Old school Swatch Watches
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Truyện ngôn tình cổ đại - Tam sinh tam thế, Thập lý đào hoa

Trang 5

Full | Lùi trang 4 | Tiếp trang 6

Chương 9:

Số mệnh của tiểu đệ Nguyên Trinh thật ly kỳ


Vào buổi sớm từ phàm giới trở lại Thanh Khâu, Dạ Hoa đã bị tiên quan Ca Quân thúc giục quay về Thiên Cung, nói là có một chuyện quan trọng cần cùng chúng thần bàn bạc, phải ở lại mấy ngày. Thế nên trong mấy ngày hắn ở lại Thiên Cung, ta cùng cục bột nhỏ giữ một giỏ quả tỳ bà, hết sức thê thảm. Cục bột nhỏ ăn tới mức mặt vàng bủng, kéo tay áo ta, vẻ rất đáng thương: “Mẫu thân, bao giờ phụ thân quay lại? A Ly muốn ăn nấm hấp, muốn ăn canh cải thảo cà rốt”.

Mê Cốc nhìn thấy thì không đành lòng, cảm thấy chẳng qua cũng chỉ là nấm hấp và canh cải thảo cà rốt mà thôi, mà lại khiến cục bột thèm đến vậy, liền xắn tay áo vào bếp một cách vô cùng bi tráng. Nhưng chẳng biết rằng nấm hấp và canh cải thảo cà rốt của Dạ Hoa làm khác xa với việc chỉ hấp nấm và nấu canh cải thảo cà rốt bình thường, nêm nếm rất nhiều gia vị, trình tự công phu, khiến cho cỏ cây phải âu sầu, gió mây phải biến sắc. Lão ta đã suýt nữa thì lật tung căn bếp của ta ra để làm ra món ăn, đương nhiên không lọt được vào mắt xanh của cục bột nhỏ. Thế là cục bột nhỏ tiếp tục kéo tay áo của ta, ấm ức: “Mẫu thân, mẫu thân, bao giờ phụ quân quay lại?”.

Trước đây, Phượng Cửu kể cho ta nghe biết bao chuyện gió trăng của nàng ấy, cảm ngộ mà nói rằng, tình yêu là thứ chưa từng nếm trải thì không thể biết ra sao, nhưng hễ nếm trải được vị ngọt của nó thì sẽ không thể buông tay, trong thiên hạ chẳng có thứ gì làm người ta mê đắm hơn nó cả.

Ta cứ ngỡ trong thiên hạ tuy chẳng có thứ gì có thể làm người ta mê đắm hơn tình yêu, nhưng có thứ làm mê đắm lòng người ngang với nó. Ví dụ như, tài nấu ăn của Dạ Hoa.

Tuy không ngày ngày rên rỉ mong ngóng giống cục bột nhỏ, nhưng sự nhớ nhung Dạ Hoa trong lòng ta cũng như vậy.

Ta nhớ buổi ban đầu mới gặp Dạ Hoa, ngoài khuôn mặt của hắn khiến ta hơi kinh ngạc, thì cũng không cảm thấy hắn có gì đặc biệt. Gần đây, nghĩ tới hắn là thái tử của Thiên Tộc, cả ngày công việc bận bịu, mà vẫn chạy tới chỗ ta ở lỳ ba tháng làm đầu be61o, quả thật không dễ dàng gì.

Dạ Hoa Quân này quả thực vừa thân thiết vừa hòa nhã.

Đợi Dạ Hoa từ Thiên Cung quay về, ta và cục bột nhỏ cũng coi như được ăn no. Mê Cốc rất may mắn, mang quả tỳ bà đến đúng lúc chuẩn bị ăn cơm, ta bèn gọi lão qua ăn cùng, vui vẽ bảo lão: “A di đà Phật, không cần mang quả tỳ bà tới nữa rồi”.

Vì duyên cớ ấy, cuối cùng ta đã hiểu ra những ngày không có Dạ Hoa sẽ khó sống biết bao. Ngày hôm sau nữa, ta hứng chí dán một tờ thong báo, sẽ tuyển một tiểu tiên ở Thanh Khâu làm đệ tử học nấu ăn của Dạ Hoa.

Dám tiểu tiên mừng quýnh lên, sắp hai hang dài trước cửa động Hồ Ly.

Mê Cốc vui vẻ lắm: “Đã lâu rồi Thanh Khâu không náo nhiệt như thế, đã đông đúc thế này, e rằng phải đặt một lôi đài, để họ tỉ thí với nhau, mới có thể chọn ra được kẻ có nền tảng tốt để đưa đến điện thái tử học nghề”.

Ta cho rằng lão nói rất đúng, bèn phê duyệt.

Mê Cốc làm việc rất lanh lẹ, ta chỉ đi ngủ một giấc, tỉnh dậy lôi đài đã dựng xong.

Trong thời gian ngắn, Thanh Khâu khói bếp chờn vờn. Cục bột nhỏ đứng trước động Hồ Ly không ngừng nuốt nước miếng, Dạ Hoa ngồi bên cạnh liếc ta hai cái, ánh mắt vô cùng cổ quái. Ta nhìn trái nhìn phải, thấy bên cạnh hắn còn một chiếc ghế trúc trống, bèn đi tới ngồi xuống.

Cục bột nhỏ lập tức chạy tới ngồi lên đùi ta. Dạ Hoa dáng vẻ trể nải, ngáp một cái: “Nghe Mê Cốc nói nàng muốn tuyển đệ tử cho ta?”

Ta gật đầu, đúng thế.

Hắn nhìn đám tiểu tiên bận rộn đun đun nấu nấu trên lôi đài một lượt, rồi quay đầu nói với ta: “Bảo bọn chúng về đi, chẳng có ai có căn cốt gì cả”. Lại nhìn ta một lượt từ đầu tới chân, cười nói: “Theo ta nhìn, thì nàng cũng được đấy. Nhưng nàng không cần theo ta học, hai chúng ta một người biết làm là đủ rồi”.

Nói xong liền thong thả đứng dậy đi về thư phòng.

Mê Cốc lật đật chạy tới hỏi: “Vừa nãy thái tử điện hạ chỉ định người nào ạ?”.

Ta hoang mang lắc đầu: “Bảo chúng về đi, hắn chẳng chọn được ai cả”.

Sau sự kiện lôi đài bảy, tám ngày, buổi sáng hôm đó, ta ngồi trong thư phòng của Dạ Hoa vừa đọc truyện vừa cắn hạt dưa, Dạ Hoa ngồi trên ghế phê duyệt công văn. Ta ngờ rằng Thiên Quân trên Cửu Trùng Thiên đã an dưỡng tuổi già, chẳng màn chính sự, mới sai cháu ông ta ngày nào cũng bận rộn quay cuồng thế này.

Hoa sen trong đầm bên ngoài cửa sổ đang mùa nở rộ, gió mát mơn man, những chú chuồn chuồn núp trong nhụy hoa khẽ đập cánh mang theo một mùi thơm mát lành. Mê cốc dẫn cục bột nhỏ, ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ bơi trong đầm đi nhặt lá sen. Lão nói đem những chiếc lá sen này phơi khô, chế thành một loại trà có mùi vị rất ngon. Tuy Mê Cốc nấu nường không ra gì, nhưng hãm trà lại rất tuyệt, về phương diện này lão cũng có một chút đạo hạnh.

Dạ Hoa đặt công văn xuống, đi đến mở cánh cửa sổ ra, cười nói: “Nàng lời biếng như thế, đầm hoa sen đều là tự sinh tự diệt, mà cũng có thể đẹp như vậy, chẳng kém gì Dao Trì trên Thiên Cung, thật là hiếm có”.

Ta cười “ha ha” hai tiếng, thò tay bốc hạt dưa đưa cho hắn. Hắn xưa nay không bao giờ ăn thứ này, chỉ nhận lấy, ngồi xuống trước cửa sổ bốc rồi đưa nhân cho ta: “A Ly không có ở đây, nàng được lợi rồi”.

Ta cảm kích đón lấy, trên hồ bỗng nhiên vọng tới tiếng gọi thất kinh của cục bột nhỏ. Ta thò nửa đầu ra, thì nhìn thấy Mê Cốc tung thân bay ra.

Hầy, chắc có người tới làm loạn Thanh Khâu rồi.

Ta vẫy vẫy tay với cục bột nhỏ đang ngồi một mình trên thuyền: “Tới đây ăn hạt dưa”.

Nó ngồi giữa đầm sen, luống cuốn khum tay, đáp: “A Ly, A Ly không biết chèo thuyền…”.

Mê Cốc dâng lên quạt Phá Vân, đúng lúc ta đang đọc truyện đến đoạn gây cấn. Dạ Hoa lạnh lùng nói: “Chớp mắt một cái, thiếp của nhị thúc ta đã tìm tới cửa rồi”.

Trong não ta điểm qua một lượt gia phả thần bí và hoánh tráng nhà hắn, sau khi đã xác định vị trí của hắn, bắt đầu truy ngược lên xem nhị thúc của hắn là ai. Đến khi nhìn thấy chiếc quạt Phá Vân kia, ta mới đột nhiên nhớ ra nhị thúc của hắn chính là Tang Tịch - người đã từ hôn ta. Thiếp của nhị thúc hắn đương nhiên là Thiếu Tân.

Lúc ở Đông Hải, niệm tình chủ tớ, ta đã từng ban cho Thiếu Tân một nguyện vọng, nói khi nào nàng ta nghĩ thong suốt thì có thể cầm quạt Phá Vân đến Thanh Khêu tìm ta. Lần này nàng ta đến, xem ra đã nghĩ thong suốt rồi.

Mê Cốc sắc mặt tìm tái dẫn Thiếu Tân đi vào. Ta nguýt lão một cái, bảo lão rằng cục bột nhỏ vẫn đang ngồi giữa hồ sen, lão “a” lên một tiếng, rồi nhảy thẳng qua cửa sổ.

Dạ Hoa vẫn im lặng ngồi đọc công văn của hắn, ta cũng im lặng ngồi đọc truyện của ta. Thiếu Tân lặng quỳ dưới đất.

Đọc xong cuốn truyện, là một câu chuyện đoàn viên của tài tử và giai nhân. Chén trà cũng đã cạn, ta bèn bước ra gian ngoài pha một bình, khi đi qua bàn của Dạ Hoa cũng thuận tiện cầm ly trà của hắn, coi như cho hắn được lợi lần này. Rót trà quay trở lại, Thiếu Tân vẫn lặng lẽ quỳ. Ta vô cùng kinh ngạc, uống một ngụm trà, cũng chẳng cần ra bộ thượng thần làm gì, cực kỳ nhẹ nhàng hỏi nàng ta: “Ngươi đã đến tìm ta, rất muốn hỏi ta cái gì đó, sao vẫn không nói, là cớ làm sao?”.

Nàng ta ngẩng đầu nhìn Dạ Hoa một cái, lại cắn môi.

Dạ Hoa cứ thong thả điềm tĩnh phê giấy tờ của hắn, ta lại đặt tách trà xuống, tiếp tục nhẹ nhàng hỏi: “Dạ Hoa Quân nào phải người ngoài, ngươi cứ nói thật ra”.

Dạ Hoa ngẩng đầu, nửa cười nửa không, liếc ta một cái.

Thiếu Tân chần chừ một lúc, cuối cùng dè dặt nói: “Cô cô, cô cô có thể cứu con trai Nguyên Trinh của Thiếu Tân được không?”.

Đợi Thiếu Tân nước mắt nước mũi vòng quanh sụt sùi kể rõ mọi chuyện, ta mới hiểu được tại sao nàng ta lại có chút kỵ với Dạ Hoa.

Nguyên Trinh chính là con trai lớn của Tang Tịch và Thiếu Tân. Bây giờ Thiên Quân không còn coi trọng Tang Tịch nhưng cũng đối xử không tệ với thằng cháu Nguyên Trinh, mỗi lần Thiên Quân mở yến tiệc trên Cửu Trùng Thiên, đều dành cho đứa cháu này một chỗ.

Mấy ngày trước lễ mừng thọ của Thiên Quân, Tang Tịch có dẫn Nguyên Trinh chuẩn bị quà mừng đến Cửu Trùng Thiên chúc thọ Thiên Quân. Trong cái đêm ngủ lại Thiên Đình, không ngờ Nguyên Trinh uống say, loạng choạng xông vào Tẩy Ngô cung, suýt chút nữa thì chòng ghẹo thứ phi Tố Cẩm của Tẩy Ngô cung.

Ta đương nhiên biết thứ phi Tố Cẩm này là thứ phi của ai, liếc mắt nhìn Dạ Hoa, hắn lạy đặt công văn xuống, chăm chú nhìn ta cười rất lạ kỳ. Trong lòng ta đắn đo, Dạ Hoa quả nhiên không phải người bình thường, bị cắm sừng mà vẫn vui vẻ.

May mà cái sừng này vẫn chưa mọc ra thật, Nguyên Trinh rốt cuộc vẫn dừng chân trước cánh cửa cuối cùng coi như là chòng ghẹo không thành. Nhưng thứ phi Tố Cẩm kia cũng cực kỳ tiết liệt, đã lấy ngay một dải lụa trắng treo lên xà nhà. Chuyện này đương nhiên kinh động đến Thiên Quân. Lúc trước, ta có nghe nói rằng Tố Cẩm vốn à phi tử của Thiên Quân, sau này được Dạ Hoa yêu mếm, Thiên Quân xưa nay vốn sủng ái Dạ Hoa, bèn ban vị phi tử mới cưới không lâu cho Dạ Hoa.

Ngẫm ra thì Thiên Quân hẳn có ít nhiều luyến tiếc vị phi tử này, nghe nói Nguyên Trinh trêu ghẹo nàng ta liền giận dữ lôi đình, lập tức sai bắt Nguyên Trinh lại, hạ chỉ đài y luân hồi sáu mươi năm, sáu mươi năm sau mới được thăng thiên trở lại.

Thiếu Tân khóc than thảm thiết, luôn miệng nói Nguyên Trinh là một đứa trẻ ngoan ngoãn, lương thiện, đi đường thấy con kiến cũng chẳng dám giẫm chết, quyết không có chuyện phạm sai lầm ấy.

Nhưng ta cho rằng, một kẻ lương thiện hay không lương thiện, thì cũng có liên quan gì tới việc y có háo sắc hay không.

Rốt cuộc thì Nguyên Trinh vẫn phải đầu thai xuống phàm trần.

Ta chạm nhẹ vào ly trà, cảm khái nói: “Tuy là chòng ghẹo chưa thành, trừng phạt cũng nặng quá, nhưng người mà con trai ngươi chòng ghẹo lại là thừ phi của Dạ Hoa Quân, nói gì thì Dạ Hoa Quân cũng ở động Hồ Ly suốt hai tháng, chăm lo chuyện ăn uống cho ta…”.

Dạ Hoa lại cầm một cuốn sách mới lên, bình thản nói: “Không kể tới tình riêng của ta, thì việc lần này của Nguyên Trinh, ta cảm thấy xử phạt cũng hơi nặng một chút”.

Ta kinh ngạc, nói: “Nhưng y cũng trêu chọc thứ phi của ngươi”.

Hắn cười lạnh lùng: “Ta không có thứ phi nào cả”. Đoạn đứng dậy rót them trà, nhân thể đi qua cầm tách trà của ta.

Ta càng kinh ngạc hơn, bên ngoài đồn đại rằng thứ phi Tố Cẩm rất được hắn sủng ái, chẳng nhẽ chỉ là nói chơi sao?

Việc Thiếu Tân nhờ cậy cũng không quá khó. Nàng ta cũng đã nghe ngóng được sau khi Nguyên Trinh chuyển kiếp thành người phàm, năm mười tám tuổi sẽ gặp một kiếp nạn lớn, kiếp nạn này sẽ làm khổ y cả đời, nên nàng ta xin ta độ hóa cho kiếp số này của y, để y có thể bình an sống một đời.

Nàng ta ủy thác chuyện này cho ta cũng có ngọn nguồn của nó. Vì thần tiên đều có thể thay đổi số mệnh của người phàm trần, nhưng lễ pháp của Thần Tộc lại quy định rất khắc khe, tuy thần tiên có khả năng đó nhưng lại không có đất để dụng võ. Món nợ của Thiên Quân với nhà họ Bạch ta đến nay vẫn chưa trả hết, thế nên ta ra mặt nói vài câu, thì gần như ông ta sẽ mắt nhắm mắt mở coi chuyện lớn thành chuyện nhỏ mà thôi.

Nguyên Trinh đầu thai vào nhà đế gia, họ Tống, tên gọi là Tống Nguyên Trinh, năm hai mươi tuổi được phong làm thái tử, không lo cơm áo, điểm này thật hay biết bao. Bây giờ vừa hay y mười tám tuổi, kiếp số đã gần đến.

Nguyên mẹ của Nguyên Trinh ở cõi phàm là một kỳ nữ, vốn là con gái duy nhất của thái sư đương triều, năm mười lăm tuổi đã được vào hoàng cung, phong làm quý phi, ân sủng hiển hách, sau khi sinh hạ Nguyên Trinh thì đòi xuất gia. Hoàng đế chẳng có cách nào khác, đành dành một đạo quán phía sau hoàng thành cho nàng ta làm nơi tu hành.

Hoàng quý phi xuất gia, hoàng tử theo lễ được bồng đến nuôi dưỡng trong hoàng cung. Tính cách của mẹ Nguyên Trinh rất quyết liệt, chết cũng không chịu giao Nguyên Trinh, liền dẫn y đến ở cùng trong đạo quán, cho đến năm Nguyên Trinh mười sáu tuổi, mới sai một đạo cô dẫn Nguyên Trinh quay về cung. Nhắc đến vị đạo cô đi cùng Nguyên Trinh này, chính là sư phụ của Nguyên Trinh, cũng chính là một tỳ nữ được cha thực sự của y - Bắc Hải Thủy Quân Tang Tịch sai đi trông nom y. Lần này ta đến cõi phàm bảo vệ Nguyên Trinh, giúp y qua kiếp nạn, bèn thế chỗ sư phụ của y.

Sau khi bảo Thiếu Tân quay về, ta bắt đầu tính toán, trước tiên phải đến chỗ của Nam Cực Trường Sinh đại đế tìm Ti Mệnh Tinh Quân để đi cửa sau, nghe ngóng xem rốt cuộc kiếp nạn năm Nguyên Trinh mười tám tuổi là kiếp nạn gì, ngày nào giờ nào giáng xuống, ứng trên thân người như thế nào. Kiếp nạn này của Nguyên Trinh không phải là thiên kiếp, mà chỉ là kiếp nạn của số mệnh, không ứng vào thân là không sao.

Nhưng, Nam Cực Trường Sinh đại đế lại không qua lại gì với ta, sáu vị Tinh Quân thuộc hạ của lão ta còn chẳng biết mặt. Lần này khinh suất tìm đến, cũng không biết làm quen có thuận lợi hay không.

Dạ Hoa ở bên cạnh vừa thu dọn sách vở vừa nói: “Ti Mệnh Tinh Quân tính tình quái đản, quyển sổ số mệnh trong tay lão ta, cho dù là Thiên Quân cũng chưa chắc đã mượn xem được. Nàng muốn xuống tay ở chỗ lão ta, e rằng khó mà làm được”.

Ta chau mày chau mặt nhìn hắn.

Hắn ngừng lại một lát, nhấp một ngụm trà, nói tiếp: “Hầy, ta có một cách, có điều…”.

Ta lại nhìn hắn bằng ánh mắt vừa chân thành vừa thân thiết.

Hắn cười nói: “Nếu ta giúp nàng lấy được cuốn sổ số mệnh đó, nàng phải nhận lời với ta một chuyện”.

Ta nhìn hắn cảnh giác.

Hắn bình thản nói: “Chỉ là lúc xuống cõi trần, nàng phải khóa đóng kính pháp lực lại, nàng nghĩ rằng ta đòi hỏi điều gì? Sửa đổi sổ số mệnh là chuyện phản nghịch thiên quy, cho dù Thiên Quân có mắt nhắm mắt mở, nàng lấy bao nhiêu pháp lực để sửa đổi sổ số mệnh đó, thì chắc chắc bấy nhiêu pháp lực sẽ giáng trở lại thân nàng, điều này chắc nàng rõ hơn ta. Nàng tuy là thượng thần, nhưng bị pháp lực giáng trở lại mấy lần cũng là chuyện nghiêm trọng. Ngộ nhỡ đúng lúc ta kế vị ngôi báu Thiên Quân, nàng kế vị ngôi Thiên Hậu, thì phải biết làm thế nào?”.

Thiên đế Thiên hậu kế vị, tất phải chịu tám mươi mốt đạo hoang hỏa, chín đạo thiên lôi, qua được đại kiếp nạn này mới có thể giáng lâm bốn bể tám cõi, theo lệ đều như thế. Nếu như lần này mà để pháp lực của bản thân giáng trở lại thì đúng là sẽ mất mạng. Ta đắn đo suy nghĩ một hồi, cho rằng hắn nói đúng nên gật đầu đồng ý.

Sau khi nhận lời mới nhận ra: “Ta và ngươi vẫn chưa thành thân, nếu như ngươi sắp phải kế vị Thiên Quân, thì ta cũng không thể cùng ngươi kế vị. Vẫn là ta phải thành thân với ngươi ngươi mới có thể kế vị”.

Hắn đặt ly trà xuống, nhìn ta chăm chú, bật cười: “Có phải nàng đang trách ta còn chưa cầu hôn nàng?”.

Ta bị hắn cười cho hoa mắt chóng mặt, khiêm tốn đáp: “Ta tuyệt đối đâu có ý đó, ha ha, tuyệt đối không có ý đó”.

Dạ Hoa quả nhiên ngày đi vạn dặm, làm việc vô cùng năng suất, ngày hôm sau đã đem quyển sổ số mệnh của Ti Mệnh Tinh Quân đặt trước mặt ta. Đã từng được nghe hắn giảng giải quyển sổ này quý báo quan trọng ra sao, ta còn tưởng đem bán thể diện của hắn cùng lắm cũng chỉ lấy được bản sao, nào ngờ còn có thể đổi được bản gốc.

Khi Dạ Hoa đưa cho ta quyển sổ, hắn thở dài hai tiếng.

Khi đọc xong cuốn sổ số mệnh của Nguyên Trinh, ta cũng thở dài hai tiếng.

Số mệnh rối rắm tít mù, trắc trở khó lường như thế này, kiếp này của tiểu đệ Nguyên Trinh cũng thật ly kỳ lắm thay.

Theo như số mệnh viết, từ khi chào đời cho đến năm mười tám tuổi Nguyên Trinh sống rất bình an. Có hỏng thì hỏng đúng ở cái ngày mùng một tháng sau nắm y mười tám tuổi.

Ngày mùng một tháng sáu, là ngày sinh của hộ pháp Vi Đà, hoàng đế cùng vui chơi với dân chúng trên song Sấu Ngọc, dẫn theo một bầy phi tần quý nhân, thái tử Nguyên Trinh cũng nằm trong số đó. Đúng chính ngọ, trên sông Sấu Ngọc có một chiếc du thuyền lướt qua, trên du thuyền có một mỹ nhân thướt tha yểu điệu, xòe quạt che ngang mặt. Cảnh vui lên đến tột cùng, trên trời bỗng một con chim bằng rất lớn sà xuống, móng sắc đẩy chiếc du thuyền nhỏ một cái, chiếc du thuyền nhỏ liền bị lật, mỹ nhân ôm chiếc quạt kinh hãi kêu lên, “tòm” một tiếng rơi xuống dòng sông.

Tiểu đệ Nguyên Trinh từ nhỏ đã ở trong đạo quán, tính tình hiền hòa, đương nhiên sẽ nhảy xuống song trước tiên để vớt mỹ nhân lên.

Trong nháy mắt cánh hoa trong gương trăng dưới nước, ánh mắt hai bên chạm nhau. Dù Nguyên Trinh nhìn thế nào thì mỹ nhân này vẫn là mỹ nhân, người khác đương nhìn cũng thấy nàng là mỹ nhân, ví như cha của thái tử, tức hoàng đế đương triều. Hoàng đế đương triều nhắm trúng mỹ nhân rơi xuống nước, sau đó ôm về hoàng cung, hầy, lâm hạnh(*) thôi!

(*) Cung nữ, phi tần được vua chúa gọi đến giao hợp thì gọi là lâm hạnh (ND).

Tiểu đệ Nguyên Trinh đau khổ bi phẫn lại ấm ức, thầm than vắn thở dài suốt nữa tháng, tới ngày rằm tháng bảy cúng chúng sinh, xá tội vong nhân, tiểu đệ Nguyên Trinh uống hơi quá chén, không cẩn thận đã gian dâm với mỹ nhân được phong phi tử kia.

Coi như chuyện chưa làm được trên trời, giờ đã được viên mãn.

Tiểu đệ Nguyên Trinh là người vô cùng hiếu thuận, sau một đêm loan điên phượng đảo rất sung sướng, sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy mình đã làm điều xằng bậy với vợ của cha thì quá sốc, lập tức đổ bệnh, chin tháng sau mới xuống giường được. Nhưng vì nghe thấy mỹ nhân kia sinh ra một đứa con trai, nghi ngờ đó là con của mình nên lại rụng rời chân tay mà đổ bệnh.

Mỹ nhân muốn nối lại tình xưa với Nguyên Trinh, Nguyên Trinh thì ngày đêm cảm thấy xấu hổ với cha già, sự hổ thẹn giày vò này đã làm lụi tàn ngọn lửa tình yêu, Nguyên Trinh tỉnh ngộ.

Mười năm sau, con trai của mỹ nhân đã khôn lớn. Hoàng đế bệnh nặng. Cho nên đứa con trai này lại tranh giành vương vị với Nguyên Trinh. Những rắc rối trong đó không cần phải bàn, Nguyên Trinh ngày hôm nay không còn là Nguyên Trinh hôm qua, đứa con trai của mỹ nhân đã chết dưới lưỡi kiếm của Nguyên Trinh. Tin tức bay đến tẩm điện của mỹ nhân, nàng treo cổ tự vẫn, lúc lâm chung còn để lại phong thư, nói đứa con chết dưới kiếm của Nguyên Trinh chính là con đẻ của y.

Nguyên Trinh đọc xong phong thư đó bén muốn một kiếm cắt ngang cổ, nhưng làm thế nào, cả hoàng triều chỉ lưu lại một nam đinh, chỉ còn cách chịu đựng đau khổ mà lên ngai rồng, tại vị đến năm sáu mươi tuổi.

Như thế, tiểu đệ Nguyên Trinh từ khi cứu mỹ nhân bị rơi xuống song vào ngày sinh nhật của hộ pháp Vi Đà kia thì bắt đầu nếm mùi đau khổ. Mười tám, mười chín tuổi u uất buồn bã vì bản thân sao lại đem lòng yêu người thiếp của cha, sau năm mười chín tuổi lại âu sầu lo lắng đệ đệ của mình rốt cuộc lại là con trai của mình, năm ba mươi lăm tuổi tự tay đâm chết con trai của mình, sợ hãi khôn nguôi, hối hận vô hạn. Một chuỗi khổ đau ấy đều không cần giữ lại, chính mỹ nhân rơi xuống song đó là kiếp số của tiểu đệ Nguyên Trinh.

Ta đọc trang viết về Nguyên Trinh trong cuốn sổ số mệnh kia bảy, tám lần, từ trên xuống dưới, cảm thấy sự việc này sắp đặt quá kín kẽ, duy chỉ trừ chi tiết có con chim bằng lớn xuất hiện trên song Sấu Ngọc, chốn trần gian mà có con chim bằng lớn như vậy sao?

Dạ Hoa đặt một nửa xấp công văn đã đọc xong dưới cái chặn giấy, thong thả nhấp một ngụm trà: “Con chim bằng đó là mượn từ chỗ của Phật Tổ ở cõi Phật Tây Phương”. Hắn ngừng lại chẹp chẹp miệng rồi lại nói tiếp: “Nghe nói nhị thúc Tang Tịch của ta trước đây có chút khúc mắt với Ti Mệnh Tinh Quân, Ti Mệnh lần này quả là trả đũa nặng quá”.

Ta khẽ run lên. Không ngờ Ti Mệnh Tinh Quân lại là kẻ thù dai đến vậy, lần này khó khan lắm lão ta mới sắp xếp được màn kịch lớn, không biết ta trà trộn vào đám diễn viên đó tráo một vai, lão ta sẽ tính sổ với ta thế nào?

Dạ Hoa thu lại quyển sổ số mệnh, liếc nhìn ta cười: “Nàng lo gì chứ? Lão ta còn nợ ta một món nợ nhân tình”.

Lần này xuống trần là để làm chuyện chính sự, đương nhiên không thể dẫn theo cục bột nhỏ. Cục bột nhỏ lầm bầm giận dữ, hồi lâu mới hết.

Trước khi ra khỏi cửa, ta thận trọng suy xét một lần nữa, cảm thấy giúp Nguyên Trinh tránh số kiếp, chỉ cần khuyên y ngày mùng một tháng sáu cáo ốm không đi chơi trên song Sấu Ngọc là xong chuyện, thực sự chẳng cần dung tới phép thuật. Cho dù gặp phải chuyện nguy hiểm gì, cứ trốn là xong. Cho dù trốn không nổi, phải đỡ một, hai đao, thì cũng không đến nỗi bị pháp lực giáng lại. Thân mang đây phép thuật xuống phàm trần, ngộ nhỡ lúc nào đó không cẩn thận mà sử dụng, rồi lại để giáng lại bản thân thì gây go biết bao. Cho nên theo đề nghị của Dạ Hoa, để cho hắn đóng kín tiên thuật của ta lại.

Sau khi xuống phàm trần, đúng lúc vị tiểu tiên nga được Tang Tịch bố trí ở bên cạnh Nguyên Trinh đến đón ta. Phải thay thế vị trí của nàng ta làm sư phụ thứ hai của Nguyên Trinh, đương nhiên phải thuận lợi qua cửa của mẹ y đã.

Tiểu tiên nga của Bắc Hải trông coi Nguyên Trinh khá chặt, điều này đương nhiên là vì kiếp mệnh, nhưng mẹ của Nguyên Trinh lại rất coi trọng tiên nga này, lời nói cử chỉ đều tỏ ý tôn sùng, thể hiện rõ rang bà ấy coi nàng ta là một cao nhân. Tiểu tiên nga dẫn ta đến trước mặt mẹ của Nguyên Trinh, phất chiếc phất trần , nói: “Trần duyên giữa bần đạo và điện hạ Nguyên Trinh đã dứt, cứ khinh suất mà đi thì thực không hay, may mà có sư tỷ đồng môn của bần đạo vân du ngang qua, nơi đây thắng cảnh, thực lòng hợp ý, bần đạo bèn nhờ sư tỷ thay bần đạo đến trông nom điện hạ, sư tỷ mấy tram năm nay chưa từng ra khỏi sư môn, lần này cùng điện hạ Nguyên Trinh kết nghĩa sư đồ, chính là vận may của điện hạ…”.

Nàng ta nâng ta lên cao tít, mẹ của Nguyên Trinh động lòng ngay, chiều hôm đó liền gọi Nguyên Trinh tới.

Đã là thần tiên chuyển thế, thì dù là người phàm trần, tiểu đệ Nguyên Trinh cũng có vài phần khí chất của thần tiên. Tuy mới sắp mười tám tuổi, nhưng nhìn đã rất thoát tục, rất chin chắn.

Khi nhận đệ tử ở núi Côn Luân, tuy không có chút gì gọi là nho nhã quy củ, nhưng toàn thu nhận những kẻ tài mạo song toàn. Tiểu đệ Nguyên Trinh này tài thì chưa biết, nhưng tướng mạo thì rất khôi ngô, về mặt này coi như cũng không đến nỗi làm mất thể diện núi Côn Luân ta.

Y hòa nhã chắp tay vái, còn chưa hành lễ bái sư đã gọi trước một tiếng “sư phụ”.

Ta ngẩng đầu, nhìn y dò xét một lượt, cực kỳ hài lòng, gật đầu noi: “Cũng có vài phần căn cốt, có thể làm đệ tử của ta”.

Mẹ của Nguyên Trinh hoan hỉ vô cùng.

Ta cùng Nguyên Trinh về Đông cung của y, thái giám tổng quản cắt đặt cho ta một căn nhà thanh tịnh, coi như đã trà trộn thành công vào màn kịch lớn do Ti Mệnh Tinh Quân trên trời cao soạn ra.

Ngày hôm sau nghe mấy thị nữ trong điện của Nguyên Trinh kháo nhau, rằng sáng sớm hôm qua hoàng đế nghe nói đạo cô bên cạnh thái tử cuối cùng đã rời đi, mặt rồng hớn hở, buổi chiều lại nghe nói đạo cô trước rời đi lại có đạo cô khác thay thế, mặt rồng hầm hầm, giận suốt buổi sáng, buổi chầu sớm nay còn trút giận lên đầu mấy vị đại nhân.

Thực ra hoàng đế nổi giận cũng rất hợp lẽ. Số mệnh của ông ta hẩm hiu đường con cháu, cố gắng đến giờ mới chỉ có một đứa con trai là Nguyên Trinh. Đứa con trai này của ông ta phải là cột trụ trong những cột trụ của đất nước, nhưng lại bị vời hết đạo cô này đến đạo cô kia để dạy cho y làm phương sĩ trong những phương sĩ, nếu là ta, ta cũng sẽ giận dữ. Tuy ta và tiểu tiên nga của Bắc Hải đều không muốn hướng dẫn Nguyên Trinh tu tiên, nhưng y vốn là một thần tiên đầu thai xuống trần, nên cũng không cần gì cả.

Vì hoàng đế đã có sự hiểu nhầm rất to lớn đối với sứ mệnh của ta, nên chẳng buồn gọi ta tới trình diện, vì thế ta đã vào cung bảy, tám ngày mà vẫn chưa được yết kiến hoàng đế.

Tiểu đệ Nguyên Trinh cực kỳ tiến bộ, chắc là y nghĩ không thể nuôi không ta, nên ngày ngày đều mang một số sách về đạo pháp đến giày vò ta, xin ta giải đáp một số vấn đề khó. Những sách vở bàn về những đạo lý huyền diệu này là thứ khiến ta đau đầu nhất, ta tự cảm thấy mỗi lần nhìn thấy y là bị giảm tu vi ba năm trời.

Ngày mùng một tháng sáu chỉ còn cách một tháng rưỡi nữa.

Sống cùng Nguyên Trinh mấy ngày, ta cũng mò ra một đạo lý. Tiểu đệ Nguyên Trinh này thoạt nhìn rất hòa nhã, nhưng rốt cuộc vẫn là tâm tính của tuổi thiếu niên, có một chút gì mới mẻ, phàm là nếu bạn kêu y đi về phía đông, y liền đi về phía đông, nhưng nhân cơ hội bạn không chú ý, y sẽ lại đi về phía tây. Ví như ngày mùng một tháng sáu, nếu như ta nói thẳng toẹt rằng y đừng đi tới sông Sấu Ngọc, thì y nhất định sẽ hỏi rằng tại sao không thể đi, cho dù ta có tìm lý do gì để lấp liếm, thì y vẫn sinh lòng hiếu kỳ, không chừng sẽ lén đi đến xem rốt cuộc ra sao. Nên biết rằng biết bao số mệnh khổ sở, bi thảm ở dưới gầm trời này đều là đều là vì cái sự xem rốt cuộc ra sao. Ta nghĩ đi nghĩ lại, đắn đo tới lui, cho rằng cách nói thẳng toẹt ấy cực kỳ không ổn. Việc lần này của Nguyên Trinh cần phải bẻ quặt đi một chút.

Còn làm thế nào để bẻ quặt đi một chút, thì ta lại chẳng có tài cán như Ti Mệnh Tinh Quân, đây cũng là một vấn đề.

Đến lúc đó, đợi mỹ nhân mang họa tới cho Nguyên Trinh theo số mệnh rơi xuống nước, ta sẽ tranh nhảy xuống nước cứu nàng ta trước? Hầy, nhỡ mệnh kiếp thay đổi, mỹ nhân yêu người anh hung cứu nàng, rồi chuyển sang yêu ta, thì biết làm thế nào? Không được, không được.

Đến lúc đó, tìm them mấy cô nương, đợi đến lúc mỹ nhân xuất hiện, sai các nàng ngồi trên du thuyền ở bốn phía đông tây nam bắc sông Sấu Ngọc cùng đồng loạt nhảy xuống, xem Nguyên Trinh có cứu nổi mỹ nhân trong cuốn sổ số mệnh kia không? Hầy, ngộ nhỡ cuối cùng Nguyên Trinh cũng cứu được một người, tuy không phải là người viết trong cuốn sổ số mệnh, nhưng vận mệnh lại chuyển lên người mà Nguyên Trinh cứu được, vậy phải làm thế nào? Không được, không được.

Cả ngày ta lao tâm khổ tứ, vô tình soi gương, cảm thấy gần đây dáng vẻ của mình trông cực kỳ cao thâm khó dò.

Chớp mắt đã đến ngày mùng một tháng năm.

Đêm ngày mùng một tháng năm, ta vẫn chong đèn suy ngẫm như mọi khi. Suy ngẫm tới canh hai, cảm thấy đêm đã khuya nên đi ngủ, bèn mở mắt thổi đèn. Vừa mở mắt đã nhìn thấy Dạ Hoa - đáng nhẽ phải đang ở Thanh Khâu, tay bưng tách trà ngồi đối diện, nghiêm trang nhìn ta.

Ta chần chừ hồi lâu, ngỡ rằng mình đang ngủ mơ.

Hắn nhấp một ngụm trà, mỉm cười nói: “Thiển Thiển, mấy ngày không gặp, ta nhớ nàng biết bao, nàng có nhớ ta không?”.

Ta nghe thấy mà lảo đảo, lồm cồm ngồi lên.

Hắn chống tay vào má, trách móc: “Nàng vui quá hóa điên hay sao?”.

Ta im thin thít, bò từ đất leo lên giường đi ngủ.

Dạ Hoa đưa tay ngăn ta lại, cười nói: “Nàng đừng vội ngủ, lần này ta đến để nói cho nàng biết một chuyện lớn, nàng có biết người cha phàm trần của Nguyên Trinh ở kiếp này, là ai thác sinh không?”.

Ta rất buồn ngủ, bèn lười nhác đáp: “Là ai thác sinh? Miễn không phải Thiên Đế ông nội ngươi thác sinh là được”.

Hắn quay người, ngồi lên mép giường ngăn ta lại, rồi nằm ườn ra, nhân tiện còn vỗ vỗ vào chỗ bên cạnh, ta suy nghĩ giây lát, rồi cũng ngồi xuống.

Hắn lại tiện tay với một tách trà trên bàn đưa cho ta: “Tỉnh táo lại đi, tuy không đến nỗi là ông nội ta, nhưng cũng không kém đâu, không chừng còn là người quen của nàng”.

Ta chăm chú lắng nghe.

Hắn thong thả nói: “Thiếu Dương Quân của phủ Đông Hoa Tử”.

Ngụm trà trong miệng ta lập tức phun qua lỗ mũi.

Khụ, khụ, khụ, người cha kiếp này của tiểu đệ Nguyên Trinh, lại là, lại là Đông Hoa Đế Quân.

Đúng là người quen thật.

Đối với vị Đế Quân này, bản thượng thần đúng là sấm quen tai, quen tai vô cùng.

Hồng Hồ Ly Phượng Cửu đã yêu đơn phương Đông Hoa Đế Quân suốt hơn hai nghìn năm, mỗi lần uống say lại lảm nhảm bên tai ta Đông Hoa thế này Đông Hoa thế kia, đến tận bây giờ ta không cần dung não suy nghĩ cũng có thể kể vanh vách những chuyện liên quan đến y như thể đếm châu bào trong nhà. Nhưng đứa con gái duy nhất của Bạch Dịch - nhị ca của ta, đứa cháu gái duy nhất của ta Phượng Cửu, lần nào cũng vì Đông Hoa này mà uống say mèm. Tiếc thay cho rượu ngon của Chiết Nhan đều được đem cho nó giải sầu.

Vị Đông Hoa Đế Quân là này là chúa của muôn thần, địa vị trong Thiên tộc chỉ kém mỗi Thiên Quân, chủ yếu quản lý tiên tịch. Yêu tinh, người phàm hễ mà thành tiên, đều phải được một tiếng của y. Đám thần tiên từ thượng tiên trở xuống muốn thăng phẩm trật cũng phải thăm hỏi qua vị Đế Quân này.

Đông Hoa Đế Quân là một thần tiên thanh tịnh vô vi, không ham muốn, lạnh lùng đường hoàng chính trực. Cha ta chưa từng khen ai, vậy mà cũng khen y một lần: “Thần tiên trong khắp bốn bể tám cõi, không có ai có sánh được với y”.

Dưới phàm trần có một thi nhân rất nổi tiếng, có lần được may mắn thấy Đông Hoa Đế Quân xuất hành, bèn làm thơ ca tụng Đông Hoa, trong đó có mấy câu giờ ta vẫn còn nhớ, thơ rằng: “Ánh mặt trời ấm áp sắp ló ra ở phương Đông, chiếu trên lan can bằng gỗ dâu của ta. Chú ngựa ta cưỡi chầm chậm thả bước, Đêm đen đã sáng bạch rồi. Ngồi trên thuyền rồng, cưỡi tiếng sấm, bay vào giữa chỗ cờ mây phần phật. Thở dài một tiếng mà bay lên trời cao, âu lo quẩn quanh chẳng nỡ rời nơi ở, vầng sáng mặt trời thực làm lay động lòng người, người ngắm ngây ngất quên cả đường về(*)”.

(*) Trích trong bày Đông Quân, Sở từ, do Khuất Nguyên sáng tác. Nguyên tác: Thôn tương xuất hề đông phương, Chiếu ngô hạm hề Phù Tang. Phủ dư tư hề an khu, Dạ phách phách hề ký minh. Hạ long chu hề thừa lôi, tải vân kỳ hề ủy xà. Trường thái tức hề tương thượng, tâm đễ hồi hề cố hoài.  Khương thanh sắc hề Ngu nhân, quan giả chiêm hề vong quy (ND).

Bài thơ này đã miêu tả Đông Hoa hết sức hoa lệ siêu thực, đại để cũng vì người trần nhìn thần tiên cũng phải cách một tầng ánh sáng, chứ thực ra tính tình Đông Hoa cũng rất hài hòa giản dị.

Khi Phượng Cửu chỉ là một tiểu hồ ly, tiên thuật chưa tinh thong, nhưng to gan lớn mật, thường thường trốn khỏi phủ động của nhị ca. Có lần bị yêu tinh đầu hổ nhìn thấy, suýt chút nữa đã chết dưới móng vuốt của con hổ tinh này, thì được Đông Hoa Đế Quân cứu mạng. Ấy chính là nguồn duyên.

Sau này Phượng Cửu dần dần trưởng thành, tình cảm với Đông Hoa càng ngày càng sâu đậm, thể hiện cũng càng rõ rang hơn. Còn hạ mình làm tiểu tiên tỳ trong phủ của Đông Hoa Đế Quân suốt mấy tram năm. Đông Hoa lạnh lùng, còn Phượng Cửu đau lòng, khoảng hơn chục năm trước mới bắt đầu dứt tình với Đông Hoa.

Ta rất ngạc nhiên, Đông Hoa Đế Quân uy vũ chẳng sợ, phú quý chẳng ham, cương trực không theo, nữ sắc chẳng màng này sao lại phạm phải tội gì đến nỗi bị đày xuống trần gian?

Dạ Hoa ngả người tựa vào thành giường, cười nói: “Không phải Đông Hoa Đế Quân bị Thiên Quân bắt xuống trần, mà là y chủ động đòi xuống, nói là muốn xuống trần gian thể nghiệm một phen sáu nỗi khổ của đời người(*): sinh lão bệnh tử, oán hận lại gặp nhau, yêu đương phải biệt ly, cầu mà chẳng được. Cho nên ta mới lén đi một chuyến, báo cho nàng hay tin này, khi nàng thay đổi số mệnh của Nguyên Trinh, thì cũng chớ động đến số mệnh của Đông Hoa Đế Quân”.

(*) Sáu nỗi khổ của đời người, tức “lục khổ” theo quan niệm Khổ đế của Phật giáo: Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt được sở nguyện của mình đều là khổ (ND).

Dạ Hoa buông một tràng, khiến tâm tư ta lúc buồn lúc vui. Vui bởi đã bao năm qua, hiếm có được một vị tiên cao ngạo chính trực như Đông Hoa Đế Quân. Nhưng buồn bởi, có thể thuận lợi bảo vệ Nguyên Trinh trải qua kiếp số mỹ nhân này hay không còn chưa biết, mà không được can hệ đến đương sự trực tiếp trong mối nghiệt chướng đào hoa này, thực khó lắm thay.

Dường như bên ngoài đang nổi gió to, gió thổi rào rào qua song cửa, ta buồn bã đứng dậy đi đóng cửa, quay trở lại bên giường, Dạ Hoa đã cởi áo khoác chui vào chăn.

Ta trợn mắt há mồm nhìn hắn.

Hắn lại đập đập lên giường, quay đầu lại hỏi ta: “Nàng ngủ bên trong hay ngủ bên ngoài?”.

Ta nhìn giường rồi lại nhìn xuống đất, thành thực đáp: “Ta nên ngủ đất thôi”.

Hắn khẽ nói: “Nếu như ta có ý muốn làm gì nàng, cho dù nàng nằm giường hay nằm đất thì kết quả vẫn vậy thôi. Nếu như nàng còn pháp lực thì liều mạng đánh với ta một trận, đại khái cũng có thể “lưỡng bại câu thương”, hầy, nhưng pháp lực của nàng chẳng phải đã bị ta đóng kín rồi sao? Thứ lỗi cho ta đoán bậy, Thiển Thiển nàng làm như vậy chính là “muốn ăn gắp bỏ cho người” đấy.

Ta lau mồ hôi đang lấm tấm trên trán, giở chăn với vẻ cực kỳ thân mật: “Dạ Hoa Quân nói gì thế, chỉ là ta sợ chiếc giường này nhỏ quá làm phiền đến ngài thôi, ha ha…… mời ngài lên trước, mời ngài lên trước, ta quen nằm ngoài rồi”.

Hắn nữa cười nữa không, liếc ta một cái: “Vậy phiền nàng tắt đèn nhé”.

Vì thế ta và Dạ Hoa kẻ nằm trong người nằm ngoài cũng ngủ ngon một đêm.

Khu nhà mà ta đang ở gọi là Tử Trúc Uyển, sở dĩ được đặt tên như vậy là vì trong ngoài khu nhà đều trồng đầy trúc. Ngày hè mát mẻ, đêm hè lại càng mát mẻ hơn. Chỉ một chiếc giường đơn chăn mỏng, ta và Dạ Hoa không chỉ cùng chung giường chung gối mà còn đắp cùng chăn. Ta nằm trên mép giường, xoay lưng lại với hắn, chân tay đều thò ra ngoài chăn, lại chẳng có tiên khí hộ thân, nên bị lạnh đến mức ho khụ khụ.

Dạ Hoa thở rất sâu, có lẽ đã say ngủ, trên giường còn vương hương hoa đào thoang thoảng. Cảnh này tình này đúng thực gay go khôn xiết, ta trằn trọc bên mép giường, lần đầu tiên thấy đêm dài dằng dặc như thế này.

Dạ Hoa trở mình. Ta vội vàng lăn lại sát mép giường.

Sau lưng, Dạ Hoa cất tiếng hỏi: “Nàng có muốn ta ôm nàng ngủ không?”.

Ta đờ người ra trong giây lát.

Hắn không nói gì, lại trở mình, ta lại dịch qua mép giường theo phản xạ có điều kiện.

“Kịch” một tiếng, đã bị rơi xuống gầm giường rồi.

Hắn cười “phì” thành tiếng: “Nhìn xem, vừa nãy ta còn nghĩ, nếu như ta không ôm nàng, đêm nay nàng rơi khỏi giường lúc nào không biết, quả nhiên là vậy”.

Ta ủ rũ nói: “Là chiếc giường này quá nhỏ, giường quá nhỏ”.

Hắn phế phốc ta lên giường, đẩy vào bên trong: “Đúng thế, hai chúng ta nằm thẳng, ở giữa lại chỉ đủ cho ba, bốn người nằm, chiếc giường này quả thực quá nhỏ”.

Ta đành cười khan hai tiếng.

Vì nằm bên trong nên thành thế dễ công khó thủ, ta trằn trọc không yên, còn Dạ Hoa thì dựa vào ta sát sàn sạt, mùi hoa đào từng trận từng trận phả tới, đem nay bản thượng thần đúng là chịu khổ hình dưới mười tám tầng địa ngục của U Minh Ty đây mà.

Ta đương sầu não muốn chết thì Dạ Hoa đột nhiên quay người nhìn thẳng vào ta.

Ta kinh ngạc nhìn hắn.

Hắn thờ ơ nói: “Nhớ ra một chuyện”.

Ta nìn thở.

Hắn nói: “Thiển Thiển, nàng có biết Tư Âm Thần Quân không?”.

Ta ngẩn ra, kéo chăn lên: “Hầy, đệ tử thứ mười bảy của thượng thần Mặc Uyên núi Côn Luân, có nghe nói qua, nhưng chưa có duyên hội ngộ. Bảy vạn năm trước sau loạn Quỷ tộc, nghe nói đã cùng thượng thần Mặc Uyên quy ẩn”.

Dạ Hoa thở dài: “Ta cứ ngỡ nàng biết nhiều hơn thế”.

Ta ngáp một cái: “Chẳng lẽ có ẩn tình chi?”.

Hắn đáp: “Loạn Quỷ tộc diễn ra, khi đó Thiên Quân vẫn còn là thái tử, khi nhỏ ta thường nghe Thiên Quân nói, ta có thần thái giống với thượng thần Mặc Uyên kia”.

Ta cũng thầm tán thành, gật đầu một cái, không chỉ là thần thái giống, mà hình dáng cũng giống.

Hắn tiếp tục kể: “Tuy trong sử sách không ghi chép, nhưng theo lời của Thiên Quân, trong đại loạn Quỷ tộc năm đó, thượng thần Mặc Uyên đã tan thành tro bụi, mãi mãi không thể cùng thượng thần Tư Âm quy ẩn. Khi ấy, lão Thiên Quân sai mưới tám thượng tiên đến núi Côn Luân lo liệu hậu sự cho thượng thần Mặc Uyên, nhưng bị Tư Âm Thần Quân cầm quạt thổi bay đi mất, mà sau đó đại đệ tử núi Côn Luân có bẩm báo lên trên, rằng Tư Âm Thần Quân cùng tiên thể của thượng thần Mặc Uyên biến mất”.

Ta làm bộ kinh ngạc, kêu lên: “Hóa ra là vậy”. Mà trong lòng đau đớn trùng trùng.

Hắn gật gật đầu: “Bảy vạn năm qua chưa từng tìm thấy tung tích của Tư Âm Thần Quân, gần đây, nghe nói Quỷ Luân Ly Kính của Quỷ tộc lại sai thuộc hạ đi tìm vị thần quân này. Hôm qua một vị Khôi tinh dưới trướng dâng lên ta một bức họa Tư Âm Thần Quân, nghe nói do chính tay Quỷ Quân Ly Kính vẽ”.

Tim ta đập thình thịch.

Quả nhiên hắn nói: “Thiển Thiển, vừa mới nhìn, ta còn tưởng đó là nàng giả nam”.

Ta cười ha ha: “Hóa ra là vậy. Nếu thế thì trên đời này có hai người giống ta như tạc. Tuy vị Tư Âm Thần Quân này ta không quen, nhưng vương hậu mà Quỷ Quân Ly Kính cưới năm đó cũng có chút máu mủ tinh thân với nhà họ Bạch ta. Vương hậu của hắn chính là tiểu muội muội của đại tẩu ta, ngươi có thể gặp xem, người đó đúng là giống hệt ta”.

Hắn trầm ngâm giây lát, chậm rãi nói: “Ô? Hóa ra là vậy, phải gặp mới được”.

Ta “ừ” một tiếng.

Hắn cười: “Hình như ta nghe thấy nàng đang nghiếng rang? Muội muội của đại tẩu nàng dù có giống nàng, nhưng dứt khoát cũng chẳng thể có được thần thái phong vận của nàng, đúng không?”.

Ta ngẩng đầu nhìn đình màn, ngáp một cái, không đáp lại lời hắn. Năm đó, là ta không có được thần thái phong vận của nàng ta.

Dạ Hoa thiếp đi rất nhanh, ước chừng chỉ bằng khoảng thời gian nhấp nửa ly trà đã không thấy tiếng người. Hắn được dạy dỗ rất tử tế về phép tắc khi ngủ, không ngáy cũng không nghiếng rang, chân tay cũng không quờ quạng. Ta khổ sở chống chọi được hai canh giờ, cuối cùng sau nữa đêm cũng mơ màng ngủ. Trong lúc nữa tỉnh nửa mê, đột nhiên mông lung nhớ ra một chuyện gì đó rất quan trọng, đến khi nghĩ kỹ lại, thì thần trí đã không được tỉnh táo nữa rồi.

Đêm đó, dường như có đôi bàn tay, lành lạnh, dịu dàng ve vuốt mắt ta.

Chương 10:

Cháu gái Phượng Cửu của ta


Dạ Hoa thực quá quắt.

Đây không phải là Thanh Khâu, đâu có lý gì mà ta phải đi dạo cùng hắn, ngủ nướng trên giường thêm một canh giờ thực hợp tình hợp lý, vậy mà hắn nằng nặc lôi ta dậy bằng được.

Xiêm y trên người hôm qua đã nhăn nhúm không ra thể thống gì, ta ngại thay, bèn dựa một bên, rót ly trà lạnh, đưa lên miệng rồi ngáp dài một cái.

Dạ Hoa có vẻ rất phấn chần, mặc áo khoác, thắt đai cẩn thận, mới ngồi trước gương đồng, bình thản nói: “Được rồi, nàng qua đây chải đầu búi tóc cho ta”.

Ta ngẩn ra: “Ngươi đang sai ta?”.

Hắn cầm lấy chiếc lược gỗ: “Nghe Mê Cốc nói, nàng búi tóc rất đẹp”.

Ta búi tóc rất đẹp đúng là không sai, trong động Hồ Ly không có nữ tỳ phục vụ, tứ ca lại không tự chải đầu bao giờ, cho nên đều là nhờ ta búi tóc. Ngoài những kiểu cách bình thường ra, nếu tứ ca đến rừng đào mười dặm tìm Chiết Nhan, thì ta còn biết chải một số kiểu đầu mới, mỗi lần Chiết Nhan nhìn thấy đều tỏ ra thích thú. Nhưng khi Dạ Hoa ở Thanh Khâu, hắn chưa bao giờ búi tóc, mà chỉ thấy một dải lụa, buộc túm đằng sau thật gọn, nhìn trông rất dịu dàng.

Hắn cười tươi rói, đưa chiếc lược gỗ cho ta: “Hôm nay ta phải tham kiến Thiên Quân, không thể không chỉnh tề được”.

Dạ Hoa có mái tóc rất đẹp, mềm mại, trơn bóng, khi chải chiếc lược gỗ trôi tuột xuống dưới, rất tiết kiệm công sức. Nhưng khi búi thành búi trên đỉnh đầu thì lại rất khó.

Trên bàn tran điểm có một cây tram ngọc, một chiếc mũ ngọc. Cầm cây tram gài tóc lại, sau đó đội mũ ngọc lên trên, ô, lâu không tập luyện mà ngón nghề này vẫn chưa đến nỗi vụng.

Trong gương đồng, Dạ Hoa mỉm cười nhìn ta.

Ta nhìn trái ngó phải, cảm thấy kiểu tóc này tôn được vẻ khôi ngô tuấn tú, thần thái uy nghiêm của hắn, không cần phải sửa thêm gì nữa, bèn hài lòng để chiếc lược xuống bàn trang điểm.

Trong gương đồng, Dạ Hoa vẫn mỉm cười. Bàn tay phải cầm chiếc lược của ta đã bị hắn giữ chặt.

Hắn khẽ giọng nói: “Trước đây nàng…”. Đôi mắt ánh lên một điều gì đó, lạnh nhạt, tựa như nước lặng đổi dòng.

Ôi, không phải hôm nay hắn, hắn nổi cơn điên đây chứ?

Tư thế “kỹ thuật cao” ta cúi lưng ngang người, giữ nguyên tay trái trên vai hắn, tay phải bị hắn giữ chặt trên bàn trang điểm này, thật khổ sở để chuẩn bị lắng nghe chuyện trước kia của hắn.

Hắn chầm chậm thả tay ta ra, nói đến “trước đây” rồi im bặt, chỉ cười cười, rút một chuỗi ngọc từ trong tay áo ra đeo lên tay ta, dáng vẻ hơi ủy mị.

Ta đương nhiên biết đó là chuỗi ngọc gặp dữ hóa lành.

Trước gương đồng, hắn từ từ đứng dậy, gượng cười: “Nàng hãy đeo chuỗi ngọc này vào, bây giờ nàng chẳng khác một người phàm trần, tuy sẽ không đến nỗi gặp phải đại họa gì, nhưng cũng khó tránh được bất trắc”.

Ta nhìn dáng vẻ nửa mừng nửa lo của hắn hôm nay, dường như có một điều gì đó khác với ngày thường, không đáp lại, mà nhận lời hắn.

Hắn gật đầu, đưa tay khẽ vuốt mặt ta, nói: “Vậy ta về Thiên Cung đây”. Đoạn lại nói, “Đêm qua bận chuyện quan trọng, quên không nói với nàng, đợi đến ngày mùng một tháng sáu, khi kiếp mệnh tới, nàng cố gắng hết sức ngăn Nguyên Trinh lại, sai một người ngầm đẩy Đông Hoa Đế Quân xuống nước, nếu khi ấy Đông Hoa Đế Quân cứu được cô gái ngã xuống nước ấy, thì Nguyên Trinh được giải thoát, mà cũng không cản trở Đông Hoa Đế Quân thể nghiệm nỗi khổ của nhân sinh, như thế thì mọi người đều vui vẻ”.

Nói xong quay người mất dấu luôn.

Ta nghĩ đến câu nói đầu tiên và tự hỏi rốt cuộc đêm qua hắn bận chuyện trọng đại gì, nhưng lại chẳng nhớ ra điều gì hợp lý, nên lại ngẫm nghĩ về mấy câu sau cùng của hắn.

Ngoan nào, đây đúng là cách hay. Vẫn là người ngoài sáng suốt, ta nghĩ tới nghĩ lui mấy ngày nay, cuối cùng lại thành hồ đồ mất rồi.

Giải quyết xong chuyện đau đầu này, ta cảm giác như đã trút được tảng đá đè trên người nửa tháng nay, toàn thân nhẹ nhõm phơi phới.

Cho nên ta cũng thảnh thơi ngồi xuống uống trà.

Trà mới uống được nửa chén, thì bỗng nghĩ tới chuyện mà ta nhớ ra trong lúc mông lung đêm qua.

Một chuyện cực kỳ chết tiệt.

Mê Cốc  từng nói Phượng Cửu xuống phàm trần báo ơn, khi ấy chỉ nói là nó nhận một mối ơn tình của một người nào đó, phải đi đền đáp một phen, nên ta cũng không để tâm. Bây giờ ngẫm lại, Phượng Cửu đã hơn ba nghìn tuổi, nhưng tổng cộng chỉ nhận một đại ân của Đông Hoa. Khi làm thần tiên, Đông Hoa cao minh hơn Phượng Cửu biết bao nhiêu, đương nhiên nó muốn báo ơn cũng không báo nổi. Bây giờ nó lại đến phàm trần báo ơn, chẳng phải là đi tìm chuyển kiếp của Đông Hoa hay sao? Khó khăn lắm nó nới có thể rũ sạch mầm duyên với Đông Hoa, hai người họ sắp lại trùng phùng trong mấy ngày, mầm duyên đã đứt nay lại sắp nẩy lại rồi… Nhị ca, nhị tẩu của ta mà biết thì sẽ ra sao.

Nghĩ tới đây, ta vội vàng bật dậy thay xiêm y chạy ra sân. Lần này phải chủ động đi tìm tiểu đệ Nguyên Trinh mỗi lần gặp làm giảm tu vi ba năm của ta, thăm dò y xem nửa năm trước có một thiếu nữ giữa trán có một cái bớt hoa như long chim phượng tiến cung hay không.

Mẹ của Phượng Cửu thuộc tọc Hồ ly đỏ, năm đó mẹ nó thành thân với nhị ca ta, ta đồ rằng họ sẽ sinh ra một con hồ ly vằn đỏ vằn trắng. Nhưng chẳng ngờ mẹ Phượng Cửu hoài thai ba năm, cuối cùng sinh hạ một tiểu hồ ly toàn thân có màu đỏ tươi như máu bồ câu, chỉ có khoang tai và bốn chân là màu trắng, đáng yêu vô cùng. Đến khi tiểu hồ ly này đầy tuổi thành hình người, giữa trán có một cái bớt hoa như long chim phượng. Tuy cái bớt này nhìn rất đẹp, nhưng khi biến hình lại rất phiền phức, chỉ cần là biến thành hình người, cho dù hình dàng ra sao đều có cái bớt này. Nhị ca ta lười nhác, vì có cái bớt hình long phượng, vì tiểu hồ ly này sinh vào tháng chín, nên khi đầy tuổi đã đặt cho nó cái tên không nhã cũng không tục là Phượng Cửu, thêm họ Bạch nhà ta vào, đầy đủ là Bạch Phượng Cửu. Đám tiểu tiên của Thanh Khâu gọi ta là cô cô, sở dĩ là gọi theo Phượng Cửu.

Tiểu đệ Nguyên Trinh đúng là rất thiêng, ta vừa mới chạy ra cửa thì gặp y cầm hai cuốn kinh văn bước tới, nhìn thấy ta, hai mắt y sáng lên, cung kính gọi một tiếng sư phụ.

Lúc trước đã nói, tiểu đệ Nguyên Trinh này có tính hỏi cặn kẽ ngọn nguồn, không thể khuyenh suất hỏi y chuyện Phượng Cửu, ta đắn đo trong lòng một hồi, mới kéo hắn đến ngồi lên một chiếc ghế đá.

Nguyên Trinh hắng giọng, nói: “Cổ sư phụ sao thế, nhìn giống như, giống như…”.

Ta kinh hãi sờ lên cổ mình, nhưng không cảm thấy gì khác lạ.

Y lấy một chiếc gương đồng từ trong tay áo ra, ta cầm lấy soi thử, trên cổ có vết đỏ giống như muỗi cắn.

Con muỗi này thật to gan, dám hút máu bản thượng thần ta.

Nhưng để hút thành công, nó phải dùng đến một vạn tám nghìn năm, đến lúc tu thành muỗi tiên cũng không chừng. Hầy, nó đúng là một con muỗi có phúc.

Ta gật đầu than thở: “Đây là một vết đỏ nhỏ không đáng nhìn, nhưng con lại thấy, có người từng nói con có tấm lòng lương thiện, đến con kiến cũng chẳng nỡ giẫm, xem ra không sai”.

Nguyên Trinh đỏ mặt nhìn ta: “A?”.

Ta tiếp lời: “Con nên biết rằng, việc không thể giẫm kiến khi đi đường, không chỉ cần tới một tấm lòng lương thiện, mà còn cần tinh tế. Tấm lòng lương thiện và tinh tế thực ra là một”.

Nguyên Trinh đứng bật dậy, làm dáng vẻ đang thụ giáo.

Ta sờ cằm rồi giảng rất sâu xa: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn tượng. Vạn tượng đều từ không mà có, từ không sinh ra có, chính là sự linh hoạt tinh tế và tỉ mỉ. Học đạo rất cần tinh tế, tỉ mỉ. Hôm nay vi phụ muốn kiểm tra trình độ tinh tế của con(*)”.

(*) Ý trong chương 42, sách Đạo đức kinh, tương truyền của Lão Tử (ND).

Nguyên Trinh nghiêm trang đáp: “Xin sư phụ chỉ dạy”.

Ta thong thả nói: “Con sống trong đạo quán đến năm mười sáu tuổi, sau năm mười sáu tuổi con sống trong hoàng cung, vi sư cũng không muốn làm khó con, chỉ hỏi con có hai câu, một câu về đạo quán, một câu về hoàng cung”.

Dường như Nguyên Trinh dỏng hết tai lên.

Ta trầm ngâm nói: “Trong tòa đạo quán con ở thưở nhỏ, có một đạo cô mặc đồ trắng, vị đạo cô này thường dùng một cây phất trần, ta muốn hỏi con rằng cây phất trần này dùng gỗ gì làm thành?”.

Y nghĩ mãi mà không ra.

Ta lại hỏi: “Không cần trả lời vội, còn một câu nữa, trong vương cung của con hiện có một người, trên trán có một cái bớt hình long phượng, ta muốn hỏi con xem, nàng ta hiện ở đâu, giữ chức gì, khuê danh ra sao?”.

Y trầm tư lúc lâu, rồi mới đáp: “Nguyên Trinh kém hiểu biết, khi ở trong đạo quán, chưa từng thấy vị đạo cô mặc đồ trằng mà sư phụ nhắc tới, trong đạo quán cũng có một đạo cô thi thoảng mặc đồ trắng, nhưng không phải lúc nào cũng mặc đồ trắng. Còn người có cái bớt hình long phượng ở giữa trán thì Nguyên Trinh có biết, đó là Trần quý nhân sống trong Hạm Đạm viện (Hạm Đạm là hoa sen). Trần quý nhân này trước đây trên trán không có vết bớt hình long phượng, tháng chạp năm ngoái ngã xuống hồ sen bệnh một trận, thuốc thang mà không thuyên giảm, cứ ngỡ là hương tan ngọc vỡ, sau nàng bỗng khỏe lại, sau đó trên trán cũng xuất hiện vớt bớt hình long phượng. Một chân nhân do mấy phi tần mời đến phàn rằng vết bớt đó là do yêu khí làm nên. Phụ hoàng tuy không tin, nhưng từ đó cũng lạnh nhạt với Trần quý nhân, còn khuê danh của Trần quý nhân, quả thực đệ tử cũng không rõ”.

Hầy, quả nhiên Phượng Cửu đã chạy theo Đông Hoa rồi.

Nhưng tên chân nhân lừa ăn gạt uống đó lại coi vết bớt hoa trên trán một nữ nhân thành yêu khí, hắn thật có bản lĩnh.

Nguyên Trinh nhìn ta lo sợ

Ta gật đầu nói: “Ừm, tinh tế được như vậy cũng là hiếm có, nhưng tu hành rèn luyện đạo pháp, con cần tinh tế, tỉ mỉ hơn nữa. Thôi, con về đi, hôm nay tạm thời con không cần đọc kinh văn, nên suy ngẫm về thái độ học đạo của mình trước đã”.

Nguyên Trinh cúi đầu bước đi.

Nhìn bóng dáng lẻ loi cô đơn của y, lòng bản thượng thần trỗi dậy thương xót.

Tiểu đệ Nguyên Trinh, thực ra đệ cũng quá tinh tế rồi, nếu đệ tinh tế hơn nữa thì thành Bát Công(*) mất.

(*) Bát Công: Thời Hán, chỉ tám người: Tô Phi, Lý Thượng, Tả Ngô, Điền Do, Lôi Bị, Mao Bị, Ngũ Bị, Tấn Xương đều là môn khách của Hoài Nam vương Lưu An. Trong sách sử các đời đều coi đây là những người tài, đạo hạnh gần như thần tiên (ND).

Bóng Nguyên Trinh dần khuất, ta kêu bừa một tỳ nữ dẫn ta tới Hạm Đạm viện của Trần quý nhân.

Ân tình mà Phượng Cửu nợ Đông Hoa, hãy để nước Thanh Khâu ta nhận, ngày khác sẽ trả, để kẻ làm cô cô là ta và các thúc thúc của nó tới trả, hôm nay phải khuyên nhủ sao để Phượng Cửu quay về đây.

Có lẽ cung ta ở có phận vị rất cao nên đi vào hậu cung của hoàng đế cũng rất thuận lợi.

Vì đi vội nên ta không chuẩn bị thiếp bái kiến, đành chờ một thị tỳ thông báo. Không lâu sau, thị nữ này dẫn bọn ta đi vào. Cung viện này tuy không lớn lắm nhưng bài trí khá đẹp, non nước hoa cỏ chim thú đủ cả, ngâm thơ thưởng nguyệt đều hợp tình hợp cảnh.

Trong chiếc đình bên hồ có một thiếu phụ có gương mặt tròn trĩnh, đang an nhàn cho cá ăn, dáng vẻ rất bình thường, giữa trán có một vết bớt hình long phượng, đấy chính là xác phàm mà Phượng Cửu mượn thân. Ta thở dài một cái, lúc ở Thanh Khâu, đời đời con cháu nhà họ Bạch ta đều chỉ có một nữ đinh, Phượng Cửu nhà ta phong độ phi phàm biết bao. Mà nay vì Đông Hoa, nó phải chạy đến chỗ lạnh lẽo hiu quạnh này nuôi cá, khiến người ta phải sụt sùi cảm than.

Nghe thấy tiếng thở dài của ta, Phượng Cửu đang cho cá ăn ngoảnh đầu lại. ta buồn bã nói: “Tiểu Cửu, cô cô tới thăm con đây”.

Một mình nó phiêu dạt phàm trần nữa năm, hẳn cô đơn quạnh quẽ khôn cùng, nghe thấy tiếng ta gọi, không kìm nổi bi thương, lập tức nhào vào lòng ta.

Ta dang rộng đôi tay.

Nó “òa” lên nức nở, nhào tới ôm chặt thị nữ dẫn chúng ta vào đang đứng sau lưng ta.

Hai cánh tay ta không biết nên thu về hay tiếp tục dang ra.

Khuôn mặt nó tràn đầy vẻ kinh ngạc, sợ hãi, vừa nức nở vừa lắc đầu nguầy nguậy: “Không - cô cô - cô cô đừng dẫn con đi -  con yêu chàng - con không thể thiếu chàng - không ai có thể chia lìa chúng con - không ai có thể”.

Ta bị trận khóc của nó dọa cho phải lùi về sau một bước.

Đây chắc không phải là Hồng hồ ly nhà ta đâu.

Tuy Phượng Cửu chỉ là một tiểu nha đầu, nhưng chưa bao giờ nó gào khóc như vậy, mà nó rất cam đảm. Cho dù tình cảm với Đông Hoa sâu sắc khôn cùng, luôn luôn đau lòng, nhưng cũng chưa bao giờ để lộ cho người khác hay, đại để chỉ đến chỗ Chiết Nhan uống rượu mà thôi.

Nhị ca thấy nó vẫn còn nhỏ mà lúc nào cũng say túy lúy, bèn lôi nó về đánh cho một, hai trận, đánh đến mức gần như tắt thở, bọn ta nhìn thấy mà đau lòng, nhưng nó vẫn cắn răng đến mức bật cả màu cũng không khóc. Ta và tứ ca đều phải sợ tính cách cố chấp này của nó, chọc giận nhị ca, thế là thân vẫn nằm trên giường mà còn bị thêm trận đòn nữa, bọn ta phải đón nó về động Hồ Ly để dưỡng thương.

Ta khuyên giải nó: “Rượu cũng không phải là thứ tốt đẹp gì…” thì bị tứ ca trừng mắt lườm, đành đổi thành: “Rượu do Chiết Nhan cất đương nhiên là thứ tốt, nhưng cả ngày con lấy rượu giải sầu thì thực không phải với tài nghệ của Chiết Nhan. Con phải biết rằng rượu chỉ giúp con giải thoát được một lúc, khi con tỉnh lại, những chuyện khiến con phiền não sẽ không vì con uống rượu mà được giải quyết”. Nghe xong lời khuyên này của ta, Phượng Cửu cuối cùng khóc òa lên: “Không phải con mượn rượu tiêu sầu, đương nhiên con biết uống rượu cũng không hết phiền não chỉ là nếu con không uống thì sẽ buồn đến mức phát khóc lên, con không thể khóc trước mặt Đông Hoa, cũng không thể khóc trước mặt người khác được”.

Rốt cuộc Phượng Cửu cũng chỉ là một nha đầu, ta và tứ ca nghe xong lòng bỗng nặng trĩu. Đó cũng là lần duy nhất ta nhìn thấy Phượng Cửu rơi nước mắt.

Bây giờ đối diện với con người đang ôm lấy thị nữ khóc kinh thiên động địa kia, ta chỉ biết im lặng lắc đâu.

Không muốn thấy ta đang lắc đầu, nó càng khóc dữ dội hơn: “Cô - cô - xin cô cô - xin cô cô nhón tay làm phúc - tác thành cho chúng con đi - kiếp sau con xin làm trâu làm ngựa cho cô cô - xin cô cô tác thành cho chúng con đi”.

Nàng thị nữ bị nó ôm chặt cứng đang run như lá cây trước gió.

Khóe miệng ta khẽ nhếch lên.

Nó bỗng quỳ phắt xuống, túm chặt vạt áo của mình.

Thị nữ run bần bật như lá cây trước gió kia lập tức nhảy dựng lân, vừa sải chân chạy, vừa hét lên: “Chủ nhân sắp nôn ra máu rồi, ngươi ngươi, mau vời hoàng thượng; còn ngươi ngươi, mau đi lấy khan; ngươi ngươi mau đi lấy chậu rửa mặt…”.

Ta ngậm miệng lại, hắng giọng: “Hầy con cứ từ từ nôn, đừng nôn vội quá, kẻo sặc đấy, cô cô về trước đây, về trước đây”.

Nói đoạn liền kéo thị nữ đi cùng ta tới đang đứng như trời trồng ở bên cạnh, vội vàng cáo từ.

Ta đắn đo suy nghĩ suốt dọc đường từ Hạm Đạm viện đến Tử Trúc viện, tính cách của Trần quý nhân vừa nãy không có điểm nào giống với Phượng Cửu, nhưng rõ ràng giữa trán cũng có vết bớt hình long phượng, cũng vừa nhìn một cái là nhận ra ta là cô cô của nó. Nghe nói thần tiên như Phượng Cửu, cho dù có trú ngụ trong thân xác người phàm, thì cũng không nên bị những tâm tư của người phàm này chi phối, lần này nó lại có dáng vẻ ấy, chẳng nhẽ… ta bóp trán trầm ngâm suy ngẫm giây lát… chẳng nhẽ nó đang sử dụng… phép cấm của Thanh Khâu - lưỡng sinh chú sao?

Nói đến phép lưỡng sinh chú này, thực ra cũng không phải là phép thuật làm thương tổn thiên lý gì, chẳng qua chỉ giúp người ta thay đổi tính tình trong một giờ khắc nhất định nào đó mà thôi. Ví dụ như ở Thanh Khâu, một số tiểu tiên trong lúc họp chợ trước đây cực kỳ thích sử dụng thần chú này với bản thân. Như thế, cho gặp phải người khách khó chèo kéo đến đâu, đều có thể trưng ra khuôn mặt chân thành từ tâm can, cười rạng ngời như hoa cúc, không cần phải vài câu không xong liền ra tay đánh đuổi. Nhưng rõ ràng đây không phải là phép thuật thành thực, vi phạm tiên đức, sau này ta cùng tứ ca bàn tính, cấm luôn pháp thuật này.

Nếu như lần này Phượng Cửu thực sự niệm lưỡng sinh chú, ôi, tại sao nó phải niệm thần chú này chứ? Ta nghĩ mãi mà không hiểu nổi. Buổi chiều ta đánh xong một giấc, suy tính quyết định đêm phải đến Hạm Đạm viện một chuyến nữa.

Nhưng chẳng ngờ Phượng Cửu lại rất hiểu lòng người, không cần ta qua, mà nó lại  trước.

Lúc này, ta đang ngồi trên một cái đài cao, một mình dùng bữa tối ở hậu viện. Trăng sáng sao thưa vằng vặc giữa nền trời đêm cũng có vài phần thú vị. Khi đang ăn rất vui vẻ, sau lưng nó đeo một mớ củi kinh, bỗng nhảy từ trên tường xuống, nhảy đúng lên bàn ăn của ta. Bát đũa trên bàn xô vào nhau loảng xoảng, ta vội vàng bưng ly trà né sang một bên. Phượng Cửu đau khổ bò từ trên bàn xuống, mấy thanh củi kinh(*) còng queo trên lưng dựng đứng lên, bốn chi phủ phục hành lễ trước ta: “Cô cô, đứa cháu bất tài Phượng Cửu xin cô cô trách phạt”.

(*) Người xưa đeo roi hoặc củi kinh trên lưng là có ý đến nhận tội (ND).

Ta lau mấy giọt dầu lem trên tay áo, nhìn thấy nó giờ đây đã hiện nguyên hình, không dùng đến thân xác phàm của Trần quý nhân thì thấy thuận mắt hơn nhiều, bèn nói: “Quả nhiên con dùng lưỡng sinh chú?”.

Mặt nó đỏ bừng bừng, miệng khen rối rít: “Cô cô anh minh, cô cô quả thực rất anh minh”.

Ta coi lời khen ngợi của nó là chuyện đương nhiên, hồi trước ta cũng có nhiều lúc đồ hồ, nhưng sống đến bây giờ, cũng nhiều khi ta rất sáng suốt.

Vốn muồn dìu nó đứng dậy, nhưng nhìn thấy dầu mỡ bám đầy trên người nó đang sáng bóng dưới ánh trăng, thì không nỡ, đành khoát tay bảo nó đứng dậy, ngồi xuống chiếc ghế đá bên cạnh.

Ta nâng ly trà may mắn thoát nạn trong tay lên nhấp một ngụm, nhíu mày hỏi nó: “Con đã muốn đến báo ơn của Đông Hoa, sao phải vi phạm lệnh cấm sử dụng lưỡng sinh chú?”.

Khóe miệng Phượng Cửu nhếch lên thành vòng tròn: “Sao cô cô biết con đến báo ơn Đông Hoa? Ti Mệnh Tinh Quân nói Đông Hoa Đế Quân đầu thai là chuyện cực kỳ cơ mật, bốn bể tám cỏi không có ai biết hết”.

Ta thong thả uống trà, làm ra vẻ cao thâm khó dò, không nói lời nào.

Nó bỗng run lập cập: “Cô cô, người, chẳng lẽ người theo dõi nhất cử nhất động của Đông Hoa Đế Quân, chẳng nhẽ người đã ưng chàng?” rồi lại làm bộ nắm chặt tay: “Phải rồi, Đông Hoa Đế Quân đúng là tốt hơn so với Bắc Hải Thủy Quân, pháp thuật cũng cao minh hơn một chút, bối phận cũng tương xứng với cô cô, nhưng cô cô phải nhớ rằng Đông Hoa Đê Quân là vị thần tiên từ đá tảng mà thành, cô cô ưng chàng, con đường phía trước cũng thảm lắm thay!”.

Ta ngẩng đầu nhìn trăng sáng treo trên trời cao, thờ ơ đáp: “Xem ra, tứ ca cũng sắp từ Tây Sơn trở về, ban đầu lưỡng sinh chú là do huynh ấy đề xuất cấm. Ta còn nhớ khi trước ở Thanh Khâu có một tiểu tiên hồ đồ, cho rằng lệnh cấm chỉ là nói chơi thôi, nên ngang nhiên dùng đôi, ba lần, cuối cùng hình như đã bị tứ ca trục xuất khỏi Thanh Khâu”.

Phượng Cửu ngay tức khắc nhảy dựng lên khỏi ghế đá, xốc lại bó củi kinh sau lưng, chắp hai tay, cung kính nói: “Khi điệt nữ (nghĩa là cháu gái) còn làm thị tỳ ở phủ Đông Hoa Đế Quân đã từng giúp Ti Mệnh Tinh Quân. Ti Mệnh Tinh Quân trả ơn tình của điệt nữ, đợi khi Đông Hoa Đế Quân đầu thai chuyển thế, mới sai một tiên đồng thông báo cho điệt nữ, coi như trả món ân tình đó. Điệt nữ bất tài, năm xưa nhận đại ơn của Đông Hoa Đế Quân, vậy mà chậm trễ mãi không báo đáp được, nay được biết Đế Quân đầu thai chuyển kiếp, bèn nhân lúc chàng làm người phàm để trả ơn. Năm Đế Quân bốn mươi tuổi, điệt nữ đã từng vào trong giấc mộng của chàng, hỏi chàng rằng đời này có nguyện ước nào chưa thành, tình si nào chưa đạt không?”.

Ta vội ngắt lời: “Tên Đông Hoa làm từ đá tảng ấy nói cái gì? Không phải hắn nói phú quý giang sơn cũng chẳng màng, chỉ mong cầu được người một lòng một dạ với mình đấy chứ?”.

Phượng Cửu kinh ngạc vô cùng: “Cô cô, sao người lại anh minh như thế?”.

Ngụm trà trong miệng ta phun bắn ra ngoài, Đông Hoa của kiếp này, hắn cũng, cũng tầm thường thế sao?

Phượng Cửu lau trà bắn đầy mặt, cười cười tiếp tục nói: “Có lẽ lúc ở phàm trần, thuở nhỏ Đế Quân đã ít nhiều chịu sự nóng lạnh của nhân tình, nên mới xin điệt nữ ban cho một người một lòng một dạ yêu chàng, không rời không xa”.

Ta trầm ngâm nói: “Cho nên con mới tự mình tiến thân?”.

Phượng Cửu gật đầu rồi lại lắc đầu: “Thực ra cũng không thể coi là tự mình tiến thân. Ti Mệnh Tinh Quân và điệt nữ đã cùng xem qua số mệnh kiếp này của Đông Hoa Đế Quân. Kiếp này Đế Quân không thể gặp được người con gái một lòng với chàng, nhưng trong ngày lễ ra đời của Hộ pháp Vi Đà mùng một tháng sáu năm chàng ba mươi bảy tuổi, sẽ có thể gặp được người con gái mà chàng hết mực yêu thương, đáng tiếc là tình yêu của cô gái này lại dành cho con trai của chàng là thái tử Nguyên Trinh. Lần này điệt nữ đến là để báo ơn của Đế Quân, nhưng cũng không thể thay đổi được số mệnh của chàng. May mắn thay nữa năm trước một quý nhân của chàng dương xuân đã tận, điệt nữ nghĩ trước lo sau, tạm thời mượn thân xác của vị quý nhân này, muốn đem hết tấm lòng yêu mến, trước khi Đế Quân phải chịu tình kiếp của số mệnh, tạm thời làm thỏa mong ước có một người một lòng một dạ của chàng. Đến khi người con gái mà chàng yêu mến xuất hiện, điệt nữ coi như đã thành công cáo lui, như thế, cũng là thay đổi được số mệnh của chàng”.

Ta cúi đầu than: “Khi xưa con bị hắn giày vò còn chưa đủ đau lòng sao? Mà bây giờ còn tìm người một lòng một dạ cho hắn. Lúc làm thần tiên nếu hắn có ước nguyện này, con si tình với hắn biết bao năm như thế thì hắn phải biết từ lâu rồi mới phải”.

Phượng Cửu ủ dột, đáp: “Cô cô dạy rất phải. Điệt nữ vốn cho rằng đây là chuyện rất hay. Nhưng si tình với Đế Quân suốt hai nghìn năm, lần này tuy đoạn tình, nhưng sớm đã tìm lại cảm giác si mê chàng như thuở trước, theo lý mà nói thì cũng chẳng khó. Nhưng sớm biết chân tình không phải nói thể hiện là thể hiện được liền, con nung nấu bao ngày, đợi mượn được thân xác của Trần quý nhân đến gặp Đế Quân, nhưng thực sự chẳng tìm nổi chút cảm giác yêu thương nào, đến một hai câu nói cũng không nói nổi, điệt nữ cảm thấy rất có lỗi với Đế Quân, vì thế cảm thấy rầu rĩ vô cùng”.

Ta an ủi nó: “Tro tàn đâu dễ nhen lửa, tình xưa cũng khó thắp. con đâu cần đau lòng như thế”.

Nó nghiêm nghị đáp: “Cuối cùng điệt nữ cũng hạ phàm, lại nhận thêm một món nợ ân tình nữa của minh chủ U Minh Ty, giữ được xác phàm của Trần quý nhân, nếu buông tay như thế, thì đã không báo được ơn, còn thiệt thòi rất nhiều, điệt nữ khổ tâm suy nghĩ hai ngày”, nó ngừng lại rồi nói tiếp, “điệt nữ chỉ còn cách niệm lưỡng sinh chú trên người mình. Bị pháp thuật trói buộc, ban ngày sẽ phải theo tính cách của Trần quý nhân làm điệu bộ yêu thương tôn sùng Đế Quân, khi mặt trời xuống núi mới được giải thoát. Lại không nghĩ rằng tính tình của Trần quý nhân kiếp trước là như vậy, mỗi khi đêm về, nhớ lại hình dáng ban ngày, điệt nữ đều cảm thấy khổ sở vô cùng, thực là mất mặt quá đi thôi”.

Ta nói ngược với lòng mình: “Con không cần áy náy làm gì, cũng không có gì là mất mặt cả”. Đột nhiên nhớ ra chuyện quan trọng, ta bèn hỏi nó, “Từ lúc con hóa thân thành Trần quý nhân để báo ơn đến nay, có cho Đông Hoa lợi dụng tý nào không?”.

Nó ngẩng người ra, lắc đầu nguầy nguậy: “Trần quý nhân trước đây cũng không được sủng ái. Con mượn thân xác nàng ta, trên trán lại nổi vết bớt, bị một tên chân nhân thối phán là yêu hoa, Đế Quân tuy không đày con vào lãnh cung, nhưng cũng chẳng thèm tới Hạm Đạm viện”.

Ta kêu lên kinh ngạc: “Vậy mỗi ngày con diễn bộ dạng yêu hắn tới mức chết đi sống lại như thế để làm gì?”.

Nó trịnh trọng thưa: “Cô cô nên nhớ chân thành yêu một người, là một chuyện cần phải hết lòng tận tụy, không thể trước mặt thì tỏ ra yêu, sau lưng lại tỏ ra không yêu”.

Ta đành ngáp một cái.

Phượng Cửu giờ đây thực khiến người ta an lòng. Nếu nó có thể báo ơn một cách thuận lợi, không cần ta và các thúc thúc của nó lo lắng, thì đâu có gì là không tốt chứ. Ta nghĩ vậy, đang định dắt Phượng Cửu còn đang dầu mỡ chảy tong tong trên mình đi về, tự tay rửa mặt mũi cho nó đi ngủ, thì đất bằng nổi cơn gió lành ào tới.

Tử Trúc Uyển xem ra đúng là đất lành.

Đêm nay, xem ra là thời khắc đẹp.

Chiết Nhan hiện hình giữa không trung, thần sắc hơi mỏi mệt. Trời cao đất rộng, cảnh tượng đêm nay thật hiếm thấy. Không nhẽ lão lại làm gì khiến tứ ca nổi giận sao?

Ta vẫn lặng im, nhấp ngụm trà.

Quả nhiên lão ta lên tiếng: “Nha đầu, mấy hôm nay Chân Chân có tới tìm ngươi không?”.

Giọng nói ấy khiến cho Phượng Cửu run lên bần bật, đã bao năm rồi nha đầu này vẫn còn thói quen ấy, thật là đáng thương.

Ta lắc đầu đáp: “Không phải tứ ca đi Tây Sơn tìm vật cưỡi của huynh ấy là Tất Phương điểu sao?”.

Lão ta bối rối cười: “Mấy hôm trước về rồi”. Rồi lại tiếp tục vò đầu, nói: “Tất Phương điểu của hắn đúng là tính tình hoang dại khó thuần”.

Lúc sắp đi, lão lại quay đầu nói với ta: “Có một chuyện quên nói với ngươi, sau hôm ngươi đến Đông Hải dự tiệc, cháu của Thiên Quân Dạ Hoa đến rừng đào tìm ta, hỏi dò ta chuyện cũ ba trăm năm trước của ngươi”.

Ta sửng sốt kêu lên: “A?”.

Lão ta chau mày nói tiếp: “Ta bảo hắn rằng năm trăm năm trước ngươi mắc trọng bệnh, ngủ liền hơn hai trăm năm mới tỉnh lại, hắn không hỏi gì thêm liền đi. Nha đầu, hôn sự của ngươi với hắn không phải lại hỏng rồi chứ?”.

Trận ác chiến với Kình Thương năm trăm năm trước không thể cho người ngoài biết, rốt cuộc Thanh Khâu và Kình Thương có hận thù gì mà thượng thần của Thanh Khâu lại đi đánh Kình Thương có chút không thể nói rõ được.

Ta lặng im một lát mới trả lời lão: “Không phải vậy đâu, Dạ Hoa chưa từng có vẻ muốn từ hôn”.

Lão gật đầu nói: “Vậy thì tốt”, rồi quay sang nói với Phượng Cửu: “Chân Chân rất nhớ tài nghệ nấu nướng của ngươi, lúc nào rảnh rỗi nhớ đến rừng đào chơi một chuyến nhé”. Phượng Cửu đang định đáp lời, lão lại nói: “Lưỡng sinh chú trên người ngươi cũng không tồi đâu” rồi vội vàng đi mất tăm.

Phượng Cửu ấm ức nhìn ta: “Cô cô, lão uy hiếp con”.

Muốn tìm một nhân tài dám đẩy hoàng đế giữa đám đông xuống nước ở trần gian quả thực khó như mò kim đáy bể. Vạn sự giúp Nguyên Trinh vượt qua kiếp nạn đều chuẩn bị sẵn sàng, duy chỉ thiếu có gió đông đẩy người này. Vốn ta định nhờ Phượng Cửu gánh vác, kết quả là nó ngẫm nghĩ hồi lâu rồi thành  thực thưa: “Con bị lưỡng sinh chú trói thân, cứ đến ban ngày là quên mất bản tính của mình, chỉ còn lại tính tình bẩm sinh của Trần quý nhân, nhớ nhung Đế Quân ngày ngày rơi lệ đêm đêm sầu não đến nỗi nôn ra máu. Theo như tính tình của Trần quý nhân thì không ngăn người ta đẩy người, làm rối kế hoạch của cô cô là đã tốt lắm rồi, cô cô bảo con tự tay đẩy Đế Quân xuống nước thực là không chuyện không thể thể làm được”. Ta đắn đo, ngẫm ra có lý, nên cũng không miễn cưỡng nữa. Nếu thực sự không tìm được người nào, thì chỉ có cách ta làm mà thôi. Nhưng hoàng đế vốn không thích người tu đạo, đến lúc đó ta có thể lội nước mò cá leo lên thuyển của hoàng đế hay không cũng là một câu hỏi lớn.

May mà Nguyên Trinh có một người mẹ hết lòng vì y, ta không nói đến cái người ngồi trong đạo quán kia. Đương nhiên người mẹ ở trong đạo quán cũng rất lo cho y, nhưng trước sau cũng chỉ lo về phương diện tu tiên học đạo, còn chuyện vặt vãnh đời thường thì chỉ hỏi han qua loa đôi chút.

Thế nên người mẹ dốc hết tâm can vì thần tiên Nguyên Trinh, chính là Thiếu Tân.

Lần này Thiếu Tân hạ phàm là muốn xem xem kiếp nạn của Nguyên Trinh được độ hóa ra sao, liền bị ta tóm được, đành phải thiệt thòi nhận trách nhiệm đẩy hoàng đế xuống nước.

Chủ ý ta rất hợp lý. Đến lúc đó nàng ta dùng tiên thuật ẩn thân, nhân lúc mỹ nhân định mệnh xuất hiện, mọi người đều tập trung ngắm mỹ nhân, Thiếu Tân đến sau hoàng đế khẽ đẩy một cái, tiện lợi biết bao, nhanh gọn biết bao, hiệu quả biết bao. Nhưng dùng tiên thuật để làm chuyện thay đổi số mệnh của Nguyên Trinh này, chung quy vẫn hơi thất đức, nàng ta lại là thai phụ, nếu mà pháp lực giáng lại bản thân, thì sẽ phải chịu ít nhiều báo ứng.

Ta nhìn Thiếu Tân đang vác cái bụng to như bụng trống, trầm tư nói: “Ngươi làm việc này e rằng hơi nguy hiểm, chi bằng tìm một người khỏe mạnh một chút”.

Thiếu Tân suy nghĩ một hồi, nói có thể nhờ phu quân của nàng ta là Bắc Hải Thủy Quân Tang Tịch đến hoàn thành chuyện thất đức này.

Full | Lùi trang 4 | Tiếp trang 6

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ