80s toys - Atari. I still have
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Truyện ngôn tình - Chuyện cũ của Lịch Xuyên - trang 3

Chương 11

5 giờ chiều tôi đúng giờ tới tiệm cà phê làm. Làm ca tối vẫn là ba người Tiểu Đồng, Tiểu Diệp và tôi. Tôi tan ca lúc 8 giờ, Tiểu Diệp làm tới 12 giờ, Tiểu Đồng làm tới rạng sáng ngày hôm sau mới tan ca. Tiểu Đồng ban ngày ngủ, thường xuyên trốn học, vậy mà cũng lên được năm thứ hai ngon lành, thật sự khiến cho người ta trố mắt. Tiểu Đồng nói, sở dĩ có thể đi một đường toàn đèn xanh vì anh ta dành thật nhiều thời gian điều tra thói quen dạy học và danh tiếng của mỗi vị giáo sư. Ví dụ như, một vị giáo sư hay bắt lỗi, thì sẽ không chọn môn của ông ta. Một vị giáo sư chấm bài rất nghiêm, sai một chút liền đánh rớt, không chọn. Một vị giáo sư thích điểm danh, không chọn. Một vị giáo sư không lên được phó giáo sư, tâm trạng không tốt, không chọn. Tốt nhất là loại giáo sư này, ngay tiết đầu tiên liền nói với mọi người : các em, môn này của thầy, muốn được 85 điểm thì khó, nhưng muốn rớt cũng không dễ.

Làm ở tiệm cà phê có ngàn điều không tốt vạn điều không tốt, có một điều tốt duy nhất, thì chính là luyện khẩu ngữ. Tuy rằng chỉ lúc nào cũng nói có mấy câu đó, nhưng muốn nói lưu loát cũng không dễ. Nếu gặp được người nước ngoài thích nói chuyện phiếm, lại đúng lúc đang rảnh, chỉ cần ông chủ không ở đó, nói chuyện khoảng 10 phút cũng không ai nói gì. Tiểu Đồng sẽ mở một con mắt nhắm một con mắt, anh ta cũng thích nói chuyện phiếm.

Hôm nay ở tiệm cà phê có một đám sinh viên người Anh, cơ hội hiếm có, tôi và Tiểu Đồng thừa dịp luyện khẩu ngữ một phen. Thời gian trôi qua rất nhanh, cuối cùng tôi cũng đứng bận rộn trước máy thu ngân, lúc sắp tới 8 giờ, Tiểu Diệp bỗng nhiên đi tới nói với tôi : “Đã lâu không gặp anh ấy.”

Tôi nhất thời không hiểu gì : “Đã lâu không gặp ai?”

“Vị Vương tiên sinh kia.”

“Đúng vậy.” tôi nói.

Kể từ lần tranh chấp đó, Tiểu Diệp chưa từng chủ động nói chuyện với tôi. Tiểu Đồng nói, chị ta đang chờ tôi chủ động đi giảng hòa với chị ta, ngụ ý là, để tôi ở thời điểm thích hợp cho chị ta một bậc thang, nếu không chị ta sẽ rất mất mặt, trong đầu chị ta tất cả đều là tương tư đơn phương, không có tâm trạng để ý tới một nhân viên nào trong tiệm. Nếu chị ta thật sự để ý tới tôi, vậy liền chỉ có một nguyên nhân, chị ta muốn biết tin tức của Lịch Xuyên.

“Gần đây em có gặp anh ấy không?” chị ta hỏi.

“Không có.” Tôi nói “Nghe nói anh ấy bị bệnh.”

Chị ta thất thanh nói “Hả! Bệnh gì?”

“Viêm phổi.” Tâm trạng không tốt, cũng lười đề phòng người khác.

“Sao em biết được?”

“Anh ấy nói cho tôi biết.”

“Không phải em nói không gặp anh ấy sao?”

“Email.”

“Cho chị địa chỉ email của anh ấy được không?” ánh mắt chị ta nhìn tôi chằm chằm chằm chằm, tôi nghĩ, nếu tôi nói không, nhất định chị ta sẽ bóp chết tôi.

Tôi viết địa chỉ email cho chị ta.

Tôi cũng không để ý gì, vì tôi nghĩ Tiểu Diệp thuộc dòng dõi thư hương, sẽ không tự nhiên đi viết thư cho người xa lạ.

“Cám ơn nha. Lần trước tới uống cà phê anh ấy bỏ quên một quyển vở ở đây. Chị tính hỏi xem chừng nào anh ấy tới lấy được.”

Không nói gì. Thiếu nữ đang yêu tràn đầy trí tuệ mà.

Làm việc xong tôi thay đồ đi ra, gió đêm rét lạnh tới tận xương, đã bắt đầu thời tiết của mùa đông, trên đường có từng miếng băng mỏng. Tôi mặc một chiếc áo lông hiệu Áp Áp, vừa dày vừa to, vốn chỉ dùng để đối phó khí trời rét buốt. Trước khi tới Bắc Kinh tôi mua chiếc áo này để dùng vào mùa đông, trong tiệm không có cỡ nhỏ, cũng không có cỡ trung, chỉ có một chiếc cỡ lớn, giảm giá 50%, tôi liền mua. Đây là lần đầu tiên tôi mặc nó, không gian rộng rãi bao cả người tôi lại, cho dù đeo túi ở trong áo cũng không có người nhận ra.

(Chỗ khí trời rét buốt, nguyên văn là khí tiết cửu tam, chỉ thời tiết lạnh giá, tuyết bay đầy trời, nóc nhà đầy tuyết í :D ).

Tôi vẫn tới trạm xe chờ xe như cũ, xe buýt chưa tới, tôi vẫn ngồi trên băng ghế sắt lạnh như băng kia học từ. Ngồi chưa đến 5 phút, một chiếc xe đột nhiên dừng lại, một giọng nói quen thuộc gọi tôi : “Tiểu Thu.”

Tôi ngẩng đầu, thấy chiếc SUV của Lịch Xuyên.

Tôi chưa từng thật sự đánh giá xe của Lịch Xuyên, thứ nhất là do tôi không có hứng thú với xe cộ, thứ 2, xe của anh luôn xuất hiện vào ban đêm, không dễ dàng quan sát kĩ càng. Cách lớp thủy tinh chỗ trạm xe, tôi mê hoặc quan sát, lần lượt vài vòng. Tất cả đều không thực như vậy. Tôi nghi ngờ tôi đang nằm mơ, sợ chỉ cần một cơn gió thổi qua, cảnh tượng này liền biến mất. Thật sự là Lịch Xuyên sao? Lịch Xuyên không phải đang ở bệnh viện sao?

Anh nhảy xuống xe, chống nạng đôi, mở cửa xe hộ tôi.

Giống như mới trở về từ một bữa tiệc nào đó, anh mặc một chiếc áo gió màu đen, bên trong là bộ đồ tây màu đen, cà vạt hoa văn màu lục, mùi nước hoa CK nhè nhẹ. Điều khác biệt duy nhất so với ngày xưa chính là anh không mang chân giả, nên chỉ có một chân.

Anh cúi người gài dây an toàn hộ tôi, hỏi : “Lạnh không?”

“Không lạnh.”

Anh đóng cửa xe, mở khí sưởi, khởi động ôtô.

Sau nhiều lần kích tình qua đi, hơn 1 tháng không gặp. Anh vẫn hoàn mỹ như vậy, vẫn anh tuấn như vậy, cho dù nhìn mặt anh từ góc độ nào đi nữa vẫn làm cho đầu óc tôi hỗn loạn.

“Giận anh à?” anh hỏi.

Tôi không hé răng.

“Cho dù tức giận thì cũng không thể mắng anh như vậy trong email đi?” anh cười lạnh “Dù gì anh cũng sửa proposal cho em. Tiếng Anh thật sự là càng học càng giỏi, từ nhỏ tới lớn cũng chưa có ai mắng anh như vậy.”

Khi anh nói “no means no”, tôi gửi lại cho anh hai chữ, mắng người.

(Chỗ này hình như tác giả không muốn nói ra câu chửi đó, chỉ ghi là 骂人的, có nghĩa là mắng chửi người).

“Dừng xe, cho em xuống.” tôi thẹn quá thành giận.

“Rất nóng tính.” Anh không để ý tới tôi, chạy xe thật nhanh.

“Dừng xe! Nếu không em gọi cảnh sát!”

“Đây là điện thoại của anh, em gọi 110 đi.” anh đưa điện thoại cho tôi, tiếp tục đi về phía trước.

Chưa tới 15 phút, xe chạy tới trường học. Lịch Xuyên nhảy xuống xe, mở cửa xe phía tôi ra.

Mặc dù Lịch Xuyên có lực cân bằng rất tốt, nhưng cơ thể tàn tật của anh nhìn vô cùng bất lực. Tim tôi lập tức mềm nhũn, nhẹ giọng nói : “Sao lại xuất viện rồi, bị em mắng cho xuất viện đúng không.”

“Chưa xuất viện, anh trốn ra.” Anh đưa túi cho tôi.

“Trời, mới chửi có một câu, không đáng để anh tức giận tới mức chạy từ bệnh viện ra để mắng em đi.”

“Nói không sai, đúng là anh tới tìm em tính sổ.” anh kéo tay tôi lại, kéo tôi tới trước mặt anh.

“Có biết em lo lắng cho anh cỡ nào không.” Tôi ôm lấy anh, chôn mặt vào ngực anh.

“Thật xin lỗi.” anh ôm tôi gắt gao “Thật ra em không cần lo lắng, anh sẽ tự chăm sóc mình, ngoài ra còn có y tá.”

“Em không có gây sự, em thề.” Tôi hôn anh, tìm kiếm động mạch trên cổ anh như ma cà rồng, sau đó hôn lên. Anh cúi đầu xuống hôn mặt tôi, hơi thở trong lành nhưng lạnh lẽo lần lượt thay đổi trên mặt tôi : “Sao lại mặc áo rộng như vầy? Rộng tới mức có thể nhét hai người vào.”

“Liền thích rộng, rộng thoải mái.” Tôi vươn tay vào trong áo gió của anh, vuốt ve lưng anh “Chỗ này có bị thương không? Đau lắm à?”

“Không bị thương.” Anh thấp giọng nói “Đừng sờ lung tung, được không?” mặc dù nói như vậy, một bộ phận trên người anh lại cứng ngắc lên.

Tôi nhớ lại lời thề vừa rồi, rút tay lại, cột dây lưng áo gió hộ anh

“Buổi tối em làm gì?” anh hỏi.

“Đến thư viện nghiên cứu proposal anh sửa cho em. Sửa lại nhiều như vậy, rất nhiều chỗ em không hiểu.”

“Không hiểu chỗ nào,” anh nói “Thừa dịp anh ở đây, anh giảng cho em, không phải rất tốt sao?”

“Vậy anh đi thư viện với em, được không?” tôi ôm tay anh.

“Hôm nay anh không mang chân giả, em ngại không?” anh thản nhiên hỏi.

“Không ngại. Dùng chân giả đi lại vất vả như vậy, tốt nhất anh không cần dùng mỗi ngày.” Tôi thốt ra, lại lập tức bất an nhìn anh một cái. Lịch Xuyên vô cùng yêu quý dung nhan, trong trường hợp chính thức tới giờ đều trau chuốt cẩn thận tỉ mỉ. Anh lại là một người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, có thể nghĩ, mất đi một chân, cả đời tàn phế, với anh mà nói là một sự đả kích lớn cỡ nào.

Anh nhìn tôi, muốn nói lại thôi.

Tầng 2 và tầng 3 thư viện đều là phòng tự học, mấy trăm chiếc bàn bỏ trong đại sảnh. Mấy trăm người ngồi trong đó học bài. Nếu như Lịch Xuyên đi vào, tuyệt đối sẽ gây ra một trận xôn xao.

Tôi dắt anh tới phòng đọc báo ở tầng 1, chỗ đó hơi lạnh, luôn luôn ít người.

Chúng tôi tìm được một chỗ, Lịch Xuyên nhận lấy áo khoác của tôi, bắt tại một bên, sau đó tự mình cởi áo gió ra.

Tôi lấy proposal ra từ túi sách, từ điển và vở. Đang định ngồi xuống, bỗng nhiên Lịch Xuyên nói : “Ngồi vào bên trái anh đi.”

Tôi đổi sang bên trái : “Anh thuận tay trái?”

“Không phải.” anh nói “Đúng rồi, kiểm tra giữa kỳ thế nào?”

Trời, anh còn nhớ chuyện này.

“Điểm trung bình 90, cách mục tiêu 5 điểm. Nỗ lực thêm chút nữa, học bổng có hi vọng.

“Bé ngoan. Trước nói tới việc em dùng article đi. Article tiếng Trung nói như thế nào?”

“Mạo từ.”

“Trước khái niệm không cần dùng mạo từ. Ví dụ như khi em nói space, em nói time, đó chỉ là concept, không cần dùng mạo từ.”

“À.”

“Còn có chỗ này nữa, trước triều đại phải có mạo từ.”

“Đều học hết rồi, nhưng không nhớ được.”

“Còn nữa, viết proposal có một nguyên tắc, không cần nói làm như vậy thì em sẽ có lợi ích gì. Nhắc tới đối với sinh viên khác, đối với trường học, đối với danh dự trường học sẽ có lợi ích gì.

Nói tới đây, anh thay đổi tư thế ngồi một chút. Lúc này tôi mới phát hiện, mất đi một nửa người, anh ngồi xuống chỉ còn một điểm tựa, cho nên rất khó ngồi thẳng, cũng rất khó ngồi ổn định, phải dùng một cánh tay đỡ cơ thể. Anh vẫn dùng tay phải đỡ lấy người mình.

Tiếp theo, anh giảng cho tôi vì sao cần sửa như vậy, giảng từng chỗ từng chỗ một, nói hơn 2 giờ liền. Tay trái viết chữ không thuần thục, liền viết láu lên trên giấy. Trí nhớ của Lịch Xuyên thật tốt, những từ đơn thật dài thật phức tạp, chưa bao giờ viết sai.

Cuối cùng, tôi cảm thấy nếu như anh vẫn tiếp tục giảng như vậy, sẽ mệt mỏi chịu không nổi, liền nói : “Chúng ta đi thôi, muộn quá rồi.”

“Em còn gì muốn hỏi không?”

“Không có. Hiểu hết rồi. Anh hai ơi anh quá mạnh mẽ – đây là chỗ tốt của tiếng mẹ đẻ.”

Anh nhịn cười.

“Tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của anh.” Anh nói “Anh lớn lên ở Thụy Sĩ, trải qua thời thơ ấu ở khu nói tiếng Pháp, đi học cấp 2 và cấp 3 ở khu nói tiếng Đức, tiếng mẹ đẻ của anh là tiếng Pháp và tiếng Đức.”

“Anh hai, sự sùng bái của em với anh dài dằng dặc như dòng sông, kéo dài không dứt.”

Anh đứng lên, lấy áo khoác hộ tôi, nhìn tôi mặc, sau đó tự mặc áo gió vào. Chúng tôi cùng nhau ra thư viện, lại đi tới chỗ anh đậu xe ở chỗ Hiệu trưởng.

“Em muốn đi ăn khuya không?” anh hỏi.

“Không đi, anh mệt rồi. Em về bệnh viện với anh, được không? Không thoải mái chỗ nào, em mát xa cho anh, được không? Sức kháng thể của em mạnh lắm, không sợ lây bệnh, thật đó.” Tôi lại gần cọ cọ anh.

“No.”

Anh đưa cho tôi một chiếc hộp nhỏ màu hồng “Anh mua cho em một chiếc điện thoại, nếu rảnh gọi cho anh.”

“Bệnh viện có chặn tín hiệu không?”

“Ngày mai anh xuất viện.”

“Nhanh lên xe đi.” tôi nói.

“Anh đưa em về phòng ngủ trước.”

Trên mặt đất đều là băng mỏng, nếu anh không ẩn thận bị ngã, ngã hư luôn chân còn lại thì làm sao bây giờ.

“Lần sau, được không? Đợi tới khi anh hoàn toàn bình phục rồi lại đưa em đi. Xem như em cầu xin anh.

“No.” anh nói “Mặt đất trơn như vậy, em lại không nhìn đường, anh sợ em bị ngã.”

Quay về phòng ngủ, tôi vui rạo rực. Ai cũng nhìn tôi, cảm thấy vẻ mặt tôi hôm nay vô cùng tốt, không giống bình thường.

“Ai, rốt cuộc cậu cũng đi ra từ bóng ma thất tình.” An An quan sát mặt tôi “Thật đáng mừng.”

Tôi rửa mặt, đi ra chỗ cầu thang gọi điện thoại cho Lịch Xuyên, trong vòng 3 giây anh liền tiếp : “Hi.”

“Sắp tới bệnh viện chưa?”

“Sắp rồi.”

“Tại sao lại là màu hồng?”

“Cái gì màu hồng?”

“Màu điện thoại.”

“Đây là màu của cô gái vị thành niên.”

“Em không phải cô gái vị thành niên.”

“Em chỉ có 17 tuổi.”

“Lịch Xuyên, anh bao nhiêu tuổi?”

“25. Có phải rất già không?”

“Không già không già, tuyệt đối không già. Cám ơn nha, anh ơi em rất thích anh!” tôi ngọt ngào gọi anh, vui vẻ gác máy.

Hôm sau là một ngày nắng đẹp. Chương trình học đã hoàn thành, mọi người đều đang chuẩn bị cho kì thi, tôi cũng không ngoại lệ, 7 giờ liền rời giường, pha một ly trà đặc liền tới thư viện. Hàng cửa sổ dài thẳng tắp, ánh nắng ấm áp, tôi mở sách vở ra, sách ôn tập, ôn tập ngữ pháp, ôn tập từ, bận tối mắt tối mũi.

Đến buổi trưa, tôi đi ra thư viện ăn cơm, điện thoại reo, truyền tới giọng nói của anh.

“Là anh, Lịch Xuyên.”

“Hi, Lịch Xuyên, anh xuất viện?”

“Cuối cùng cũng xuất. Vị bác sĩ này là người quen của bố anh, chỉnh anh sắp chết.” anh nói “Chiều nay, em có thể giúp anh một việc không?”

“Giúp gì, nói đi.”

“Anh có một người bạn hôm nay khai trương một triển lãm tranh, em đi cùng anh được không?”

“Không thành vấn đề, chỉ có điều em không hiểu hội họa, đứng ở đó có khi nào trông rất ngốc không?”

“Không không không, là như thế này. Anh cũng không muốn đi, nhưng quan hệ với cậu ấy khá tốt, từ chối không được. Triển lãm khai trương lúc 4 giờ, báo chí cũng có mặt. Cậu ấy muốn anh có mặt đúng giờ để cổ vũ, 7 giờ có tiệc rượu, cậu ấy hy vọng anh sẽ tham gia tiệc rượu.”

“Nói cách khác, chúng ta phải ở đó hơn 4 giờ?”

“Nếu em tới giúp, anh sẽ không cần tốn hơn 4 giờ.”

“Vậy à? Giúp như thế nào?”

“Chúng ta đi lúc 4 giờ, một giờ sau, em nói em đau đầu, chúng ta liền đi về.”

“Đau đầu? Lý do này có giả lắm không?”

“Giả hay không liền xem xem em diễn có giống hay không.”

“Không thành vấn đề, Lịch Xuyên. Triển lãm tranh có yêu cầu trang phục gì không? Áo đuôi tôm gì gì đó.”

“Có, phải mặc đồ dạ hội.”

“Tốt lắm, em phụ trách diễn, anh phụ trách trả tiền đạo cụ.”

“Em ăn cơm chưa?”

“Chưa.”

“Chờ anh, anh tới đón em. Ăn cơm trước, sau đó đi shopping.”

“Em đứng chờ anh trước cổng. Vừa lúc em phải đi ra cổng gửi thư.”

20 phút sau, Lịch Xuyên lái xe tới đón tôi. Anh nói anh cần thời gian khôi phục 1 tuần mới có thể mang chân giả. Không có chân giả anh đi đường rất thoải mái, nhưng ngồi xuống lại khó khăn. Công việc của anh cần ngồi thời gian dài để vẽ, cho nên anh không thể rời chân giả.

Anh vẫn mặc một bộ đồ tây màu đen, áo sơ mi màu đen, cà vạt màu tím. Dáng người thon dài, tao nhã khéo léo, lại kết hợp với khuôn mặt mê người kia của anh, đúng là vô vãng nhi bất thắng. Tôi nghĩ, một người như vậy, chỉ có một chân, vừa mới xuất viện, lại không thể thuyết phục người họa sĩ kia, tôi phải giúp anh mau thoát khỏi triển lãm tranh kia. Trọng trách trên vai tôi thật sự rất nặng

(Vô vãng nhi bất thắng – 无往而不胜 : vô địch, vô song, vô gì gì đó =.=, don’t ask me).

Lịch Xuyên hỏi tôi có muốn ăn đồ ăn Vân Nam không, tôi nói, tôi sẵn sàng đi ăn sushi với anh. Anh mang tôi tới một nhà hàng Nhật. Anh thích ăn sashimi, tôi chỉ thích ăn gà nướng. Tôi hỏi anh có bận không, anh nói toàn bộ công việc giải quyết hết ở bệnh viện rồi, còn hoàn thành trước thời hạn. Chúng tôi không ở lại nhà hàng lâu, vì tôi không muốn anh ngồi lâu. Anh không cầm đũa bằng tay trái được, tay phải lại không làm gì được, chỉ có thể dùng nĩa để ăn.

Sau đó chúng tôi đi tới một cửa hàng bán quần áo, tên không biết là tiếng Pháp hay tiếng Ý. Lịch Xuyên ngồi một bên đọc báo, tôi đi thử đồ, thử tám bộ đều rộng.

Tôi hỏi Lịch Xuyên “Làm sao bây giờ”

Lịch Xuyên ra vẻ muốn dẫn tôi đi, bà chủ nói “Dáng người của tiểu thư này thật sự quá nhỏ, nếu hai vị không ngại, tôi có thể mang cô ấy đi tầng 2 “Quần áo thanh thiếu niên” xem thử.”

Lịch Xuyên nói : “Sao chị không nói sớm, cô ấy chính là thanh thiếu niên.”

Té xỉu.

Bà chủ chọn cho tôi một bộ váy liền màu đen, có một vòng ren màu tím, lộ ra nửa bộ ngực. Tôi mặc thử một lần, vô cùng vừa người chưa tính, lại vẫn lộ ra vài phần gợi cảm. Đây là thời đại gì vậy, ngay cả trang phục cho thiếu nữ cũng thiết kế như vậy. Bà chủ chọn bra, túi xách, giầy phù hợp cho tôi.

Lịch Xuyên lấy thẻ tín dụng ra, nói với tôi : “Biết anh thích gì nhất ở em không?”

Tôi nói : “Cái gì?”

“Em ra quyết định vô cùng nhanh. Nếu là cô gái khác, chọn nguyên buổi trưa cũng chưa chọn xong.”

“Có phải anh từng chọn quần áo cho cô gái khác không?” thừa dịp bà chủ đi quẹt thẻ, tôi nhỏ giọng nói.

“Chẳng lẽ nhìn anh giống trai tơ lắm à?”

Tôi ngồi trên xe trang điểm, thưởng thức chính mình ở trong gương. Ôtô đi vào một ngõ nhỏ, Lịch Xuyên đang đi tắt. Ra đường lớn, trước mắt sáng ngời, xuất hiện một tòa nhà xa hoa. Chúng tôi xuống xe ở cửa lớn, anh đưa chìa khóa cho bảo vệ, bảo vệ đưa ôtô vào gara hộ anh.

“Bạn anh vẽ theo phong cách nào?” cũng không phải lễ trao giải Oscar, nhưng tôi vẫn cảm thấy hơi hồi hộp.

“À, cậu ấy là Pomo.” Thấy tôi khó hiểu, anh còn nói : “Postmodern. Phong cách hiện đại.”

Tôi hoàn toàn không biết gì về tiền hiện đại, nói chi tới hiện đại.

“Em không cần nói gì cả.” anh an ủi tôi “Chỉ cần giả vờ xem tranh, chán thì ăn vài miếng thịt bò khô.”

Trước khi lên xe, anh mua cho tôi một gói thịt bò khô, đồ ăn vặt tôi thích nhất, nhét trong túi xách mới mua. Dọc theo đường đi Lịch Xuyên đều nói tôi là thiếu nữ ngây thơ, vì tôi thích tất cả những thứ sáng lấp lánh. Trên chiếc túi xách kia không hề thiếu hạt lấp lánh, cầm trong tay, quả nhiên sáng lấp la lấp lánh.

“Làm vậy không thích hợp lắm đi.” tôi nói.

“Sợ gì, đây là triển lãm tranh hiện đại.” anh chống nạng, chăm chú đi đường. Tôi ngẩng đầu thật cao, đi cạnh anh.

Ngay cửa phòng triển lãm đã đứng một loạt người. Trong đó có một người thanh niên tóc dài mặc áo choàng nhanh chóng chạy lại : “Lịch Xuyên!”

“Không muộn đi.” Lịch Xuyên đi lên bắt tay với anh ta, giới thiệu tôi : “Đây là Tạ Tiểu Thu tiểu thư, sinh viên. Đây là Giang Hoành Khê tiên sinh, họa sĩ nổi tiếng.”

Chúng tôi bắt tay, chào hỏi.

Đứng cạnh Giang Hoành Khê là phu nhân của anh ta, một vị nữ sĩ trẻ tuổi, gương mặt kinh diễm, tóc vấn cao cao, không có một sợi rối, thần thái cao quý.

“Quý Liên.” Lịch Xuyên giơ tay ra : “Đã lâu không gặp.”

Hai người bắt tay, Lịch Xuyên giới thiệu tôi : “Đây là Tạ tiểu thư, Tạ Tiểu Thu, sinh viên khoa tiếng Anh. Đây là Diệp Quý Liên nữ sĩ, họa sĩ quốc họa.”

“Hạnh ngộ.” tôi nói.

“Hạnh ngộ.” Quý Liên cười kéo tay tôi : “Tiểu Thu, em học trường nào?”

“Đại học sư phạm S.”

“Lịch Xuyên, bọn mình chuẩn bị sô pha cho cậu, bây giờ cậu có cần nghỉ ngơi không?” Quý Liên nhìn thoáng qua đùi phải trống trơn của Lịch Xuyên, tức thì giật mình. Hiển nhiên Lịch Xuyên rất ít khi ở trường hợp chính thức không mang chân giả.

“Cảm ơn, không cần.”

Lúc này lại có thêm một người trung niên, mặc âu phục màu xám, vẻ mặt thần bí mà kiêu căng. Diệp Quý Liên vội vàng nói : “Để tôi giới thiệu : Đây là Hàn Tử Hư tiên sinh, ông chủ phòng tranh Tử Thảo, họa sĩ nổi tiếng, chuyên gia định ngọc.”

(Hàn Tử Hư – 韩子虚 : Tử Hư = đồ giả dối =))).

Đây là thời đại gì vậy, tại sao người tới đây đều là “gia” nha.

Sau đó Diệp Quý Liên giới thiệu Lịch Xuyên : “Vị này là Vương Lịch Xuyên tiên sinh, tổng tài CGP Architects, Kiến trúc sư, sinh viên cao học khoa Kiến trúc đại học Havard, chủ nhân giải thưởng Thiết kế Kiến trúc AS-4 của Pháp năm ngoái. Trên tay anh ấy hiện giờ có hơn 50 hạng mục thiết kế ở Trung Quốc. Lịch Xuyên, có cần mình thuận tiện giới thiệu bố và anh trai cậu không?”

Lịch Xuyên lắc đầu : “Không cần.”

( Lịch Xuyên cũng là tổng tài nha =)), mà mình nói thêm, anh í là virgin thật đấy =)) )

Chương 12

Tôi kéo tay Lịch Xuyên, đi về phía dành cho khách ký tên của triển lãm. Lịch Xuyên rồng bay phượng múa ký tên của chính mình. Tôi cẩn thận nghiên cứu, một kiểu chữ nhìn không rõ, có lẽ là một kiểu viết cổ nào đó. Sau đó, tôi ký tên của mình vào, nhỏ như con kiến, ngay sát dưới tên anh.

Anh cúi đầu nhìn tôi : “Tại sao lại ký tên nhỏ như vậy?”

“Anh là nhân vật lớn em là nhân vật nhỏ.”

“Ký một lần nữa, được không? Người không biết rõ còn nghĩ rằng tên anh còn có hậu tố.”

Tôi ký một cái to hơn, để trên tên anh : “Như vậy được không?”

Anh mỉm cười : “Được.”

“Vương tiên sinh, triển lãm có phòng khách chuyên môn dành cho ngài nghỉ.” Cô gái phụ trách tiếp đón khách nhỏ nhẹ nói, hiển nhiên có người dặn dò trước “Đi ra cửa này, nhìn phía bên trái.”

“Cảm ơn.” Lịch Xuyên bỏ cây bút ký tên trên tay tôi xuống, hỏi : “Phòng treo đồ ở đâu?”

“A, ở trong này.” Cô gái cười khanh khách nói, cô ta không dám nhìn Lịch Xuyên, khuôn mặt cũng đỏ bừng.

Lịch Xuyên cởi áo khoác hộ tôi, giao luôn áo gió của anh cho cô gái đó.

Cô gái bị hành động đầy ga lăng của anh đả động, cầm áo gió có vẻ như đang nghĩ gì đó, ngơ ngẩn cả người, sau một lúc lâu, đưa một tấm thẻ cho Lịch Xuyên : “Dùng cái này để lấy quần áo, mời ngài cầm.”

Đèn trong triển lãm không sáng không mờ, tỏa ra từ trong trần nhà. Bốn vách tường đều treo tranh. Giữa đó là vài chiếc cửa sổ phong cách cổ điển. Hội họa phong cách hiện đại, đặt ở khu thiết kế theo phong cách lâm viên, có vẻ rất khác biệt.

“Em thích xem mấy bức tranh này sao?” Lịch Xuyên đứng bên cạnh hỏi.

“Không thích lắm, xem cũng không hiểu.” tôi nói “Nhưng mà triển lãm này thiết kế rất khác biệt, em rất thích.”

Tôi thấy trên mặt anh có vẻ tươi cười đắc ý.

“Là anh thiết kế?”

“Nếu không tại sao người ta mời anh tới?”

“Như vậy, Kiến trúc sư Vương, anh thuộc phong cách gì?”

“Chủ nghĩa tự nhiên. Tận dụng khả năng để siêu việt hạn chế của thời đại.”

Tôi nghĩ tới một vị hiền triết mà tôi biết : “Có phải kiểu như Trang Tử hay không?”

“A, em cũng biết Trang Tử?” anh hơi giật mình “Trang Tử là nhà triết học người Trung Quốc mà anh thích nhất.”

“Anh hai ơi, anh chỉ biết được 950 từ tiếng Hán.” Tôi cười “Nói Trang Tử với em, có phải hơi xa xỉ hay không?”

“Anh từng đọc bản dịch tiếng Pháp rồi, học đại học còn chọn môn này nữa. Đáng tiếc giáo sư là người Trung Quốc, khẩu âm quá nặng, tới cuối cùng anh vẫn chưa hiểu rõ hết. Nhưng mà, em cũng không phải khoa tiếng Trung, so sánh kiến thức về Trang Tử, chúng ta cũng là kẻ tám lạng người nửa cân đi.”

“Bố em là nhà thực tiễn chân chính về triết học Trang Tử. Ông hướng tới tự nhiên, cho nên từ thành phố về nông thôn. Nhà em không cần điện thoại, không có TV, ngay cả xe đạp cũng không mua. Bố em từ khi em còn nhỏ liền nói cho em biết, đi bộ tốt hơn bất cứ thứ gì. Nhưng mà, em với em trai đều phản bội ông. Không có xe đạp, bọn em xin ông ngoại cho tiền, không có TV, bọn em để dành tiền tiêu vặt đi mua.”

Anh thật giật mình : “Vậy à? Bố em cự tuyệt nền văn minh hiện đại?”

“Bố em nói, hiện đại và cổ đại không có khác biệt về bản chất.”

“Thật là làm người khác tỉnh ngộ,” Lịch Xuyên nhìn tôi, trên mặt có ý cười, thản nhiên, đầy ẩn ý.

Người trong triển lãm dần dần nhiều lên. Nhưng đều là những họa sĩ thuộc trường phái hiện đại cổ quái. Đa số là người trẻ tuổi. Diệp Quý Liên tranh thủ lúc rảnh rỗi lại đây nói chuyện với chúng tôi, còn hẹn tôi sau này nếu rảnh thì đi dạo phố. Tôi nghĩ nữ họa sĩ đều rất kiêu ngạo, không ngờ Diệp Quý Liên lại hiền hòa như vậy, không khỏi thích chị ta hơn một chút.

Tôi vụng trộm nhìn đồng hồ, mới 10 phút, hỏi Lịch Xuyên : “Đứng lâu như vậy, anh có mệt không?”

“Không mệt.” mặc dù anh mang theo nạng, nhưng thật ra lúc đứng thẳng, rất ít khi dựa vào nó.

“Ai, em cảm thấy, thật ra, trong triển lãm vẫn có một hai người không giống họa sĩ lắm.” tôi nhìn một người trong đám người, nói.

“Vậy à?” theo tầm mắt của tôi, Lịch Xuyên nhìn một người đàn ông trung niên mặc âu phục màu xám, mặt chữ quốc, ngực gài một cây bút máy. Ông ta trông có vẻ như đang tìm người, sau đó, có vẻ như ông ta tìm được người cần tìm rồi, sau đó, ông ta đi thẳng về phía chúng tôi.

Lúc đó, chúng tôi đang đứng cùng chỗ với một đám sinh viên Mỹ viện trung ương, muốn thời gian trôi qua nhanh một chút. Lúc đó bọn họ đang bàn về Kandinsky, chúng tôi giả vờ nghe.

“Xin hỏi, ngài là Vương tổng sao?” người đàn ông trung niên kia nói.

Lịch Xuyên giật mình, tiện đà nói : “Xin hỏi tiên sinh tìm ai?”

“Vương Lịch Xuyên tiên sinh CGP Architects.”

“Là tôi.”

Người kia lấy danh thiếp ra : “Xưởng trưởng xưởng thủy tinh Đông Phong, Hứa Kiến Quốc”

Tôi khó hiểu, tại sao xưởng trưởng xưởng thủy tinh cũng tới triển lãm tranh hậu hiện đại?

“Hứa tiên sinh, ngài tim tôi có chuyện gì không?”

“Vương tổng là kiến trúc sư trưởng của Tòa cao ốc Hương Tạ, khu đô thị mới Vạn Khoa và khách sạn Long Cương đúng không?”

Lịch Xuyên chần chờ một chút, nói : “Vâng.”

“Chúng tôi là doanh nghiệp cỡ vừa trong nước, có sản xuất loại kính hai lớp phù hợp cho ba công trình trên.”

“Tôi chỉ phụ trách thiết kế tổng quan và phối cảnh thôi. Ngài phải đi bàn bạc với đơn vị thi công.”

“Chúng tôi đã điều tra qua bối cảnh của ngài. Ngài là A&E, có nghĩa ngài là Kiến trúc sư, cũng là Kỹ sư kiến trúc. Nếu ngài nói cần đạt được hiệu quả như trong thiết kế thì cần một loại vật liệu nào đó, thì đơn vị thi công không thể không mua.”

Lịch Xuyên không biểu hiện gì : “Loại tường kính này là sản phẩm mới, trước mắt trong nước đúng là có vài xưởng sản xuất, nhưng chỉ tiêu kỹ thuật không đủ tiêu chuẩn. Bình thường chúng tôi đều nhập khẩu từ châu Âu.”

“Vương tổng, xưởng của chúng tôi có thể sản xuất được kính đạt tiêu chuẩn, về mặt giá cả, lắp đặt, ngài có thể tiết kiệm không ít tiền cho nhà đầu tư. Ngoài ra còn được tiếng duy trì ngành công nghiệp của địa phương. Sao lại không làm?”

“Tường kính lát ngoài do xưởng của ngài sản xuất có thể không có vấn đề, nhưng mà, kính ở bên trong Low-E chỉ sợ khó đật. Ngoài ra, kỹ thuật lắp tường kính cũng rất khó khăn, phải kết nối tốt với hệ thống thông khí, bình thường chúng tôi đều thuê công ty cố vấn lắp đặt.”

“Mọi sự tại nhân. Chất lượng tường kính của xưởng chúng tôi bằng với chất lượng của các nhà thầu chuyên nghiệp, lại có kinh nghiệm hai năm thi công công trình tường kính hai lớp. Ngoài ra, chúng tôi còn đầu tư tiền mời cố vấn lắp đặt từ Thụy Sĩ tới.”

”Vị cố vấn nào?” Lịch Xuyên hỏi.

“Andrews tiên sinh của công ty Mật Lâm.”

“Ngài đợi chút, tôi gọi điện thoại một lát.” Lịch Xuyên lấy điện thoại di động ra, gọi một số, sau đó, anh nói gần 5 phút tiếng Pháp rồi mớ gác máy.

“Là Andrews kêu ngài tới tìm tôi?” Lịch Xuyên nói “Ngài cho ông ta bao nhiêu tiền? Hửm?”

“Tôi có hơn 3000 công nhân, có đủ năng lực sản xuất, chỉ là không có đủ đơn đặt hàng. 3000 công nhân, cộng thêm người nhà, hơn 1 vạn người. Đang cần thức ăn.”

Lịch Xuyên không hiểu từ kia, nhìn tôi, tôi dùng tiếng Anh nói : “Ý nói đang chờ anh cứu mạng.”

“Hứa tiên sinh, ngài có trách nhiệm với công nhân của ngài, tôi có trách nhiệm với công trình của tôi, mỗi người có một nhiệm vụ riêng, ngài nói đúng không? Đây không phải phim truyền hình, đừng nói chuyện cảm tình với tôi.”

Tôi lé mắt. Nói là người này không biết tiếng Trung, nhưng lúc cần thể hiện thì tuyệt đối sẽ không thua kém ai.

“Vương tổng, ngài không biết văn hóa của Trung Quốc cho lắm. Điểm khác biệt lớn nhất giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Trung Quốc chính là, văn hóa của chúng tôi liên quan tới tình cảm, tới tình người, tới quan hệ với nhau.” Hứa Kiến Quốc không kiêu ngạo cũng không nịnh nọt nói.

Lịch Xuyên dùng tiếng Anh hỏi tôi : “Cái này là văn hóa của bọn em à?”

Tôi nói : “Đúng vậy. Vị xưởng trưởng này rất có kinh nghiệm đấu tranh với nhà tư bản.”

“Nhà tư bản?” lông mày Lịch Xuyên không tự giác nhướn lên.

“Cũng là bản chất của giai cấp của anh.” tôi bổ sung, vẫn dùng tiếng anh, ngọn cờ giương cao, kiên định đứng về phía đồng bào Tổ Quốc.

“Hứa xưởng trưởng, tường kính của ngài dùng hệ thống điều hòa gì?”

“Hệ thống AVA, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, khỏe mạnh, thoải mái. Vương tổng, tôi không trông cậy ngài đồng ý ngay lúc này, chỉ hy vọng ngài rút chút thời gian tới xưởng của chúng tôi xem một chút tình trạng sản xuất và hàng mẫu.”

“Xưởng của ngài ở đâu?”

“Trầm Dương.”

Lịch Xuyên nghĩ ngợi một chút, nói : “Như vậy đi, ngày mai ngài tới văn phòng của tôi bàn bạc, được không? Đây là điện thoại của tôi, mời ngài hẹn trước với thư ký một chút.” Anh viết cho ông ta một số điện thoại.

Vị xưởng trưởng kia nhận lấy tờ giấy, thật nghiêm túc bắt tay anh : “Vương tổng, cảm ơn ngài cho xưởng chúng tôi cơ hội này.”

“Không khách khí.”

Vị xưởng trưởng kia nhanh chóng cáo từ, bộ dạng vô cùng bận rộn.

Thừa dịp này, tôi đi toilet một chuyến, khi trở về, thấy Lịch Xuyên đang đứng nói chuyện với Giang Hoành Khê và phu nhân của anh ta, tôi không đi quấy rầy, chính mình một người đứng xem tranh.

Ngày mai kiểm tra nghe và nói, trong lòng tôi đang tụng từ.

Một lát sau, có người đứng cạnh tôi, hỏi : “Tiểu thư rất thích bức tranh này sao?” anh ta nói “Tôi thấy cô đứng trước nó thật lâu.”

Tôi xoay người, nói chuyện là một vị thanh niên hào hoa phong nhã, khuôn mặt kiểu thư sinh cổ điển, thanh tuấn, tao nhã, chỉ là kiểu tóc có chút quái đản, hơi phóng đãng không kiềm chế được.

“Tống Thanh. Tống trong Giang Tống, Thanh trong rõ ràng. Mỹ viện Tây An.” Anh ta tự giới thiêu.

Tôi ngẩng đầu tim Lịch Xuyên, hy vọng anh tới cứu tôi, anh đứng cách tôi rất gần, chỉ có điều đang quay lưng về phía tôi, nói chuyện vui vẻ với vợ chồng Giang Hoành Khê.

“Đúng vậy.” tôi giả vờ thâm trầm “Rất thích.”

“Như vậy, theo ý tiểu thư, chủ đề của bức tranh này là gì?” anh ta tiếp tục hỏi, có vẻ rất có hứng thú, bộ dạng giống như rất muốn nghe tôi nói chuyện vậy.

Tôi vội vàng nhìn bức tranh kia. Trong tranh là khuôn mặt người, nhưng mà, ngũ quan trên mặt là bộ phận sinh dục của phụ nữ.

Tôi nuốt nuốt nước bọt, trầm mặc một lát : “Đây là một khuôn mặt người.” vớ vẩn.

Tổng Thanh mê hoặc nhìn tôi, chờ tôi nói tiếp. Tôi chỉ phải tiếp tục nói :

–“Mặt người…là công cộng, ai cũng có thể nhìn thấy.”

–“Cơ thể con người, là che giấu, dục vọng, không thể nhận ra.”

–“Cho nên khuôn mặt người này, có nghĩa dục vọng từ che giấu biến thành công khai. Miệng trùng hợp với âm đạo, nói lên tình dục hiện đại và cổ đại cũng có bản chất khác nhau.”

“Bản chất khác nhau chỗ nào?” Tống Thanh hứng thú dạt dào hỏi.

“Vật dẫn thay đổi. Đúng không. Dục vọng hiện đại nói lên qua miệng chứ không phải qua bộ phận sinh dục.”

Con bà nó, tôi bất cứ giá nào : “Miệng là cái gì? Miệng tượng trưng cho cái gì, anh nói xem?”

Tứ hai bát thiên kim, một câu hỏi phản công.

“Ngôn ngữ?” anh ta thử trả lời một câu.

Tôi dẫn dắt anh ta : “Ngôn ngữ, thanh âm, ký hiệu, văn bản, miệng, phương pháp truyền bá không chính thức…”

“Cho nên…”

“Tình dục hiện đại phải thông qua văn bản đạt đến thỏa mãn, mà không phải cảm quan. Chính như bức tranh này, kỳ thật anh phải tại góc này vẽ thêm một vật.”

“Vật gì vậy?” anh ta có vẻ sợ hãi.

“Một tảng đá.”

“Vì sao?”

“Tảng đá không có dục vọng.” tôi phải đưa ra kết luận : “Sinh ra dục vọng từ một vật không có dục vọng, chỉ có nghệ thuật gia theo trường phái hiện đại mới có thể làm được.”

Lại nhìn Lịch Xuyên, anh đưa lưng về phía tôi, cười đến phát run cả bả vai.

Tống Thanh giật mình ngộ ra, nói : “Tiểu thư cao kiến. Tôi đúng là tác giả bức tranh này, lý giải của cô có chứa nhiều dẫn dắt. Đã có một thời gian dài tôi chưa từng nghe được phân tích nào sâu sắc như vậy. Xin hỏi, cô có số điện thoại không? Khi nào rảnh, tôi có thể mời cô uống cà phê không?”

Một bàn tay khoác qua vai tôi, Lịch Xuyên đột nhiên chen vào : “Không có, cô ấy là sinh viên, không có điện thoại.”

“A.” Tống Thanh bất mãn liếc nhìn Lịch Xuyên một cái, cảm thấy anh lại đây phá vỡ cuộc nói chuyện của chúng tôi, thật thô bạo. Không để ý tới Lịch Xuyên, tiếp tục chỉ vào bức tranh bên cạnh nói : “Tiêu thư, bức tranh kia cũng do tôi vẽ, có thể nghe cao kiến của tiểu thư sao?”

Tôi dời ánh mắt qua, chỉ nhìn thấy một vệt sáng màu đỏ tươi lóa mắt.

Giống máu đỏ. Giữa những sợi dây nhỏ, màu đỏ thẫm, giống như mạch máu được khuếch trương lên.

Tôi nhanh chóng cúi đầu, tay không tự chủ kéo lấy Lịch Xuyên.

Tôi muốn giữ bình tĩnh, nhưng trong đầu trống rỗng, tôi nghe thấy tôi nói : “Lịch Xuyên, mang em rời khỏi chỗ này!”

Sau đó tôi cũng không biết bất kì điều nữa.

Tôi tỉnh lại, thấy mình nằm trên một chiếc sôpha thật thoải mái. Miệng ngòn ngọt, giống như uống nước đường vậy.

Lịch Xuyên ngồi bên cạnh, nắm tay tôi.

“Muốn uống nước không?” anh hỏi.

Tôi lắc đầu.

“Sao không nói cho anh biết.” mặt anh cứng ngắc “Em có chứng sợ máu?”

“Không nghiêm trọng lắm.” tôi chậm rãi hô hấp.

“Nhưng mà, em còn xem phim kinh dị…”

“Em nghĩ như vậy có thể chữa khỏi cho mình.”

“Không phải máu của em, em có bị choáng không?”

“Em chỉ bị choáng lúc thấy máu người khác thôi. Thấy máu của chính mình ngược lại lại không choáng.”

Tôi muốn ngồi dậy, anh đè tôi lại “Nằm thêm chút nữa.”

“Em là trời sinh như vậy, hay là do yếu tố tâm lý?”

“Mẹ em sinh em trai, mất máu nhiều quá mà chết.” tôi nói “Lúc đó em ở cạnh bà.”

“Vậy à? Loại bệnh viện nào lại cho con nít đứng cạnh xem cảnh sinh đẻ?”

“Mẹ em sinh em trai ở nhà. Bà không chịu đi bệnh viện.”

“Vì sao?”

“Bà rất tự tin, kết quả xảy ra chuyện, điều kiện chữa bệnh ở nông thôn kém, hết thảy đều không kịp nữa rồi. Chính bản thân mẹ còn không biết mình sẽ xảy ra chuyện, trước khi chết còn hỏi em có thích em trai hay không.”

Lịch Xuyên không nói gì, vẫn vuốt ve mặt tôi, tóc tôi : “Anh cũng không có mẹ. Mẹ anh qua đời rất sớm. Tai nạn xe cộ.”

“Mẹ anh làm nghề gì?”

“Nói với em thế này nhé,” anh tự uống một ngụm nước “Anh là Kiến trúc sư, đúng không?”

“Đúng vậy.”

“Nghe thêm chút nữa em sẽ thấy phiền.” anh nói “Anh trai anh cũng vậy, bố anh cũng vậy. Mẹ anh cũng vậy. Chú anh cũng vậy. Ông nội anh cũng vậy.”

“Bà nội anh cũng vậy?”

“Cũng vậy? Em còn muốn nghe nghề nghiệp của gia đình anh nữa không?”

“Chị họ anh cũng vậy à? Anh có chị họ không?”

“Cũng vậy.”

“Lịch Xuyên, lịch sử nhà anh, cũng quá chán nản đi.”

“Liền là như vậy. Ha ha.”

Chương 13

Lịch Xuyên nói, lúc tôi mới ngất xỉu anh còn tưởng là tôi giả vờ, tính nhờ Giang Hoành Khê đưa tôi vào trong xe của anh, sau đó chuồn đi theo kế hoạch đã được định trước. Không ngờ lại phát hiện mạch của tôi đập khác thường, nhanh chóng đưa tôi lên phòng nghỉ, đút nước đường cho tôi. Tòa nhà kia là khu dân cư cao cấp, tầng 2 có một phòng khám. Anh mời một vị bác sĩ tới khám cho tôi, hỏi nguyên nhân, vị bác sĩ kia nói có thể do tôi có chứng sợ máu. Bình thường chỉ cần nằm nghỉ khoảng 10 phút là khỏe.

Anh nhìn nhìn đồng hồ của mình : “Em đã nằm 20 phút rồi, tại sao mặt vẫn trắng bệch như vậy.”

Tôi ngồi dậy, cười ha ha : “Mặt của em trắng, là do em bôi phấn. Em trang điểm, hiểu không?”

“Da em như vậy là đẹp rồi, tuổi còn nhỏ, trang điểm làm gì.”

“Thành thục và gợi cảm, là mục tiêu theo đuổi suốt đời của em.” Tôi vừa dứt lời, phát hiện anh vẫn nhìn tôi, không nói được một lời, giống như một hình ảnh dừng lại trong một bộ phim tình cảm vậy.

“Tiểu Thu, em là thần tiên, em là đồ dở hơi, em phóng điện khắp nơi, anh như lâm vào vực sâu.” Anh đứng lên, đưa áo khoác cho tôi “Khoác chiếc áo gợi cảm này vào, chúng ta về nhà thôi.”

Chúng tôi trở về Hoa viên Long Trạch như một cơn gió, vào nhà anh, anh đặt tôi ở trên cửa, khẩn cấp hôn tôi : “Tối nay ở lại với anh, được không?”

“Mai em phải kiểm tra, môn nói và nghe.”

“Chỉ còn một ngày nữa, bây giờ mới chuẩn bị có tác dụng gì sao?”

“Lâm trận mới mài gươm, không sắc thì cũng sáng.”

“Chiều mai anh đi công tác, có một dự án sắp khởi công ở Hạ Môn, phải đấu thầu.”

“Đi bao lâu?”

“Ba tuần.”

“A!” tôi nói “Lâu lâu mới gặp được một lần, lại phải đi.”

“Cho nên, phải tranh thủ, đúng không?” anh cởi áo khoác của tôi ra, cúi đầu xuống, hôn lên ngực tôi. Hai tay anh vòng qua lưng tôi, kéo khóa kéo xuống. Tôi hơi e lệ nhích về sau một chút, vì cơ thể tôi vẫn dừng lại ở thời kì con gái, khung người rất nhỏ, bộ ngực cũng nhỏ, giống một con thằn lằn bò lên người anh vậy. Tôi ôm lấy eo anh, ném nạng của anh xuống, để anh dựa lên trên người tôi.

“Hi, anh có nặng lắm không?” thấy tôi bị anh đè sắp té, anh vội vàng chống hai tay lên cửa.

“Không nặng…” tôi đã bị anh hôn thần hồn điên đảo, ghé vào lỗ tai anh thì thào nói “Lịch Xuyên, em yêu anh! Tận tình tra tấn em đi!”

Chúng tôi người đầy mồ hôi đi tắm rửa, đều tự đi vào phòng tắm.

Lịch Xuyên nói, trong phòng tắm của anh toàn là phương tiện dành cho người tàn tật, người bình thường đi vào, sẽ tưởng đó là phòng tra tấn của Quốc Dân Đảng. Anh chưa nói thì không sao, vừa nói xong, tôi liền đi vào quan sát. Thật ra phòng tắm cũng không âm u như anh nói. Ở trong rộng rãi thoải mái, còn có một sô pha. Chỉ có điều khắp nơi đều có tay vịn, giá đỡ. Sàn cũng lát vật liệu đặc biệt. Sau đó, có một chiếc xe lăn khéo léo, ngăn tủ bên cạnh để đầy khăn tắm.

“Nhìn trộm một lát được không? 5 phút thôi?” tôi cười hì hì nhìn anh.

“No.” anh kéo tai tôi, ném tôi ra phòng tắm.

Phòng tắm ở trường lúc nào cũng đầy hơi nước, khó có chỗ để tôi tắm rửa sảng khoái. Tôi tắm thật lâu, lúc đi ra, thấy Lịch Xuyên khoác áo choàng tắm, ngồi trên sôpha uống bia.

Anh đứng lên, hỏi tôi “Muốn uống gì không?”

“Bia lạnh.”

“Không được. Cái đó là để cho đàn ông uống.” anh đi vào bếp, mở tủ lạnh ra, nhìn quanh một hồi : “Anh pha trà sữa nóng cho em, được không?”

“Được rồi.” tôi sôi nổi đi vào bếp, phát hiện phòng bếp của anh mới tinh, không có một hạt bụi, hiển nhiên, anh chưa bao giờ nấu cơm.

“Lò vi ba này anh dùng lần nào chưa?” tôi vuốt ve lớp vỏ ngoài bóng loáng của lò vi ba, ở trên không có lấy nửa giọt dầu văng ra.

“Chưa.”

“Vậy sao anh còn thiết kế phòng bếp làm gì? Không xây luôn cho nhanh.”

“Đúng là một thiết kế sai lầm.” anh nói “Làm Kiến trúc sư, bọn anh chỉ dồn tâm tư vào thiết kế cho phòng khách thôi.”

“Thật ra, em có thể hầm canh ở đây.” Tôi nói, tiện tay mở tủ bếp ra, phát hiện ở trong tô dĩa chén bát đầy đủ, phân loại ra chỉnh tề : “Lần sau em mua nguyên liệu hầm canh xương cho anh uống đi. Kiểu phổ biến, nhẹ nhàng thanh đạm. Còn có canh đầu cá đậu hủ, cũng rất bổ dưỡng.”

“Nói làm anh thấy thèm, không bằng bây giờ chúng ta đi mua đồ ăn đi.” anh tìm chìa khóa phòng “Gần đây có một siêu thị. Không xa, đi bộ một hồi là tới.”

Lịch Xuyên nói không xa, kết quả chúng tôi đi nửa tiếng mới tới cái siêu thị mà anh nói kia. Lần này anh không để ý sự phản đối của tôi mang chân giả vào, lý do là anh có thể có một bàn tay trống để nắm tay tôi. Vào siêu thị, tôi đẩy một chiếc xe chứa đồ, không tìm được xương, liền đến chỗ bán cá mua một con cá Lư. Mua hành và gừng để hầm canh, mua đậu hũ, cần tây và bách hợp, mua thêm một chút đồ ăn mặn. Lịch Xuyên mua vài đồ ăn cho mình, lại dặn tôi mua thêm vài thứ đồ hộp, như vậy tôi có thể chuyên tâm ôn bài, không cần lo lắng chuyện ngày ba bữa.

Tôi lại mua thêm một ít vịt lạp, lạp xưởng, và nấm đông cô.

“Mua thêm chút đồ ăn vặt đi, bánh, đồ uống, cà phê và trà cho anh nữa. Tất cả bỏ trong tủ lạnh. Nhớ phải chọn cà phê hiệu Columbia, nâng cao tinh thần tốt nhất.” tôi cũng không biết đó là cái gì, thấy anh lại bỏ thêm đồ vào trong xe. Tôi vừa nhìn, là sữa đậu nành. Tôi bỏ lại lên giá : “Trong phòng ngủ không có tủ lạnh, mua nhiều cũng phí tiền.”

“Lúc ôn thi em ở lại chỗ anh, được không?” anh nói “Ở đó yên tĩnh, em có thể chuyên tâm học tập. Anh ở Hạ Môn, sẽ không quấy rầy em.”

“Không không không…” tôi nói liền một lúc mười chữ không, cuối cùng lại bỏ thêm một chữ : “Tiện.”

“Ừm, ở đây cách trường em hơi xa, nhưng mà, anh có thể nói lái xe của anh đưa đón em.”

“Không phải anh luôn tự lái xe à?”

“Anh có một lái xe, nhưng anh thích tự mình lái, cho nên anh ta vẫn rất rảnh rỗi. Lúc này vừa vặn tìm chút việc cho anh ta làm.” Anh lấy điện thoại ra tính gọi.

Tôi giật điện thoại của anh lại : “Anh hai, anh tha em đi. Chỉ có ở phòng ngủ em mới thấy tự tại. Kì thi với em mà nói rất quan trọng, anh cũng không muốn em thấy không tự nhiên lúc ôn bài đúng không.”

Một điểm tốt ở Lịch Xuyên đối với tôi chính là rất hiểu chuyện. Anh cũng không miễn cưỡng tôi.

“Được rồi, tùy em.” Anh cười nhẹ, không kiên trì.

Mặc dù như vậy nhưng chúng tôi cũng mua một đống đồ ăn. Tôi xách hai túi, Lịch Xuyên xách hai túi, đi taxi về.

Ở đại sảnh, chúng tôi gặp Kỷ Hoàn. Anh ta đứng cùng một người thanh niên, cũng xách một đống đồ đi lên lầu.

“Hi, Lịch Xuyên, Tiểu Tạ!”

“Hi!” tôi có chút ngượng ngùng, Lịch Xuyên nắm tay tôi không chịu thả ra, một bộ dạng tình nhân ngọt ngào.

“Giới thiệu một chút, đây là Tiêu Nghị, nghiên cứu sinh khoa Tranh sơn dầu Mỹ viện trung ương.” Ngoại trừ một đôi mắt xếch giống như của Quan Vũ ra, Tiêu Nghị nhìn thật văn tĩnh, thật ôn hòa.

“Chào hai người.” anh ta bắt tay với chúng tôi.

“Đây là Vương Lịch Xuyên tiên sinh, Tạ Tiểu Thu tiểu thư. Vương tiên sinh là Kiến trúc sư, Tạ tiểu thư còn đang học đại học.”

Lịch Xuyên bỏ túi đồ từ tay trái qua tay phải, bắt tay với anh ta.

“Lịch Xuyên bị bệnh cũng không báo cáo với Tạ tiểu thư, hại người ta ngồi trong này khổ sở chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ.” Kỷ Hoàn cười nói.

“Vậy à?” Lịch Xuyên xin lỗi liếc nhìn tôi một cái.

Tôi cúi đầu nhìn ngón chân mình.

“Anh nhất định sẽ nhận tội đầy đủ.” Lịch Xuyên nói.

Vào thang máy, tôi cười trộm : “Cái người tên Tiêu Nghị kia, ngực dựng thẳng tắp, nhìn có vẻ rất gay nha.”

“Bọn họ ở bên nhau hình như rất lâu rồi.” Lịch Xuyên nói “Tiêu Nghị thì không sao, Kỷ Hoàn lại cả ngày đòi đi Canada đăng kí kết hôn.”

“Em nói, Lịch Xuyên, sao anh không phải gay nha, anh vừa sạch sẽ lại chỉnh tề, trong nhà không nhiễm một hạt bụi.”

“Nhà anh mỗi ngày có người quét dọn.” anh nói “Nếu không có người quét dọn, em xem thử xem.”

“Sáng ngủ dậy anh có gấp chăn không?”

“Không gấp, em vừa lòng chưa.”

Chúng tôi quay lại nhà anh, mỗi người đều đeo một chiếc tạp dề rất ra dáng, Lịch Xuyên giết cá, tôi hầm canh. Lịch Xuyên thái đồ ăn, tôi xào rau. Tôi vẫn nghĩ Lịch Xuyên là thiếu gia, không thể tin được anh làm mấy việc này lại vừa nhanh vừa giỏi, đúng là có huấn luyện đàng hoàng. Lịch Xuyên nói, tuy rằng nhà anh không thiếu tiền, nhưng anh và anh trai lúc đi học đại học đều tự đi làm kiếm tiền sinh hoạt, rất ít khi xin viện trợ của gia đình.

“Đương nhiên, bố anh thanh toán chi phí mắc nhất, học phí.”

Tôi thấy anh đang cắt cà rốt. Tôi nói “Đồ ăn nhiều lắm rồi, đừng cắt nữa.”

“Em hầm canh ngon cho anh uống, anh cũng làm một loại canh ngon cho em uống.” anh đi rửa sò “Clam Chowder (canh sò), em uống lần nào chưa?”

Tôi không biết gì, nói “Chưa.”

“Canh này anh thích uống từ nhỏ, công thức lại là bà ngoại anh truyền cho anh nữa.”

“Vậy anh dạy em, được không?” tôi đứng sát cạnh anh, nhìn anh rửa sò.

“Không dạy. Đây là bí kíp. Chuyên dùng để lấy lòng người trong lòng.” Anh đun nóng nồi lên, bỏ bơ vào, xèo một tiếng, đổ một chén cà rốt nhỏ vào xào. Sau đó anh lại bỏ nước dùng gà vào, sau đó anh bỏ sữa nguyên chất vào, bỏ khoai tây nghiền vào, bỏ sò, chậm rãi hầm.

Hầm cá xong rồi, tôi làm hai món đơn giản, chia đồ ăn thành bốn dĩa, tôi uống Clam Chowder của anh, anh uống canh cá Lư của tôi, chúng tôi cầm đũa cùng nhau ăn cơm, uống bia.

Tối hôm đó, tôi nằm trong vòng tay ôm ấp của Lịch Xuyên, ngủ rất sớm. Trên giường Lịch Xuyên bỏ không ít gối đầu. Anh nói anh chỉ có thể ngủ nghiêng qua bên trái, nếu xoay người qua bên phải, sẽ giống như lăn vào một cái hố. Cho nên anh cần gối để chặn eo. Anh dùng tiếng Pháp đọc “Hồi ức cuốn theo dòng nước” cho tôi, đọc chưa xong một trang, tôi liền ngủ. Nửa đêm anh rời giường uống sữa, tôi cũng tỉnh lại theo. Sau đó chúng tôi làm tình trong bóng tối, vô cùng kịch liệt, vô cùng chăm chú, vì vậy xé rách vài chiếc gối, tới hừng đông chúng tôi mới phát hiện trên người toàn lông ngỗng.

Lịch Xuyên lái xe đưa tôi tới trường, chúng tôi ở cổng trường hôn tạm biệt. Ân ái kịch liệt làm cho tôi đau xương sống và eo, nhưng Lịch Xuyên lại nói, vẻ mặt tôi hồng hào, tinh lực dư thừa, ý chí chiến đấu sục sôi.

“Chúc em may mắn!”

“Chúc anh trúng thầu!”

Kĩ năng nói và nghe là thế mạnh của tôi, làm bài khá tốt. Nhưng so với Phùng Tĩnh Nhi có huấn luyện kĩ càng, học thức uyên bác thì rất khó nói. Sau khi kiểm tra giữa kỳ, trong phòng ngủ có một loại không khí cạnh tranh, mỗi người yên lặng cố gắng vì học bổng, không thông báo điểm số cho nhau.

Tôi vốn rất để ý tới điểm số, bây giờ, điểm số không quan trọng nữa, tôi chỉ mỗi thời mỗi khắc nhớ nhung một người, Lịch Xuyên.

Buổi trưa tôi đi thi về, tính đi lấy nước, phát hiện bình thủy đã đầy từ hồi nào.

“Là Tu Nhạc ca ca lấy hộ cậu đó.” An An mang giày Nike chơi bóng nói.

“Tu Nhạc ca ca ở đâu? Tôi muốn cảm ơn anh ấy.”

“Vừa xuống lầu, cậu không gặp à?”

Tôi đuổi theo, nói cảm ơn với Tu Nhạc. Anh ta nói, không khách sáo.

“Em đọc sách anh mua cho em chưa?”

“Còn…chưa đọc. Dạo gần đây lo thi cử, quá khẩn trương. Em nghĩ em sẽ thích quyển tiểu thuyết này. Đúng rồi, tại sao tên sách là “Ánh trăng và đồng 6 xu” ?”

“Mỗi người đều muốn ánh trăng trên trời, chỉ không nhìn thấy đồng 6 xu ngay cạnh mình.”

Tôi sợ hãi, cảm thấy trong lời nói của Tu Nhạc có ẩn ý. Sau đó tôi an ủi chính mình, Lịch Xuyên chỉ có 3 phần 4 cơ thể của người thường, Lịch Xuyên đi đường cần gậy chống, Lịch Xuyên lúc khỏa thân, người trên hoàn mỹ, người dưới gợi cảm, nhưng chỗ giao nhau giữa người trên và người dưới, vô cùng thê thảm. Tóm lại, Lịch Xuyên tuyệt đối không phải ánh trăng. Mà Tu Nhạc đâu, Tu Nhạc bộ dạng cũng khá, đường đường chính chính, rất giống thanh niên yêu nước hát Khúc quân hành Nghĩa Dũng. Ngoại ngữ của anh ta đã qua cấp 8, đứng trong danh sách chuyển thẳng lên nghiên cứu sinh, thành tích vượt trội, đạt được học bổng mà tôi và Phùng Tĩnh Nhi vô cùng hâm mộ, anh ta là đại biểu sinh viên, là sinh viên ruột của Hiệu trưởng. Tóm lại, Tu Nhạc tuyệt đối cũng không phải đồng 6 xu.

Kết luận, tôi cần Lịch Xuyên, tôi không cần Tu Nhạc.

Có niềm tin tưởng vững chắc, tôi liền quyết tâm, nói với Tu Nhạc : “Cảm ơn anh lấy nước hộ em. Về sau xin anh đừng lấy nước hộ em nữa.”

Anh ta thật kinh ngạc liếc nhìn tôi một cái, ngập ngừng : “Anh…dù sao mỗi ngày anh đều phải lấy nước cho mình, lấy thêm cho em hai bình…cũng không phiền gì.”

“Xin anh đừng lấy nước hộ em nữa.” lúc nói câu này, vẻ mặt của tôi là lạnh như băng, giọng điệu cứng ngắc. Tôi không thích anh ta, nên sẽ không cho anh ta hy vọng gì. Càng không thể lợi dụng sự nhiệt tình của anh ta để kiếm lợi. Đây không phải thái độ hành xử của Tạ Tiểu Thu tôi đây.

Quay lại phòng ngủ, điện thoại reo, là Lịch Xuyên.

“Làm bài thế nào?”

“Có vẻ rất tốt. Anh đang ở đâu?”

“Trên đường đi sân bay.”

“Lịch Xuyên, anh đi một mình à? Có ai chăm sóc anh không?” tôi đau lòng anh. Đi công tác xa nhà, phương tiện không được đầy đủ, người này nửa đêm còn thức dậy đòi uống sữa.

“Làm sao một mình được, 8 người, đối phó hết sức. Ngày mai ngày mốt anh làm hai cái presentation. Em thì sao, ngày mai em làm gì?”

“Mai kiểm tra kĩ năng đọc, ngày mốt kiểm tra đọc lướt. Sau đó mua vé xe, về nhà ăn tết.”

“Nói vậy có nghĩa là, đợi tới khi anh trở lại, liền không gặp được em?” ở đầu bên kia, rõ ràng anh đang nóng nảy.

“Đúng vậy. Gần nửa năm rồi em không gặp bố và em trai, rất nhớ.”

“Em chỉ nhớ hai người đó thôi à, anh đâu?” anh nói “Anh đến Côn Minh tìm em đi.” tri thức của Lịch Xuyên đối với Vân Nam chỉ giới hạn ở Côn Minh.

“Anh hai ơi, nhà em không ở Côn Minh, ở một trị trấn ngay dưới chân núi.” Tôi nói “Anh lo mà lái xe đi, ăn tết xong em về trường tìm anh.”

“Ăn tết xong? Vậy không phải là nửa tháng nữa hả?” anh chán nản nói.

“Vương Lịch Xuyên.” Tôi gọi đầy đủ tên họ anh, hung tợn nói “Bây giờ anh biết được nửa tháng dài cỡ nào đi.”

Tôi gác máy, thấy Tiêu Nhị ló đầu ra từ màn : “Ui cha, cứ nghĩ cậu thất tình, thì ra không phải, mà là tình yêu cuồng nhiệt.”

“Câm miệng.” tôi leo lên, nhéo Tiêu Nhị.

“Oa, Vương ca ca rất hào phóng, mua áo khoác mắc như vậy cho cậu.” Tiêu Nhị có trực giác riêng với trang phục, vẫn ồn ào đòi đổi nghề làm thiết kế thời trang.

Chiếc áo khoác bằng nhung đen tuyền kia là một trong những đạo cụ đi triển lãm tranh hôm qua. Những thứ khác, tôi ngại không dám mặc về, để lại chỗ Lịch Xuyên. Chỉ mang về cái này, vì nó vừa đẹp vừa ấm, giống như may đo theo yêu cầu vậy, liền vui vẻ rạo rực mặc về trường.

“Là hiệu tốt lắm à?” tôi không biết, lật lật cổ áo khoác.

“Đây là hàng hiệu của Ý. Ít nhất cũng mấy ngàn tệ một cái.” Tiêu Nhị lão luyện nói.

“Không có đâu.” Tôi lắc đầu. Những thứ tôi mặc trên người không có thứ nào quá 50 tệ.

“Loại cửa hàng này bình thường sẽ không bỏ giá ở ngoài, mà bỏ ở trong túi.” Tiêu Nhị nói.

Nhớ rõ lúc ấy thử đồ, thử xong liền mua, tôi không hỏi giá bao nhiêu, Lịch Xuyên cũng không hỏi.

Tôi móc móc túi trong, phát hiện có một tấm thẻ nhỏ, lấy ra nhìn, hoảng sợ.

Tám nghìn tám trăm tệ.

Tiêu Nhị gật gật đầu : “Mình cũng đánh giá cỡ nhiêu đó. Cậu thật sự là gặp phải đại gia.” Tiêu Nhị sờ sờ mặt tôi, ánh mắt nhanh nhẹn như mắt mèo : “Này, nhờ cậu một việc, lần tới gặp được bạn bè của anh ta, giới thiệu một người cho mình. Hoặc là khi nào bọn họ mở tiệc, cậu dẫn mình đi.”

“Giới thiệu Lịch Xuyên cho cậu cho nhanh cho rồi.” tôi cười nham hiểm.

“Thật vậy à?”

“Mơ tưởng.”

Chương 14

Tôi dồn tất cả tinh lực vào hai bài kiểm tra cuối. Trong lúc đó tôi vẫn tới tiệm cà phê làm thêm. Mỗi buổi tối quay lại phòng ngủ, đợi tôi, vẫn là hai bình nước sôi tràn đầy. Tôi nghĩ chắc do An An lười nên để Tu Nhạc ca ca làm, không ngờ An An nói, là Phùng Tĩnh Nhi lấy hộ tôi.

Tôi biết Phùng Tĩnh Nhi rất ít khi tự mình lấy nước, chủ yếu vẫn do Lộ Tiếp lấy hộ cô ta.

Thừa dịp Phùng Tĩnh Nhi còn chưa đi tự học buổi khuya, tôi đi cảm ơn cô ta. Mặt cô ta có vẻ mệt mỏi : “Ai, khách sáo gì chứ. Mỗi ngày cậu đi làm về mệt mỏi như vậy, thời tiết cũng lạnh, không có nước nóng sao được.”

Tôi nói, vậy cảm ơn Lộ Tiệp hộ tôi.

“Lộ Tiệp tham gia một lớp ngoại ngữ nâng cao, không có thời gian rảnh. Nước của anh ấy còn do tôi lấy hộ nữa là.” Phùng Tĩnh Nhi cười, nụ cười của cô ta luôn lộ vẻ đắc chí tự mãn, nhưng hôm nay, không biết như thế nào, lại có chút cảm giác thê lương : “Chúng tôi vẫn muốn mời Lịch Xuyên ăn cơm, cảm ơn anh ta giúp đỡ. Thư anh ta sửa hộ Lộ Tiệp rất tốt, có vài trường gửi thư đến. Chúng tôi chọn Đại học Chicago, họ đồng ý miễn học phí. Cậu biết mà, loại trường như Đại học Chicago, rất ít khi miễn học phí cho sinh viên. Lộ Tiệp có người thân ở nước ngoài, có thể bảo đảm cho anh ấy. Bây giờ, mọi chuyện đều ổn thỏa rồi, chỉ chờ thông báo trúng tuyển thôi.”

“Đây không phải chuyện đúng như mong muốn, mọi người đều vui mừng sao?” tôi vui vẻ thay Phùng Tĩnh Nhi.

“Đúng vậy.” giọng điệu của cô ta thản nhiên.

“Cậu thì sao, tính làm sao bây giờ?”

“Cũng tính thi TOEFL. Chỉ có điều tôi không có người thân ở nước ngoài, lại học ngành tiếng Anh, không có khả năng cạnh tranh như Lộ Tiệp, có lẽ không dễ lắm.”

“Để Lộ Tiệp xuất ngoại rồi nghĩ cách cho cậu.” tôi nói. Tôi căn bản không biết xuất ngoại là như thế nào, loại chuyện này đối với tôi mà nói, xa xôi như trong mơ. Cho nên tôi chỉ đề nghị lung tung.

“Để nói sau.”

Đây là cảm giác nói chuyện với một người chả có tình cảm gì, ấp a ấp úng, giấu đầu giấu đuôi, nghĩ một đằng nói một nẻo. Tôi và Phùng Tĩnh Nhi không có cảm tình gì với nhau, lại được cô ta lấy nước hộ tôi, tôi vô cùng sợ hãi. Hơn nữa, là Lịch Xuyên giúp họ, không liên quan gì tới tôi, để tôi nhận ơn của cô ta, thật sự là không dám nhận. Cho nên nói chuyện với Phùng Tĩnh Nhi xong, tôi lập tức tới quầy tạp hóa mua hai cái bình thủy, sau này buổi trưa một lần lấy 4 bình, như vậy, liền không cần nợ ai.

Chuyện Lịch Xuyên mua áo khoác cho tôi, trải qua sự giải thích sinh động như thật của Tiêu Nhị, truyền khắp tầng phòng ngủ của tôi. Tôi thành nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích. Đương nhiên những kịch bản được lưu hành phổ biến nhất là, A : tôi chẳng qua chỉ là một em gái được công tử nhà giàu nào đó bao, tự mình tôi cho là thật tình. B : sau giờ học tôi làm gái ở một khu ăn chơi nào đó, để kiếm tiền thu nhập thêm, câu được một người giàu có. Tiếng xấu của khoa tiếng Anh và khoa Âm nhạc ở trong trường tôi vô cùng rõ ràng, bởi vì có một lần cảnh sát đột nhiên hành động, bắt được 7 người làm gái nhảy ở một sàn nhảy, toàn bộ bị trường học đuổi học. Trong đó có một sinh viên nữ khoa tiếng Anh chịu không nổi sự nhục nhã đó, thắt cổ tự tử, chết trong một phòng nào đó trong ký túc xá này.

Đây là thói đời gì vậy, văn nhân thiện tắc nghi chi, văn nhân ác tắc tín chi, lời đồn đãi như hổ, người người đầy sát khí.

(Văn nhân thiện tắc nghi chi, văn nhân ác tắc tín chi : ý chỉ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chuyện tốt thì chẳng ai tín, tiếng xấu thì tin sái cổ)

Đúng là tôi chỉ có 17 tuổi, nhưng tôi cũng không cho rằng tôi phải đợi tới khi mình 37 tuổi, mới có thể chân chính hiểu biết một người đàn ông, hiểu biết Lịch Xuyên.

Ngoại trừ hai ngày thi kia, mỗi ngày Lịch Xuyên gọi điện thoại cho tôi một lần, có thể thấy được anh bận bịu nhiều việc, phải đi xem công trường, phải đi ăn với người khác, phải tự chuẩn bị tài liệu, phải sửa chữa bản vẽ, lịch trình xếp dày đặc. Gọi điện thoại đường dài, hiệu quả không tốt, nói đứt quãng, hai câu chúng tôi nói nhiều nhất là : “Anh/em vừa nói cái gì? Nói lại lần nữa, em/anh không có nghe.” ngoài ra tôi còn sợ tiền điện thoại rất mắc, không chịu nói nhiều. Thăm hỏi lẫn nhau ân cần vài câu liền gác máy.

Thi xong, tôi ở trong phòng ngủ ngủ bù vài ngày, sau đó tới ga xếp hàng mua vé tàu lửa về Vân Nam. Sắp tới Tết, ngay quầy vé xếp từng hàng người dài. Ga Bắc Kinh bình thường bắt đầu bán vé lúc 8 giờ, bán tới 5 giờ chiều. Bình thường đều là ô bán vé vừa mở ra, chưa tới 10 phút, vé hôm đó liền bán hết. Ngày đầu tiên, tôi không biết điều đó, buổi sáng đi, không mua được. Sau khi nghe ngóng, biết được mua được vé đều là xếp hàng từ tối hôm qua. Trong ga đám đông chen lấn, gợi lên nỗi nhớ nhà trong tôi. Tôi lập tức về phòng ngủ lấy nước uống và đồ khô đầy đủ, lấy quyển “Ánh trăng và đồng 6 xu” mà Tu Nhạc tặng tôi, gia nhập đội ngũ những người xếp hàng.

Tôi xếp hàng suốt đêm, gắng gượng tới hừng đông, ô bán vé mở ra, những người xếp trước tôi, mỗi người đều mua vài vé, mắt thấy còn không tới 10 người sẽ tới phiên tôi, ô cửa “xoạch” một tiếng đóng lại. Một tấm bảng được treo lên “Vé hôm nay đã bán hết.” tôi học hỏi kinh nghiệm của một ông bác trung niên. Bác ấy nói : “Xếp hàng một ngày sao mà đủ? Bác xếp ba ngày rồi. Hôm nay còn xém chút nữa sẽ mua được.”

Tôi thuộc loại người như thế này, lấy khổ làm vui, càng đánh càng hăng. Tới quầy tạp hóa mua một ly cà phê Nestlé, uống một hơi hết sạch, lấy khăn mặt và bàn chải đánh răng ra, đến toilet rửa mặt, sau đó tinh thần phấn khởi tới ô bán vé, bắt đầu một vòng xếp hàng mới. Chỉ trong vòng 10 phút tôi đi toilet kia, trước mặt tôi lại có thêm hai mươi mấy người đồng hương. Tôi choáng váng.

Ngay trong thời gian tôi xếp hàng này, tôi đã đọc xong quyển “Ánh trăng và đồng 6 xu” kia. Trong vài tờ cuối, có kẹp một thẻ kẹp sách, trên đó ghi một đoạn lời bài hát :

Bao năm qua cô đơn một người

Gió cũng thổi, mưa cũng rơi

Từng có nước mắt, từng có sai lầm

Vẫn nhớ rõ kiên trì điều gì

Có yêu rồi mới biết

Sẽ cô đơn sẽ quay đầu

Cuối cùng cũng sẽ có ước mơ, cuối cùng cũng sẽ có người nào đó ở trong tim

Bầu bạn trên suốt đường đời

Hôm nay lại không hề có

Một câu nói một cuộc đời

Tình nghĩa cả đời một chén rượu

Có bạn bè chưa từng biết cô đơn

Một tiếng bạn bè anh sẽ biết

Còn có thương còn có đau

Còn muốn đi thì còn có tôi

Tu Nhạc viết thư pháp rất đẹp, hạng nhất trong kì tranh tài thư pháp. Anh ta nói, lúc anh ta đi làm thêm tính đi tới tiệm cà phê làm, lại không ai nhận, đành phải đi dạy thư pháp ở đại học dành cho người già. Ai, anh ta thở dài, nói người già học tập rất nhiệt tình, anh ta hy vọng chính mình cũng sẽ có ngày như vậy, cũng là đi học đại học, nhưng không vì tiền, không vì kế sinh nhai, không vì cái gì hết.

Ngoại trừ Vương Phi, tôi chỉ thích Chu Hoa Kiện, thật ra tôi rất thích bài này, nhưng Tu Nhạc lại nghiêm trang dùng những chữ nhỏ như vậy chép cho tôi, làm cho tôi thấy có chút dốc lòng dốc sức. Mặc dù tôi còn nhỏ tuổi, nhưng lại không có hứng thú với kiểu yêu đương che che giấu giấu của học sinh. Nhớ rõ có một lần xem phim nhật “Thư tình” với các ca ca phòng 301, mấy tiếng đồng hồ thật dài, ai xem đều rơi nước mắt lã chã, không thì thổn thức, chỉ có tôi là thờ ơ. Chỉ có đàn ông nhát gan mới làm loại chuyện phải tính toán đủ kiểu này. Tình yêu là thì tiếp diễn, không phải thì quá khứ. Là câu cầu khiến, không phải câu cảm thán.

Đèn neon mãnh liệt trong nhà ga chiếu suốt 24 giờ, làm cho tôi giống như đi vào vũ trụ, không phân biệt được ngày đêm. Buổi chiều ăn một cái bánh bao, nhờ ông bác ngồi sau trông chỗ hộ tôi, tôi ngồi ở hàng ghế bên cạnh chợp mắt một lát. Đến buổi tối, tinh thần tôi không được tỉnh táo lắm, đành phải liều mạng uống cà phê. Ông bác kia hỏi tôi : “Cháu nhỏ, nhà cháu ở đâu? Ở Côn Minh à?”

“Cái Cữ.”

“Vậy không phải xuống xe lửa rồi còn phải đi ôtô sao?”

“Dạ.”

“Thêm một chuyến nữa, ít nhất cũng phải tốn 800 tệ đi?”

“Đúng vậy.”

“Sao lại đi học xa vậy?” ông bác nhìn bộ dạng sinh viên của tôi.

“Không còn cách nào khác, thành tích rất tốt.” tôi nói.

Ông bác đó đang tính nói chuyện tiếp, điện thoại của tôi reo. Vừa nhìn thời gian, đã là 9 giờ rưỡi tối, lại một ngày nữa trôi qua.

“Hi, Tiểu Thu” Lịch Xuyên nói “Em ngủ chưa?”

“Không có, em đang học khuya.” Tôi không muốn nói chuyện đi mua vé cho anh, đỡ khiến anh lo lắng.

Nhưng radio của ga cố tình lại vang lên lúc này : “Đoàn tàu số 1394 từ Thành Đô tới Bắc Kinh đã tới ga, dừng ở đường ray số 5, dừng ở đường ray số 5.”

“Ồn ào như vậy, đó là chỗ em học khuya sao?” ở đầu bên kia, quả nhiên anh nghi ngờ.

Tôi vội vàng đổi đề tài : “Ai, anh có khỏe không? Hôm nay có bận lắm không?”

“Cũng tàm tạm. Hôm nay giao bản vẽ cuối cùng, kết quả máy tính của Tiểu Trương nhiễm virus, tốn một buổi trưa để cậu ấy khôi phục dữ liệu. Bây giờ có thể thở phào một hơi.”

Radio lại vang lên, là thông báo tìm người “Bố mẹ của Đào Tiểu Hoa, nghe được thông báo này xin mời tới chỗ bảo vệ ở ga chờ. Con của anh chị đang tìm anh chị.”

Tôi vội vàng hỏi : “Ai là Tiểu Trương?”

“Cố vấn thiết kế của anh.”

“Ai, Lịch Xuyên, chỗ anh ở có sữa không?”

“Không có. Nhưng có một siêu thị ở cách đó không xa. Anh mua vài bình bỏ trong tủ lạnh rồi.”

“Đừng mua nhiều quá trong một lần, chú ý nhìn hạn sử dụng. Sữa quá hạn không uống được.”

“Nhớ rồi.”

Lúc này radio của ga lại vang lên, anh rốt cuộc nói “Tiểu Thu, rốt cuộc thì em đang ở đâu vậy?”

“Nhà ga. Xếp hàng mua vé.”

“Trễ như vậy còn bán vé à?”

“Không bán nữa, nhưng em phải xếp hàng, nếu không sáng mai tới mua không được.”

“Cái gì?” anh nói “Phải xếp hàng nguyên một buổi tối?”

“Sợ gì? Em hay xem phim suốt đêm. Hơn nữa, trên tay em còn có một quyển tiểu thuyết rất hay, thời gian trôi qua rất nhanh.”

“Tiểu Thu.” Anh nói “Bây giờ em về trường ngay lập tức. Anh sẽ kêu thư ký gọi điện thoại, đặt vé máy bay cho em ngay.”

“Đừng!” tôi kêu to “Em đã xếp hàng hai buổi tối rồi, sắp tới lượt em rồi, ai làm em thất bại trong gang tấc là không xong với em đâu!”

“Nếu em kiên trì muốn đi tàu lửa, anh sẽ kêu thư ký đặt vé tàu cho em.”

“Đặt ở đâu bây giờ, ngay cả vé cũng không có.”

“Đặt không được? Anh không tin.” Anh nói “Em để anh thử xem, được không? Đi Côn Minh, đúng không?”

“OK,” tôi thấy phiền “Bạn Lịch Xuyên, ngừng ngay lập tức. Em không muốn anh tốn tiền vì em. Mua vé là chuyện của em. Còn nữa,” tôi nhớ tới chiếc áo khoác 8000 tệ kia, lại nói thêm một câu “Sau này không cho anh mua bất cứ thứ gì vượt quá 50 tệ cho em!”

“Tàu lửa đi Côn Minh tốn hơn 39 tiếng, máy bay chỉ cần hơn 3 tiếng rưỡi.” anh căn bản không để ý tới tôi, vừa gọi điện thoại vừa lên mạng.

“NO.”

“Em có biết ở Bắc Kinh có bao nhiêu kẻ buôn người sao? Nữ nghiên cứu sinh còn bị bọn họ bắt đi bán về miền núi kìa.”

“No means no.”

Tôi gác máy, tôi tắt điện thoại. Thái độ coi tiền không ra gì kia của Lịch Xuyên làm tôi tức giận. Lịch Xuyên, anh có tiền, làm gì cũng được, đúng không? Em không muốn tiền của anh.

Tôi mở máy nghe nhạc ra, bỏ CD của Vương Phi vào. Tôi không biết vì sao mình lại thích Vương Phi, giọng hát của cô ấy thanh thản như vậy, ung dung như vậy, thoải mái như vậy, từng chút từng chút một, đều là tâm sự và khát khao tình cảm của người phụ nữ. Chỉ miêu tả bằng một câu thôi, giọng hát của cô tràn ngập hơi thở đô thị.

Tôi nhàm chán chờ đợi trong tiếng hát của Vương Phi. Không có gì để làm, tôi đành phải đọc “Ánh trăng và đồng 6 xu” lại một lần nữa, vẫn đọc tới hừng đông. Sau đó tôi phát hiện tôi đối với Maugham, tác giả quyển sách này, càng ngày càng thấy ghét. Ông bác Côn Minh kia nói với tôi, “Cháu gái, cháu đọc truyện gì hay vậy, kể cho bác nghe một chút. Bác thật sự buồn ngủ chịu không nổi.”

“Bác ơi, bác nghe thử đoạn này đi, xem tác giả nói có đúng hay không?”

Tôi dịch cho ông bác nghe : “Nếu một cô gái yêu bạn, trừ phi ngay cả linh hồn của bạn cô ta cũng được nắm giữ, nếu không cô ta sẽ không thấy thỏa mãn. Bởi vì đàn bà rất yếu đuối, cho nên bọn họ có ý muốn thống trị vô cùng mạnh mẽ, không khống chế bạn hoàn toàn thì sẽ không cam lòng. Bụng dạ đàn bà rất hẹp hòi, vô cùng phản cảm đối với những gì trừu tượng mà họ không giải thích được. Trong đầu bọn họ chỉ nghĩ tới những thứ vật chất, cho nên vô cùng đố kỵ với tinh thần và lý tưởng. Linh hồn của đàn ông ngao du ở những nơi xa xôi nhất của vũ trụ, đàn bà lại muốn giam cầm nó ở nhà để tính toán tiền bạc…đối với người rơi vào lưới tình mà nói, chỗ khác nhau giữa đàn ông và đàn bà là : đàn bà có thể yêu đương cả ngày cả đêm, mà đàn ông chỉ nghĩ tới nó khi làm tình.”

“Má ơi, nói rất đúng, vợ bác chính là như vậy đó. Đây là sách gì vậy, đều nói tới những quan điểm mấu chốt trong lòng bác.” Ông bác vội vàng nói.

Tôi tức giận nhìn bác ta, buồn bực.

Nhà ga rất tốt, cung cấp nước nóng 24 giờ. Trời sáng tôi phải đi toilet đánh răng rửa mặt, lại pha một ly cà phê cho mình. Soi gương trong toilet, tôi thấy tóc mình rối bời, vẻ mặt xám xịt, làn da mờ mờ không sáng, lại còn hơi xanh xanh, giống nữ quỷ trong truyện Liêu trai.

Ông bác kia cũng nâng cao tinh thần, đọc tờ Nhân dân nhật báo hôm nay.

“Cháu gái, nói gì đó để bác nâng cao tinh thần đi. Đúng rồi, không phải cháu học khoa tiếng Anh sao, đọc một câu thơ tiếng Anh cho bác đi.”

Tôi hết hồn, nhìn một túi hành lý to đùng bác ấy mang theo : “Bác đang làm công tác văn hóa đó nha!”

“Nhìn không ra đúng không. Bác là kế toán đó.”

“Vậy cháu đọc cho bác hai câu thơ đi.” tôi đọc tiếng Anh trước, sau đó đọc một câu dịch thơ của một vị nhà văn cho ông bác nghe.

“Ngày hội tình nhân ngay tại ngày mai, tôi phải dậy sớm,

Rửa mặt chải đầu chỉnh tề, tới trước cửa sổ phòng em, đến làm người yêu của em.

Tôi xuống giường mặc quần áo, mở cửa phòng.

Khi nàng đi vào là một cô gái, đi ra lại là người có chồng.”

Ông bác cười ha ha, nói cháu gái rất hay, rất vui tính.

Tôi dũng cảm hơn, lại đọc cho ông bác một đoạn :

“Trương Tam Lý Tứ đi đầy đường.

Ngươi là tình lang của ai?

Đầu đội mũ chiên tay cầm trượng,

Chân mang một đôi giầy rơm.”

Ông bác cười to hơn, nói “Cháu gái cháu thật hay, còn ngâm thơ được nữa chứ. Cháu ngâm người kia đúng không!”

Ông bác chỉa chỉa sau lưng tôi.

Tôi vừa quay đầu lại, thấy một người thanh niên anh tuấn, đứng cách tôi không xa.

Đội mũ, cầm gậy chống, chỉ có điều không mang giầy rơm.

Ông bác nói “Ai, cháu gái, tăng thêm tri thức cho bác đi, bài thơ kia ai viết? Sao lại có tình thú như vậy? Chỉ nghe cháu đọc một lần là bác nhớ liền. Lần sau lấy nó ra đọc cho người ta nghe chơi.”

Tôi không mở miệng, thấy một giọng nói quen thuộc trả lời hộ tôi.

“Shakespeare.”

Lịch Xuyên.

Nhìn bộ dạng của Lịch Xuyên, tôi cảm thấy hơi chột dạ. Anh mặc đồ bình thường, đội mũ rơm, một bộ dạng giống như mới trở về sau kì nghỉ ở Hawaii. Không biết có phải do ảo giác của tôi hay không, thật ra Lịch Xuyên tàn tật rất nghiêm trọng, lại nhìn luôn luôn ngăn nắp, luôn thong dong như vậy.

“Sao anh về nhanh vậy?” tôi biết rõ còn cố hỏi. Hiển nhiên bay chuyến bay sớm sáng nay.

“Gọi điện thoại cho em, em tắt máy.” Anh lạnh lùng nói “Biết anh lo lắng cỡ nào không?”

“Không thể nào, anh hai.”

“Hai ngày nay em ngủ ở đây?” anh nhìn lướt qua bốn phía, đám người lộn xộn, đông đảo. Một bà cô nhà quê đang nhìn gương xỉa răng, một cô vợ trẻ khác đang vạch ngực ra cho con bú, không hề băn khoăn.

“Chợp mắt vài lần mà thôi.” Tôi nói “Xếp hàng thoải mái hơn thi cử nhiều.”

“Em chờ, anh đi mua điểm tâm cho em.” Anh bỏ túi xuống, xoay người tính đi.

“Ai ai, nếu không anh xếp hàng hộ em, em đi mua. Địa hình ở đây rất phức tạp.” tôi ngăn anh lại. Nhà ga lộn xộn, không có phương tiện gì dành cho người tàn tật, ai cũng kéo hành lý đi lại, lỡ may đụng phải làm anh bị thương, liền phiền toái.

“Nếu không chúng ta cùng đi ăn đi.” anh đi đến một chị đang xếp hàng phía trước, dùng giọng nói êm tai xin chị ấy trông hộ chúng tôi một chút. Chị gái kia không nháy mắt nhìn anh chằm chằm, liều mạng gật đầu, cơ hồ sắp si mê luôn rồi.

Tôi nói thầm trong lòng, Lịch Xuyên ca ca, cầu xin anh đừng phóng điện nữa, được không.

Anh kéo tôi đi, đi thang máy lên tầng 2, tìm một tiệm cà phê, gọi một món điểm tâm ngọt cho tôi. Tôi nói với người phục vụ “Làm phiền, cho ly cà phê đắng nhất.”

Anh nhìn tôi, thật lâu sau, thở dài một hơi : “Tiểu Thu, anh phục em rồi.”

“Sắp tới lượt em rồi, thật đó! Nhất định hôm nay em sẽ mua được vé. Em rất có cảm giác thành tựu!”

“Nếu hôm nay em vẫn không mua vé được, phải nghe anh, đi máy bay về.” anh nói dỗi.

“No!” tôi vẫn mạnh miệng, cả người lại mềm như sợi mỳ, dựa vào người anh, anh ôm tôi, nhỏ giọng nói : “Ở chỗ công cộng, chúng mình có cần chú ý chút không?”

“Tại sao anh lúc nào cũng thơm ngào ngạt vậy?” anh gác cằm lên trán tôi, tôi ngửi gáy anh, bộ dạng vô cùng háo sắc.

“Chắc là mùi nước cạo râu.”

“Mùi gì vậy?” tôi mơ mơ màng màng hỏi.

“Lavender (hoa oải hương). Tiếng Trung nói như thế nào?”

“Có một cái tên rất cổ điển, Đỗ Nhược. Có phải rất đẹp không?”

“Ừ, lại thêm học vài chữ mới. Nói chuyện với em sao tăng thêm nhiều học vấn thế nhỉ.” anh sờ sờ mũi tôi.

“Anh cũng đọc Shakespeare à?”

“Ngay cả loại sách như “Hồi ức cuốn theo dòng nước” anh cũng đọc rồi, có thể thấy được bác rèn luyện văn học rất sâu đúng không.” anh tự hào nói.

“Vậy em đọc một đoạn này cho anh nghe, xem xem anh có biết xuất xứ của nó không.” Tôi huýt sáo một tiếng, giả vờ giọng Bắc Kinh “Anh nghe nha, “Tôi thấy anh sốt ruột, sơ ý còn làm anh quýnh lên. Không giữ được khuôn mặt tươi cười mi thanh mục tú của anh nữa, chỉ lo ôm ấp tôi, giọng nói nhẹ nhàng ngọt ngào, chỉ lo nói; chỉ để ý tới tình cảm dịu dàng, chỉ lo dán người lên. Lửa trong tim mạnh hơn một phần, tình dục cũng tăng thêm một mớ.””

Hơi thở ấm áp dào dạt thổi lên gáy anh, anh hơi đỏ mặt : “Đây là câu trong tiểu thuyết gợi tình đi.”

“Tiểu thuyết tài tử giai nhân, có phải không thể so được với Shakespeare không?”

“Nói không sai, nếu không, chiều nay tụi mình liền theo câu đó mây mưa một phen đi.” anh rốt cuộc không để ý ảnh hưởng, nhẹ nhàng hôn tôi một chút.

“Đừng có mơ.”

Ăn điểm tâm xong chúng tôi cùng nhau về lại chỗ xếp hàng. Lần này rốt cuộc đến phiên tôi : “Tiểu thư, xin cho tôi một vé tới Côn Minh K471.”

“K471 bán hết rồi, chỉ có T61, điều hòa tốc hành.”

“Được rồi, tôi muốn ghế cứng.”

“Không có ghế cứng.” bên trong cửa sổ là khuôn mặt lạnh lùng không có biểu tình gì “Có giường cứng, tầng trên, 558 tệ. Có giường mềm 890 tệ.”

Còn mắc hơn ghế cứng tận 200, tôi do dự.

“Có mua không, thưa chị?” người bán vé không kiên nhẫn “Không mua thì gọi người tiếp theo.”

“Mua, mua.” Tôi móc ví ra, sờ một cái, mồ hôi lạnh tuôn ra.

“Ví tiền của tôi!” tôi cơ hồ sắp khóc “Ví tiền của tôi mất rồi!”

Nghĩ lại, buổi sáng lúc đi rửa mặt, bị một người đàn ông nhỏ con đụng phải, người kia cũng không xin lỗi, vội vàng bỏ đi.

Lịch Xuyên đứng cạnh, nhìn tôi, trong nụ cười có chút ý tứ trả thù : “Tạ tiểu thư, có phải em mất ví tiền rồi không?”

“Người ta trộm rồi!” tôi trợn mắt nhìn anh.

“Như vậy, tấm vé này có cần anh bỏ tiền ra mua không?”

“Anh cho em mượn tiền, em trả lại cho anh.”

Lịch Xuyên đi tới ô bán vé, nói với cô bán vé : “Thật xin lỗi, tiểu thư, làm tốn thời gian của cô, thật ngượng ngùng. Là như vậy, cô ấy bị mất ví, không thể mua vé được.”

Cô bán vé kia không ngờ lại nở nụ cười : “Đừng lo, như vậy đi, xếp hàng không dễ dàng. Để cô ấy về nhà lấy tiền rồi lại tới, tôi giữ vé lại cho cô ấy? Anh thấy thế nào?”

“Cô thật tốt, cảm ơn, không cần, chúng tôi sẽ nghĩ cách khác.” Anh túm tôi ra từ đám người. Lấy di động ra, bấm số :

“Tiểu Đinh?

–là tôi, Vương Lịch Xuyên.

–tôi cần một vé máy bay đi Côn Minh. Ngày mai xuất phát.

–đúng.

–không phải tôi, tên là Tạ Tiểu Thu. Tạ trong cảm ơn, Tiểu trong lớn nhỏ, Thu trong mùa thu.

–tôi ngồi khoang nào thì cô ấy ngồi khoang đó.

–thời gian trở về, tự quyết định trong vòng 3 tháng đi.

–số chứng minh thư?

Tôi nói số chứng minh thư cho anh, anh nói lại vào điện thoại.

–làm phiền cậu buổi chiều đưa vé máy bay tới nhà tôi, được không?

–không cần đi lên, giao cho bảo vệ là được.

–đúng vậy, tôi tạm thời trở về, chiều mai trở lại Hạ Môn.

–tạm biệt.

Anh gác máy, nhìn tôi.

Tôi còn đang tìm ví tiền, sờ đông sờ tây, vẫn sờ tới khi tôi tin rằng mình mất ví rồi mới thôi.

“Em mất bao nhiêu tiền?” anh hỏi.

“Không nói cho anh.”

“Tiền bạc là vật ngoài thân, không mất người là được rồi.” anh dùng lực ôm vai tôi, xem như an ủi.

Chúng tôi ngồi taxi quay về trường, tôi lại rút tiền từ thẻ ATM một lần nữa, sau đó, dùng tốc độ nhanh nhất thu dọn hành lý, cùng anh trở lại Hoa viên Long Trạch.

Tôi ngủ quên trong xe taxi. Đến tòa nhà kia, tôi miễn cưỡng tỉnh lại, bị Lịch Xuyên kéo vào thang máy, sau đó, tôi vội vàng nhào lên giường anh.

“Lịch Xuyên, em mệt quá. Nếu anh muốn mây mưa liền tự mình nhào lên đi.” tôi nhướn mí mắt lên nói.

Anh cởi giầy hộ tôi, cởi từng chiếc quần áo, sau đó nhét tôi vào trong chăn.

“Ngủ đi, mai anh đưa em ra sân bay.”

Giọng nói của anh dịu dàng vô hạn.

Chương 15

Lần đầu tiên tôi đi máy bay, ngồi khoang hạng nhất. Đáng tiếc tôi có một tật xấu, chính là vô cảm với hoàn cảnh.

Nói cách khác, cho dù là điều kiện tốt hay điều kiện xấu, với tôi mà nói, cũng chẳng có gì khác nhau. Cabin có ghế dựa rất rộng, có thể hạ xuống để ngủ. Vì vậy tôi cảm thấy vô cùng mỹ mãn.

Tôi bị Lịch Xuyên đánh thức lúc đang ngủ. Anh kêu tôi đi tắm để tỉnh táo, cố ý để nước lạnh, nhưng mà, tôi ngồi trong bồn tắm, ngồi một hồi lại ngủ quên. Tôi mang theo ba túi du lịch và một túi xách. Cũng không to lắm, không có cái túi nào to hơn để tôi nhét hết vào một chỗ cả. Lịch Xuyên nói, vừa nhìn liền biết tôi không phải là một người có thói quen đi xa nhà. Đi xa nhà, số lượng túi mang theo càng ít càng tốt. Anh lấy tất cả mọi thứ trong ba chiếc túi kia ra, bỏ trong chiếc vali to anh dùng để đi công tác. Khóa mật mã lại. Tôi bỏ trong vali rất nhiều đồ linh tinh, một hộp vịt nướng, thịt vịt luộc, thịt bò khô, cá khô, đậu phộng muối, cặp sách mới, hộp bút mới, nguyên một bộ đồ dùng học tập, đều là những gì em trai tôi thích. Năm bình thuốc và một chiếc áo len hàng xịn, là tặng cho bố tôi. Đủ loại kiểu dáng lẵng trái cây, mứt và kẹo, là tặng thân thích và bạn bè.

Tôi dùng ánh mắt sùng kính nhìn Lịch Xuyên thu dọn hành lý hộ tôi, phân loại hợp lý, sắp xếp gọn gàng.

“Sao trên vali của anh lại có một chữ thập màu trắng? Tại sao không phải chữ thập màu đỏ?” tôi chỉ vào một nhãn hiệu hỏi.

“Anh đến từ Thụy Sĩ.”

Tôi nhìn anh, bộ dạng hiểu không rõ lắm.

“Em thấy dao bấm của Thụy Sĩ bao giờ chưa?”

“Chưa thấy.”

“Nếu anh phê bình em thiếu kiến thức về văn hóa quốc tế, em có giận không?”

“Chắc chắn sẽ giận.”

“Quên đi,” anh thở dài một hơi “Dù sao nhìn trạng thái này của em, nói cũng sẽ không nhớ rõ.”

“Ừm, cảm ơn anh thu xếp hành lý cho em, em lại đi ngủ một chút nữa đây.” Tôi tựa lên sôpha ngủ gật.

“Không thể ngủ, sắp đi rồi.”

“10 phút thôi mà, được không?”

Anh nghĩ nghĩ, bất đắc dĩ nhìn tôi “Ngủ đi. Nếu biết em buồn ngủ như vậy, anh nên mua vé ngày mốt.”

Tôi không biết tôi đi ra Hoa viên Long Trạch như thế nào. Tóm lại, ở trên xe của Lịch Xuyên tôi lại ngủ gật một lần nữa, tới sân bay, anh lại đánh thức tôi : “Tiểu Thu, lên máy bay rồi, đừng quan tâm gì hết, nằm xuống liền ngủ luôn đi. Đến nơi sẽ có người gọi em dậy.”

“Ừm.” tôi mông mông lung lung ngáp một cái “Lịch Xuyên, mua một ly cà phê cho em đi, em buồn ngủ.”

“Đừng uống cà phê.” Anh nói “Em ngủ không đủ, uống gì cũng vô dụng.”

“Thật là, trước kia cũng không phải chưa thức đêm…”

Trong lúc mơ mơ màng màng, tôi không nhớ rõ tôi nói gì với anh, tạm biệt anh như thế nào. Tóm lại, tôi lên máy bay, tìm được chỗ ngồi, chuyện đầu tiên tôi làm, chính là gài dây an toàn, sau đó đắp chăn lại.

Ngồi cạnh tôi là một ông bác trung niên, đồ tây gọn gàng, rất béo, rất phúc hậu.

“Tiểu thư đi máy bay lần đầu đúng không?” ông ta gợi chuyện với tôi.

“Dạ.” tôi rất nhiệt tình, nhưng tôi rất buồn ngủ. Cho nên không nói tiếp.

“Đợi lát nữa tới lúc phát cơm, sẽ có Haagen-Dazs. Đừng quên hỏi tiến viên hàng không nha.”

“Dạ dạ, cảm ơn bác.”

Tôi vốn muốn hỏi, Haagen-Dazs là gì, nghĩ ngợi một hồi, không hỏi, đỡ phải nói nhiều thêm.

Lúc này vừa vặn lúc máy bay cất cánh, mọi người đều trầm mặc.

Thừa dịp lúc này, tôi đeo đồ bịt mắt lên.

Đợi tới khi tôi tỉnh lại, ông bác kia nói cho tôi biết, chỉ còn 5 phút nữa là tới Côn Minh. Trong lúc ngủ, tôi đã bỏ lỡ những món ngon như sau :

–canh hầm lửa già, các món đồ nguội thượng hạng, các loại trái cây, đồ ngọt thập cẩm, nhiều loại pho mát, bánh đủ loại.

–thịt gà luộc, phi lê cá hầm nước dừa, gà hầm các loại hạt, gà quay, cơm trái dừa, cơm chiên Dương Châu.

–thịt bò, hải sản, thịt gà thịt vịt nóng.

–món ăn Quảng Đông đặc sắc : canh hầm nửa già, vịt già Bắc Cô hầm, vịt xiêm hầm ốc.

–mì vằn thắn Quảng Đông, bột khoai.

–một phần cơm Tây, rượu Ngoại.

–Haagen Dazs.

Ông bác nói, ông và tiếp viên hàng không từng cố gọi tôi tỉnh dậy, nhưng không thành công. Bây giờ máy bay đang hạ cánh.

Tuy nhiên, ông bác còn nói, ông nhờ tiếp viên hàng không gói cơm trưa lại cho tôi rồi. Ông bác cố ý chọn rau trộn và điểm tâm, như vậy lúc xuống máy bay cũng có thể ăn.

Tôi cảm động rớt nước mắt, cảm ơn ông bác ríu rít.

Xuống máy bay, lấy hành lý, tôi ngồi taxi sân bay tới bến xe đường dài, ngồi ôtô hơn ba tiếng rưỡi, rốt cuộc về nhà!

Trong nhà không có điện thoại, bố tôi chỉ biết đại khái là tuần này tôi sẽ về nhà, cụ thể là ngày nào, ông không rõ lắm. Trường trung học của em trai Tiểu Đông của tôi cũng cho nghỉ rồi. Em trai nhìn thấy tôi, lập tức méc “Chị, chị về rồi! Cơm bố nấu dở ẹc à!”

Thật phí công lớn lên với thằng nhóc này, nó chỉ nhớ mấy cái này thôi.

Vì tiết kiệm tiền, mỗi ngày Tiểu Đông đạp xe 20 phút về nhà ăn trưa. Trước đây đều là tôi dậy sớm làm ba phần cơm trưa, một phần cho bố tôi, một phần cho em trai, một phần cho tôi, mỗi người tự mang lên trường hâm lại ăn. Sau tôi lại ôn thi đại học, bố tôi kiên quyết muốn đoạt vị trí này, đồ ăn bố nấu, tôi cảm thấy tạm ăn được, Tiểu Đông liền chịu không nổi. Ngày nào cũng rên rỉ. Tôi cũng chỉ có thể vào cuối tuần nấu một nồi cá hầm và đậu hầm ngũ vị hương, cho mỗi người mỗi ngày mang đi một hộp. Tôi vừa đi, em trai nói, bố tôi dạy cao tam, trách nhiệm nặng nề hơn, lúc nào cũng quên nấu cơm trưa trước, dạy xong rồi, thoải mái, mới chạy về nhà nấu cơm.

“Bố đâu?” tôi hỏi.

“Chắc đi chấm bài rồi. Nói 5 giờ về. Đi về sẽ đổi bình gas.”

“Em đây để làm gì, trưởng thành rồi, bố bị bệnh, em còn để bố đổi bình gas à?” tôi vừa nghe xong liền không hài lòng, nói xong liền đá nó một cái.

“Em đòi đổi mà bố không cho, nói còn trẻ sợ bị đau eo.”

“Không phải bố không có nhà sao?” tôi lấy bình gas ra “Như vậy đi, chị không sợ đau eo, để chị đi đổi.”

“Chị là con gái, tương lai còn sinh con nữa, eo càng không thể đau.” Tiểu Đông quát to một tiếng, chạy lại đây, giựt bình gas lại, trong nháy mắt liền đạp xe chạy không thấy bóng dáng.

“Ai, cuối cùng cũng lớn rồi, còn biết thương chị mày.” Tôi thật vui mừng, nhìn bóng dáng em trai khen một câu.

Tôi nhanh chóng thay đồ, thay giày, xách giỏ đi chợ.

“Tiểu Thu đã về rồi?”

“Dạ, đúng vậy.”

“Tiểu Thu về rồi nha!”

“Ai, cháu chào chú Tiền.”

“Tiểu Thu về rồi, mai tới nhà chị ăn cơm nha! Chị làm gà hạt dẻ, vịt chanh, thuận tiến nói chuyện với thằng hai chậm chạp nhà chị nha, năm nay nó thi đại học đó. Làm ơn nha!”

“Nhất định nhất định!”

Đây là thị trấn nhỏ, mọi cô chú đều biết tôi.

Tôi mua đồ ăn, tới một quầy tạp hóa gọi điện thoại đường dài. Sau khi về nhà tôi liền phát hiện, điện thoại tôi nãy giờ luôn tìm sóng, ngay trong quá trình “tìm kiếm”, rất nhanh liền hết pin, tôi đổi cục pin khác, nhìn nhìn, vẫn không tìm được sóng, liền nhét điện thoại vào túi, ra ngoài tìm một chỗ gọi điện thoại đường dài. Tôi gọi cho Lịch Xuyên.

“Lịch Xuyên, em tới nơi rồi!”

“Vậy à? Nhanh ghê.” Anh ở bên kia nói.

“Anh còn ở Bắc Kinh không?”

“Anh đang ở Hạ Môn, anh tới trước em.”

“Lịch Xuyên, cảm ơn anh mua vé máy bay cho em, còn thu xếp hành lý cho em nữa, còn cho em mượn vali nữa. Còn…” Lịch Xuyên giúp tôi nhiều lắm, tôi đều cảm ơn không hết.

“Đừng khách sáo, điện thoại của em có dùng được không?”

“Không được, không có sóng. Em đang gọi cho anh ở quầy tạp hóa nè.”

“Mắc không?”

“Rất mắc. Em không nói nhiều được.”

“Đợi chút,” anh nói “Anh có để một chi phiếu trong một ngăn nhỏ trong vali cho em, mật mã là 0907. Anh biết em không chịu cầm tiền của anh, cái đó không nhiều tiền lắm, chỉ đề để phòng thôi.”

“Không không không, thật đó, em không cần.”

“Tiểu Thu, nghe lời.”

“Ừ.” Giọng nói của tôi có chút nghẹn ngào “Em nhớ anh.”

“Anh cũng nhớ em.”

“Tại sao là 0907, có ý nghĩa gì à?”

“Sinh nhật của anh. Em còn nhớ không, hôm đó, em đổ cà phê lên đầy người anh?”

“Tại sao lại là ngày đó?” không biết vì sao, miệng tôi mằn mặn, nước mắt lặng lẽ chảy ra.

“Chứng tỏ chúng ta có duyên phận.”

“Hôm đó cũng là sinh nhật của em.”

“Em lừa anh.”

“Thật đó. Lúc về em sẽ cho anh xem chứng minh thư.”

Tôi từng nghĩ rằng, kể từ khi mẹ tôi qua đời, trên đời này, sẽ không có ai chăm sóc tôi nữa. Cho dù là bố tôi, em trai tôi, tôi cũng vẫn cho rằng tôi cũng chỉ là con gái, chị gái của hai người mà thôi, không bằng nói tôi là mẹ của hai người luôn. Tôi chỉ tổ chức sinh nhật ba lần, đều là lúc mẹ còn sống. Mẹ mất đi, làm bố tôi bị sốc, có khoảng chừng mười mấy năm, ông sống mơ mơ hồ hồ, không biết chính mình là ai. Tôi và Tiểu Đông, vì vậy cũng chưa bao giờ tổ chức sinh nhật, thậm chí có chút kiêng kị nói tới sinh nhật của mình. Bởi vì sinh nhật Tiểu Đông chính là ngày giỗ của mẹ.

“Tiểu Thu…anh phải liên hệ với em như thế nào?”

“Em sẽ gọi điện thoại cho anh thường xuyên. Chỉ có một cách này thôi.” Tôi nén ước mắt, vì dì Trương ở quầy bán quà vặt rất thân với bố tôi, tôi không dám đứng ở cửa hàng của dì hành động theo cảm xúc.

“Chúc anh ăn Tết vui vẻ, tạm biệt.”

“Chăm sóc chính mình cho tốt, tạm biệt.”

Tôi trốn ngay một gốc cây nhỏ, lau khô nước mắt, khôi phục cảm xúc. Tôi dặm thêm chút phấn cho mình, nhìn có vẻ trắng nõn. Sau đó, tôi xách giỏ, chầm chậm về nhà.

Lúc sắp tới cửa nhà, từ rất xa, tôi thấy bố tôi, ông đứng một mình, cô đơn đứng ở cửa, ánh chiều tà chói mắt, tôi không thấy rõ mặt ông.

“Bố!”

“Đã về rồi.” rất kỳ quái, ông không cười.

“Bố, con mua nhiều đồ ăn lắm, tối nay nấu một bữa ngon cho cả nhà!” tôi đi lên ôm ông, cảm giác được cả người ông cứng ngắc.

“Bố! Sao vậy?”

“Con đi máy bay về?” giọng nói của ông rét lạnh.

Tim tôi lập tức lạnh cóng.

“Khoang hạng nhất?” ông đánh giá tôi, giống như không quen tôi “Tiền ở đâu ra?”

Tôi không nói lời nào. Tôi không biết nói dối, nhất là trước mặt bố tôi.

“…Dạ…một người bạn cho mượn…con mua vé tàu lửa không được.”

“Bạn nào? Bạn trai?” ông lạnh lùng nhìn tôi “Cậu ta giúp con như vậy, con có phải trả giá gì không?”

“Con…con không có…”

“Đi theo bố.” tay ông, bắt lấy tay tôi như một chiếc kềm sắt, gần như là kéo tôi đi, kéo tôi về phía Đông của khu phố.

Rất nhiều người đều dùng ánh mắt kỳ quái đánh giá cha con tôi. Tôi giả bộ cười, giả bộ không đau, giả bộ như đang đi dạo với bố tôi.

Đi tới đi tới, chân tôi bắt đầu run lên. Vì tôi biết bố tôi muốn mang tôi đi đâu.

Chúng tôi vào trạm y tế của thị trấn, bác sĩ Triệu ở đó, là bạn thân với bố tôi. Tôi đi vào, thấy bác sĩ Triệu đang tính đi ra ngoài. Bố tôi đi lên, thì thầm với ông vài câu.

Vẻ mặt bác sĩ Triệu hơi đổi, giật mình liếc nhìn tôi một cái, lắc lắc đầu : “Cái này không dễ làm, cũng không dễ kiểm tra.”

Giọng nói của bố tôi thật nghiêm khắc : “Lão Triệu.”

Bác sĩ Triệu nói với tôi : “Tiểu Thu, bố cháu, yêu cầu bác làm…kiểm tra cho cháu.”

Tôi ôm ngực, chống cự : “Cháu không làm.”

“Không làm chuyện đuối lý, sợ gì quỷ gõ cửa?” bố tôi lớn tiếng nói.

“Bác Triệu, năm nay bác bao nhiêu rồi?” tôi hỏi lại.

Ông sứng sốt : “Năm mươi lăm.”

“Bác dám chạm vào cháu một chút, cháu tố cáo bác quấy nhiễu tình dục. Bác là danh y, bác biết rõ, nếu bệnh nhân không muốn khám, thì bác không được ép.”

Bác Triệu nhìn bố tôi, khó xử.

Bố tôi không nói gì, sau một lúc lâu, lạnh lùng, nói từng chữ một : “Con ở Bắc Kinh, đến tột cùng phạm vào những lỗi gì?!”

“Chà, Lão Tạ, Tiểu Thu còn nhỏ. Lại xa quê, không dễ dàng, ông phải nghe nó giải thích, không có gì không thể tha thứ.”

Bố tôi rất ít khi tức giận, nhưng tôi nhận ra được, giọng nói ông đang run lên.

Ông lấy một thứ gì đó ra từ túi tiền : “Đây là cậu ta mua cho con, đúng không.”

Di động màu hồng. Ông lục túi tôi.

Tôi nghĩ ông không biết gì về di động, không ngờ chỉ có vài giây, ông liền tìm được số điện thoại của Lịch Xuyên. Thật ra cũng rất dễ, chiếc điện thoại này chỉ có số của một mình anh.

Ông gọi số điện thoại kia, sóng không có, gọi không được.

“Làm phiền, Lão Triệu, cho tôi mượn điện thoại trong văn phòng ông dùng một chút.”

Tôi im lặng đứng cạnh cửa, nghe ông nói chuyện điện thoại :

“Xin hỏi, số điện thoại XXXXXXXXX có phải là số của anh không?”

“Tôi là bố của Tiểu Thu. Cậu biết Tiểu Thu đúng không? Cậu là ai? Tên là gì?” giọng điệu của bố tôi vô cùng nghiêm khắc.

“Cậu nghe cho kỹ đây, Vương Lịch Xuyên,” ông rống to vào điện thoại “Con gái tôi chỉ có 17 tuổi, tuy rằng trẻ tuổi không hiểu chuyện, cũng không cần cậu chăm sóc. Xin cậu giơ cao đánh khẽ, tha cho nó. Nếu cậu dám tiếp tục liên hệ với nó, cho dù tôi phải lên trời xuống đất, cho dù phải liều mạng tôi cũng không tha cho cậu, cậu nghe chưa? Đồ súc sinh, mất dạy, khốn nạn!”

Ông ném điện thoại của tôi xuống đất, đạp nó nát bét, sau đó, đá bàn, đá ghế.

Từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ thấy bố tôi như thế này, ngoại trừ những ngày mẹ tôi vừa qua đời.

Bố tôi thu lại tất cả tiền của tôi.

Va ly của tôi, ông dùng sức xé nó ra, tìm tất cả dấu vết để lại, ông tìm được tờ chi phiếu, dùng kéo cắt nát, ném vào lửa đốt. Suốt nửa tháng, ông không nói chuyện với tôi, tôi cũng không để ý tới ông.

Chúng tôi suốt ngày trợn mắt nhìn nhau.

Em trai tôi nói, bố tôi nhìn thấy tờ gửi hành lý trên va li nên mới nghi ngờ. Tiện đà kiểm tra luôn túi xách tay của tôi, tìm được vé máy bay.

Sáng hôm 30 Tết, chúng tôi vẫn không nói chuyện với nhau. Em trai tôi chịu không nổi, nói với tôi “Chị, chị chủ động nói xin lỗi với bố đi. Bố giận tới mức đau gan, ngày nào cũng phải tới trạm y tế tiêm hết.”

Tôi nghĩ ngợi một hồi, thấy bố đang ngồi cạnh lò lửa chiên thịt viên, tôi đi qua, nói “Bố, thuốc con mang về cho bố, bố uống chưa?”

Qua một hồi lâu, ông mới nói : “Chưa uống.”

Tôi nói : “Bố, bố cho là còn chỉ có 17 tuổi sao? Con không khác gì 57 tuổi cả. Chả bù với hai người đàn ông không biết gì không biết chăm sóc bản thân mình, bố, bố còn không biết xấu hổ nói con 17 tuổi, còn trẻ không hiểu chuyện?”

Ông nhìn tôi, không nói gì.

“Bố, Lịch Xuyên, là người trong lòng của con. Con thương anh ấy, ai cũng ngăn không được.”

“Chát!” tôi bị ông tát một cái.

“Bố, con là con gái bố, máu bố chảy trên người con. Năm đó, vì cưới mẹ, bố trả giá những gì,” tôi tiếp tục nói “Con, vì theo đuổi người trong lòng của con, cũng sẽ trả giá như vậy. Bố nhớ tự chăm sóc bản thân mình.”

Nói xong câu này, tôi leo lên xe đạp của em trai, không thèm quay đầu lại bỏ đi.

Tôi đi được nửa dặm, em tôi đuổi kịp.

“Chị, chị đi đâu?”

Tôi xuống xe, ôm nó khóc : “Chị đi Côn Minh, tìm dì.”

“Chị, chị liền đạp xe đạp như vậy đi Côn Minh à?”

“Sợ gì? Có nhớ hồi lâu không, chị em mình còn cùng nhau đạp một lần, cũng chỉ đi hết 7 8 tiếng chứ mấy.”

“Chị, bây giờ không như hồi trước, trên đường rất lộn xộn.”

“Chị không sợ.”

“Em đi với chị! Em cũng thấy ba phiền lắm rồi, anh rể đối xử tốt với chị, mới mua khoang hạng nhất cho chị, đúng không? Nếu là người khác, làm gì phí tiền như vậy?”

Tôi vốn khóc sẵn, nghe nó nói xong, suýt nữa phì cười : “Cái gì anh rể, nói hươu nói vượn! Đừng có bắt chước chị.”

“Chị biết mà, em muốn học y, bố lại bắt em học máy tính, còn nói sư phạm tốt. Em không muốn nghe lời bố.”

“Học phí học y cao, bố không có tiền đóng tiền học, ai. Em yên tâm, chị sẽ kiếm tiền cho em.”

“Chị, có một việc, bố vẫn nói dối chị.” Tiểu Đông nắm chặt tay lại, nói “Nguyện vọng học đại học của chị, là bố lén lên trường sửa lại.”

“Chị đoán được. Học Bắc Đại rất mắc, nhà mình không đủ sức. Một mình bố kiếm tiền cho hai chị em mình đi học, không dễ dàng.” Tôi cười khổ “Chị không trách bố. Bố tuấn tú lịch sự, lại là sinh viên, năm đó sợ hai chị em mình bị mẹ kế bắt nạt, dám sống một mình mười mấy năm. Bố cũng rất khổ sở. Em đừng đi theo chị, về nhà với bố đi. Nói cho bố, chị đi nhà dì ở một thời gian, sau đó về trường.”

Tiểu Đông nhìn tôi, rốt cuộc gật gật đầu, từ trong người móc ra hai tờ 50 tệ : “Đây là 50 tệ, lần trước chị gửi cho em. Còn 50 tệ này, là em tự để dành.”

“Được rồi, xem như chị mượn em, chừng nào về trường chị trả lại cho.”

Tôi nhét 100 tệ vào túi áo. Tạm biệt Tiểu Đông, một mình xuất phát tới Côn Minh.

Tôi đạp xe đạp suốt mười mấy giờ mới đạp tới Côn Minh. Trên đường đi chỉ ăn một cái bánh bao, đi toilet một lần.

Tôi dừng lại ngay cổng vận chuyển hành khách, tìm một chỗ gọi điện thoại ở một chợ nhỏ gần đó.

Lòng tự trọng của Lịch Xuyên rất mạnh, thể hiện từ những việc nhỏ nhặt ngày thường. Chịu những câu mắng chửi không đầu không đuôi này của bố tôi, không biết anh có khó chịu hay không.

Điện thoại rất nhanh được tiếp :

“Lịch Xuyên!”

“Tiểu Thu!” giọng nói của anh thật giật mình “Em thế nào? Có khỏe không?”

“Khỏe. Anh thì sao? Có ổn không?”

“Không có chuyện gì.”

“Hãy nghe em nói, tính tình bố em không tốt…”

“Thật ra anh rất muốn kiểm điểm với ông, nhưng mà hiển nhiên ông nghe không vào.”

“Vậy anh…ừm, chuyện ở Hạ Môn xong rồi?”

“Xong rồi, đang đợi kết quả.”

“Bây giờ anh ở Bắc Kinh?”

“Không ở.”

Tôi nhớ ra rồi, anh nói, mỗi năm tới lễ Noel, anh sẽ về Thụy Sĩ một lần, đoàn tụ với người nhà.

“Anh ở Thụy Sĩ à?” nghe giọng nói của anh rõ ràng như vậy, tôi cảm thấy có chút kỳ quái.

“Anh ở Côn Minh.” Anh nói.

“Cái gì? Cái gì?”

“Anh ở Côn Minh.” Anh nói lại một lần “Anh sốt ruột, muốn ở gần em một chút, nếu như thật sự có chuyện, anh sẽ giúp em nghĩ cách. Nhưng đợi lâu như vậy cũng không thấy em gọi điện thoại.”

“Em vừa tới Côn Minh.” Mắt tôi lại ướt.

“Cái gì? Bây giờ hả? Hôm nay không phải 30 Tết sao?” ở đầu bên kia, anh sốt ruột “Em cãi nhau với bố à?”

“Gần như vậy, em đạp xe tới Côn Minh tìm dì để nương tựa.” tôi vẫn đang thở dốc, thở hồng hộc.

“Cái gì? Đạp xe? Côn Minh tới chỗ em không phải hơn 300 km sao?” tôi cảm thấy, rất ít khi tôi nghe thấy Lịch Xuyên rống ai, nhưng giọng nói này, tuyệt đối là rống.

“Em đạp mười mấy tiếng, lợi hại không! Ha ha! Bội phục em không!” tôi cười to, cảm thấy chính mình rất giỏi.

“Em ở đâu? Đứng đó đừng nhúc nhích, anh tới đón em.” Anh nói.

“À, ở chỗ vận chuyển hành khách của trạm xe, nhanh chút nha! Anh hai, ở ngoài lạnh lắm.”

“Ai! Đừng nói là bố em, tới anh cũng muốn mắng em,” anh ở bên kia thở dài thở ngắn “Em to gan thật, rất biết gây chuyện.”

Full | Lùi trang 2 | Tiếp trang 4

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ