Snack's 1967
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Truyện teen - Yêu cậu học sinh cá biệt - trang 7

Full | Lùi trang 6 | Tiếp trang 8

Chương 25

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Những câu trên thật quá đúng với tâm trạng Bảo Kỳ mấy buổi gần đây. Kể từ hôm chính thức nghỉ Tết đến giờ, ngày qua ngày Kỳ đều trưng ra bộ mặt cau có, đã vậy còn thường xuyên cáu bẳn với những người xung quanh nữa chứ. Nguyên nhân cũng chỉ vì cậu muốn chuyển lớp. Bảo Kỳ vốn đã rất hứng thú với những công thức vật lý, lúc trước mong ước của cậu là có thể thi đỗ vào lớp chuyên Lý trường Trung học Phổ thông Khắc Ân, phục vụ cho mục đích thi đỗ đại học khối A1 của một trường đại học danh tiếng nào đó sau này. Dù điểm số đủ để Kỳ có thể toại niềm khao khát nhưng vì cô bạn gái muốn được học chung một lớp nên cậu đã đổi ý, quyết đầu quân cho lớp chuyên Anh. Tuy nhiên, vì là một trong ba lớp thuộc khối D của trường nên bên cạnh Anh và Toán, môn Văn cũng được coi trọng không kém. Và vì lẽ đó càng học, Kỳ càng thấy nản và oải biết mấy khi mà cậu vô cùng không có duyên với những quyển sách và bài giảng văn dài dằng dặc. Hơn nữa, giờ đã là giữa năm lớp mười một rồi, chẳng mấy mà tới kỳ thi đại học. Nếu cứ tiếp tục ngồi bám rễ ở cái lớp này, cậu chắc chắn sẽ chẳng đỗ bất kỳ một khối nào cả. Vậy nên Bảo Kỳ nhất định xin chuyển sang lớp chuyên Lý, Trúc Linh cũng vì thế mà giận dỗi cậu suốt mấy hôm rồi.
Dẫu cho sáng nay đã là ngày 30 Tết nhưng gương mặt Kỳ vẫn hệt cái bánh đa ngâm nước, không có tẹo teo sức sống nào cả. Song, chẳng một ai mảy may để ý đến tâm trạng của cậu hết, vì tất cả đều đang bị cuốn vào vòng xoay của niềm hoan hỉ khi Tết đến xuân về. Điều này lại càng khiến Kỳ thêm muôn phần uất bực. Có mỗi Bảo An là quan tâm hỏi han tới cậu em họ thôi, đơn giản vì con bé muốn tìm người đi chơi cùng mình trong đêm Giao thừa. Hoài Phong đã một mực từ chối rồi, Phong nói ghét những nơi đông đúc, chen lấn xô đẩy đến mệt cả người. Phong chỉ thích cùng hội bạn ra cái quán quen thuộc kia ăn uống, hát hò tưng bừng từ năm cũ sang năm mới. Rủ mà An không đi, Phong cũng đành bó tay hết cách.
Bảo Kỳ lười biếng nằm trên giường, gương mặt nhăn nhó nhìn chăm chăm vào màn hình tivi phía trước, tay phải bấm điều khiển chuyển kênh liên tùng tục. Cô chị họ Bảo An quỳ ở dưới đất, ngay sát bên cạnh, ra sức năn nỉ thuyết phục:
"Đi đi mà Kỳ. Giao thừa nằm ở nhà chán chết, ra ngoài chơi không phải vui hơn à? Với lại tâm trạng đang ủ rũ thế này, đi xem pháo hoa bắn đùng đoàng cho nó phấn chấn hơn. Nhá nhá!"
An nói rõ nhiều, tốn bao nhiêu là hơi, thế mà cậu em họ lại chỉ nhàn nhạt đáp thẳng mặt An rằng:
"Không."
Bảo An trề môi, cảm thấy tủi thân vô cùng. Kỳ rõ là một thằng em xấu, chỉ vì người yêu mà quên mất cô chị này. Đàn ông con trai gì mà sống phụ thuộc vào tâm trạng bạn gái, An khinh! Cơ mà giờ vẫn phải nịnh nọt để ông tướng ấy đổi ý đã, nếu không thì An cứ xác định là ngồi ở nhà và chiêm ngưỡng pháo hoa toàn quốc.
"Chị lôi cả cái Linh đi nữa, tạo điều kiện cho em xin lỗi nó luôn. Rồi làm huề đi cho tôi nhờ. Tết mà mặt đứa nào cũng bí xì xị như cái bị thế này. Chán phèo!"
"Dẹp đi. Em làm gì sai mà phải xin lỗi chứ? Em cũng có sở thích, dự định của riêng mình, học 'nhầm' lớp lâu như thế là em đã quá chiều ý Linh rồi. Lần này nhá, muốn làm lành chứ gì, trừ khi là Linh mở lời trước. Không thì nghỉ!"
Xưa nay Kỳ chưa khi nào dám nổi đóa với An, quát xơi xơi mưa rơi đầy mặt An thế này đối với Kỳ lại càng là điều cấm kỵ. Để ông nội biết xem, Kỳ chắc chắn sẽ được một trận no đòn. Mà chính bản thân cậu cũng không cho phép mình làm thế, vì Kỳ yêu thương người chị tồ tẹt này vô cùng. Còn An sau khi bị cậu em "sạc" cho một trận thì cáu lắm, gương mặt trắng trẻo phút chốc hóa đỏ bừng giận dữ, đôi môi hồng cong lên đầy bất mãn. Dám to tiếng với người chị đã tốn bao nhiêu công sức rủ rê, lôi kéo cậu em ra ngoài, chỉ vì muốn tâm trạng nó tốt hơn, Bảo Kỳ đúng là quá vô ơn và láo lếu. Cậu mất ăn mất ngủ vì Linh nhưng Linh nào có đoái hoài tới cậu. Trong khi đó, An hết mình quan tâm tới cậu, thì cậu lại nỡ... Đã vậy, An chẳng thèm nữa. Sau khi lườm lườm Kỳ đến lác cả mắt, An đứng phắt dậy, ném hộp khoai tây chiên đang ăn dở tung tóe khắp phòng và thét lên:
"Không đi thì thôi, tôi về. Xớ!"
Rồi An quay ngoắt người và lạch bạch đi ra khỏi phòng trong cái nhìn ngơ ngác của Bảo Kỳ. Cậu vẫn nằm đấy, ra sức níu giữ An ở lại.
"Này, có về thì cũng dọn cái đống bừa bãi dưới sàn nhà đi đã chứ. Ở đâu ra cái kiểu chị bầy em dọn thế hả? An... Chị An!"
Kỳ cứ thế giãy đành đạch trên chiếc giường trải ga hình siêu nhân mặc sịp và gào tên cô chị đã đi mất dạng nãy giờ một cách bất mãn. Nhìn đống khoai tây lổn nhổn trên sàn gỗ, Kỳ không tự chủ được mà lấy tay bứt tóc giật tai, để rồi ngay sau đó phải ré lên đầy đau đớn.
Dừng xe ngay giữa ngã tư đường hồi lâu, An quyết định lái xe đến nhà Linh một chuyến. Kỳ đã một mực không đi rồi, nếu Linh cũng khăng khăng muốn ở nhà nữa thì chắc chắn An có là thánh cũng chẳng thể lôi được Băng ra ngoài. Thật lòng mà nói, An không quá quan trọng việc được tung tăng dạo phố trong đêm Giao thừa, cái chính là con bé không muốn nhìn thấy hai đứa kia ngày qua ngày làm mặt lạnh với nhau nhưng trong thâm tâm thì ngổn ngang những bức xúc và chất đầy bao điều muốn nói. Dù có phải dùng "mưu hèn kế bẩn" An cũng nhất quyết phải ép bằng được Linh và Kỳ gặp mặt rồi thẳng thắn nói chuyện với nhau. Mặc cho kết quả có thế nào cũng vẫn tốt hơn là cả hai cứ im lặng như bây giờ.
Chào hỏi người lớn trong nhà Linh xong, An phăng phăng lao nhanh lên phòng cô bạn. Tới nơi mới biết Băng cũng đang ngồi khuyên nhủ Linh hết nước hết cái nhưng chẳng ăn thua, Linh vẫn phụng phịu không chịu san sẻ nỗi ấm ức trong lòng. Cả sáng nay đã phải nhìn gương mặt hầm hầm của Kỳ rồi, bây giờ là gần chưa lại phải thấy thêm Linh trong bộ dạng tương tự, An cảm nhận được cục tức nghẹn nơi cổ họng đang dần chui tọt lên khoang miệng và sắp văng ra ngoài tức thời. Quất cái gối ôm vào chính giữa mặt Linh, An la lên:
"Giời ạ! Có mỗi cái chuyện bé xíu xiu thế mà cũng làm bộ giận dỗi nhau. Chuyển lớp thì sao chứ, dính nhau từng ấy năm vẫn chưa đủ à? Mà nó chỉ sang lớp khác học thôi, có phải đi du học đâu mà lo không được gặp mỗi ngày. Cũng vì chuyện này mà nguyên ngày nó cứ như thằng điên ấy, cáu loạn xạ lên với cả nhà kia kìa. Xong rồi người nào cũng ôm bực vào người, quát nhau um tùm hết thảy. Tóm lại là nhà tao giờ đang rối lắm rồi đấy. Tại mày ý!"
Quát được Linh xong, An cảm thấy nhẹ nhõm hẳn mấy phần. Nhìn thấy cô bạn đang ngồi há hốc miệng, chăm chú lắng nghe từng lời mình nói mà An hả hê vô cùng, cục tức mắc giữa cổ họng cũng teo tóp đi đôi phần. Được lên mặt nạt nộ người khác với An quả là một "thú vui tao nhã", đã vậy còn có thêm đồng minh ngồi bên yểm trợ thì đúng thật tuyệt vời không sao tả nổi. Lệ Băng lên tiếng đồng tình với những điều An nói, dù cho cô cũng chẳng rõ mọi chuyện có đúng như lời của An không nữa:
"Đúng đấy Linh ạ. Nhất thiết phải làm căng đến mức này không? Kỳ cố gắng vào học tại một lớp trái với sở trường của mình từng ấy năm đủ để hiểu ông ấy chiều mày đến mức nào rồi?"
Thường ngày Linh và Kỳ cũng hay có những cãi vã, dỗi hờn kiểu con nít nhưng chỉ ít phút sau Kỳ liền chủ động làm lành. Và những khi ấy, chẳng cần biết cơ sự ra sao, đầu đuôi câu chuyện thế nào, An luôn đứng về phía Linh, rất tích cực lên án cậu em họ, cả Băng cũng vậy. Lần này thì khác, đã mấy ngày trôi qua mà chẳng thấy Kỳ có động tĩnh gì, đã vậy còn bị hai đứa bạn thân cùng lúc chỉ trích, Linh không thể không xem xét lại về bản thân và về cái lý do ấu trĩ mà cô cấm Kỳ chuyển lớp. Chỉ vì vấn đề này mà nhà Kỳ rơi vào hoàn cảnh hỗn loạn ư? Cũng phải, nếu Linh không giận dai quá mức, cố tình cắt đứt liên lạc, chẳng cho Kỳ lấy một lý do chính đáng thì cậu đâu có trở nên xấu tính như vậy và mọi chuyện cũng không rối ren đến thế. Ngắc ngứ hồi lâu, cuối cùng trước cái nhìn chăm chắp của hai đứa bạn, Linh buộc phải trình ra nguyên nhân khiến cô kịch liệt phản đối quyết định chuyển lớp của Kỳ:
"Thì tại vì... cái lớp mà lão ấy muốn chuyển sang là lớp chuyên Lý. Lớp ấy... là lớp mà con bé Ngọc My đang học. Cái đứa mà hát song ca cùng Kỳ trong lễ bế giảng năm lớp mười ấy, nhớ không?"
An và Băng thậm chí còn chẳng biết con bé đó là ai nữa. Kỳ vốn ham hố hát hò, có ngày lễ nào ở trường mà cậu không đóng góp giọng ca của mình vào đâu. Từ hát đơn, hát đôi đến hát đội, tiết mục nào cũng thấy xuất hiện gương mặt nhăn nhở của Kỳ. Riêng buổi bế giảng hôm đó, một mình Kỳ đã hát song ca cùng ba bạn nữ, với bộ não cá vàng của mình, An làm sao mà nhớ nổi chứ. Băng thì còn chẳng được xem mấy phần trình diễn đó, cô đâu có học cùng trường với ba đứa kia. Vì thế cả hai đành ngoác miệng cười ngu, quay mặt lại phía Linh lắc đầu chịu chết. Linh thở dài bất lực, mở điện thoại lên tìm ảnh của bạn gái kia rồi đưa lên ngang mặt Băng và An.
"Đây này, nó đây này. Cái Băng chắc là không biết nhưng còn mày, mày đã nhớ ra chưa hả An?"
Có một sự thật đáng buồn, rằng thì là mà An vẫn chẳng có ấn tượng gì với cái bạn Ngọc My đấy cả, trông mặt lạ hoắc. Nhưng vì quá sốt ruột muốn biết lý do của Linh nên con bé cứ gật đầu bừa bãi.
"À, ờ nhớ rồi. Mà sao?"
Trút thêm một cái thở dài nữa, Linh xịu mặt xuống, nói giọng buồn rầu:
"Thì đó, con bé đó thích Kỳ lắm. Mà tính ông Kỳ thì rõ lăng xăng, ai bắt chuyện cũng tiếp nhiệt tình, ai nhờ gì cũng băng băng xắn tay vào giúp. Sắp tới học chung một lớp, thể nào con bé đó cũng sẽ tận dụng cơ hội mà tấn tới. Nó xinh thế kia, lại khéo léo và khá là 'cáo', ông Kỳ kiểu gì chả gục."
"Mỗi thế? Tao thề là cái lý do của mày nhạt lắm ý Linh ạ. Sao không nói ngay từ đầu với Kỳ? Bày đặt chiến tranh lạnh! Giờ thì mọi chuyện rối lung tung beng lên rồi kia kìa."
Băng hậm hực lên tiếng, thật uổng công cả sáng nay cô ngồi dỗ dành Linh, tốn bao nhiêu sức để có thể cậy miệng Linh moi móc thông tin. Thật không ngờ, thông tin ấy lại quá đỗi... nhảm! Llinh xù lông nhím lên, gắt gỏng bảo vệ lý lẽ của mình đến cùng:
"Mày chẳng biết gì cả, con bé đó nhắn tin cho tao, tuyên bố là sẽ cưa đổ Kỳ đấy. Trơ không chịu được. Tao ghét nó lắm, không muốn Kỳ có một chút quan hệ nào với nó cả. Quen biết xã giao cũng không được chứ đừng nói là bạn cùng lớp. Hai người họ học chung với nhau, tao yên tâm thế nào được."
Bên nhau trong suốt khoảng thời gian đã lâu như thế nhưng niềm tin Linh dành cho Kỳ chỉ đến vậy sao? Đúng như Linh nói, Kỳ tuy có hơi lăng xăng thật nhưng luôn một lòng một dạ với Linh, chưa hề có ý nghĩ quá đà với những cô bạn xung quanh. Kỳ cũng không phải là người quá quan trọng vẻ đẹp bên ngoài, vì thế Ngọc My dù có xinh đẹp, duyên dáng hơn Linh gấp ti tỉ lần thì cậu cũng sẽ chẳng khi nào bị lay chuyển tâm tư. Với tư cách là chị của Kỳ, giờ thấy em mình bị bạn gái hoài nghi và coi thường danh phẩm, An cảm thấy bức xúc và bất bình lên tiếng thay Kỳ, đòi lại công bằng cho cậu:
"Trong mắt mày Kỳ chỉ đến thế thôi à? Là một thằng lăng nhăng và dễ thay lòng đổi dạ? Nói thẳng ra thì mày làm vậy là xem thường nó đấy! Kỳ xin đổi lớp chỉ đơn giản vì muốn tập trung học Lý để phục vụ kỳ thi đại học thôi, chẳng có lý do nào khác cả. Một Ngọc My chứ mười Ngọc My ngày ngày tìm cơ hội lấn tới thì cũng chẳng có cửa xen ngang vào chuyện giữa mày và Kỳ đâu. Vì nó không phải là người như thế."
Xả hết bực dọc xong, An bèn đứng phắt dậy đi thẳng ra ngoài, chẳng muốn đôi co thêm với Linh. Đã nói đến vậy rồi mà Linh vẫn không chịu hiểu cho Kỳ thì An cũng chịu, chẳng thể nào giải thích hơn được nữa. Mặc kệ, để Băng ở lại đả thông tư tưởng giúp Linh, chắc hẳn Linh sẽ hiểu ra chuyện. Băng vốn rất giỏi trong những việc này mà.
*****
Rõ là khúc mắc giữa Linh với Kỳ nhưng sao An lại thấy buồn thỉu buồn thiu thế này? Trống trải biết mấy! Rơi vào tình cảnh này, nếu không ăn uống thả ga thì sẽ chẳng thể nào có thể lấp đầy được khoảng trống trong lòng. An dừng xe lại, định bụng sẽ lao sang xe hàng rong bán nem chua rán bên kia đường và chén tì tì nhưng chợt con bé sững người lại khi nhớ ra cái ví đã bị để quên ở nhà nguyên ngày hôm nay mất rồi. Buồn quá thôi! Bảo An chỉ biết ngồi thẫn thờ trên xe và hướng ánh mắt thèm thuồng nhìn ngắm những chiếc nem rán thơm ngon kia.
Vừa hay khi ấy, Phong cùng bạn chạy xe máy lướt ngang qua. Bắt gặp gương mặt ngẩn ngơ của An, Phong nghĩ hẳn là con bé đang chán trường vì bị tất cả mọi người khước từ lời mời đi chơi trong đêm 30 Tết. Cậu hiểu lý do vì sao An không muốn đón Giao thừa cùng cậu trong cái quán kia. Con bé không thích và không hợp những người bạn đó của cậu. Đắn đo nửa ngày, cuối cùng Hoài Phong quyết định sẽ "phản bội" anh em chiến hữu. Cậu nhìn chăm chăm vào cái điện thoại và tự lẩm nhẩm một mình:
"Dạo này tao hơi bị ưu tiên mày đấy, chân ngắn ạ. Nếu câu trả lời của mày mà không làm vừa lòng tao thì mày chết chắc."
Rồi bấm số gọi cho An:
"Tao không đi cùng hội kia nữa. Tối nay, tao đi xem pháo hoa cùng mày được không? Hai... bọn mình thôi!"

Chương 26

Phong hy sinh cuộc vui với đám bạn vì An. Cậu cũng không dùng giọng điệu hống hách ngày thường mà ra lệnh nữa, thay vào đó, Phong chỉ nhẹ giọng đề nghị "được" sánh bước ngoài đường và ngắm nhìn những chùm pháo hoa nổ đùng đoàng trong đêm Giao thừa cùng con bé. Lại còn "hai bọn mình thôi" nữa chứ, An nghe mà nhộn nhạo hết cả ruột gan. Nỗi phiền muộn vì câu chuyện dỗi hờn của hai bằng hữu cùng cơn thèm nem chua rán lên đến tột đỉnh bỗng nhiên tan biến sạch, như chưa hề tồn tại. Mặc dù trong lòng đang gào thét sung sướng và cái đầu thì gật như băm thịt nhưng An vẫn hết sức kìm nén, giả bộ cao giọng:
"Chết thật, khi nãy bao nhiêu người rủ tớ đi chơi cơ nhưng may cho cậu là tớ vẫn chưa nhận lời ai đâu đấy. Chẹp, tớ đồng ý. Nể cậu lắm đấy nhá."
Dứt lời, An bèn nhanh nhảu cúp máy cái rụp, rú rít om sòm và cười vang sang sảng. Cái điệu cười đậm chất phù thủy cưỡi chổi này nếu để Phong nghe được thì thật xấu hổ quá và cái giá mà khó khăn lắm An mới lôi lên được chút ít sẽ lại nhanh chóng tụt dốc không phanh mất thôi. Ngày 30 Tết ngoài đường ùn ùn người qua lại, vậy mà An không biết ngại là gì, hồn nhiên la ói ỏm tỏi, nhảy nhót loạn xạ. Đúng chuẩn bộ dạng của người đang chìm trong "bể sướng". Chẳng bù cho Hoài Phong, mặt đen kịt lại hệt cái đít nồi bị đun bếp củi lâu năm. Cậu hạ mình xuống, An lại được thể vênh mặt lên. Cậu còn chưa nói xong, An lại dám tự ý dập máy. Tuy An nhận lời đấy nhưng câu trả lời này thật khiến Phong không mấy hài lòng. Ban nãy chỉ vì nhìn thấy được gương mặt ủ rột của An mà Phong cắn răng chai mặt chịu đựng hàng tá câu chửi rủa của đám bạn thân, nhất quyết bỏ rơi lời hứa tụ tập với chúng nó. Vậy mà con bé đáng ghét ấy dám dùng giọng điệu và thái độ đó để đáp trả lại tấm thịnh tình của cậu. Phong ức nhưng chẳng thể làm gì hơn. Quay lại đi chơi cùng hội bạn cũng không được, mà lật mặt nuốt lời với An lần nữa cũng không xong. Thôi thì đành ngậm đắng nuốt cay vậy. Hoài Phong banh miệng rộng hết cỡ và nuốt trọn miếng bánh chưng to oành, vừa nhai vừa lúng búng lẩm nhẩm:
"Đồ chân ngắn, cứ chờ đấy. Sẽ có lúc tao xử mày như xử miếng bánh chưng này."
An vẫn đứng trên đoạn đường đó và thản nhiên múa may quay cuồng trước cái nhìn kỳ dị của cơ số người đi ngang, con bé vui đến độ không thể chuyên tâm lái xe về nhà. Đang lúc hí hửng, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, An tặc lưỡi và búng tay cái tách rồi định lôi điện thoại ra gọi cho ai đó. Vừa hay khi ấy tiếng nhạc chuông vang lên, An chẳng thèm liếc nhìn màn hình mà áp điện thoại lên tai nghe luôn, tuôn ra cả tràng dài:
"Tớ cũng đang muốn gọi cho cậu đây Phong. Tối nay đừng đi sớm quá nhớ, vì tớ còn muốn xem Táo Quân nữa cơ. Nên là đợi hết chương trình rồi cậu hãy đến đón tớ. Với cả... bọn mình mặc áo đôi đi."
"Ơ... Là tao, Băng mà."
Lệ Băng gọi cho An vốn để thông báo mình đã hoàn toàn thất bại trong việc đả thông tư tưởng cho Linh. Ngồi ỉ ê tâm sự đến cả buổi mà Linh vẫn bướng bỉnh chu mỏ lên bảo vệ lý lẽ của mình đến cùng, Băng cũng đành phất cờ trắng chào thua. Kỳ và Linh chắc chắn không ra khỏi nhà rồi, tuy rằng hội bạn bốn người vì thế mà thiếu đi hai mảnh, song Băng nghĩ tội cho An nên định gọi điện rủ con bé đi chơi tối nay. Thật buồn là lại nghe được lời nói kia. Băng thừa thông minh để hiểu ra một điều, rằng An và Phong đã lên lịch hẹn hò cho đêm Giao thừa này. Lại cả áo đôi nữa, Băng không ngờ họ đã tiến triển nhanh đến thế. Nuốt nỗi buồn vào trong, Băng đều đều đáp, vờ như không để ý đến những điều An vừa nói:
"Linh không nghe tao khuyên đâu, hai đứa nó hôm nay trói gối ngồi nhà rồi. Chúng nó tâm trạng nặng trĩu người như thế, tao cũng chẳng thiết đi chơi nữa đâu. Mày đi thì đi, tao ở nhà thôi."
Tình cảm nhưng cũng rất đỗi vô tâm, hai tính cách trái chiều ấy đều song song tồn tại trong con người An. Có khi thì vô cùng nhạy cảm và dễ mủi lòng, sẵn sàng hy sinh, từ bỏ mọi thứ vì những người thân yêu. Lắm lúc lại quá hờ hững, vô tâm không để ý tới xúc cảm và tâm trạng của mọi người chung quanh, rồi vô tình làm tổn thương đến họ. Như lúc này đây, An chẳng nhận ra được chút tủi hờn nào trong câu nói của Băng, dù rằng trước đó con bé cũng ngờ ngợ về việc cô bạn thân có "ý đồ" với "đối tượng" của mình. Rất vô tư, An đáp:
"Ừ, thôi kệ bọn nó đi. Cũng kệ luôn cả mày đấy, tối nay tao có kế hoạch riêng rồi, phải đi chứ. Thế nhá, hẹn năm sau gặp lại."
An cúp máy rồi mà Băng ngẩn ngơ cầm chặt điện thoại trên tay, đầu óc suy nghĩ vẩn vơ về mối quan hệ giữa An, Phong và chính bản thân mình. Băng ấn tượng với Phong ngay từ lần đầu gặp mặt. Đó là một cậu con trai với vẻ ngoài bất cần, ngổ ngáo và có phần lạnh nhạt, vô tâm với những người bên cạnh. Nhưng sau mấy lần cùng cô chủ nhiệm tới nhà Phong, tận mắt trông thấy nụ cười ấm áp và sự quan tâm cậu dành cho cô em gái, Băng đã có cái nhìn khác về cậu. Nhất là khi hiểu được hoàn cảnh của Phong có phần giống với cuộc sống của mình, Băng càng thấu hiểu và dành một tình cảm đặc biệt cho cậu. Thứ tình cảm ấy cứ lớn lên từng ngày, song Băng lại quá nhút nhát để có thể thổ lộ tất cả với Phong. Băng chọn cách im lặng, đơn phương đứng dõi theo cậu từ phía sau. Rồi một ngày nọ, cô bạn thân tên An gặp Phong và chết đứ đừ cậu con trai ấy ngay khi vừa chạm mặt. Lúc đầu, Băng thực sự không nghĩ ý định "cầm cưa" của An sẽ thành công vì Băng tin với tính cách của mình, Phong chắc hẳn chẳng ưa nổi những cô nàng như An. Nhưng tình cảm là thứ khó nói, Băng nào có ngờ rằng Phong có thể vì An mà làm nhiều chuyện tưởng chừng như không bao giờ xảy ra trong cuộc đời cậu đến vậy cơ chứ. Cậu đã cõng An suốt đoạn đường dài trong cái nắng gay gắt mà chẳng màng đến những ánh mắt săm soi của người qua đường. Cậu còn vì khúc mắc của An với mấy bạn nữ đành hanh kia mà chấp nhận bị nhà trường kỷ luật, đình trỉ ba ngày liền. Đã vậy, cậu cũng chẳng trách móc An lấy nửa lời, ngược lại còn nhiệt tình đưa đón An đi học vì lo sợ hội bạn kia vẫn tiếp tục tìm đến gây khó dễ cho con bé. Trong khi Băng hết lời nói đỡ cho Phong với Ban giám hiệu nhà trường thì An lại vô lo vô nghĩ, chẳng mảy may hay biết đến mức kỷ luật mà Phong đang chịu. Vậy mà, cách đối xử của Phong dành cho Băng và An sao lại khác xa nhau đến thế?!
Phải mất mấy phút sau, Băng mới gượng môi nhếch lên được nụ cười đượm buồn. Soi mình chăm chú trước gương và khẽ thở hắt ra một hơi, Băng tự nhủ sẽ chôn vùi thứ tình cảm này xuống thật sâu dưới tận đáy lòng:
"Nghĩ về ông nốt hôm nay thôi, từ ngày mai tôi sẽ đá văng ông ra khỏi đầu, không tơ tưởng gì hết. Yên tâm đi An, tao nói là làm."
*****
Bảo An đặc biệt yêu thích chiều 30 Tết vì khi ấy con bé sẽ được ngâm mình trong bồn nước ấm nghi ngút khói và thơm thơm hương lá mùi già. Mẹ bảo đây là một phong tục của người dân Việt Nam. Tắm lá mùi chẳng những giúp gột rửa bụi trần, rũ bỏ những phiền muộn, xúi quẩy của năm cũ mà còn khiến cho tâm tư, đầu óc được thoải mái, mở cửa tinh thần đón chào những điều may mắn của một năm mới sắp tới. Chính vì lẽ ấy mà An ngồi thư thả trong bồn nước đến cả tiếng đồng hồ vẫn chưa chịu ra ngoài nhường chỗ cho mẹ, lượng lá được bỏ vào cũng nhiều gấp đôi mọi lần.
"Chà chà, thế này thì năm nay thuận buồm xuôi gió lắm đây. Câu chuyện tình giữa bạn Bảo An hoàn hảo và cậu Hoài Phong... chẳng được cái nước gì chắc hẳn sẽ thành công mỹ mãn."
Vỗ tay đôm đốp mấy cái, Bảo An bắt đầu lim dim mắt và mơ về cái kết đẹp tựa cổ tích cho mối tình đơn phương đã kéo dài ngót nghét một năm trời của mình. Đang lúc mơ mơ màng màng lại bị tiếng mẹ phũ phàng gọi cửa cắt ngang:
"Nhanh lên An ơi. Trời rét thế này mà cứ nghịch nước suốt thôi. Cảm cúm ngay giữa ngày 30 thì mất Tết con ạ."
Tuy hơi bức xúc vì bị cắt đứt mạch cảm xúc nhưng nghe mẹ nói thế An cũng hơi rùng mình. Hôm nay quả thật rất lạnh, ngâm người trong nước từ bấy tới giờ không chừng ốm thật cũng nên. Và như thế, tối nay làm sao mà đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới cùng Phong được. Bảo An phải nhanh nhảu lên thôi.
"Con xong rồi đây ạ."
Bảo An chẳng xem chương trình Táo Quân như lời đã nói với Phong ban sáng, chỉ là con bé muốn có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị cho mình một diện mạo thật lung linh trước khi ra ngoài cùng Phong mà thôi. Đang háo hức thế này, An nào còn tâm trí mà xem tivi nữa chứ. Được sự đồng ý của Phong, tối nay những thỏi son và chai lọ nước hoa cuối cùng cũng có dịp được phát huy vai trò của mình. Uốn éo trước gương liền mấy tiếng đồng hồ An mới chọn được một màu son và bộ đồ ưng ý, chỉ cần xức thêm chút nước hoa nữa là xong.
"Tuyệt vời ông mặt trời!"
Dù ngoài trời hôm nay rất lạnh, cực kỳ không phù hợp để mặc cái áo khoác đôi kia nhưng An vẫn bướng bỉnh, nhất quyết "cãi ông Trời". An đã phải khổ sở nguyên buổi tối, lục tung cả tủ quần áo mới có thể phối được một bộ đồ hợp với cái áo ấy, không thể vì chút cản trở của thời tiết mà phí hoài công sức như thế được. Hơn nữa cũng đã hẹn với Phong rồi, An phải giữ lời chứ.
Khi nãy ra khỏi nhà, An đã phải cuống cuồng vừa chào mẹ vừa lao vụt ra ngoài đường. Để mẹ nhìn thấy An mặc chiếc áo mỏng te thế này xem, kiểu gì mẹ cũng sẽ hoặc là bắt An thay bộ đồ mới ấm áp và dày dặn hơn, hoặc là nhốt An ở nhà luôn, không cho đi đâu hết. Bảo An đã vất vả là thế, cũng chỉ vì muốn được diện đồ đôi sánh bước cùng Phong long nhong ngoài đường. Nào ngờ vừa ra tới cổng, lại nhìn thấy cậu khoác trên mình chiếc áo măng tô đen sì, dày lụp xụp thật khiến An tụt hết cả hứng khởi.
"Cậu mặc cái gì đây? Đã nói là mặc áo đôi rồi cơ mà."
Phong ngẩng mặt nhìn trời, lại đảo mắt nhòm mọi người trên đường rồi quay lại ngắm nghía An trong chiếc áo đỏ, cất tiếng nạt nộ:
"Rét căm căm thế này, đôi điếc gì nữa? Nhìn xem, có ai ăn mặc phong phanh như mày không? Đi vào trong nhà thay ngay bộ khác đi. Nhanh lên!"
Khoanh tay trước ngực, Bảo An ngang bướng quay mặt sang hướng khác, dứt khoát cãi lời:
"Hứ, tớ không lạnh, không thay đâu."
Ngày cuối cùng của năm rồi không lẽ lại cãi nhau, Hoài Phong đành nuốt cục tức vào bụng, một lần nữa xuống nước nhún nhường. Cậu cầm cổ tay An và kéo con bé đi.
"Thì tùy đấy. Chốc nữa lạnh, cấm kêu ca."
Hoài Phong vốn không thích cảnh chen lấn xô đẩy nên hai bạn không sang bờ Hồ ngắm pháo như mọi năm An vẫn thường làm cùng ba đứa bạn. Chiều theo ý Phong, cả hai quyết định tản bộ lên cầu Long Biên, khi đến nơi đã là hơn mười một rưỡi. Có bao nhiêu người và xe đứng thành một hàng dọc, trải dài kín cả hai bên cầu. Tranh thủ lúc đợi đến khoảnh khắc những bông pháo được bắn lên trời chào đón giây phút Giao thừa, ai nấy đều nói chuyện rôm rả, có người còn lấy cả máy ra chụp ảnh nữa chứ. Bảo An cực thích không khí náo nhiệt này.
Để làm nguôi ngoai cái giận dỗi trong An, Phong lôi từ trong túi áo ra đống hướng dương và chìa ra trước mặt An, mời mọc:
"Ăn đi cho đỡ buồn mồm. Thấy tao chu đáo không? Coi như là lời xin lỗi vì đã thất hứa, được chưa?"
Sau mấy cái liếc nhìn Phong và đống hướng dương trên tay cậu, Bảo An lắc đầu nguây nguẩy, nói giọng đầy thất vọng:
"Chẳng một chút thành ý gì cả? Tớ đã vì lời hẹn giữa chúng mình mà chịu đựng rét buốt, cố ra sức ngậm chặt răng nãy giờ để ngăn gió tràn vào phổi đây này. Giờ cậu định bắt tớ há mồm ra cắn hạt hướng dương rồi 'nuốt' luôn cả gió à? Nhỡ sưng phổi thì sao?"
Đúng là dạo này An được chiều quá sinh hư rồi. Nhưng lần này làm cho An chịu lạnh là tại cậu nên Phong sẽ cố nhịn thêm chút nữa vậy. Nhất định ra Tết, Phong sẽ dạy dỗ, uốn nắn lại cái đồ chân ngắn này.
"Thế giờ muốn như nào?"
"Cậu cắn sẵn ra tay đi, khi nào được nhiều nhiều tớ dốc vào mồm luôn một thể. Như thế cũng đỡ được phần nào bị gió xâm nhập vào trong cổ họng. Được không?"
Hoài Phong lườm lườm gương mặt đang vênh váo của An, bặm chặt môi kìm chế cảm xúc mấy hồi rồi từ từ thốt ra một chữ "Ờ".
Hạt hướng dương do chính Phong bóc sẵn đối với An mà nói quả là ăn ngon hơn hẳn bình thường. Trong khi Hoài Phong đang cặm cụi cắn tách hướng dương, bất chợt từng chùm pháo hoa được bắn lên, sáng rực cả một vùng trời đen kịt. Mọi người đứng trên cầu rộ lên náo nức, Bảo An cũng thế. Con bé reo lên đầy phấn khích, hai tay vung vẩy ngang dọc thế nào mà đập thẳng miệng Phong, báo hại cậu đang cắn hướng dương liền cắn luôn cả vào môi. Đau ứa nước mắt. Đúng ra là Phong đã có thái độ gắt gỏng với An rồi đấy, cơ mà quay sang liền trông thấy An chăm chú ngắm nhìn pháo hoa, gương mặt rạng rỡ, Phong lại không nỡ quát. Đưa tay lên xoa xoa vết thương mấy cái, Hoài Phong khẽ cười nhẹ một tiếng rồi thay vì ngước mặt lên trời ngắm pháo sáng, cậu lại nghiêng đầu sang bên cạnh, thích thú nhìn An đang nhảy câng cẫng lên.
Sau màn bắn pháo rầm rộ, cũng là lúc An hắt xì liền tù tì một tràng dài vì rét. Nhớ lời Phong răn đe lúc đứng ở cổng nhà, An bèn ngoan ngoãn không dám ho he nửa lời than vãn. Bất giác, An cảm nhận được có hơi ấm đang lan tỏa, bao bọc khắp cơ thể mình. Là Hoài Phong ga lăng đã cởi bỏ tấm áo khoác dày và chùm lên người con bé. Quay sang định nói lời cảm ơn, An bỗng nhiên nghẹn cứng cổ họng khi phát hiện ra Hoài Phong không hề nuốt lời hứa. Chỉ là cậu giấu chiếc áo đôi mỏng tanh bên trong tấm măng tô giày cộp kia thôi. Thấy An cứ há hốc miệng nhìn mình mãi không dứt, Phong đưa tay lên bẹo một bên má phính đang đỏ như trái táo của An và cười đùa:
"Sao? Ngắm gì mà lâu thế? Cảm động quá chứ gì?"
"Động kinh thì có ý. Cậu mà nói ngay từ đầu là cậu mặc áo măng tô chùm bên ngoài cái áo đôi thì lúc đấy tớ đã vào trong nhà và mặc thêm đồ rồi. Xớ!"
Nói xong, An bèn phăm phăm đi thẳng, bỏ lại phía sau là Hoài Phong vẫn đứng ngẩn tò te một mình.
Ngoài đường vẫn đông vui tấp nập, tiếng người mua kẻ bán vang lên không ngớt. Có người bán bóng, có người bán muối, có cả người rao bán những cành lộc xanh mướt lá, nặng trĩu quả. Hoài Phong thấy vậy bèn hứng chí vươn người lên định hái một cành cây.
"Muốn có lộc không? Tao hái cho."
Bảo An nghe vậy liền ôm chầm lấy eo Hoài Phong mà hốt hoảng ngăn cản hành động phá hoại cây xanh này của cậu.
"Ê ê ê, cậu đừng có hái."
Lần thứ hai trong ngày Bảo An phũ phàng trước tấm lòng nhiệt tình của Phong. Nhưng bây giờ thì cậu chẳng thấy khó chịu giống lúc sáng nữa, cậu dí sát mặt An nghiêng đầu khó hiểu.
"Tại sao? Tao tưởng ai cũng thích hái được lộc trong ngày này."
Vẫn giữ nguyên tư thế đầy ám muội và dễ gây hiểu lầm đó, An lên tiếng giải thích, giọng điệu giống hệt bà cụ non:
"Xuân về là dịp cây cối đâm chồi nảy lộc sau những ngày đông trơ trụi, cũng giống như người ta vẫn hay mua quần áo mới mặc chơi ngày Tết còn gì. Thế mà giờ lại hái hết sạch lá đi như thế này. Đúng thật là..."
Phong luôn thừa nhận một điều rằng An nói rất nhiều. Và nếu bây giờ không ngăn chặn lại thì có lẽ con bé sẽ luyên thuyên đến lúc mặt trời mọc mất, lại còn trong cái tư thế "ngàn chấm" thế này thật khiến Phong khó xử biết mấy.
"Không hái nữa là được chứ gì. Giờ thì bỏ ngay cái tay ra đi An."
Bấy giờ Bảo An mới nhận thức được đôi tay hư của mình đã tự ý đi chơi xa quá. Gương mặt vốn đã đỏ vì lạnh của An càng được thể mà nóng phừng phừng, con bé rụt tay lại và quay đầu đi tứ phía, tránh cái nhìn của Phong. Ngay sau khi bắt gặp một hàng cháo gà bên kia đường, An liền lắp bắp chuyển chủ đề:
"Tớ... tớ hơi đoi đói. Sang bên kia... ăn chút cháo đã rồi về sau."
Khi cả hai đã yên vị bên trong quán cháo nhỏ, mặt An vẫn không bớt đỏ đi là mấy, con bé ngượng đến chẳng nhấc nổi đầu lên, chỉ biết cắm cúi húp cháo xì xụp. Còn Hoài Phong ngồi đối diện thì cứ tủm tỉm cười mãi thôi. Ăn uống no nê, đúng lúc định đứng dậy thanh toán tiền ra về, một dáng người cao lớn lù lù xuất hiện trước mặt An và lên tiếng chào hỏi:
"Chào An. Anh tên Phan Tuệ Minh, là chủ nhân của chú chó trùng tên với em đó, cũng là người đã tặng em hai cái bánh bao khi ở bệnh viện. Em còn nhớ không?"
Cả Phong và An đều đờ người, ngước mặt lên nhìn anh con trai đó. Mất một lúc lục lại hồi ức, cuối cùng An cũng bẽn lẽn gật đầu.
"À, em nhớ ra anh rồi."
Tuệ Minh cười tươi roi rói, đưa điện thoại của mình cho An và thẳng thắn đề nghị:
"Anh với em quả đúng là thiên duyên trời định rồi. Nhớ có lần thấy em ngồi hì hục ăn cả núi kem trong quán 'Soái ca hội quán' của thằng bạn anh ấy, khi đó anh đã định ra làm quen với em rồi. Nhưng lại có chút sự cố xảy ra nên đành thôi. Anh vẫn tin rằng anh em mình kiểu gì cũng có duyên gặp lại, ngày nào cũng ngóng chờ, thật không ngờ lại đúng ngày hôm nay. An cho anh xin số đi. Anh chính thức tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, anh sẽ theo đuổi em."

Chương 27

Đêm Giao thừa đông vui, náo nhiệt quả là một thời điểm thích hợp cho cậu ấm Phan Tuệ Minh với niềm đam mê chụp hình cầm máy lên và đi ra ngoài "hành nghề". Ngay từ những ngày còn nhỏ, Tuệ Minh thường cùng bố lên trên cầu Long Biên chạy bộ mỗi sáng sớm, dần dà đó trở thành một thói quen đến tận bây giờ của cậu sinh viên năm hai ấy. Theo năm tháng, cầu Long Biên lịch sử cũng vì thế mà trở nên gắn bó và là một trong những thứ quan trọng nhất với Minh. Hai mươi năm qua, đêm 30 nào Minh cũng đón khoảnh khắc chuyển giao tại nơi đây, cùng cây cầu bước thêm một tuổi mới. Bạn bè vẫn thường rủ Minh sang bờ hồ Hoàn Kiếm ngắm pháo hoa để "đổi gió", chứ năm nào cũng đứng lì trên cầu chụp hình thì làm sao tìm được cảm hứng mới được, họ nói:

"Ông chụp ở đây mãi mà không thấy chán à? Ảnh Giao thừa năm sau giống y đúc năm trước, chả có gì khác cả."
Minh chỉ cười và đáp:
"Khác nhiều. Cái mặt ông ở thì tương lai đương nhiên là khác ở thì quá khứ rồi. Cầu cũng thế thôi, thêm tuổi thêm khác."
Tuệ Minh quả là một nhà nhiếp ảnh "có tâm", những tấm hình do anh chụp lúc nào cũng rất "chất" và đầy tính nghệ thuật, bất kể không gian, thời gian và đối tượng. Đến cả mấy quả pháo "xịt" trong màn bắn pháo khi nãy qua ống kính của Minh cũng lung linh rực rỡ lên mấy phần, chẳng những thế mà còn có nét ngộ ngộ hài hài khó quên. Rồi thì cái bộ dạng hăm hở gặm xương, bộ dạng lén lút khi đứng tè bậy vào chậu cây quý của chú chó tên An ở nhà bỗng chốc trở nên vô cùng đáng yêu trong những tấm hình Minh chụp, hút mắt người xem đến lạ.
Pháo đã hết, Tuệ Minh theo dòng người dần dần đi xuống chân cầu và tiếp tục đam mê của mình. Anh say sưa đến quên cả giá lạnh và mệt mỏi, dù rằng từ tối đến giờ Minh chưa bỏ bụng thứ gì. Tuy ngoài trời đã lất phất cơn mưa xuân, thời tiết càng thêm phần rét mướt nhưng chẳng thể nào làm nguội được tinh thần nghệ thuật đang rạo rực trong Minh. Cơ mà thằng em trai loắt choắt đi cùng lại chẳng ham hố gì công việc này, cậu ta đói và liên tục kêu gào:
"Em không chịu được nữa đâu Minh ơi. Cả người em đang run lẩy bẩy vì đói và buốt đây này. Anh định giết em trai mình ngay khi vừa bước sang thềm năm mới hả? Đi về cái quán kia thôi, mấy ông trong xóm đang đợi mà, có khi giờ cũng đánh chén xong mấy con gà rồi ý chứ."
Vốn hôm nay mấy anh em con trai trong khu phố nhà Minh tụ tập lại tại một quán nhỏ ngay gần chân cầu, cùng nhậu nhẹt và thực hiện chuyến đi chơi "xuyên năm". Thay vì phải đứng ngoài đường gió rét và đông đúc người xe để xem pháo hoa, họ thích cùng nhau ngồi trong một quán ấm áp rồi chiêm ngưỡng pháo hoa toàn quốc qua màn ảnh nhỏ hơn, nên đã có mặt ở đây từ sớm. Chỉ có mỗi Minh chung thủy, không bao giờ bỏ rơi người bạn tri kỷ kia, mặc gió mặc rét quyết tâm ra ngoài đón Giao thừa cùng bạn. Cậu em Kiến Lâm từ nhỏ đã có thói quen "bám đuôi" anh trai, Minh không ở đấy, cậu ta cũng chẳng ngồi lại làm gì, đành bấm bụng chịu lạnh đi theo.
Lâm quả đúng là nhân chứng sống cho câu thành ngữ "Người gầy, thầy cơm". Nguyên ngày hôm nay, từ khi mở mắt thức dậy cho tới trước lúc ra khỏi nhà, cái miệng của Lâm luôn hoạt động hết công suất, không một giây ngừng nghỉ. Ăn rất nhiều nhưng hấp thụ chẳng được bao nhiêu, mãi mà người Lâm vẫn cứ còi dí còi di, đến mức mẹ cậu ta phải ngao ngán than lên rằng "Nuôi mày tốn cơm, tốn gạo quá con ạ."
Nhìn gương mặt nhăn nhăn nhó nhó đến tội của Lâm, Minh đành thở dài bất lực đồng ý. Anh gõ vào đầu cậu em mấy cái, lên giọng giáo huấn:
"Làm như ai cũng giống mày ý, mới từ bấy tới giờ sức đâu mà nuốt trọn mấy con gà. Đúng là cái đồ mỏ khoét, cái mồm mày cả ngày cứ ướt nhoen nhoét vì ăn thôi, chả có tí dáng dấp của một thằng con trai gì cả. Thôi đi, nghe mày lèo nhèo nhiều anh cũng tụt hết cả cảm xúc để chụp."
Thực hiện nghĩa vụ dạy dỗ, uốn nắn lại cậu em trai xong, Tuệ Minh thản nhiên đút tay túi áo đủng đỉnh bỏ đi, chẳng mấy quan tâm đến gương mặt Lâm đang hầm hì phía sau. Cậu ta đứng đó, vùng vằng giận dỗi và hét với theo bóng lưng cao kều của ông anh trai.
"Đùa, đầu năm đã sỉ nhục nhau rồi. Đợi đấy, khi nào về nhà em sẽ... em sẽ... mách mẹ."
Vừa thấy hai anh em bước vào quán, đám con trai đang cụm chén đã nhao nhao lên hết cả:
"Thế nào nghệ sĩ, chụp được nhiều chưa? Làm chén cho nóng người."
Một cậu bạn ngồi đó đưa chén rượu cho Minh mời mọc, không quên hất hàm với Lâm đứng ngay bên cạnh.
"Mày ở đây là ít tuổi nhất, cấm uống. Mày phải tỉnh để lát nữa bọn anh say còn có người vác về."
Minh phì cười với câu nói của ông bạn, anh nhận lấy chén rượu và đưa lên miệng, nốc sạch một lèo. Đặt mông xuống ghế và vớ lấy miếng đùi gà nóng hổi, Lâm nhồm nhoàm cãi lại:
"Em cũng học lớp mười hai rồi đấy, bé bỏng gì nữa. Yên tâm, cứ uống tẹt ga đi, say thì em xin bác chủ cái dây thừng dài dài, buộc vào cổ mỗi ông rồi kéo về cả thể."
Lời Lâm vừa dứt, cũng là lúc mà hàng tá giấy bẩn, xương gà và vỏ chanh bay về phía cậu.
"Bọn tao là con An nhà mày đấy à? Đừng tưởng đầu năm mà không bị ăn đòn nhá."
Dù biết là mấy ông anh chỉ nói đùa thôi nhưng Lâm vẫn ngoan ngoãn cười trừ đầy ăn năn, hối hận, còn tự tay rót rượu vào chén để chuộc lỗi nữa chứ.
Tuệ Minh nãy giờ chỉ cắm mặt vào húp tô cháo nóng, từ khi bước vào tới giờ tuyệt nhiên chưa nói câu nào. Nếu không lấp đầy cái bụng trống tuếch trống toác này ngay tức khắc, Minh e rằng huyết áp sẽ tụt xuống tận gang bàn chân và anh sẽ lăn đùng ra đất mất thôi. Đang cật lực lấp đầy dạ dày, Minh nghe có giọng nói ai đó quen quen vang lên nơi cửa quán:
"Cho cháu hai tô cháo bác ạ."
Ngẩng mặt lên, Minh mới biết đấy chính là cô bé mà anh đã phải lòng ngay từ ngày đầu tiên chạm mặt. Nhớ lại hôm đó, chú chó tên An nằm ngủ ngon lành bên hiên nhà mát rượi hiu hiu gió, hai chân trước còn ôm khư khư đôi giày mới tinh của Minh như một vật báu. Và trong giấc nồng buổi ban trưa, chú ta hẳn là đã mơ thấy bản thân được thưởng thức món gì đó ngon lắm nên mới mộng du mà cắn nát tươm một chiếc giầy. Vẫn biết rằng chú chó An quả thực không cố ý gây ra lỗi lầm này nhưng vì để có được đôi giày đó, cậu chủ của nó đã phải phơi mặt hứng bụi đường làm chân giao hàng cho một cửa hàng gà rán ròng rã suốt một tháng trời nên An nghiễm nhiên là chạy không thoát tội. Nó bị bắt phạt đứng im bất động trước cổng nhà trong vòng mười lăm phút, đối với một chú chó tăng động như An thì hình phạt này quả thực kinh khủng biết mấy. Nuôi nấng và dạy dỗ An từ những ngày nó còn nhỏ, Minh hiểu chú ta là chúa hay "lách luật", chỉ cần anh quay lưng đi một lúc chắc chắn nó liền nhảy tưng tưng phía sau lên cho xem. Minh phải ngồi đối mặt để trông chừng chú ta. Chấp hành án phạt được một lúc, An bắt đầu quay người sang hướng khác, bỏ ngoài tai mấy tiếng quát mắng của chủ, nó cứ gầm gừ gầm gừ rồi dần dần di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đến khi nó chạy vút đi đâu đó Minh mới bắt đầu đứng dậy và lao lại phía cổng xem xét. Thì ra An đang đuổi theo một nữ sinh trung học. Minh vốn định chạy ra đó lôi An về ngay tức khắc nhưng màn "đấu khẩu" giữa cô bé kia và chó của mình khiến Minh thích thú biết mấy. Anh không muốn mình trở thành ông đạo diễn thiếu chuyên nghiệp, bỗng dưng hô "Cắt" khi diễn viên đang nhập vai khúc cao trào nên đành đứng đó làm vị khán giả có văn hóa, yên lặng quan sát. Chỉ tới khi An hung hăng ngoạm được tà áo dài trắng của cô học sinh tội nghiệp, Minh mới vội vàng lao ra diễn cảnh "Anh hùng cứu mỹ nhân", trong bụng thầm cười đắc chí. Nhưng đời không như mơ, trớ trêu thay chó nhà anh với cô bé đó lại trùng tên mới thật đắng lòng. Báo hại anh chẳng những không được nghe tiếng cảm ơn, lại còn bị chính "đối tượng" của mình quát tháo thẳng mặt, cơ hội làm quen cũng vì thế mà đi tong.
Từ sau cái buổi trưa định mệnh ấy, Minh đã bị "ám" bởi gương mặt cau có và thái độ cấm cảu của cô bé tên An. Mặc cho mưa nắng gió bụi, ngày nào Minh cũng chôn chân trước cổng ngóng chờ bóng dáng người con gái đó. Thậm chí, ngay khi đám học sinh cấp ba bước vào năm học mới, Minh đã bùng bao nhiêu buổi lên lớp chỉ để đứng canh trước cổng từng trường một mong có thể tìm ra An. Nhưng đợi hoài mà nào có thấy, lại chẳng thể trốn học thêm được nữa, Minh đành phải buông tay bỏ cuộc. Cho tới ngày gặp lại An trong căn-tin bệnh viện, Minh đã vui sướng tới suýt chút nữa thì hú lên giống như chú chó của mình vẫn thường làm mỗi khi nó phấn khích. Biết An định mua bánh bao, Minh liền gây ấn tượng bằng cách nhanh tay 'cướp' sạch số bánh trước mắt con bé. Đúng như những gì Minh dự đoán, An ngay sau đó bèn hầm hầm bỏ đi, bấy giờ chỉ cần Minh hào phóng ra tặng lại bánh cho An rồi nhân cơ hội lân la làm quen là xong, kế hoạch sẽ kết thúc trong viên mãn. Tuy nhiên, một lần nữa may mắn đã từ chối Minh. Anh nhập viện do bị tiêu chạy cấp và bằng cơ duyên nào đó, ông "Tào Tháo" lại ghé thăm Minh chính vào cái giây phút quyết định ấy. Minh nhăn nhó mấy hồi rồi liền gồng mình chịu đựng. Cố giữ dáng vẻ bình thường nhất có thể, Minh chỉ kịp vội vội vàng vàng dúi cái bánh vào tay An và thông báo số phòng cho con bé biết, hy vọng An sẽ vì cảm động mà tới thăm anh. Thế cơ mà...
Rồi lần thứ ba gặp lại, Minh tự hạ quyết tâm không thể để vụt mất cơ hội quý giá ấy. Thấy An ăn hăng hái như thế, Minh nghĩ kem hẳn là món khoái khẩu của con bé. Với quan niệm "Anh yêu kem, em yêu kem, hai đứa mình yêu nhau", Minh đã gọi tất cả những loại có mặt trên bàn con bé. Theo những gì tính toán trong đầu lúc ấy, sau khi giải quyết xong đống kem khổng lồ kia, Minh sẽ giả vờ đi ngang bàn An rồi ngạc nhiên thốt lên rằng "Thật trùng hợp, anh và em gọi chung một thực đơn này." Và sau đó tất nhiên là chớp lấy thời cơ mà làm quen rồi. Nhưng chỉ bởi cái tính đú đởn học đòi hút thuốc của chàng trai trẻ mà kế hoạch ngay lập tức đã phá sản trong nỗi tiếc nuối vô bờ bến.
Sau ba lần thất bại thảm hải, lần này Minh thề sống chết nhất định phải làm quen An bằng được. Anh cẩn thận kiểm tra lại "mình mẩy" trước khi "xuất trận". Không xong rồi, mồm toàn mùi rượu thôi, thế này người ta lại cho rằng mình là tên nát rượu thì hỏng. Minh cầm lấy chai nước lọc, tu một hơi đầy và súc ùng ục. Tìm mãi không thấy chỗ để nhổ, anh đánh liều nhổ toẹt vào cái bát bên cạnh. Xong xuôi liền nghe tiếng cậu em ré thẳng vào tai:
"Uầy, Minh ơi. Bát súp em đang ăn dở mà."
Mặc kệ, đối với Minh bây giờ việc ăn uống của cậu em còi cọc không quan trọng, cái chính là bản thân anh phải thật hoàn hảo trong mắt của An. Kể từ sau lần bại trận ở quán kem, Minh đã dứt khoát đoạn tuyệt với thuốc lá nhưng không hiểu sao bây giờ cái áo len của anh lại khét lẹt mùi thuốc thế này? Minh nhăn mặt khóc thầm vì nhận ra rằng đây chính là cái giá phải trả khi ngồi giữa một đám con trai nghiện hút thuốc. Đến cái áo khoác ngoài vắt ở ghế cũng bị ám mùi mất rồi, cực chẳng đã Minh buộc phải lột luôn cả cái áo len ra, rồi co ro trong chiếc sơ mi trắng mỏng tang tiến đến chiếc bàn ngay sát cửa quán, chính thức chào hỏi và đặt vấn đề với người con gái đã khiến anh tương tư lâu nay.
Tuệ Minh đã phải khổ cực là thế, từ thể xác cho tới tinh thần, mới có thể đứng trước mặt An và giới thiệu một tràng dài như vừa rồi. Cơ mà con bé cứ ngồi đờ người ra thế kia, gương mặt lại còn toát lên vẻ nghi hoặc cho rằng anh là một tên lừa đảo, thế có khổ thân Minh không cơ chứ? Mà giờ Minh mới để ý, sao lại có một thằng nhóc con ngồi cùng bàn với An thế này? Là anh em trai? Bạn thân hay bạn... trai đây? Mà mặc kệ, có là người yêu thì Minh cũng nhất định "cướp" An về làm dâu họ Phan. Nhưng trước tiên, Minh phải khiến con bé tin tưởng mình đã. Anh bắt đầu mở ví và lôi toàn bộ giấy tờ tùy thân ra, "trình" trước mặt An như để chứng minh cho con bé thấy anh là một công dân tốt, một chàng trai đáng tin cậy.
"Đây là chứng minh thư của anh, An xem đi. À còn bằng lái xe này, có luôn cả vé tháng xe buýt nữa, hề hề lâu rồi anh không đi nên chưa dán vé. Rồi thẻ thành viên câu lạc bộ bóng rổ này, thẻ thành viên hội ghi-ta này, luôn cả thẻ thành viên câu lạc bộ nhiếp ảnh nữa."
An vẫn bối rối chưa biết xử lý ra sao, nhận lời cũng không được mà từ chối cũng không nỡ. Vì nhìn gương mặt lúng túng của anh chàng trước mặt bây giờ, An thấy tội quá, lại cả đám bạn của anh ta ngồi đằng kia liên tục cười cợt nữa chứ. Quả thật, trời không phụ người có tâm, ngay sau khi Minh đưa tấm thẻ sinh viên ra, thái độ của An liền có chuyển biến.
"À đây rồi, thẻ sinh viên nữa. An nhìn mà xem, tất cả đều là của một người. Là anh đấy."
"Anh là sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học Ngoại ngữ ạ?"
An cầm tấm thẻ và reo lên đầy vẻ ngưỡng mộ. Đây chính là trường đại học mà An ngày đêm nỗ lực để có thể thi đỗ vào đấy. An ao ước mình được đeo tấm thẻ kia biết mấy. Nắm được cơ hội, Minh hai mắt sáng ngời, gật đầu liên hồi:
"Ừ đúng. Sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học Ngoại ngữ là anh. Chính anh là sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học Ngoại ngữ đây mà."
Bảo An phì cười trước bộ dạng hấp tấp, vội vàng của Minh. Thấy vậy, gương mặt căng thẳng của anh cũng giãn ra mấy phần. Quên cả cái lạnh đang bao bọc xung quanh, Minh ưỡn ngực và tự tin nói:
"An đang học lớp mấy? Muốn thi vào trường anh à? Để anh giúp An ôn thi tiếng Anh nhé? Ấy, đừng nghĩ anh là người của mấy trung tâm đến đây quảng cáo. Không phải đâu, anh thề đấy."
Ôi, cái điệu bộ lúng túng của Minh sao mà đáng yêu quá vậy? Khiến cho An kia muốn tỏ ra sang chảnh cũng chẳng được, con bé bật cười khanh khách và chấp nhận lời đề nghị của Minh. Hoài Phong ngồi đồi diện nãy giờ bỗng chốc thành người dưng trong câu chuyện của hai kẻ mà vừa gặp đã ngỡ thân quen lắm. An và Minh tưởng cậu là cái bóng đèn chắc? Nếu đã vậy thì Phong "tỏa sáng" cho bõ ghét, cậu hắng giọng và đều đều lên tiếng:
"Về đây."
Dứt lời, Phong đứng phắt dậy rồi thản nhiên lách ngang qua người An và Minh. Biết chắc Hoài Phong lại lên cơn giận dỗi, An nhanh tay để lại số điện thoại cho Minh và chạy đuổi theo cậu bạn khó tính.
Tuệ Minh vừa quay lại bàn liền bị cả đám con trai chửi rủa không thương tiếc:
"Thằng phá hoại, mày làm tan nát mối tình của người ta rồi kia kìa."
"Đồ phản bội, mày định bỏ rơi bao nhiêu anh em vẫn đang ế chỏng ế chơ để đi theo một đứa con nít đấy à?"
"..."
Minh chẳng nói chẳng rằng, chỉ ngồi tủm tỉm cười và nhìn chăm chăm vào dãy số đang hiện hữu trên màn hình điện thoại, đầu óc vừa sung sướng vừa đầy băn khoăn:
"Lưu là gì giờ?"
*****
Ngoài trời đã ngớt mưa, trên đường phố người đi lại cũng vãn đi đôi chút, trong những ngôi nhà còn sáng đèn, nhạc xuân vẫn được phát lên, náo nức không nguôi. Đôi bạn trẻ song song dạo bước cùng nhau, một người thì nói liền mồm liếng thoắng, người còn lại gương mặt cau có khó coi vô cùng. Hoài Phong thật không hiểu nổi, cái anh chàng công tử bột da trắng bóc kia có gì hay mà An vừa gặp đã tíu tít được ngay thế. Chơi bóng rổ thì sao chứ? Ngày trước Phong chơi chuyền cùng với Hoài An hơi bị siêu đấy, lần nào cũng tung được quả bóng lên rõ cao, túm được rõ lắm que, mỗi tội khi bóng rơi xuống thì đều... bắt trượt thôi. Còn nữa, biết đàn ghi-ta thì ghê gớm chắc? Hoài Phong tuy không đàn được ghi-ta nhưng bù lại, cậu biết chơi cùng lúc hai loại nhạc cụ cơ. Một là sáo mồm, hai là kèn lá. Tuyệt vời! Lại cả thú vui nhiếp ảnh nữa à? Chẳng ích lợi gì, quá là lãng phí tiền cho một quả máy cơ, Hoài Phong cực kỳ không ham hố mấy trò vô bổ đó. Phải biết tiết kiệm tiền cho những việc lớn lao to tát trong tương lai thì mới xứng là một thằng con trai. Về việc Minh giỏi tiếng Anh và là sinh viên của một trường đại học có tiếng thì Phong chỉ có thể cười khẩy và tự nhủ rằng "Ra Tết, mình cũng phải chăm hơn mới được."
Bào chữa là thế nhưng sao Phong vẫn thấy ấm ức, bứt rứt đến phát điên lên mất. Nếu viết câu chuyện giữa cậu, An và tên con trai đó thành một quyến tiểu thuyết ngôn tình thì suy đi tính lại, Phong vẫn thấy Minh rất thích hợp cho vị trí nam chính. Đẹp trai, nhà giàu lại đa tài và hết mực ga lăng, nhiệt tình với người con gái mình yêu, Minh đích thị là chàng soái ca mà đám con gái lớp cậu vẫn thường hay ca ngợi rồi. Còn Phong thì chỉ là một nam phụ không hơn không kém, là thứ gia vị tăng thêm độ lôi cuốn cho mối tình giữa An và Minh. Đắng!
Bận "cân đo đong đếm" bản thân với chàng sinh viên kia, Hoài Phong chẳng hề hay biết người con gái đang đi song song với mình bỗng dưng mất tích. Mãi khi về đến sát cổng nhà Bảo An, cũng là lúc những ý nghĩ so bì với Tuệ Minh tan biến khỏi đầu, cậu mới tá hỏa nhận ra con bé ấy đã "bốc hơi" từ lúc nào không biết. Chẳng nề hà đoạn đường xa xôi, Hoài Phong ngay lập tức quay ngoắt người lại, chạy dọc theo lối cũ tìm Bảo An. Khi nãy thì khiến cậu tức muốn trào cháo trong dạ dày ra ngoài, giờ lại dám chơi trò trốn tìm để cậu phải lo lắng hoang mang thế này, Bảo An thật đáng đánh đòn.
"Cứ đợi đấy, tao mà tìm được mày thì... An."
Vốn định mắng nhiếc sau lưng An mấy câu cho bõ ghét, nào ngờ đang quát dở, Phong lại thấy con bé lạch bạch bước ngược chiều với mình, gương mặt ngơ ngác hệt cá thác lác dáo dác nhìn quanh. Nghe có tiếng ai đó hắng giọng gọi tên, An giật nảy thon thót trông về phía trước, chỉ thấy đối diện mình một đoạn xa xa, Hoài Phong đỏ mặt tía tai đang đứng thở hổn hển. Bắt gặp người thương, Bảo An cuống quýt lon ton chạy lại, vừa đến nơi liền vung chân đá cho Phong một cái vào "ống đồng":
"Đồ chân hư, cậu bỏ đi đâu đấy hả? Đã bảo dừng lại chờ tớ một lát rồi cơ mà."
Hoài Phong nhăn mặt ngồi thụp xuống ôm cẳng chân, ngước lên nhìn Bảo An bằng đôi mắt tóe lửa giận.
"Mày cáu cái gì? Tao mới là người phải cáu đây này. Tự dưng trốn đi đâu xong bây giờ còn dám mở miệng trách móc tao à? Hay thằng sinh viên kia gọi nên lại tí tởn đi theo chứ gì?"
Đấy, lúc An nói thì chẳng thèm chú tâm nghe, giờ ra cơ sự này lại đổ hết lỗi lên đầu con bé, Phong đúng là đồ khó ưa. Khoanh tay trước ngực, Bảo Anh vênh mặt song song với trời đêm mà tự hào rằng:
"Hứ! Tớ đi tích đức đầu năm."
"Gì?"
Bảo An ngồi thụp xuống ngang tầm với cậu bạn, hào hứng kể lại hành động đáng được tuyên dương mình mới làm. Cụ thể thì An đã chạy vọt sang bên kia đường để chúc Tết và động viên mấy cô, mấy bác lao công. Ban nãy, khi đang thao thao bất tuyệt với Phong về những câu chuyện không hồi kết, An bỗng giật bắn mình bởi một vài tiếng "bùm, bùm" vui tai. Quay qua nhìn, An mới biết âm thanh đó là do mấy anh con trai vừa phóng xe trên đường vừa bắn pháo giấy, những mẩu kim tuyến cứ thế bay bay trong gió, lấp lánh cả đoạn đường dài. Thật đẹp mắt! Bảo An thích thú nhìn theo, còn hứng chí vẫy tay đáp lại cái chào của họ nữa chứ. Nhưng ngay mấy giây sau đó, An chợt lặng người đi khi trông thấy ở góc phố bên kia đường hình ảnh các cô, bác lao công đang gồng mình đẩy những chiếc xe chở đầy rác bẩn. Tết đến xuân về, ai mà chả háo hức mong chờ nhưng với những người ngày đêm lao động quét dọn đường phố, Tết có khi lại là một nỗi sợ kinh hoàng. Nhớ lại mấy tối giáp Tết xách xô rác đi đổ, An thoáng giật mình bởi đoạn đường khu chợ tràn ngập những rác là rác. Và An đã nghe thấy tiếng than thở của một bác lao công nọ: "Thế này chắc lại hai, ba giờ sáng mới được về." Hôm nay còn kinh khủng hơn những ngày trước muôn phần, An tự hỏi liệu rằng đến lúc nào họ mới xong ca làm của mình đây. Lòng thương người được gia đình bồi đắp từ nhỏ giờ đây trỗi dậy mạnh mẽ, An nhanh nhảu chạy qua hỏi han. Cũng không có gì quá to tát, ngoài việc nói lời cảm ơn và động viên họ ra, An chẳng thể làm gì hơn. Nhìn xuống túi muối trong tay mới mua ít phút trước, An lại càng thương những người lao công vất vả đến mấy phút giải lao để xem pháo hoa cũng chẳng có. Nhẩm lại số tiền còn có trong ví, An quyết định lấy ra một khoản nho nhỏ chúc Tết các cô, các bác. Số tiền tuy ít nhưng nó khiến họ cảm thấy ấm lòng và phần nào quên đi mệt mỏi.
Hồi tưởng xong việc làm ý nghĩa của mình, An banh miệng cười toe, hí hửng đợi lời khen ngợi từ cậu bạn:
"Thấy sao? Tớ xứng đáng được khen đúng không?"
Nào ngờ...
"Thường thôi. Vừa rồi là mày đang tích đức nhưng so với những lỗi lầm mà mày đã gây ra cho tao thì mày tích chưa đủ đâu."
Nói xong, Phong đứng phắt dậy, phủi phủi mông mấy cái rồi phũ phàng quay ngoắt đi.
"Ngồi đấy làm gì nữa? Nhanh, không thôi tự về một mình nhá. Tao buồn ngủ rồi."
"Nhưng tớ đã làm gì có lỗi với cậu chứ? Nói rõ xem nào."
Bảo An luống cuống bước vội theo Hoài Phong, đầu nghiêng nghiêng ngó nhìn gương mặt cậu đang cố nén cười.
"Tự kiểm điểm đi."
Cố lục lại bộ nhớ mấy giây, An ngúng nguẩy lay lay tay cậu bạn, nói giọng mè nheo:
"Chịu thôi, tớ không nhớ đâu cậu nói đi."
Lắc đầu.
"Nói đi mà."
Vẫn lắc đầu.
"Năn nỉ đấy."
Lại lắc đầu.
"Phong đẹp trai, Phong tốt bụng, Phong độ lượng, Phong là số một. Nói đi, nói đi."
Tiếp tục lắc đầu.
"Được rồi, cậu không nói làm sao tớ biết đường mà sửa hả? Rồi lại mắc lỗi, rồi lại dỗi. Nói mau, tớ thành tâm muốn bù đắp cho cậu mà."
Lắc đầu thêm lần nữa.
...
Mặc cho An thuyết phục đến mỏi cả mồm thì Phong vẫn ra sức lắc đến mỏi cả cổ. Mãi đến khi về sát cổng nhà, An mới nản lòng bỏ cuộc. Con bé lay lay người Phong, chính thức ngỏ lời cho vấn đề to lớn mà mình đã chuẩn bị từ chiều.
"Cậu đã chuẩn bị bao lì xì để lát nữa về mừng tuổi bà, bố mẹ và An chưa?"
Câu nói ấy đã cứu vớt cho cái đầu sắp văng ra khỏi cổ của Hoài Phong, cậu đều đều đáp nhưng trong lòng lại đang gào thét vì cảm động.
"Tiền thì vẫn còn nhưng bao lì xì thì không có. Cảm... cảm ơn đã... quan tâm."
An biết ngay mà, cậu bạn vô tâm này có bao giờ chịu nghĩ tới và chuẩn bị những việc như thế đâu cơ chứ. Mà như thế cũng tốt, đây chính là lúc để An "ghi điểm" với gia đình nhà chồng tương lai. Con bé hí hửng lôi tập lì xì đỏ ra và đặt vào tay Phong, cẩn thận dặn dò:
"Đây, cho cậu đấy. Lát nữa về thể nào cậu cũng là người đầu tiên xông đất nên phải mừng tuổi mọi người. Mà phải đưa tận tay, chúc đàng hoàng đấy, nhớ chưa?"
Nhìn An lúc này mới đáng yêu, chứ như khi nãy tí ta tí tởn với cái lão Minh đấy, thật là đáng ghét. Hoài Phong bấy giờ mới nở nụ cười ấm áp:
"Rồi, nhớ rồi. Thôi vào nhà đi, muộn lắm rồi đấy. À, chúc mừng năm mới nhé. Chúc mày... ừm... giống như mày chúc tao."
"Nếu vậy tớ sẽ chúc cậu ngày càng xinh gái."
Biết chẳng thể cãi lại An nữa, Phong đấm nhẹ vào miệng An một cái và giục con bé vào nhà.
"Thôi vào đi. Nhanh lên còn trả áo cho tao. Tao lạnh."
Tâm trạng ám xị của Phong đã khấm khá lên đôi chút nhờ sự quan tâm chân thành của An. Phong yêu đời trở lại, vừa đi vừa thể hiện tài năng chơi nhạc cụ "sáo mồm" cực xuất chúng. Có tiếng điện thoại vang lên, là của Trí. Phong đoán giờ này ông bạn thân gọi tới hẳn để chửi rủa cậu thêm lần nữa đây mà. Nhưng không sao, tâm trạng đang tốt thế này có là câu chửi thì qua tai Phong cũng hóa lời đường mật hết. Phong bắt máy, giọng nói vô cùng phấn khởi:
"Sao? Không có anh các chú không vui à?"
"Thằng dại gái, mày bận xong chưa? Đến đây đi, bọn tao vừa mới bắt đầu 'tăng hai' thôi."
Hồi sáng, Trí có tra khảo thế nào Phong cũng nhất quyết không nói ra lý do vì sao cậu bỏ rơi anh em, bạn bè. Phong chỉ ậm ừ trả lời qua loa rằng có việc bận nên đành thất hứa. Nhưng trên cương vị là người bạn thân cận và với kinh nghiệm ở bên Phong suốt bao nhiêu năm qua, hơn ai hết Trí hiểu rõ chữ "bận" ở đây hẳn phải liên quan tới một đứa con gái.
Bạn bè đã bỏ qua chuyện cũ, sẵn lòng chào đón mình lần nữa, Phong chẳng có lý do gì để từ chối cả. Cậu nhẩm lại số tiền còn trong ví và tặc lưỡi đồng ý:
"Rồi, nhớ quá thì anh đến một lát cho mấy chú đỡ nhớ vậy. Mà ở đâu?"
"Cái quán 'Cháo gà chú Dậu' ấy, đến đây mấy lần rồi còn gì. Nhanh lên không bọn tao cho mày ăn xương đấy."
Gương mặt tươi tắn rạng ngời của Phong bỗng chốc đen kịt. Cái quán đó chính là cái quán mà cậu và An vừa rời khỏi mà. Giờ đến đó đồng nghĩa với việc sẽ lại chạm mặt Tuệ Minh, dù cho anh ta có về rồi thì Phong cũng không muốn đến đấy nữa. Bàn tay kia đã sớm nắm chặt thành quả đấm, cậu bực tức đáp lại:
"Chúng mày hốt nốt cả xương đi. Không đến."
Quả thật bây giờ Phong rất ngứa chân ngứa tay, chỉ muốn đấm đá loạn xạ cho hả hê cõi lòng. Đánh người thì không thể được rồi, Phong đành kìm nén cục tức, lao phầm phập về nhà để... đánh gối.

Chương 28

Mười mấy năm qua, chưa năm nào Phong phải trải qua một ngày 30 Tết "tuyệt vời" như năm nay. Mọi người thì đón Giao thừa trong hân hoan phấn khởi, riêng Hoài Phong chẳng những phấn khởi hân hoan mà còn được tận hưởng ti tỉ những cung bậc cảm xúc khác nữa. Cụ thể thì Phong đã...
1. Hí hửng yêu đời khi trời mới sáng.
2. Yếu lòng xót thương trước gương mặt ỉu xìu của cô bạn tên An.
3. Dù ấm ức tràn đầy nhưng vẫn nôn nao mong sao chương trình Táo quân mau mau kết thúc.
4. Sửng sốt rồi tức giận khi thấy ai đó áo quần phong phanh giữa tiết trời rét mướt.
5. Day dứt và thầm trách bản tính kiệm lời của mình đã khiến người đứng bên cạnh phải buồn lòng, thất vọng.
6. Lâng lâng vui sướng khi thấy An cười rạng ngời hạnh phúc.
7. Thẹn thùng, đỏ mặt bởi cái ôm vô tư nhưng cũng hết sức ấm áp của người con gái đặc biệt ấy.
8. Tưởng như có thể khép lại ngày dài trong viên mãn nào ngờ "bóng đèn" xuất hiện, hắn ta ngang nhiên tán tỉnh con bé đang cùng Phong hẹn hò dịp cuối năm, lại còn vô tình "lì xì" cho cậu một đống trạng thái lổn nhổn sau đó.
...
Ôi, cảm xúc ngày hôm nay của Phong thật giống một nồi lẩu thập cẩm. Thức ngon, thức ngọt cũng lắm nhưng cuối cùng thì vẫn nuốt nguyên một cục xương xẩu to đùng. Xét cho cùng, người đã kỳ công "nấu" ra cái nồi lẩu ấy chính là bạn An.
Khi nãy mừng tuổi cả nhà, bà thì khen An là cô gái tốt, mẹ lại bảo An biết quan tâm và chu đáo với những người xung quanh. Đã vậy đứa em gái còn lém lỉnh nói rằng "Xem ra chị An mê anh Phong lắm đây. Một lòng một dạ với anh thế này, chắc chị ấy quyết tâm trở thành dâu con nhà mình rồi đấy." Phong nghe mà chẳng thấy lọt tai tẹo nào. Nếu Hoài An được chứng kiến cảnh chị An yêu dấu của nó tí ta tí tởn với ông anh sinh viên trường Ngoại ngữ kia, chắc chắn nó sẽ giống như Phong mà suy nghĩ lại về cái "lòng", cái "dạ" của Bảo An. Bắt đầu từ giây phút Tuệ Minh xuất hiện, trong An, Phong đã không còn chiếm vị trí "độc quyền".
Hoài Phong thực không hiểu nổi tại sao bản thân lại có ác cảm cái tên Tuệ Minh kia đến vậy cơ chứ. Cậu ghét phải nhìn thấy hắn ta và An vô tư, thoải mái cười đùa ngay trước mặt mình. Giống những ngày còn nhỏ, nhà Phong có nuôi một chú mèo xám. Chú ta quấn Phong lắm, trừ những lúc Phong ở trường ra thì không khi nào là chú ta rời xa chân Phong hết. Ngay cả khi Phong giải quyết nỗi buồn thầm kín trong nhà vệ sinh, con mèo cũng nhất quyết đi theo cho bằng được. Ban đầu Phong thấy chú ta rắc rối và phiền phức lắm, lâu dần mới thấy thân quen, tình cảm cũng thế từ từ đi lên. Nhưng rồi vào một ngày đẹp trời, chú ta đã vứt hết tình nghĩa bấy lâu với chủ mà bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi của một con mèo cái. Phong khi ấy đã căm ghét và ghen tị với cô mèo kia biết mấy, hệt như bây giờ, cậu không sao ưa nổi cái mặt gã con trai tên Minh. Một phút thật lòng, Phong sợ sẽ có lúc An "phản bội" mình giống con mèo xám năm đó. Phong đang ghen?
"Thằng điên, ghen tuông cái khỉ gì chứ? Ngủ đi mày."
Phong lắc đầu nguây nguẩy, phủ nhận ý nghĩ vừa lấp lóe trong đầu mình. Đôi mắt cố nhắm tịt mong tìm đến giấc ngủ yên nhưng bộ não bướng bỉnh cứ mãi miên man nghĩ tới câu chuyện hồi tối. Bản tính tò mò trỗi dậy, Phong sốt ruột muốn biết rốt cuộc thì cái cảm giác đó là gì. Cậu ngồi bật dậy và gọi cho Trí – ông bạn thân với nhiều năm kinh nghiệm đọc tiểu thuyết tình yêu.
Vừa trở về nhà và thả mình lên giường lúc đồng hồ điểm bốn giờ sáng, Trí thực lòng chỉ muốn vùi mình trong chăn ngủ một mạch đến chiều. Khổ nỗi trời không chiều ý người, thế nào mà kẻ phá đám Phong lại gọi đến ngay lúc Trí đang thiu thiu chìm vào giấc mộng. Vì là mùng một Tết nên dù có cáu đến sôi cả máu thì Trí cũng phải cố gắng kiềm chế bản thân, chỉ hơi to tiếng gắt gỏng đôi chút thôi.
"Muốn gây sự đầu năm à mà gọi giờ này?"
"Ờ thì, có chuyện cần nhờ mày tư vấn đây. Chuyện đó... ờ, hơi khó nói một tẹo. À mà khoan đã, mày phải thề sẽ giữ bí mật thì tao mới nhờ tới mày. Thề đi!"
Ô hay chưa kìa, kẻ đang cần sự giúp đỡ lại dám dùng giọng điệu đó để ép buộc người chuẩn bị ra tay nghĩa hiệp với mình như thế sao? Phong tưởng rằng Trí muốn từ bỏ mộng đẹp để ngồi dậy nghe Phong tâm sự ỉ ôi lắm chắc? Thật không biết điều. Lí trí quả rất muốn dập máy ngay tắp lự nhưng do có thú vui thích tọc mạch chuyện đời tư của ông bạn thân nên Trí vẫn tiếp tục nhẫn nhịn mà "ừ" bừa, đợi nghe xong chuyện đã rồi xử lý Phong sau.
"Rồi, tao thề. Đàn ông con trai, ai lại đi buôn chuyện bao giờ. Yên tâm, kể đi."
Sau gần ba mươi phút ngồi nghe Phong ấp a ấp úng như gà mắc tóc, cuối cùng Trí cũng hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện. Trí thật không ngờ rằng sẽ có ngày Phong phải tìm đến Trí để đả thông tư tưởng cho cậu con trai mới lớn nào đó, hiện đang vướng phải lưới tình. Theo những gì Phong tỉ tê với Trí thì Phong có một thằng em họ xa và cậu ta được cô bé nọ đơn phương thích từ rất lâu rồi. Dù cho em họ Phong chẳng mảy may có tí tình cảm nào với mình nhưng cô bé đó vẫn ương bướng bám đuôi và theo đuổi cậu bạn. Vào một ngày xấu xí, có một ông anh từ trên trời rơi xuống, buông lời yêu đương rồi tuyên bố sẽ tán tỉnh cô bé kia. Chứng kiến cảnh tượng đó, cổ họng cậu bé bỗng dưng nghẹn cứng, bức bách vô cùng. Và cậu bé thắc mắc muốn biết tại sao mình lại bị như vậy trong khi lúc đó cậu chẳng ăn uống thứ gì hết. Nghe xong mà Trí tỉnh cả ngủ, nén cười đến đau thắt ruột gan. Chơi thân tới mức thuộc cả gia phả nhà nhau, Trí thừa biết Phong chẳng có thằng em họ xa nào cả, hơn nữa với bản tính vô tâm bẩm sinh, Phong sẽ không bao giờ nhúng tay vào rắc rối của những người không quá quan trọng và đặc biệt với mình. Thằng em họ kia không phải Phong thì còn có thể là ai được nữa? Và Trí cũng thầm đoán ra được cô bé trong câu chuyện đích thị là đứa con gái tên An.
Cơ mà vấn đề này đơn giản như thế Phong cũng không tự giải quyết được, đúng thật đần độn. Chẳng những thế, Hoài Phong còn cực kỳ dốt trong việc đối nhân xử thế nữa chứ. Mới tờ mờ sáng đã nheo nhéo gọi điện tìm đến và bắt Trí phải nghe tâm tư của một người mà Trí chẳng biết tên cũng không rõ mắt. Kể lể xong lại còn dùng giọng điệu khinh bỉ mà nói rằng:
"Tao nghĩ cái thằng sướt mướt thích tiểu thuyết sến sẩm như mày sẽ hiểu được nỗi lòng và cảm xúc của nó bây giờ nên mới nhờ. Tóm lại thì cái cục tưng tức nghẹn nghẹn ở họng thằng em tao vì sao mà có? Còn nữa, liệu liệu mà giữ cái mồm, không thì mất bạn thật đấy."
Oan cho Trí quá, Trí nào có ham hố gì mấy quyển truyện dày cộp đấy đâu cơ chứ. Chỉ vì cô bạn gái đam mê ngôn tình nhưng lại mắc bệnh lười đọc nên ngày ngày Trí mới phải ôm những quyển sách chi chít chữ mà đọc thành tiếng cho nàng nghe. Thành thử trong cặp của Trí lúc nào cũng thủ sẵn một quyển để bất kể khi nào bạn gái cần, Trí đều có thể phục vụ ngay lập tức. Lâu dần bị gắn cái mác "Sướt mướt". Thôi được rồi, tất cả những lỗi lầm mà Phong vừa gây ra, Trí tạm cho qua một bên, đợi ra Tết thì xử một thể. Bây giờ phải giúp ông tướng ấy "thông não" đã nếu không thì từ giờ tới chiều Trí đừng mong chợp mắt.
"Ngu, ngu quá. Cái cục tưng tức nghẹn nghẹn ở cổ họng mày chính là cái cục ghen chứ cục quỷ gì. Ghen quá hóa nghẹn thôi. Không tin hỏi thử "anh Gờ" xem. Mà khỏi phải giấu, chuyện của mày với An chứ gì?"
Hoài Phong chết đứng người bởi câu trả lời của Trí. Ghen? Tại sao Phong phải ghen với Tuệ Minh chứ? Vì cả ngoại hình, tính cách lẫn tài năng của anh ta đều hơn Phong ư? Chẳng phải, trước giờ Phong nào có màng tới những thứ ấy, hơi đâu mà ghen cho mệt thân. Hay vì Tuệ Minh công khai tán tỉnh Bảo An và con bé đang có dấu hiệu xiêu lòng? Không thể, An có là gì của Phong đâu mà cậu phải đau đầu nghĩ ngợi về những mối quan hệ của An chứ. Kết luận lại thì mấy lời Trí vừa nói đều thật nhảm nhí.
"Tao cái khỉ. An cái khỉ. Ghen cái khỉ. Lần sau mà còn nói nhăng nói cuội kiểu này thì mất bạn. Nhớ đấy."
Phong phũ phàng dập máy, bỏ lại đầu dây bên kia một cậu bạn vẫn đang ngơ ngác vì tự nhiên bị quát. Lúc nhờ vả thì đe dọa, uy hiếp, nhờ xong thì nạt nộ, mắng nhiếc không tiếc lời. Người bạn kiểu này, xem ra chỉ có mỗi Trí can đảm là chịu được. Để đề phòng Phong lại bất ngờ tìm đến, Trí tắt nguồn điện thoại rồi quẳng cái máy xuống chân giường. Vừa vùi mình vào chăn vừa lẩm nhẩm:
"Mất được cũng mừng."
Hoài Phong dù bán tín bán nghi điều Trí nói nhưng vẫn quyết bấm số gọi cho An giải thích rõ ràng. Đến Trí là người ngoài còn cho rằng Phong đang ghen, thử hỏi với một con người hay hoang tưởng như An liệu có nghĩ khác đi được không? Thể nào An cũng ba hoa chích chòe với đám bạn rằng Phong đã ghen lồng ghen lộn lên trong đêm 30 Tết vì có một anh đẹp trai, đa tài xuất hiện và nhất quyết cưa cẩm con bé. Mà miệng lưỡi thế gian thật quá nguy hiểm đi, một đứa biết thì cả mấy cái trường quanh đó biết. Chẳng những biết mà càng về sau chúng nó càng xuyên tạc, vẽ vời ra những chi tiết trên trời dưới biển nữa cơ. Rồi lời từ chối mà Phong dành cho An trong hôm con bé tỏ tình năm xưa nay chỉ là giả dối, đám bạn sẽ cười vào mặt cậu mà rằng "Ôi dào, đã nghiện còn ngại." Quá khinh khủng!
Chuông điện thoại kêu inh oi, An mơ màng sờ mó khắp giường tìm kiếm điện thoại. Vừa bắt máy đã nghe tiếng Phong nói gấp gáp vội vàng:
"Đang ngủ à? Ngủ cũng phải dậy rồi nghe tao nói đây này. Chuyện quan trọng đấy. Tỉnh chưa?"
Bị hét đến thủng cả màng nhĩ thế này, họa có là con lười thì mới mặc kệ sự đời mà bảo vệ toàn vẹn giấc ngủ của mình được. An làu bàu khó chịu đáp:
"Tỉnh rồi."
Chỉ đợi có thế, Phong tiếp tục tuôn ra thêm một tràng dài không ngừng nghỉ, y chang cái máy may ở nhà cô Tuyết:
"Tao không hề ghen. Tao thấy rất bình thường. Lúc nãy tao hơi cáu gắt vô cớ chỉ vì... ờ chỉ vì... vì tao thích thế. Minh hay bất cứ thằng con trai nào có theo đuổi mày thì tao cũng mặc kệ, không quan tâm. Thế nhá, ngủ đi."
Hơn bốn rưỡi sáng bị Phong dựng dậy và "sạc" cho một trận, An dù có tiếc mộng đẹp đến mấy cũng chẳng thể nào nhắm mắt mà ngủ tiếp được. Con bé ngồi cười khúc khích giữa căn phòng tối lờ mờ ánh sáng của chiếc đèn ngủ đặt nơi đầu giường. Ai bảo với Phong rằng An nghĩ cậu đang ghen? An chỉ nghĩ lý do khiến Phong đùng đùng nổi đóa có liên quan tới chú chó của Minh mà thôi. Phong yêu thương và cưng chiều em gái đến thế, biết được cái tên ngọc ngà của em gái bị lôi ra để gọi một con chó, Phong chắc chắn phải giận đến điên người rồi. Và vì thế sẽ sinh ra khó ở! An thực sự không cho rằng Phong vì ghen trước lời tỏ tình của Minh mà tự dưng nổi khùng, cáu kỉnh loạn xạ. Nhưng sau cú điện thoại vừa rồi, An không thể không nghĩ khác đi. Con bé ôm chặt chú gấu trắng, rúc gương mặt đỏ ửng vào đấy và khe khẽ cười:
"Cậu đang ghen thật hả Phong?"
*****
Thức dậy với một niềm vui sướng hân hoan khôn tả lúc chín giờ sáng, An te tởn nhảy chân sáo xuống bếp phụ mẹ nấu đồ ăn. Ngày trước, bà Thục thường dậy từ sớm và chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà. Từ khi chồng mất, bà phải thay chồng làm chụ cột chính trong gia đình, công việc bận bịu đã cướp đi gần toàn bộ thời gian đứng bếp của bà. Chỉ vào những ngày nghỉ Tết thế này, bà Thục mới có thể trổ tài cho con gái xem, cũng sẵn tiện dạy An vài cách chế biến đồ ăn cơ bản.
Từ khâu chuẩn bị cho tới lúc ngồi xuống bàn ăn, An cứ liên miệng ca hát líu lo, gương mặt nom hạnh phúc lắm. Có đôi khi, con bé ngồi thừ người, ngậm đầy cơm trong miệng mấy giây rồi chợt phì cười khanh khách. Bà Thục thấy vậy bèn cười hiền và hỏi:
"Có gì mà vui thế An? Vì sắp sửa đi nhận lì xì hả?"
Thực lòng mà nói, An chẳng quan tâm lắm tới những phong bao lì xì đỏ đó, vì dù ít hay nhiều thì đến cuối cùng vẫn là nhét hết vào con lợn đất béo ị trong phòng mẹ. Con bé cười tít mắt lại, cố gắng nuốt đống cơm xuống và đáp:
"Không phải ạ. Con vui vì có người đang giận con."
"Vui vì bị giận? Chuyện gì mà ngược đời thế này? Có gì chưa kể cho mẹ đúng không?"
Bà Thục nheo mày khó hiểu, nụ cười vẫn hiện hữu trên môi. Từ nhỏ tới lớn, An luôn coi mẹ như một người bạn tri kỷ, thường xuyên kể những chuyện thầm kín nhất cho mẹ nghe. Chuyện với Phong, An quả thực không có ý định giấu mẹ tới bây giờ, thậm chí còn nóng lòng muốn tâm sự với mẹ nữa cơ. Chỉ là...
"Cũng chưa có gì lắm đâu ạ. Đợi khi nào có gì rồi con kể sau nha mẹ."
"Gớm, úp úp mở mở làm mẹ sốt ruột quá đấy. Nhưng thôi, mẹ sẽ cố đợi. Ăn nhanh lên con, còn đến nhà ông bà nữa."
Từng trải qua quãng thời gian như con gái bây giờ, bà Thục hiểu ở cái tuổi này An đã bắt đầu có những cảm xúc và bí mật của riêng mình. Và bà tôn trọng điều đó, vì bà tin con gái mình, tin rằng An đủ thông minh để không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
Bảo An bước ra khỏi cánh cổng sắt và tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này. Sáng mùng một, phố phường thật vắng vẻ và yên tĩnh, khác hẳn khung cảnh nháo nhào, đông đúc của mấy ngày trước đó. Trên mặt đường vẫn còn lấp lánh những mẩu xác pháo giấy, An hồn nhiên nhặt nhạnh một ít vào lòng bàn tay và tung lên trời. Chẳng sợ cát bụi làm bẩn quần áo mới, An ngồi bệt xuống nền đường và giơ máy ra chụp ảnh.
Bíp bíp!
Bảo An giật mình bởi tiếng còi ô tô, con bé quay lại thấy mẹ đang ngồi sẵn bên trong đợi mình, liền lon ton chạy tới. Giống như mọi năm, hôm nay là ngày An và mẹ cùng mọi người bên nội đi chúc Tết và đi lễ chùa.
Ủ rũ và khó chịu là một trong những điều mọi người vẫn thường kiêng kỵ vào dịp đầu năm đầu tháng. Cơ mà Bảo Kỳ từ khi sinh ra đã mang trong mình bản tính cứng đầu, khó bảo. Bỏ ngoài tai mọi điều người lớn nói, Kỳ nhất quyết không "tươi" khi trong lòng ngổn ngang bức xúc, bực dọc. Nói mãi chả được, cả nhà cũng mặc kệ Kỳ ngồi thu lu giữa phòng ăn xem chương trình hài Tết với gương mặt không cảm xúc. Mỗi người mỗi việc, người thì ngồi ngoài nhà tiếp khách, người lại tất bật nấu nấu nướng nướng chuẩn bị bữa cơm họp mặt đại gia đình bên trong phòng bếp, dù khá bận nhưng vui.
Thấy cô chị họ đến, Kỳ vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, nhất quyết không "bố thí" cho chị một cái nhếch mép. An cũng chẳng thèm bận tâm, con bé ngồi xuống và thản nhiên nhai nhóp nhép bên cạnh cậu em, đôi tay bận rộn bấm điện thoại trả lời hàng tá tin nhắn đang được gửi tới từ ai đó. Là Tuệ Minh.
*****
Ở đâu đó trong thành phố, có người con trai đang ngồi ép cung thằng em tội nghiệp. Chuyện là từ khi xin được số và Facebook của An, Minh ngay lập tức thực hiện kế hoạch tấn công dồn dập. Vừa để hả hê nỗi nhớ tha thiết đã tích lũy bấy lâu, cũng hòng cướp toàn bộ thời gian của An, không cho con bé có tí giây phút nào nghĩ đến điều khác. Càng nói chuyện, Minh càng thấy An thú vị và duyên biết mấy. Thật không uổng công Minh ngày đêm tương tư đến hao tâm mòn xác.
"Xem ra năm nay mày thoát ế rồi Minh ơi."
Thấy ông anh cứ ôm khư khư cái điện thoại mà cười như phát dồ phát dại, Lâm lấy làm tò mò bèn rón rén thò đầu vào đọc trộm. Xem chán xem chê, cậu ta xì một hơi rõ dài rồi đều đều phán:
"Trông anh tôi thế này mà lại đi thích cái đứa con nít lớp mười một. Nhưng rất tiếc phải báo cho anh một tin buồn, anh có tán thế chứ tán nữa nó cũng chẳng đổ đâu."
Minh giật mình bởi giọng cậu em liền ngồi bật dậy, chớp mắt ngây thơ hỏi:
"Là sao? Mày biết An à?"
Và chỉ nhờ cái gật đầu thật thà của bản thân mà bây giờ Lâm bị chính người anh mình tôn thờ bấy lâu lôi tuột vào trong phòng và bắt đầu "thẩm vấn", "hỏi cung". Do được ông anh phục vụ tận tình đồ ăn thức uống trong suốt quá trình cung cấp thông tin nên Lâm cũng không lấy làm khó chịu lắm, trái lại cậu rất biết cách hợp tác.
"Con bé đó học cùng trường em mà, kém em một khối. Tuy rằng mặt mũi chẳng nổi trội mấy, học hành cũng tàng tàng, văn nghệ văn nghẽo thì không tham gia nhưng hay tí tởn cùng thằng Kỳ nên An ở trường cũng nổi phết đấy, làm gì mà em không biết."
"Kỳ là thằng nào? Liên quan gì tới An?"
Chẳng mấy khi được anh trai hầu hạ, Lâm nhất định tận dụng cơ hội hiếm có này một cách triệt để, nếu không thì thật hoang phí. Lâm ngồi trên giường và hất hàm về phía lon bia đặt trên bàn, chân đung đưa tỏ vẻ đáng yêu. Bộ dạng đó thực khiến cho Tuệ Minh cáu sôi cả máu nhưng bố anh đã dặn "Biết giặc biết ta thì trăm trận trăm thắng. Tán gái cũng thế thôi, cứ hiểu rõ đối phương, ắt sẽ thành công. Ngày xưa bố chỉ cần nói vài ba câu đường mật mà mẹ mày đã ngã lăn ra đất rồi đấy." nên Minh đành nén giận vì nghiệp lớn, tuân lệnh thằng em trời đánh. Lâm sung sướng tu một ngụm bia dài, sau khi "à" lên mấy tiếng, cậu ta nói:
"Chị em họ thôi. Đối thủ đáng gờm của anh bây giờ ý, chính là cái thằng đi cùng An tối qua. Thằng đó tên Phong."
"Nói cụ thể hơn đi."
"An nhà anh đào hoa mà chung thủy phết. Chả hiểu sao, bao nhiêu thằng con nhà khá giả, lại còn học hành tử tế ngỏ lời mà nó từ chối hết. Rồi đùng cái, cắm đầu cắm cổ theo đuổi Phong. Cái thằng thì tiền chả có, học hành cũng bê tha, đã vậy lại còn lông nhông, bất cần. Tóm cái váy lại thì Phong chả được cái nết gì cả. Đám con trai thích An ngày trước biết Phong chẳng để ý gì đến con bé thì vẫn hùng hổ tấn công lắm. Nhưng kể từ khi cái lời đồn Phong gọi An là 'tình yêu bé nhỏ' lan truyền ra ngoài, rồi cả mấy lần thấy hai đứa nó tíu tít đi cùng nhau thì đa phần đám kia bỏ cuộc hết, không dám tư tưởng đến con bé đó nữa. Họa có ngu mới dây đến thằng Phong."
Lâm nhiệt tình lắm, ngồi kể lể chi tiết tất tần tật những gì cậu ta biết về Phong và An. Đến cuối cùng thì một lời cảm ơn cũng không nhận được, còn bị ông anh đa nghi hỏi vặn vẹo:
"Ờ, mà sao mày hiểu rõ về An thế?"
Câu nói khiến Lâm chột dạ. Vừa nhớ lại cái quãng thời gian mình đeo bám Bảo An trước đó, Lâm vừa rùng mình rơi từng giọt mồ hôi to bằng hạt gạo. Minh là con bố, Lâm cũng là con bố, vậy nên bí kíp tán gái kia đương nhiên Lâm cũng được truyền thụ. Cái ngày còn say nắng cô nàng bảo An, Lâm đã phải khổ sở đút lót hết đứa nọ đến đứa kia để có thể triển khai phương thức tán gái mà bố dạy bảo. Ngờ đâu, gái chẳng tán được, giờ còn phải "nộp" hết những gì tìm hiểu được cho ông anh trai. Khổ, quá khổ!
Cơ mà, nom Minh có vẻ quyết tâm và thật lòng lắm. Nếu để anh biết được ý định của Lâm ngày trước với An thì năm nay Lâm xác định mất Tết. Về phần An, Lâm chẳng lo lắng con bé sẽ hớt lẻo với Minh chuyện quá khứ giữa hai bọn họ. Vì bằng kinh nghiệm bản thân, Lâm phải đau lòng thừa nhận rằng An đã vứt cậu ra khỏi bố nhớ từ lâu rồi, giờ có tìm cũng chẳng được. Vì thế Lâm chỉ cần bịa ra lý do khác để qua mặt ông anh trai là xong. Đang vắt suy nghĩ, Lâm hoảng hồn nhận ra mình đang bị Minh phũ phàng lôi xềnh xệch ra khỏi phòng.
"Xong việc rồi thì ra ngoài đi. Mà nhá, tao cấm mày gọi An bằng nó hay con nọ con kia nhớ chưa? Tương lai, An sẽ là chị dâu mày đấy. Tốt nhất, tập gọi An bằng chị từ giờ luôn đi, cho nó quen mồm."
Kiến Lâm nhăn mặt không phục. An kém Lâm hẳn một tuổi, lại chẳng liên quan họ hàng gì cả, cớ sao chỉ vì thứ tình cảm đơn phương chưa đi đến đâu của anh trai mà cậu phải thốt lên hai tiếng "chị An" chứ. Thật quá đáng!
"An chung thủy thế là tốt. Nhưng sớm thôi, anh muốn An phải thay lòng đổi dạ một lần... vì anh."
Tuệ Minh hí hửng nhắm mắt và mường tượng về một ngày không xa, anh được rước An về nhà.

Full | Lùi trang 6 | Tiếp trang 8

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ