26
Mặt trời tháng Năm sưởi ấm xà lim của chúng tôi. Vào giữa ngày, các chấn song ở những ô cửa trổ trên mái in thành ba vạch đen dưới nền đất. Khi gió thuận, chúng tôi có thể ngửi thấy những mùi hương bồ đề đầu tiên thoảng đến tận chỗ chúng tôi.
- Hình như các chiến hữu đã lấy được một xe hơi.
Giọng nói của Étienne phá vỡ sự thinh lặng. Tôi quen Étienne tại đây, cậu gia nhập đội sau khi Claude và tôi bị bắt ít ngày; cậu đã rơi vào lưới của Gillard như những bạn khác. Và trong khi cậu nói, tôi cố tưởng tượng mình đang ở bên ngoài, trong một cuộc sống khác với cuộc sống của mình hiện nay. Tôi nghe ngoài phố người qua đường bước đi bằng những bước chân nhẹ nhàng của tự do nơi họ, chẳng biết cách họ vài mét, sau hai lớp tường, chúng tôi đang bị cầm tù và đợi chết. Étinenne hát nho nhỏ, như để diệt nỗi buồn chán. Thế rồi còn có sự giam hãm, nó như một con rắn quấn chặt lấy chúng tôi không ngừng nghỉ. Vết cắn của nó không đau, nọc độc của nó tỏa lan. Thế là, những lời anh bạn chúng tôi đang hát lập tức nhắc nhở chúng tôi; không, chúng tôi không đơn độc, mà tất cả đang cùng nhau ở đây.
Étienne ngồi dưới đất, lưng dựa vào tường, giọng hát mỏng mảnh của cậu êm dịu, gần như giọng một đứa trẻ đang kể chuyện, giọng một chú nhóc can đảm ngâm nga cho niềm hy vọng:
Trên cồn đất này, chẳng có gái lẳng lơ,
Chẳng công tử đẹp trai, cũng chẳng có ma cô.
A, thật là xa cối xay Galette,
Xa Paname, vua của bọn giả nghĩa giả nhân.
Mảnh đất này từng uống bao máu thắm,
Máu thợ thuyền và máu của nông dân,
Bởi đám bất nhân, bọn côn đồ gây chiến,
Có chết trận bao giờ, chúng chỉ giết người vô tội...
Hòa vào giọng của Étienne là giọng của Jacques; và bàn tay các bạn đang đập xuống ổ rơm vẫn tiếp tục, nhưng giờ đây theo nhịp của điệp khúc.
Cồn đất Đỏ, tên nó đó, lễ đặt tên vào một ban mai
Mà những ai trèo lên cồn, đều ngã xuống thung sâu, hết thảy
Giờ đây là vườn nho, nho đang mọc lên nơi ấy
Ai sẽ uống r7;u vang kia, là uống máu bán bè.
Ở xà lim bên cạnh, tôi nghe thấy âm sắc của Charles và của Boris hòa vào điệu hát. Claude, đang viết ngoáy vài từ trên một tờ giấy, rời cây bút chì để khẽ ngâm nga những từ ngữ khác. Kìa em đang đứng dậy và đến lượt em hát lên.
Trên cồn đất ấy, người ta chẳng chơi bời phóng túng,
Như ở Montmartre nơi rượu tuôn tựa nước tràn bờ.
Mà những chàng trai đáng thương để lại con thơ.
Văng vẳng cất lên tiếng nghẹn ngào nức nở.
Mảnh đất này từng uống bao nước mắt,
Nước mắt thợ thuyền và nước mắt nông dân,
Bởi đám bất nhân, bọn côn đồ gây chiến,
Có khóc bao giờ, chúng là lũ bạo tàn.
Cồn đất Đỏ, tên nó đó, lễ đặt tên vào một ban mai
Mà những ai trèo lên cồn, đều ngã xuống thung sâu, hết thảy
Giờ đây là vườn nho, nho đang mọc lên nơi ấy
Ai uống rượu vang kia, là uống nước mắt bạn bè.
Sau lưng tôi, những người Tây Ban Nha cũng tham gia, họ không biết nhưng cùng ngâm nga với chúng tôi. Chẳng bao lâu, bài Cồn đất Đỏ 1 vang lên, đồng thanh, khắp tầng gác. Giờ đây, một trăm con người đang hát:
Trên cồn đất ấy, người ta lại hái nho,
Nghe vang vang tiếng reo cùng tiếng hát hò.
Các cô gái chàng trai trao nhau khe khẽ
Những lời yêu đương, gây rùng mình nhè nhẹ.
Trong ôm ấp đắm say họ có thể nghĩ rằng,
Tại nơi họ trao nhau những nụ hôn nồng,
Tôi đã nghe, đêm đêm, vẳng lên lời than vãn,
Đã nhìn thấy những chàng trai vầng sọ vỡ tan?
Cồn đất Đỏ, tên nó đó, lễ đặt tên vào một ban mai
Mà những ai trèo lên cồn, đều ngã xuống thung sâu, hết thảy
Giờ đây là vườn nho, nho đang mọc lên nơi ấy
Nhưng tôi lại thấy những cây thập giá, mang tên các bạn bè.
Em thấy đó, Étienne có lý,cô tôi không đơn độc, mà tất cả đang cùng nhau ở đây. Thinh lặng lại rơi xuống và cùng với nó đêm đen cũng rơi xuống bên cửa sổ. Mỗi người trở về với nỗi buồn của mình, với nỗi sợ của mình. Chẳng mấy chốc, phải bước ra lối đi, cởi bỏ áo quần, trừ những chiếc quần đùi, bởi từ nay, nhờ một số bạn bè Tây Ban Nha, chúng tôi có quyền giữ chúng lại.
° ° °
Buổi sáng tinh mơ đã trở lại. Tù nhân mặc lại áo quần và tất cả đều đợi bữa ăn. Trên lối đi, hai người lao dịch kéo chiếc nồi, múc thức ăn vào những cặp lồng đang giơ ra. Tù nhân trở vào xà lim, cửa đóng lại và bản hòa tấu của các chốt cửa kết thúc. Mỗi người tách ra, mỗi người đi đến với nỗi cô đơn của mình, hơ ấm bàn tay trên vành chiếc bát kim loại. Những cặp môi chìa lại gần món canh và thổi thứ nước lõng bõng mằn mặn. Họ đang uống từng ngụm nhỏ chính cái ngày đang đến.
Hôm qua khi chúng tôi hát, thiếu vắng mất một giọng. Enzo đang ở bệnh xá.
- Ta đang ngồi yên đợi chúng xử tử cậu ấy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng mình phải hành động, ja nói.
- Từ nơi này ư?
- Jeannot, cậu thấyó, từ nơi này ta chẳng làm được gì nhiều, chính vì thế mà chúng mình phải đến thăm cậu ấy, anh trả lời tôi.
- Và...?
- Chừng nào cậu ấy chưa đứng được, thì bọn chúng còn chưa thể xử bắn cậu ấy. Chúng mình phải ngăn cậu ấy khỏi quá nhanh, cậu hiểu chứ?
Qua ánh mắt tôi Jacques đoán rằng tôi còn chưa hiểu được vai trò anh dành cho tôi; anh rút thăm xem giữa hai chúng tôi ai sẽ phải quằn quại vì đau đớn.
Bao giờ tôi cũng đen khi đánh bạc, và câu ngạn ngữ theo đó tôi phải đỏ tình thật ngu xuẩn, tôi biết rõ mình nói gì mà!
Vậy là tôi đang lăn lộn dưới đất, giả vờ bị những chứng đau mà trí tưởng tượng của tôi chẳng phải đi tìm xa xôi lắm.
Bọn gác ngục sẽ đợi cả giờ đồng hồ trước khi đến xem ai đau đến mức rú lên như tôi đang làm; và trong khi tôi tiếp tục rên la, cuộc trò chuyện vẫn rôm rả trong xà lim.
- Có thật là các chiến hữu có xe hơi không? Claude hỏi, nó chẳng để ý chút nào đến tài năng diễn kịch của tôi.
- Ừ, hình như thế, Jacques
- Anh thấy không, họ ở bên ngoài, đi xe hơi hành động, còn chúng ta, như lũ ngốc chẳng thể làm gì được.
- Ừ, mình thấy rồi, Jacques cằn nhằn.
- Anh cho là mình sẽ trở lại chứ?
- Mình không biết, có thể như vậy.
- Biết đâu chúng ta sẽ được giúp đỡ? em tôi hỏi.
- Ý cậu muốn nói là từ bên ngoài chứ gì? Jacques đáp.
- Vâng, Claude nói tiếp, gần như vui vẻ. Có thể họ sẽ đến thử làm một vố.
- Họ sẽ không thể. Giữa bọn Đức ở trên các tháp canh và bọn cai ngục Pháp dưới sân, phải cả một đạo quân mới giải thoát được chúng ta.
Thằng em tôi ngẫm nghĩ, hy vọng của nó bất thành, nó lại ngồi dựa lưng vào tường, vẻ mặt ủ dột góp thêm vào nước da xanh tái.
- Này, Jeannot, anh rên khẽ đi một tí có được không, khó nghe thấy mọi người nói quá! nó càu nhàu trước khi im tiếng hẳn.
Jacques chăm chú nhìn ra cửa xà lim. Chúng nghe thấy tiếng giày đinh nện trên lối đi hẹp.
Ô cửa nhỏ nhấc lên và bộ mặt đỏ của gã cai ngục xấut hiện. Mắt gã có vẻ tìm xem tiếng rên từ đâu tới. Ổ khóa lách cách, hai gã cai ngục nhấc tôi lên và kéo tôi ra ngoài. Một tên nói:
- Mày nên bị bệnh gì đó nằng nặng, để quấy rầy chúng tao ngoài giờ thế này; nếu không, bọn tao sẽ khiến mày hết cái hứng đi dạo đấy.
- Mày có thể tin ở chúng tao! tên kia bổ sung.
Nhưng tôi thì mốc cần vài trò ngược đãi thêm thắt, bởi lẽ chúng đưa tôi đến gặp Enzo.
Cậu ấy đang ngủ một giấc bất an trên giường. Người y tá nhận tôi và để tôi nằm dài xuống một chiếc cáng, bên cạnh Enzo. Anh ta đợi bọn gác ngục đi khỏi rồi quay sang tôi.
- Cậu vờ vịt để nghỉ ngơi vài giờ hay cậu đau thật ở chỗ nào đó?
Tôi vừa chỉ bụng tôi cho anh ta vừa nhăn nhó, anh ta sờ nắn, ngần ngại.
- Họ đã cắt ruột thừa cho cậu chưa?
- Tôi cho là chưa, tôi ấp úng, mà không thật sự nghĩ đến hậu quả của câu trả lời.
- Để tôi giảng giải cho cậu vài điều, người đàn ông lãnh đạm nói tiếp. Nếu cậu vẫn trả lời tôi là không, có thể người ta sẽ mổ bụng cậu ra để cắt nó đi, cái ruột thừa bị viêm tấy đó. Dĩ nhiên, chuyện này có những cái lợi. Cậu sẽ đổi hai tuần trong xà lim lấy chừng ấy ngày nằm trong một chiếc giường êm và sẽ được ăn uống tử tế. Nếu cậu bị xét xử, thì cũng hoãn được chừng đó thời gian và nếu bạn cậu vẫn còn ở kia khi cậu tỉnh dậy, thì cả hai thậm chí còn chuyện trò được chút đỉnh.
Người y tá lấy trong túi áo choàng ra một bao thuốc lá, đưa cho tôi một điếu, ngậm một điếu khác giữa đôi môi và tiếp tục bằng một giọng còn nghiêm trang hơn.
- Dĩ nhiên, cũng có cả những điều bất tiện. Trước hết, tôi không phải là bác sĩ phẫu thuật, chỉ là y sinh ngoại trú, nếu không, cậu nghĩ xem, tôi đã chẳng làm y tá ở nhà tù Saint-Michel. Chú ý này, tôi không bảo rằng tôi chẳng có cơ may nào thành công trong việc mổ cho cậu, tôi thuộc lòng sách giáo khoa; nhưng cậu hiểu rằng dù sao thì cũng không giống như được mổ bởi những bàn tay thành thạo. Sau nữa, tôi chẳng giấu cậu là điều kiện vệ sinh ở đây không lý tưởng. Không bao giờ tránh khỏi nhiễm trùng, và trong trường hợp ấy, tôi cũng chẳng thể giấu cậu là một cơn sốt ác tính có thể đem cậu đi trước đội hành hình nhiều lắm. Thế thì, tôi sẽ ra ngoài đi dạo một vòng, đủ thì giờ để hút hết điếu thuốc này. Còn cậu, trong thời gian ấy cậu sẽ cố nhớ xem liệu cái sẹo tôi thấy ở phía dưới bụng cậu, về bên phải, có đúng là sẹo do mổ ruột thừa hay khô
Người y tá rời gian phòng, để tôi ở lại một mình với Enzo. Tôi lay cậu bạn, chắc hẳn kéo cậu ra khỏi một giấc mơ, vì cậu mỉm cười với tôi.
- Cậu làm cái trò gì ở đây thế, Jeannot? Cậu đã bị giã cho nhừ tử à?
- Không, tớ chẳng sao cả, tớ chỉ đến thăm cậu thôi.
Enzo nhỏm người dậy trên giường và lần này nụ cười của cậu không do một giấc mộng nào hết.
- Thế thì tuyệt hết chỗ nói! Cậu tự làm mình khổ sở thế chỉ để đến thăm tớ thôi ư?
Tôi gật đầu thay cho câu trả lời, vì để nói với em hết mọi điều, thì tôi xúc động lạ lùng khi gặp anh bạn Enzo. Và càng nhìn cậu, nỗi xúc động càng tăng; cũng bởi vì bên cậu, tôi nhìn thấy Marius ở rạp chiếu bóng Variétés và Rosine cạnh Marius đang mỉm cười với tôi.
- Chẳng nên vất vả như vậy, Jeannot, tớ sắp lại đi được rồi, tớ gần như đã khỏi.
Tôi cúi nhìn xuống, tôi không biết nói với cậu ấy thế nào.
- Này, cậu cả, cậu có vẻ vui vì tớ đỡ hơn
- Thì chính ra, Enzo ạ, giá như cậu đừng đỡ nhiều như thế lại tốt hơn đấy, cậu hiểu không?
- Không, không thật hiểu!
- Cậu nghe này. Hễ cậu lại đi được, là chúng sẽ dẫn ngay cậu ra sân để quyết định số phận cậu. Chừng nào cậu không thể đi bộ đến cột hành hình, thì cậu sẽ còn hưởng án treo. Lần này thì cậu hiểu chứ?
Enzo không nói gì hết. Tôi thì tôi hổ thẹn, vì lời lẽ của tôi sống sượng và vì nếu tôi ở địa vị cậu, tôi sẽ chẳng thích cậu nói với tôi những lời lẽ ấy. Nhưng đó là để giúp cậu và cứu mạng cậu, thế là tôi đành nuốt xuống sự ngượng ngùng lúng túng của mình.
- Cậu không được khỏi, Enzo ạ. Cuối cùng sẽ có cuộc đổ bộ, chúng ta phải kéo dài thời gian.
Enzo đột ngột vén tấm chăn để lộ bắp chân. Những cái sẹo to tướng, nhưng gần như đã khép miệng.
- Thế tớ có thể làm gì cái chỗ này?
- Jacques còn chưa bảo gì tớ về chuyện ấy; nhưng cậu đừng lo, chúng ta sẽ tìm cách. Trong khi chờ đợi, cậu hãy thử giả vờ bị đau lại. Nếu cậu muốn, tớ có thể bày cho cậu, tớ đã đạt được một sự thành thạo nào đó.
Enzo bảo tôi rằng trong việc này, cậu chẳng cần đến tôi; về chuyện đau đớn, thì cậu còn những ký ức mới tinh. Tôi nghe thấy người y tá quay lại. Enzo giả vờ đánh tiếp một giâấ còn tôi trở về chiếc cáng của mình.
Sau khi nghĩ ngợi kỹ, tôi ưng làm yên lòng người mặc áo choàng; nhờ khoảnh khăc sngắn được nghỉ ngơi, trí nhớ của tôi đã phục hồi; tôi gần như chắc chắn là khi tôi lên năm, người ta đã mổ ruột thừa cho tôi rồi. Dù sao chăng nữa, hình như cái đau đã hết, thậm chí tôi có thể trở lại xà lim. Người y tá tuồn vào túi tôi vài viên lưu hoàng, để bọn tôi châm thuốc lá. Với những tên canh ngục điệu tôi quay về, anh bảo rằng họ đã làm đúng khi đưa tôi đến tận đây, tôi chớm bị một chứng tắc nghẽn có thể chuyển hướng xấu, và nếu không được họ can thiệp, thậm chí tôi có nguy cơ tử vong.
Với cái kẻ đần độn hơn trong hai gã, cái kẻ trong lúc đi qua lối hẹp dám nhận xét là hắn đã cứu mạng tôi, tôi phải nói cảm ơn, và cái lời cảm ơn ấy đôi khi hãy còn làm miệng tôi bỏng rát; nhưng khi nghĩ rằng đó là để cứu Enzo, thì lửa nguội tắt.
° ° °
Trở lại xà lim, tôi báo tin về Enzo và đây đúng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những con người buồn bã vì bạn mình khỏi bênh. Điều đó cũng nói lên rằng thời đại thật điên rồ, rằng cuộc sống đã mất hết mọi ý thức về tính hợp lý và thế giới của chúng ta đảo điên đến mức nào.
Thế là mỗi người đều đi đi lại lại, tay chắp sau lưng, tìm kiếm một giải pháp để cứu mạng một chiến hữu. Tôi nói hơi liều đôi chút:
- Thực ra, chỉ cần tìm được cách nào để các vết sẹo đừng liền miệng.
- Cảm ơn Jeannot nhé, Jacques làu bàu, cho đến chỗ này, thì tất cả chúng mình đều đồng ý với cậu!
Thằng em tôi, vẫn mơ ước một ngày nào đó theo học ngành y, điều này trong tình cảnh của nó gắn với một tinh thần lạc quan nhất định, lập tức nói tiếp.
- Muốn thế, chỉ cần các vết thương nhiễm trùng.
Jacques khinh khỉnh ngắm Claude, tự hỏi liệu ở hai anh em có một tật xấu di truyền khiến chúng bẩm sinh đã thiên về phát biểu những điều sáo mòn hay không. Claude nói thêm:
- Vấn đề làm tìm ra một cách để làm vết thương nhiễm trùng; từ nơi này, thì chẳng dễ!
- Thế thì chúng ta phải vận động để được y tá đồng tình.
Tôi rút trong túi ra điếu thuốc và những viên lưu hoàng vừa rồi được anh ta cho, và bảo Jacques rằng tôi cảm thấy người này có một thiện cảm nhất định đối với chúng tôi.
- Đến mức mạo hiểm để cứu một người trong chúng ta ư?
- Anh biết đấy, Jacques ạ, có hàng đống người hãy còn sẵn sàng mạo hiểm để cứu vớt mạng sống một thằng bé.
- Jeannot này, mình mốc cần cái điều mọi người làm hay không làm, điều mình quan tâm, là người y tá mà cậu đã gặp. Cậu ước lượng cơ may chúng mình có với anh ta như thế nào?
- Tôi chẳng biết, à, tôi nghĩ rằng đó không phải là một kẻ xấu.
Jacques đi về phía cửa sổ, anh suy nghĩ; bàn tay anh không ngừng xoa lên gương mặt hốc hác. Anh nói:
- Cần phải quay lại gặp anh ta. Cần phải nhờ anh ta giúp chúng mình để Enzo lại ốm. Anh ta sẽ biết làm như thế nào.
- Thế nếu anh ta không muốn? Claude xen vào.
- Thì sẽ nói với anh ta về Stalingrad sẽ bảo anh ta rằng người Nga đang ở biên giới nước Đức, rằng bọn quốc xã đang thua trận, rằng sẽ sớm có cuộc đổ bộ và lực lượng Kháng chiến sẽ biết cảm ơn anh ta khi mọi chuyện kết thúc.
- Thế nếu anh ta không chịu để mình bị thuyết phục? thằng em tôi cứ nói thêm.
- Vậy thì, mình dọa anh ta là sẽ trị anh ta khi Giải phóng rồi, Jacques đáp.
Và Jacques ghét những lời lẽ của chính mình, nhưng có quan trọng gì các phương tiện, cần để cho vết thương của Enzo hoại tử. Claude hỏi:
- Mà ta nói tất cả những điều này với anh ấy như thế nào nhỉ, với anh y tá ấy?
- Mình còn chưa biết. Nếu ta lại làm cái vở ốm đau, bọn quản ngục sẽ đánh hơi ra trò bịp.
- Tôi cho là mình biết một cách, tôi nói mà không nghĩ ngợi gì nhiều.
- Cậu định làm như thế nào?
- Vào lúc đi dạo, bọn canh ngục đều ở hết ngoài sân. Tôi sẽ làm điều duy nhất bọn chúng không ngờ tới: tôi sẽ đào tẩu vào bên trong nhà tù.
- Jeannot, đừng có làm thằng ngốc, nếu cậu bị tóm, chúng sẽ giã cậu nhừ t
- Tôi tưởng phải cứu Enzo bằng mọi giá chứ!
Đêm trở lại và buổi sáng ngày hôm sau đến, cũng xám xịt như những buổi sáng khác. Tới giờ đi dạo. Nghe tiếng giày ống của bọn canh ngục tiến bước trên lối đi nhỏ, lời cảnh báo của Jacques trở lại trong ký ức tôi. "Nếu bọn chúng tóm được cậu, chúng sẽ giã cậu nhừ tử", nhưng tôi nghĩ đến Enzo. Các chốt cửa loảng xoảng, các cánh cửa mở ra và tù nhân xếp hàng trước mặt Touchin, y đếm họ.
Mọi người chào tên chánh quản ngục và đoàn tù đi vào thang gác xoáy trôn ốc dẫn xuống tầng trệt. Chúng tôi đi dưới vòm kính rọi ánh sáng ủ dột xuống nhà cầu; tiếng chân chúng tôi vang trên nền đá mòn vẹt và chúng tôi bước vào hành lang chạy dài ra phía sân.
Toàn thân tôi căng lên, đến chỗ ngoặt là phải trốn, len lỏi, không để ai trông thấy giữa đoàn người, về phía cánh cửa hé mở. Tôi biết là ban ngày cửa không bao giờ đóng, để tên canh ngục có thể từ chiếc ghế y ngồi đưa mắt nhìn vào xà lim giam các tử tù. Tôi biết lối, hôm qua tôi đã đi theo lối ấy dưới sự canh gác kỹ càng. Đằng trước tôi, một khúc đường chưa đầy một mét và cuối đường, vài bậc dẫn đến bệnh xá. Bọn quản ngục đang ở ngoài sân, vận may ủng hộ tôi.
Trông thấy tôi, người y tá giật nảy mình. Qua dáng vẻ tôi, anh ta hiểu anh ta kông có gì phải sợ. Tôi nói với anh, còn anh nghe tôi không ngắt lời, rồi đột nhiên anh ngồi xuống một chiếc ghế đẩu, vẻ ủ rũ. Anh nói:
- Tôi không chịu được cái nhà tù này nữa, tôi không chịu được khi biết rằng tất cả các cậu đều ở cao bên trên tôi, tôi không chịu được tình trạng mình bất lực, phải chào hỏi mỗi khi gặp những tên hèn hạ canh giữ các cậu và vớ được cớ gì là đánh đập các cậu. Tôi không chịu được những vụ bắn giết ngoài sân; nhưng mà tôi phải sống, đúng không nào? Tôi phải nuôi vợ, nuôi đứa con chúng tôi sắp có, cậu hiểu chứ?
Và thế là tôi an ủi người y tá! Chính tôi, gã Do Thái, tóc hoe và đeo mục kỉnh, áo quần rách rưới, da bọc xương, đầy những vết rộp do lũ bọ chét để lại mỗi sáng làm kỷ niệm đêm hôm của chúng; chính tôi, tên tù rình đợi cái chết như người ta chờ đợi tới lượt mình tại phòng khám ở nhà ông thầy thuốc, tôi mà bụng đang sôi lọc ọc, tôi làm anh ta an lòng về tương lai của anh ta!
Em hãy nghe tôi nói với anh ta tất cả những điều tôi vẫn còn tin tưởng: người Nga ở Stalingrad, các mặt trận phía Đông suy sụp, cuộc đổ bộ đang được chuẩn bị và những tên Đức chẳng bao lâu nữa sẽ rơi xuống từ những tháp canh, như táo rụng vào mùa thu.
Và người y tá lắng nghe tôi; anh ta lắng nghe tôi tựa một đứa trẻ hầu như không còn sợ nữa. Cuối câu chuyện, cả hai chúng tôi đã hơi đồng lõa, số phận chúng tôi gắn bó với nhau. Khi cảm thấy nỗi cay đắng của anh đã qua đi, tôi nhắc lại với anh rằng trong tay anh là mạng sống của một thằng bé mới mười bảy tuổi đầu. Người y tá nói:
- Cậu nghe này. Ngày mai bọn chúng sẽ đưa cậu ta xuống xà lim tử tù; từ bây giờ đến lúc ấy, nếu cậu ta đồng ý, tôi sẽ quấn cho cậu ta một dải băng nhỏ quanh vết thương, nếu gặp may đôi chút, nó sẽ nhiễm trùng trở lại và bọn chúng lại đưa cậu ta lên đây. Nhưng trong những ngày tiếp theo, các cậu phải thu xếp để mưu kế được duy trì.
Trong các tủ thuốc của anh ta có thuốc sát trùng, nhưng chất gây nhiễm trùng thì không tồn tại. Thế là, cái cơ may mà người tá nói đến, đó là đi tiểu lên dải băng. Anh nhìn ra cửa sổ và nói:
- Bây giờ thì cậu chuồn đi, buổi đi dạo đang kết thúc.
Tôi trở lại với các tù nhân, bọn quản ngục không nhìn thấy gì và Jacques, từng bước một, nhích lại gần tôi. Anh hỏi:
- Vậy thế nào?
- Vậy là, tôi có một kế hoạch!
° ° °
Và ngày hôm sau, hôm sau nữa rồi tất cả các ngày tiếp theo, vào lúc đi dạo, tôi tổ chức cuộc dạo chơi của mình, tách khỏi những người khác. Khi đi qua khúc đường, tôi lẻn thật nhanh khỏi đoàn tù nhân. Tôi chỉ cần ngoái đầu là nhìn thấy Enzo, trong xà lim tử tù, nằm ngủ trên cái ổ của cậu. Bao giờ cậu cũng vươn vai mà bảo tôi:
- Kìa, cậu lại đến đấy à, Jeannot?
Và lần nào cậu cũng nhỏm dậy, lo lắng.
- Nhưng cậu lại làm cái gì thế, cậu điên rồi, nếu chúng vớ được cậu, cậu sẽ bị giã cho nhừ tử.
- Tớ biết mà, Enzo, Jacques đã bảo tớ như thế hàng trăm lần rồi, nhưng phải quấn băng lại cho cậu.
- Thật kỳ lạ cái câu chuyện của cậu với anh y tá.
- Đừng lo gì hết, Enzo, anh ấy ủng hộ chúng mình, anh biết điều anh làm.
- Thế sao? Các cậu có tin tức không?
- Về cái gì cơ?
- Thì về cuộc đổ bộ chứ sao! Họ đến đâu rồi, những người Mỹ ấy? Enzo hỏi, như một thằng bé tỉnh khỏi cơn ác mộng hỏi xem tất cả những quái vật ban đêm của nó đã chui hết xuống dưới sàn nhà chưa.
- Nghe này, những người Nga đã dồn sức lực, bọn Đức đang tan tác, thậm chí họ còn đồn rằng người ta sắp giải phóng Ba Lan.
- A này, thật là tuyệt vời nhỉ.
- Nhưng về cuộc đổ bộ, thì lúc này mọi người chưa biết gì hết.
Tôi nói câu ấy bằng giọng buồn rầu và Enzo cảm thấy điều đó; mắt cậu nheo lại, như thể tử thần đang kéo tấm vải liệm về phía cậu, thu hẹp các khoảng cách.
Và gương mặt bạn tôi khép kín lại trong khi cậu đếm các ngày.
Enzo ngẩng đầu lên, một chút, vừa đủ để liếc nhìn tôi.
- Jeannot, quả thật cậu phải đi thôi, nếu cậu bị vớ được, cậu có biết không đấy?
- Tớ rất muốn chuồn, nhưng cậu bảo tớ đi đâu bây giờ?
Enzo cười vui và thật dễ chịu khi nhìn thấy bạn mình mỉm cười.
- Còn cái chân cậu?
Cậu nhìn xuống cẳng mình
- À, tớ không thể bảo cậu rằng mùi của nó dễ ngửi cho lắm!
- Dĩ nhiên rồi, nó sẽ lại làm cậu đau, nhưng còn hơn là điều xấu nhất, phải không nào?
- Đừng lo, Jeannot, mình biết mà; với lại vẫn cứ ít đau đớn hơn những viên đạn sẽ làm mình tan xương. Bây giờ cậu đi đi trước khi quá muộn.
Mặt cậu bỗng bệch ra, và tôi cảm thấy một cái đá bật tung vào ngang thắt lưng mình. Tha hồ cho cậu thét lên rằng chúng là lũ đê tiện, bọn cai ngục nện tôi tới tấp, người tôi gập làm đôi, vai tôi gí xuống đất và những gót giày tiếp tục giáng xuống. Máu tôi loang trên nền gạch. Enzo vùng dậy, hai bàn tay bám lấy các chấn song ngục tối, cậu van nài chúng để tôi yên. Gã canh ngục cười gằng:
- À mày thấy là mày đứng được đấy nhé.
Tôi những muốn mình ngất đi, đừng cảm thấy những miếng đòn ào ào giáng xuống mặt mình như một trận mưa rào tháng Tám nữa. Mùa xuân sao mà xa xôi đến thế trong những ngày lạnh lẽo tháng Năm này.
Chú Thích
1. La Butte Rouge, bài ca của quần chúng, bài ca cách mạng, chống chiến tranh, chống đàn áp người lao động, lời của Montéhus, nhạc của Georges Krier, sáng tác năm 1919 sau cuộc đại chiến lần thứ nhất, từng được những ca sĩ danh tiếng hát, thí dụ như Yves Montand (1921-1991) diễn viên và ca sĩ Pháp gốc Italia.
27
Tôi từ từ tỉnh dậy. Mặt tôi đau, môi tôi bết lại vì máu khô. Măt tôi sưng húp thành thử chẳng biết được liệu bóng đèn trên trần hầm giam đã thắp hay chưa. Nhưng tôi nghe thấy tiếng nói qua cửa sổ thông xuống tầng hầm, tôi hãy còn sống. Các bạn đang đi dạo ngoài sân.
° ° °
Một dòng nước chảy ra từ chiếc vòi cắm trên một bức tường ở bên ngoài. Các bạn nối tiếp nhau đứng vào đó. Những ngón tay lạnh cóng cầm không vững bánh xà phòng dùng để rửa ráy. Rửa xong, họ trao đổi với nhau vài tiếng rồi đến sưởi ở chỗ một vệt nắng chiếu xuống nền sân.
Bọn cai ngục nhìn một người trong chúng tôi. Bọn chúng mang trong mắt ánh nhìn của những con diều hâu. Đôi chân cậu bé bắt đầu run, các tù nhân xúm quanh cậu, vây lấy cậu để che chắn.
- Nào, lại đây với chúng tao! tên chánh quản ngục nói.
- Bọn chúng muốn gì thế? cậu bé Antoine hỏi, mặt l sợ hãi.
- Lại đây, đã bảo mà! tên cai ngục vừa ra lệnh vừa rẽ lối đi giữa các tù nhân.
Những bàn tay giơ ra để siết lấy bàn tay của Antoine đang bị người ta cướp đi khỏi cuộc sống. Một người bạn thì thầm:
- Đừng lo nhé.
- Nhưng bọn chúng muốn gì tôi thế? cậu thanh niên mới lớn bị chúng xốc vai lôi đi không ngừng lặp lại.
Tất cả mọi người ở đây đều biết rõ lũ diều hâu muốn gì, và Antoine hiểu ra. Vừa rời sân, cậu vừa nhìn bạn bè, câm nín; cái chào lặng lẽ nhưng những người tù im lìm nghe thấy lời vĩnh biệt của cậu.
Bọn canh ngục dẫn cậu trở lại xà lim. Khi bước vào, chúng ra lệnh cho cậu mang đồ đạc của cậu đi, tất cả đồ đạc của cậu.
- Tất cả đồ đạc của tôi ư? Antoine cầu khẩn.
- Mày điếc à? Tao vừa nói gì đấy!
Và tỏng lúc Antoine cuộn tấm nệm rơm, chính là cậu đang gói ghém cuộc đời mình; mười bảy năm ký ức, hành trang dọn dẹp nhanh thô
Touchin đung đưa người trên hai cẳng chân.
- Nào, lại đây, y nói, đôi môi thô dày nhếch lên một cái tởm lợm.
Antoine đến bên cửa sổ, cầm cây bút chì để ngoáy vài chữ cho những người còn ở ngoài sân, cậu sẽ không gặp lại họ nữa.
- Lại còn cái gì nữa thế, tên chánh quản ngục vừa nói vừa quất vào hông cậu.
Chúng túm tóc Antoine, tóc mảnh quá thành thử đứt ra.
Cậu bé đứng dậy cầm gói đồ, ôm vào bụng rồi đi theo hai tên cai ngục.
- Đi đâu thế? cậu hỏi, giọng nhỏ thanh thanh.
- Khi nào đến nơi mày sẽ biết!
Và khi tên chánh quản ngục mở cánh cửa chấn song của xà lim tử tù, Antoine ngước mắt và mỉm cười với người tù đang đón mình.
- Cậu làm cái quái gì ở đây thế? Enzo hỏi.
- Tớ chẳng biết, Antoine trả lời, tớ cho là chúng cử tớ đến để cậu bớt cô độc. Còn có thể có gì khác
- Ừ phải đấy, Antoine ạ. Enzo khẽ đáp, cậu bảo còn có gì khác được chứ?
Antoine không nói gì nữa. Enzo chìa cho cậu nửa phần bánh mì của mình nhưng cậu bé không muốn nhận thêm.
- Cậu phải ăn đi.
- Để làm gì chứ?
Enzo vừa đứng dậy, vừa nhảy lò cò vừa nhăn nhó rồi đến ngồi bệt xuống đất, dựa vào tường. Cậu đặt tay lên vai Antoine và chỉ cho bạn bắp chân mình.
- Cậu thực sự nghĩ rằng tớ tự làm mình đau đớn thế này, nếu không có hy vọng sao?
Hai mắt giương to, Antoine nhìn vết thương đang rỉ mủ. Cậu ấp úng:
- Thế là các bạn ấy đã thành công ư?
- Ừ, cậu thấy đó, các bạn đã thành công. Thậm chí tớ còn có tin tức về cuộc đổ bộ, nếu như cậu muốn biết mọi chuyện.
- Cậu, trong xà lim tử tù, cậu có được loại tin tức ấy sao?
- Hoàn toàn đúng! Với lại, Antoine ạ, cậu chưa hiểu gì hết. Nơi này, không phải gian xà lim cậu nói, mà là xà lim của hai người kháng chiến, hãy còn sống. Lại đây, tớ phải cho cậu xem một thứ.
Enzo lục túi và lấy ra một đồng bốn mươi xu bẹp gí.
- Tớ để nó trong lần lót, cậu biết đấy.
- Cậu đã làm cho nó thành kỳ cục quá, cái đồng tiền của cậu ấy, Antoine thở dài.
- Thoạt tiên tớ phải cạo bỏ thanh phủ việt 1 của Pétain đi đã. Bây giờ nó nhẵn thín rồi đấy, cậu hãy nhìn những gì tớ đã bắt đầu khắc đây.
Antoine cúi xuống đồng tiền và đọc những chữ đầu tiên.
- Cái câu mà cậu khắc nói gì thế?
- Chưa xong đâu, nhưng đó sẽ là: "Hãy còn những nhà ngục phải chiếm lấy."
- Enzo này, nói rất trung thực, thì tớ không hiểu cái trò cậu khắc là hay, hoặc rất ngu.
- Đó là một câu viện dẫn. Không phải của tớ đâu, chính Jeannot một hôm đã nói với tớ câu ấy. Cậu sẽ giúp tớ khắc cho xong, bởi vì để cũng trung thực như cậu, thì với cơn sốt đang quay trở lại, tớ không còn nhiều sức lắm, Antoine ạ.
Và trong lúc Antoine dùng một chiếc đinh cũ vạch chữ lên đồng bốn mươi xu, thì Enzo, nằm dài trên phản, sáng tác cho cậu nghe những tin tức của cuộc chiến.
Émile là tư lệnh, cậu đã lập một đạo quân, giờ đây họ có ôtô, súng cối và sắp có đại bác. Đội đã thành lập lại, họ tấn công khắp nơi. Enzo kết luận:
- Cậu thấy đó, không phải chúng mình toi đâu, hãy tin tớ! Mà tớ còn chưa nói với cậu về cuộc đổ bộ. Sắp rồi, cậu biết đấy. Khi Jeannot ra khỏi hầm giam, thì người Anh và người Mỹ sẽ ở đó, cậu sẽ thấy mà.
Ban đêm, Antoine không rõ lắm liệu Enzo nói thật với mình hay cơn sốt và sự mê sảng nơi bạn đã trộn lẫn mơ với thực.
Sáng ra, cậu tháo những dải băng, nhúng chúng vào thùng nước tiểu trước khi quấn lại cho bạn. Thời gian còn lại trong ngày, cậu chăm sóc Enzo, theo dõi hơi thở của bạn. Khi nào không bắt rận, cậu cặm cụi không ngừng với đồng xu và mỗi lần khắc thêm một chữ mới, cậu lại thì thầm với Enzo rằng rốt cuộc, chính Enzo có lý; họ sẽ cùng nhau thấy cuộc Giải phóng.
° ° °
Cứ cách một ngày, người y tá lại đến thăm họ. Tên chánh quản ngục mở cánh cửa chấn song và giam anh cùng với họ, cho anh mười lăm phút để chăm sóc Enzo, không thêm một phút.
Antoine đã bắt đầu cởi dải băng và xin lỗi.
Người y tá để hộp dụng cụ xuống và mở nắp hộp.
- Cứ cái đà này, thì chúng ta sẽ giết chết cậu ấy trước khi đội hành hình lo việc ấy.
Anh đã mang đến cho họ aspirine và một ít thuốc phiện.
- Đừng cho cậu ấy uống nhiều quá; hai hôm nữa tôi mới quay lại và ngày mai sẽ còn đau hơn.
- Cám ơn anh, Antoine thì thào khi người y tá đứng dậy.
- Không có gì, người y tá đáp. Tôi tặng các cậu tất cả những gì tôi có, anh buồn bã nói.
Anh thọc tay vào túi áo choàng và ngoảnh về phía cửa xà lim. Antoine hỏi:
- Anh y tá nàym, tên anh là gì thế?
- Jules, tên tôi là Jules.
Và người y tá quay mặt lại để đối diện với Antoine.
- Cậu biết đấy, anh bạn Jeannot của cậu đã trở lên gác rồi.
- A! Thật là một tin tốt lành, Antoine nói. Còn người Anh?
- Người Anh nào?
- Thì các Đồng minh, cuộc đổ bộ, anh không biết gì hết sao? Antoine sững sờ chất vấn.
- Tôi có nghe chuyện nhưng không có gì chính xác.
- Không có gì chính xác hay không có điều gì là đích xác? Bởi vì trong trường hợp của cả hai chúng tôi, hai điều trên không giống nhau, anh có hiểu không, anh Jules?
- Thế còn cậu, tên cậu là gì thế? người y tá hỏi.
- Antoine!
- Vậy thì nghe này, Antoine, cái cậu Jeannot mà tôi bảo với cậu ban nãy, tôi đã nói dối cậu ấy khi cậu ấy đến tìm tôi để ginh bạn với cái chân mà tôi đã chữa trị quá chu đáo. Tôi không phải bác sĩ, chỉ là y tá thôi, và tôi ở đây vì tôi đã bị bắt gặp khi đang thó khăn trải giường và vài thứ lặt vặt khác trong các tủ của bệnh viện nơi tôi làm việc. Tôi bị án năm năm; tôi cũng như cậu thôi, là một tù nhân. Các cậu, chính trị phạm, tôi thường phạm, tóm lại, không giống các cậu; tôi thì tôi chẳng là cái gì hết.
- À có chứ, anh là một người rất tuyệt, Antoine nói để an ủi người y tá, vì cậu cảm thấy rõ anh buồn phiền vì chuyện trên.
- Tôi đã thất bại mọi sự, tôi những muốn được như cậu. Cậu sắp bảo tôi rằng chẳng có gì để ghen tị với người mà chúng sắp đem bắn, nhưng tôi những muốn được biết niềm tự hào của cậu, được có lòng dũng cảm của cậu, trong một khoảnh khắc. Tôi từng gặp bao nhiêu chàng trai giống cậu. Tôi đã ở đây rồi, cậu biết đấy, khi chúng xử chém Langer. Tôi sẽ nói gì đây, tôi ấy, sau chiến tranh? Rằng tôi sẽ bị tù vì chôm khăn trải giường ư?
- Nghe này, Jules, anh sẽ có thể nói rằng anh đã chăm sóc chúng tôi và thế là rất nhiều rồi. Anh cũng có thể nói rằng cứ hai ngày một, anh liều với nguy hiểm để đến băng bó lại cho Enzo. Enzo là cậu ấy đó, là cậu bạn mà anh chăm nom, trong trường hợp nhỡ anh không biết tên cậu ta. Những cái tên quan trọng lắm, Jules ạ. Ta nhớ đến mọi người như vậy đấy; ngay cả khi họ đã chết, đôi khi ta vẫn tiếp tục gọi họ bằng tên; nếu không, thì ta chẳng thể gọi được. Anh chẳng thó khăn trải giường vì anh là kẻ cắp, mà vì anh cần phải bị bắt để ở đây và giúp đỡ chúng tôi. Được, bây giờ khá hơn rồi, Jules, tôi nhìn thấy điều này qua gương mặt anh, anh đã có lại khí sắc, hãy bảo cho tôi biết, về cuộc đổ bộ chuyện thế nào?
Jules tiến về phía cửa chấn song và gọi để họ đến đưa anh ra.
- Hãy tha lỗi cho tôi, Antoine, nhưng tôi không thể nói dối được nữa, tôi không còn sức. Về cuộc đổ bộ của cậu, tôi chẳng nghe thấy gì hết.
Đêm ấy, khi Enzo rên rỉ vì đau đớn, bị cuốn đi trong cơn sốt, thì Antoine, ngồi xổm dưới đất, khắc xong từ "nhà ngục" trên một đồng bốn mươi xu.
Mờ sáng, Antoine nhận ra tiếng các chốt cửa xà lim bên cạnh được mở ra rồi đóng lại. Những bước chân theo nhịp đi xa dần. Vài khoảnh khắc sau đó, víu lấy chấn song cửa sổ, cậu nghe mười hai tiếng trầm đục đập vào bức tường của những người bị xử bắn. Antoine ngẩng đầu; xa xa, cất lên Bài ca quân du kích. Một điệu hát mênh mang, xuyên qua những bức tường nhà ngục Saint-Michel và đến với cậu, như một khúc ca hy vọng.
Enzo mở một con mắt, và nói khẽ:
- Antoine, cậu cho là bạn bè cũng sẽ hát khi chúng bắn tớ chứ?
- Ừ, Enzo ạ, còn to hơn nữa, Antoine dịu dàng đáp. Thậm chí, rất to, đến mức mọi người nghe được tiếng họ cho đến tận cuối thành phố.
Chú Thích
1. Búa trận của người Franc xưa, được chính phủ Pétain (1940-1944) sử dụng làm biểu tượng.
28
Tôi ra khỏi hầm giam và gặp lại bạn bè. Họ chung nhau tặng tôi thuốc lá, đủ cuộn được ít ra là ba điếu. Vào khoảng giữa đêm, máy bay ném bom Anh bay bên trên nhà tù của chúng tôi. Phía xa, nghe tiếng còi báo động; tôi bám lấy chấn song và nhìn lên trời.
Tiếng động cơ ù ù xa xa giống như cơn giông đang đến; nó tràn ngập không gian và vang đến tận chỗ chúng tôi.
Trong những vệt sáng quét trên bầu trời, tôi thấy in hình các mái nhà của thành phố chúng tôi. Toulouse, thành phố màu hồng. Tôi nghĩ đến chiến tranh đang diễn ra bên kia các bức tường, tôi nghĩ đến những thành phố của nước Đức và những thành phố của ước Anh.
- Họ đi đâu thế? ngồi trên nệm rơm, Claude hỏi.
Tôi ngoảnh lại và, trong bóng tối, nhìn bạn bè với những thân hình gầy guộc. Jacques dựa lưng vào tường, Claude thu mình lại. Những chiếc cặp lồng đập vào tường và, từ các xà lim khác, những tiếng nói vang lên để bảo chúng tôi. "Các chàng trai, nghe thấy chứ?"
Phải, tất cả chúng tôi đều nghe thấy những âm thanh này của tự do, vừa rất gần lại vừa rất xa, bên trên đầu chúng tôi vài ngàn mét.
Trên cao kia, trong máy bay, có những con người tự do, những phích cà phê, có bánh bích quy và vô số thuốc lá; ngay bên trên chúng tôi, em hiểu chứ? Và các phi công, mặc áo blouson dak xuyên qua những đám mây, bồng bềnh giữa các vì sao. Dưới cánh bay của họ, mặt đất tối tăm, không một ánh sáng,không cả ánh sáng của các nhà tù, thế mà họ làm tâm hồn chúng tôi tràn đầy một luồng hy vọng. Trời ạ sao mà tôi muốn được ở trong số họ; tôi có thể đổi mạng sống của mình để được ngồi bên họ, nhưng mạng sống của mình, tôi đã tặng cho tự do rồi, tại đây, trong một ngục thất bằng đá ở nhà tù Saint-Michel.
- Vậy thì, họ đi đâu thế? thằng em tôi nhắc lại.
- Anh chẳng biết!
- Sang Italia! một bạn trong chúng tôi khẳng định.
- Không phải, khi hang bên ấy, thì họ xuất phát từ châu Phi, Samuel trả lời.
- Thế thì, đi đâu? Claude lại hỏi. Họ làm gì ở đấy?
- Anh không biết, anh không biết, nhưng em hãy ở cho xa cửa sổ, chẳng bao giờ biết được thế nào.
- Thế còn anh thì sao, anh đeo dính lấy chấn song!
- Anh thì anh nhìn và anh kể cho em...
Những tiếng rít xé màn đêm, những tiếng nổ đầu tiên làm rung chuyển nhà tù Saint-Michel và tất cả tù nhân đứng dậy, hét lên hoan hô. "Các chàng trai, nghe thấy chứ?"
Phải, chúng ta nghe thấy. Họ đang ném bom Toulouse và bầu trời ánh đỏ phía xa xa. Đại bác phòng không bắt đầu đáp trả, nhưng những tiếng rít vẫn tiếp tục. Các bạn đến với tôi bên dưới các chấn song. Trận pháo hoa thật ra trò!
- Nhưng họ làm gì thế? Claude van nài.
- Mình không biết, Jacques nói khẽ.
Tiếng một bạn cất lên và bắt đầu hát. Tôi nhận ra giọng Charles, và nhớ lại nhà ga Loubers.
Thằng em trai bên cạnh tôi, Jacques ở trước mặt, Francois và Samuel trên nệm rơm; bên dưới, có Enzo và Antoine. Đội 35 chưa thôi
- Nếu một trong những trái bom ấy có thể làm đổ những bức tường của cái nhà tù này..., Claude nói.
Và hôm sau thức dậy, chúng tôi được biết là đêm qua, các phi cơ trên bầu trời đã kéo dài bên dưới cánh bay bình minh của cuộc đổ bộ.
Jacques nói đúng, mùa xuân đang trở lại, Enzo và Antoine có thể được cứu sống.
° ° °
Bình minh ngày hôm sau, ba người mặc đồ đen đi vào trong sân. Một sĩ quan vận quân phục theo sau họ.
Chỉ huy cai ngục tiếp họ, chính y cũng sững sờ kinh ngạc. Y nói:
- Hãy đợi tôi trong văn phòng, tôi phải báo trước cho họ, chúng tôi không ngờ các vị đến.
Và trong khi viên giám thị quay lại, một chiếc xe tải vượt qua cổng và mười hai người đội mũ cứng lần lượt bước
Sáng nay, Touchin và Theil nghỉ, Delzer trực. Kẻ thay thế tên chánh quản ngục lẩm bẩm:
- Chuyện này lại phải rơi vào mình chứ.
Y đi qua khúc đường ngắn và đến gần xà lim. Antoine nghe tiếng bước chân và nhỏm dậy.
- Các anh làm gì vậy, trời còn tối mà, chưa đến giờ phát suất ăn chứ?
- Thế đấy, Delzer nói, họ đang ở đó.
- Mấy giờ rồi? cậu bé hỏi.
Viên cai ngục nhìn đồng hồ, năm giờ. Antoine hỏi:
- Cho chúng tôi ư?
- Họ chưa nói gì hết.
- Thế là, họ sẽ đến tìm chúng tôi?
- Nửa giờ nữa, tôi nghĩ thế. Họ phải điền vào giấy tờ, thế ròồ còn phải giam các tù lao dịch.
Viên cai ngục lục túi và lấy ra một bao thuốc lá, y đưa nó qua khe chấn so
- Dù sao thì cậu đánh thức bạn mình dậy cũng tốt hơn.
- Nhưng cậu ấy không đứng được, họ sẽ không làm chuyện này với cậu ấy chứ! Họ không có quyền, mẹ kiếp! Antoine phản đối.
- Tôi biết, Delzer cúi đầu nói. Tôi đi đây, có khi lát nữa chính tôi sẽ quay lại.
Antoine lại gần nệm rơm của Enzo. Cậu vỗ vỗ vào vai bạn.
- Dậy đi cậu.
Enzo giật mình, mở mắt. Antoine khẽ nói:
- Là bây giờ, chúng đang ở đó.
- Cho hai chúng mình? Enzo hỏi, mắt rớm ướt.
- Không, cậu thì chúng không thể, như thế sẽ quá tởm.
- Đừng nói thế, Antoine, tớ đã quen với chuyện chúng mình ở cùng nhau, tớ sẽ đi với cậu.
- Im đi, Enzo! Cậu thì cậu không bước đi được nữa, tớ cấm cậu đấy, nghe chưa? Tớ có thể đi đến đó một mình, cậu biết m
- Tớ biết, anh bạn, tớ biết.
- Này, ta có hai điếu thuốc, thuốc lá thật sự, ta có quyền hút chúng.
Enzo ngồi dậy và đánh diêm. Cậu rít một hơi dài và nhìn các vòng khói.
- Thế là Đồng minh vẫn chưa đổ bộ?
- Phải cho là chưa, anh bạn ạ.
° ° °
Trong xà lim, mỗi người chờ theo cách của mình. Sáng nay, xúp đưa đến muộn. Sáu giờ rồi mà tù lao dịch vẫn chưa vào hành lang. Jacques đi đi lại lại; qua nét mặt thấy anh đang lo lắng. Samuel vẫn dựa tường ủ rũ, Claude đứng bên chấn song nhưng sân còn mờ xám, nó quay lại và ngồi xuống, lưng dựa cửa, gục trên đầu gối.
° ° °
Delzer trở lại xà lim tử tù. Mặt y thất sắc.
- Tôi rất tiếc, các cậu ạ.
- Thế họ sẽ dẫn cậu ấy đi như thế nào? Antoine cầu khẩn.
- Họ sẽ khiêng cậu ấy trên ghế dựa. Chính vì thế mà chậm trễ đấy. Tôi đã cố can họ, cố bảo họ rằng người ta không làm những việc như thế, nhưng họ đã chán đợi cho cậu ấy khỏi.
- Bọn đê tiện! Antoine hét lên.
Và chính Enzo hét lên.
- Tôi muốn đứng thẳng mà đi tới đó!
Cậu đứng lên, loạng choạng và ngã xuống. băng quấn tuột ra, bắp chân cậu rữa nát. Delzer thở dài.
- Họ sẽ đem đến cho cậu một cái ghế. Cậu đau đớn hơn mà làm gì.
Và sau những lời này, Enzo nghe thấy tiếng chân bước về phía họ
° ° °
- Cậu nghe thấy rồi chứ? Samuel ngồi thẳng dậy nói.
- Phải, Jacques khẽ nói.
Ngoài sân, vang lên tiếng bước chân của bọn hiến binh.
- Ra cửa sổ đi, Jeannot, và nói cho chúng mình những gì đang xảy ra.
Tôi đến bên chấn song, Claude khom người cho tôi trèo lên. Sau lưng tôi, bạn bè chờ đợi tôi kể lại cho họ câu chuyện bi thảm của một thế giới ở đó hai cậu bé lạc trong buổi sớm tinh mơ đang bị lôi đến cái chết, câu chuyện ở đó một trong hai cậu bé lảo đảo trên một chiếc ghế dựa do hai hiến binh khiêng.
Một cậu đứng, bị chúng trói vào cột, cậu kia chúng đặt ngay bên cạnh cậu này.
Mười hai người xếp thẳng hàng. Tôi nghe thấy những ngón tay Jacques kêu răng rắc vì anh siết chúng mạnh quá, và mười hai phát súng nổ trong buổi bình minh một ngày cuối cùng. Jacques hét lên một tiếng "Không!" còn to hơn cả những tiếng hát đang cất lên, dài hơn cả những điệp khúc của bài Marseillaise mà mọi người ca
Đầu các bạn tôi lắc lư và gục xuống, những lồng ngực bị xuyên thủng chảy máu; ống chân Enzo còn giãy giãy, nó căng ra và chiếc ghế lăn xuống bên cạnh.
Mặt cậu sấp trong cát, và trong thinh lặng trở lại, tôi thề với em là cậu ấy mỉm cười.
° ° °
Đêm ấy, năm ngàn con tàu từ Anh sang đã vượt biển Manche. Sáng ra, mười tám ngàn người nhảy dù từ trên trời xuống và hàng ngàn binh lính Anh, Mỹ, Canada, đổ bộ vào các bờ biển nước Pháp; ba ngàn người đã bỏ mạng trong những giờ đầu tiên của ban mai, phần đông an nghỉ trong các nghĩa trang miền Normandie.
Chúng tôi đang ở vào ngày mồng 6 tháng Sáu năm 1944, lúc ấy là sáu giờ sáng. Lúc bình minh, trong sân nhà tù Saint-Michel, tại Toulouse, Enzo và Antoine bị bắn chết.
29
Trong ba tuần lễ tiếp theo, quân Đồng minh nếm trải cảnh gian nan địa ngục ở Normandie. Mỗi ngày lại đem tới những thắng lợi và hy vọng của nó; Paris chưa được giải phóng, nhưng mùa xuân mà Jacques xiết bao mong đợi đã báo hiệu, và cho dù nó đến chậm, không ai có thể trách cứ anh.
Sáng nào cũng vậy, vào lúc đi dạo, chúng tôi trao đổi cùng các bạn Tây Ban Nha những tin tức về cuộc chiến. Giờ đây, chúng tôi tin chắc rằng người ta sẽ sớm thả chúng tôi. Nhưng tên cục trưởng cảnh sát Marty, chưa bao giờ thôi thù hận, đã quyết định theo cách khác. Vào cuối tháng, y ra lệnh cho ban quản trị các nhà lao giao toàn bộ tù chính trị vào tay bọn quốc xã.
Rạng sáng, chúng tập trung chúng tôi trong hành lang, dưới vòm kính mờ xám. Ai nấy mang hành trang, cặp lồng và chút đồ đạc c
Ngoài sân đầy xe tải và bọn Waffen-SS 1 sủa vang để bắt chúng tôi xếp hàng. Nhà tù đặt trong tình trạng giới nghiêm. Chúng vây lấy chúng tôi. Bọn lính hét lác, và dùng báng súng lùa chúng tôi tiến lên. Trong hàng, tôi gặp Jacques, Charles, François, Marc, Samuel, thằng em tôi và tất cả bạn bè còn sống sót của đội 35.
Tay chắp sau lưng, tên giám thị trưởng Theil, có vài quản ngục vây quanh, nhìn chúng tôi, và mắt y long lên cáu kỉnh.
Tôi ghé vào tai Jacques nói khẽ:
- Anh nhìn hắn mà xem, mặt hắn nhợt nhạt. Anh thấy đó, tôi còn thích ở địa vị của tôi hơn là địa vị của hắn.
- Nhưng cậu biết là ta đi đâu chứ, Jeannot!
- Biết, nhưng ta sẽ ngẩng cao đầu mà đi còn hắn sẽ mãi mãi sống thấp hèn.
Tất cả, chúng tôi đều hy vọng tự do và tất cả, chúng tôi xếp hàng đi ra, bị xiềng xích khi cửa nhà tù mở. Chúng tôi băng qu thành phố, có lính áp giải, và những người qua đường thưa thớt, lặng lẽ trong buổi sáng nhợt nhạt này, nhìn đoàn tù nhân mà người ta dẫn đến cái chết.
Ở nhà ga Toulouse, nơi những hồi ức trở lại, một đoàn toa chở hàng đang chờ chúng tôi.
Khi xếp hàng trên sân ga, mỗi người trong chúng tôi đều đoán được chuyến tàu này đưa mình đến nơi nào. Nó thuộc những chuyến tàu, từ bao nhiêu tháng nay, xuyên qua châu Âu, những chuyến tàu mà hành khách không bao giờ trở lại.
Bến cuối ở Dachau, Ravensbrüuck, Auschwitz, Bitkenau 2. Chính trên chuyến tàu ma, bọn chúng đang đẩy chúng tôi lên, như súc vật.
Chú Thích
1. Schutzstaffel, viết tắt là SS, tổ chức cảnh sát quân sự hóa của đảng Quốc xã. Hình thành chính thức năm 1926, cho đến 1934, lực lượng SS chỉ là một nhánh đặc biệt của tổ chức "sơ mi nâu" SA (Sturmabteilung "đơn vị phản ứng mạnh"), nhưng sau đó trở thành bộ phận ưu tú của phong trào quốc xã, giám sát các miền đất chiếm đóng và các trại tập trung, bên cạnh bọn Gestapo. Khi chiến tranh nổ ra, cũng hình thành tổ chức Waffen-SS, những đơn vị chíên đấu ưu tú của nước Đức quốc xã, thu hút cả quân tình nguyện nước ngoài.
2. Dachau, thành phố miền Bavière nước Đức, nơi một trại tập trung quốc xã được lập năm 1933, cho đến 1945 đã giam giữ 206.000 người.
Ravensbrück, thành phố thuộc nước Đức, có trại tập trung lập năm 1934, chủ yếu dành cho phụ nữ. Hơn 90.000 tù nhân, chủ yếu là phụ nữ Ba Lan, đã chết ở đó trong Đại chiến thứ hai.
Auschwitz, một trong những trại tập trung lớn nhất, thành lập tại Ba Lan từ 1940. Khoảng 3 đến 4 triệu người, trong đó chừng một triệu người Do Thái, đã chết ở đây.
Brikenau cách Auschwitz 3 cây số, là một trong ba trại thuộc Auschwitz.
30
Mặt trời chưa lên cao lắm, bốn trăm tù nhân của trại Vernet đứng đợi trên sân ga dù sao cũng đã nhuốm cái nóng ban ngày. Một trăm năm mươi người bị giam ở nhà ngục Saint-Michel đến nhập bọn cùng họ. Trong đoàn tàu, giữa các toa chở hàng dành cho chúng tôi, có móc vài toa hành khách. Những tên Đức phạm các tội vặt được đưa lên đó. Chúng trở về nhà, có người áp giải. Rồi đến lượt các nhân viên Gestapo, được hồi hương cùng gia đình, trèo lên toa. Bọn Waffen-SS ngồi ở các bậc lên xuống, súng đặt trên lòng. Schusterf đang hạ lệnh cho binh lính. Ở cuối đoàn tàu, chúng cho nối vào một mặt sàn bên trên lắp một đèn chiếu cực lớn và một khẩu súng liên thanh. Bọn SS xô đẩy chúng tôi. Mặt một người tù không hợp mắt một tên trong bọn . Y nện người đó một báng súng. Anh ngã lăn xuống đất rồi ngồi dậy, tay ôm bụng. Cửa các toa chở súc vật mở ra. Tôi ngoảnh lại và nhìn một lần cuối sắc màu của ban ngày. Không một gợn mây, một ngày hè nóng nực đang báo hiệu, và tôi ra đi, sang nước Đức.
Sân ga tuy thế đen đặc người, những đoàn tù hình thành trước mỗi toa, còn tôi, thật kỳ lạ, tôi không nghe thấy một tiếng động nào nữa. Trong khi bọn chúng đẩy chúng tôi lên, Claude ghét vào tai tôi.
- Lần này, là chuyến đi cuối cùng.
- Em im đi!
- Anh cho là ở trong ấy chúng ta sẽ trụ được bao lâu?
- Lâu chừng nào cần thiết. Anh cấm em
Claude nhún vai, đến lượt nó trèo lên, nó giơ tay cho tôi, tôi đi theo nó. Sau lưng chúng tôi, cánh cửa toa đóng lại.
Mắt tôi phải mất một ít thời gian để quen với bóng tối. Những tấm ván có dây thép gai bao quanh được đóng đinh vào cửa sổ. Bảy mươi người chúng tôi chồng chất trong toa, có thể nhiều hơn một ít. Tôi hiểu rằng để nghỉ ngơi, sẽ phải nằm duỗi người thay phiên nhau.
Chẳng mấy chốc đã là giữa trưa, cái nóng không sao kham nổi và đoàn tàu vẫn không nhúc nhích. Nếu tàu chạy, có lẽ chúng tôi sẽ được một chút gió, nhưng chẳng có gì xảy ra hết. Một người Italia không chịu nổi cái khát, đi tiểu vào hai bàn tay và uống nước giải của chính mình. Kìa anh ta đang lảo đảo và ngất đi. Ba người chúng tôi đỡ lấy anh dưới luồng không khí mỏng manh đi qua khe cửa sổ. Nhưng trong lúc chúng tôi giúp anh hồi lại, thì một số khác bất tỉnh và ngã lao xuống.
- Hãy nghe này! thằng em tôi khẽ nói.
Tất cả chúng tôi căng tai ra và nhìn nó, nghi hoặc.
- Suỵt, nó nài thêm.
Đó là tiếng ầm ào của cơn giông mà nó nghe thấy, và những giọt mưa lớn đã lộp bộp trên nóc toa. Meyer lao người, giơ hai cánh tay về phía dây thép gai và bị thương, có hề gì, hòa với máu chảy trên da anh là một ít nước mưa, anh liếm nó. của anh bị một số người khác tranh giành. Khát, kiệt sức, sợ hãi, những con người đang trở thành những con vật; nhưng, xét cho cùng, làm sao trách họ đã mất lý trí, chúng tôi chẳng đang bị nhốt trong toa chở súc vật đó sao?
Một cái lắc giật, đoàn tàu rục rịch. Nó chạy vài mét rồi đứng yên.
Đến lượt tôi ngồi. Claude ở bên cạnh tôi. Lưng dựa vào thành toa, đầu gối co quắp lại để chiếm ít chỗ hết mức có thể. Bốn mươi độ trong toa và tôi cảm nhận hơi thở hổn hển của nó, như hơi thở của những con chó buông mình vào giấc ngủ trưa trên tảng đá nóng.
Toa tàu lặng lẽ. Thỉnh thoảng, một người ho lên trước khi ngất đi. Tại phòng chờ của tử thần, tôi tự hỏi cái người điều khiển đầu máy đang nghĩ gì, các gia đình người Đức yên vị trên những ghế dài nhỏ tiện nghi trong ngăn của họ đang nghĩ gì, những người đàn ông đàn bà kia, cách chúng tôi hai toa tàu, đang ăn no uống đủ. Trong số họ liệu có vài kẻ tưởng tượng ra những tù nhân đang ngạt thở, những thanh thiếu niên bất tỉnh, tất cả những con người mà người ta muốn tước đoạt phẩm giá trước khi sát hại?
- Jeannot, phải chuồn khỏi dây trước khi quá muộn.
- Bằng cách nào?
- Em không biết, nhưng em muốn anh nghĩ đến chuyện này cùng với em.
Tôi không biết liệu Claude nói thế vì nó thật sự tin là có thể trốn thoát, hoặc chỉ vì nó cảm thấy tôi đang tuyệt vọng. Mẹ luôn bảo chúng tôi rằng cuộc sống chỉ giữ vững được nhờ niềm hy vọng mà người ta cho nó. Tôi những muốn ngửi thấy mùi hương của mẹ, nghe giọng nói của mẹ và nhớ lại rằng chỉ mới vài tháng trước, tôi còn là một đứa trẻ. Tôi nhìn nụ cười của mẹ sững lại, mẹ nói với tôi những lời mà tôi không nghe thấy. Môi mẹ thốt lên "Hãy cứu lấy mạng sống của em con, đừng bỏ cuộc, Raymond, đừng bỏ cuộc!"
- Mẹ?
Một cái tát kêu bốp trên má tôi.
- Jeannot?
Tôi lúc lắc đầu và trong màn sương mù mờ, tôi nhìn thấy bộ mặt thẹn thùng của thằng em. Nó nói để xin lỗi tôi:
- Em nghĩ anh sắp bất tỉnh đến nơi.
- Đừng gọi anh là Jeannot nữa, điều ấy không còn ý nghĩa!
- Chừng nào chúng ta chưa thắng trong cuộc chiến tranh, em còn tiếp tục gọi anh là Jeannot!
- Tùy em thôi.
Tối đến. Cả ngày con tàu vẫn không nhúc nhích. Ngày mai, nó sẽ nhiều lần thay đổi đường ray, song chẳng rời nhà ga. Binh lính la hét, họ nối thêm những toa mới. Sẩm tối hôm sau, bọn Đức phân phát cho mỗi người một ít bột trái cây và một nắm bánh lúa mạch cho ba ngày, song vẫn không có nước.
Ngày hôm sau, khi cuối cùng con tàu ra đi, chẳng ai trong chúng tôi có sức để nhận ra điều đó ngay.
Álvarez nhỏm dậy. Cậu quan sát các vệt do ánh sáng vẽ trên nền toa, qua những tấm ván đóng đinh vào cửa sổ. Cậu ngoảnh lại và nhìn chúng tôi, trước khi đẩy những sợi dây thép gai ra khiến bàn tay rách toạc.
Một người sợ sệt hỏi:
- Cậu đang làm gì thế?
- Theo ý cậu?
- Tớ mong rằng cậu không định đào tẩu chứ?
- Điều ấy động gì đến cậu nhỉ? Álvarez vừa đáp vừa mút chỗ máu đang chảy ra từ ngón tay mình.
- Nó động đến tớ ở chỗ nếu cậu bị tóm, chúng sẽ bắn chết mười người trong chúng ta để trả đũa. Cậu không nghe thấy điều ấ chúng nói ở nhà ga sao?
- Vậy nếu cậu quyết định ở lại đây và nếu chúng chọn cậu thì cậu hãy cảm ơn tớ đi. Tớ sẽ rút ngắn các đau đớn cho cậu. Cậu cho là con tàu này đưa ta đến đâu đây?
- Tớ không biết gì hết và tớ không muốn biết! người tù vừa rền rĩ vừa bám lấy áo của Álvarez.
- Đến các trại tử thần! Chính ở đó sẽ gặp lại nhau tất cả những người nào trước đây chưa chết ngạt, chưa bị nghẹt thở vì lưỡi của bản thân họ sưng phồng lên. Cậu hiểu chứ? Álvarez vừa hét vừa gỡ mình ra khỏi sự nắm víu của người bạn tù.
- Cậu tẩu thoát đi và để cho anh ta yên, Jacques can thiệp; và anh giúp Álvarez xê dịch những tấm ván khỏi ô cửa sổ.
Álvarez kiệt sức, cậu mới mười chín tuổi và niềm tuyệt vọng hòa lẫn nỗi giận dữ nơi cậu.
Các tấm ván được kéo ngả vào bên trong toa. Cuối cùng gió thổi vào, và dù một số người sợ hãi những gì anh bạn mưu toan, song tất cả đều thưởng thức cái mát đang thâm nhập. Álvarez cằn nhằn:
- Mặt trăng chết tiệt! Hãy nhìn cái ánh sáng cứt đái kia, cứ như thể giữa ban ngày.
Jacques nhìn ra cửa sổ, xa xa là một khúc ngoặt, một khu rừng in hình trong đêm
- Nhanh lên cậu, nếu cậu muốn nhảy thì là bây giờ đấy!
- Ai muốn theo tôi?
- Tôi, Titonel đáp.
- Cả tôi nữa, Walter nói thêm.
- Chúng ta sẽ xem sau, Jacques ra lệnh, nào, trèo lên, tớ cúi làm thang cho cậu leo.
Và thế là anh bạn chuẩn bị thực hiện kế hoạch mang trong đầu từ khi những cánh cửa toa đóng lại cách đây hai hôm. Hai ngày và hai đêm, dài hơn tất cả những ngày đêm của địa ngục.
Álvarez nhoài người lên cửa sổ và đưa hai chân ra ngoài trước khi lật người lại. Sẽ phải bám lấy thành toa, và để thân mình trườn xuống. Gió quất vào hai má cậu và đem lại cho cậu chút sức lực, trừ phi những sức lực đó tái sinh từ niềm hy vọng thoát hiểm. Chỉ cần tên lính Đức ở cuối đoàn tàu, cái tên đứng sau khẩu súng liên thanh, không trông thấy cậu; chỉ cần hắn không nhìn về phía cậu. Vài giây thôi, thời gian để khu rừng nhỏ lại gần, cậu sẽ nhảy ở đó. Và nếu cậu không gãy cổ khi rơi xuống nền đá và cát của đường tàu, thì cậu sẽ tìm thấy nó trong bóng tối khu rừng, cái sự thoát hiểm ấy. Vài giây nữa, và Álvarez buông tay. Lập tức, vang lên tiếng súng liên thanh; chúng bắn từ khắp nơi.
- Tôi đã bảo các cậu rồi mà! người tù khi nãy kêu lên. Thật là một sự điên
- Cậu im đi! Jacques ra lệnh.
Álvarez lăn mình trên mặt đất. Đạn cào xé đất xung quanh cậu. Xương sườn cậu gãy, nhưng cậu sống. Kìa cậu đang vắt chân lên cổ chạy. Sau lưng, cậu nghe thấy tiếng phanh tàu nghiến. Một bầy đã lao theo cậu; và trong lúc cậu luồn lách giữa các thân cây, phóng đến đứt hơi, những tiếng sống nổ vang xung quanh cậu, làm bắn ra những mẩu vỏ của các cây thông bao bọc cậu.
Rừng thưa dần; phía trước, dòng sông Garonne trải ra như một dải băng dài ánh bạc trong đêm.
Tám tháng giam cầm, tám tháng thiếu ăn, lại thêm hai ngày kinh khủng trên tàu; nhưng Álvarez có tâm hồn của một người năng nổ chiến đấu. Cậu có trong mình sức mạnh mà tự do trao cho. Và trong lúc lao xuống dòng sông, Álvarez tự nhủ nếu cậu thành công, những người khác sẽ làm theo; thế thì cậu sẽ không chết đuối, các chiến hữu đáng để cậu làm cuộc lữ hành này. Không, Álvarez sẽ không chết tối nay.
Xa hơn bốn trăm mét, cậu trườn lên bờ sông bên kia. Loạng choạng, cậu bước về phía đốm sáng duy nhất lấp lánh trước mặt mình. Đó là khung cửa sổ sáng đèn của một ngôi nhà ven cánh đồng. Một người đàn ông đến với cậu, ông ta xốc nách cậu và dìu cậu về tận nhà mình. Ông đã nghe thấy những tràng súng nổ. Con gái ông và ông tiếp đón cậu.
Quay lại đường tàu, bọn SS điên giì không tìm thấy con mồi, chúng đá và nện báng súng vào các thành toa, như để cấm mọi sự thì thầm bên trong. Chắc hẳn sẽ có sự trả đũa, nhưng không phải ngay lập tức. Tên trung uý Schuster quyết định cho đoàn tàu lại khởi hành. Với lực lượng Kháng chiến từ nay lan rộng trong miền, lần chần ở đây là không hay. Đoàn tàu có thể bị tấn công. Binh lính trở lên tàu và đầu máy chuyển mình.
Nuncio Titonel, lẽ ra phải nhảy ngay sau Álvarez đành bỏ cuộc. Anh hứa lần sau sẽ thử làm. Lúc anh nói, Marc cúi đầu xuống. Nuncio là anh của Damira. Sau khi bị bắt, Marc và Damira bị tách khỏi nhau và từ sau cuộc thẩm vấn, cậu không biết tình hình cô ra sao. Ở nhà tù Saint-Michel, cậu chưa bao giờ được tin cô và ý nghĩ của cậu không thể rời khỏi cô. Nuncio nhìn Marc, anh thở dài rồi đến ngồi bên cậu. Họ chưa bao giờ dám nói với nhau về người phụ nữ lẽ ra có thể khiến họ thành anh em nếu quyền tự do yêu nhau được trao cho họ. Nuncio hỏi:
- Tại sao cậu không bảo tôi là cậu với nó cùng nhau?
- Vì bạn ấy cấm em làm thế.
- Ý nghĩ thật kỳ cục!
- Bạn ấy sợ phản ứng của anh, Nuncio ạ. Em không phải người Italia...
- Nếu cậu biết rằng tôi mốc cần cậu không phải người đồng hương với chúng tôi, khi mà cậu yêu nó và tôn trọng nó. Tất cả chúng ta đều là người ngoài của một ai đó.
- Đất cả chúng ta đều là người ngoài của một ai đó.
- Dù sao chăng nữa, thì tôi cũng biết từ ngay đầu tiên.
- Ai bảo anh?
- Giá cậu nhìn thấy bộ mặt nó khi nó về nhà, cái lần đầu tiên chắc hẳn cô cậu đã hôn nhau! Và hễ đi làm nhiệm vụ cùng cậu, hoặc đến nơi nào mà nó phải gặp cậu, thì nó từng mất bao nhiêu thì giờ sửa soạn. Chẳng cần phải tinh ranh lắm mới hiểu.
- Em xin anh, Nuncio, đừng nói về Damira ở thì quá khứ.
- Cậu biết đấy, Marc, vào giờ này, chắc nó phải đang ở Đức, tôi không quá nhiều ảo tưởng đâu.
- Thế thì, tại sao bây giờ anh lại nói với em về những chuyện ấy?
- Bởi vì, trước đây, tôi từng nghĩ rằng ta sẽ thoát, rằng ta sẽ được thả, tôi đã không muốn cậu bỏ cuộc.
- Nếu anh đào tẩu, em sẽ đi cùng anh, Nuncio!
Nuncio nhìn Marc, anh đặt tay lên vai cậu và ôm riết cậu vào người.
- Điều khiến tôi yên lòng, là Osna, Sophie và Marianne ở cùng nó, rồi cậu xem, họ sẽ giúp đỡ nhau. Osna sẽ lo toan sao cho họược, không bao giờ cô ấy buông tay đâu, cậu có thể tin ở tôi!
- Cậu cho là Álvarez thoát chứ? Nuncio nói tiếp.
Chúng tôi không biết anh bạn của chúng tôi có sống sót hay không, nhưng dù thế nào, anh đã tẩu thoát được và với tất cả chúng tôi, niềm hy vọng lại nảy nở.
Vài giờ sau, chúng tôi tới Bordeaux.
° ° °
Mờ sáng, các cánh cửa mở ra. Cuối cùng, họ phát cho chúng tôi một ít nước, thoạt tiên phải uống bằng cách thấm cho ướt môi, rồi hớp từng ngụm nhỏ, trước khi khi họng chịu mở để cho chất lỏng đi qua. Tên trung uý Schuster cho phép chúng tôi xuống từng nhóm bốn hoặc năm người. Thời gian để đại tiểu tiện ở cách xa đường tàu. Mỗi tốp đi đều có lính mang súng vây quanh; vài tên mang lựu đạn để đề phòng một cuộc chạy trốn tập thể. Chúng tôi ngồi xổm xuống trước mặt chúng; đó chỉ là thêm một sự nhục mạ nữa, phải sống cùng thôi. Thằng em nhìn tôi, vẻ buồn bã. Tôi cố mỉm cười với nó dù khéo dù vụng, tôi cho là vụng.
Chúc các bạn online vui vẻ !