Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Truyện ma - Kỳ án ánh trăng - Trang 9

Full | Lùi trang 8 | Tiếp trang 10

Chương 25 - Y Y

"Xin mạo muội làm phiền bác Sầm, cháu là Âu Dương Sảnh. Bố mẹ cháu là Âu Dương Diên Khánh và Lương Chí Quân. Cháu đang học ở Đại học Y Giang Kinh". Vừa về đến nhà Sảnh đã gọi điện cho "Máy kéo" Sầm Thiết Trung. Sảnh cầm một ống nghe khác để hai người nói chuyện.

Có vẻ như ông Trung hơi ngạc nhiên "Chào cháu. Cháu có việc gì không? "

"Cháu muốn hỏi thăm bác về một người".

Giọng ông Trung xởi lởi: "Đừng ngại gì, nếu biết thì bác sẽ nói với cháu".

Theo miêu tả của cha mẹ, Sảnh có thể hình dung ra một vị trung niên cao lớn đĩnh đạc.

"Y Y đang ở đâu? "

Ông Trung "Ơ" một tiếng, rồi nói ngay "Có lẽ cháu đã nhầm chăng? Bác không quen ai là Y Y cả". Ông ta quả là người đã lăn lộn trên thương trường. "Bác đúng là nhân vật quan trọng hay quên chuyện cũ!

Năm xưa khi bác thực tập ở bệnh viện tiền tuyến, trong tổ có một cô gái mà bác say mê, cô ấy tên là Y Y."

Đầu dây bên kia im lặng một hồi, cuối cùng ông Trung nghèn nghẹn hỏi: "Các cô được hỏi thẳng cái tên Y Y hay sao? Không, không phải, ý bác là các cháu nghe được chuyện này ở đâu thế?"

Âu Dương Sảnh lạnh lùng đáp: "Là bác Tiểu Nhiên nói cho cháu biết."

Lại im lặng một hồi lâu, ông Trung gần như tự lẩm bẩm một mình: "Không... không thể. Anh ấy đã đi từ lâu rồi."

Sảnh lạnh lùng nói: "Hình như bác có phần xúc động. Có phải trước kia bác từng làm những việc không phải với ông Tiêu Nhiên không?". "Cô có biết mình đang nói gì không?"

"Nguyệt Quang. Bác có nghe nói gì về Nguyệt Quang không?"

"Lẽ nào... cô biết thật ư? Rốt cuộc Tiêu Nhiên có chết thật hay không?"

"Quả đúng là bác. Ngày ấy ở bệnh viện tiền tuyến bác đã o ép Y Y phải hợp tác với tổ điều tra rồi khai ra Tiêu Nhiên là thành viên của Nguyệt Quang xã, và ép chị ấy tránh xa Tiêu Nhiên, đúng không? Vì Y Y lần lữa không đến, Tiêu Nhiên đã hoàn toàn thất vọng, rồi nhảy lầu tự sát vào sáng sớm ngày 16/6. Vật cản lớn nhất ngăn cản bác theo đuổi Y Y đã biến mất, và từ đó bác có thể rất đắc ý chứ gì?"

Sảnh thấy mình phân tích rất hợp tình hợp lý, lòng cô dâng lên nỗi căm giận "Máy Kéo" đang ở đầu dây bên kia.

"Gì thế? Cô đang nói linh tinh gì vậy?" Ông Trung cũng điên tiết, nhưng rồi lại nghĩ ra là đang đối thoại với một cô gái mới lớn, giọng ông bình tĩnh trở lại. "Những điều cháu Sảnh nói, đều khác xa với sự thật.

Năm xưa bác còn trẻ dại, đúng là đã làm thủ lĩnh của một nhóm trong phái "tạo phản" ở đại học Y Giang Kinh, cũng từng khao khát Y Y nhưng vẫn rất tôn trọng cô ấy. Cô ấy vẫn luôn giữ một khoảng cách với bác, tuy bác tồi thật nhưng cũng không hề làm điều gì quá đáng. Bác cũng không hề tham dự các hoạt động của tổ điều tra. Cháu nghĩ mà xem: Y Y ghét bác, đời nào cô ấy lại nghe theo bác để rồi khai ra việc Tiêu Nhiên đã tham gia "Nguyệt Quang xã". Bác đâu có sức mạnh để ngăn cản Y Y và Tiêu Nhiên gặp nhau. Bác biết đúng là tổ điều tra đã gây sức ép rất dữ đối với Y Y, nhưng bác tin rằng mình hiểu Y Y là người rất tốt, cô ấy yêu Tiêu Nhiên sâu nặng, dù bị o ép không cho tiếp tục quan hệ với Tiêu Nhiên thì Y Y cũng quyết không bán đứng anh ấy. Đương nhiên... lúc đó hình như cô ấy cũng rất mâu thuẫn, luôn thấy hoang mang, rất có thể sẽ bị tổ điều tra lợi dụng. Có thể đã xảy ra những chuyện gì thì bác không có quyền phát biểu".

"Cháu sao có thể tin lời bác nói". Sảnh thấy ông Trung nói không phải là không có lý.

Cháu có thể đi mà hỏi Y Y. Ông Trung không nghĩ ngợi nói luôn. Nói rồi ông mới nghĩ ra rằng hình như đây mới là mục đích gọi điện thoại của Sảnh. Ông im lặng một hồi lâu. Sảnh chờ đợi, cô không nén được nữa: "Chắc chắn bác phải biết tình hình cô Y Y hiện nay, đúng không ạ?"

Rốt cuộc ông Trung cũng trả lời: "Lần này thì cháu đã nói đúng rồi. Nhưng đây là chuyện đời tư, có lẽ bác không thể cho cháu biết. Và tại sao bác phải cho cháu biết chứ?". "Vì vụ mưu sát 405. Bác vẫn có liên lạc với các bạn học cũ, chắc bác có nghe nói. Phòng ký túc xá 405 là nơi Tiêu Nhiên đã từng ở, bác ấy đã nhảy lầu từ nơi ấy, bác không thể không biết. Lẽ nào trải qua bao năm bác không có chút nghi ngờ về những điều kỳ lạ ẩn chứa trong đó? Y Y nghĩ sao? Chắc cô ấy sẽ không cho rằng chỉ là một sự trùng hợp?

Ông Trung "a" lên một tiếng rồi nói: "Bác có nghe nói về vụ 405, nhưng vẫn tin rằng đó là những sự trùng hợp. Theo bác được biết, Y Y không hay biết những chuyện này.

Y Y tên thật là Khổng Phồn Di, tuy cùng là sinh viên khóa 63 nhưng không cùng lớp với Tiêu Nhiên mà lại cùng lớp với Sầm Thiết Trung. Sảnh đã nói gần như cặn kẽ với ông Trung về những suy đoán của của cô với "vụ án mưu sát 405" và "Nguyệt Quang xã", và cả mọi phân tích về tình trạng của Diệp Hinh mới khiến ông Trung rất kín đáo này phải mở máy nói.

Ông Trung nói: "Năm 1967 Khổng Phồn Di bị điều tra o ép dữ dội kéo dài đã có dấu hiệu suy sụp tinh thần từ trước khi Tiêu Nhiên tự sát. Dưới sự giúp đỡ của tổ điều tra và phái tạo phản, Y Y buộc phải tuyên bố vạch rõ ranh giới với Tiêu Nhiên. Sau khi biết tin Tiêu Nhiên tự sát, Y Y đã mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng, phải ngừng thực tập ít lâu. Về sau cô cùng nhiều sinh viên đi lao động ở nông trường của bộ đội sau đó đi làm bác sĩ ở một thị trấn nhỏ tại Hoán Nam. Đầu những năm 70 do cô có trình độ cao, cô được điều lên bệnh viện cấp thành phố tại vùng Bang Phu. Năm 1980 cô học nghiên cứu sinh tại bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, sau khi tốt nghiệp đã công tác ở Bắc Kinh hai năm rồi sang Mỹ học nghiên cứu sinh tại một trung tâm y học, đề tài chính là thực nghiệm lâm sàng về khối u não. Từ đó Y Y đi khắp các nước Âu Mĩ để nghiên cứu khoa học, có nhiều thành tích trong lĩnh vực u não.

Thực ra, tôi biết Y Y xa quê hương đi khắp bốn phương, hầu như không quan hệ với các bạn học cũ thậm chí - sống xa chồng trong khoảng thời gian dài như Ngưu Lang Chức Nữ là vì sự nghiệp đang lên phơi phới, nhưng đúng ra là vì né tránh - cô ấy vẫn không thể đối mặt với những chuyện xưa bi thảm". Ông Trung đang thổ lộ những điều dồn nén trong lòng bấy lâu, trước khi cảnh cáo Sảnh không được xốc nổi tùy tiện hành động.

Phồn Di không bắt tay hòa giải với Thiết Trung để trở thành bạn bè thân thiết. Trên thực tế hầu như chị đã đoạn tuyệt quan hệ với tất cả các bạn học cũ. Nhưng vì chị là cô gái duy nhất mà Thiết Trung thầm yêu trong đời, nên ông vẫn mang trong lòng một niềm say mê, ông vẫn cố gắng dò hỏi tình hình của Phồn Di và biết rằng chị đã kết hôn với một bác sĩ tốt nghiệp đại học Y Giang Kinh cũng được phân công đến Hoán Nam công tác. Tuy chị phiêu bạt khắp nơi nhưng nhà vẫn ở Giang Kinh. Có điều ông không biết làm thế nào mới có thể liên lạc được với chị. Cuối cùng, ông cho biết một thông tin cách đây không lâu, trong một lần tìm kiếm tư liệu y học ông biết có một bài nghiên cứu của Khổng Phồn Di xuất phát từ một viện nghiên cứu của Thụy điển.

Đặt ống nghe xuống, Sảnh và Hinh lập tức đến ngay thư viện trường để dò tìm tài liệu ghi chép. Lần theo hướng ông Trung nói, hai cô tìm ra tên tiếng Anh của Phồn Di là Faye Ro. Ông Trung đã nói đúng: Phồn Di đang ở Thụy điển.

Ngày 16/6 đã cận kề ngay trước mắt, cơ hội gặp Phồn Di hết sức mong manh. Và dù cso gặp thì liệu Phồn Di có thể giúp gì được không? Nói là "muốn tháo chuông, phải tìm người treo chuông" nhưng sẽ tháo cái chuông ấy ra sao? Tuy nhiên cả hai vẫn gọi điện ra nước ngoài theo số điện thoại của tác giả đã ghi rõ trong bài viết. Nữ thư ký phòng thí nghiệm của Phồn Di đang ở đầu dây bên kia, trả lời rằng gần đây tiến sĩ Di đã về Trung Quốc.

"Làm thế nào để liên lạc được với cô ấy?"

"Chị ấy có để lại số điện thoại nhà riêng để gọi khi cần thiết. Nhưng đây là thông tin cá nhân, tôi không tiện cho các vị biết. Nếu cần các vị cứ fax cho tôi, tôi sẽ fax lại cho chị ấy".Người trợ lý của Phồn Di ở Thụy Điển trả lời.

Hinh và Sảnh cũng soạn một bức thư viết bằng tiếng Anh, nói rằng Diệp Hinh là một sinh viên y khoa, rất thích các bài nghiên cứu của tiến sĩ Di, mong có dịp được bà giúp đỡ để sau này quyết chí phấn đấu phụng sự cho nghiên cứu khoa học. Trong thư nói rõ mình đang học ở đại học Y khoa số một Giang Kinh nêu thuận tiện có thể gặp mặt ở một địa điểm nào đó. Hai cô cố ý giấu rằng mình học ở đại học Y số hai Giang Kinh vì sợ bà nhạy cảm phải nghĩ ngợi. Gửi fax đi rồi cả hai vẫn cảm thấy khả năng gặp bà Di gần như là con số không. Không ngờ Phồn Di lại trả lời ngay nói rằng bà rất vui khi biết có sinh viên trẻ tự nguyện lao vào sự nghiệp nghiên cứu y học và ngạc nhiên vì Hinh biết nhiều về các nghiên cứu của bà. Bà nói mình không có văn phòng tại Giang Kinh nên chỉ có thể gặp gỡ ở bên ngoài.

14h NGÀY 13 THÁNG 6.

Sau khi tân trang sáng sủa, hiệu sách Tân Hoa ở Giang Kinh đã mở cửa trở lại. Không chỉ cửa kính bàn ghế bóng lộn khắp lượt mà các loại sách và văn hóa phẩm cũng rất hào nhoáng bắt mắt. Tầng trên cùng còn bố trí bàn trà để độc giả mê sách có thể ngồi uống, đồng thời nhẩn nha xem sách. Hai bên hẹn gặp nhau vào lúc 3h chiều, nhưng chỉ ít phút sau buổi trưa, Sảnh và Hinh đã lên phòng trà, ngồi xuống chiếc bàn nhỏ, khắc khoải chờ đợi.

Chắc Y Y bí hiểm này sẽ không thất hẹn chứ nhỉ? Thử đoán xem, chữ R tên tiếng Anh của cô ấy (Faye Ro) có ý nghĩa gì không?. Lúc không có người lạ đứng bên, Sảnh hỏi Hinh: "Tớ biết cậu lại đang động não rồi đây. Chắc cậu định nói rằng đó là chữ cái đầu tiên phiên âm chữ Nhiên, đúng không? Tớ đã tra cứu một bài nghiên cứu khác của cô ấy, chữa R trong tên tác giả bài viết là viết tắt của tên đầy đủ là chữ Rem. Kể cũng lạ, vì đây không phải là tên người, khi đọc lên hơi giống Ran nhưng rõ ràng không phải. Nếu không sử dụng Ran thì càng chuẩn sai mà. Tớ đoán Rem là 3 chữ cái đầu tiên của từ Remember (nhớ) và có hai ý đan xen vừa là nhớ nhung vừa ngầm chỉ người mà cô nhớ nhung là Ran.

Sảnh không ngớt tâm đắc tán thành: "Diệp Hinh siêu thật. Cậu đã không uổng công đọc truyện trinh thám của Agstha mà tớ cho mượn. Nói có lý lắm".

Hinh tập trung suy nghĩ, rồi lẩm bẩm: "Nhưng nếu thế thì tại sao cô ấy lại bán đứng Tiêu Nhiên? Cô ấy có tình cảm sâu nặng với Tiêu Nhiên như vậy, cho đến tận bây giờ vẫn nhung nhớ không nguôi, và lại về nước trong dịp này, liệu có phải ý tưởng niệm Tiêu Nhiên không?"

Sảnh bỗng ngồi thẳng người lên, nhìn về phía sau Diệp Hinh nói: "Có lẽ là cô ấy?"

Phòng trà không quá đông người, Hinh ngoảnh lại nhìn thấy một phụ nữ trung niên đeo kính râm, mặc bộ váy màu trắng ngà có dải đeo vai, đang tiến đến.

"Có bạn nào là Diệp Hinh ở đây không?"

Làn da, đôi tay người này vẫn rất mịn màng, mái tóc dài vấn lên và được cài bằng chiếc cặp tóc có phần lưng khá rộng, làm nổi bật khuôn mặt trái xoan gần như hoàn mỹ, trông đâu có giống một người đã gần 50. Hinh và Sảnh ngẩn người nhìn.

"Là cháu ạ! Cháu là Diệp Hinh, đây là Âu Dương Sảnh bạn cháu. Cô là tiến sĩ Di phải không ạ? Chúng cháu đều rất ngưỡng mộ cô, cho nên đã cùng đến: Chúng cháu xin cảm ơn cô đã bớt chút thời gian đến gặp chúng cháu". Hinh đứng lên chào hỏi.

Người phụ nữ gật đầu, mỉm cười: "Tôi là Khổng Phồn Di. Hai cô cũng chịu khó thật, đã tìm được tôi trong kỳ nghỉ này. Nói thật nhé, chúng ta trò chuyện về công tác của tôi, tôi rất vui. Mấy khi đã có người muốn nghe lời nói về những điều khô khan này. Mấy hôm nay phải xa phòng thí nghiệm và bệnh viện, tôi thấy hơi lạ lẫm, nhưng năm nào cũng cần có một khoảng thời gian để thích nghi..."

Sảnh bỗng thản nhiên hỏi: "Vậy là, tuy tiến sĩ Phồn Di du học ở bốn phương, nhưng năm nào cũng về nước một lần, và có phải đều vào dịp tháng 6 này không ạ?"

Hinh hơi hoảng, tặc lưỡi khẽ trách "Kìa Sảnh! ", rồi lại nhìn vẻ mặt Phồn Di hơi khang khác.

"Mời cô giáo ngồi ạ!Chúng cháu mong được cô chỉ bảo cho". Hinh rất sợ Sảnh làm cho Phồn Di lo ngại, cô tươi cười để giải tỏa bầu không khí. Người phục vụ tới rót trà, Phồn Di hơi do dự, rồi ngồi xuống, nghiêm túc hỏi: "Hai cô muốn gặp tôi để nói những gì?"

Hinh nhìn Sảnh, thấy ánh mắt vẫn sắc lạnh như thế thì thầm kinh ngạc và nghĩ ngay rằng Sảnh - vốn cực ghét cái ác - chắc vì nghĩ rằng Phồn Di đã bán đứng Tiêu Nhiên cho nên Sảnh rất căm hận. Nhưng sao mình lại không hề thấy căm giận? Nhưng có lẽ khỏi cần vòng vo, nên sớm làm rõ sự thật rồi tính sau, Hinh định nói thì Sảnh đã lên tiếng trước: "Xin nói thật với cô Phồn Di, chúng cháu không phải là sinh viên đại học Y số một mà là sinh viên đại học Y số hai Giang Kinh - vẫn gọi vắn tắt là Giang Y. Nói cách khác chúng cháu là sinh viên cùng trường với cô". "A ra thế..." Phồn Di bỏ kính râm xuống, cặp lông mày dài và mảnh nhíu lại vẻ mặt càng thêm nặng nề. "Đã tốt nghiệp được hơn 20 năm, mà cô lại không liên lạc với bất cứ người bạn học cũ nào. Cô có thể cho chúng cháu biết tại sao không ạ?" Sảnh hỏi dồn dập. Hinh ngầm đá nhẹ vào chân bạn, nhưng Sảnh vẫn cứ thản nhiên.

Phồn Di hít thở sâu vài lần, rõ ràng là đang gắng kìm nén tâm trạng không vui của mình. Bà ngắm kỹ Hinh và Sảnh rồi trả lời vừa lich sự cũng lạnh nhạt: "Mỗi người đều được tự do lựa chọn lối sống của mình, đúng không?".

"Nhưng, đồng thời với việc hưởng thụ quyền tự do này thì không thể làm tổn thương đến người khác, nhất là đối với người mà mình yêu sâu sắc, có đúng không ạ?" .Sảnh vẫn không chịu buông tha. Hinh lại kêu lên: "Kìa Sảnh?"

Toàn thân Phồn Di hơi rung rung, ánh mắt đượm buồn: "Cô đang nói gì vậy?Cô là ai? Tại sao lại nói với tôi như thế?". "Có phải cháu đã đưa ra câu hỏi mà chú ấy muốn hỏi nhưng không bao giờ có cơ hội để hỏi nữa? Đúng không ạ? Và bao năm trôi qua cô cũng luôn tự hỏi mình câu hỏi này, đúng không ạ? Cô rời xa Giang Kinh, bao năm qua cô buồn bã không vui, thực chất là vì cô bị cắn rứt dày vò, đúng không? Có lẽ năm xưa cô không thể ngờ rằng chỉ vì một phút yếu đuối, sai lầm sẽ dẫn đến nỗi đau khổ trải mãi nhiều năm sau". Sảnh nói đoàng hoàng, rành rọt cứ như là đọc thuộc lòng một nội dung cô đã ngầm soạn sẵn từ lâu.

Thoạt đầu bà Di nhìn Sảnh bằng ánh mắt khó hiểu và nghi hoặc. Dần dần, đôi mắt bà dỏ hoe, đôi môi mấp máy nhưng không nói thành lời. Hinh nhìn Sảnh với ánh mắt bất bình, oán trách Sảnh đã quá sỗ sàng dẫn đến tình huống bẽ bàng. Hinh dịu giọng: "Thưa cô Di, bạn Sảnh muốn nói đến một vài chuyện cũ hồi cách mạng văn hóa, liệu cô có thể giúp chúng cháu làm rõ được không?"

Phồn Di bỗng ngẩng lên, đưa tay nắm lấy tay Hinh và Sảnh hỏi: "Hai cô đã biết những gì? Tại sao lại muốn dồn ép tôi?". Ánh mắt Phồn Di rối loạn, hai hàng lệ tuôn trào loang trên lớp phấn son thoang thoảng, các nếp nhăn nơi khóe mắt hiện lên rất rõ, khác hẳn với hình ảnh người phụ nữ trung niên xinh đẹp với vẻ mặt thư thái điềm tĩnh khi nãy. Hinh chợt mủi lòng, cô nhớ rằng ông Sầm Thiết Trung đã nói bà Di từng mắc bệnh về tâm lý và thần kinh. Hinh càng thêm oán trách Sảnh đã quá bỗ bã như thế, cô dịu giọng: "Chuyện là thế này ạ, Sảnh và cháu đang cùng ở phòng 405 khu nhà13 đại học Y Giang Kinh".
Hinh cố ý ngừng lời. Quả nhiên nét mặt Phồn Di lộ vẻ rất kinh ngạc. "Không rõ cô có nghe nói rằng: kể từ năm 1977 đến nay, gần như năm nào cũng có một nữ sinh viên nhảy lầu từ phòng 405 rồi chết - chuyện này từ nhiều năm qua được gọi bằng cái tên: Vụ án mưu sát 405".

"Ôi", Phồn Di kêu lên một tiếng, rồi lẩm bẩm: "Tại sao, tại sao tôi lại không biết gì cả?"

Hinh vội nói: Cũng không thể trách gì cô. Bao năm qua cô không liên lạc với các bạn học cũ thì đương nhiên nhiều chuyện cô sẽ không biết".

Phồn Di lắc đầu: "Không thể coi đó là một cái cớ. Lẽ ra tôi phải biết mới đúng!" Phồn Di như đã ra khỏi những ý nghĩ bề bộn, bà hỏi: "Xin lỗi đã ngắt lời cô, cô nói tiếp đi".

"Phần lớn trong hơn một chục nữ sinh đã nhảy lầu lần ấy, trước đó đều mắc bệnh tâm thần ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số người nghe thấy từ "ánh trăng" và nhìn thấy một cô gái có khuôn mặt nát bươm, nghe thấy những điệu nhạc du dương. Mọi hiện tượng đó có lẽ nên gọi là ảo giác. Và những ảo giác hệt như thế xuất hiện trong đầu cháu". Hinh lại ngừng nói, cô nhìn thẳng vào Phồn Di.

"Ánh trăng, ánh trăng là gì?". Phồn Di nhắc đi nhắc lại từ này

"Một cơ hội ngẫu nhiên khiến cháu được đọc một tập hồ sơ cũ về "Nguyệt Quang Xã" và nhìn thấy một số đoạn nhật ký của chú Tiêu Nhiên. Trong đó có ghi tường tận về chú ấy và nguồn gốc sâu xa của Nguyệt Quang Xã. Trong cuốn nhật ký cũng có nhắc đến cô, chú ấy đã yêu cô vô cùng sâu nặng... Nhưng rồi chú ấy đã lựa chọn cái chết, cũng như các thành viên khác của Nguyệt Quang Xã - chú ấy đã hiến xác cho phòng ngiên cứu giảng dạy giải phẫu của trường ta.

Trong số các nữ sinh đã nhảy lầu, nhiều nữ sinh trước đó đã có ảo giác về ánh trăng và nhạc cổ điển, việc nhảy lầu từ phòng 405 đều xảy ra vào sáng sớm ngày 16/6 hàng năm. Vì thế không thể khiến chúng cháu không đem các vụ nhảy lầu và chú Tiêu Nhiên liên hệ lại với nhau. Đương nhiên cũng không loại trừ yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên nhưng nếu chỉ là trùng hợp thì rất khó giải thích được mọi điều. Cho nên mong cô lượng thứ cho chúng cháu đã liều lĩnh dám nghi ngờ rằng vì chú Tiêu Nhiên chết oan không thể nhắm mắt chú ấy muốn thông qua các vụ nhảy lầu này để thông báo cho ngưoiừ đời về các vụ oan khuất của mình"

"Gì cơ?" Khổng Phồn Di kinh ngạc đứng lên, thiếu chút nữa gạt phăng cả bộ đồ trà trên bàn: "Thiếu nữ các cô có tư tưởng thật quá tự do, sao lại đưa ra cả ma quỷ hồn phách gì ra thế này? Lẽ nào các cô lại tin những chuyện hoang đường như thế?"

Sảnh cũng đứng lên: "Thế thì xin tiến sĩ Phồn Di hãy cho chúng cháu một lời giải thích hợp logic, tại sao lại là "ánh trăng"? Tại sao lại là 405? Tại sao lại là ngày 16/6? Chú Tiêu Nhiên đã cho cô biết nguồn gốc của Nguyệt Quang Xã, có phải ở đó cũng có ma quỷ hồn phách không ạ? Thế thì phải giải thích sao đây?"

Hinh vội nói: "Cô Di và Sảnh nữa, xin hãy ngồi xuống nói chuyện nhẹ nhàng. Cô ạ, có rất nhiều chuyện trong quá khứ đã trở thành lịch sử, thì chẳng nên can thiệp vào cuộc sống hiện tại nữa. Chúng cháu nhắc đến chuyện cũ không phải vì muốn khiến cô phải đau đớn, mà là vì mong được cô giúp đỡ. Cháu đã trải qua không chỉ là các hiện tượng kỳ quái ấy mà điều đáng sợ hơn là cháu cho rằng cháu... Có lẽ, cô sẽ càng nói rằng cháu quá ư hoang đường vô lý... cháu cho rằng cháu đã nhìn thấy chú Tiêu Nhiên, thậm chí cả chú Trịnh Kinh Tùng nữa."

Phồn Di vừa tạm bình tĩnh ngồi xuống, lúc này lại đứng phắt dậy: "Rõ ràng là hoang đường quá thể! Cô nhìn thấy họ thế nào được?"

"Cô Di ạ, chác chắn trí nhớ của cô vẫn rất tốt. Chú Tiêu Nhiên tuy xuất thân trong cảnh giàu sang nhưng vẫn không mấy chau chuốt trang phục, có đúng không ạ? Mái tóc đen, dầy luôn không chịu chải, có đúng không ạ? Có phải khuôn mặt chú ấy luôn nở nụ cười tươi như trẻ con, hình như không bao giờ bận tâm đến cái gì nhưng lại là một con người rất đa sầu, đa cảm? Có phải chú ấy thường hay trêu ngươi, đeo bám dai như đỉa, khiến người ta vừa tức vừa buồn cười - nhất là khi chú ấy yêu một cô gái". Hinh nói rất sôi nổi, từng cảnh từng cảnh ngày trước gắn bó với Tạ Tốn trỗi dậy từ trong đáy lòng và lướt trôi trước mặt Hinh.

Hinh đã mất đi cái tình cảm rất khó diễn tả ấy. Khuôn mặt Hinh đầm đìa nước mắt. Phồn Di đứng run rẩy hồi lâu rồi thẫn thờ ngồi xuống. Di hồi tưởng lại những tháng ngày dập dìu gắn bó cùng Tiêu Nhiên năm xưa, khuôn mặt Di đẫm lệ, cô vô cùng đau xót, đầu rũ xuống, nghẹn ngào nức nở. Sau một lúc im lặng Di lắc đầu tỏ ý không thể tin được: "Sao lại có thể như thế? Nhưng cô đã nói không sai chút nào, người mà cô miêu tả đúng là Tiêu Nhiên". "Kinh Tùng là anh chàng thư sinh lạnh lùng, rất lạnh lùng, có khuôn mặt trắng nhợt, ánh mắt cũng rất lạnh, phía dưới mắt có quầng. Kinh Tùng luôn cặp kè bên Tiêu Nhiên, khi Tiêu Nhiên nói chuyện với cháu thì Kinh Tùng thường đứng từ xa, lạnh lùng nhìn lại". Hinh nhìn Phồn Di, thấy nét mặt PhồnDi càng hiện rõ sự kinh ngạc không sao hiểu nổi. "Cô nói đúng cả, rất đúng, anh ấy có sắc mặt trắng nhợt, có quầng mắt khá to. Ngày ấy mỗi khi tôi và Tiêu Nhiên bên nhau, anh ấy thường đứng xa xa lạnh lùng nhìn chúng tôi, có lúc khiến tôi thấy sờ sợ". Phồn Di bắt đầu để ý quan sát Diệp Hinh, và đã tin rằng không phải hai cô gái này tìm đến để gây sự vô lối với mình, và thấy sự việc thực sự nghiêm trọng.

"Cháu không rõ tại sao họ lại tìm đến cháu... Trên thực tế, cháu đã suy nghĩ kỹ và không cho rằng họ thật sự đang tồn tại trong thế giới khách quan, có thể coi mọi điều cháu đã nhìn thấy là những "ảo giác" trong bệnh tâm thần phân liệt. Vì hai người ấy không tồn tại như một thực thể mà chỉ tồn tại trong đầu cháu. Bộ não của người ta, nếu chứa đựng những thứ không tồn tại thì chẳng phải là có vấn đề thần kinh là gì? Cho nên cháu đã được khuyên vào nằm bệnh tâm thần một thời gian, rồi cháu rất kinh ngạc nhận ra rằng không chỉ có mình cháu biết về sự tồn tại của họ. Cô Di thử nhớ lại xem cô có biết một phụ nữ tên là Uông Lan San không?". Hinh cảm thấy bà San là một khâu trong chuỗi các điều bí hiểm nên thuận miệng hỏi thế, chứ cô không hi vọng có câu trả lời nào.

Nào ngờ Phồn Di hơi sững người, gật đầu: "Tôi nhớ ra rồi, bà ấy là bệnh nhân lâu năm của bệnh viện tâm thần, đúng không? "

Hinh và Sảnh đều ngạc nhiên, cùng hỏi: "Sao cô lại biết ạ? "

Phồn Di nghĩ ngợi, khẽ kêu lên "trời ạ", rồi nói: "Hình như là, khi chúng tôi học năm thứ ba - ngay trước thời kỳ cách mạng văn hóa, khi ấy việc dạy và học vẫn rất bình thường -lớp của Tiêu Nhiên đi kiến tập ở bệnh viện tâm thần, tôi cũng đang không có bài vở nên đã đi theo cho vui. Hôm đó, thầy giáo đưa ra một ca bệnh nhân đa nhân cách điển hình. Đó là một phụ nữ trung niên khoảng trên 40 tuổi. Trước mặt đông đảo chúng tôi, người ấy chuẩn bị nghe thầy giáo hỏi. Nào ngờ bà ta xông lên phía trước túm ngay lấy Tiêu Nhiên rồi quan sát anh từ đầu đến chân hết sức tỉ mỉ, đến nỗi các bạn anh ngồi bên cạnh đều sởn gai ốc, còn Tiêu Nhiên thì rất khó chịu. Mọi người lôi bà ta ra, bà ta bỗng òa khóc rồi kêu lên: "Chẳng lẽ đây đều là sự thật?"Chẳng lẽ đây đều là sự thật?". Rồi đột nhiên lại đổi giọng hết sức dịu dàng: "Anh hãy ở lại bên em và đừng đi đâu hết, được không? Có thế anh mới được an toàn"

Bấy giờ tôi thấy rất tò mò, cũng khó tránh khỏi có phần không vui, tôi nhìn Tiêu Nhiên hồn nhiên "vô tội " nói là chưa từng quen biết. Về sau chúng tôi hỏi thăm mới biết đó là bệnh nhân mắc bệnh nhân cách phân liệt rất nặng tên là Uông Lan San, đã vào nằm viện 20 năm trời. Chính vì có cái chuyện ồn ào ấy nên tôi mới nhớ được cái tên này. Xưa nay tôi chưa từng liên hệ câu nói ấy của bà San với các sự việc xảy ra sau này. Nay nghĩ lại thì hình như bà ta đã tiên tri một điều gì đó.

Hinh nói: "Chính bà San này đã nói trong đầu cháu có "hai người ",cháu hỏi hai người đó là ai, thì bà vẽ luôn hai bức "ký họa "đại thể về Tiêu Nhiên và Trịnh Kinh Tùng".

Phồn Di vẫn cảm thấy chuyện này quá ư kì dị, bèn hỏi: "Nếu đúng là hai người ấy ở trong đầu cô thật, thì họ vào bằng cách nào?". Phồn Di "à" một tiếng, và bất giác đưa mắt nhìn về hướng đại học Y khoa Giang Kinh, trong lòng bộn bề xáo động, một lát sau mới nói: "Cô ngầm có ý cho rằng, Tiêu Nhiên đã nhập vào bộ não các nữ sinh kia, điều khiển họ nhảy lầu vào ngày 16/6? Nhưng tại sao anh ấy phải làm thế?

Lẽ nào là nhằm gây sự chú ý cho người đời - như lúc nãy cô nhận định?"

Sảnh lạnh lùng "hừ " một tiếng: "Còn có khả năng chỉ đơn thuần là trả thù các nữ sinh đến từ Giang Nam".

"Trả thù? Trả thù về cái gì?"

Sảnh hậm hực: "Cô đã tự biết rất rõ. Nếu cần cháu phải nói toạc ra thì cháu cũng sẵn lòng để làm một kẻ độc ác! Chú ấy đương nhiên có lý do để trả thù cô gái Giang Nam mà chú ấy nặng lòng yêu thương - không chỉ ruồng bỏ mà còn bán đứng chú ấy! Ngay khi chú ấy muốn gặp mặt lần cuối, cô ấy cũng phớt lờ! Vì sự phản bội và cạn tình cạn nghĩa của cô nên chú ấy mới mất hết hi vọng vào cuộc sống, thế rồi đi vào ngõ cụt".

"Cô nhầm rồi". Phồn Di gay gắt ngắt lời Sảnh. "Đúng là tôi đã không chịu nổi sức ép, đã vạch rõ ranh giới với anh ấy, đã hoảng hốt hoang mang, đã không đến gặp anh ấy lần cuối cùng... vì lúc đó tôi đã mắc bệnh trầm cảm rất nặng, cuộc sống đã hỗn loạn tơi bời. Nhưng tôi không hề bán đứng anh ấy, không hề tố giác anh ấy là thành viên của "Nguyệt Quang Xã', tôi vẫn giữ được chuẩn mực làm người.

"Không phải cô, thì có thể là ai? Theo cuốn nhật ký của chú Tiêu Nhiên thì chỉ có hai người - cô và chú Trịnh Kinh Tùng - biết chú ấy là thành viên "Nguyệt Quang Xã"; nếu không phải cô thì chẳng lẽ là chú Kinh Tùng? Nhưng, đến giờ phút cuối cùng của chú Tiêu Nhiên, chú Kinh Tùng vẫn còn đến an ủi động viên chú ấy, và rành rành sau đó cùng tự sát với chú ấy. Một con người rất có tình nghĩa như vậy sao có thể bán đứng người bạn chí thân của mình?.

"Các cô nói đến cuốn nhật ký...."

Sảnh mở cặp sách lấy ra một tập giấy tờ, đẩy đến trước mặt Phồn Di: "Đã đoán là cô sẽ không thừa nhận, nên cháu đã phô-tô một bản cho cô, chỉ e cô không có can đảm để đọc thôi"

"Kìa Sảnh!" Hinh thấy Sảnh đã lại quá khích

Phồn Di đờ đẫn, ngồi ngây ra một lúc, hơi đưa người ra trước, tay run run nhẹ lên mặt giấy. Phồn Di đang cảm nhận gì đây?

Rồi Phồn Di ngước mắt lên: "Cô nói đúng, tôi cũng không biết mình có can đảm để đọc hay không. Hai cô cũng có thể không tin tôi, nhưng hãy thử nghĩ xem, nếu đúng là tôi đã bán đứng Tiêu Nhiên, anh ấy thì chết rồi, sao tôi cứ phải chối cãi? Tôi có thể nói thẳng thắn, nhưng chuyện kỳ lạ mà bạn Diệp Hinh đã cảm thấy, tôi tin nhưng tôi không đồng ý với những suy đoán của các bạn. Tôi rất hiểu Tiêu Nhiên, anh ấy có trái tim rất tinh tế và rất thiện, dù phải ôm hận mà ra đi thì anh ấy cũng không quậy phá như thế sau khi đã khuất. Trong chuyện này chác phải có những điều lạ lùng chi đây". Nghe đến mấy chữ những điều lạ lùng, Hinh lại hỏi: "Cô giáo Phồn Di có nghe nói đến một người tên là Trang Ái Vân không? "

Phồn Di ngẩn người, lắc lắc đầu.

Hinh mạnh mẽ đứng dậy, nhanh nhẹn nói: "Cháu xin cảm ơn cô Phồn Di. Cháu cũng tin tưởng ở cô, mong rằng cô cháu mình sẽ giữ vững liên lạc". Hinh vừa nói vừa chạy ra khỏi phòng trà.

Chương 26 - Bí mật bị phơi bày

16H NGÀY 13 THÁNG 6

Sảnh phải chạy một mạch mới đuổi kịp Hinh. Chạy dưới trời nắng tháng sáu nóng như thiêu như đốt, mồ hôi vã ra như tắm.

"Tớ đoán xem nào, chắc cậu đang định sang bệnh viện số 2 tìm bà San, đúng không?" Hai cô đứng ở bến xe buýt, sốt ruột chờ xe đến. Sảnh cho rằng lần này mình không thể đoán nhầm.

Lòng Hinh đang rối bời, cô im lặng gật đầu.

"Này Hinh, sao cậu không hỏi tại sao tớ lại đoán đúng?"

Hinh thở dài, trách bạn: "Tớ đang tức cậu đây! Đồ quỷ sứ ma mãnh, sao cậu chẳng hiểu cách đối nhân xử thế gì cả? Cô Phồn Di về nước nghỉ ngơi, đã nhiệt tình đến với chúng ta như thế. Cuộc đời cô ấy cũng rất gian nan, từng mắc bệnh trầm cảm... sao cậu lại cư xử với cô ấy thô bạo thế?"

Sảnh dẩu môi: "Tớ biết thế nào cậu cũng mắng tớ! Nghĩ lại, tớ cũng hơi hối hận. Nhưng kể cũng lạ, lúc đó tớ không sao nhịn được, có lẽ tại tớ vốn đã chủ động, đã nhận định rằng cô ấy tố giác Tiêu Nhiên; lại nhìn thấy dáng vẻ sung sướng, nhàn nhã của cô ấy... còn Tiêu Nhiên thì đã ở nơi chín suối, cho nên vừa thấy mặt, tớ đã lộn ruột rồi!"

"Nhưng mình cũng không nên nói oan cho người ta. Cô ấy nói có lý; nếu đúng là cô ấy đã sai, thì thời gian đã trôi bao năm rồi, cô ấy chẳng cần phải cứ chối cãi. Tớ nghe nói thời đó đã có rất nhiều người mắc sai lầm kiểu ấy, nếu cô ấy đã làm thế thật thì cũng chỉ là chuyện vặt trong muôn vàn sự việc, chối cãi thì có ý nghĩa gì đâu?"

Sảnh "ừ" và nói: "Tớ cũng đã rất buồn rồi, cậu đừng nói nữa có được không? Lúc sắp chia tay tớ đã rất thân thiện với cô ấy, đã để lại số máy nhắn tin nữa. Cô ấy hỏi có thể đọc được nhật ký Tiêu Nhiên và 'hồ sơ Nguyệt Quang xã' ở đâu, tớ bèn quyết định đưa luôn cho cô ấy bản phôtô 'hồ sơ Nguyệt Quang xã' đang để trong cặp. Chúng mình đi gặp bà San để hỏi về gì?"

"Khi đang nói chuyện với cô Phồn Di, tớ đã nghĩ rất nhiều, và cũng đồng ý với cô Phồn Di rằng trong câu chuyện này còn ẩn chứa những điều kỳ lạ. Cho nên tớ nghĩ đến bà San. Bà ta có thể nhìn thấy Tiêu Nhiên và Trịnh Kình Tùng trong đầu tớ, thì có lẽ bà ta còn biết hiều chuyện ly kỳ hơn. Và, vấn đề nhân cách Trang Ái Vân, tiếng hát, khuôn mặt dập nát... rõ ràng đều có liên quan đến chuyện này. Tiếc rằng bà lão ấy không 'thoáng' tý nào, hỏi điều gì, bà lão toàn nói vòng vo, cố làm ra vẻ huyền bí. Hôm nay tớ đã nghĩ rồi, nhất định sẽ bám bà lão đến cùng để hỏi cho rõ xem bà còn biết những gì nữa."

Sảnh nói: "Lần này nhất định tớ sẽ hộ vệ cậu, lần trước sợ ơi là sợ. Hôm qua tớ đã gặp thầy Côn, nhờ thầy phân tích bệnh án của bà San, chưa biết chừng sẽ có ích cho chúng ta."

Hinh ngạc nhiên, rồi cười: "Tớ nhận ra rằng thầy giáo trẻ Vân Côn hay cậy mình có tài – đã bắt đầu nghe lệnh của cậu rồi đấy! Thật đáng chúc mừng!"

Lúc đến buồng của bà San, thấy giường bỏ trống, cô y ta nói là bà San đã xuống sân đi bách bộ. Hinh và Sảnh ra cửa sổ nhìn xuống, thấy bà lão đang ngồi trên ghế đá, tay đang cầm một chiếc bình đựng dung dịch muối vẫn dùng để truyền. Cả hai đang định đi xuống thì Sảnh – thật tinh mắt – kêu lên: "Bà lão vẫn còn ham đọc sách kia"

Trên cái bàn kê bên đầu giường, là một chồng sách. Hinh cười: "Tớ đã biết đó là những sách gì rồi. Toàn là sách về nghệ thuật biểu diễn, để diễn cứ y như thật, không hiểu bà ta còn ham học những thứ gì nữa, đã luyện được đến đỉnh cao rồi!"

Sảnh bước lại xem, rồi nói: "Đúng, toàn là sách lý luận về biểu diễn. Cuốn này thì hơi lạ: "Tân Kim Lăng Thập Nhị Thoa – nữ minh tinh màn bạc Trung Quốc thập kỷ 40", là sách đọc chơi để giết thì giờ. Nhưng, lạ nhỉ, cuốn này còn kẹp vài tờ giấy. Ch8ảng lẽ đọc sách lại còn phải ghi chép nữa kia?" Sảnh mở cuốn sách lấy mấy tờ giấy đó ra, cúi xuống lần giở xem. Cô bỗng "à" một tiếng, ngẩng đầu lên ngạc nhiên nhìn Hinh.

Hinh vội bước đến xem, trong tay Sảnh là mấy tờ giấy cũ đã ố vàng, có các chữ Hán phồn thể được in dọc, có vẻ như được cắt ra từ một cuốn tạp chí. Có mấy tiêu đề phí bên trái khiến Hinh hơi run run: "Phụ trương đặc sắc của bản báo: hoàng hậu màn bạc Thượng Hải năm xưa giờ đây đã mất vía nơi sâu thẳm" . Một tiêu đề phụ là "Hé lộ bí mật Trang Điệp (Ái Vân) đã mắc bệnh tâm thần rất nặng, bóng ma dập dìu chốn phong lưu".

"Cậu xem cái này." Sảnh bỏ tờ thứ nhất xuống, thấy tờ thứ hai – rõ ràng là cùng xuất xứ với tờ thứ nhất – là một tấm ảnh đen trắng choán già nửa trang tạp chí, chụp một cô gái áo trắng, dáng cao cao, mảnh dẻ đang đứng nhìn ra cửa sổ với tư thế tuyệt đẹp, mái tóc dài rủ xuống quá vai, trang nhã sống động như muốn bước ra khỏi nền giấy khiến Hinh phải tấm tắc trầm trồ. Hinh lập tức nhớ ra: đêm nọ trong bệnh viện tâm thần, bà San đã mô phỏng cái vai này!

Tờ thứ ba vẫn là cắt từ cuốn tạp chí cũ ấy, phần quảng cáo của ngân hàng Hoa Kỳ choán một nửa, phía dưới là một bài viết kèm theo hai bức ảnh nhỏ. Một bức là chân dung một cô gái tuyệt đẹp, chú thích là "Trang Điệp thuở xưa", bức kia – thực đáng kinh ngạc – là một khuôn mặt giập nát chằng chịt các vết ngang dọc, máu tươi đầm đìa.

"Khuôn mặt nát bươm!" Cả hai cùng kêu lên. Sảnh lại giở cuốn "Tân Kim Lăng Thập Nhị Thoa – nữ minh tinh màn bạc Trung Quốc thập kỷ 40", thấy trang có kẹp mảnh bìa đánh dấu chính là bài kỵ có tiêu đề:

"Nay nàng là hoa bị chôn, cười ngây dại – "Tiêu Tượng phi tử" Trang Điệp bệnh tật và mộng mị quái đản".

Sảnh hỏi: "Mau nghĩ đi, nên đọc bài nào trước?"

Hinh nói: "Tạp chí khổ nhỏ."

Sảnh nói: "Rất hợp với ý tớ". Hai người bắt đầu xem từ "phụ trương đặc sắc".

Phụ trương đặc sắc của bản báo: hoàng hậu màn bạc Thượng Hải năm xưa giờ đây đã mất vía nơi sâu thẳm

Hé lộ bí mật Trang Điệp (Ái Vân) đã mắc bệnh tâm thần rất nặng, bóng ma dập dìu chốn phong lưu

Trần Vân Cảnh – Tuần san Thân Giang

Một thời gian sau khi quốc nạn đã đi qua, hoàng hậu màn bạc Trang Điệp sắm vai trong "Ánh trăng lạnh" và "Giấc mộng hồ điệp" nổi danh Thượng Hải một thời, hai năm nay bỗng vắng bóng trên phim trường, "nhún mình" lấy chồng họ Tiêu – đại gia ngành tiền tệ, rồi về Giang Kinh ở ẩn, tin này đã từng gây xôn xao. Bản báo đã nhận được tin của một số vị là "người nội bộ", được biết tình trạng thần trí của Trang Điệp ngày càng xấu đi, luôn luôn có những cử chỉ kỳ quặc, không ngờ, khắp nhà họ Tiêu đều đang kinh hãi.

Cuối tháng trước, chúng tôi đã liên tiếp nhận được ba bức điện báo nặc danh, người gửi nói mình là "người nội bộ" thấy lo lắng cho sự an nguy của nhà họ Tiêu, muốn công bố việc nữ chủ nhân Trang Ái Vân đã gây nên bầu không khí đáng sợ ở nhà họ Tiêu. Trang Ái Vân tức Trang Điệp, từng được gọi là "Hoàng hậu màn bạc" "Tiên nữ ca nhạc", cách đây 3 năm đã kết mối lương duyên với Tiêu Thừa Khiên – nhị công tử nhà họ Tiêu – nhân vật cự phách của ngành tiền tệ. Thực ra con đường gnhệ thuật của Trang Điệp đang rực rỡ như mặt trời lên cao, có tài năng bẩm sinh và kinh nghiệm lâu năm, tiền đồ nghệ thuật thênh thang, khác với các minh tinh có sắc hương nhưng chỉ sớm nở tối tàn. Vì vậy giới nghệ sĩ nhận định nàng vẫn có thể đứng ngôi hàng đầu nghệ thuật trong nhiều năm. Nhưng chỉ một năm sau khi kết hôn, Trang Điệp lại bất ngờ tuyên bố giã từ màn bạc, tuy nàng có viện lý do đang mang thai và sau này sẽ một lòng thờ chồng nuôi con, nhưng vẫn khiến công chúng bàn tán xôn xao, cuối cùng trở thành một câu đố rất khó giải. Chúng tôi đến Giang Kinh với một niềm hy vọng xa vời là thực hiện một phóng sự chân thực về tình hình nhà họ Tiêu, và cũng mong sẽ làm rõ sự thật về việc Trang Điệp giã từ màn bạc.

Chương 27 - Những cơn mộng du kinh hồn

"Chiều nay em đi đâu? Anh gọi điện về không thấy em ở nhà?"

Phồn Di đang mở cuốn " Tạp chí hội y học Mỹ "nhưng tâm trí đang vẩn vơ mãi ở đâu. Lòng chị đang ngổn ngang trăm mối đến nỗi không biết chồng vừa hỏi gì: " Anh bảo sao cơ?"

Người chồng hỏi lại câu vừa nãy, Phồn Di đáp: " Em đến hiệu sách Tân Hoa - Giang Kinh vừa mở cửa trở lại, rất bề thế!"

"Có mua được cuốn gì hay hay không?"

Phồn Di nghĩ ngợi rồi nhìn thẳng vào đôi mắt người chồng: " Em đứng bên quầy sách y học thì gặp mấy sinh viên đại học y Giang Kinh đang mua sách học thêm, vô tình nghe thấy họ nói về " vụ án ám sát phòng 405" gì đó, hơn chục năm qua dường như mỗi năm có một nữ sinh nhảy lầu tự tử ở phòng 405 khu nhà 13. Anh Thành, sao anh chưa từng kẻ với em chuyện ấy?"

Ánh mắt Lục Bình Thành không tỏ ra ngạc nhiên, anh chỉ thở dài, vẻ mặt rầu rầu: " Phồn Di, chắc em hiểu tại sao anh không nói với em."

"Vâng em hiểu, anh không muốn em biết chuyện rồi lại nghĩ ngợi lan man, anh đang giữ gìn cho em, xưa nay anh luôn bảo vệ em để em có thể tĩnh tâm, có thể sống bình thản, yên ổn." Phồn Di gật đầu cảm kích nhìn Bình Thành. "Anh gọi điện cho em có việc gì không?"

"Không có việc gì đáng kể, anh chỉ mong nhân dịp này em hãy gắng nghỉ ngơi ít hôm, tiện thể nói với em là, anh đã đặt bàn ăn ở hiệu "Thường tất Tiên", tối nay chúng ta đi ăn hiệu."

Phồn Di thấy ấm lòng, chị cảm thấy mình có phần không phải với chồng. Đã lấy nhau bao năm, khi xưa chị đi du học nước ngoài và tuổi sinh nở đã trôi qua. Bình Thành trước đây vẫn có ý định sinh con, nhưng thấy Phồn Di không mặn mà thì anh cũng không ép. Anh luôn chiều vợ mọi bề, đặc biệt rất ủng hộ chị tiến bước trên con đường sự nghiệp. Phồn Di hiểu Bình Thành cũng cần sự âu yếm và cần được giúp đỡ.

"Gần đây anh có ngủ được không? Hình như đêm qua anh hơi trằn trọc?"

"Vẫn tạm được! Dùng mãi thuốc an thần, sắp lờn thuốc mất rồi! Lâu nay anh bận quá nhiều việc. Sắp đến cuối học kỳ rồi mà mọi chyuện vẫn bề bộn, sau đợt này đến kì nghỉ hè thì sẽ thoải mái thôi! Anh tính là, nếu em không quá bận thì đến kỳ nghỉ hè anh sẽ cùng em sang châu Âu một chuyến." Bỉnh Thành ngồi xuống bên Phồn Di.

"Thế thì quá hay. Sẽ như trước đây, hễ anh nghỉ hè là em sẽ đi với anh luôn!" Phồn Di tươi cười. Bình Thành ngắm nhìn khuôn mặt nhẹ nhõm, trong sáng và trang nhã của vợ, anh thấy vừa đáng yêu cũng vừa ái ngại.

Phồn Di chợt nói sang chyuện khác: "Nhưng anh còn phải ứng phó cho qua cái ngày 16 tháng 6 đã, đúng không? Liệu sự việc căng đến mức nào?"

Bình Thành đứng lên: "Sinh viên phải chịu áp lực bài vở tương đối nặng, năm nào cũng có người không chịu đựng nổi nên đã tự sát. Điều này cũng hay gặp trong các trường đại học, dặc biệt là đại học y. Nhà trường rất coi trọng chuyện này, tuy vậy chúng ta không thể coi các tin đồn nhảm nhí là một vấn đề gì đó.

"Nhưng hàng năm đều có chuyện xảy ra ở phòng số 405 khu nhà 13, là ngẫu nhiên quá mức thì phải? Các anh làm công tác sinh viên, tất nhiên sẽ không tin vào những chuyện đồn đại kháo nhau, nhưng cũng không thể tốn sức ứng phó với nó chỉ vì chưa tìm ra nguyên nhân!"

"Về những chuyện này em đã biết được đến đâu? Đội trưởng trinh sát giỏi nhất của công an thành phố đã từng phân tích sự việc, anh ta biết những sự việc lịch sử của căn phòng ấy, nhưng cũng không co s bất kỳ bằng chứng nào để liên hệ hai nhóm sự việc với nhau vì chính cách nghĩ đó đã là quá hão huyền!" Bình Thành đi đi lại lại trong phòng

"Nhưng, những thứ xuất hiện trong ảo giác của các sinh viên kia thì sao? "Ánh trăng" có liên quan đến "Nguyệt Quang xã" ngày trước không?"

Bình Thành bỗng dừng bước: " Mấy sinh viên đã bàn tán về việc đó, là nam hay nữ? Là người như thế nào?"

Phồn Di thấy vẻ mặt của chồng trở nên rất căng thẳng, chị thầm kinh ngạc và nói: " Là mấy cậu sinh viên, họ đang tìm thêm sách đọc thêm về môn Chẩn đoán và Nội khoa, chắc là sinh viên năm thứ hai thứ ba..."

Bình Thành thở phào rồi nói: "Em ạ, thời đại đã khác rồi, em cũng không nên quá nhạy cảm về các sự việc trong quá khứ nữa. Các vụ nhảy lầu ở phòng 405 những năm gần đây, đã cách xa những năm tháng ấy, không thể dính dáng gì đến nhau! Đúng là cá biệt có sinh viên đang đắm đuối nghiên cứu những sự việc này, đến nỗi "tẩu hoả nhập ma", ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt, thật là đáng buồn! Em phải tin rằng nhà trường sẽ giải quyết tốt việc này. Năm nay phòng bảo vệ sẽ bố trí phòng đặc biệt, trước hết sơ tán các nữ sinh viên ở đó, rồi cử 6 nhân viên canh gác căn phòng 405, chia nhóm 3 người, cứ 15 phút lại đổi ca túc trực. Bố trí chặt chẽ như thế, anh không thể tưởng tượng lại còn có thể xảy ra sự kiên bất trắc gì ở phòng 405."

Phồn Di gật đầu: "Có lẽ tại em quá nhạy cảm. Anh cũng nên hiểu cho em, sự việc Tiêu Nhiên vẫn nặng trĩu trong em."

Bình Thành đặt hai bàn tay ấm áp và mạnh mẽ lên đôi vai Phồn Di: "Đương nhiên là anh rất hiểu, vì thế, anh luôn thận trọng, không đụng chạm đến nỗi lòng ấy của em. Và mong em cũng hiểu cho anh!"

Nhấm nháp các món sơn hoà hải vị của tiệm "Thường Tất Tiên", Phồn Di thấy như đang nhai rơm, bởi tâm trạng của chị vẫn đang ngổn ngang trăm mối.

Lúc này đêm đã về khuya, Phồn Di nằm trên giường, bao kí ức ngày xưa tìm về với chị, dù chị không muốn thế. Chị càng thấy khó ngủ.

Phồn Di nhớ về năm ấy, những tháng ngày u ám trong cuộc đời chị. Đầu tiên là bị thế lực của "Máy kéo" lôi chị ra khỏi Tiêu Nhiên, đến thực tập tại bệnh viên tiền tuyến ở ngoại thành phía Đông. Mùa xuân mới về được ít hôm, thì nghe nói Tiêu Nhiên bị cách ly để thẩm vấn - bởi vì anh ấy bị nghi là thành viên của tổ chức đặc vụ có tên "Nguyệt Quang xã". Ngay sau đó chị cũng bị điều tra luôn.

Tổ điều tra đã nhiều lần hỏi chuyện, và đưa ra nhiều tuyên bố cảnh cáo ghê rợn. Thoạt đầu chị không để ý, và tin chắc ở sự trong sáng và nhân cách của Tiêu Nhiên, nhưng khi anh công nhận có quan hệ với "Nguyệt Quang xã" thì chị trở nên khủng hoảng.

Khi tổ điều tra tiếp tục căn vặn, Phồn Di thấy thấp thỏm, tuy chị nhiều lần tự nhắc mình phải kiên quyết không phụ lòng tin cậy của Tiêu Nhiên, nhưng hình như tổ điều tra đánh hơi thấy điều gì đó... họ càng o ép chị dữ dội hơn. Thoạt đầu chị hoang mang mất tự chủ, sau đó rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề.

Chính vào lúc này, một thực tập sinh lớp trên đã đến với chị, đó là Luc Bình Thành.

Bình Thành đang là thực tập sinh năm cuối, cùng làm với Phồn Di ở khoa nội. Khi biết anh là sinh viên của đại học y số 1 Giang Kinh, Phồn Di rất ngạc nhiên. Vì bệnh viện tiền tuyến vốn là nơi thực tập cho sinh viên đại hoc y số 2 Giang Kinh. Bình Thành giải thích rằng bệnh viện tiền tuyến chủ yếu phục vụ công nhân của vài nhà máy lớn ở ngoại thành phía đông Giang Kinh. Những công nhân này sống thì gian khổ, hưởng thụ thì ít, rất cần được ưu tiên chăm sóc tốt, cho nên anh đã từ bỏ cơ hội thực tập ở bệnh viên Nhân dân của thành phố, và được nhà trường nỗ lực đưa anh sang làm "con nuôi" của đại học y số 2 Giang Kinh, "đi xuống cơ sở" là bệnh viện tiền tuyến tương đối gian khổ thực tập. Những lời này khiến Phồn Di hết sức xúc động. Về sau, khi tổ điều tra và phái "tạo phản" càng ráo riết theo dõi chị, chị hết cách để tiếp xúc với Tiêu Nhiên, thì Bình Thành trở thành bến cảng giúp chị tránh cơn bão tố.

Đồng thời với việc tổ điều tra bám riết Phồn Di, thì phái "tạo phản" cũng một mực dồn ép chị phải "tỏ rõ lập trường". Cho đến một hôm, quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần và muốn chấm dứt sự hành hạ tâm thần bất tận ấy, Phồn Di đã nói với tổ diều tra rằng mình không còn là bạn gái của Tiêu Nhiên nữa. Tiêu Nhiên biết tin này, anh vô cùng đau xót , gọi điện đến yêu cầu gặp chị một lần cuối. Phồn Di không còn can đảm để đi gặp anh. Tối hôm đó chị ngồi nép mình bên Bình Thành cho đến tận khuya.

Tin Tiêu Nhiên nhảy lầu tự sát bay đến, và Phồn Di thực sự suy sụp tinh thần. Thoạt đầu mất ngủ liền mấy đêm, ban ngày cũng không thể đến bệnh viện để làm việc, suốt ngày đêm chỉ ngồi ngây dại bên cửa sổ, thậm chỉ từng muốn giã biệt thế gian để đi theo Tiêu Nhiên - Phồn Di vẫn yêu anh tha thiết, ý nghĩ chết theo người yêu vẫn thấp thoáng hiện lên. Ngay Trịnh Kim Tùng còn có can đảm ấy nữa là! Tuy nhiên Phồn Di vẫn nuôi hy vọng, vẫn ngóng chờ ngày ánh dương lại đến.

May sao Bình Thành luôn ở bên chị, anh động viên chị cố chịu đựng vượt qua được những ngày này. Thấy Phồn Di phờ phạc như người mất hồn, nhà trường đã để cho chị được nghỉ tĩnh dưỡng ít lâu. Khi trở lại trường, Phồn Di được biết các sinh viên từ khoá này trở lên đều phải ngừng học tập, đi đến các nông trường của bộ đội miền biên cương để "giáo dục lại". Phồn Di cùng một số bạn được bố trí vào một đại đội ở vùng Hoán Nam. Sau đó ít lâu, một đợt sinh viên khác cũng được cử đến, Phồn Di nhận ra khuôn mặt thân quen: Lục Bình Thành.

Hồi tưởng lại bao chuyện xưa, Phồn Di bất giác lệ rơi lã chã.

Bình Thành nằm bên, anh giở mình, và chợt thở dài trong giấc ngủ mơ màng.

Phồn Di chợt thấy lòng mình trùng xuống, chỉ có chị mới biết Bình Thành trông có vẻ khoẻ mạnh song đã từ lâu anh mắc chứng mất ngủ. Đáng lo hơn nữa là anh có tiền sử mắc bệnh mộng du, tuy hiếm khi phát bệnh, nhưng cũng đủ khiến Phồn Di phải đi cùng anh cầu cứu các chuyên gia. Thuốc của họ rất có hiệu quả, chứng mất ngủ của Bình Thành đã được khống chế một thời gian rất dài.

Nhưng đêm nay chị có một linh cảm chẳng lành. Quả nhiên, chỉ một lát sau khi chị nghĩ đến điều này thì Bình Thành từ từ ngồi dậy. Phồn Di khẽ gọi: "Anh Thành!" Bình Thành hoàn toàn không hay biết, Phồn Di hiểu rằng anh đã lại bắt đầu mộng du.

Anh xuống giưòng, bước lên vài bước, rồi ra đứng trước cửa sổ phòng ngủ nhìn bầu trời đêm đen kịt, đôi môi mấp máy như định nói điều gì đó. Phồn Di nhớ đến lời dặn của bác sĩ hãy tìm cách ghi lai lời của Bình Thành nói trong lúc mộng du để giúp cho việc phân tích sau này. Chị vội lần tìm chiếc máy cát-sét mi-ni và ấn nút ghi.

Quả nhiên Bình Thành đã nói mấy câu ngắn, tiếc rằng ngữ điệu lại rất kỳ quái - cũng như các câu nói lúc ngủ mê, không sao nghe rõ được. Bình Thành đứng im một lát, rồi quay người rời xa cửa sổ.

Phồn Di vừa thở phào, thì lại thấy chồng mình đi chân không ra khỏi phòng ngủ. Chị đi theo và nghĩ sẽ lựa lúc để gọi anh tỉnh lại. Đây là một cách điều trị mà chuyên gia từng điều trị cho Bình Thành đã nói với chị, trái ngược với cách của dân gian vẫn bảo nhau là "tuyệt đối không được đánh thức người đang mộng du". Đánh thức người mộng du, thực tế là "liệu pháp chán ghét" - để cho bệnh nhân hiểu rằng mình đã bị mộng du, họ sẽ kiểm điểm lại hành vi bệnh trạng của mình, để ức chế sự phát sinh lần sau.

Phồn Di đi theo ra phòng khách, Bình Thành đi thẳng ra cửa, bước ra ban công.

Mọi lần mộng du trước kia anh chưa từng làm thế này!

Bác sĩ từng dặn dò Phồn Di: người mộng du không hề biết mình đang mộng du, khả năng gây tác hại cho bản thân tuy nhỏ nhưng không phải là không có. Bước ra ban công tầng thứ 12, đúng là một tình huống rất nguy hiểm.

Chị đang định gọi lại thì thấy anh đang dờ đẫn nhìn xuống phía duới, giọng nghèn nghẹn lẩm bẩm mấy tiếng, anh bỗng giơ hai tay đưa mạnh lên, rồi quay người lại ngay. Tuy bất chợt đối mặt với vợ nhưng hình như anh không nhìn thấy gì, anh đi qua, bước đi rất nhanh, trong chớp mắt đã đến ngay cửa chính và mở rộng cửa.

"Anh Thành!" Phồn Di gọi to. Bình Thành sững người, quay lại nhìn, vẫn không nhìn thấy vợ, anh quay người bước ra khỏi nhà. Phồn Di chạy ào ra, nhưng đôi chân mạnh mẽ của Bình Thành lướt đi như bay, rồi anh chạy xuống cầu thang, Phồn Di không dám gọi nữa sợ hàng xóm thức giấc, chị đành chạy xuốn cầu thang bám theo Bình Thành.

Có lẽ chỉ một lát sau cả hai đã xuống hết mười hai tầng cầu thang. May mà sau khi ra khỏi khu nhà, Bình Thành bỗng đi chậm lại, lững thững đi vài bước rồi dừng, mắt anh nhìn xuống đất rồi lại ngửng đầu nhìn lên. Phồn Di nhìn theo hướng Bình Thành đang nhìn, hướng đó là ban công tầng 12 nhà mình.

Chị ôm chặt Bình Thành, gọi vào tai anh: "Anh Thành, tỉnh lại đi! Đã hết ngủ mê rồi, mình quay về đi nghỉ thôi!"

Rồi Bình thành cũng đã ngủ say, nhưng Phồn Di thì không sao ngủ được nữa.

Chị đứng đậy, bước ra khỏi phòng ngủ, sang phòn đọc sách, đeo tai nghe lai những câu nói mê vừa nãy ghi âm. Câu đầu tiên nói ở trước cửa sổ, hình như có 8 chữ nhưng âm thanh quá kém. Tua lại, sau khi nghe lại đến vài lần, chị chợt thấy âm điệu này quen quen. Chị cố nhớ lại... thì ra đây là tiếng địa phương Tấn Nam - quê của Bình Thành. Bình thường anh nói tiếng phổ thông rất chuẩn, khi trò chuyện với cha mẹ, anh cũng không nói tiếng địa phương. Có một lần đi cùng anh về Sơn Tây thăm mẹ chồng bị ốm nặng, Phồn Di lần đầu tiên nghe Bình Thành dùng tiếng địa phương nói chuyện với bà con họ hàng.

Tuy nhiên chị cũng không lạ gì tiếng Sơn Tây. Khi công tác ở trong nước, chị từng tiếp xúc với không ít bà con với Bình Thành ra đây chữa bệnh. Chị cố gắng tìm lại cảm giác về tiếng địa phương này, nghe lại vài ba lần nữa, cuối cùng đã ang áng nghe ra, hình như bình Thành nói là: "đốm lửa tuy nhỏ, đốt cháy đồng cỏ".

Nếu mình nghe đúng là thế, thì câu này có hàm ý gì?

Chị lai nghe tiếp hai chữ Bình Thành nói ở ban công, cũng là tiếng địa phương Tấn Nam, nhưng kì lạ thật, hình như anh cố nén giọng, nói như nghèn nghẹn.

Hai chữ này không nói nhanh, Phồn Di nghe vài lần, rồi hầu như có thể khẳng định đó là hai chữ "ánh trăng".

Theo như hai cô gái gặp lúc ban ngày đã nói, thì "ánh trăng" đã từng tồn tại trong bộ não của các cô sinh viên đã nhảy lầu, và họ đoán rằng "vụ án mưu sát 405" và "ánh trăng" có liên quan chặt chẽ đến nhau.

Tại sao hai chữ này lại xuất hiện trong đầu Bình Thành?

Và ngày 16 tháng 6 đã gần kề, anh ấy phải chịu áp lực quá lớn chăng?

Hay là anh ấy có điều gì đó đang giấu mình?

Anh ấy chưa bao giờ nói với mình là ở đại học y Giang Kinh bao năm qua liên tiếp nhảy ra các vụ nhảy lầu? Vì sợ sẽ đụng đến nỗi đau của mình, thật không?

Nếu sớm biết chuyện, chắc mình sẽ lập tức liên hệ ngay đến cái chết của Tiêu Nhiên.

Tại sao lại xảy ra các vụ nhảy lầu? Lẽ nào lại quái đản như hai cô sinh viên kia đã nói?

Phồn Di thấy hướng suy nghĩ của mình có phần rối loạn, chị đứng lên pha tách trà rồi lại ngồi xuống bình thản ngẫm nghĩ: tại sao hễ nghe đến "vụ 405" mình lại bứt rứt không yên? Hình như không chỉ vì căn phòng 405 là phòng ký túc xá định mệnh của Tiêu Nhiên. Thế thì còn vì cái gì khác nữa? Có lẽ, hồi tưởng rành rọt quá khứ sẽ khiến cho những điểm nghi vấn đã nhạt nhoà lại được hiện lên rõ nét.

Trước tiên là việc Bình Thành chuyển trường học, có thể nói điều này chưa từng nghe nói đến trong các trường đại học ở thời kì ấy. Cái gì đã khiến anh có thể chuyển trường một cách thuận lợi? chẳng lẽ vì nhiệt tình muốn phục vụ giai cấp công nhân? Chính Bình Thành nói, anh đã học hết phần đại cương ở đại học y số 1 Giang Kinh, ở Giang Kinh rộng lớn có hàng chục bệnh viện lớn nhỏ, anh ấy lại chẳng tìm được một người bạn cũ để nhờ? Tại sao mình vừa đến bệnh viện Hoán Nam thì anh ấy lò dò đến, và ngẫu nhiên làm cùng với mình luôn? Quyền phát ngôn lựa chọn nông trường bộ đội, thường nằm trong tay phái "tạo phản" đang "nắm" nhà trường, nhưng Bình Thành thì không có cái vai trò ấy. Ở nông trường, tại sao chỉ ít lâu sau khi mình và anh ấy đã chính thức yêu nhau, thì cả hai cùng nhận được lệnh khẩn "vì thiếu cán bộ y tế" nên điều động về bệnh viện thị trấn, ít lâu sau lại lên huyện, rồi về thành phố Bang Phụ? Tất cả đều như bước lên một con đường đã được sắp đặt "phẳng phiu". Cho đến thập kỉ 70, Bình Thành được điều về bệnh viện Giang Kinh, còn mình - vì vẫn còn dư âm của chuyện xưa tan nát cõi lòng, nên vẫn khăng khăng ở lại An Huy.

Có quá nhiều vấn đề. Phồn Di buồn bã đứng lên đi đi lại lại mấy bước. Chị biết đêm nay mình sẽ mất ngủ. Từ lúc chiều đến giờ, chị cứ do dự chẳng biết có nên đọc bản phô-tô "Hồ sơ Nguyệt Quang xã" mà Âu Dương Sảnh đưa cho không? Chị không tin rằng, chỉ qua một thời gian ngắn, chị sẽ có can đảm đọc nó - chứng trầm cảm nghiêm trọng tuy đã được khống chế, nhưng bác sĩ vẫn dặn dò phải gắng tối đa không để cho tâm trạng bị xáo trộn. Đọc nhật ký của Tiêu Nhiên, chắc chắn tâm trạng của mình sẽ biến động dữ dội, vậy nên hãy tránh thì hơn. Trên đường trở về nhà, Phồn Di đã mấy lần định đứng lại mở ra xem nhưng rồi lý trí của chị vẫn kiểm soát được. Lúc này đêm dài đằng đẵng, chị không muốn lại mệt óc để cân nhắc nữa, quyết định sẽ mở cuốn nhật ký của Tiêu Nhiên ra đọc, coi như để thư giãn vậy.

Chị mở va-li du lịch lấy tập phô-tô hồ sơ đó ra, thoáng nhìn đã biết ngay là chữ của Tiêu Nhiên, nét chữ thân quen này đã trôi đi xa lắm, chị thấy đau xót, và hiểu rằng mình đã quyết định sai lầm, chỉ e không có can đảm để đọc nó nữa.

Phồn Di không đọc nội dung nhật ký, mà chỉ giở rất nhanh lướt nhìn các trang hồ sơ.

Sau phần nhật ký là một số trang ghi chép với nhiều dạng chữ viết khác nhau, chắc là tổ điều tra ghi các nội dung thẩm vấn Tiêu Nhiên.

Bỗng Phồn Di nhìn thấy một kiểu chữ viết quen quen.

Trên một tờ giấy viết thư có in hàng chữ "Ủy ban cách mạng đại học y số 2 Giang Kinh", thấy viết rõ ràng "Báo cáo nội bộ về hoạt động của "Nguyệt Quang xã" trong thời gian gần đây", thấy tất cả thảy có 5 tờ, ghi chú ở phần cuối cùng là hai chữ: "Tinh hoả"

Đốm lửa tuy nhỏ, đốt cháy đồng cỏ.

Đây chính là bút tích của Lục Bỉnh Thành.

Phồn Di cảm thấy hơi chóng mặt, cố gượng để đọc bản báo cáo này. Càng đọc chị càng thấy kinh hoàng.

Nửa đầu của báo cáo, nói về tình hình từ 1966 Ủy ban cách mạng đại học y Giang Kinh - dưới sự giúp đỡ của Uỷ ban cách mạng các trường đại học toàn thành phố - đã tóm được một loạt thành viên "Nguyệt Quang xã" vẫn đang bí mật hoạt động. Từ bản báo cáo này, nhận ra rằng chính đồng chí "Tinh Hỏa" đã dùng bí danh "Liễu Tinh" để thâm nhập nội bộ tổ chức "đặc vụ" này, nắm được quy luật hoạt động của "Nguyệt Quang xã", từ đó giăng lưới vét sạch cả bọn phản cách mạng.

Nửa sau của báo cáo, chủ yếu ghi chép quá trình triển khai điều tra thẩm vấn chu đáo tỷ mỉ ra sao, cuối cùng làm rõ Tiêu Nhiên là thành viên cuối cùng của "Nguyệt Quang xã", đánh dấu chấm hết tuyệt đẹp cho quá trình phá "vụ trọng án Nguyệt Quang xã" trải suốt 10 năm. Và, người tổ trưởng luôn đứng sau họat động của tổ điều tra, chính là đồng chí "Tinh Hỏa"- người viết bản báo cáo này. Tuy "Tinh Hỏa" không trực tiếp tham gia thẩm vấn Tiêu Nhiên nhưng anh đã rất thành công trong việc phân hóa, làm tan vỡ "những thế lực thông cảm" với Tiêu Nhiên, dùng áp lực mạnh buộc người yêu của Tiêu Nhiên phải tuyên bố "vạch rõ gianh giới" với Tiêu Nhiên, đồng thời thu được chứng cứ quan trọng chứng minh anh ta đã tham gia hoạt động của "Nguyệt Quang xã".

Đáng tiếc, bản báo cáo này không viết rõ "chứng cứ quan trọng" cụ thể là thứ gì, có lẽ nó chỉ là cuốn nhật ký này. Cũng không viết ai đã cung cấp chứng cứ, nhưng hình như ngầm chỉ ra rằng chính Khổng Phồn Di đã "trở về với chính nghĩa", khai ra Tiêu Nhiên.

Thảo nào Âu Dương Sảnh nhìn mình hằn học như thế.

Điều này mới khiến Phồn Di phải rùng mình: thì ra Lục Bỉnh Thành là một con người như thế!

Tay Phồn Di run run, nhưng chị lập tức an ủi: ở cái thời đại ấy, thì hành động của Lục Bỉnh Thành là biểu hiện của cách mạng - thậm chí là cao thượng, là vinh quang. Có vô số người đã mắc những sai lầm kiểu này. Trong thời kỳ mới, họ sửa chữa sai lầm, đổi mới vươn lên không làm hại ai nữa, là tốt rồi. Thậm chí chị nghĩ rằng trong báo cáo này Bỉnh Thành đã cố ý miêu tả chị là "đã nâng cao giác ngộ cách mạng", ngụ ý rằng chị khai ra Tiêu Nhiên – là sự bảo vệ cho chị.

Lúc này đã có thể hiểu, tại sao trong khi các sinh viên khác vẫn đang phải "rèn luyện" thì mình đã trở thành một bác sĩ.

Có một điều đáng sợ là, xưa nay Bỉnh Thành vẫn luôn giấu chị.

Chuyện này, anh ấy có thể giấu chị lâu như thế, ổn thoả như thế, liệu còn có những chuyện gì khác vẫn đang chôn giấu trong lòng anh ấy không?

Phồn Di không còn tâm trí nào để đọc nhật ký của Tiêu Nhiên nữa, vì chị đã cảm giác được rằng tất cả đều bắt đầu từ một sai lầm rất lớn, không thể khắc phục, và ngoài cả sự tưởng tượng của chị. Chị cảm thấy một nỗi sợ hãi mơ hồ, bèn vội vã cất ngay đám giấy tờ vào xắc du lịch, chị rất sợ Bỉnh Thành phát hiện thấy. Hôm nay chị mới nhận ra rằng, người đàn ông đã chung sống với mình bao năm qua xa lạ biết chừng nào!

"Em đang làm gì thế?"

Phồn Di suýt kêu lên, quay đầu lại, chị chưa kịp hòan hồn nhìn Bỉnh Thành đang đứng sau lưng chị.

"Bỉnh Thành! Thì ra là anh làm em giật cả mình.... Em... không ngủ được, nên ra đây thu dọn các thứ."

Dưới ánh đèn sáng choang, sắc mặt anh có phần uể oải và khô cứng: "Em đừng vội, để sau hãy thu dọn, có gì mà không thu dọn được chứ."

8h ngày 14 tháng 6

Sáng ra, Bỉnh Thành lại hăm hở cưỡi xe đạp đi làm. Anh vừa đi khỏi, Phồn Di cũng dậy ngay, bắt đầu từ phòng đọc sách, chị tìm kiếm khắp nhà. Chị cũng không biết mình đang tìm kiếm cái gì, hoàn toàn không có mục đích. Có lẽ chị nhằm loại trừ mối nghi ngờ của người chồng.

Trên bàn là một vài cuốn sách giáo dục học và mấy sổ "Bản tin tham khảo mà gần đây anh chưa kịp đọc trong giờ đi làm. Có một tập "Hóa đơn / Ghi chép chi tiêu " cũng đặt trên bàn. Chị biết anh là một nòng cốt của Đảng uỷ Viện y học lâm sàng, một số tín hiệu gần đây cho thấy có thể anh sẽ được đề bạt làm hiệu phó, cho nên anh liên tục đi công tác, anh tập hợp các hóa đơn, đủ mọi hạng mục, đúng là thượng sách. Đang định lướt qua cái bàn thì chị chợt nghĩ: nên tìm hiểu Bỉnh Thành hay đi đâu, thì cũng không có gì là dở cả, ít ra cũng có thể chứng minh anh đi đâu, có giấu mình hay không ?

Đọc hóa đơn, phiếu chi ... là chuyện cực kỳ đáng ngán, Phồn Di giở vài tờ phiếu chi gần đây, thấy các địa chỉ anh đi đến đều khớp với các điều anh đã nói với chị trước đó. Khi nhìn thấy một phiếu ghi chi tiêu ghi ngày đầu tháng 5, chị bỗng chững lại. Chị nhớ rằng, anh đã nói lần ấy là đi Nam Kinh dự hội nghị bàn về giáo trình y khoa do Bộ y tế và Ủy ban giáo dục cùng triệu tập. Nam Kinh khá gắn bó với Vô Tích quê chị, mấy năm trước cha mẹ chị lần lượt qua đời nhưng chị vẫn còn nhiều người thân ở quê, chị vẫn rất nhớ thương họ.

Tờ khai chi tiêu này bao gồm vé tàu hoả khứ hồi, phí nghỉ khách sạn, và hóa đơn đi taxi. Nhiều năm làm công tác nghiên cứu khoa học đã tôi luyện cho chị có đôi mắt sắc sảo, chị vừa thoáng nhìn đã nhận ra ngay có điều bất thường. Lại nhìn kỹ từng tờ vẽ, chị thấy nổi cộm một điều nghi vấn lớn.

Chị phát hiện ra rằng, tấm vé tàu từ Nam Kinh trở về Giang Kinh ghi 10 giờ ngày 7 tháng 5 tàu chạy. Vì là tàu tốc hành, nên khoảng trưa ngày 8 sẽ về đến Giang Kinh. Nhưng, tám "Vé thống nhất của taxi thành phố Giang Kinh" cùng tên trong tập phiếu khai này, thì lái xe ghi là ngày 9 tháng 5. Tại sao lại chênh nhau một ngày?

Phồn Di nhìn kỹ hai tấm vé tàu hỏa bằng bìa cứng, rõ ràng là có dấu hiệu của kiểm soát vé – là vết "bấm" riếng của nhân viên trên tàu làm, thường là lưu lại bên mép tấm vé bằng bìa cứng ahi cái "răng" nhỏ. Có lẽ mình đã đa nghi, rõ ràng là anh ấy lên tàu hỏa trở về Giang Kinh, chắc là anh lái xe taxi đã ghi nhầm ngày trên vé xe, chỉ là viết nhầm thôi, khi viết ngoáy, số 8 và số 9 cũng dễ lẫn lộn kia mà!

Nhưng chị lại nhìn tấm vé chuyến đi khỏi Giang Kinh, thì chị lại nghĩ khác. Vết soát vé để lại trên tấm vé tàu đi khỏi Giang Kinh, là hai "răng" có quy tắc, cái răng nhỏ có hình chữ nhật. Nhưng tấm vé trở về Giang Kinh tuy có 2 cái răng nhỏ ấy, nhưng lại không phải hình chữ nhật. So sánh tiếp hai tấm vé, còn thấy khoảng cách giữa hai răng lại cũng khác nhau.

Nó nói lên điều gì ? Bỉnh Thành đã không dùng tấm vé này, nhưng tự anh đã "bấm" thành hai cái răng để làm bằng chứng báo cáo tài vụ thanh toán? Tại sao anh phải làm thế?

Phồn Di nghĩ mãi nghĩ mãi rất lâu, đưa ra nhiều giả thiết...cho đến lúc chính mình cũng thấy thật vô lý: chẳng lẽ một con người từng có một đoạn đời đen tối, thì không thể có hiện tại và tương lai trong sáng đàng hoàng nữa? Liệu có phải mình đã quá đa nghi không nhỉ?

Nhưng Phồn Di vẫn muốn loại trừ một giả thiết táo tợn và đáng sợ nhất.

Sau khi Phồn Di nhấn vào máy nhắn tin của Âu Dương Sảnh, rất nhanh chóng chị đã nhận được điện thoại trả lời: " Cô Phồn Di, cháu và Hinh đang ở đây, mỗi người cầm một ống nghe."

Nên bắt đầu nói từ đâu nhỉ? Phồn Di hơi ngập ngừng, rồi hỏi: " Tôi nhớ là Hinh nói rằng đã chứng kiến một sự kiện nhảy lầu ở Nghi Hưng, người ấy trước kia cũng ở phòng 405, cũng từng nhảy lầu, nhưng đã may mắn sống sót. Cháu còn nhớ mình đi Nghi Hưng, hôm nào không?"

"Cháu còn nhớ, là ngày 8 tháng 5." Hinh khẳng định. Một chuỗi các cảnh ngộ hôm đó, đến nay cô vẫn còn nhớ như in.

"Trời ơi" Phồn Di kinh hãi kêu lên. Chị lại càng do dự, có nên nói cho hai cô gái này biết bí mật về Lục Bỉnh Thành hay không? Phồn Di vốn luôn rất có ý thức giữ kín bí mật đời tư, nhưng lúc này chị thoáng cảm thấy mình càng biết nhiều thì nguy hiểm sẽ càng tiến đến gần.

" Để tôi kể từ đầu nhé. Tối qua tôi đã mở đọc hồ sơ "Nguyệt Quang xã" mà hai cháu đưa cho, thấy rằng rất có thể chồng tôi cũng liên quan đến "Nguyệt Quang xã". "

"Ôi!" Hinh và Sảnh cùng kêu lên: "Chú ấy là ai ạ?"

"Anh ấy là phó bí thư Đảng uỷ Viện y học lâm sàng của các cô, tên là Lục Bỉnh Thành !"

Sau khi nghe Phồn Di kể xong phát hiện của mình qua tập hồ sơ, Diệp Hinh nói: "Thật không ngờ chú ấy lại là Liễu Tinh! Một loạt các thành viên của "Nguyệt Quang xã" đã bị chú ấy tố giác, tuy không trực tiếp bị chết bởi bàn tay chú ấy, nhưng chú ấy không thể thoái thác trách nhiệm!"

Hinh lập tức nhớ ra ngay rằng dù sao Lục Bỉnh Thành cũng là chồng Phồn Di. "Cô ạ, có lẽ cháu không nên nói về chồng cô như thế!"

"Không sao. Tôi cũng vừa mới biết anh ấy là tổ trưởng "tổ điều tra chuyên án "Nguyệt Quang xã" năm xưa, tôi và Tiêu Nhiên bị gây sức ép nặng nề, đều là ý của anh ấy đưa ra." Phồn Di không dám nghĩ thêm về cái năm ấy nữa, tất cả - đều ngầm nói rằng kể từ năm ấy, cuộc đời chị đã đi chệch hướng.

"Vậy thì chú ấy nhất định phải biết ai đã bán đứng chú Tiêu Nhiên!" Sảnh nói.

Hinh nói: "Khỏi cần hỏi nữa, đã không phải là cô Phồn Di thì rõ là Trịnh Kình Tùng rồi!"

"Điều này càng chứng tỏ Kình Tùng không thể là cùng chết với chú Tiêu Nhiên. Liệu có phải là tự sát hay không, đó là một câu hỏi lớn!"

"Cháu nghĩ là, chắc chắn Thẩm Vệ Thanh không muốn tự sát, nhưng rồi chị ấy cũng rơi xuống lầu, liệu có ai đứng sau đẩy xuống không?" Hinh nhớ lại căn hộ của Vệ Thanh, nếu cánh cửa thông ra ban công mở ra, thì một ai đó sẽ rất dễ đẩy chiếc xe lăn ra sát lan can của ban công rồi xô xuống, Vệ Thanh cũng không còn cơ hội để chống lại.

Phồn Di đang định nói mối nghi ngờ của chị về chuyến đi Nam Kinh của Bình Thành, nhưng chị lại kìm lại. Biết nói thế nào đây? Nghi ngờ chồng là hung thủ giết người? Chỉ một tấm vé tàu hỏa, thì có thể nói lên điều gì?

Chị và Sảnh giao hẹn sẽ tiếp tục liên lạc, đặt máy xuống rồi chị vội vã ra khỏi nhà.

Chị muốn được nghe thêm các ý kiến khách quan về người chồng của mình.

Full | Lùi trang 8 | Tiếp trang 10

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ