Thời mới quen nhau, có lần tôi hỏi anh tuổi gì? Anh nói tuổi Tý, con chuột. Tôi nói sao trông tướng anh đồ sộ thế. Em tưởng anh tuổi Tượng, con voi. Anh cười và nói làm gì có tuổi Tượng. Tôi hỏi anh mạng gì? Anh nói mạng Thủy. Tôi đùa:
- Người nào mạng Thủy làm nghề thủy lợi, cấp thoát nước, buôn bán bia rượu, nước ngọt là tốt nhất. Còn anh làm nghề gì?
Anh nói:
- Làm lính cứu hỏa
Tôi làm như sành chuyện bói toán nói:
- Đàn ông mạng Thủy làm lính chữa lửa là hết sảy! Tới đâu lửa nghe hơi cũng tắt ngóm.
Anh lại cười, song nghe anh làm lính cứu hỏa tôi chẳng tin. Tôi thấy tướng anh nho nhã, trắng trẻo, tính tình có chút rụt rè, bẽn lẽn như con gái. Tôi nghỉ dân chữa lửa phải là người đen thui, gân guốc và mặt mày phải "ngầu". Tưởnbg anh nói láo, tôi nói : "Xạo". Anh pahỉ đưa giấy tờ ra chứng minh. Anh là Trung úy cảnh sát PCCC. Tôi hỏi PCCC là gì? anh nói la viết tắt của chữ phòng cháy chữa cháy. Tôi hỏi, còn CCCP là gì? Anh nói đó là tên Liên bang Cộng hòa xả hội chủ nghĩa Xô Viết. Gọi tắt là Liên Xô. Đến lúc ấytôi mới phân biệt được 2 nhóm từ gồm nhửng chữ cái giống nhau nhưng ngược nhau và rắc rối này. Thời gian sau khi đã quen thân nhau hơn, tôi thường chọc phá anh:
- Dân chữa lửa thì phải lem luồc khói than, sao nhìn anh giống công tử bột búng ra sữa quá!
Anh nói:
- Đâu phải lúc nào củng lăn xả vào khói lửa. Cũng có lúc an nhàn chứ.
Tôi hòi mổi năm anh dập bao nhiêu đám cháy, anh bảo tôi đoán thử. Tôi đoán: năm...mười...mười lăm...hai mươi đám cháy...
Anh nói:
- Gì mà nhiều thế? Bộ am là bà la sát àh? Hay em ngày nào củng mu6ốn thấy chiếc xe màu đỏ, vừa chạy vừa thét như con lợn chọc tiết? Nghề này càng thất nghiệp càng tốt mà em!
Tuy chưa phải quen biết anh nhiều, tôi thấy anh hiền từ dễ gấn gũi và tôi là 1 cô gái nổi tiếng tinh nghịch, hay chọc phá, tôi nói: "Đồ". Anh hỏi: "đồ gì". Tôi nói:
- Đồ lười!
Anh cũng nói giỡn lại:
- Không dám lười đâu nha
Rồi anh tiếp:
- Ngày nào cũng có việc, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy mọi cơ sở sản xuất, những chỗ đông người. Tập luyện và hướng dẫn người dân phòng cháy chữa cháy...
À, tôi nhớ ra rồi, trên tivi thường chiếu cảnh dân phòng cầm cái mền chạy lại trùm lên thùng xăng cháy. Cũng có khi hiện đại hơn 1 tí là nhiều thanh niên cầm chiếc ống vải chạy thật nhanh kéo ra, nối nhiều ống vào nhau. Cầm ống điều khiển cho nước váo đám cháy giã...
Chúng tôi quen biết nhau trong 1 lớp học ngoại ngữ ngoài giờ. 3 tháng sau khi khóa học gần chấm dứt thỉ chúng tôi đả quen thân và yêu mến nhau rồi. Có lần anh làm thơ tặng tôi. Khi tôi đọc, anh nhìn tôi đăm đăm. Có lẽ, anh chờ nơi tôi 1 sự thán phục, 1 lời khen. Tôi biếtt thế nên chơi ác, đọc xong, chẳng nói gì, cuối cùng phán 1 câu xanh rờn:
- Thơ chữa lửa dở òm (mặc dù nó rất hay)
Anh phân trần, mình không phải là nhà thơ, nghĩ sao thì viết vậy thui. Tôi nói, không phải nàh thơ thì làm thơ làm gì? Anh bảo, ngồii trực chiến trên cái chòi rất cao, dõi mắt bốn phương tám hướng tìm khói lửa, buồn lắm, nhớ em, không làm thơ chứ biết làm gì?
Tôi biết anh không có khiếu nghệ thuật. Anh nói năng kém, hkông thu hút phụ nữ. Chỉ vì yêu mà anh làm. Biết được anh yêu, tôi ngu ngốc và tàn nhẫn:
- Anh chẳng có tài cán gì. Anh đừng làm văn nghệ nữa!
Anh cụt hứng, tiu nghỉu. Anh học tiếng Anh cùng 1 lần với tôi nhưng anh học chậm và phát âm rất dở. Tôi chẳng hiếu anh đi học cái tiếng quỷ quái này làm gì? Nghề nghiệp của anh đâu cần tới nó? Tôi đùa: "Bộ anh tính chữa lửa cho nhà mấy ông Tây ha? Anh lúng túng: "Học cho biết..."
Sau náy tôi mới rõ, thật hết sức bất ngờ và điên rồ. Anh ôm cái mộng to ghê gớm. Anh tính viết 1 bộ tiếu thuyết chiến tranh Việt Nam cho người nước ngoài đọc! Sống gần anh 1 thời gian tôi mới nhận ra đó là 1 sự hỗn hợp kì dị giữa người lớn và trẻ con, giữa muối và đường, giữa nước và lửa, giữa mơ mông và thực tế. Anh có tài năng gì cả. Anh không nổi bật giữa đám đông. Ngoài tôi ra, các cô gái trong lớp học chẳng ai để ý đến anh. Bọn chỉ quanh quẩn bên cạnh những gã đẹp trai, ăn diện và nịnh đầm. nhưng lòng tốt và tinh thần trách nhiệm của anh thì không ai bằng. Phụ nữ chúng tôi nói chung đâu chỉ cần lòng tốt và tinh thần trách nhiệm?!?
Có lần anh đưa tôi về thăm quê anh, xã Phước Đồng, 1 vùng quê nghèo khổ khô cằn, không có ruộng lúa nước, chỉ có những rẫy chuối trên sườn non. Quê anh nghèo lắm. Gia đình anh nghèo lại thêm bất hạnh lớn. Trước đây anh có kể qua về người cha. Tôi biết ông bị nạn song nghĩ cũng không đến nỗi nào. Giờ đây chứng kiến tận mắt, tôi mới thấy vô cùng chua ngoa. Ông nằm liệt giường 7 năm, toàn thân bất động, khơng nói năng, sống cũng như chết. Cha anh ngày trước cũng là 1 người lính cứu hỏa...Trong lần chữa cháy ngày ấy, ông bị kẹt nhiều giờ liền trong căn phòng mà dưỡng khí đã bị đốt cháy hết chỉ còn thứ khí độc ôxit cacbon hủy hoại toàn bộ não của ông. Ông không chết, sống đời sống vô tri. Trước mắt tôi là 1 thân thể dị dạng trắng phau, mập ú, giống như 1 hài nhi khổng lồ. Ông mở cặp mắt vô hồn nhìn thế giới chung quanh. Lúc trở ra, anh hỏi, em có sợ không? Tôi nói, sợ gì? Anh nói:
- Sợ phải về sống trong căn nhà này?
Vì yêu anh, tôi không ngần ngại và rất thật lòng:
- Không sợ gì cả, miễn có anh...
Tôi tưởng khi nghe tôi nói thế anh sẽ cảm động và sung sướng, không ngờ anh tỏ vẻ băn khoăn ghê gớm. Anh tính nói câu gì dài dòng, song chỉ thốt lên 1 từ: "Đừng". Anh lo vì anh mà tôi khổ. Tôi hỏi, cha anh chữa lửa mà bị nạn, sao anh còn theo nghề này? Anh trả lời 1 câu, mơ hồ:
- Biết làm sao được...
***
Ban đầu tôi hiểu đơn giản, ôcng việc của anh là dập tắt những đám cháy. Sau tôi biết nó phức tạp vô cùng. Nói chung là giải quyết mọi tai nạn trong cuộc sống, cứu người bị nạn, điện giật, chết đuối, tự tử,,,
Có lần anh trờ về nhà mà 2 cánh tay đầy vết cào cấu. Căn vặn mãi, anh mới chịu nói, có 1 người chui vào chuồng gấu. Tôi nói, đồ điên mới chui vào chuồng gấu. Anh nói, thì người điên mới làm chuyện lạ đời thế. Lúc đầu người ta định bắn chết con gấu, người phụ trách chuồng thú nói đó là con gấu cái đang có chửa, 1 giống thú quý hiếm gần tuyệt chủng. Anh được kêu tới, không ngần ngại, anh tay không chui vào, chế ngự con gấu nặng gần 2 tạ, cứu cô gái ra. Vừa ra khỏi chuồng gấu, cô tuột cả quần áo bỏ chạy lung tung. Anh lấy tấm chăn chạy theo quấn cô lại, vác về. Cô cắn, cấu xé anh. Anh vừa bị gấu tát, vừa bị cô gái điên cắn. Chiều hôm đó, anh còn bị nhiều nhà bào vây, làm khố. Họ chụp hình, quay phim, phỏng vấn. Đối với mọi người, anh là "người hùng". Còn anh chỉ muốn độn thổ vì xấu hổ. Và vì bị thương, anh phải vào bệnh viện...
Ngày mai là sinh nhật anh. Anh ở nàh chở tôi đi mua nguyên liệu về làm bánh sinh nhật. Đã lâu lắm, chúng tôi mới có dịp ở bên cạnh nhau trọn 1 ngày. Chúng tôi ngồi cạnh lò lửa, anh đánh bột, tôi nướng bánh. Ngọn lửa đỏ rực không ngớt liếm ra ngoài như cái lưỡi chẻ. Hôm nay là ngày vui, sao mà tôi thấy anh ngồi thừ người, tư lự, buồn bã. Ánh lửa xanh rờn cứ lập lòe trên khuôn mặt đầy nét hoang mang của anh. Tôi nói: " Năm nay tuổi anh xấu lắm. Nam La Hầu, nữ Kế Đô, rất xấu, coi chừng củi lửa" Anh cố cười chế nhao cái tính mê tín của tôi:
- Em làm thầy bói mà chẳng biết tâm lí thân chủ gì cả. Chưa gì đã dọa người ta. Phải nói, năm nay tốt lắm, tài lộc dồi dào, tiền bạc vô như nước, người ta mới chịu mở hầu bao chứ
Tôi nghiêm sắc mặt:
- Không giỡn đâu, coi chừng lửa
- Nghề của anh là vào lửa mà, tránh sao được?
Anh cố làm ra mạnh mẽ cho tôi yên tâm, song tôi thấy anh buồn bã vô hạn. Trên vầng trán cao thường ngày sáng láng sức sống, hôm nay hiện lên bóng mờ, u uất, đầy ám khí. Đúng lúc đó, chuông điện thoại reo, tôi bực mình: "Có được ngày nghỉ cũng không yên..." Anh cầm máy lên nghe, đặt xuống nhìn tôi nói: "Anh Sơn ốm đột ngột, không ai thế, anh phải vào cơ quan trực". Tôi nói: "Anh đợi tiệc xong hãy đi, mỗi năm chỉ có 1 ngày, đâu phải ngày nào cũng có cháy đâu mà anh vội"
Anh nói, không được. Tôi biết không thể giữ, đành nói:
- Đi đi, xong rồi về ngay, em đợi
Anh quay lại nhìn chiếc bánh sinh nhật rất to. được trang trí bông đường, nói: "Cả đời mình cho đến tuổi này mới được ăn chiếc bánh sinh nhật to và đẹp như hôm nay"
Anh khen tôi làm bành đẹp, có thể mở tiệm. tôi nhắc:"Nhớ về thổi nến". Anh lẩm bẩm 2 chữ "thổii nến" rồi cười, nói 1 mình, cả đời lấn này mói đc thổi nến, quên sao đc. Anh cố đùa để không khí trong nhà bớt căng thẳng:
- Thổi 1 hơi tắt 32 ngọn nến, gay đấy. Sau này 60, 70 tuổi, sức tàn lực kiệt, nến lại nhiều hơn, làm sao thổi tắt?
Anh bước ra, có lẽ vì tôi ngời suốt ngày bên bếp lửa hay vì tôi ở trong tối nhìn ra ngoài sáng, tôi thấy anh bước chơi vơi trong 1 thứ nhàn nhạt lập lòe như lửa...
****
Trước đây đã có lân bị anh chọc, tuy chẳng xúc pahm5 gì nặng nề, nhưng muốn làm anh khổ, tôi khóc, anh bẹo má trên tôi:
- Đẹp chưa! Cái mặt đẹp gái thế này mà khi khóc xấu như bà già!
Giờ tôi đang khóc đây, có xấu như quỷ, tôi cũng khóc. Tại sao cuộc đời lại tàn nhẫn như thế này?
Người chứng kiến sự việc từ đầu kể: Hôm đó, căn nhà của 1 người đàn bà nghèo bán xăng lẻ cháy. Cháy ngay cửa ra vào, không có lối thoát nào cả. Anh lao vào cứu đc ng.mẹ. nhưng khi ra đế ngoài, chị ta cứ đòi lao vào lửa chết theo đứa con. Chị nói còn đứa nhỏ 6t trong nhà, vì khói nh wá. chị kô thấy nó, nhưng rõ ràng chị nghe tiếng nó khóc trong nhà. Lửa cháy dữ dội, nhà sắp sụp, mọi người can ngăn nhưng anh vẫn quyết định vào cứu đứa bé. Lính cứu hỏa đứng bên ngoài, tập trung 3 vòi nườc làm thành bức màn nước bảo vệ cho anh. Anh cầm đèn pin tìm trong khói 1 lúc rồi ra chổ cửa thét to:"Không có đứa nào cả". 3 vòi nước phun rất gần và quá mạnh làm sập tường. Ngôi nhà đang cháy đổ trên anh...
Thực vậy, hôm đó, đứa bé không có ở trong nhà, nó đi chơi, mẹ nó không biết. Một lúc sau nó về. 2 mẹ con ôm nhau mừng phát khóc. Tôi nhìn thấy cảnh ấy thầm oán trách cả 2 người. Song tôi nghĩ, nếu anh nhìn thấy cảnh này, anh sẽ hạnh phúc biết bao!Tại sao tôi không đc như anh? Tôi chỉ là con người ích kỉ, hẹp hòi! Tôi phải vươn cao lên bằng tình cảm của anh. Tôi đi tới gần, 2 mẹ con nhìn tôi như thầm xin tha thứ.
Tôi dang rộng bàn tay ôm 2 mẹ con vào lòng và tôi khóc...
Trở về nhà, ngôi nhà lạnh lẽo với cái bánh sinh nhật có hàng chữ:" Mừng sinh nhật anh lần thứ 32" và tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng anh đi vào, đến bên tôi vỗ về: "Tội nghiệp, về trễ để em phải chờ, yêu lắm, thắp nên lên cho anh thổi".
Và tôi thắp nến. Năm nay 32 ngọn, năm sau 33, năm sau nữa 34, cứ thế mãi mãi...dù anh không trở về thổi nến...
Chúc các bạn online vui vẻ !