn Hy Lôi thăm dò, ngồi một lát rồi bà vào phòng bếp làm cơm. Hy Lôi và Hứa Bân thì ngồi lại nói chuyện với bố anh. Một lúc sau, Hứa Bân cảm thấy chán nên kéo Hy Lôi đứng dậy:

- Đi, anh đưa em đi tham quan nhà.

Lúc này Hy Lôi mới để ý thấy nhà anh rất rộng, 3 phòng ngủ, một phòng khách, một phòng bếp và một nhà vệ sinh, sàn lát gỗ, đồ dùng toàn kiểu Trung Quốc, đơn giản mà mang hơi hướng hoài cổ. Phòng của bố mẹ anh ở hướng đón mặt trời, trên tường có treo một bức ảnh cưới đã cũ, trông có vẻ rất kỳ lạ. Bên cạnh là một phòng sách. Trong đó có rất nhiều sách quản lý, có thể nhận ra đây là nơi mà bố anh thường lui tới. Phòng của Hứa Bân thì ở hướng Bắc, trên tường treo rất nhiều ảnh của anh hồi còn nhỏ, trên giá sách đặt những cuốn sách mà anh từng đọc hồi đại học. Hy Lôi xem những cuốn sách đó và ảnh của Hứa Bân, Hứa Bân mở máy tính ra, down một bộ phim về xem. Bỗng dưng trên màn hình xuất hiện một cảnh tình cảm rất mùi mẫn, anh nóng mặt, bất giác quay đầu lại nhìn Hy Lôi, Hy Lôi thấy cảnh đó, nũng nịu cười mắng:

- Dê!

Hứa Bân bèn kéo Hy Lôi lại, hôn cô một cái. Cửa phòng chỉ khép hờ, Hy Lôi không dám phát ra âm thanh, cố giẫy giụa để thoát khỏi anh. Đúng lúc đó mẹ anh ở ngoài gọi:

- Ăn cơm thôi! Hứa Bân, gọi Hy Lôi đi, rửa tay rồi ăn cơm!

Hy Lôi nghe thấy bà gọi mình là “Hy Lôi”, vừa thân thiết vừa quen thuộc, trong lòng thấy ấm áp hơn nhiều

Nhưng sự việc sau đó lại khiến Hy Lôi trở tay không kịp.

Hy Lôi đi rửa tay, ở phòng vệ sinh ngoài phòng khách, Hứa Bân thì vào một phòng vệ sinh khác, mẹ anh nhanh chóng đi theo, giả vờ là nói chuyện với con trai, sau đó, rất bất ngờ, bà sờ bên dưới của anh một cái. Anh không nổi giận, quay người đi ra, nhưng mặt đỏ bừng. Hy Lôi nhìn thấy rất rõ, kinh ngạc tới mức lưỡi cứng đờ, hai mẹ con này đang làm gì thế, thật là biến thái.

Trên bàn ăn, bố anh vẫn luôn giữ thái độ hiền hòa, tươi tỉnh, nhiệt tình mời Hy Lôi ăn món này món khác. Mẹ Hứa Bân cũng rất nhiệt tình gắp thức ăn ọi người. Các món ăn rất phong phú, có thể nhận ra mẹ Hứa Bân đã làm người phụ nữ của gia đình nhiều năm, tay nghề nấu ăn rất giỏi, mùi vị và hình thức đều rất tuyệt. Sáng nay Hy Lôi chưa ăn gì, bụng cũng đã đói nên không hề tỏ ra khách sáo. Hứa Bân cũng đói, chỉ cắm đầu vào ăn cơm, mẹ anh thì không ăn mấy, ngoại trừ việc ban đầu gắp cho Hy Lôi vài miếng thức ăn, sau đó thì liên tục gắp cho con trai mình, sườn xào chua ngọt, tôm, đầu cá, tất cả đều gắp vào bát con trai, nhìn anh ăn như hổ vồ, bà mỉm cười hạnh phúc, nói:

- Con trai, ăn nhiều một chút, công việc phải dùng nhiều đầu óc, ăn cá bổ não.

Hy Lôi cười thầm trong bụng: Chẳng nhẽ người khác làm việc không phải dùng đầu óc?

Hứa Bân ăn cơm rất nhanh, và mấy và là đã ăn xong hai bát cơm, thấy bát cơm của Hy Lôi vẫn chưa vơi đi là mấy, anh mới phát hiện ra mình đã quên mất cô. Thế là anh lại cầm đũa gắp cho cô một miếng sườn:

- Ăn nhiều một chút, em gầy quá!

Mẹ anh cũng bắt đầu ăn cơm. Ăn xong một bát lại xới thêm bát nữa, ăn được vài miếng thì thấy no, thế là trút cả chỗ cơm thừa trong bát mình cho bố Hứa Bân. Có lẽ giữa vợ chồng ăn cơm thừa của nhau là bình thường, đi ra ngoài ăn cơm với Hứa Bân, Hy Lôi ăn thừa cơm, Hứa Bân sẽ ăn nốt. Bố anh có lẽ vì cảm thấy có người ngoài ở đó nên hơi ngại, đẩy cái bát sang một bên, nói:

- Ai thèm ăn cơm thừa của em!

Mẹ anh có vẻ không vui, nhưng rồi nhanh chóng thản nhiên, đùa nói:

- Giả vờ gì chứ, thân thiết thế rồi mà anh còn chê em à! - Bố anh đỏ bừng mặt, Hứa Bân nhìn mẹ một cái, Hy Lôi giả vờ như không nghe thấy, tiếp tục ăn cơm. Bố anh cảm thấy ngượng nên lấy cớ đi hút thuốc, bỏ ra ngoài phòng khách. Hứa Bân cũng đã ăn cơm xong, đẩy bát ra xa rồi ra phòng khách xem tivi.

Cả cái bàn rộng thừa lại rất nhiều thức ăn, mẹ Hứa Bân bắt đầu thu dọn bát đũa. Hy Lôi đang định giúp bà thu dọn thì mẹ anh đã cười nói:

- Cháu cứ để đấy, ra ngoài xem tivi với Hứa Bân đi!

Hy Lôi nhớ ra trên đường đi Hứa Bân đã dặn dò cô, bảo là “Cục cưng, giữ thể diện cho anh, thể hiện một chút trước mặt bố mẹ”. Thế là cô vẫn tiếp tục thu dọn bát đũa để mang đi rửa. Mẹ anh lại đẩy cô ra, nói:

- Đừng, cháu tới lần đầu, là khách, sau này cưới nhau rồi tính sau!

Lúc này Hy Lôi mới bỏ bát đũa xuống, đi ra ngoài. Nghe mẹ nói sau này cưới nhau, trong lòng thấy thật ngọt ngào, bà có vẻ rất hài lòng với cô con dâu này.

Hy Lôi và Hứa Bân cùng ngồi trong phòng khách xem tivi, bố anh thì đọc báo, mọi người không nói gì nhiều với nhau, không khí rất ngượng ngập. Một lát sau, mẹ anh cũng rửa bát xong, gọt hoa quả bảo mọi người ăn. Hy Lôi cầm một miếng táo nhỏ. Bố anh vẫn đang đọc báo nên không động đậy. Mẹ anh dùng tăm cắm vào một miếng táo, thân mật lại gần chồng, gọi:

- Ông xã, ăn hoa quả!

Hy Lôi vội quay đầu về phía tivi. Đã quen với cảnh bình thường hay đấu khẩu của bố mẹ mình, bỗng dưng cô thấy không quen với sự thân mật của bố mẹ Hứa Bân.

Ăn hoa quả xong, Hy Lôi đánh mắt ra hiệu cho Hứa Bân, bảo anh đưa cô về.

Trước khi về, mẹ anh cứ kiên quyết nhét cho Hy Lôi 1000 tệ. Hy Lôi biết lần đầu tiên gặp mặt bố mẹ phải có quà, nhưng nghĩ dù sao mình với Hứa Bân cũng sắp kết hôn, thế là cô thoải mái nhận lấy.

3.

Vừa ra khỏi cửa nhà, Hứa Bân đã thân mật ôm eo Hy Lôi. Hy Lôi tò mò hỏi:

- Mẹ anh với bố anh bình thường ở nhà toàn thế hả?

- Thế nào?

- Ông xã, ăn hoa quả! - Hy Lôi học theo giọng điệu của mẹ anh nói lại một lần. Hứa Bân lườm cô một cái, nói với Hy Lôi, thực ra mẹ anh cũng vất vả, không hiếu thắng như những người phụ nữ khác, cũng chẳng có tài năng gì, từ sau khi nghỉ việc ở nhà, mọi việc trong nhà đều do một tay bà lo liệu, chồng và con trai chính là nơi gửi gắm tinh thần của bà, ba bữa cơm mỗi ngày cho chồng con và việc vệ sinh nhà cửa đã trở thành toàn bộ công việc của bà. Bà không có bạn bè gì, học vấn cũng không cao, chồng và con chính là toàn bộ cuộc sống của bà.

Hy Lôi nghe anh nói vậy, cũng bắt đầu sụt sịt. Bỗng dưng nhớ lại cảnh ban nãy ở nhà vệ sinh, cô lập tức tóm cánh tay Hứa Bân hỏi:

- Vừa nãy ở nhà vệ sinh, mẹ anh làm gì thế? Sờ chỗ nào của anh?

Hứa Bân ngượng ngùng cười:

- Mẹ hay thế, vẫn phong kiến lắm, hỏi anh với em vừa nãy ở trong phòng làm gì? Xem chỗ đó của anh có... hehe!

- Trời ơi! Anh lớn thế rồi mà mẹ anh còn làm vậy.

Cũng giống như đa phần những người thuộc thế hệ 8X khác, Hy Lôi và Hứa Bân đã sớm nếm trái cấm. Mối quan hệ đó trong mắt Hy Lôi là một sự trao đổi giữa hai người, khiến tình cảm của hai người thêm hòa hợp, Hy Lôi làm biên tập ột tạp chí phụ nữ, cũng có quan niệm tình dục đúng đắn, chỉ cần là làm điều đó với người yêu của mình thì quan hệ tình dục là điều rất tuyệt vời.

Nhưng nghĩ tới việc Hứa Bân đã lớn như thế rồi mà mẹ anh vẫn còn sờ vào chỗ đó của anh, cô cảm thấy trong lòng không thoải mái. Cô cúi đầu nói:

- Biến thái! Sau này không được như thế nữa!

Hứa Bân đưa Hy Lôi về tới cổng tiểu khu nhà cô, rồi gọi taxi. Vốn là ngày cuối tuần, lẽ ra anh phải ở bên Hy Lôi lâu hơn một chút, nếu là trước đây thì Hứa Bân và Hy Lôi sẽ đi dạo phố hoặc xem phim, có thời gian thì tới nhà Hy Lôi nấu cơm, lúc Mai Lạc không có nhà, hai người sẽ làm tình ở trong phòng, cái cảm giác vụng trộm ấy vừa hưng phấn vừa kích thích. Nhưng hôm nay nghĩ tới mẹ anh, Hy Lôi cảm thấy tiết mục sau đó thật là vô vị. Cô đẩy Hứa Bân ra:

- Anh về đi! Bài kỳ này sắp phải nộp rồi, em còn chưa làm xong! Còn một đống quần áo phải giặt nữa.

Hứa Bân không nổi giận, anh còn đang sốt ruột muốn biết ấn tượng của bố mẹ về Hy Lôi thế nào, thế là anh vẫy tay chào cô rồi quay người ra về.

4.

Về tới phòng, thấy Mai Lạc đang lúi húi nấu mì trong bếp. Thấy Hy Lôi về, cô bạn vội vàng chạy lại hỏi:

- Thế nào, thế nào hả?

Hy Lôi ném túi xách xuống rồi lười biếng ngồi phịch xuống salon, định nói về cảnh tượng biến thái của mẹ con Hứa Bân, rồi thái độ thân mật của bà với chồng, nhưng nghĩ đó là mẹ chồng tương lai của mình nên cuối cùng lại chẳng nói gì:

- Ok thôi! Tớ đáng yêu thế này cơ mà, ai dám chê tớ chứ!

Mai Lạc bưng ra một bát mì, vừa ăn vừa hỏi:

- Tớ hỏi cậu là bố mẹ anh ấy thế nào?

Hy Lôi thản nhiên nói:

- Tốt lắm, bố anh ấy có vẻ rất hiền lành, mặc dù ở cơ quan có chút chức quyền nhưng cũng không hề làm cao, mẹ anh ấy thì là một phụ nữ gia đình, kiểu phụ nữ Trung Quốc truyền thống!

- Tóm lại cậu đừng có coi thường, Hứa Bân là con trai một, sau khi các cậu kết hôn, chắc chắn sẽ phải sống chung với họ, nếu xử lý không tốt mối quan hệ với mẹ chồng thì mệt lắm. Cơ quan tớ có mấy chị lấy chồng rồi, thường xuyên tới cơ quan tố khổ, có người suýt nữa còn ly hôn vì mẹ chồng quá quắt đấy!

Hy Lôi chẳng để tâm lắm:

- Làm gì đến nỗi ấy. Mẹ tớ ở với bà nội quá nửa đời người, vẫn tốt đấy thôi.

- Dù sao thì tớ cũng nhắc nhở cậu như thế. Tớ thì không phải lo về cái này. - Mai Lạc với bạn trai cô, Tùng Phi, một người ở Giang Tây, một người ở Hà Bắc, trong thành phố này, họ đều bị coi là người ngoại tỉnh, cho dù kết hôn thì cũng sẽ sinh sống ở nơi này, sống cuộc sống của đôi uyên ương nhỏ, không phải lo tới vấn đề sống chung với bố mẹ.

Đúng lúc này thì điện thoại của Hứa Bân gọi tới:

- Cưng, tới nhà chưa?

- Rồi, đang nói chuyện với Mai Lạc.

- Em không muốn nghe ấn tượng của bố mẹ về em thế nào à?

Hy Lôi cười đầy thản nhiên:

- Đương nhiên là tốt rồi!

Bên kia vang lên tiếng cười của Hứa Bân:

- Đương nhiên rồi, anh có mắt nhìn mà! Bố mẹ nói em vừa xinh đẹp, lại lễ phép, công việc cũng tốt nữa, chỉ là... chỉ là...

Hy Lôi vừa nghe, thấy còn “chỉ là”, lại nói mấy tiếng liền nên hơi giận:

- Chỉ là cái gì! Em làm sao?

Hứa Bân lại ấp úng:

- Không có gì! Chỉ nói là em hơi thanh cao! Còn nói hai đứa mình đi trong tiểu khu mà cứ nắm tay nhau, nhố nhăng!

Hy Lôi vừa nghe nói vậy đã lập tức bắn như súng liên thanh vào điện thoại:

- Em làm sao mà thanh cao? Em nắm tay anh thì làm sao, họ còn đứng nhìn lén ở cửa sổ à? Nắm tay thì làm sao, anh nhố nhăng thì có? Người thế hệ nào rồi, có phải họ không thường xuyên ra phố, không ra ngoài hay sao, biến thái à! - Nói xong, cô dập mạnh điện thoại.

Sau đó, cho tới khi kết hôn với Hứa Bân, dọn về sống trong căn nhà đó, sáng sớm ra ngoài đi làm, Hy Lôi vẫn cứ cảm thấy đằng sau khung cửa sổ sau lưng có một đôi mắt đang nhìn cô đầy dò xét, khiến cô lạnh run người.

Mai Lạc nhìn Hy Lôi một phút trước vẫn còn hớn hở như tết, giờ nhận xong cuộc điện thoại bỗng nổi giận lôi đình thì khựng lại, rồi lặng lẽ ăn mì, chẳng nói gì nữa.

Chương 2: Hôn sự

Những lời ngọt ngào của Hứa Bân nhanh chóng dập tắt lửa giận của Hy Lôi. Vừa tan ca, Hứa Bân đã xuất hiện trước cổng cơ quan của Hy Lôi đúng giờ, mời cô ăn bít tết để tạ tội, cơn giận của Hy Lôi cũng dần dần nguôi. Trên đường về nhà, bàn tay Hứa Bân lại không ngoan ngoãn, cứ trượt đi trượt lại trên vai Hy Lôi, Hy Lôi cố ý gạt tay anh ra:

- Tránh ra, nhố nhăng!

Hứa Bân lại ôm chặt lấy cô, miệng cười đểu giả:

- Còn nhố nhăng hơn nữa cơ! - Sau đó anh hôn cô.

Chuyện hôn sự nhanh chóng được đề cập. Hy Lôi xin nghỉ, đưa Hứa Bân về thành phố C thăm gia đình mình. Bố mẹ cô đều là người rất cởi mở, tính tình Hứa Bân lại thoáng nên rất được lòng hai cụ, bố mẹ Hy Lôi không có vấn đề gì. Chỉ nói:

- Các con sau này sống hạnh phúc là được, bố mẹ không có ý kiến!

Bên nhà Hứa Bân đã bắt đầu tích cực chuẩn bị. Đúng như Mai Lạc nói, vì Hứa Bân là con một, nhà cửa lại to lớn rộng rãi nên đương nhiên phải sống cùng bố mẹ chồng. Bởi vì nhà anh mới mua mấy năm trước, lại không phải trang trí lại nên chỉ dán giấy dán tường mới trong phòng của Hứa Bân, thay rèm cửa mới, mẹ Hứa Bân ngày nào cũng chạy ngược chạy xuôi, mua chăn đệm, xem đồ dùng mới, còn đích thân tìm cho con trai một tiệm chụp ảnh cưới. Vì việc này mà Hứa Bân và Hy Lôi còn cãi nhau một trận. Hồi hai người yêu nhau, lúc Hy Lôi đi dạo trên phố đã thích một cửa hàng chụp ảnh cưới, cô cũng đã vào đó tư vấn và âm thầm so sánh, cái cửa hàng tên là “Kiếp trước kiếp này” chụp ảnh rất đẹp. Hy Lôi vẫn nghĩ khi nào kết hôn sẽ tới cửa hàng đó chụp ảnh, mà cô cũng đã nói chuyện này với Hứa Bân, không ngờ mẹ anh lại tự mình can thiệp, đặt sẵn tiền đặt cọc ở cửa hàng tên là “Cô dâu xinh đẹp”.

Hôm đó, mẹ Hứa Bân hớn hở cầm tờ rơi quảng cáo của cửa hàng đó cho họ xem, nói là mình đã đặt được một gói chụp ảnh cưới với giá rất ưu đãi. Trái tim Hy Lôi bất giác chùng xuống, nhưng không thể hiện ra. Vừa ra khỏi công tiểu khu, hai người đã cãi nhau.

- Nếu chụp thì một mình anh đi mà chụp, em không đi!

- Đừng thế mà! Mẹ anh cũng là ý tốt thôi, nghĩ công việc của chúng ta bận rộn, không có thời gian nên mới tự mình lo hết. - Hứa Bân cũng cảm thấy ấm ức, không biết vì sao Hy Lôi bỗng dưng nổi giận.

- Em cưới hay là mẹ anh cưới! Ngay cả quyền chọn nơi chụp ảnh cưới mà em cũng không có sao? Rèm cửa là bà mua, hoa văn mà bà thích nhìn quê chết đi được, giấy dán tường cũng là bà chọn, trắng nhợt trắng nhạt, trông như mặt người chết ấy, chăn ga gối đệm cũng bà ấy mua, màu hồng quê kệch. Bỗng dưng em cảm thấy, tất cả những thứ này dường như chẳng liên quan gì tới em. Sao không hỏi em có thích hay không?

Hy Lôi nói một hơi ra hết những điều bất mãn, Hứa Bân lại xin lỗi rồi ngọt nhạt:

- Đừng giận mà. Mẹ thích lo mà! Thế em nói xem, đã định cả rồi thì làm thế nào, anh thấy cũng được mà, cửa hàng đó nhiều người chụp lắm, vả lại tiền đặt cọc cũng không lấy về được, thôi bỏ đi, anh về nói với mẹ, sau này đừng tự ý thế nữa, mua gì thì bàn bạc với mọi người trước, được không?

Hy Lôi suy nghĩ một lúc, cũng chỉ đành như vậy. Mặc dù cửa hàng áo cưới đó mình không thích lắm, nhưng cũng không phải quá tệ, đành phải thỏa hiệp thôi.

Có lẽ Hứa Bân về cũng nói với mẹ là đừng tự ý quyết định mọi chuyện, sau này có chuyện gì thì hãy hỏi ý kiến Hy Lôi. Khi tới nhà anh một lần nữa là cô hẹn đi xem đồ trang sức. Lúc ấy là buổi trưa, cả nhà cùng ăn cơm, mẹ anh nói tới chuyện chụp ảnh, bà thản nhiên cười:

- Bọn trẻ con lắm ý kiến quá.

Hy Lôi vừa nghe thế đã định nói mình không còn là trẻ con, mình có suy nghĩ của mình. Nhưng lời đã ra đến miệng, cô lại cố nhịn rồi nuốt vào trong.

Ăn cơm xong, Hứa Bân gọi mẹ:

- Mẹ lấy tiền cho con! - Thanh niên vừa mới đi làm, tiền lương không cao, một tháng được hơn một nghìn, còn không đủ mình tiêu, thi thoảng tặng Hy Lôi một món quà nhỏ cũng chỉ là mấy món “đồ chơi” như kiểu dây chuyền bằng thủy tinh, chưa bao giờ tặng cô món trang sức nào đắt tiền. Bản thân Hứa Bân cũng chẳng có khoản tiết kiệm nào, cưới xin phải mua đồ trang sức toàn là tiền của nhà, cũng may các gia đình Trung Quốc đều như thế, vất vả cả đời chỉ là để tổ chức cho con cái một cái đám cưới đàng hoàng, bằng bạn bằng bè.

Mẹ anh chỉnh trang lại một chút, thay một bộ quần áo sạch sẽ rồi xách cái túi của mình lên, nói:

- Đi thôi!

Hy Lôi và Hứa Bân nhìn nhau, thì ra mẹ anh không hề có ý định đưa tiền cho họ tự đi mua mà còn đòi đi cùng! Hứa Bân nhận ra vẻ không vui trên mặt Hy Lôi, bèn nói:

- Mẹ, mẹ không cần đi đâu, đưa con tiền, bọn con tự đi.

Mẹ anh vừa nghe thế đã tỏ ra không vui:

- Sao hả, cùng đi dạo phố với hai đứa cũng không được à, các con xem, mẹ có thể tư vấn cho hai đứa mà! - Hứa Bân nghe mẹ nói thế, cũng không tiện nói gì nữa, đành cùng mẹ ra cửa. Dọc đường, mặt Hy Lôi cứ nặng như đeo đá.

2.

Trên con phố Đông nhộn nhịp nhất thành phố có một cửa hàng trang sức rất nổi tiếng, Hy Lôi thích một sợi lắc tay cẩn đá hồng ngọc, hơn một nghìn tệ. Hứa Bân đang định bảo nhân viên ghi hóa đơn thì mẹ nêu ra ý kiến:

- Ôi, Hy Lôi thích đá quý à! Nghe mẹ này, mua trang sức bằng vàng là kinh tế nhất, vừa sang trọng lại liên tục lên giá!

Hy Lôi vừa nghe nói thế đã lẩm bẩm:

- Mua trang sức chẳng phải để đeo thôi? Mình có buôn vàng đâu mà lo nó tăng giá hay giảm giá!

- Dù sao thì mẹ cũng cảm thấy đá quý không kinh tế! - Mẹ vẫn không buông tha.

Hứa Bân hơi bực mình, gắt lên:

- Mẹ, cô ấy thích thì cứ mua đi!

Lúc này bà mới miễn cưỡng đi thanh toán. Nhìn theo dáng mẹ anh, Hy Lôi cảm thấy vừa ấm ức, vừa bực mình, thấy cô nhân viên che miệng cười khúc khích.

Hy Lôi kéo cánh tay Hứa Bân, nói nhỏ:

- Bảo mẹ về đi, hai đứa đi với nhau, em thấy không thoải mái, thế này là cái kiểu gì! - Hứa Bân chỉ thở dài.

Một lúc sau, mẹ lại gần, ba người lại tiếp tục chọn đồ. Hy Lôi lúc này cảm thấy chẳng còn chút hứng thú nào nữa, thấy những món đồ trang sức lấp lánh trước mắt chẳng còn chút hấp dẫn nào cả. Một lúc sau, mẹ anh lại vui vẻ gọi Hy Lôi:

- Lại đây này, xem cái nhẫn này có đẹp không!

Hy Lôi lại gần nhìn, một cái nhẫn vàng vừa to vừa thô, chẳng có hoa văn gì đặc biệt, nhưng vừa nhìn đã biết là trọng lượng rất đủ. Cô lắc đầu, tỏ ý không thích. Mẹ Hứa Bân không vui:

- Đeo cái này sang biết bao nhiêu, cái thể loại vàng trắng ấy trông chẳng khác gì bạc, nhẹ hều. Không hiểu sao bọn trẻ con các con lại thích cái thứ đó. Lại đây, xem cái này này!

Hy Lôi quay đầu lại, nước mắt bất giác rơi ra, quay đầu đi:

- Nhưng con thực sự không thích cái này! Không thì thôi không mua nữa, con không cần! - Càng nói càng thấy tủi thân, thế là cô bật khóc giữa cửa hàng đông đúc người qua lại.

Hứa Bân giật mình, vội vàng lại gần nựng cô, rồi lại quay sang khuyên mẹ mình:

- Mẹ, mẹ về đi, bọn con tự mua, con xin mẹ đấy!

Mẹ Hứa Bân không biết vì sao bỗng dưng Hy Lôi lại khóc, mình cũng chẳng biết làm thế nào, thở dài đau lòng rồi lấy 1 vạn tệ trong túi ra, dặn đi dặn lại:

- Nhiều tiền thế mẹ không yên tâm, giữ cẩn thận nhé! Mua cái gì thì phải xem cho kỹ, đừng chiều theo nó, đừng mua những món đồ không kinh tế. Mẹ đi nhé. - Trước khi đi, miệng bà còn nói, - Mẹ thấy vàng tốt lắm mà, có phải không nỡ mua cho hai đứa đâu! - Nhìn bóng mẹ khuất sau cánh cửa, Hứa Bân lại cảm thấy đau lòng. Hy Lôi đứng một bên sụt sịt, Hứa Bân vội vàng khuyên cô:

- Thôi mà, mẹ về rồi. Em thích gì thì cứ xem đi!

Mấy giọt nước mắt khiến tâm trạng của Hy Lôi đi xuống thê thảm, thế là cô tùy tiện chọn một sợi dây chuyền bạch kim trông cũng không đến nỗi, rồi mua một đôi nhẫn cưới cho hai người và đi ra khỏi cửa hàng.

Đi dạo một vòng trên phố, mua thêm mấy bộ quần áo. Hy Lôi dần dần quên những không vui ban nãy. Lúc này cô cảm thấy hơi đói, bèn bảo Hứa Bân vào một cửa hàng gần đó ăn gì lót dạ. Vừa quay đầu lại, bỗng dưng thấy cách đó không xa có một dáng người rất quen thuộc, cách họ khoảng mười mấy mét, chiếc áo len màu đỏ, cái váy màu đen, thân hình thấp béo, thì ra mẹ Hứa Bân vẫn luôn ở sau lưng họ. Hy Lôi muốn khóc mà không nặn ra nổi một giọt nước mắt. Hứa Bân cũng nhìn thấy, chờ mẹ lại gần, hỏi bà sao còn chưa về, bà ngượng ngùng cười:

- Mẹ sợ con cầm tiền không cẩn thận!

Hy Lôi không nhịn được:

- Anh ấy có phải là trẻ con đâu, đã lớn thế rồi!

- Vẫn phải chú ý một chút chứ. Nó lớn đến đâu thì trong mắt bác vẫn là trẻ con! Đúng rồi, hai đứa định đi đâu?

Hứa Bân nói:

- Bọn con định đi ăn, đi thôi mẹ, mấy mẹ con cùng đi!

- Ăn ở ngoài đắt lắm! Lại không sạch sẽ, con không đọc báo à, các nhà hàng toàn dùng dầu múc ở cống lên, nhà bếp thì ruồi nhặng bâu đầy, đi nào, về nhà, mẹ nấu cơm cho các con! - Hy Lôi thấy thế, không muốn đi lắm, Hứa Bân cũng không muốn về, bèn nói thôi đi dạo phố thêm chút nữa, bảo bà về trước. Mẹ anh không biết làm thế nào, đành nói:

- Bân này, thế con đưa đồ trang sức mới mua đây, mẹ mang về cất cho! Hai con mang đồ quý giá đi dạo phố, cẩn thận kẻo bị bọn trộm để ý!

Hứa Bân thấy mẹ nói thế, chẳng nghĩ ngợi gì, lập tức lôi mấy món đồ trang sức trong túi ra đưa mẹ.

Một cảm giác kỳ lạ không thể gọi tên dâng lên trong lòng Hy Lôi, cô bỗng dưng cảm thấy hình như mình không cảm nhận được chút nào niềm vui của đám cưới mà trước đây cô từng tưởng tượng.

Sau khi mẹ ra đường, hai người ăn cơm ở một quán ven đường, nhai cơm mà cứ như nhai rơm. Hứa Bân vốn còn định đến nhà Hy Lôi ngồi chơi một lúc, nhưng Hy Lôi nói là mình rất mệt nên bỏ về một mình.

Mai Lạc vẫn chưa đi làm về, một mình Hy Lôi nằm trong phòng, chẳng có ai để nói chuyện, lần đầu tiên cô thấy nghi ngờ về tương lai của mình và Hứa Bân: liệu có thực sự hạnh phúc không? Sao mọi thứ đều không bình thường vậy! Rốt cuộc thì chỗ nào có vấn đề!

Cầm điện thoại di động lên, nhưng chẳng nghĩ ra ai để tâm sự, gọi điện thoại về nhà, giọng nói của mẹ cô vang lên:

- Lôi Lôi à, thế nào, đám cưới chuẩn bị thế nào rồi?

- Tốt mẹ ạ! Mọi thứ đều tốt!

- Đi làm có mệt không, đừng thức khuya nhé, sắp làm cô dâu rồi, đừng để thâm quầng mắt là không xinh nữa đâu!

- Con biết mà! Mẹ, mẹ cũng phải chú ý sức khỏe nhé! Lớn tuổi rồi, có chuyện gì thì nghĩ thoáng một chút, đừng có cãi nhau với bố vì những việc nhỏ, sức khỏe của mình quan trọng hơn! - Nói mãi nói mãi, Hy Lôi sợ mình không nhịn được sẽ khóc.

- Mẹ biết rồi, con cũng thế, phải hòa hợp với Hứa Bân đấy! Ở nhà người ta cũng phải ngoan ngoãn, chăm chỉ một chút.

Hy Lôi đáp lời rồi mau chóng cúp điện thoại. Cuối cùng không kìm được, nước mắt tuôn ra. Cô biết, mình đã lớn rồi, mẹ cũng già rồi, không còn là một cô gái lúc nào cũng có thể thổ lộ tâm sự với mẹ được nữa. Tương lai chỉ có mình mình đối mặt.

3.

Tháng 10, cuối cùng cũng đã tới ngày quan trọng nhất trong cuộc đời Hy Lôi và Hứa Bân. Khoác lên mình chiếc váy cưới, trông Hy Lôi đẹp ngất ngây, chiếc xe hoa đưa Hy Lôi đi qua nửa thành phố, Hứa Bân nắm tay cô, ánh mắt anh ngập trong nụ cười. Giây phút đó, hạnh phúc vẫn tràn đầy trong tim.

Bố Hứa Bân có rất nhiều bạn bè, họ hàng thân thích nhà Hứa Bân đa số là sống ở thành phố này, tiệc cưới ngồi kín 50 bàn, vô cùng xa hoa. Bố mẹ Hy Lôi từ thành phố C tới. Trong lễ cưới, người chủ trì hôn lễ yêu cầu cô dâu chú rể cúi lưng chào bố mẹ đôi bên, nói những câu rất lãng mạn, khi cúi lưng trước mẹ, Hy Lôi rơi nước mắt, hôn nhân có lẽ là một khởi đầu mới trong cuộc đời, mặc dù từ khi học đại học phải sống xa nhà, sống ở ngoài đã mấy năm, nhưng khi thực sự phải rời khỏi gia đình mà mình từng sinh ra và lớn lên, bước chân vào một gia đình khác, trong lòng cô bỗng thấy thật hụt hẫng.

Lúc ăn cơm, mẹ Hy Lôi kéo tay bà thông gia Phương Xảo Trân:

- Chị thông gia, tôi giao con cho chị, nó vẫn còn trẻ con, còn nhiều tật xấu lắm, chị cứ dạy bảo cháu nó nhé.

Mẹ chồng cũng hoan hỉ ra mặt:

- Chị yên tâm đi, tôi sẽ coi Hy Lôi như con gái ruột của mình.

Hôn lễ kết thúc, bố mẹ cũng quay về.

Hy Lôi cảm thấy thật hụt hẫng, vừa mệt vừa đau buốt cả lưng. Vừa về tới phòng mới, cô đã ngã vật ra giường.

Buổi tối, bố Hứa Bân còn ở bên ngoài uống rượu và chơi bài với mấy người bạn nữa, mẹ chồng ở nhà, chờ bạn bè về hết thì dọn dẹp nhà cửa rồi ngồi ở phòng khách xem tivi.

Bởi vì trong nhà có người già nên bạn bè cảm thấy không tiện nên không ai tới “quậy động phòng”. Hứa Bân tắm xong, cười cười bò lên giường. Hy Lôi đã cảm thấy rất mệt, nhưng nghĩ ít nhiều đêm nay cũng là đêm tân hôn, không muốn Hứa Bân mất hứng.

Đây không phải là lần đầu tiên nên mọi thứ đều rất nhẹ nhàng, Hứa Bân thuần thục cởi áo cho Hy Lôi, nhẹ nhàng tắt đèn. Ánh trăng đêm thu rọi vào phòng, soi sáng làn da trắng ngần của Hy Lôi. Hứa Bân tham lam hôn lên cái bụng nhỏ, cánh tay, cổ, môi của Hy Lôi, cơn buồn ngủ trong cô cũng dần dần tan biến, không lâu sau, cả căn phòng đã ngập trong mùi hương của hạnh phúc.

Dù sao cũng còn trẻ, Hứa Bân nổi hứng, ghé sát tai cô nói:

- Cưng, em lên đi!

Hy Lôi xấu hổ không chịu, Hứa Bân cứ quấn lấy cô, lúc này cô mới miễn cưỡng trèo lên. Mái tóc dài tung ra, Hy Lôi nhẹ nhàng chuyển động thân hình, Hứa Bân phát ra những âm thanh hưởng thụ.

Tiếng tivi bên ngoài không biết đã nhỏ đi từ lúc nào, nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn không hề phát hiện ra, Hứa Bân phát ra âm thanh rất to. Bỗng dưng Hy Lôi cảm thấy sau lưng có một cơn gió lạnh thổi tới, cửa phòng bị mở ra, mẹ chồng giận dữ đứng sau lưng, không bật đèn.

Hy Lôi và Hứa Bân cứng đờ người. Ham muốn vừa mới dâng lên trong thoáng chốc đã biến mất không để lại dấu vết. Hy Lôi vẫn ngồi trên người Hứa Bân, cả người lõa lồ. Mẹ chồng đứng ở đó mấy giây, rồi ra sức đẩy Hy Lôi một cái, Hứa Bân vội vàng lấy chăn che lên cho cô.

Ba người im lặng trong bóng tối mấy giây. Trong đầu Hy Lôi nghe như có một tiếng nổ, vẫn chưa kịp phản ứng lại.

Hứa Bân vừa giận vừa xấu hổ, gắt lên:

- Mẹ, mẹ làm cái gì thế! Ra ngoài đi!

Mẹ chồng mở miệng, trong giọng nói của bà có sự hà khắc không thể tha thứ:

- Hứa Bân, mẹ nói cho con biết, còn trẻ muốn chơi thế nào cũng được, nhưng con phải nhớ, tuyệt đối không được để đàn bà trèo lên trên con!

Hứa Bân vội vàng nói:

- Con biết rồi, mẹ ra ngoài mau đi!

Mẹ chồng quay người đi ra. Hy Lôi bị mẹ chồng đẩy sang một bên, vẫn đang vùi mình vào chăn nghẹn ngào khóc, một cảm giác nhục nhã đã choán hết cả tư duy cô. Hứa Bân an ủi cô rất lâu nhưng Hy Lôi vẫn không nói gì. Cả đêm không nói. Đêm tân hôn đã kết thúc trong tình cảnh thật nực cười. Ánh trăng ngoài cửa sổ không biết đã biến mất từ lúc nào, cả trời đất ngập trong bóng tối khổng lồ và sự yên tĩnh vô tận, Hy Lôi mệt mỏi vô cùng, nhưng không tài nào dỗ giấc được, vừa nãy mẹ chồng lao vào rồi đẩy cô ra đã khiến cô hoàn toàn tỉnh táo.

Đây chính là cuộc hôn nhân mà cô sắp phải đối mặt, một tương lai không thể dự báo được.

4.

Địa điểm cô và Hứa Bân lựa chọn cho tuần trăng mật là Hải Nam, biển cuối thu giống như một người phụ nữ u buồn, không hề có vẻ náo nhiệt và phồn hoa của mùa hè. Dọc đường, Hy Lôi tỏ ra không mấy hứng thú, nói chuyện rất ít, buổi tối, hai người ở trong khách sạn Tam Á nổi tiếng, Hứa Bân vẫn còn tràn đầy hứng thú với “tình dục”, nhưng Hy Lôi thì rất lạnh lùng, chỉ để mặc anh muốn làm gì thì làm. Hứa Bân cố gắng một lúc lâu mà Hy Lôi vẫn trơ như khúc gỗ, cũng cảm thấy chán nên tụt khỏi người cô, biết là Hy Lôi vẫn còn giận vì chuyện đêm tân hôn.

- Cục cưng, em đừng giận nữa được không? Anh biết là em giận, anh cũng giận, mẹ tư tưởng phong kiến mà, đừng chấp bà!

Cuối cùng Hy Lôi cũng mở miệng ra:

- Thế sao anh không nói mẹ, làm sao mà có thể như thế được? Đến cả chuyện này cũng đòi quản.

- Bà là mẹ anh, anh nói thế nào? - Hy Lôi nhìn Hứa Bân, thực sự không tin những lời này lại do chính miệng anh nói, thật là điển hình của một kiểu có hiếu tới ngu xuẩn.

- Mẹ thì làm sao, mẹ làm sai việc gì thì không được nói hả? Ngu ngốc! Đần độn! Biến thái! - Giọng nói của Hy Lôi càng lúc càng cao, bao nhiêu uất ức kìm nén những ngày nay đều phát tiết ra cả.

Một hồi lâu sau, Hứa Bân lại sát lại gần, giống như một cô con dâu cúi đầu nói:

- Vợ yêu, chúng ta cưới nhau rồi, đừng cãi nhau nữa được không. Giờ đi nghỉ tuần trăng mật thì vui vẻ một chút! - Thấy dáng vẻ đáng thương của Hứa Bân, nhớ lại bình thường Hứa Bân đối xử với mình rất tốt, Hy Lôi lại mềm lòng.

Tuần trăng mật vừa kết thúc, lẽ ra còn hai ngày nghỉ cưới nữa nhưng Hy Lôi vẫn đi làm trước. Buổi tối về nhà, mẹ chồng đã nấu xong cơm, ngoài ban công treo đầy những bộ quần áo bà vừa giặt xong. Mẹ chồng đã giặt hết quần áo bẩn mà Hy Lôi với chồng đi du lịch mang về. Ngửi thấy mùi thơm của thức ăn, nhìn những bộ quần áo đang được cơn gió hoàng hôn thổi khô, giây phút đó, trái tim yếu đuối của Hy Lôi bỗng thấy vô cùng cảm động. Trên bàn ăn, mẹ chồng không ngừng gắp trứng rang cho Hứa Bân, nói:

- Còn trẻ, đừng quan hệ nhiều quá, ăn cái này cho bổ. Còn nữa, uống canh này đi. Xem con trai mẹ kìa, mắt thâm quầng cả rồi.

Miếng cơm Hy Lôi vừa mới và vào miệng bỗng dưng nghẹn đắng lại, mặt cô đỏ bừng.

Ông Hứa Trường Thiên lườm vợ một cái, chẳng nói gì nữa. Hứa Bân cũng trách mẹ:

- Ghét quá, mẹ nói gì thế!

Khó nhọc ăn hết bữa cơm. Hy Lôi thu dọn bát đũa, chuẩn bị đi rửa bát.

Bình thường cô ghét nhất là rửa bát, ở nhà cô chẳng bao giờ phải làm việc này. Thuê nhà ở ngoài, có lúc nấu cơm, nhưng nếu có Hứa Bân ở đó thì Hứa Bân sẽ phải rửa, Hứa Bân thường ngọt ngào rót vào tai cô:

- Tay của cưng vừa trắng và mềm, chỉ dùng để đánh máy thôi, ai nỡ để cưng rửa bát!

Nghĩ là có Hứa Bân giúp mình nên Hy Lôi thong thả cầm bát đũa lên, mang vào phòng bếp.

Nhưng hôm nay không còn ai tỏ ra khách sáo với cô nữa, mẹ chồng vào nói cho cô biết rửa sạch sẽ bát đũa thì để vào đâu, cái nào là khăn lau khô bát, sau đó ra ngoài, Hứa Bân thì vừa buông bát đũa xuống đã vào thư phòng lên mạng. Hy Lôi mở vòi nước, nhớ lại những lời mẹ chồng nói lần đầu tiên đến đây, bà nói:

- Cháu bây giờ là khách, rửa bát thì chờ cưới rồi hãy tính!

Mặc dù chỉ là một chuyện nhỏ, làm chút việc nhà cũng chẳng đáng gì, nhưng Hy Lôi vẫn cảm thấy thật ngượng ngập.

Ngày thứ ba thì cuối cùng Hy Lôi cũng kháng nghị với Hứa Bân:

- Đồ lừa đảo, anh là đồ lừa đảo, chẳng phải ngày trước anh nói tay em vừa trắng vừa mềm, chỉ để đánh chữ thôi sao? Sao giờ ngày nào cũng bắt em rửa bát. Với lại mẹ anh không phải đi làm, em đi làm cả ngày vất vả còn bắt em rửa bát.

Hứa Bân thản nhiên:

- Rửa có vài cái bát thôi mà? Có gì mà phải làm to chuyện? Để đấy, anh rửa! - Hứa Bân vừa nói xong đã xắn tay áo lên, chuẩn bị rửa bát. Hy Lôi sung sướng toét miệng cười, lau khô tay, hôn lên má Hứa Bân một cái:

- Ông xã tuyệt quá!

Lúc đó mẹ chồng đi ngang qua cửa phòng bếp, thấy Hứa Bân đang rửa bát, vội vàng gọi thất thanh:

- Trời ơi, con trai, sao con lại rửa bát! Để đấy, để mẹ rửa! - Bà không phê phán Hy Lôi, nhưng bà đi thẳng vào, giằng cái giẻ rửa bát trong tay con trai, đưa tay ra định rửa, đẩy con trai sang một bên, - Tránh ra, tránh ra, đàn ông đừng có loanh quanh trong bếp, mẹ ghét nhất là đàn ông ở trong bếp, giống đàn bà lắm!

Từ đó, chỉ cần Hy Lôi rửa bát, Hứa Bân định giúp đỡ là mẹ chồng lập tức xuất hiện, bảo là để đó mình rửa. Mấy lần như thế, Hy Lôi chẳng dám mong ước xa xỉ là Hứa Bân sẽ rửa bát giúp mình nữa.

Tối nào ăn cơm xong, cả nhà cũng ngồi ở phòng khách xem tivi với nhau. Hy Lôi không thích xem tivi, nhưng chưa gì đã chui về phòng mình thì không hay lắm, thế là ngày nào cô cũng ngồi xem một lát, mẹ chồng thích xem phim Hàn, thi thoảng còn bình luận vài câu, có lúc còn khen Hy Lôi vài câu:

- Cái nhân vật nữ chính trong phim này mẹ thấy cũng chẳng ra sao, còn không xinh bằng Hy Lôi nhà mình! Đúng không con trai! - Mỗi khi như thế, Hứa Bân thường đắc ý nói:

- Đương nhiên rồi!

Hy Lôi nghe mẹ nói vậy, chỉ cười nhạt. Đa phần thì mẹ chồng thấy cảm khái trước những cô con dâu hiền thục, đảm đang của Hàn Quốc:

- Nhìn con dâu Hàn Quốc ngoan ngoãn thế, lại hiểu phép tắc nữa, lúc nào cũng cung kính với bố mẹ chồng.

Hy Lôi giả bộ như không nghe thấy, có lúc xem thấy trong tivi có những cô gái rất giỏi giang trong công việc, lúc nào cũng ngẩng cao đầu trước đám đàn ông, mẹ chồng lại chặc lưỡi:

- Một người đàn bà ra ngoài xuất đầu lộ diện, chỉ trỏ sai bảo bọn đàn ông thì còn ra cái gì. Đàn bà cứ ngoan ngoãn ở nhà chăm chồng chăm con phải tốt không!

Có lúc Hy Lôi không nhịn được phản bác vài câu:

- Mẹ, tư tưởng của mẹ từ đời nào rồi, xã hội hiện đại, ai có năng lực thì người đó làm việc. Có những người phụ nữ chỉ hợp ở nhà chăm con, nhưng có người thì hợp với cuộc sống ở công ty, không thể vơ đũa cả nắm được. - Mẹ chồng không nói lại được Hy Lôi, nhưng vẫn không chịu thua:

- Dù sao mẹ thấy đàn bà mạnh mẽ quá cũng không tốt!

Hàng ngày, thời gian cô thấy thoải mái nhất chính là lúc rửa bát xong và về phòng của mình. Lên mạng, viết bài, đọc sách, nghe nhạc, tự do tự tại, sau khi sự tự do của mình bị gói gọn trong gian phòng ngủ, Hy Lôi phát hiện ra chỉ có nơi này là thuộc về mình thực sự. Nhà bếp là khoảng trời riêng của mẹ chồng, thư phòng là nơi bố chồng thường trong đó, tất cả đều là sách vở và những bức tranh mà ông thích, phòng khách là nơi công cộng. Nhưng cuối cùng Hy Lôi mới phát hiện ra, thì ra phòng ngủ của mình thực ra là nơi hoàn toàn không có chút riêng tư nào sau khi cô đi làm. Buổi tối rửa bát xong, lúc tìm đồ lót, Hy Lôi phát hiện ra quần áo của mình ở trong tủ đã bị sắp xếp lại, nó không có vẻ bừa bộn như trước mà được sắp xếp rất gọn gàng. Quyển sách mình đã đọc xong tiện tay để ở đầu giường cũng được đặt lên giá sách. Những điều này đều là mẹ chồng cô làm lúc dọn dẹp phòng sau khi họ đã đi làm. Đúng thế, mẹ chồng cô rất chăm chỉ dọn dẹp phòng ngủ của vợ chồng cô, nhưng trong lòng Hy Lôi lại cảm thấy rất không thoải mái, mẹ chồng cô thì thấy chẳng có gì không ổn cả, buổi tối lúc xem tivi, bà nói với Hy Lôi như thể đang dạy con gái mình:

- Con gái thì phải thu dọn phòng mình sạch sẽ một chút, thấy quần áo trong tủ bừa bộn thì phải gập lại chứ. - Hy Lôi lặng lẽ lắng nghe, không biết phải trả lời thế nào, đành im lặng.

Cơ quan của Hy Lôi cách nhà 4, 5 bến xe buýt, 8 rưỡi sáng vào làm, thói quen của Hy Lôi là dậy vào lúc 6 rưỡi sáng, nửa tiếng đánh răng rửa mặt và chải đầu, nửa tiếng ngồi xe buýt, tới cơ quan là khoảng hơn 7h40 phút, sau đó thu dọn bàn làm việc rồi ăn sáng, thời gian vừa vặn. Nhưng từ sau khi kết hôn, thói quen này đã bị phá vỡ. Giờ giấc ngủ nghỉ của mẹ chồng rất có quy luật, hôm nào cũng không xem tivi quá 10 giờ, cứ đúng 10 giờ là đi ngủ, sáng đúng 6 giờ là dậy, sau đó quét dọn ở bên ngoài, rồi còn phụ trách đứng ngoài gọi họ:

- Con trai, Hy Lôi, dậy thôi, 6 giờ rồi. Chậm chạp là muộn đấy.

Nếu không nghe thấy động tĩnh gì thì cứ cách 5 phút bà lại gọi một lần. Hứa Bân ý chí rất kiên cường nên anh vẫn có thể ngủ tới 7 rưỡi trong tiếng gọi của bà. Lâu dần, đồng hồ sinh học của Hy Lôi cũng bị điều chỉnh về trước nửa tiếng, cứ tới 6 giờ là cô tự động tỉnh. Tới cơ quan cô lại phải ngủ bù một chút, đồng nghiệp Tiểu Lộc ở cùng ban biên tập đùa cô:

- Còn trẻ, đừng lao lực quá nhé!

Hy Lôi cười khổ trong bụng, họ đâu biết ở nhà mình có một cái đồng hồ báo thức rất tận tâm!

Có thể đây chính là hôn nhân! Cô nhớ lại câu nói kinh điển của Trương Ái Linh, “Đời người giống như một chiếc váy xinh đẹp, trong đó chứa đầy rận!”, trong lòng cô thầm nói với mình: thay đổi, không thể thay đổi, hãy chấp nhận đi!

Chương 3: Mẹ chồng của mẹ chồng

Tuần thứ ba sau đám cưới, mẹ chồng chính thức tỏ ra bất mãn với con trai, nói là Hy Lôi không khéo nói, cả ngày, số lần gọi “mẹ” chỉ đếm trên đầu ngón tay, bà rất buồn, rất đau lòng. Mẹ chồng nói, Hứa Bân hãy lập tức về phòng “hỏi tội” Hy Lôi.

Hy Lôi thấy chồng nói thế, chẳng biện giải gì cả, đúng thế, sáng sớm cô đã đi làm, buổi chiều mới quay về, thời gian ở cùng nhau có hạn, thêm vào đó mình cũng không quen tự nhiên gọi một người vốn chẳng có quan hệ gì với mình là “mẹ”, thực sự là cô cảm thấy rất ngượng miệng, rất xa lạ. Cuối cùng Hy Lôi nói, rồi mình sẽ dần dần thích ứng, dần dần sửa chữa.

Khi nói những điều này, trong lòng Hy Lôi bất giác nghĩ:

- Dựa vào gì mà nói mình, mình có thấy bà ấy gọi mẹ chồng của bà là mẹ mấy đâu!

Nhà này cứ cách hai tuần là có một chương trình cố định, đó là ra ngoại thành thăm ông bà nội của Hứa Bân, cũng chính là bố mẹ chồng của bà Phương Xảo Trân, bố mẹ của ông Hứa Trường Thiên. Ông Hứa Trường Thiên quê gốc ở Hà Nam, năm xưa bố mẹ ông vì tránh nạn đói mà tới thành phố phương Bắc này, sinh cơ lập nghiệp ở đây, bố ông làm thuê cho người ta, mẹ ở nhà làm ruộng, vất vả nuôi lớn được 4 người con cả trai cả gái, ông Hứa Trường Thiên là con cả trong nhà, dưới ông còn một người em trai và hai người em gái, năm xưa chỉ có mình ông là đi học đại học, nên Hứa Trường Thiên rất hiếu thuận, cứ cách dăm bữa nửa tháng, ông lại tranh thủ ngày cuối tuần không có việc gì quan trọng thì về nhà thăm bố mẹ. Ông Hứa Trường Thiên là kiểu “đàn ông phượng hoàng” rất điển hình của thời đại đó, nhưng bà Phương Xảo Trân lại không được coi là “phụ nữ khổng tước”. Do nguyên nhân thời đại, năm xưa bà tốt nghiệp cấp hai xong là về quê, sau khi quay lại thành phố thì nhờ các mối quan hệ vào làm ột xưởng sản xuất bột mì. Bà cũng chẳng xinh đẹp gì, tuổi xuân cứ nhàn nhạt trôi qua, rồi người ta giới thiệu cho bà ông Hứa Trường Thiên khi đó còn là một nhân viên kỹ thuật. Bà Phương Xảo Trân mỗi lần nhớ lại cuộc gặp gỡ năm xưa là lại có cảm giác tự hào rất mãnh liệt, thường trêu chồng mình:

- Năm xưa anh đi coi mắt mà chẳng có bộ quần áo nào ra hồn, áo sơ mi thì đi mượn, quần thì thủng một lỗ to, cũng chỉ có em là không chê anh thôi.

Ông Hứa Trường Thiên thấy vợ nói vậy thì chỉ cười. Sau khi hai người kết hôn thì rất ân ái với nhau, bà Phương Xảo Trân có những ưu điểm mà những cô gái thành phố khác không có, chăm chỉ, tiết kiệm, giỏi làm việc nhà, an phận thủ thường, một lòng một dạ với chồng, đối xử với bố mẹ chồng cũng tốt, cứ dăm bữa nửa tháng lại cùng chồng về thăm bố mẹ chồng, lúc nào cũng rất ngoan ngoãn, lễ phép. Không lâu sau bà mang thai, sức khỏe không tốt nên mẹ chồng lên chăm sóc bà, từ đó nảy sinh một loạt các mâu thuẫn, mẹ chồng đã phạm phải “tội tày đình” với bà, tới hôm nay nhắc lại với nhớ như in. Những việc đó Hy Lôi chỉ biết đôi chút qua những lời kể tội của mẹ chồng mình với bố chồng, chứ không dám hỏi Hứa Bân, không biết rốt cuộc là bất hòa thế nào mà khiến họ trở mặt với nhau như thế.

Cuối tuần này, cả nhà lại tới thăm ông bà nội. Nơi đó gọi là thôn Thược Dược, ở ngay gần đường quốc lộ. Ông bà nội sống trong một căn nhà cũ có mấy gian, liễu xanh che trước cửa nhà, phía sau là một khoảng đất trống, ông bà trồng ít rau xanh để ăn, Hy Lôi rất thích nơi đó.

Vừa bước vào nhà, Hy Lôi đã chào:

- Con chào ông bà! - Hai người già cười rạng rỡ. Con dâu Phương Xảo Trân thì không nói gì, đi thẳng vào phòng, thấy ông bà cười tươi tắn thì lườm một cái.

Bà nội kéo tay Hy Lôi, đưa cho cô quả hồng, bảo cô ăn. Ông bà mỗi lần thấy Hy Lôi tới là luôn dành cho cô những món mà ông bà nghĩ là ngon, rồi quấn lấy cô nói chuyện, giọng Hà Nam rất nặng, Hy Lôi nghe không hiểu lắm, chỉ mỉm cười gật đầu, chứng tỏ mình đang chăm chú lắng nghe, ông bà cảm thấy rất vui. Bà nội nói chuyện với con dâu mình, kể về thu hoạch nhà nông, hỏi công việc của con trai, cười cười nói nói, thậm chí còn nói bằng giọng rất thận trọng, nhưng bà Phương Xảo Trân thường chỉ trả lời qua loa hoặc nhăn mũi, bĩu mỗi, bà nội lại đành ngượng ngùng quay đầu đi chỗ khác.

Lúc ăn cơm trưa, bà nội vẫn liên tục bảo Hy Lôi phải ăn nhiều một chút:

- Lôi Lôi, ăn nhiều một chút, mau sinh cho ông bà thằng chắt đích tôn!

Hy Lôi biết người già ai cũng thích nói nhưng câu đại loại như bế cháu, bế chắt nên miệng chỉ nói:

- Dạ vâng, cháu biết rồi!

Mẹ chồng nghe vậy lập tức đón lời:

- Bà nội con nói đúng đấy, các con phải tranh thủ còn trẻ, mau sinh lấy một đứa, sức khỏe khôi phục nhanh, mà cũng tranh thủ lúc mẹ còn trẻ, trông con cho hai đứa.

Hứa Bân nghe vậy, lập tức phản bác:

- Mẹ! Mẹ nói gì thế! Bọn con vừa mới cưới, còn trẻ, có con sớm quá phiền phức lắm! - Mẹ chồng còn định nói tiếp, nhưng thấy con trai nói vậy, lại chẳng biết nói gì nữa.

Ăn cơm xong, bà Phương Xảo Trân ra vườn hái cà, bà nội với ông Hứa Trường Thiên ngồi trong phòng nói chuyện, Hy Lôi chơi với con chó nhỏ ngoài sân. Qua cửa sổ, cô âm thầm nghe thấy tiếng bà nội khóc nhỏ bên trong, bố chồng cô và Hứa Bân đều ở bên an ủi, ông nội thì chỉ thở dài. Hy Lôi sợ mọi người khó xử nên len lén tránh ra xa.

Trên đường về, cả nhà ngồi trong xe nhưng không ai nói câu nào, không khí rất kỳ lạ.

2.

Buổi tối, Hy Lôi và Hứa Bân đã ngủ say. Bỗng dưng trong phòng bố mẹ vang lên tiếng cãi nhau nho nhỏ. Sau đó, âm thanh càng lúc càng to.

- Bao nhiêu năm nay, em gọi được mấy tiếng mẹ? Đã là mẹ chồng rồi mà còn như thế. - Bố chồng giận dữ.

Tiếng rít lên của mẹ chồng:

- Bà ấy có chỗ nào đáng để tôi gọi là mẹ, chỗ nào đáng để tôi tôn trọng, tuần nào tôi cũng theo anh về thăm bà ấy là giữ thể diện cho anh lắm rồi.

- Em như thế thì thà không về.

- Không về thì không về, anh tưởng tôi thích à! Nghèo rớt mùng tơi, nhớ năm xưa, đi coi mắt tôi đến cái quần ra hồn còn không có, lúc cưới nhau cái đéo gì cũng chẳng mua cho tôi. - Mẹ chồng lại nhắc tới chuyện năm xưa, giọng nói mỗi lúc một to.

Bố chồng là người hay sĩ diện, nghe bà lại kể khổ, giận tới mức giọng nói phát run:

- Không mua sao cô còn cưới tôi, người như cô thì tìm được ai ra hồn, có người cưới cô là may lắm rồi, tôi mà thích ra đường có cả nắm! - Từ ngữ của bố chồng rất cay nghiệt, vang lên rõ mồn một trong tai con trai, con dâu.

Bỗng dưng yên tĩnh lại.

Hứa Bân đẩy Hy Lôi:

- Ngủ đi! Kệ bố mẹ.

Bỗng dưng bên kia lại vang lên tiếng gọi gấp gáp của bố chồng:

- Hứa Bân, mau sang đây, mau gọi 120!

Hy Lôi và Hứa Bân vội vàng khoác áo ngoài vào rồi chạy sang, thấy mẹ mình sắc mặt tái nhợt, bố chồng đang ra sức lay bà, gọi:

- Xảo Trân, Xảo Trân! Tỉnh lại đi! - Hy Lôi từng nghe Hứa Bân nói mẹ chồng mình mắc bệnh tim, thế nên bà có càm ràm hay nổi giận, họ đều nhường nhịn bà.

Hứa Bân tìm thuốc trợ tim công hiệu nhanh trong tủ thuốc của mẹ, Hy Lôi mang nước tới, mọi người luống cuống cho bà uống thuốc, một lúc sau, mẹ chồng mới mơ màng tỉnh lại, chầm chậm mở mắt ra, thấy con trai với con dâu, rồi lại nhìn chồng mình, vừa giận vừa xấu hổ, ôm lấy eo con trai mà khóc lớn:

- Con trai ơi, bố con vô lương tâm, bố con không phải là người!

Hy Lôi ngỡ ngàng trước vụ cãi nhau của bố mẹ chồng mà bình thường luôn tỏ ra yêu thương nhau, rụt rè hỏi:

- Có cần gọi 120 nữa không ạ?

Bố chồng xua tay, bảo Hy Lôi về phòng ngủ.

Hứa Bân vẫn đang an ủi mẹ mình, Hy Lôi nằm trên giường, nghĩ ngợi: nỗi oán hận và bất mãn lớn như thế nào mà khiến mẹ chồng mình hơn 20 năm nay vẫn hậm hực với bà nội, không chịu gọi bà một tiếng mẹ, và nỗi oán hận như thế nào mới khiến bố chồng nói những câu cay nghiệt như thế.

3.

Sáng sớm hôm sau, cô không nghe thấy tiếng gọi đúng giờ của mẹ chồng, buổi tối đi làm về, thấy mẹ chồng đã không sao, đang ở trong bếp nấu cơm, món sườn xào bốc khói nghi ngút được bê ra bàn ăn. Xem ra bố mẹ chồng đã làm hòa với nhau rồi. Trên bàn ăn, mẹ chồng vừa xới cơm cho bố chồng, vừa tự chế giễu mình:

- Tôi đúng là số khổ! Hứa Trường Thiên, anh đi đi, ra ngoài phố mà tóm lấy một đứa, xem ai hầu hạ anh được như tôi.

Bố chồng cười biết lỗi:

- Đúng rồi, em là tốt nhất, dâu hiền vợ đảm, anh sai, anh sai!

Buổi tối nằm với Hứa Bân trên giường, Hứa Bân kể về chuyện năm xưa của mẹ mình với bà nội. Hồi mẹ mang thai Hứa Bân, bà nội lên thành phố chăm sóc. Hai người ở cùng nhau nên cũng va chạm nhiều. Bà nội vốn không phải người sạch sẽ, mẹ thì lại ưa sạch, thế là thường vì chuyện đó mà cãi nhau. Mẹ tiết kiệm, bà nội còn tiết kiệm hơn, lúc mang thai mẹ bị nghén, muốn ăn dưa hấu nhưng bà nội không mua cho. Tiền lương của bố thì đưa hết cho bà nội, mẹ thấy giận trong lòng, sau đó không nhịn được nên thường xuyên cãi nhau. Hai người đàn bà kẹp bố vào giữa, khiến ông cũng rất khó xử. Sau đó bà nội giận quá, bảo bố đánh mẹ, còn xúi bố li hôn với mẹ. Một lần nghiêm trọng nhất, mẹ chồng với con dâu cãi nhau, bố không có nhà, bà nội bèn gọi chú ở dưới quê lên đánh mẹ một trận. Từ đó hai người trở mặt với nhau, suốt một thời gian dài không nói chuyện, lâu dần, Hứa Bân lớn hơn một chút thì quan hệ mới khá hơn, nhưng từ đó không bao giờ mẹ chịu gọi bà nội là “mẹ” nữa.

Hy Lôi vừa nghe vừa sụt sịt, không ngờ bà nội là người hiền hòa như thế mà ngày xưa cũng từng đánh con dâu. Đương nhiên, đây chỉ là “phiên bản” mà mẹ kể cho Hứa Bân nghe. Sau khi Hứa Bân trưởng thành, bà nội cũng thường lén tố khổ với Hứa Bân, nhưng đó là một “phiên bản” khác. Bà nội nói, mẹ hồi đó lúc nào cũng tỏ ra mình là người thành phố, bà nội làm việc mà cứ đứng chỉ tay năm ngón, lần nghiêm trọng nhất, hai người cãi nhau, mẹ chửi bà nội là “bà già nhà quê”, đúng lúc đó bố không có nhà, bà nội giận quá nên bỏ về quê, đau lòng kể khổ với con trai nhỏ, chú nghe thấy giận quá nên tới nói chuyện với mẹ, hai bên đẩy qua đẩy lại, nhưng mà không đánh nhau.

Hai người đàn bà, hai phiên bản khác nhau, đều là những người Hứa Bân yêu thương nhất, ai đúng ai sai, Hứa Bân cũng không rõ, có thể nó đúng với câu nói: Quan giỏi không lo được việc nhà!

Hy Lôi dựa vào lòng Hứa Bân, nghe anh kể chuyện cũ của gia đình, cố ý hỏi anh:

- Nếu em với mẹ anh cãi nhau, bà bắt anh ly hôn em thì làm thế nào?

Hứa Bân ghé sát tai Hy Lôi nói:

- Em là một con yêu tinh đáng yêu, là dâm phụ, sao anh nỡ ly hôn với em được? - Hứa Bân là như thế, cứ tới buổi tối, cứ ngồi lên giường là lập tức ngược lại với thái độ lịch sự, nho nhã ban ngày, nói những câu rất “dê”, rất tục tĩu. Hy Lôi cười bịt chặt tai, nhưng trong lòng lại thấy rất ngọt ngào.
Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ