Chương 16: Niềm vui bất ngờ
- Gái yêu, cậu lợi hại thật đấy, dám phản bác họ ngay trước mặt, tớ cũng còn chẳng dám nữa là. Tớ có thể tưởng tượng được cảnh đó, thật là đã lắm! Tớ hâm mộ cậu quá đi! - Mai Lạc nghe Hy Lôi nước mắt ròng ròng kể lại chuyện vừa xảy ra thì vỗ tay khen ngợi. Hy Lôi cười khổ, nước mắt nơi khóe mắt vẫn chưa khô: - Tớ đã buồn lắm rồi mà cậu còn cười nhạo tớ. Thật đáng ghét. - Haiz, nghĩ lại cũng thật là, họ thật là biến thái, đã lớn thế rồi mà còn đọc trộm nhật ký của con dâu. Cậu cũng thật là, ngốc quá đi, lớn ngần này rồi còn viết nhật ký, cậu tưởng là cậu vẫn đang học tiểu học, viết những câu như kiểu hôm nay tớ dìu một bà lão qua đường, hôm nay tớ nhặt được ví tiền à. Có chuyện gì buồn thì cứ coi tớ như cái gốc cây, tớ đảm bảo là sẽ chôn thật kín những lời cậu nói. - Quyển nhật ký đó của tớ có khóa mà. Mai Lạc bực mình dí ngón tay vào trán Hy Lôi: - Đầu cậu có vấn đề à, cái loại nhật ký có khóa ấy cậu tưởng tớ chưa nhìn thấy bao giờ à, dùng một que diêm cũng có thể mở ra mà cậu tin nó. - Nhưng ngăn kéo cũng có khóa. - Xì, người ta đã vào được phòng của cậu thì sao lại không mở được ngăn kéo của cậu? Đồ dùng là nhà người ta mua, người ta không giữ lại một bộ chìa khóa chắc. Được rồi, bây giờ không nói những việc này nữa, vấn đề bây giờ là cậu trở mặt với họ rồi, làm thế nào để giải quyết bây giờ. - Cùng lắm thì ly hôn! - Hy Lôi chẳng nghĩ ngợi gì, buột miệng nói luôn. Gần đây, mỗi khi nảy sinh va chạm với Hứa Bân là chữ “ly hôn” lại xuất hiện trong đầu cô, hình như chỉ có cách đó mới giải quyết được vấn đề. Mai Lạc thản nhiên cười: - Thôi cho xin, cậu với Hứa Bân dính nhau như keo, lúc hòa thuận, lúc lại cãi nhau, ly hôn thì ai mà tin, nói không chừng giây sau hai người lại làm hòa với nhau rồi. Do đó bây giờ cứ nghĩ kỹ đi, sau này hai cậu định thế nào? - Còn thế nào được nữa, viết thì cũng viết rồi. - Lát nữa chắc chắn hắn sẽ đến tìm cậu, nếu hắn bắt cậu xin lỗi bố mẹ hắn thì làm thế nào? Mai Lạc còn chưa kịp nói xong, Hy Lôi đã nói ngay: - Không thể nào! Tuyệt đối không thể! Đang nói câu đó thì điện thoại Mai Lạc đổ chuông, là Hứa Bân gọi tới. - Hứa Bân à, các người làm gì thế, để Hy Lôi đang khóc rất đau lòng đây này! Hứa Bân lạnh nhạt nói: - Cô ấy ở chỗ em à, thế thì anh yên tâm rồi. Thế nhé. - Sau đó cúp điện thoại. Hy Lôi và Mai Lạc nhìn nhau. Thì ra Hứa Bân chỉ gọi điện thoại để xác nhận lại xem có phải Hy Lôi ở chỗ Mai Lạc hay không, chứ không hề có ý tới tìm cô để giải quyết vấn đề. Anh ta vẫn chưa hết giận. Hy Lôi bật cười chua chát: - Nhìn xem, đó chính là chồng của tớ! Giờ trong mắt anh ta, tớ giống như một tờ giấy, không chút trọng lượng. - Được rồi, người ta chẳng phải gọi điện thoại tới hỏi thăm cậu rồi sao? Chứng tỏ vẫn còn quan tâm tới cậu lắm. Chắc tại vì bây giờ anh ấy vẫn chưa hết giận. Dù sao thì mẹ chồng tớ cũng không ở đây, lát nữa Tùng Phi về bảo anh ấy sang ngủ phòng nhỏ, hai đứa mình lâu lắm không nói chuyện với nhau rồi. 2. Chiều ngày hôm sau Hứa Bân tới. Hy Lôi đang ngồi xem tivi, thấy Hứa Bân tới giả vờ như không nhìn thấy. Mai Lạc thì cười thầm, đánh mắt ra hiệu cho Hứa Bân: - Nói chuyện tử tế nhé, đừng cãi nhau nữa! Em xuống lầu đi dạo đây! Hứa Bân ngồi xuống, một lúc lâu vẫn không nói gì. Hy Lôi vẫn đang xem tivi, chuyển kênh liên tục. Anh nắm tay Hy Lôi: - Được rồi, đừng xem nữa, chúng ta nói chuyện đi! - Nói cái gì, chúng ta chẳng có gì để nói cả. - Hy Lôi rút tay mình ra, tiếp tục chuyển kênh. - Em có thái độ gì thế, anh còn chưa nói gì em mà em đã có thái độ như thế. Em nhìn lại mình xem, bây giờ thành ra thế nào rồi, một cô gái ngày trước ngây thơ, nho nhã biết bao nhiêu, bây giờ thì sao, không thể tưởng tượng nổi, những lời lẽ độc ác đó lại từ bút của em mà ra. - Em biến thành thế nào, em biến thành cái gì đều là do anh ban cho hết. Một người đàn ông độc ác mới khiến một người đàn bà thể hiện sự xấu xa của mình ra. Hứa Bân bị Hy Lôi nói tới mức chẳng phản bác được lời nào, chỉ ngược vào mình: - Anh là người đàn ông độc ác? Em cũng tự nhận là mình xấu xa à? Hy Lôi tủi thân quay lại, đấm lên ngực Hứa Bân, bao nhiêu giận dữ và oán hận đều phát tiết ra hết: - Tại anh, tại anh, chính tại anh nên em mới thành ra như thế này, một mụ đàn bà đanh đá, hay oán thán, em cũng không thích mình như thế này, vô cùng không thích! - Hy Lôi giống như một đứa trẻ quậy khóc vô lý, bao nhiêu nước mắt rơi cả xuống áo của Hứa Bân. Anh ôm cô vào lòng: - Tại anh, đúng, đều tại anh, Hy Lôi, chúng ta đừng cãi nhau nữa. Chúng ta sống hòa bình, được không? Hy Lôi bị sự dịu dàng bất ngờ của Hứa Bân làm cho tan chảy, yếu đuối dựa vào vai anh, khàn giọng nói: - Nhưng bây giờ thế này rồi thì làm thế nào để sống hòa bình được, em mệt lắm rồi. Hứa Bân im lặng rất lâu, dường như đã hạ quyết tâm, nói: - Chuyện cuốn nhật ký, cho dù ai đúng ai sai thì cũng đừng nhắc tới nữa. Chúng ta chuyển ra ngoài sống, ngày mai đi tìm nhà luôn. - Lời nói của anh giống như một ánh mặt trời le lói sau những đám mây đen, chiếu thẳng xuống mặt đất, chiếu thẳng vào trái tim u tối của Hy Lôi. Cô nghe thấy thế, dường như không tin vào tai mình, nghi ngờ ngẩng đầu lên, hoang mang hỏi: - Anh nói gì? - Anh nói chúng ta chuyển ra ngoài! Em không chịu à! Hy Lôi ra sức gật đầu, xác định là mình không nghe nhầm, cô không che giấu được niềm vui của mình: - Chịu chứ, chịu chứ, chỉ cần chuyển ra ngoài, sống ở đâu em cũng chịu. Hứa Bân bật cười trước vẻ trẻ con của Hy Lôi: - Sống ở ổ chó cũng chịu à? - Được chứ, anh là chó đực, còn em là phu nhân chó! Hứa Bân vuốt tóc Hy Lôi, lại một lần nữa ôm cô vào lòng, trong lòng thấy chua xót, dù sao thì cô cũng là một đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, giống như một dòng suối trong vắt nhìn thấy cả đáy, chỉ có điều dụng cụ đựng nước đã thay đổi rồi. Cuộc hôn nhân này giống như cái cốc đựng nước khiến tất cả mọi người đều thay đổi hình dạng. Mai Lạc đứng ở cửa nhìn hai người giảng hòa với nhau, mỉm cười an ủi. 3. Việc thuê nhà được tiến hành rất thuận lợi. Mai Lạc giúp họ liên lạc với người chủ của căn nhà mà trước khi cưới cô và Hy Lôi thuê chung. Căn nhà đó từ sau khi Hy Lôi và Mai Lạc chuyển ra lại ột cặp tình nhân học sinh thuê, gần đây họ đã tốt nghiệp và chuyển đi nên bỏ trống. Chỉ có điều tiền thuê nhà đắt hơn trước 100 tệ, điều này cũng là hợp lý vì hiện nay vật giá leo thang, tiền thuê nhà đương nhiên cũng phải tăng. Quét dọn sạch sẽ, hai người chỉ mang quần áo và chăn mền của mình đến, khi chuyển nhà, mẹ chồng ở lỳ trong phòng không chịu ra, trước khi đi, Hứa Bân vào phòng tạm biệt mẹ, nói: - Mẹ, con đi đây! - Không nghe thấy tiếng mẹ chồng trả lời. Hứa Bân đi ra, nhìn Hy Lôi bằng con mắt có vẻ oán hận, xua tay. - Đi thôi. Hy Lôi tới chợ mua một tấm vải màu hồng làm rèm cửa, ánh mặt trời mùa thu rọi vào, sự dịu dàng, ấp ám lan tỏa khắp căn phòng, trên giường trải một tấm ga vải hoa nhí mới, mang theo mùi thơm của nắng, cô còn mua một chậu cây nhỏ ở chợ hoa, lá nhỏ và dày, người bán hoa nói, nó tên là cỏ hạnh phúc, Hy Lôi cảm thấy ý nghĩa của nó rất may mắn, cát tường nên vui vẻ mua về, để ở bệ cửa sổ, dường như hạnh phúc sẽ từ nơi đây và phủ kín căn nhà. Suốt cả ngày Hy Lôi đều quét dọn vệ sinh, trong MP3 đang vang lên một bài hát: Căn nhà yêu mến. Cái cửa sổ nhỏ. Ánh mặt trời chiếu rọi. Nói với tôi về cái cây ở ngoài cửa khi mặt trời lặn. Là món quà của tình yêu. Anh chọn tấm vải hoa Để trang trí cho cửa sổ của chúng ta Căn nhà yêu mến của tôi Có anh tôi sẽ bớt cô đơn Cuộc sống đó tuy gian khổ Tình yêu là tài sản duy nhất của tôi Căn nhà có thể mất điện Nhưng tôi sẽ thắp nến Nghe những bài hát cũ Thời gian sẽ dừng lại Căn nhà có gió lùa Có bước chân vui vẻ Thi thoảng chúng tôi cãi nhau Tha thứ cho em nhé Căn nhà yêu mến của tôi Có anh tôi sẽ bớt cô đơn Cuộc sống khi đó tuy gian khổ Tình yêu là tài sản duy nhất của tôi. Hy Lôi vừa nghe vừa ngân nga theo giai điệu của bài hát, cái tình cảm ngây thơ, trong sáng này thật giống với họ trước kia. Cái nhà vệ sinh nhỏ, trên lớp gạch lát tường đã ố vàng, cô nhìn thấy một tờ giấy dán trên đó, tờ giấy viết: “Không có gì có thể chia rẽ tình cảm của chúng ta!”. Những lời nói tình cảm đó có lẽ là của đôi tình nhân học sinh để lại, chỉ có những con người trẻ tuổi như vậy mới có đủ dũng khí để bảo vệ tình yêu! Hy Lôi đọc xong tờ giấy, không nỡ xé ra. Cô thầm nói với bản thân mình: Đúng, không gì có thể chia rẽ tình cảm của đôi ta. Ngày đầu tiên chuyển ra ngoài, Hy Lôi gọi điện thoại ẹ mình ở tận thành phố B xa xôi, mẹ cô không thể hiểu được niềm vui của cô, chỉ thở dài trong điện thoại: - Mẹ thấy con gây ra chuyện không vui như thế cũng buồn lắm, con thà sống trong một căn nhà đi thuê nhỏ xíu cũng không chịu sống trong nhà to của họ, không biết có mâu thuẫn thế nào mà không thể giải quyết được, việc gì mà đến nông nỗi đó? - Không thể trách con hết được, mẹ không biết mẹ anh ấy... Hy Lôi còn chưa kịp nói xong đã bị mẹ cô ngắt lời: - Được rồi, được rồi, mẹ không muốn nghe con gái mẹ nói xấu mẹ chồng sau lưng. Đã chuyển ra rồi thì nghe lời mẹ, đối xử với Hứa Bân tốt một chút, nó được chiều chuộng quen, giờ cùng con dọn ra ngoài ở, con cũng phải có trách nhiệm của một người vợ, đừng như ngày trước quen tự do, bướng bỉnh. Phải để nó cảm thấy ở cạnh con thật ấm áp và thoải mái, như thế thì chồng mới đứng về phía con. Lời nói của mẹ khiến Hy Lôi học được không ít điều, bởi vậy cô im lặng. Chung quy lại thì nam nữ cũng không thể bình đẳng, bạn xem, từ trước đến nay làm gì có người đàn ông nào thổ lộ hết tâm tư hay đi khắp nơi để tìm hiểu về bí quyết để giữ tình yêu và hôn nhân lâu dài. Buổi tối, nghe lời mẹ, lần đầu tiên Hy Lôi vào bếp, làm món mì sốt cà, những quả cà gọt vỏ, trứng đánh đều rồi cho thêm ít nước, khi xào lên có màu vàng và mềm, bản thân cô cũng có thể làm một người chủ gia đình, Hứa Bân ăn hết hai bát đầy, vừa ăn vừa khen ngon. Hy Lôi nhìn cái tướng ăn như hổ vồ của Hứa Bân thì trong lòng thấy thật chua xót, rồi lại oán thán: Niềm vui đơn giản như thế mà sao phải đi qua biết bao đoạn đường vòng? Tối, trên một chiếc giường gỗ không mấy êm ái, lần đầu tiên hai người “yêu” nhau thoải mái đến thế, lần đầu tiên có thể thoải mái phát ra âm thanh mà không sợ người khác nghe thấy. Cơ thể Hy Lôi trắng ngần như ánh trăng, Hứa Bân nổi hứng, hai người bèn vần cuộc mây mưa với đủ mọi trò mới. Hứa Bân giống như một tướng quân được xông pha trận mạc, thống lĩnh thiên binh vạn mã để công phá thành trì đầy mê hoặc của Hy Lôi. Đã lâu lắm rồi không có một lần nào làm tình sung sướng đến vậy. Hứa Bân lẩm bẩm bên tai Hy Lôi: - Anh yêu em, Hy Lôi! Hy Lôi cũng khẽ khàng đáp lời, giống như một ca sĩ tuyệt hảo, cổ họng cô phát ra những tiếng gọi khe khẽ, gọi mãi, gọi mãi, khoái cảm cũng tuôn trào, hạnh phúc cũng đến theo. Thì ra hạnh phúc lại đơn giản như thế! 4. Sự kiện cuốn nhật ký đó chẳng ai nhắc đến nữa, mỗi tuần Hy Lôi lại phải cùng Hứa Bân về nhà một lần, đây là điều kiện mà Hứa Bân đưa ra khi đồng ý với Hy Lôi dọn ra ngoài... Cho dù thế nào thì anh vẫn là con trai của mẹ anh, cả nhà trông vẫn có vẻ hòa bình, yên ổn. Thế là Hy Lôi dù đã chuyển ra ngoài nhưng tuần nào cũng phải ăn một bữa cơm với bố mẹ chồng, giả bộ như không có chuyện gì, thưởng thức những món ăn mẹ chồng nấu, nhìn mẹ chồng xót xa xoa mặt con trai: - Con trai, con lại gầy đi rồi! Mỗi lần trước khi đi, mẹ chồng đều đưa cho Hứa Bân rất nhiều đồ ăn, tương thì bà tự làm, đậu phụ bà mua, rồi thịt kho sẵn, bánh bao đã hấp, tất cả đều cho vào hộp đựng đồ ăn rồi đưa cho Hy Lôi, nói với cô cách cất giữ như thế nào, món nào để lâu được, món nào thì phải ăn ngay. Mỗi khi như vậy, trong lòng Hy Lôi vẫn thấy có một chút cảm động, trên đời này làm gì có người mẹ nào không yêu con của mình? Chỉ có điều bà vẫn coi Hứa Bân như một đứa trẻ chưa lớn, không thể yên tâm giao anh vào tay người đàn bà khác. Ăn cơm xong, Hứa Bân và bố mẹ ngồi ngoài phòng khách nói chuyện, Hy Lôi thì đi vào phòng ngủ. Cô chuẩn bị tìm thêm mấy bộ quần áo để mang đi. Lúc chuyển ra, Hy Lôi nghĩ bụng chỉ ở tạm nơi đó, sau này còn phải mua một căn nhà khác, bởi vậy đa số quần áo sách vở cô đều để ở nhà, cách bày trí trong phòng về cơ bản vẫn không thay đổi. Mở tủ quần áo ra xem, tất cả đều đã khác, những chiếc váy ngắn mùa hè tất cả đều bị cất vào một cái túi to, áo len mùa thu và những cái áo khoác dày mặc mùa đông thì được treo cẩn thận lên móc, trong đó còn treo cả quần áo của bố mẹ chồng. Hy Lôi bất lực cười, mẹ chồng được điểm này rất tốt, thích sạch sẽ, quần áo cứ chuyển mùa là sẽ phân loại và cất cẩn thận, nhưng bà vẫn không bao giờ biết tôn trọng đời tư của người khác, dưới mái nhà của bà, con trai và con dâu vẫn không phải là những cá thể độc lập, căn nhà và tâm sự của mọi người trong con mắt của bà, vẫn là sở hữu chung. Dù sao cũng đã chuyển ra ngoài rồi, bà ở nhà muốn làm gì thì làm! Hy Lôi tìm kiếm một hồi lâu, tìm được mấy bộ quần áo mùa thu mà mình cần mặc, nhớ ra ngày trước còn mấy cái hộp bao cao su nhét trong tủ vẫn chưa mang đi, tìm mãi, hóa ra vẫn còn ở đó. Cô lại nhớ lại cái dây chuyển để trong tủ quần áo, tìm một hồi lâu không thấy, đành bỏ cuộc. Thu dọn đồ đạc xong, cô nhét mấy hộp bao cao su vào túi xách, quay ra phòng khách, Hứa Bân vẫn đang nói chuyện với mẹ, không có ý định muốn về, Hy Lôi đành phải ngồi xuống. Mẹ chồng đang tách từng hạt dẻ một, bỏ hạt dẻ đã tách xong vào tay con trai, dịu dàng nhìn con trai, hỏi han: - Công việc có bận không, ở bên đó quen không, lạnh không? Hứa Bân vẫn đang đắm chìm trong thế giới ngọt ngào chỉ có hai người, không hiểu ý của mẹ bèn đáp: - Tốt lắm, chẳng có gì là không quen cả. Mẹ chồng có vẻ hơi thất vọng, ánh mắt thoáng tối đi. Hy Lôi đẩy cánh tay Hứa Bân, nói nhỏ: - Về nhà thôi! Hứa Bân nhìn lại đồng hồ, trời cũng đã tối bèn đứng lên định đi. Mẹ chồng thấy Hứa Bân chuẩn bị ra về thì có vẻ lưu luyến, tiễn ra đến cửa vẫn không quên dặn dò: - Sang thu rồi, trời lạnh lắm, mặc nhiều vào nhé, buổi tối nhớ đắp chăn dày. Thích ăn gì thì về nhà, mẹ làm cho con. Hy Lôi nhận ra trong mắt mẹ chồng có giọt nước đang lấp lánh. Trên đường về nhà, cô chỉ im lặng không nói gì. Không biết những bà mẹ khác sau khi con trai lấy vợ và ra ở riêng sẽ sống như thế nào, những giọt nước mắt ban nãy của mẹ chồng khiến Hy Lôi bỗng có cảm giác ăn năn, dường như mình vừa cướp đi thứ mà bà yêu thương nhất, nhưng cô lại không thể thản nhiên chấp nhận điều này, thế là cái ánh mắt buồn bã ấy khiến lương tâm của Hy Lôi trỗi dậy, cảm giác không yên. Hứa Bân nhận ra vẻ buồn rầu của Hy Lôi, cố tỏ ra vẻ nhẹ nhàng: - Đừng nghĩ nữa, lâu dần rồi sẽ quen thôi. Hồi đi học đại học, mẹ anh cũng thế, trong điện thoại cũng khóc, nói là nhớ anh. - Mẹ anh có phải mắc bệnh yêu con quá đáng không? - Sao thế, chẳng phải em vẫn cứ đòi dọn ra ngoài sao? Giờ thấy ăn năn hả, hay chúng mình lại dọn về? - Câm miệng! Ngoại trừ cái cảm giác thất vọng và ăn năn mỗi khi về thăm mẹ chồng ra, cuộc sống của hai người lúc này chẳng còn gì đáng tiếc nữa. Hứa Bân có thời gian thì tới cơ quan Hy Lôi đón cô tan làm, thi thoảng hai vợ chồng đi xem phim, có lúc thì tiện đường vào siêu thị mua thức ăn, Hy Lôi về đến nhà là bắt đầu nấu nấu nướng nướng trong gian bếp nhỏ, vừa nấu vừa ngân nga hát: “Cuộc sống của chúng ta thật hạnh phúc, cuộc sống của chúng ta thật vui vẻ!”. Hứa Bân thi thoảng sẽ ôm chầm lấy cô từ phía sau, trêu: - Sao mà nhà quê thế, bài hát từ thời nào rồi. Ăn cơm xong, Hứa Bân lại chủ động rửa bát, đẩy Hy Lôi sang một bên: - Vợ anh nghỉ ngơi đi, để anh, nước lạnh lắm. Trong lòng Hy Lôi thấy thật ấm áp, rồi cô sẽ giả bộ trách cứ: - Toàn giả vờ, ngày trước ở nhà sao anh không tốt với em thế! - He he, ở nhà trước mặt mẹ, anh là một đứa trẻ chưa lớn, cần được bảo vệ, trước mặt phụ nữ thì anh là một thằng đàn ông có thể giúp em che mưa che gió được rồi. Em phải hiểu anh chứ! Hy Lôi cảm nhận được khoảng thời gian yêu nhau hạnh phúc và ngọt ngào của hai người đã quay lại, Hứa Bân dịu dàng, chu đáo mà ngày trước cô quen cũng quay về rồi. Đêm thu càng lúc càng lạnh, Hy Lôi lên giường từ sớm. Hứa Bân vệ sinh cá nhân xong, rót một túi nước nóng mang vào đặt dưới chân cô, sự ấm áp đó từ dưới bàn chân lan dần lên, khiến trái tim Hy Lôi cũng thấy ấm áp, cô ôm cổ Hứa Bân, tặng anh một nụ hôn thật ngọt ngào: - Chồng ơi, anh thật là tốt! - Còn tốt hơn nữa cơ - Hứa Bân leo lên giường, tay đung đưa một cái túi nhỏ màu xanh. - Con ma nhỏ, em còn nhớ mang cái này về cơ à. Muốn để anh yêu em à! - Đồ dê già! Chậu cây hạnh phúc trên bệ cửa sổ đã mọc lá non, cơn gió cuối thu khẽ luồn qua khe cửa. Thân thể ấm áp của Hứa Bân đè tới, Hy Lôi nhắm mắt. Người mà bạn yêu, anh ấy cũng yêu bạn, có một khoảng không gian tự do vừa đủ để thể hiện tình yêu này, có lẽ đó là hạnh phúc.Chương 17: Mùa yêu nhau trong hôn nhân
- Hy Lôi, gần đây khí sắc tốt thế, trông có vẻ mưa thuận gió hòa lắm. Có phải chuyển ra rồi nên đêm nào cũng được sung sướng không? Hy Lôi ngượng ngùng cười: - Đáng ghét! Cậu thì sao? Sao dạo này trông có vẻ yếu ớt thế? Tiểu Lộc chỉ biết trêu Hy Lôi mà quên mất gương mặt tiều tụy của mình. Gần đây đi làm cô thường tỏ ra lơ đễnh, bản thảo nộp lên trên sai liên tục, cả ngày nhìn chằm chằm vào cái điện thoại di động, điện thoại vừa đổ chuông là cô len lén vào phòng vệ sinh để nghe. Có lúc thì vui vẻ yêu đời, có lúc lại buồn bã, chán nản, cứ như cô đang phải sống trong một thế giới có hai thái cực nóng và lạnh. Hy Lôi tưởng là gần đây bạn trang trí lại nhà nên mệt quá, quan tâm hỏi: - Có phải mệt quá không? Bị bệnh hả? - Không có! - Thế cậu bị làm sao, tớ thấy dạo này cậu không bình thường, chẳng chú tâm vào công việc gì cả, cũng không nói về tiến độ trang trí nhà nữa, ở văn phòng cũng không nói chuyện, có phải có tâm sự gì không? Thiếu tiền à? - Không. Cậu không hiểu đâu. - Mọi giả thiết của Hy Lôi đều bị phủ định. Một lúc lâu sau, Tiểu Lộc ngẩng đầu lên, nói rõ từng chữ với Hy Lôi: - Hy Lôi, tớ yêu rồi. Hy Lôi bật cười, đưa tay lên sờ trán Tiểu Lộc: - Cậu bị sốt à, hay là sáng nay vẫn chưa tỉnh ngủ. Tớ nhớ là hai năm trước, khi cậu mới chuyển tới cơ quan này, cậu đã đi vào nấm mồ tình yêu với chồng cậu, chẳng nhẽ dạo này tay trái chạm tay phải rồi sinh ra pháo hoa à. - Không phải là anh ấy! - Tiểu Lộc hạ thấp giọng. - Hả? - Hy Lôi trợn tròn mắt rồi vỡ lẽ ra, kinh ngạc bịt miệng. - Cậu... cậu không phải là đang... ngoại tình đấy chứ? Biểu cảm trên gương mặt Tiểu Lộc đã xác nhận suy đoán của Hy Lôi. Cuối cùng thì cô cũng đã thu hết dũng khí để nói cho Hy Lôi biết bí mật đã đè nặng trong tim cô bao ngày nay. Thì ra đối phương là chủ nhiệm phòng tín dụng của một ngân hàng, chính là “ông Đới” mà Tiểu Lộc vẫn nói, cũng chính là ông “anh họ” mà lần trước Tiểu Lộc nói đã cho cô mượn một khoản tiền. Đó là một người đàn ông trẻ tuổi, trưởng thành, lại thành công, quen Tiểu Lộc khi cô tới làm thủ tục vay tiền, đã rung động trước sự ngây thơ, thật thà của Tiểu Lộc, luôn quan tâm, chăm sóc cô, cho cô vay tiền với lãi suất thấp, cuối cùng tình cảm âm thầm này cũng dấy lên một cơn sóng. Nghe Tiểu Lộc kể sơ qua về chuyện tình của mình, trên mặt Hy Lôi hiện lên vẻ lo lắng: - Cậu không sợ Tiểu Tô nhà cậu biết chuyện à? Cậu đang đùa với lửa đấy, biết không? - Tớ biết chứ, thế nên mới buồn đây! Một bên là anh ấy, dịu dàng, đa tình, khảng khái, chu đáo, lại lãng mạn, mỗi lần ở bên anh ấy tớ đều có những niềm vui bất ngờ, cái khát khao được gặp mặt ấy, sau khi gặp mặt lấy thấy kích thích và ăn năn ấy thực sự là rất tuyệt, khiến tớ muốn chấm dứt mà không được, về tới nhà nhìn thấy Tiểu Tô nhà tớ, tớ lại cảm thấy vô cùng hối hận, lại muốn đối xử tốt một chút để bồi thường cho anh ấy. - Cậu và gã đàn ông đó đã xảy ra chuyện đó chưa? Tiểu Lộc e thẹn gật đầu, giống một cô thiếu nữ đang tuổi dậy thì. Hy Lôi cảm khái lắc đầu: - Không ngờ một người kiên trinh nhất trong lịch sử như cậu mà cũng có lúc vượt rào. - Lúc này thì điện thoại của Tiểu Lộc đổ chuông. Cô lại vui vẻ đứng lên nghe điện thoại, hạ thấp giọng: - Em đây, cũng nhớ anh lắm. Chiều hả, ở đâu? Được rồi, em chờ anh! - Anh ta hả? Hy Lôi thực sự choáng trước việc của Tiểu Lộc, cô ngã ngồi xuống ghế, cảm thán: - Xem ra câu nói đó không sai, đàn ông đàng hoàng là vì chưa bị cám dỗ! Sự trung thành của đàn bà là do không có điều kiện để phản bội! Một người đàn bà dịu dàng có thể thức tỉnh cả một cung điện đã ngủ sâu trong mê muội, còn một người đàn ông dịu dàng thì có thể chinh phục được cả mười ngọn núi Himalaya. Không biết người đàn ông này đã ra đòn sát thủ gì mà khiến hạt đậu bốn mùa như cậu trở thành món ăn ngon trên bàn của anh ta. Trên mặt Tiểu Lộc để lộ sự đam mê, sung sướng của một người được đắm chìm trong tình yêu: - Cậu không biết đâu, đàn bà khi ở cạnh anh ấy giống như là công chúa, anh ấy sẽ đưa cậu tới những nhà hàng sang trọng nhất, nụ cười lặng lẽ ấy giống như đang quan sát trái tim của cậu, dáng vẻ anh ấy khi lái xe, khi thanh toán tiền đều vô cùng quyến rũ. - Người đàn ông đang yêu thì trở nên vô cùng thông minh, người đàn bà đang yêu thì trí tuệ bằng 0. Cậu chết rồi. Tiểu Lộc vẫn nói: - Nếu so sánh với anh ấy thì Tiểu Tô nhà tớ vừa rách rưới vừa quê mùa, lại không tâm lý, ở cùng với Tiểu Tô, cảm giác mình giống như cô bé Lọ Lem, hơn nữa không bao giờ được tham gia bữa yến tiệc trước 12 giờ đêm, cuộc sống tối tăm đó khiến tớ thấy tự ti lắm. Hy Lôi không quên nhắc nhở Tiểu Lộc: - Này, tỉnh lại đi, tớ thấy cậu hơi sa chân quá rồi đấy. Đàn ông thích buông mồi để câu được tình yêu, đàn bà thì không tiếc thân mình để bảo vệ tình yêu. Cậu cẩn thận kẻo mất cả chì lẫn chài. - Đừng nói tớ thế, đàn bà vượt rào cũng là vì bị nội lực đẩy ra thôi. - Đàn ông vượt rào thì là do ngoại lực cám dỗ, không nhận ra Tiểu Lộc nhà mình cũng có sức hút như thế. - Cậu lại đả kích vào lòng tự tin của tớ rồi. Cuộc thảo luận của Hy Lôi với Tiểu Lộc về tình yêu không thể kéo được Tiểu Lộc ra khỏi vũng bùn. Lúc tan làm, Hy Lôi nhìn thấy trước cửa cơ quan, Tiểu Lộc lên một cái ô tô màu đen rồi phóng vút đi, quên mất ngôi nhà mới đang thời kỳ hoàn thiện, quên mất ông chồng đang chờ cô về nhà ăn cơm. 2. Buổi tối về tới nhà, Hứa Bân vẫn chưa về, gọi điện thoại thì anh bảo có buổi ăn nhậu với đồng nghiệp, tối nay chắc không về nhà ăn cơm. Bên kia điện thoại nghe rất yên tĩnh, không giống như đang ăn nhậu cùng bạn bè. Hy Lôi cũng không để tâm lắm. Tự nấu ình ít cháo đậu, làm vài món đơn giản rồi ăn một mình. Trong sách nói, cho dù khi có một mình thì cũng phải nấu ăn thật ngon, đối xử tốt với bản thân, như thế mới có thể kéo dài tuổi thọ! Hơn 10 giờ thì Hứa Bân về, trên người không có mùi rượu. Hy Lôi cảm thấy kỳ quái: - Mặt trời mọc ở đằng Tây hay sao! Hôm nay anh đi nhậu với bạn mà sao không uống rượu! - Anh còn chưa kịp trả lời đã thấy Hứa Bân mặc trên người chiếc áo len màu xám, Hy Lôi nhớ sáng nay lúc ra cửa Hy Lôi mặc cái áo jacket màu sữa mà. Không cần nói cũng biết, Hứa Bân về nhà anh. Hy Lôi mệt mỏi hỏi: - Mẹ anh nấu cho anh món gì ăn? Hứa Bân bối rối cười: - Hi hi, chân giò hầm, món đó em không biết nấu, hôm nay mẹ nấu nên gọi anh về nhà, với lại bố cũng đi công tác, một mình mẹ ở nhà đáng thương quá. - Anh về nhà vì sao còn phải nói dối, bảo là đi nhậu với đồng nghiệp? - Thì anh sợ em giận mà. - Sợ em giận vì sao lại để cho em biết, thay cái áo mới để em nhìn thấy có phải cố ý muốn chọc tức em không? Hứa Bân cười lấy lòng, chẳng nói gì thêm. Hy Lôi nhìn mặt anh cũng phải bật cười: - Được rồi, được rồi, về nhà thì về nhà, anh là con trai của mẹ anh, ai mà cấm được anh về nhà mình chứ, chỉ có điều không được nói dối, cứ như thể em độc ác lắm không bằng. Còn nữa, đồ ích kỷ, được ăn ngon mà không nhớ đến em. Thấy Hy Lôi không giận nữa, Hứa Bân bỗng rút từ sau lưng ra một túi hạt dẻ: - Chân giò ngấy quá, em ăn vào lại phải giảm cân. Xem anh mua gì cho em này! Mùi hạt dẻ rang bay ra, bóc một hạt bỏ vào miệng, vừa bở vừa ngọt. Lòng thấy buồn, ăn ngon là hết, nghe nói đồ ngọt có thể sinh ra tế bào vui vẻ, sau khi ăn vài hạt dẻ, bao nhiêu không vui trong lòng Hy Lôi đều tan biến hết. Nằm trên giường, Hy Lôi nói tới chuyện của Tiểu Lộc: - Nói cho anh biết một bí mật, Tiểu Lộc ở cơ quan em ấy, vượt rào rồi. - Tốc độ lan truyền thông tin trên thế giới từ chậm đến nhanh lần lượt là báo giấy, tivi, mạng, sau đó là miệng đàn bà. - Đáng ghét! Anh nói ai hay chuyện hả? Em chỉ nói với anh thôi, chẳng nhẽ anh lại đi kể cho người khác. - Nhưng mà Tiểu Lộc đó anh gặp rồi, không phải kiểu người phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mĩ làm người tình lắm! Xã hội bây giờ đúng là khó tưởng tượng! Hy Lôi nghe thấy câu này thì có vẻ như Hứa Bân nghi ngờ về sức hấp dẫn của Tiểu Lộc: - Tiểu Lộc của em làm sao? Cũng thanh tú, xinh đẹp mà! Theo anh thấy thì người hợp tiêu chuẩn làm người tình là ai? Hứa Bân nghĩ một lát: - Đủ để làm người tình thì ít nhất cũng phải xinh một chút, phải đẹp, biết trang điểm, rồi biết liếc mắt đưa tình nữa. Cô ấy được thế không? - Ôi giời, lại còn nói một tràng thế nữa, giỏi quá nhỉ! Chắc là nghiên cứu kỹ lắm, có phải anh cũng muốn giống cái gã họ Đới kia không, tới tuổi trung niên cũng muốn vượt rào một lần hả? - Hy Lôi dí tay lên trán Hứa Bân, chất vấn. Hứa Bân đắp chăn lên, kêu khổ: - Lại trúng bẫy rồi, lại trúng bẫy rồi. Đùa nhau một hồi, Hy Lôi thở dài: - Trong sách nói khi hôn nhân quá bình lặng thì nên yêu thêm lần nữa để thêm chút kích thích. Cuộc hôn nhân không có người thứ ba thì không phải một cuộc hôn nhân tốt, trước tiên, chứng tỏ hai người ở trong xã hội đều không còn là những cá thể có sức hấp dẫn nữa rồi; ngoài ra, người thứ ba mới là hòn đá thử vàng có độ tin cậy cao nhất, thử cái là chuẩn; thứ ba, đứng trước sự vượt rào, đối phó thế nào mới thể hiện được trí tuệ của con người. Con thuyền nhỏ hôn nhân có thể bình yên vượt qua sóng gió hay không thì mới là một cuộc hôn nhân tốt. Tới lượt Hứa Bân bắt đầu chất vấn: - Một loạt những lý lẽ này của em từ đâu mà có, xem ra em cũng muốn thử phải không! Em cũng muốn à? Chẳng phải em cũng có người tình cũ đấy sao? Tình cũ không rủ cũng tới, như thế mới thú vị chứ! Nói mãi nói mãi, Hứa Bân lại nhắc tới chuyện Châu Cường lần trước, hai người đều không ai nói gì nữa, có vẻ ngượng ngập. Hy Lôi kéo mạnh cái chăn, trở mình: - Vô duyên! Nói chuyện với người phàm tục như anh chán lắm! Ngủ! 3. Vừa vào đến cơ quan đã thấy Tiểu Lộc mặc cái áo khoác màu khói xám, màu sắc sang trọng và đường cắt may khéo léo này khiến Tiểu Lộc trở nên thật nổi bật, Hy Lôi khen: - Ôi chà, mỹ nhân nào đây! Áo khoác lông cừu cơ à! Tiểu Lộc tự hào cười: - Đẹp không? - Đẹp, lại còn dám không đẹp à? Nhưng tiền thì chắc chắn không đẹp đâu, anh ta mua hả! Mặt Tiểu Lộc thể hiện rõ niềm hạnh phúc, hạ thấp giọng nói: - Đúng thế, anh ấy tặng tớ, có khiếu thẩm mỹ lắm đúng không! Hơn 3000 tệ đấy, một tháng lương của bọn mình! Thực ra trong lòng Hy Lôi có thể hiểu cho Tiểu Lộc, đúng thế, chồng cô đã bao giờ bỏ ra đến nghìn tệ như thế đâu. Có người đàn bà nào mà không thích cảm giác được yêu thương, chiều chuộng. Cô lại triết lý: - Tình yêu khiến đàn ông khảng khái rút ví, người đàn ông chịu tiêu tiền vì cậu chưa chắc đã yêu cậu, nhưng người đàn ông không chịu tiêu tiền vì cậu thì chắc chắn là không yêu cậu, xem ra người đàn ông này cũng có cảm tình thật với cậu. Nhưng tớ khuyên cậu, thật lòng, nếu không định ly hôn thì hãy giữ ình một con đường lùi, đừng lún vào sâu quá, còn nữa, đừng để lộ ra dấu vết gì, phải giấu thật kỹ, như thế mới là cao thủ! Tiểu Lộc vỗ vai Hy Lôi: - Giấu thật kỹ mới là cao thủ, có lý lắm! Hy Lôi lại khen: - Nhưng mà cái áo này đúng là đẹp thật, anh ta đúng là có khiếu thẩm mĩ, mua ở đâu đấy? Tớ cũng muốn mua một cái. Tiểu Lộc chu miệng lên thật dễ thương: - Không được, không cho cậu biết, cậu không được mua, cậu cao như thế, mặc vào đụng hàng với tớ thì chắc chắn là trông cậu sẽ đẹp hơn, làm lộ rõ khuyết điểm của tớ, không được mua. - Được rồi, được rồi, không mua nữa. Nhưng mà trời ngày càng lạnh rồi, thực sự phải mua thêm vài cái áo mặc mùa đông nữa. Tan làm có thời gian không, cùng tớ đi shopping? - Không được, bọn tớ hẹn hò rồi. - Tiểu Tô nhà cậu không quan tâm gì sao? - Anh ấy hả, ở một lớp vẽ dạy ấy đứa trẻ, làm gì có thời gian quan tâm tới tớ. - Thế thì thôi vậy. - Nhớ lại Mai Lạc ở nhà một mình, chắc chắn là có thời gian, thế là cô gọi điện thoại cho Mai Lạc. - Có nhà không, chiều nay đi shopping? Bên kia vang lên giọng nói lười biếng của Mai Lạc: - Chị hai ơi, cậu có nhầm không vậy, giờ tớ như thế này còn đi shopping được với cậu sao. Bụng to sắp không đi nổi rồi đây. Hy Lôi lúc này mới nhớ ra Mai Lạc đã 8 tháng rồi, chắc là đi lại cũng không thuận tiện: - Xin lỗi, tớ quên mất. Mai Lạc lại bắt đầu càm ràm với Hy Lôi qua điện thoại: - Cậu biết không, trước 25 tuổi mà không sinh nở quả là một chuyện may mắn, do đó đừng có sinh con sớm. Còn nữa, bà phù thủy đó lại sắp lên rồi. Tớ thực sự muốn đâm đầu vào tường chết quách cho xong. Đúng lúc đó thì phó chủ biên đi tới, Hy Lôi vội vàng cúp điện thoại: - Không nói nữa, tớ làm việc đây. Thấy Hy Lôi gọi điện thoại trong giờ làm việc, phó chủ biên không nhịn được nói vài câu: - Còn trẻ, làm việc không cần bán mạng, nhưng cũng phải bán sức. Bố mẹ rồi sẽ già, chồng cũng sẽ phản bội cô, bạn bè bán đứng cô, chỉ có công việc là mãi mãi không phản bội cô, vào lúc cô không ngờ tới nhất, nó sẽ đền đáp lại cô. Cho dù là đang phê bình Hy Lôi nhưng lãnh đạo không hổ danh là lãnh đạo, nói một câu khiến Hy Lôi tâm phục khẩu phục, khen ngợi: - Tinh túy, đúng là tinh túy. Phó chủ biên ra ngoài, lúc này Tiểu Lộc mới nhớ ra: - Câu này của ông ấy thâm thúy quá, nghe nói ông ấy sắp được điều đi từ lâu, liệu có phải ông ấy đang ám chỉ gì cậu không? - Tai cậu có vấn đề à, rõ ràng là ông ấy đang phê bình tớ, sao lại nghe thành đang ám chỉ cái gì cho tớ? - Nhưng miệng thì nói vậy, thực ra trong lòng Hy Lôi cũng đang âm thầm cảm thấy vị phó chủ biên sắp được điều đi này hình như đúng là còn ý gì đó khác. Buổi chiều, một mình cô đi dạo phố, cũng chẳng thấy có bộ quần áo nào vừa ý, thế là lại chán nản về nhà. Hứa Bân vẫn chưa về, căn nhà vào cuối thu càng thêm lạnh lẽo. Gần đây bố anh đi công tác nên buổi chiều anh thường về nhà với mẹ, buổi tối phải rất muộn mới về nhà. Buổi hoàng hôn, những giọt mưa thu tí tách rơi. Những chiếc lá bên ngoài run rẩy trong những giọt nước mưa lạnh lẽo, cơn gió lạnh không biết từ đâu luồn vào. Hy Lôi lên giường từ sớm, bật đệm sưởi và lò sưởi lên mới thấy ấm áp hơn một chút. Hơn 9 giờ, Hứa Bân gọi điện thoại về, nói là anh đang ở nhà, lát nữa sẽ về. Hy Lôi xem mấy cuốn truyện tranh “Vừa cô đơn vừa tươi đẹp” mới xuất bản gần đây, đọc những câu chữ và những bức tranh có vẻ thương cảm, trong lòng cô lại có cảm giác bi ai. Gọi điện thoại ẹ cô, hình như mẹ đã đi ngủ rồi, giọng nói có vẻ ngái ngủ: - Hy Lôi à, muộn thế rồi còn gọi điện tới, con chưa ngủ sao? - Mẹ, mẹ đi ngủ rồi à? - Đúng thế, hôm nay lạnh quá nên đi ngủ sớm. Có việc gì không con? - Không ạ. Chỉ muốn gọi điện thoại ẹ thôi mà! - Không có việc gì thì ngủ sớm đi, buổi tối nhớ đắp ấm vào nhé! Cúp điện thoại, nỗi bi thương trong lòng lại càng sâu sắc. Ban ngày phó chủ biên nói đúng, bố mẹ sẽ già đi, rồi có một ngày họ không còn là những gốc cây đại thụ bảo vệ cho bạn nữa. Đọc sách thêm một lúc nữa đã là hơn 11 giờ. Hứa Bân vẫn chưa về. Cơn mưa bên ngoài mỗi lúc một nặng hạt, bóng cành cây hắt vào cửa sổ như một con quái thú. Bỗng dưng điện thoại đổ chuông, là Hứa Bân. Nhấc điện thoại, một lúc lâu Hứa Bân vẫn không nói gì, ấp úng: - Hy Lôi, đừng giận nhé... - Làm sao? Hứa Bân nói khẽ: - Mưa to quá, buổi tối mẹ ở nhà một mình sợ, anh ở nhà với mẹ, hôm nay không về nữa, em ngủ sớm đi, đừng chờ anh. Lời nói của Hứa Bân khiến tâm trạng rầu rĩ suốt cả buối tối hôm nay của Hy Lôi bộc phát, cô hét vào điện thoại: - Ai chờ anh! Đừng bao giờ quay về nữa! Cúp điện thoại, nước mắt cô lại lăn ra. Mưa rồi, chẳng nhẽ bà mẹ chồng đó mà cũng biết sợ sao? Những hạt nước mưa ngoài cửa sổ cứ tí tách cả đêm. Cảm giác cô độc và sợ hãi vây kín lấy cô, suốt cả đêm dài, cô đối thoại với chúng. “Cô độc” và “Sợ hãi” đeo một chiếc mặt nạ độc ác, bật cười ghê rợn: - Cô vừa nghĩ tới chúng tôi là chúng tôi tới ngay. Anh ta không có ở đây thì chúng tôi sẽ ở với cô. - Không, ta không cần. Các ngươi biến đi. “Sợ hãi” nói: - Tôi và “Cô độc” là anh em sinh đôi, nơi nào có nó thì sẽ có tôi, nó không đi thì tôi cũng không thể đi được. - Đi đi, đi đi, các ngươi đi hết đi, ta không cần! - Hy Lôi hét lên, xung quanh không một bóng người, căn phòng lại vang lên tiếng vọng của chính cô, đêm cô đơn tới đáng sợ. “Cô độc” và “Sợ hãi” lại biến thành một hình ảnh đen đúa, đè xuống người Hy Lôi. Cô hoảng sợ nhắm mắt lại. Sáng sớm tỉnh dậy, căn phòng bị người ta xới tung lên. Vào cái đêm Hứa Bân không có nhà, vào một đêm trời đổ mưa bão, trong căn nhà không có cửa chống trộm này đã bị kẻ trộm viếng thăm. Hy Lôi nhìn quanh căn phòng bừa bộn, ngã ngồi xuống ghế salon, gần như ngất đi. 4. Cũng may, chỉ bị lấy trộm mất mấy trăm tệ tiền mặt, thẻ ngân hàng để trong ví và các giấy tờ vẫn còn nguyên. Điều khiến Hy Lôi dở khóc dở cười nhất là kẻ trộm đã nhân tiện lấy mất mấy bộ quần áo của cô. Sáng sớm ra ngoài cửa mới nghe các bà bàn tán với nhau và biết rằng thì ra hôm qua kẻ trộm ghé qua mấy nhà, trong đó có một nhà chủ nhân tỉnh dậy và phát hiện, đánh nhau với kẻ trộm, bị hắn đâm một nhát phải vào viện. Nghe vậy mà Hy Lôi rùng cả mình, càng thêm sợ hãi. Trong lòng lại càng thêm oán hận Hứa Bân. Buổi tối Hứa Bân về nhà, không biết gì về những việc xảy ra khi anh đi vắng. Hy Lôi trong lòng vẫn giận, cả buổi tối chẳng nói với anh câu nào. Trước khi ngủ, Hứa Bân xem báo, một tin tức thu hút sự chú ý của anh, anh còn đọc khẽ cho cô nghe: - Kẻ trộm đột nhập vào nhà, chủ nhân bị đâm một dao. Khi nhìn kỹ lại, địa chỉ chính là tòa chung cư mà mình đang ở, đọc xong bất giác thở dài: - Cái nhà này đúng là chán sống, lại còn đánh nhau với kẻ trộm. Bọn trộm bây giờ như chó cắn càn, bị phát hiện là lập tức giết người diệt khẩu! - Sau đó anh lại huých cánh tay vào người Hy Lôi, - Này, chuyện lớn thế mà sao tối qua em không nghe thấy à? Hy Lôi nhìn dáng vẻ vô tư lự của Hứa Bân thì giận tới mức nhảy phắt xuống khỏi giường, lấy cái túi với cái hộp bị chúng lục tung ra đưa cho anh: - Sao lại không nghe thấy, tôi suýt chút nữa đã thành nhân vật chính trong bản tin đó rồi, tôi suýt chút nữa đã trở thành chủ ngôi nhà bị kẻ trộm đâm rồi. Anh lo cho tôi quá nhỉ, mẹ anh ở nhà một mình buổi tối thì sợ, tôi thì dũng cảm sao? Cũng may tôi không tỉnh dậy bị kẻ trộm phát hiện, nếu không thì hôm nay anh không nhìn thấy tôi nữa rồi. Nghe Hy Lôi kể tội xong, Hứa Bân mới biết nhà mình tối qua cũng bị trộm, thận trọng hỏi: - Mất cái gì? Bị lấy bao nhiêu tiền? - Anh chỉ nhớ là bị mất bao nhiêu tiền, giống y như mẹ anh, trong mắt chỉ có tiền, sao anh không quan tâm tôi có bị làm sao không? - Mẹ anh lại làm gì chọc đến em, sao cứ nhắc mẹ anh hoài vậy? Chẳng phải em vẫn bình thường sao? Hy Lôi càng nổi giận: - Họ Hứa kia, được, nếu tối qua xảy ra tai nạn gì thì anh vui lắm phải không? Trái tim của người ta màu đỏ, mắt màu đen, sao anh lại ngược lại như thế. Hứa Bân không hiểu: - Thế là ý gì? - Ý gì, anh mắt màu đỏ, tim màu đen. Lúc này Hứa Bân mới vỡ lẽ ra, Hy Lôi đang chửi anh sao! - Tôi làm sao mà tim đen. Ở đây không tốt thì dọn về nhà ở, chẳng phải cô khóc lóc đòi dọn ra đó sao, mới được mấy ngày đã không chịu được rồi à? - Ai nói là tôi không chịu được, ai thèm dọn về nhà anh, chắc là anh muốn về lắm phải không? Thấy có vẻ như lại cãi nhau đến nơi, Hứa Bân muốn yên chuyện, bèn quay người sang tắt đèn, thở dài: - Không nói chuyện với em nữa, vô lý khó chịu. Một buổi tối sống trong sợ hãi rồi lại bị trộm ghé thăm mà không được một lời an ủi hay ăn năn của Hứa Bân. Trái tim Hy Lôi nguội lạnh, cũng quay người sang hướng khác mà ngủ. Chiếc giường không lớn nhưng ở giữa bị trống một khoảng lớn, cơn gió lạnh vô tư luồn vào. Rất lâu sau hai người đều không ngủ được. Hứa Bân nghĩ ngợi một chút, quay người lại, giọng nói rất hiền lành: - Đừng giận nữa, nói thật lòng, sao anh lại không lo! Nghe em nói vừa nãy nhà mình có trộm, anh giật nảy cả mình! Mất tiền là việc nhỏ, nghĩ lại cũng thấy sợ, bà vợ xinh đẹp như em mà bị kẻ trộm dắt mất thì hối hận chết thôi. - Anh mà cũng biết sợ. Tôi mà bị chúng dê hoặc bị bắt cóc làm con tin thì làm ma cũng không tha cho anh. Linh hồn tôi ngày nào cũng sẽ lơ lửng trước cửa sổ phòng anh, dọa cho anh chết luôn! Hứa Bân bật cười trước câu nói của Hy Lôi. Thấy tâm trạng cô đã tốt hơn bèn thăm dò: - Hay là bọn mình dọn về nhà. Em xem, ở đây không có cửa chống trộm, cũng chẳng có bảo vệ, hở một chút là mất nước, mùa đông thì lạnh. Anh nói cho em biết, nhà mình lắp lò sưởi rồi, thích lắm, thế nào, về nhé! Chỉ nghĩ đến việc về nhà phải đối diện với bà mẹ chồng thì căn nhà cho dù ấm áp đến đâu cũng trở nên lạnh lẽo. Hy Lôi quay người đi, giọng điệu kiên quyết: - Em không về, tuyệt đối không!Chương 18: Âm u
Trời càng ngày càng lạnh, đã vào đông, trận tuyết đầu tiên cũng đã rơi. Sau đó, cứ đôi ba ngày Hứa Bân lại về nhà ở một hôm, kiếm đủ mọi lý do, lúc thì là bố đi công tác, có lúc thì về nhà tắm, có lúc thì là về nhà ăn cơm tối muộn quá. Hy Lôi hoàn toàn trở thành một người ngoài, như một linh hồn cô đơn bị bỏ mặc trên hoang đảo, một mình đi làm, ăn cơm, về nhà, ngủ, sự giao tiếp duy nhất với Hứa Bân là những cuộc làm tình khi thi thoảng anh về nhà ngủ. Cô cố nhẫn nhịn nỗi bất mãn trong lòng mình, giống như một phi tử sống trong lãnh cung chờ đợi sự sủng ái của anh, ngày nào cũng mong anh về nhà, ngay cả hơi sức và dũng khí để cãi nhau cũng không có. Anh đã ngày càng xa cô rồi. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng có mối quan hệ vợ chồng nào lại nực cười và gượng gạo như của cô. Một hôm, cô còn biến thái khi nghĩ rằng, mẹ chồng giống như bà cả đầy quyền uy và thế lực trong một gia đình thời cổ đại, còn cô chỉ giống như người vợ bé thấp hèn. Còn Tiểu Lộc vẫn chìm đắm trong hạnh phúc của “mùa xuân thứ hai”, ngày nào cũng mặt tươi phơi phới, sự ấm áp mà chồng cô không thể nào đem lại cho cô thì người tình đã lấp đầy, trông cô hạnh phúc rạng ngời đến mức Hy Lôi hơi nghi ngờ, liệu mình có nên đổi một cách sống khác, tìm một người tình để giải sầu, rồi cô bị chính những suy nghĩ tội ác của mình làm cho giật mình, cuối cùng cô cũng hiểu điều mà Tiểu Lộc nói: “Đàn ông vượt rào là bị sức hấp dẫn bên ngoài cám dỗ, đàn bà vượt rào là bị cảm xúc bên trong đẩy ra”. Gần sang cuối năm, vị phó chủ biên to béo thực sự bị điều đi, vị trí còn trống đó trở thành mục tiêu mà mọi người đều hướng đến, ai cũng âm thầm nỗ lực, ngày nào cũng vùi đầu vào viết bản thảo, chờ đợi cơ hội thăng chức giáng xuống đầu mình. Hy Lôi “dọn dẹp” sạch sẽ tâm trạng tối tăm do cuộc hôn nhân của mình mang lại, dồn hầu hết sức lực vào công việc. Còn Tiểu Lộc lại bận rộn vì tình yêu tới mức chẳng còn thời gian cho công việc. Nhà mới đã hoàn thiện, bởi vì năm đầu tiên không có lò sưởi nên không ai vào ở, từng một lòng một dạ nghĩ về căn nhà mới, nay khi nó thực sự mở cánh cửa ra đón chào thì lại mất đi niềm hân hoan, hứng khởi ban đầu, chỉ vì người đó trong hôn nhân đã khiến cô đánh mất nhiệt tình được cùng nhau má ấp môi kề. Khi mà mọi người đang âm thầm nỗ lực vì vị trí phó chủ biên thì Tiểu Lộc lại tỏ ra bất cần, cô xin nghỉ một tuần để đi du lịch. Trong lòng Hy Lôi biết rõ, không cần hỏi, chắc chắn là đi cùng gã đàn ông họ Đới đó rồi. Những ngày tháng đen tối cũng có những điểm sáng nhất định. Tháng 12, Mai Lạc sinh một cô con gái xinh đẹp, bà mẹ chồng đương nhiên là nổi giận đùng đùng, bởi vì là con gái nên chắc chắn không tránh khỏi một trận chửi bới Mai Lạc, rồi không cho đứa bé được mang họ cha. Hy Lôi tới bệnh viện thăm Mai Lạc, thấy hai người đang cãi nhau. - Nghĩa là sao? Đứa bé này sao không được mang họ của Tùng Phi? Chẳng nhẽ nó không phải là con của anh ấy? - Nó có phải con trai đâu, theo họ ai mà chẳng thế? Chẳng phải suốt ngày chị nói nam nữ bình đẳng sao, mang họ mẹ thì làm sao? - Giọng nói của bà mẹ chồng. - Được thôi, nhưng đấy là mẹ nói đấy nhé, con cũng đang ghét vì họ Tùng khó nghe quá, tưởng là họ của các người cao quý lắm ấy, con gái con sẽ theo họ của con. Hy Lôi bước vào, lúc này mẹ chồng và con dâu mới yên tĩnh lại. Đứa bé đang nằm cạnh Mai Lạc, ngủ ngoan lành, không đen đủi, xấu xí như những đứa trẻ khác, nó vừa sinh ra đã trắng nõn nà, giống như một bông hoa mai trắng muốt, Hy Lôi nhẹ nhàng lại gần, vui vẻ kêu lên: - Đáng yêu quá! Xinh quá đi thôi! - Nhìn xem giống ai? Hy Lôi nhìn kỹ, lông mày và mắt rất giống Mai Lạc, nhưng cái vẻ yên tĩnh này thì lại giống Tùng Phi, Hy Lôi nói: - Tớ thấy giống Tùng Phi nhiều. Bà lão lập tức chen lời: - Giống cái gì mà giống? Mắt bé mày bé, đâu được như con trai tôi mắt to mày rậm. Hy Lôi cười nhạt, Mai Lạc không đếm xỉa gì đến bà, hỏi: - Đại biên tập, cậu là người có văn hóa, đặt tên cho con gái nuôi của cậu đi. Vừa nãy ngoài cửa, Hy Lôi đã đã nghe thấy những lời cãi vã của bà mẹ chồng với Mai Lạc về việc cho đứa bé mang họ của ai, giờ nghĩ lại, theo họ của Mai Lạc thấy tao nhã hơn nhiều: - Con gái tớ trắng trẻo thế này, nếu theo họ cậu thì gọi là Mai Đóa, vừa hay vừa dễ nhớ. - Hay lắm, đúng là cậu có khác, tên hay quá, đặt tên này nhé! Bà lão không nhịn được lại chen lời: - Hay lắm, hay lắm, tôi nói rồi mà, theo họ chị, thấy chưa, tên cũng dễ đặt, con gái mà, đặt tên nào mà chẳng được, không cần quan trọng quá. Hy Lôi và Mai Lạc đều bất lực cười. Không thấy bóng dáng Tùng Phi đâu, Hy Lôi khẽ hỏi: - Tùng Phi đâu? Có con gái rượu mà còn đi làm à? - Mấy hôm nay đài truyền hình bận lắm, không dễ xin nghỉ, hơn nữa... - Mai Lạc chép miệng, nhìn mẹ chồng một cái. Mẹ chồng thấy thế, lập tức tiếp lời: - Tùng Phi bận thế, đến cũng chẳng giúp được gì, bắt nó tới làm gì, xin nghỉ lại bị trừ tiền nữa. Tôi ở đây là được rồi. Thấy một sản phụ ở giường bên cạnh có chồng và mẹ đẻ, mẹ chồng chăm sóc, hỏi han quan tâm, bưng trà rót nước, Hy Lôi nhận thấy sự thất vọng trong mắt Mai Lạc, vừa mới sinh xong vẫn còn yếu, lúc này Mai Lạc cần biết bao những lời an ủi ấm áp của chồng! Sự an ủi đó một bà mẹ chồng làm sao có thể đem lại được! Hy Lôi thở dài, hỏi: - Ăn cơm chưa? Muốn ăn gì tớ đi mua cho? - Tớ muốn ăn chân giò ở trước cửa nhà tớ, lâu lắm rồi không ăn, cậu mua cho tớ nhé! - Ôi trời, chị đang ở cữ đấy, không thể ăn tùy tiện được, thứ đó giờ không thể ăn được. Muốn ăn gì tôi về nhà làm cho chị. - Mẹ chồng nói. Nghe mẹ chồng nói vậy, Hy Lôi bất giác lại có cảm tình với bà lão, người già mà, dù sao thì cũng hiền lành, vẫn rất quan tâm tới sức khỏe của con dâu, nếu không thì sẽ không nói những câu như thế. - Bác gái nói đúng đấy, ở cữ không thể ăn tùy tiện được, để qua thời gian nữa tớ mời cậu ăn tiệc. Ánh mắt Mai Lạc nhìn về hướng bát mì vẫn chưa ăn xong ở đầu giường, thở dài: - Trời ơi, một tháng trời phải ăn cái thứ nhạt nhẽo vô vị đến muối cũng hầu như không có thì làm sao mà nuốt được? Bà lão không biết là vì trong lòng còn giận hay vì muốn đùa nên nói: - Được rồi, không nghe người ta nói sao? Sinh con trai, ăn gì có nấy, sinh con gái, có gì ăn nấy. Đúng lúc này thì đứa bé tỉnh lại, miệng nó chóp chép vài cái rồi khóc. Không biết là vì đói hay vì tè ướt tã. Mai Lạc quay người, vội vàng thay tã lót cho con, có lẽ vì tay lạnh nên tiếng khóc của đứa trẻ càng lớn hơn. Mẹ chồng vội vàng lại gần chê trách: - Như thế không được, bọn thanh niên bây giờ sao mà ngốc thế! Để đấy tôi làm! Mai Lạc rụt tay về, nhìn mẹ chồng thành thạo thay tã mới cho đứa bé. Trong lòng thầm thở dài, đứa trẻ này ra đời mới thực sự mang ình một cuộc đời mới! 2. Cuối tuần vẫn phải cùng Hứa Bân về nhà anh một lần theo thông lệ. Mẹ chồng đã không còn vẻ thất vọng, buồn bã như lúc đầu nữa rồi, lúc này trên mặt bà là nụ cười của kẻ chiến thắng. Đối xử với Hy Lôi, bà rất hiền hòa, lúc ăn cơm còn khuyên nhủ cô: - Hy Lôi này, trời lạnh rồi, về nhà đi, một mình ở bên ngoài không an toàn. Sao giờ lại thành một mình ở bên ngoài rồi? Hy Lôi hướng ánh mắt sang Hứa Bân, anh cố tình vùi đầu vào ăn cơm, không ừ hử gì. Hy Lôi cũng không trả lời mẹ chồng. Mẹ chồng tưởng là Hy Lôi đã động lòng, lại nói tiếp: - Cả nhà bốn người đang sống hòa bình với nhau, cũng chẳng có việc gì lớn, con với Hứa Bân sinh một đứa con, cho dù là con gái hay con trai mẹ đều chăm cho, hai đứa chăm chỉ một chút là được! Anh nói đúng không? Bố chồng tiếp lời: - Đúng đấy, nghe nói cô bạn thân của con sinh con rồi, các con cũng sớm sinh một đứa, về nhà mẹ con cũng chẳng nói gì nữa! Nghe mãi, Hy Lôi biết rõ là họ muốn cô về nhà ở, nhưng cũng phải có điều kiện đi kèm. Hy Lôi nghĩ, trả lời thế nào mới không đối đầu với họ, lại có thể né tránh được vấn đề này: - Không sao ạ, ở ngoài cũng tốt lắm. - Tốt cái gì? Nghe Hứa Bân nói mấy hôm trước còn bị trộm vào, gần đây lại thường xuyên mất điện mất nước, các con sống sướng quen rồi, chịu sao được cái khổ đó, Hứa Bân cả ngày về đây ca thán đấy! - Anh ấy ca thán cái gì? Dù sao cũng có coi nơi đấy là nhà đâu, thi thoảng mới về một vài lần. - Ở đó lạnh lẽo, ai mà coi là nhà được! - Hứa Bân ngẩng đầu lên, không nhịn được buột miệng nói. Hy Lôi nãy giờ vẫn bực mình Hứa Bân, cũng lập tức phản bác: - Anh không coi đó là nhà thì tự anh dọn về ở là được rồi, em nói gì anh không? Thấy hai vợ chồng lại chuẩn bị cãi nhau, mẹ chồng vội khuyên: - Được rồi, được rồi, nói mãi rồi lại cãi nhau. Nó ở nhà, con ở ngoài thì còn ra gì, đồn ra ngoài người ta nghĩ sao, hôm qua bà Vương trong khu còn hỏi, con dâu con trai nhà chị có phải cãi nhau không, sao cứ thấy sống riêng. Nghe xem, chẳng hay ho gì! Cứ như thế mãi không hay đâu! Hy Lôi nghĩ bụng, tình cảm vốn đã vỡ vụn rồi, mọi thứ đều đã thay đổi rồi. Hàng loạt lý do mà mẹ chồng đưa ra trông đều có vẻ hợp tình hợp lý, Hy Lôi không biết trả lời thế nào, nhưng đã chuyển ra ngoài, giờ lại chuyển về thì cái cảm giác khó thở như bị một hòn đá đè nặng vào tim thật không thể tưởng tượng được. Cô trả lời khe khẽ: - Thế thì có cách nào khác? Bố chồng đang định nói gì đó thì điện thoại của ông đổ chuông, ông ra phòng khách nghe điện thoại. Lần nào ông nghe điện thoại giọng nói cũng rất là to: - Ồ, muốn thuê nhà à, đúng, nhà tôi ở tiểu khu x x x, hai phòng ngủ, một phòng khách, 93m2, đã hoàn thiện bên trong, ừm, anh muốn thuê à, bây giờ chuyển đồ dùng gia đình nhà anh sang là có thể ở được. Hả, tiền thuê nhà à, nhà tôi là nhà mới, khu vực đó cũng đẹp, tôi cũng không đòi nhiều, khoảng 1200 tệ thôi, nếu anh thấy được thì tới xem nhà rồi bàn lại sau. Được, được! Trong lòng Hy Lôi vẫn còn nghi ngờ, từ lúc nào bố chồng đã trở thành môi giới nhà đất rồi thì mẹ chồng nói: - Căn nhà mà nhà mình mua đã hoàn thiện xong rồi, bố mẹ định cho người ta thuê! Không ngờ tiền thuê cũng khá tốt, nghe nói nhà chú Lý cho thuê rồi, 1500 tệ cơ! Bố con ngốc quá, đòi có 1200. Hứa Bân đã ăn cơm xong, nghe mẹ nói thế cũng không có vẻ gì là không vui, chỉ nói: - Phiên phiến thôi, bên đó có lẽ đa phần là cái giá đó. - Cũng đúng! Con trai này, nghe mẹ nói, sau này có tiền muốn đầu tư thì mua nhà là ngon nhất, ngồi ở nhà làm chủ nhà, chẳng có nguy hiểm gì. Lúc này Hy Lôi mới hiểu, thì ra căn nhà nhỏ mà họ mua đã hoàn thiện xong và bàn giao nhà, giờ đang cho người ta thuê! Thì ra họ chỉ mua nhà để đầu tư, còn mình thì ngây thơ tưởng rằng căn nhà đó mua để cho cô và Hứa Bân ở. Trong lòng cô thấy thật lạnh lẽo, không nhìn thấy tia sáng nào trên con đường phía trước. Ăn cơm xong, Hứa Bân cùng Hy Lôi về bên kia. Hai người vừa ra khỏi tiểu khu đã bắt đầu cãi nhau. Bao nhiêu nỗi ấm ức nhiều ngày nay dồn lên, Hy Lôi hoàn toàn đánh mất phong thái thường ngày, xù lông lên như một con sư tử cái nổi điên: - Đồ lừa đảo, cả nhà đều là đồ lừa đảo! Còn biết hai vợ chồng sống xa nhau lâu tình cảm sẽ không tốt, sao một mình anh ở nhà mà họ lại vui như thế, thế là ý gì? Mua nhà mới vì sao thà cho thuê chứ không cho chúng ta ở! Lại còn làm ra vẻ nhân từ khuyên nhủ tôi, ở ngoài lạnh, ở ngoài không thuận tiện, về nhà ở! Tôi về nhà ở có phải anh không biết tình hình sẽ như thế nào đâu, lại lặp lại sai lầm của trước kia, đi vào vết xe đổ, cứ phải bắt mọi người trở mặt thành thù thì mới chịu sao? Anh lại còn giả bộ điếc nữa chứ. - Thế chẳng phải giờ anh về bên đó với em rồi sao? Hét cái gì? Đi thôi. - Anh còn về với tôi làm gì? Đừng tưởng là tôi không biết, chẳng qua là mấy hôm anh đói, nghĩ tới việc đó, nếu không thì anh vẫn còn ở trong lòng mẹ anh, ở ngôi nhà ấm áp của anh xem tivi, cả nhà vui vẻ, hòa thuận! - Anh muốn thế thì sao? Chẳng phải em là vợ anh sao? - Tôi còn tưởng mẹ anh có thể thay thế được vợ chứ! “Bốp!” Một cái tát giáng xuống má Hy Lôi, Hứa Bân kích động hét lớn: - Cô nói gì hả? Nói lại lần nữa xem! Hy Lôi xoa xoa cái má đã hơi tê, nhìn vào người đàn ông xa lạ trước mắt, nước mắt trào ra: - Tôi nói, anh là thằng khốn nạn, súc sinh! Rồi cô quay người đón một chiếc taxi. Hứa Bân cũng phẫn nộ bỏ đi về hướng nhà mình. Nước mắt lăn ra, những ánh đèn neon của thành phố hắt lên cửa xe, chiếu lên người cô những tia sáng phồn hoa và mê hoặc. Tài xế hỏi: - Đi đâu? Đi đâu? Hy Lôi cũng thầm hỏi mình trong lòng như thế. 3. Con phố nổi tiếng nhiều quán bar của thành phố A. Một quán bar tên là “Thời gian” nằm ở góc đường, hồi học đại học, cô từng cùng Châu Cường tới đây, khi yêu nhau, cô cũng cùng Hứa Bân tới đây. Hy Lôi thích cái tên “Thời gian” của quán này, có cái gì đó như hồi ức. Nơi này không lớn, có ca sĩ đang đứng trên sân khấu hát bài “Anh của quá khứ”. Đây là nơi rất nhiều nhân viên văn phòng và các ông chủ nhỏ thích lui tới. Hy Lôi tìm một góc gần cửa sổ và ngồi xuống, gọi rượu. “Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sâu”. Căn phòng với ánh đèn mập mờ, nhanh chóng có một người đàn ông lạ ghé vào. Ngoại hình có vẻ sạch sẽ, cách nói chuyện hài hước, gương mặt đó lúc biến thành Châu Cường, lúc lại hóa thành Hứa Bân, Hy Lôi ra sức dụi mắt, không phân biệt nổi thật giả. Nụ cười ấm áp trong một quán bar, một lúc lâu sau, men rượu bốc lên làm hồng đôi má, cô ngà ngà say. Không biết cô đi ra khỏi quán bar từ lúc nào, chỉ nhớ bên tai vang lên tiếng hỏi của người đàn ông: - Có thể lưu lại số điện thoại không? Mượn men rượu, Hy Lôi mỉm cười khiêu khích, giọng nói vẫn có chút gì đó thê lương: - Lưu số điện thoại? Nghe nói, những người đàn ông tới quan bar đều là để tìm sự kích thích, còn đàn bà tới quán bar là vì đã từng chịu kích thích, lưu số điện thoại, chắc không cần đâu. Buổi sáng tỉnh lại, đầu cô đau như muốn nổ tung, mở mắt nhìn ra, thì ra là trên một chiếc giường của khách sạn. Hy Lôi giật nảy mình, vội vàng gạt chăn sang bên, cũng may, quần áo chỉnh tề, trên người không có vẻ gì bất thường, rồi cô nhìn ra xung quanh, không có dấu vết của đàn ông. Đầu giường có một mảnh giấy nhớ, nét chữ rõ ràng: Tối qua cô uống say, không biết cô ở đâu nên đưa cô đến đây. Tôi còn có việc nên đi trước. Nếu cần giúp đỡ thì liên hệ với tôi! Còn nữa, nếu lần sau đến đó thì nên gọi bạn bè đi cùng. Bên cạnh còn có một tấm danh thiếp, họ tên là Liêu Phàm, phía trước là một cái chức danh đủ để “hù” người ta. Hy Lôi vào nhà vệ sinh, rửa qua mặt, vỗ lên đầu mấy cái, nhớ lại những hành vi hoang đường của mình đêm qua, một người đàn bà vào bar một mình, lại còn uống say, để lộ mọi sự yếu đuối và thất vọng của mình, giống như đang muốn tuyên bố với cả thiên hạ rằng mình đang bị thương. Còn người đàn ông tới quán bar để săn tìm sắc đẹp thì đương nhiên cũng không cần phải liên hệ nữa. Hy Lôi vò nát tờ giấy và tấm danh thiếp, ném vào thùng rác, sau đó chải lại đầu tóc rồi đi ra khách sạn. Đi ra khỏi khách sạn, Hy Lôi ghé quán uống một cốc sữa đậu nành, ăn một suất quẩy, thầm nói với bản thân, cho dù thất vọng đến đâu, cho dù đánh mất người yêu và hôn nhân thì vẫn phải giữ an toàn cho bản thân, vẫn phải tiếp tục một cuộc đời huy hoàng! Không cần phải tỏ ra hoảng loạn, không cần phải tỏ ra bất cần, cũng đừng đánh mất bản thân, hãy nắm giữ vận mệnh của mình trong tay, đừng để tâm trạng gì làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình! 4. Đã mấy ngày trôi qua, Hứa Bân vẫn bặt vô âm tín, không còn như trước kia, cứ cãi nhau là vội vàng tới xin lỗi. Thời tiết buổi đầu đông âm u, lạnh lẽo, những đám mây nặng nề sà thấp xuống đỉnh đầu khiến cả thành phố bị bao trùm trong một màn sương mù dày đặc khiến trái tim Hy Lôi cũng lạnh lẽo theo, tan làm đi một mình trên đường, đứng chỗ ngã tư, như thể đang đứng trước ngã tư của đời mình. Đèn đỏ rất lâu. Bên cạnh có một người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đang đạp xe, phía sau đèo một cô gái nhỏ, có lẽ là vừa đón con tan học. Cô bé đó mặt mày thanh tú, khoảng 7, 8 tuổi, líu lo hỏi mẹ: - Mẹ ơi, vì sao lại có đèn đỏ, vì sao đèn đỏ lại lâu thế? Người mẹ trẻ kiên nhẫn trả lời: - Có đèn đỏ là vì xe và người đi đường đều mệt rồi, thế nên để chúng ta nghỉ ngơi một lát, để người lớn có thời gian nghĩ công việc của mình hôm nay hoàn thành đến đâu rồi, để các bạn nhỏ nghĩ lại, hôm nay mình đã hiểu bài hay chưa? - À! - Cô bé như hiểu như không, rồi gật gật đầu. Một câu nói mà khiến cô sực tỉnh. Lời của người phụ nữ đó khiến Hy Lôi nghĩ lại cuộc hôn nhân đang báo động đỏ của mình, cũng giống như việc đứng ở ngã tư đường chờ đèn đỏ quá lâu, vì sao không thể coi đó như một sự nghỉ ngơi vui vẻ, coi như đó là một cơ hội để chau chuốt lại tình cảm, coi như đó là một lần để tâm hồn lắng xuống. Lời của người phụ nữ khiến tâm trạng Hy Lôi tươi sáng hơn rất nhiều. Đúng thế, vì sao cô cứ phải cau mày thở dài cả ngày như thế? Chi bằng cứ thản nhiên đối mặt, suy nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân của mình, rốt cuộc là nó có vấn đề gì? Ở siêu thị trước cổng tiểu khu, Hy Lôi ghé vào mua ít sữa, chuối, trứng gà, rau ình, rồi quay về căn nhà lạnh lẽo, bật đèn lên, bật lò sưởi điện, sau đó lại mở máy phát nhạc, nghe một bài hát mà cô thích, cả căn phòng bỗng chốc ấm áp hẳn lên. Vẫn như thường ngày, cô tự nấu bữa tối ình, một bữa ăn ngon lành và nóng hổi khiến cả người cô cũng ấm lên. Lúc chiều tối, bên ngoài rơi mấy bông tuyết nhỏ, cả thành phố lại chìm vào vẻ yên tĩnh như muốn ru người ta vào giấc ngủ. Vang lên tiếng lách cách của chìa khóa, Hứa Bân quay về rồi. Hy Lôi đang đọc sách, thấy anh về, chẳng buồn ngẩng đầu lên, thái độ rất lạnh lùng. Hứa Bân vào phòng, nhìn xung quanh, có vẻ như chế nhạo: - Ha ha, một mình cũng tốt lắm mà! Có ăn có uống, ô, còn có sữa, hoa quả, còn nghe nhạc, uống trà sữa, xem ra cũng chẳng khác gì là không có anh. - Đương nhiên rồi, trên đời này ai rời xa ai cũng có thể sống được! Không có anh, ngày mai mặt trời vẫn mọc, anh không có em, chẳng phải cũng sống tốt đó sao? Hứa Bân đi lại gần giường, nắm tay Hứa Bân, nhưng bị cô đẩy khẽ ra, mặc dù rất nhẹ nhưng lại có vẻ kiên quyết khiến anh không thể tới gần. Hứa Bân biết, lần này Hy Lôi vẫn chưa nguôi giận. Đưa tay ra lần nữa lại bị Hy Lôi gạt ra. - Đừng như thế được không, cả ngày bọn mình cứ thế thì sống chung làm sao được nữa. Hy Lôi ngẩng đầu lên, lạnh lùng bất ngờ: - Hứa Bân, anh đừng nói nữa, em không muốn cãi nhau với anh. Bọn mình đều là người lớn rồi, đều biết suy nghĩ rồi. Chúng mình nên bình tĩnh lại, suy nghĩ kỹ xem giữa chúng ta rốt cuộc là làm sao, xảy ra vấn đề gì, nên giải quyết thế nào, đối diện thế nào, chứ không phải như trước đây, cãi nhau, chia tay như trẻ con chơi đồ hàng vậy! - Được rồi, được rồi, anh không cãi với em, em muốn suy nghĩ, em muốn bình tĩnh, anh cho em thời gian, em nghĩ đi. - Hứa Bân xòe tay, bất lực đi ra ngoài cửa. Hứa Bân lại đi rồi, Hy Lôi cũng chỉ biết bất lực lắc đầu, cười khổ một cái, căn phòng khôi phục lại vẻ yên tĩnh vốn có. Lại là một đêm dài trong cô độc. 5. Lại một thứ sáu, đối với đa số những người đi làm mà nói thì đây là một cuối tuần vui vẻ, thoải mái, nhưng Hy Lôi biết, đối với cô, lại là hai người sống trong cô độc hoặc chiến tranh lạnh. Tan làm, cô đi thăm Mai Lạc. Cô ấy đã xuất viện, đang phải vất vả sống trong tiếng khóc của con, tiếng ca thán, chê bai của mẹ chồng và những tiếng thở dài của Tùng Phi. Hy Lôi mua ít chân giò mà Mai Lạc vẫn muốn ăn, mua thêm cả ít quần áo cho đứa nhỏ. Ngồi bên cái giường nhỏ của đứa bé, cô đùa với nó một lát. - Đóa Đóa, Mai Đóa! Con gái ngoan, gọi mẹ nuôi đi! Mai Lạc đang pha sữa cho con, cười Hy Lôi: - Giờ chỉ biết khóc, biết ỉa đái, mệt lắm, từ khi sinh nó tới giờ, tớ chưa ngủ được giấc nào ngon cả, trông cậu bây giờ kìa, còn trẻ măng, không có con tốt hơn! Thực sự nhớ thời gian hai đứa mình sống chung, vô âu vô lo. - Đúng thế! Tớ cũng nhớ lắm, nhưng thời gian không thể quay ngược lại. - Được rồi, lát nữa lại mắc bệnh của em Lâm Đại Ngọc bây giờ. Không nói nữa. Lát ở lại ăn cơm nhé! Bà lão cũng vào phòng, mang cho Mai Lạc một bát mì, cũng giữ Hy Lôi ở lại ăn cơm. Hy Lôi khéo léo từ chối. Bà lão ra ngoài, Hy Lôi nói khẽ: - Tớ thấy mẹ chồng cậu cũng đối xử với cậu tốt lắm mà! - Tốt cái gì, giả vờ thôi, cả ngày cằn nhằn, ca thán, nói là khi nào khỏe lại thì sinh đứa nữa! Trời ơi, tớ mà sinh đứa nữa, thời gian nghỉ đẻ nhiều như thế, không mất việc mới lạ. Sắp điên mất. Nghe Mai Lạc nói thế, Hy Lôi lại nuốt những nỗi khổ của mình vào lòng. Về tới nơi ở, cô lê thân thể mệt mỏi lên lầu, trong lúc mơ màng, dường như cô nhìn thấy một cái bóng quen thuộc trước cửa, cái lưng còng, tay sách mấy cái túi nilon, đang nhìn ngó trước cửa. Đó chẳng phài là ông nội của Hứa Bân sao? Trong phút chốc, Hy Lôi thấy mình như chực khóc. Từ sau khi bà nội qua đời, cô liên tục nảy sinh mâu thuẫn với Hứa Bân và mẹ chồng, bởi vậy lâu lắm rồi không về quê thăm ông nội. - Ông nội, sao ông lại đến đây? Trời lạnh quá, ông chờ lâu lắm rồi phải không? Sao ông không gọi điện thoại cho con? - Hy Lôi mở cửa, mời ông nội vào phòng ngồi, rồi lại rót cho ông cốc trà nóng. Ông nội nhìn xung quanh, thở dài: - Hy Lôi, con về nhà ở đi! Vừa nghe ông nội tới đây khuyên mình về nhà, lòng Hy Lôi đã chán nản. - Chuyện của các con ông biết rồi. Nghĩ lại năm xưa, bà nội con và mẹ Hứa Bân cũng cãi nhau ầm ĩ, nghĩ lại cũng thật là, đàn bà làm mẹ chồng, thấy con trai mình cái gì cũng tốt, con gái nhà ai cũng không xứng, rồi kén chọn, moi móc con dâu, nhìn kiểu gì cũng thấy không vừa mắt, không xinh, không thông minh, ít học, trong lòng thì muốn đối xử tốt với con dâu, nhưng hành động thì lại quá hà khắc. Con nói đi, bà nội là người tốt phải không? Hy Lôi gật đầu: - Dạ vâng, bà nội rất hiền, rất hiền hòa với mọi người. - Nhưng một người tốt như thế mà cũng bị mang cái tội danh là mẹ chồng ác. Nói thật lòng, mẹ Hứa Bân năm xưa cũng chịu không ít khổ cực, khi đó suýt nữa thì khiến hai vợ chồng chúng ly hôn. Mẹ Hứa Bân hồi ấy nước mắt nước mũi nói với bố nó là khi nào nó được làm mẹ chồng rồi, chắc chắn nó sẽ đối xử với con dâu như với con gái, không để con dâu chịu một chút khổ sở nào, nhưng cuối cùng thì cũng trở thành một bà mẹ chồng mà nó từng căm ghét. Bây giờ nó kẹp ở giữa, khiến Hứa Bân khó xử. Nhưng con nghĩ lại mà xem, nó là người thế nào, có phải người xấu không? - Đương nhiên rồi, khách quan mà nói thì mẹ có nhiều ưu điểm, chăm chỉ, hiền thục, biết chăm lo cho gia đình, tâm địa cũng không xấu, đương nhiên không thể nói là người xấu được. - Thế thì đúng rồi, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu từ xưa đã có, người đều là người tốt, sao làm mẹ chồng thì lại thành kẻ xấu được! Ở bên ngoài ai cũng tài giỏi, sao làm con dâu nhà người ta thì lại bao nhiêu khuyết điểm, đúng không? Lời của ông nội khiến Hy Lôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bật cười. - Ông thấy chỉ là vì không thích nghi được với sự thay đổi thân phận của mình thôi. Làm mẹ chồng ai cũng nói là coi con dâu như con gái, nhưng không ai làm được, làm con dâu, ai cũng bảo coi mẹ chồng như mẹ đẻ, nhưng cũng chỉ nói vậy thôi. Mẹ chồng con dâu, một người nịnh, một người lừa, không mâu thuẫn, giống như quan hệ họ hàng thân thích đã là tốt lắm rồi. Không ngờ ông nội là một người cả đời sống ở quê, lời nói tuy bình thường nhưng lại nhìn vấn đề thấu triệt như thế. Hy Lôi bất giác có cái nhìn khác về ông, trong lòng thầm khâm phục ông, liên tục gật đầu. Ông nội mang cho cô một ít củ cải khô, đậu cô ve, bí đỏ, khoai lang, tất cả đều là ông tự trồng ở nhà: - Một mình con sống ở đây cũng phải ăn thật tốt. Đừng làm qua loa. Hứa Bân với mẹ nó để ông nói cho, sau này khi con về nhà ở rồi thì không cho nó nhiều chuyện thế nữa. Được rồi Hy Lôi, nghe lời ông nội, về nhà đi! Nói gì cũng là người một nhà, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân việc gì phải biến thành mâu thuẫn giai cấp. Ha ha... Lời nói của ông nội khiến Hy Lôi vui vẻ bật cười. Nhìn vào ánh mắt trông ngóng của ông, Hy Lôi gật đầu, nói: - Dạ vâng, khi nào Hứa Bân sang thì con sẽ bàn lại với anh ấy. Thấy Hy Lôi đã đồng ý, những nếp nhăn trên trán ông giãn ra, cười vui vẻ. Tiễn ông nội tới bến xe buýt, nghĩ tới ông nội vì cái nhà này mà một mình ngồi xe buýt cả tiếng đồng hồ để đến khuyên mình, rồi lại ngồi xe một tiếng đồng hồ nữa để về nhà, mọi băng tuyết trong lòng Hy Lôi bỗng dưng tan chảy.Chúc các bạn online vui vẻ !