Truyện tình cảm : Chàng trai không biết yêu trang 4
Chương 10 - Đặt nhẹ hai ly xuống bàn, Tịnh Nghi bước lại cởi giùm Hữu Bằng đôi giầy, lòng se sắt nhìn gương mặt anh hốc hác. Nghe đám nhân viên bảo lại, mấy ngày nay anh bỏ ăn, bỏ uống, tất bật đến ngân hàng, cầu cạnh xin vay vốn. Ngân hàng có nhận lời chưa nhỉ? Trong giấc ngủ sao nét mặt anh đăm chiêu quá? - Hữu Bằng ơi! Dậy ăn chè rồi ngủ. Cất giọng dịu dàng, thấy Hữu Bằng vẫn nằm yên, Tịnh Nghi đặt thử bàn tay xuống mặt anh rồi kêu to hốt hoảng: - Trời! Nóng quá. Hữu Bằng ơi! Dậy đi, anh sốt rồi. Một con mắt mở ra, Hữu Bằng ngước nhìn cô một cách vô hồn rồi nhắm lại ngay. - Thôi nguy rồi! Tịnh Nghi kêu to hốt hoảng. Hữu Bằng không phải ngủ, anh ấy mê vì bị sốt cao đấy. Làm sao? Làm sao bây giờ? Chạy gọi con sen mau … Chân chạy nhanh ra cửa, chợt dừng Tịnh Nghi bật cười mình ngớ ngẩn. Chuyện có gì đâu mà hốt hoảng. Cảm nên sốt cao thôi, không có gì đâu, đừng làm kinh động đến mọi người. Mình từng học y hai năm, những trường hợp thế này, lẽ nào không giải quyết được. Nghĩ rồi chợt nhớ, Tịnh Nghi chạy pha vội một thau nước ấm. Nhẹ nhàng cởi bỏ áo và quần dài của Hữu Bằng ra, cô ân cần lau mát cho anh. - Không sao đâu. - Tịnh Nghi thì thầm - Mọi việc sẽ ổn mà … Tôi tin như thế. - Thật ư? Hữu Bằng chợt mở bừng mắt dậy. Tịnh Nghi kêu to mừng rỡ: - Ôi! Anh đã tỉnh rồi … - Đi làm về … bổng chóng mặt quá … vội leo lên giường nằm nghỉ, không ngờ … Anh nói thanh minh cho sự bê bối của mình, rồi chóng tay ngồi dậy. - Ậy! Nằm đó. - Tịnh Nghi cố đè anh nằm xuống - Không phải ngủ quên đâu, anh bị sốt cao nên mê man đó. Nhờ tôi đắp nước nãy giờ … không thì anh tiêu luôn rồi đó. - Đắp nước? Đưa tay lên trán … Bây giờ Hữu Bằng mới nhận ra khắp người mình. Trên trán, nách và bẹn … dấp đần khăn nóng. Ôi! Tự nhiên nghe xấu hổ, anh kéo mền phủ lên người. Tịnh Nghi trợn mắt: - Ê! Anh làm gì vậy? Sốt cao không được đắp mên đâu. Biết thế, nhưng hớ hênh trước mặt cô, Hữu Bằng nghe ngượng quá. Sợ Lại bị tốc ra đắp những cục nước lên người, anh nói: - Tôi lạ.nh quá! - Lạnh à? - Đặt tay lên trán anh, đôi nắt Tịnh Nghi chau lại - Trán vẫn còn nóng thế này … - Không đâu. - Hữu Bằng vờ run người trong chăn - Tôi lạnh quá … - Chắc là nóng lạnh rồi. - Tịnh Nghi gật đầu am hiểu, kéo chiếc khăn lên che kín cổ Hữ Bằng - Anh có mệt lắm không? - Không. - Hữu Bằng lắc đầu, dối lòng. Anh không thích biểu lộ Sự Yếu đuối của mình trước mặt cô - Chỉ khát nước thôi. - Ồ, đúng rồi! - Vỗ mạnh xuống trán mình. Tịnh Nghi tự mắng - Sốt cao phải uống nước nhiều, sao mà tôi quên được chứ? Chắc tại lo cho anh quá nên lú lẫn thôi. Nói rồi, cô tất bật chạy đi ngay. Bóng cô vừa khuất, Hữu Bằng lập tức tung chăn ra khỏi người dồn dập thở. Nóng quá! Hừng hực lên mặt, khắp cả người. Mà Tịnh Nghi vừa nói gì thế nhỉ? Lo cho mình ư? Sao lại lo cho mình nhỉ? Cúi nhặt cái khăn dưới thau nước ấm lên, lau nhẹ Lên người, Hữu Bằng hình dung đến cảnh Tịnh Nghi đã dùng nó lau khắp người mình. Sao mà cô tốt thế? - Hữu Bằng! Anh lại sốt à? Giọng Tịnh Nghi vang lớn sau lưng, Hữu Bằng quay đầu lại. Vẫn còn nghe ngượng nhưng anh không chối nữa, Tịnh Nghi bước đến, đặt tay lên trán anh, hốt hoảng: - Trời! Nóng quá. Nằm xuống mau. Ngoan ngoãn như chú thỏ con, Hữu Bằng nằm ngay xuống. Tịnh Nghi chạy đi thay một thau nước khác rồi vội vã đắp những chiếc khăn lên khắp người anh. Cơn sốt hạ đi thấy rõ. Những chiếc khăn như có phép nhiệm màu thổi vào lòng Hữu Bằng những làn gió dịu dàng. Êm đềm quá! Nó làm anh dễ chịu vô cùng. Đã lâu lắm rồi, từ ngày mẹ bỏ nhà đi, anh có được cảm giác thân thương ấm ấp này. Nó làm lòng anh như mềm ra, tan vỡ, trong phút chốc như quên hết chuyện đời, muốn yên bình làm chú mèo cạ đầu vào lòng tay dịu dàng của cô chủ Nhỏ, tìm chút trìu mến, vuốt ve. Muốn rên lên ư ử, muốn thú nhận sự Yếu đuối của mình, muốn bật khóc, muốn nói rằng … mình cô đơn biết mấy. - Bớt rồi. Uống một miếng nước chanh nhé? Cùng với giọng nói ân cần là một muỗng nước đổ ngay vào miệng, Hữu Bằng chép môi, cảm nhận. Trong đời, chưa bao giờ anh được uống một món nước chanh ngon tuyệt vời đến thế. - Anh thấy trong người sao rồi hả? Có khỏe chút nào không? Tịnh Nghi lại ân cần hỏi. Hữu Bằng mở bừng mắt dậy, nhìn những giọt mồ hôi rịn ra khắp thái dương cô. Lòng tràn đầy xúc động, anh nói giọng chân tình: - Khỏe nhiều rồi. Cám ơn cô. - Không có chi. - Tịnh Nghi mỉm cười thở phào ra - Anh tỉnh được là tôi mừng rồi. Uống nước chanh nữa nhé? Hữu Bằng nhẹ gật đầu, bồi hồi đón từng muỗng nước chanh từ tay cô. Tịnh Nghi trầm giọng: - Chắc tại anh lo lắng quá. Tôi biết là mình không giúp được anh. Giọng cô chân thành chia sẽ, Hữu Bằng bỗng muốn được tâm sự cùng cô tất cả nỗi lo lắng đang đè nặng lấy mình. - Nội và ba của anh đã biết chuyện này chưa? Chẳng lẽ trong tài khoản của họ không có tiền để giúp anh ư? Nhẹ cắn môi mình, Tịnh Nghi hỏi ngập ngừng. Hữu Bằng mỉm cười: - Trong tài khoản của ba và nội tôi ư? Chẳng những có mà có rất nhiều tiền nữa, họ đủ sức giúp được tôi. - Thế sao anh không nhờ họ giúp đỡ cho mình? Tịnh Nghi nghe ngạc nhiên nhiều. Hữu Bằng thở hắt ra:
- Vì … đây là, kế hoạch của riêng tôi. Tôi không muốn làm bận tâm đến những người mà tôi yêu thương nhất đời mình, không muốn họ Lo lắng, không muốn làm sáo trộn cuộc sống yên bình của họ, càng không thể phiêu lưu vào số tiền dưỡng già của họ. - Ngưng một chút, thấy Tịnh Nghi như còn chưa hiểu, anh nói thêm - Thành công cũng chẳng nói gì, lỡ như thất bại thì sao? Họ già rồi, đâu thể sống những ngày cơ cực. Thì ra thế, Tịnh Nghi vỡ lẽ. Sống mũi cay cay, cô bỗng dưng muốn khóc. Không ngờ Hữu Bằng biết nghĩ cho người khác quá. Không sao đâu, một lần nữa Tịnh Nghi khẳng định với lòng, anh nhất định sẽ vượt qua khó khăn này. Cô nhất định phải tìm ra cách giúp anh mà … “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”, lời người xưa quả chẳng sai một chút nào. Cơn sốt tưởng chỉ là một triệu chứng thông thường của cơn cảm lạnh, không ngờ lại là dấu hiệu đầu tiên của một cơn bệnh hiểm nghèo, khó chữa: Sốt thương hàn. Cầm bản xét nghiệm, Tịnh Nghi nghe chân tay rời rã. Cô không ngờ Hữu Bằng lại xui xẻo thế, phải nằm viện giữa lúc khó khăn, nguy khốn nhất. Làm sao đây? Lòng Tịnh Nghi rối rắm. Buông tay bỏ mặt ư? Không thể được. Hữu Bằng sẽ phá sản mất thôi. Bổng dưng cô thấy mình có trách nhiệm phải chèo chống con thuyền này qua cơn giông bảo. Việc đầu tiên là phải cứu lấy tám nhà hàng của anh, đưa nó vào quỹ đạo cũ. Một khi nguồn thu nhập ổn định lại rồi thì mọi việc sẽ đâu vào đó. Nhưng tại sao nhà hàng của anh lại bổng trở nên ế khách? Hướng thoát của vấn đề nằm ở đây. Suốt mấy đêm liền, Tịnh Nghi vắt óc suy nghĩ mãi. Cô muốn đem vấn đề này hỏi ông Thái lắm. Với tuổi đời từng trải, với kinh nghiệm, ông sẽ nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn. Nhưng mấy lần ấp úng lại thôi, nhớ lời Hữu Bằng, cô không đành lòng làm ông phải bận tâm, lo lắng. Nội việc nằm bệnh viện đã làm ông và bà nội phải lo lắng cuống cuồng rồi. Nhất định có ẩn tình. Sao có chuyện cả tám nhà hàng đồng vắng khách cùng một lúc vậy? Hệt như khách hàng đồn hẹn với nhau tẩy chay anh. Suy nghĩ, suy nghĩ mãi … cuối cùng, Tịnh Nghi cũng tìm ra cho mình mốt hướng điều tra thông minh nhất. Và đó cũng là lý do tại sao hôm nay cô có mặt ở đây, tại vựa hàng bông, đầu mối bỏ rau cải lớn nhất cho các nhà hàng trong thành phố. - Mấy tháng nay tự nhiên biến mất tiêu, tụi tao cứ tưởng mày lấy chồng Đài Loan rồi chứ? Vừa nhìn Tịnh Nghi các bà chủ hàng liền buông lời trêu chọc. - Phải được như mấy dì tưởng thì đỡ lắm. - Ngồi phịch xuống đất, Tịnh Nghi ca cẩm - Đằng này cháu phải vào bệnh viện lo cho mẹ. - Tội dữ hôn. - Một bà tặc lưỡi - Bệnh tình thế nào rồi? - Dạ, đỡ nhiều rồi. - Nhặt một bắp cải lên, Tịnh Nghi ngập ngừng - Sáng mai dì cho cháu làm lại nhé? - Thấy mày, tao cũng thương quá! - Một bà thở dài - Nhưng biết làm sao. Tám nhà hàng của thằng Bằng, chổ mày vẫn giao hàng dẹp tiệm rồi. Tao làm sao thuê mày được? - Ủa! Sao vậy? - Tịnh Nghi làm ra vẻ ngạc nhiên - Mấy tháng trước hãy còn đắt lắm mà. - Tao cũng đâu biết được. - Bà ta lắc đầu - Chắc là … tại họ hết thời rồi. - Hỏng dám hết thời đâu. Bị người ta hại đó. - Một bà ở vựa bông cải xen vào - Hôm qua tôi nghe con Liên bếp trưởng nhà hàng Phong Phú khoe rằng: Bao nhiêu khách của Bình Minh đều bị nhà hàng nó cướp hết rồi. - Nhà hàng Phong Phú nào? - Bà bán bên phải tò mò - Phải nhà hàng mới khai trương hôm tháng trước, có phát thiệp mời ăn miễn phí cho tụi mình không? - Đúng rồi. - Bà này gật đầu - Cái ông “Phong Phú” đó không ngờ còn trẻ mà giỏi quá, mới đó đã giành hết khách của “Bình Minh” rồi. - Giỏi khỉ gì? - Bà bán cải trề môi - Dùng thủ đoạn đè bẹp người ta, đâu phải anh hùng hảo hán. Mà này, ông ta giở thủ đoạn gì mà ghê gớm vậy? - Có gì đâu. - Bà bán bông cải phe phẩy cái quạt - Ông ta chỉ cho đằng một bài báo cảnh giác với mọi người rằng hàn the là một độc chất có thể gây bệnh ung thư. - Củ rích. Chuyện đó cũ mà không biết. Nhưng đăng báo như vậy thì ảnh hưởng gì đến nhà hàng Bình Minh chứ? - Ậy! Đừng vội nóng. - Bà nọ múa tay - Chiêu thứ hai mới độc hơn nhiều. Con Liên bảo ông Phú đã cho nhân viên của mình mỗi người một triệu đồng để tung tin rằng: Để tạo độ giòn trong các món ăn, nhà hàng Bình Minh đã sử dụng nhiều chất hàn the. Không chỉ thế, còn sử dụng cả acid để hầm các thức ăn lâu nhừ khác. Nên nếu cứ dùng thường xuyên ở nhà hàng Bình Minh, khách hàng không chỉ bị ung thư mà còn bị mục bao tử nữa. - Trời! Chuyện vậy cũng nghĩ ra. Đúng là thâm độc quá! Thâm độc thật. Nghe họ nói mà Tịnh Nghi run lên từng chập. Cô không ngờ bí mật được phanh phui một cách tình cờ và dễ dàng đến thế. Càng không ngờ người ta dùng những lời độc ác điêu đứng thế để hại nhau. Bấy lâu, cô cứ ngỡ chuyện thủ đoạn cạnh tranh sát hại nhau giữa thương trường chỉ xảy ra trong phim truyện, sách báo thôi. Đúng là không bước chân vào thì không tin nổi. Làm cách nào đánh tan dư luận? đưa tay lên bóp trán, Tịnh Nghi biết bài toán này không dễ tìm ra đáp án. Với Hữu Bằng thì có thể, nhưng anh nằm bệnh viện mất rồi. Biết tìm ai giúp cô bây giờ? - Tịnh Nghi à! Thôi mày đừng rầu nữa. Thấy Tịnh Nghi cứ ngồi yên, tay bóp trán đăm chiêu không nói câu nào. Ngỡ cô lo lắng vì bị từ chối, một bà bạn hàng thương tình đập nhẹ vai cô: - Sáng mai cứ đến đây, tao cho một việc làm. Mày với con Châu cùng đi giao hàng cho “Phong Phú “, lương ít một chút, nhưng có còn hơn không. Mày đồng ý chứ? - Giao hàng cho “Phong Phú” ư? Tịnh Nghi mững rỡ nhận lời ngay. Để làm gì, cô còn chưa biết. Nhưng có lẽ đáp án đang nằm ở nơi này. - Anh quyết định ra nhà hàng thật sao? - Cầm chiếc áo veste trao cho Hữu Bằng, Tịnh Nghi lo ngại - Mọi việc đã ổn cả rồi, anh cứ việc an tâm tịnh dưỡng. - Tôi không thể nào an tâm nổi. - Hữu Bằng mặc nhanh chiếc áo vào người - Một khi chưa tận mắt nhìn thấy. Biết đâu, cô và mọi người nói gạt để tôi vui lòng tịnh dưỡng. - Không ai thèm gạt anh đâu. Muốn đi thì cứ đi … Bức bức mấy ngón tay, giọng Tịnh Nghi lo lắng. Có vẻ như cô ấy không muốn cho mình đi vậy. Hữu Bằng nhận ra ngay thái độ kỳ lạ của cô từ tối đến giờ khi nghe anh đòi ra nhà hàng nắm tình hình. Chắc là tan tành , xơ xác lắm. Anh thật không dám hình dung đến cảnh hoang phế cô liêu của tám nhà hàng, sau hơn ba tuần dài bị anh bỏ phế. Nằm trong bệnh viện, lòng anh cứ nóng như hơ. Ngoài những lúc sốt cao mê man chẳng biết gì, tâm thì anh luôn nghĩ đến nhà hàng và công trình “Trường Thiên” đang xây dựng còn dang dở. Không có anh như rắn mất đầu, sự việc sẽ rối tinh lên. Thiệt hại, thất thoát … con số sẽ tăng đến vô giới hạn. Ôi! Chỉ mới nghĩ đến thôi, anh đã nghe tối tăm mặt mũi. “Anh cứ yên tâm đi, đừng lo lắng. Tôi đã giải quyết mọi chuyện đâu đó ổn thỏa rồi”. Đó là câu trả lời của Tịnh Nghi mỗi khi nghe anh hỏi đến. Lúc nào cũng yên tâm, cũng ổn thỏa. Mà ổn thỏa, cách giải quyết như thế nào, cô lại không chịu nói, cứ quanh quẩn … với lý do: “Anh còn mệt lắm, hãy để tâm tư dưỡng bệnh, đừng bận lòng “. Đừng bận lòng? Hừ! Hữu Bằng bật cười buồn. Tịnh Nghi tưởng anh là gỗ đá vô tư, là người trái tim bằng thép hay sao chứ? Tâm huyết một đời của nội, của ba để lại đang có nguy cơ phá sản trong tay anh, làm sao mà anh không bận lòng cho được. Ngày ngày nằm trên giường bệnh, nhận sự chăm sóc của nội và ba, nhìn họ vẫn vô tình, không biết gì đến nguy cơ phá sản, lòng Hữu Bằng thêm ray rứt. Thầm hối hận cho tính nông nổi hiếu thắng của mình. Có lẽ Tịnh Nghi đã tìm ra cách giải quyết rồi chăng? Trong cơn tuyệt vọng, đôi khi Hữu Bằng thầm mơ đến điều này. Biết đâu phép lạ đã xảy ra, Tịnh Nghi đã lật ngược lại thế cờ. Không đâu. Hữu Bằng lại cười mình hy vọng hão. Cách giải quyết của Tịnh Nghi ư? Ngoài việc giải tán nhân viên đóng cửa nhà hàng ra, cô còn cách giải quyết nào hay hơn nữa. Ôi! Những nhà hàng sang trọng, luôn rực sáng ánh đèn của anh, giờ đây hẳn buồn thiu nằm im lìm trong bóng tối. Công trình “Trường Thiên” của anh, giờ đây hẳn lặng lẽ điêu tàn, ngổn ngang đất đá. Đám thợ, thầu không nhận được lương cũng không có người chỉ dẫn, hẳn đã nghĩ từ lâu. - Hữu Bằng! Tôi làm tất cả cũng vì anh, vì hết cách rồi. - Xe chạy gần đến nhà hàng, Tịnh Nghi bỗng cất giọng ngập ngừng - Anh đừng mắng tôi nghe. Dứt dòng suy nghĩ, Hữu Bằng quay nhìn Tịnh Nghi một cái. Lòng se lại khi nhận ra cô ốm đi nhiều. Những ngay anh nằm trong bệnh viện, một mình cô đã phải chạy tới chạy lui lo lắng rất nhiều. Đêm nào, cô cũng đến canh chừng anh cho nội và ba về ngủ. Của đáng tội vì ngỡ cô là vợ thật nên hai người đều vui vẻ nhận lời, cho đó là lẽ tất nhiên thôi. Cô chăm sóc anh thật chu đáo, tận tình, lo lắng cho anh như thể anh là người thân ruột thịt của cô. Bón từng muỗng nước, thức thâu đêm canh cho anh từng chai nước biển, ơn nghĩa đó, anh còn chưa cảm ơn cô thì làm gì có việc rầy la mắng mỏ. - Còn chưa biết chừng … - Nhưng không quen biểu lộ tình cảm của mình trước phái nữ, Hữu Bằng vờ nghiêm giọng, thích thú nhìn mặt cô tái dần đi. Ồ! Gì thế này? Mình đang ngủ mơ chưa? Vừa bước xuống xe, chưa kịp định thần, mắt Hữu Bằng đã hoa lên trước muôn ánh đèn hoa rực rỡ. Nhà hàng “Bình Minh” của anh đây ư? Sao sang trọng … sao mới lạ đến nỗi anh phải ngỡ ngàng? Thực khách lại ồn ào vào ra tấp nập, sung túc đông đảo hơn lúc trước rất nhiều lần: - Chuyện này là thế nào? Phút ngỡ ngàng qua nhanh, Hữu Bằng nhìn Tịnh Nghi đầy thán phục: - Cả bảy nhà hàng còn lại … cũng … biến đổi thế này? - Vâng. Tịnh Nghi gật đầu nhè nhẹ, vẻ sợ hãi vẫn in lên ánh mắt. Hữu Bằng như không tin: - Tất cả đều đổi mới ư? Cô làm cách nào mà tài thế? - Nhưng anh hứa là không la tôi chứ? - Tịnh Nghi ấp úng - Lẽ ra tôi phải hỏi ý kiến anh trước khi làm, nhưng lúc đó anh đang bệnh nên … - Biết rồi, biết rồi … - Hữu Bằng gật đầu nôn nóng - Đừng dài dòng nữa, chuyện thế nào kể mau đi. - Vâng. - Đến ngồi trên bậc tam cấp trước nhà hàng, cạnh Hữu Bằng, Tịnh Nghi cất giọng dịu dàng … Đẩy xe giao hàng cho “Phong Phú” được hai ngày. Với tính cách xã giao cố hữu, Tịnh Nghi đã nắm rõ hết sự tình, cũng như đã biết mặt viên giám đốc đẹp trai, trẻ tuổi nhưng gian manh đầy thủ đoạn kia. Ngày ngày nhìn gã đi vào đi ra, nét mặt nhơn nhơn thỏa mãn với số lượng khách tăng dần, Tịnh Nghi nghe tức ứa gan, chỉ muốn chạy thẳng vào giữa tiệc, vung tay tát vào mặt gã rồi hét to vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn của gã với khách hàng. Có một lần không nhịn nổi, Tịnh Nghi đã từ nhà bếp bước thẳng lên sân khấu, đứng cạnh gã rồi … kịp suy nghĩ lại, cô thấy mình không nên làm thế. Với danh phận vợ của Hữu Bằng, lời nói của cô bây giờ vô giá trị. Mọi người sẽ nghĩ rằng, cô vì cạnh tranh vì ghen tức mà nói xấu gã thôi, không khéo lại làm mất mặt Hữu Bằng vì hành vi vô văn hóa. Hát một bài tặng thực khách, Tịnh Nghi lầm lũi trở về. Phải làm cách nào để cứu Hữu Bằng, cứu tám nhà hàng của anh? Suốt một đêm dài không ngủ, cô cứ suy nghĩ mãi. Cuối cùng, quyết định đem chuyện này kể cho ông Thái biết. Cô vẫn nhớ lời Hữu Bằng căn dặn là không nên làm ông lo lắng, nhưng hết cách rồi, cô không thể bó tay chờ chết. Liệu khi anh hoàn toàn phá sản rồi, anh có giấu được ông? Có cấm được ông đừng bận tâm, lo lắng, hay là …sẽ lo lắng, bận tâm hơn bây giờ gấp trăm lần. Giữa hai điều nặng nhẹ, phút giây cấp bách này, cô đành phải chọn. Không như cô đã tưởng, như Hữu Bằng lo lắng dư thừa, khi nghe chuyện này, ông Thái vẫn thản nhiên không một chút bận tâm, lo lắng, còn bảo: “Gặp khó khăn trong kinh doanh là chuyện thường tình, như con nước khi lớn khi ròng, đâu thể lặng yên dập dờ chảy mãi”. Với ông, vấn đề giải quyết chẳng khó khằn gì, cũng không phải trả thù như ý tưởng của Tịnh Nghi. Sau khi dạo một vòng tham quan các nhà hàng của thành phố, nhận ra các nhà hàng của mình đã quá cũ kỹ, lạc hậu, ông quyết định làm một cuộc cách mạng. Tân trang lại mặt bằng, đồng thời cho trang trí nội thất lại một cách huy hoàng, rực rỡ hơn. Mặt bằng tôn tạo xong, ông tổ chức một cuộc họp báo với các phóng viên tên tuổi, nhờ họ trung thực viết lại cảm giác của mình sau khi tham quan một vòng khu bếp của mình. Ông còn quyết định từ nay không mua thực phẩm bình thường ngoài chợ nữa. Nhà hàng của ông sẽ đổi mới tư duy, dùng rau cải sạch, thực phẩm sạch cao cấp do các siêu thị Cung cấp, giá cả sẽ cao hơn nhưng ông không ngại. Khuyến mãi thật nhiều, tổ chức những phần thưởng thật giá trị, quảng cáo rầm rộ Trên đài báo … đều là những nghệ Thuật cao cấp mời kéo khách hàng. Chỉ hai tuần lễ, sau khi mọi chiêu thức được tung ra, nhà hàng đã đoạt doanh thu kỷ lục, cao hơn doanh thu cũ gấp hai lần. Đúng là cao tay ấn, là cách giải quyết của một người dạn dày kinh nghiệm. Nghe Tịnh Nghi kể mà mũi Hữu Bằng cứ phồng to lên. Anh tự hào về ba quá, lúc nào cũng vững vàng như tùng bách. Chuyện khó dường nào đến tay ông cũng đều hóa giải một cách dễ dàng. Nếu anh không vào bệnh viện, nếu chuyện này không đến tai ông thì có lẽ … đến tận giờ này, anh vẫn còn loay hoay, lúng túng như con kiến bò quanh miệng chén không biết đường nào ra. Nhưng còn một điều rất lạ, Hữu Bằng không hiểu nổi. anh thắc mắc: - Ba tôi đã biết chuyện này từ lâu, thế sao lúc mới vào bệnh viện thăm tôi, ông cứ làm ra vẻ chẳng biết gì? - Tại tôi sợ anh la nên dặn bác giấu đấy mà. Tịnh Nghi cười ngượng nghịu, Hữu Bằng lườm cô một cái dài, nói mà không biết mắng hay khen. - Cô là lém lắm đó. Nhưng đôi lúc cũng được việc ra trò. Chuyện này, dù sao cũng cám ơn cô. - Tôi có công cáng gì đâu. - Tịnh Nghi khiêm tốn - Mọi việc đều do bác trai chu toàn cả, tôi chỉ là tài lọt phụ việc thôi. - Không. - Hữu Bằng thật lòng - Trong việc này, công cô lớn nhất. Nếu không phát hiện được nguyên nhân nhà hàng bị ế, ba tôi sẽ chẳng có được cách giải quyết triệt để thế đâu. - Rồi anh thở phào ra - Việc nhà hàng đã giải quyết xong. Bây giờ chỉ còn phải bận tâm đến công trình xây dựng “Trường Thiên”. Này, cô không tiết lộ kế hoạch này cho ba tôi đấy chứ? - Không. Tịnh Nghi lắc đầu. Hữu Bằng tỏ vẻ hài lòng: - Được lắm. Tôi định bao giờ xây dựng xong, sẽ tạo cho ba tôi một sự bất ngờ. Chà mấy ngày nay nằm viện, chắc công trình đã ngừng thi công. Nhưng không sao, tôi sẽ cho thi công lại. - Anh có muốn đến thăm công trình không? - Mắt Tịnh Nghi long lanh sáng. - Bây giờ ư? - Hữu Bằng lật tay xem đồng hồ. Ngần ngừ giây phút, anh cũng nôn ruột lắm. - Rồi anh bật cười vui - Giá mà cô cũng giải quyết giúp giùm tôi chuyện công trường như ở nhà hàng thì tôi sẽ biết ơn cô lắm đấy. - Thế à? Tịnh Nghi mỉm một nụ cười ranh mãnh vào bóng tối. Hữu Bằng nổ máy xe, an ủi: - Không sao đâu. Cô giúp tôi giải quyết chuyện ở nhà hàng như vậy cũng tốt lắm rồi. Tịnh Nghi không trả lời, quay mặt ra cửa xe ngắm nhìn những dãy đèn chớp tắt trên đường. Hình dung đến vẻ vui mừng và ngạc nhiên của Hữu Bằng, khi đến công trình “Trường Thiên”. - Ồ … như thế này là sao nhỉ? Vừa bước xuống xe, Hữu Bằng đã kêu lên ngơ ngác. Cả một góc công trường sáng rực ánh đèn, các công nhân tăng ca đang thi công mải miết. Tiếng máy dộng cừ, máy trộn hồ ì ầm vang động cả một góc trời. - Sao thế? - Qúa đổi vui mừng, Hữu Bằng không kềm chế nổi lòng mình, nắm tay Tịnh Nghi lắc mạnh - Lại cô nữa phải không? mau kể tôi nghe, chuyện này là thế nào đây? Ngân hàng đã chấp nhận cho vay vốn rồi ư? không đâu. Vô lý lắm. Một mình cô không thể nào xoay xở nổi. Nói mau, phép màu nào? Nghe anh hỏi một hơi dồn dập, Tịnh Nghi chỉ đứng yên cười mỉm. Thật lạ lùng, sao cô lại nghe vui sướng, nghe hạnh phúc khi Hữu Bằng vui thế nhỉ? Nhìn ánh mắt anh ngời sáng, môi anh nở cười tươi, cô lại có cảm giác như ai đó vừa tặng cho mình bạc triệu. - Nói đi. Sao cô cứ đứng im mà cười vậy? Hữu Bằng lại giục cô - Muốn tôi chết vì tò mò ư? Tịnh Nghi mau kể đi. - Chuyện chẳng có gì đâu. Ngước mắt lên giàn giá cao. Lòng Tịnh Nghi hân hoan vui sướng. Nhớ lại nga `y hôm đó … Cô đang ngồi nhổ tóc cho nội thì nhận được điện thoại của kiến trúc sư Minh Long. Em bé bị Ốm rồi, anh muốn nhờ cô đến nhà hướng dẫn cách chăm sóc em bé cho chu đáo. Ngồi đút cháo cho em bé mà tâm trí Tịnh Nghi cứ để đâu đâu. Mấy lần đút lộn cháo vào mũi em bé rồi, may mà nó không bị sặc. - Tịnh Nghi! Cô sao thế? không được khỏe à? Minh Trâm tinh ý nhận ra ngay. Nhận lại chén cháo đút cho con, cô lo lắng hỏi. - Không. Em chỉ lo lắng quá thôi. - Thở ra một hơi dài, Tịnh Nghi đứng lên nói lời từ tạ - Xin lỗi anh chị … em không thể ở chơi lâu hơn được. - Nhưng có chuyện gì thế? Hữu Bằng đâu? - Kiến trúc sư Minh Long nhìn cô, vẻ quan tâm - Mấy ngày nay cậu ấy không xuất hiện ở công trường? có khó khăn à? Ngồi xuống cạnh chiếc nôi đứa bé, Tịnh Nghi thở ra một hơi dài buồn bã. Đắn đo giây phút, cô quyết định kể tất cả với Minh Long. Dù biết Hữu Bằng sẽ chẳng bằng lòng, nhưng phút giây này, cô thật chẳng biết san sẽ cùng ai cả. Đã là bạn của nhau rồi, Minh Long chắc không đành làm khó cô giây phút này. - Có chuyện đó thật sao? - Nghe xong đôi mày Minh Long chau lại - Hữu Bằng thật tệ, có chuyệnn mà không kể tôi nghe. Cả cô cũng vậy, Hữu Bằng vào bệnh viện cũng không báo tôi một tiếng để Tôi đi thăm cậu ấy. bạn bè kiểu gì vậy? Cúi đầu, Tịnh Nghi cười ngượng nghịu: - Thấy anh chị bận bịu quá, em không dám làm phiền. - Thế tôi cứ làm phiền cô đó thì sao? - Minh Trâm lườm yêu Tịnh Nghi một cái dài - Đã là bạn bè, khách sáo làm gì. Có khó khăn cứ nói ra, biết đâu anh Long sẽ có cách giúp cho. - Dạ, vậy thì … - Được lời như mở tất lòng, Tịnh Nghi chộp ngay cơ hội - Nếu được, xin anh chị cho em mượn đỡ tám trăm ngàn. - Tám trăm ngàn. Minh Long ngơ ngác - Để làm gì chứ? - Dạ … - Tịnh Nghi cắn nhẹ môi - Em tạm thời đến công trường trả lương tuần này cho công nhân. - Rồi sao nữa? - Nheo một con mắt lại, Minh Long khôi hài hỏi. Tịnh Nghi thật lòng: - Sau đó, em cho họ tạm nghỉ, đợi anh Bằng phục hồi sức khỏe tính sau. Còn … - Ngưng một chút, cô ngập ngừng khó nói - Số tiền trả bản vẻ cho anh, em xin tạm khất một thời gian. Em biết anh là kiến trúc sư danh tiếng, nhiều người cầu cạnh, em không dám, nhưng anh thông cảm … - Không thông cảm được. - Lắc đầu, Minh Long nghiêm giọng - Cũng như không chấp nhận cách giải quyết của cô đâu.
- Vậy à. Cúi thấp đầu, Tịnh Nghi bật khóc trong tiếng cười phá lên của Minh Long. - Trời ơi! Tịnh Nghi … tôi chết cười mất vì cách giải quyết quá con ní của cô. Tám trăm ngàn, cô có biết số tiền đó không đủ trả cho một nữa công nhân trong một ngày không? Tạm đình chỉ công trình, rồi còn khất nợ tôi, cô nói dể dàng cứ như bán đồ hàng vậy. Các nhà thầu thi công sẽ kiện cô vì tội làm trễ hợp đồng của họ, thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng …
Chương 11 -
Vậy … - Đôi mắt tròn chớp chớp - Em phải làm sao bây giờ hả? - Cứ về nhà, an tâm chăm sóc Hữu Bằng, mọi việc ở công trường để mặc tôi lo. Minh Long nói tỉnh bơ. Tịnh Nghi giãy nãy lên: - Ôi! Sao lại thế? Phải để em phụ một tay. - Phụ một tay với cách suy nghĩ con nít của cô à? - Minh Long lại mỉm cười, phất tay - Tôi không cần đâu. - Nhưng … - Tịnh Nghi vẫn ngập ngừng. - Đây là chuyện của em mà. - Đừng áy náy. - Minh Trâm nhẹ vuốt tay cô - Với uy tín của mình, anh Long sẽ giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng thôi. Chỉ cần anh chịu mỡ lời là cả công ty cung ứng vật tư sẽ chấp nhận bán thiếu vô thời hạn, cũng như các chủ thầu sẽ không khó dễ đòi ứng tiền đâu. Ngại làm gì … anh chị chỉ giúp lời, không giúp được của đâu: - Thật sao? Tịnh Nghi ngây ngô hỏi. Minh Long trừng mắt: - Lời của tôi mà cô còn dám nghi sao? - Dạ Không có, không có … Tịnh Nghi lắc đầu nhanh làm cả hai vợ chồng đồng bật cười vui thích thú. - Thôi. Hãy về mà lo săn sóc cho Hữu Bằng mau khỏi bệnh, đừng bận tâm ở công trường nữa. Có rảnh thì đến đây … dạy vợ chồng tôi chăm sóc cho bé mau ăn chóng lớn kìa. Cốc nhẹ xuống đầu cô một cái, Minh Long trầm giọng: - Cô bé ngốc nghếch à! Tôi thật không hiểu Hữu Bằng kia chấm cô được điểm nào. Làm vợ tổng giám đốc … mà như con nít vậy, chẳng hiểu chút nào về kinh doanh cả. Dám mượn tôi tám trăm ngàn để giải quyết chuyện công trường, Ôi! Buồn cười … buồn cười đến chết thôi. Đáng lẽ buồn đến chết … Nghe cô kể đến đây, Hữu Bằng không nhịn nổi, bật lên cười ha hả: - Trời ơi! Thế gian này sao có người ngây thơ, ngốc nghếch như cô nhỉ? Mượn tám trăm ngàn, để Minh Long tưởng anh mạt đến nơi rồi, lại còn dám khất nợ Minh Long nữa. Trong đời này chắc chỉ có cô là dám làm thế với vị kiến trúc sư tài giỏi lừng danh nổi tiếng nguyên tắc và khó tính nhất này. - Thế mà Minh Long lại nhận lời, chuyện có ngộ nghỉnh không? Nếu chỉ nghe kể lại thôi, chắc Hữu Bằng sẽ không thể nào tin nổi. Thế mới biết sự vô tư, chân thật đáng quý hơn mưu mô, ma mãnh gấp trăm lần. Chuyện khó động trời, máy vi tính cũng phải bó tay, mà cô giải quyết dễ như trở bàn tay vậy. buồn cười thật. - Anh cũng giống như Minh Long vậy, cứ cười tôi mãi … Thấy Hữu Bằng cứ ôm bụng cười nghiêng ngửa, Tịnh Nghi nổi giận: - Có gì đáng buồn cười chứ? đâu phải tôi ngu, tại tôi chưa trải qua nên hổng biết thôi mà. - Đúng, đúng vậy. - Hữu Bằng vẫn còn cười - Không ai cười cô vì bảo cô ngu cả. Chúng tôi chỉ cười vì cô quá dễ thương, ngốc nghếch thôi. - Dễ thương ư? - Mắt Tịnh Nghi chơm chớp - Có thật là … anh cười vì tôi dễ thương không? - Thật. - Nhìn chiếc mũi cô phình to vì tự hào, Hữu Bằng lại bật cười - Cô làm tốt lắm. Thật bất ngờ. tôi không tài nào tin nổi, giữa lúc tôi tưởng mình không còn gì thì cô lại cho tôi tất cả. tôi thật lòng cảm ơn cô và không biết lấy gì đền đáp. - Dễ thôi mà. - Tịnh Nghi cười nhí nhảnh, tay xoa bụng - Xin hãy chở Tôi đi ăn một món gì, tôi đói bụng lắm rồi. - Bún riêu cua có được không? Hữu Bằng nhướng mắt, Tịnh Nghi nhảy cẫng lên ngay: - Ồ! Thế còn gì bằng. - Vậy chúng ta đi chứ? Hữu Bằng vui vẻ cùng cô bước r axe. Cho tay vào túi kiểm tra, anh thầm nhủ: hôm nay sẽ không nghe lời cô, sẽ không giấu xe vào con hẻm và cởi bỏ áo veste đâu. Hôm nay anh sẽ trả tiền và giành lại sĩ diện hôm nào nữa. Ừ! Giám đốc thì giám đốc có sao đâu. Bộ giàu rồi không thể ăn bún riêu ở quán bình dân được hay sao? - Bà giám đốc làm gì cứ nhìn ra cữa thế? Nhớ chàng rồi phải không? Thấy Tịnh Nghi hết nhìn đồng hồ rồi lại nhìn ra cổng. Một cô tiếp viên chọc nghẹo. - Chỉ mới trể năm phút thôi mà, làm gì nôn nóng thế? - Tại mày ngu nên hổng biết đó thôi , Vợ Chồng người ta dầm ấm, chỉ năm phút trễ đã bằng thế kỹ dài. - Ôi! thật vậy sao? Bà giám đốc ơi! Bà kễ đi. Có phải ở nhà ông giám đốc cưng bà;ắm phải không hả? - Bà thật là có phước đó. Bao nhiêu cô gái đẹp đến đây đều bị Ông chê cả , chỉ chấm một mình bà thôi. - Rồi sao, mày ganh hả? - Hổng dám đâu. Không đáp trả lời chọc ghẹo , Tịnh Nghi chỉ biết cười thầm. Giá mà họ biết được, mình và Hữu Bằng chỉ la vợ chồng hờ thì sao nhỉ? TRòn mắt lên kinh ngạc hay lắc đầu nguây nguây, bảo mình chẳng tin đâu. Hữu Bằng thương yêu cô đến thế cơ mà. Yêu thương... Lòng Tịnh Nghi bổng se thắt buồn. Điều đó chẳng bao giờ xẫy ra đâu. Mấy ngày nay, ân cần với cô, Chẳng qua anh muốn trả ơn cô đã giúp mình giải quyết công việc vẹn tròn và che mắt thế gian thôi. Anh muốn chứng tỏ với mọi người mình là người chồng cưng vợ, một người đàn ông hết mực ga lăng, lại muốn giấu nội và ba việc đã bỏ mặc cô quản lý các nhà hàng, nên trưa nào cũng về dùng cơm với cô thôi. Chả là, không hiễu sao dạo này, trưa nào nội cũng sai con sen đem cơm ra nhà hàng cho anh và cô dùng cả, dù đồ ăn thức uống ở nhà hàng chẳng thiếu gì. Chỉ là đóng kịch, che mắt thấ gian thôi. Tịnh Nghi vẫn biết, vẫn nhớ là mình vừa lãnh lương cho nhừng điều ấy diễn ra. Nhưng không hiễu sao, hôm nay lòng cô lạo nôn nao một nỗi chờ mong trông ngóng, khi qúa giờ cơm mà không thấy Hữu Bằng trỡ về như thường lệ. Cô không thể tập trung, không làm gì được ngoài việc chờ nghe tiếng xe quen thắng xịch trước sân. Ngày nào Hữu Bằng cũng về đúng mười hai giờ, hôm nay lại về trễ thế? Anh có công chuyệm gì ư? Tịnh nghi đưa tay cầm điện thoại. Cô muốn gọi điện thoại cho anh quá... Nhưng lại sao phải gọi? Anh về sớm hay muộn thì can hệ gì đến cô đầu? Không khéo lại bị ảnh mắng cho một trận, dư hơi qúa. Đặt điện thoại xuống bàn, lòng Tịnh Nghi lại hoang mang, lo lắng. Liệu anh có gặp chuyện gì không? Tông xe hay bệnh cũ tái phát? Ôi! Sao mồ hôi rịn khắp người cô như vậy? Mình yêu Hữu Bằng rồi chăng? Một ý tưởng chợt hiện qua suy nghĩ. Không Tịnh Nghi vội lắc đầu xua đuỗi nó đi. Chẳng thể nào đâu. Cô không bao giờ yêu Hưu Bằng, không bao giờ cả? Mình đang tự đối lòng thôi. Tịnh Nghi cănmối kềm tiếng khóc. Hơn lúc nào hết, cô nhận thức tình yêu mình đang có với anh. Không phải bây giờ, mà từ lâu rồi, chỉ tại cô mơ hồ, Ngơ ngác chưa nhận biết thôi. Nếu phông phải tình yêu thì động lực nào giúp cô thức đêm chăm sóc anh không biết mệt. Nếu chỉ là một nhân viên ăn lương chủ, thì cớ gì cô lại lo lắng cuống cuồng khi anh gặp khó khăn? Nếu chỉ là vai diễn trên sân khấu thì tại sao tim cô lại rung động bồi hồi, lại sung sướng cãm động đến rơi nước mắt trước từng cữ chỉ ân cần săn sóc của anh? Nếu là hai người xa lạ thì cớ gì, cô lại nôn nao mong ngóng chờ cơm anh như thế? Hữu Bằng đã chinh phục trái tim cô bằng sự lạnh lùng kiêu ngạo đầy nam tính, hay bằng sự giàu sang, vẽ uy quyền của một giám đốc tôn nghiêm? Tất cả đều không phải, Hữu Bẵng đã chinh phục cô bằng con người thật của mình, một con người mà ngoài cô ra, không một ai hiểu nổi. Anh không kiêu ngạo, lạnh lùng, tàn nhẫn như vẽ bên ngoài mọi người lầm tưởng. Trái tim anh nhân hậu, dịu dàng và tế nhị biết bao. Nhất là từ khi khi được nội cho biết lý do câm ghét con gái của anh, cô càng thấy thương anh hơn bao giờ hết. Thế gian này còn tình cãm nào thiêng liêng hơn tình mẫu tử, vậy mà Hữu Bẵng lại không hữong được diễm phúc này. Thật tột nghiệp biết bao. Tịnh Nghi ước sao mình có thể bù đắp cho anh mất mát kia và cũng như mong có một ngày, xoá được thành kiến sai lằm đó trong anh. Không phải phụ nữ trên thế gian này ai cũng vô tình và độc ác như mẹ của anh đâu. - À! Chính là mày rồi. Lần này thì đừng hòng thoát. Mày đã làm cô ấy giận tao... Chợt có tiếng ồn ào dậy lên từ phía đám đông thực khách, Tịnh Nghi giật mình ngẫn dậy. Đưa tay vuốt mặt, đứng lên, cô biết có một khó khăn mình cần giải quyết. - Tịnh nghi đâu rồi? Vừa bước xuống xe. Hữu Bằng nôn nóng hỏi ngay. Cô tiếp viên nhìn bó hoa trên tay anh cười tinh nghịch. - Dạ, cô Tịnh Nghi vào phòng số sáu giải quyết rắc rối với khách rồi. Ngưng một chút cô ra hỏi - Sao hôm nay cậu chủ về muộn thế, đễ cô chủ trông đứng trông ngồi... sốt cả ruột. - Cô ấy chờ ta về dùng cơm thật ư? Hữu Bằng như ngạc nhiên. Cô tiếp viên trách nhe. - Thật sao không thật. Cô ấy còn khóc vì nhớ cậu chủ nữa kìa, chắc là đang giận lắm. - Thật à? Hữu Bằng hỏi một câu ngớ ngẫn rồi sãi bước nhanh về phía Tịnh Nghi. Có rắc rối với khách à? Tịnh Nghi có giải quyết được không? cô ấy lại đang giận mình ư? Cô tiếp viên lại nói thêm, châm chọc mình rồi, chứ tại sao Tịnh Nghi phải chờ mongrồi khóc chứ? Nói vậy chứ Hữu Bằng cũng nghe lòng ray rứt lắm. nh không phải cố tình về trễ, bắt Tịnh Nghi phải chờ đâu. Chỉ tại vợ chồng ông Trần cứ này ép mãi, anh mớ nán lòng ở lại dùng tiệc với họ thôi. Suốt buỗi tiệc, lòng anh cứ nôn nao, ray rựt Một cái gì cứ thôi thúc, khiến anh chỉ muốn chạy vê với TịnhNghi. Không phải nhớ, mà là trách nhiệm, là cái gì tương tự thế. Linh tính như báo với anh rằng, cô đang chờ anh về dùng cơm đó. Mấy lần toan gọi điện bảo cô hãy dùng trước đi, rồi lại không gọi. Hữu Bằng lạ lắm hỏi mình, sao lại thế? Sao phải bận tâm lo lắng. Co ta no hay đói gì thì can dự gì đến anh? Chưa chắc cô ta phải chờ mình. Mà tại sao phải chờ? Vô lý thật. Không khéo gọi về sẽ được câu " tôi ăn rồi " thì ê cả mặt, vớ vẫn. Yên tâm được một lúc, đến khi tan tiệc trở về, Hữu Bằng lại thấy chẳng an lòng. Tự nhiên anh thấy mình có lỗi với Tịnh Nghi. Lần thứ nhất trong đời , anh biết thế nào là lo lắng, là sợ bị giận, bị trách hờn. Đễ bỗng nhiên anh cho xe dừng trưo8 c một tiệm bán hoa mua một bó lay ơn thật đẹp. Cầm bó hoa trên tay, ngắm nó trên suốt đường về, lòng Hữu Bằng cứ bâng khuâng, ngạc nhiên mãi, sao những bông hoa này sao đẹp qúa, như từ trước đến giờ anh chưa thấy vậy? Chà! Nhận những bông hoa tươi thắm xinh đẹp thế này, Tịnh Nghi chắc chẳng nỡ lòng giận anh đâu. - Thôi anh à. Em nó nhỏ không biết, lỡ dại một lần, xin anh rộng lòng tha thứ. Nép sát vào cửa kịn, Hữu Bằng nhìn thấy tịnh Nghi đang nhẫn nại cầu xin vị khách giúp một em bé bán hoa. Nhưng ông ta dường như đã qúa say nên... - Tha thứ à? Không được. Nó đã làm tôi mất mặt với người yêu, còn báo hại nàng giận ta đến bây giờ. Ta nhất định phải phạt nó uống hết ly rượu này. - Ông ơi! Con không biết uống bia đâu, Đứa bé oà khóc. Bây giờ Hữu Bằng mới nhìn đến đứa bé. Một bé gái trạc mười bốn, mười lăm tuổi , nét mặt sáng sủa nhưng xanh xao ốm yếu, tay nó ôm một l?ng đầy những hoa hồng. - Hay là ông đánh con đi. - Tao không cần đánh mày đâu Vị khách dằn mạnh ly bia xuống mặt bàn - Hoặc mày uống hết ly bia, hoặc mày đưa tất cả hoa và số tiền bán được ra đây. Đứa bé đã làm gì để bị trừng phạt như thế nhỉ? Hữu Bằng cảm thấy bất bình, nhưng chưa vội bước ra ngay, anh muốn thử xem tài nghệ của Tịnh Nghi. Mọi người ai cũng bảo cô thông minh nhạy bén, có tài ứng phó trước những trường hợp thế này, nhưng... anh chưa chứng kiến bao giờ cả. - Sao hả? Chọn mau đi, đừng làm mất thời gian của tao nữa. Vị khách lại gầm lên. Đứa bé thút thích giây phút, rồi quyết định nâng ly bia lên. - Khoan đã! Tịnh nghi chợt đưa tay cản lại. Vị Khách hung hãn trợn mắt. - Cô muốn can thiệp hả? - Tôi không can thiệp Tịnh Nghi cũng cứng rắn - Chỉ muốn uống giùm đứa bé ly bia của ông thôi. - Được Vị khách ngây người ra bất ngờ rồi bật lên cười ha hả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của bạn bè - Nếu cô một hơi uống cạn ly bia này, tôi nhất định sẽ tha cho đứa bé. - Được Tịnh Nghi giằng lấy ly bia khỏi tay đứa bé đưa lên môi tu ừng ưc. Trời ơi! Hữu Bằng trợn tròn đôi mắt. Thế mà cũng gọi là ca;ch giải quyết à? Tịnh Nghi chẳng đáng đươ,c khen tặng là thông minh, nhạy bén đâu. Nếu cô cứ giải quyết mọi chuyện theo cách luôn nhận thiệt thòi về mình, thì cô đúng là ngu nhất xứ. Mà tửu lượng của Tịnh Nghi cũng cao qúa nhỉ? Chớp mắt mà đã uống cạn ly bia đầy như vậy. Hữu Bằng nghe nễ phục. Chưa vội bước vào ngay, anh đứng yên chờ xem đến phút cuối cùng. - Ly bia đã uống cạn. Bây giờ đứa bé đi được rồi chứ? Đặt cái ly rỗng xuống bàn Tịnh Nghi nghiêm giọng. Gã khách say chẳng còn lý do gì bắt bẻ, đành để Tịnh Nghi dắt đứa bé đi. Đến một góc khuất, cô đột ngột dừng chân đứng lại. Dùng tay áo lau nước mắt cho đứa bé, cô gằn giọng: - Sao em lại làm như vậy? Sao lại lặt bỏ hết những cánh hoa hồng, chỉ bán nụ hoa thôi? - Em Không phải tự nhiên lặt bỏ hết cánh hoa đâu... Đứa bé vẫn còn thút thít - Chỉ tại em bán ế, hoa nở... những cánh ngoài tàn hết em phải lặt bỏ mà thôi. - Bán hoa ế cho khách... Tịnh Nghi trợn Mắt - Em có biết làm vậy là không đúng, là lừa dối khách không? Có lẽ từ nay chị sẽ không cho em vào nhà hàng bán hoa nữa. - Đừng chị Ơi, đừng đuổi em Đứa bé chợt khóc oà. - Em không định lừa dối khách hàng đâu. Thưòng thì hoa bán ế, em vẫn bỏ hết. Nhưng mấy ngày nay, mẹ em vào bệnh viện, em lại không có tiền nên mới làm ẩu như vậy. Em hứa với chị, từ nay sẽ không làm nữa. - Mẹ của em vào bệnh viện ư? Hạ giọng, Tịnh Nghi nói với vẻ quang tâm - Thế mẹ em bị bệnh gì? - Mẹ em không bị bệnh gì Đứa bé đưa tay quẹt ngang dòng nước mắt - Chỉ bị xe đụng gẫy chân thôi. - Trời đất! Tịnh nghi kêu to hốt hoảng - Bao lâu rồi? - Dạ, một tuần rồi Đứa bé khóc nghẹn ngào - Chân mẹ em bây giờ phải băng bột trắng tinh. Bác sĩ bảo phải sáu tháng mới có thể đi đứng bình thường được. - Tội nghiệp chưa! Thở ra, Tịnh NGhi dịu dàng đưa tay vuốt tóc đứa bé. Nó lại kể trong nước mắt: - Nhà em bây giờ khó khăn lắm. Mẹ dã không thể gánh chè đi bán, còn phải uống một ngày hơn mười ngàn tiền thuốc. Em ban ngày đi học, chỉ đi bán ban đêm và chủ nhật, nên kiếm không được bao nhiêu. Túng qúa, em mới làm liều, xin chị đừng đuỗi em. Không được đi bán, em và mẹ em sẽ chết đói đó. - Chị không đuuổi em đâu Tịnh Nghi lại lau nước mắt cho đứa bé - Em cứ việc đến đây bán tự nhiên. Tới chừng về, hoa còn ế bao nhiêu, cứ đem đến chị. Chị sẽ mua hết giùm em. - Ôi! Em không làm như vậy được đâu... Đứa bé lắc đầu - Ai lại bắt chị mua hoa ế chứ? - Cứ bán cho chi. Tịnh Nghi vui vẽ - Vì chị cần trang trí cho bàn tiệc mà. Nào, đưa chị xem, hôm nay còn bao nhiêu hoa hả? - Còn những tám hoa... Đứa bé đếm những bó hoa trong lẵng - Nhưng em không bán cho chị đâu, vì toàn là hoa ế... chỉ có nụ thôi. - Không sao Tịnh Nghi ôm hết những bó hoa ra khỏi lẵng hoa - Bao nhiêu hả? Có phải mười ngàn một bó không? - Dạ phải Đứa bé gật đầu - Nhưng em chỉ lấy chị tất cả hai chục ngàn thôi... giá vốn - Ngốc à! Bán vốn th`i lấy gì mua thuốc cho mẹ hả? Tịnh Nghi lườm yêu nó - Chị vẫn mua em mười ngàn một bó, còn "boa" luôn cho em hai chục ngàn nữa. - Nhưng... đứa bé không nhận tiền, ngơ ngác hỏi. Sao chị lại tốt với em như vậy hả? - Vì... Mỉm cười, Tịnh Nghi nhẹ xoa đầu nó - Em là một đứa bé ngoan, hiếu thảo với mẹ nên chị yêu, chị qúy. Nhận đi em. - Da. Đứa bé nhận tiền, rưng rưng - Chị tốt qúa, em cảm ơn chi. Tịnh Ngi vẫy chào đứa bé rồi nhẹ đứng lên. Bên ngoài, Hữu Bằng cũng nghe sống mũi cay xè. Anh không hiểu sao câu chuyện đứa bé lại làm anh xúc động nhiều đến thế. - Ồ, Hữu Bằng! Anh về rồi ư? Đẩy cửa bước ra, bất chợt gặp ngay Hữu Bằng đứng đó. Tịnh Nghi kêu lên mừng rỡ - Sao anh về trể thế? - Tôi có chút chuyện. Tặng cho cô nè. Chìa bó hoa ra, Hữu Bằng đột nhiên nghe xấu hổ. Anh muốn thu hồi lời nói lẫn bó hoa kia lại qúa. - Ồ! Lại hoa à? - Hôm nay là ngày hội hoa sao ấy Nâng bó hoa lên mũi, cô nói tiếp - Thơm qúa, hoa đẹp qúa - Cám ơn anh - có gì đâu Hữu Bằng Khoát tay - Của một cô gái tặng cho tôi, tiện tay nên mang về cho cô thôi. - Vậy ư? Nụ cười trên môi vụt tắt. Tịnh Nghi dằn dỗi đưa cả hai bó hoa cho cô tiếp viên đứng gần - Cấm vào bình hộ tôi. Sao lại như vậy nhỉ? Hữu Bằng đưa tay gãi tóc, không hiểu cho hành động của mình. Rỏ ràng anh đã cố tình mua hoa tặng Tịnh Nghi, lại không dám nhận. Sao anh lại sợ cô biết mình quan tâm đến cô đến vậy nhỉ. Mà nói như vậy thì còn tệ hại hơn đừng mua hoa nữa. - Ăn cơm chứ? Vẽ hân hoan vui vẽ không còn nữa, Tịnh Nghi hỏi lạnh lùng. - Ờ thì ăn Cái bụng no căng vì vừa dự tiệc xong, nhưng Hữu Bằng không đành lòng từ chối. Vừa bị cụt hứng bó hoa, lại phải ngồi ăn một mình nữa, chắc Tịnh Nghi buồn lắm - Lại món canh này hả? Ngoảnh ngang không trả lời anh, Tịnh Nghi và một miếng cơm to, cố nuốt bởi cục gì nghẹn ngang cuống họng. Được người đẹp tặng hoa, lại còn đem về nhà chọc tức mình thì...
Chương 12 -
Vẽ giận dỗi của Tịnh Nghi làm Hữu Bằng ấy náy. Vụng về, anh gắp một miếng thịt bỏ vào chén cô, như muốn an ủi. - Ăn đi - Hổng thèm Tịnh Nghi giật mạnh chén, miếng thịt rơi xuống bàn. Tự nhiên tủi thân qúa, cô khóc oà lên, vụt bỏ chạy đi nhanh. Hữu Bằng đuổi theo cô: - Tịnh Nghi! cô sao vậy? - Thây kệ tui Úp mặt vào một góc tường, Tịnh Nghi gắt lên - Anh đi đi - Giận à? Sao thế... Hữu Bằng hỏi, lòng nao nao bứt rứt. Lần đầu tiên trong đời, anh bị một cô gái giận kiểu này và cũng là lần đầu tiên anh không cảm thấy bực mình. - Chuyện bó hoa à? Tôi nói dối cô thôi. Sự thật, tôi đã mua bó hoa đó về để tặng cho cô đó. - xì! chiếc môi mọng trề dài - Anh đừng hòng nói gạt tôi. Bó hoa đó là cúa một cô gái thầm ngưỡng mộ anh tặng cho. Tôi còn lạ gì tính đào hoa của anh nữa chứ? Một cô gái ngưỡng mộ ư? Hữu Bằng thấy buồn cười, thấy vui vui, thấy mình như có thêm chút giá trị. - Tôi nói đúng rồi phải knông? Tịnh Nghi đột nhiên quay đầu lại hét to - Và anh vì bận chở cô ta đi dạo nên mới về trễ thế. Đúng không? - Ừ đúng... thì sao? Cười cười Hữu Bằng khiêu khích. Ừ nhỉ! Thì tại sao chứ, Tịnh Nghi như chợt tỉnh. Anh ta đi với ai thì đi, mắc mớ gì phải khóc? Vô duyên, xấu hổ chưa? Nghe thẹn qúa, cô nghiêm giọng: - Không sao cả - Rồi bỏ đi ngay. Hữu Bằng lạng người trước mặt cô cười lớn: - Vậy mà cũng tin ư? Tôi nói đùa cả đấy, không có cô gái nào tặng hoa đâu. Tôi về trễ vì dự tiệc với ông Trần đó. Không tin cô cứ gọi điện kiễm tra. - Anh đi với ai là chuyện của anh thôi, tại sao tôi lại kiễm tra chứ? Tịnh Nghi quẹt ngang dòng nước mắt. Hữu Bằng nhẹ rùn vai: - Tôi cũng không biết nữa. Chỉ sợ mình không nói rỏ, đêm nay sẽ có người mất ngủ thôi. - Đừng hòng! Lòng bổng dưng xao động trước câu đùa ghẹo của anh, Tịnh Nghi quay mặt sang nơi khác. Vẻ hờn dổi trẻ con của cô lúc này sao đẹp lạ. Hữu Bằng chỉ muốn nghi mãi nó vào lòng. Một cái gì thôi thúc khiến anh chỉ muốn làm đẹp lòng cô giữa phút này. - Bó hoa đó sự thật tôi đã mua với ý định xin lỗi cô vì đã để cô chờ. Nhưng... nếu cô không tin thì... Với tay ra ban công, hái một đóa dạ lý hương, Hữu Bằng trao nó cho cô - Thì đây, bông hoa này tự tay tôi hái đến cho cô. Cô chịu rồi chưa hả? - Hổng chịu luôn. Giật mạnh đóa dạ lý hương từ tay anh, Tịnh Nghi quay đi tủm tỉm cười. Hữu Bằng nhẹ xoa tay: - Bây giờ, về ăn cơm tiếp chứ? - Anh đã ăn tiệc rồi mà. Tịnh Nghi xoay xoay cành hoa nhỏ trong tay. Cô không muốn ăn cơm, dù trong bụng hãy còn đói lắm. Phút này, cô chỉ muốn đứng đây, cạnh bên anh mãi. - Tôi ăn rồi nhưng vẫn chưa no, vào trong đi nào, đừng mè nheo, giận dỗi nữa. Nói rồi, anh bỏ vào trước, Tịnh Nghi đành lẽo đẽo bước theo sau. Bưng chén cơm lên, Tịnh Nghi bỗng nói: - Món canh thuốc bắc, tôi đếm di đếm lại chỉ có bảy tám vị thôi, đâu đủ mười ba như người ta nói chứ? Đang múc một muỗng canh cho vào miệng Hữu Bằng ngơ ngác: - Cái gì mười ba hả? Tịnh Nghi thản nhiên: - Thì món canh này nè. Không hiễu sao lần nào thấy mình ăn, mấy đứa tiếp viên lại tủm tỉm cười. Tôi hỏi thì chúng bảo cười tụi mình ăn canh " thập tam thái bảo" - Hả? Ngụm canh suýt tí đã bay hết ra ngoài, đôi mắt Hữu Bằng trợn tròn sợ hãi. Tịnh Nghi lo lắng: - Hữu Bằng! anh sao vậy? - Không sao. Hữu Bằng đặt vội chén canh trở xuống bàn. Tịnh Nghi lại hỏi: - Nghe nói món canh " Thập tam thái bảo " này bổ lắm phải không? Mà nó bổ gì, anh có biết không hả? - Tôi không biết đâu. Lắc đầu trả lời cô mà Hữu Bằng nóng bừng lên. Nội và ba ghê gớm thật, lại bắt đầu giở trò rồi. Chắc họ lại nôn có cháu bồng để nựng đây mà. - Rừng thông. Ôi, đẹp qúa! Vừa bước xuống xe, chưa kịp đứng yên, Hữu Bằng đã bị Tịnh Nghi xô té nhào về trước. Hai cánh tay dang rộng, cô chạy ào lên đồi trong tiếng cười vui của mọi người. - Có cô vợ ngây thơ như Tịnh Nghi thú vị thật đấy. Đưa tay đỡ Hữu Bằng, Minh Long mĩm cười an ủi. - Vâng Hữu Bằng cười ngượng nghịu - Thú vị đến... dở khóc dở cười. Có lẽ câu này Hữu Bằng nói đúng nên ông Trần và kỹ sư Long không lên tiếng cãi. Cái dở khóc dở cười của anh, lúc sáng họ đã một phen chứng kiến rồi. Trước khi vào Đà Lạt, đoàn du lịch dừng chân tạm nghỉ ở thác Pren. Giữa lúc mọi người còn lo uốn éo, vung vẫy tay chân, Tịnh Nghi đã lý lắc trèo tuốt lên cao tìm kiễu chụp hình. Nghieng qua, lắc lại làm dáng thế nào không biết, hình chưa chụp được "pô" nào đã ùm một cái lộn nhào xuống nước. Báo hại Hữu Bằng một phen mất vía, phải nhảy theo xuống thác cứu cô. Còn đang loay hoay giữa dòng tìm phương hướng, đã nghe giọng Tịnh Nghi vang lớn trên bờ. Thì ra, cô biết bơi nên không sao cả. Vừa mừng, vừa giận, Hữu Bằng dằn dỗi bước lên bờ. Không ngờ mỏm đá kia trơn trợt qúa làm anh té bổ nhào. Người thì không sao, nhưng ống quần thì... bị rách một đường dài, khiến những người đứng gần không nhịn được, phá lên cười lớn. Quê qúa là quê. Hữu Bằng như con nít giận cô từ sáng đến giờ không thèm nói chuyện. Vừa rồi, nếu không nể tình ông Trần với Minh Long, anh đã ở luôn trong khác sạn không thèm đưa cô ra đồi thông hóng gió đâu. - Hữu Bằng! anh nhìn xem, tôi nhặt được một lẳng đầy trái thông nè. Từ trên đồi cao, Tịnh Nghi xách một lẳng đầy những trái thông chạy ào xuống. Mái tóc bồ câu và chiếc đầm của cô phất phơ giữa chiều nhạt nắng thơ mộng một cách lạ thường. Ngẫn người ra nhìn cô không chớp, Hữu Bằng thầm hỏi: Thì ra con gái cũng có lúc không đáng ghét như anh tưởng. - Trời ơi! Hữu Bằng! anh xem ne... Thắng gấp trước mặt Hữu Bằng, Tịnh Nghi bẽn lẽn thơ? - Những trái thông mới đẹp làm sao... nó rụng đầy mặt đất chẳng có ai nhặt cả, dân Đà Lạt sao ngốc thế này không biết? - Dân Đà Lạt ngốc ư? Đôi mày ông Trần khẽ nhíu - Vì sao thế? - Vì họ đã bỏ phí một nguồn thu nhập qúa dồi dào Tịnh Nghi nhặt một trái thông lên tay, xoay tròn ngắm nghía - nếu là cháu, cháu sẽ cho xe chớ hết những trái thông ở đây đem ra chợ bán. - Đem trái thông ra chợ bán ư? Mắt Minh Long mỡ lớn - Nhưng bán cho ai? - Thì bán cho du khách. Một ngàn đồng một trái Tịnh Nghi xoè tay đếm - Mỗi ngày Đà Lạt này có biết bao du khách đến tham quan. Nếu là em, nhất định sẽ làm giàu với những trái thông này đấy. - Thật là một kế hoạch lớn lao Nghe đến đây, Hữu Bằng không sao nhịn nổi. Quên mất cơn giận , anh chen vào - Tôi thật không hiểu du khách nào sẽ bỏ tiền ra mua khi trái thông rụng đầy mặt đất. - Ờ thì... Tịnh Nghi chu môi bướng bỉnh - Không bán được ở đây, tôi sẽ chở về thành phố, nhất định dân thành phố sẽ mua. Không được nữa thì bán cho mấy đứa trẻ nghèo, chúng nhất định sẽ mua... Trái thông đẹp thế này... - Thôi được rồi. Cô muốn bán cứ bán, chẳng ai cản cô đâu Biết Tịnh Nghi bảo thủ, luôn giữ gìn ý kiến của mình, Hữu Bằng không tranh luận. - Thật sao? Đôi mắt lập tức sáng lên, Tịnh Nghi nghiêng chiếc lẳng tre, đổ hết những trái thông vừa nhặt được xuống chân Hữu Bằng - Anh xem chừng giùm tôi nhé. Tôi phải đi nhặt nữa đây. Một nữa bán, một nữa làm qùa cho anh em tiếp viên nhà hàng, cùng đám con nít trong xóm. - Ồ! Hữu Bằng vội lắc đầu - Đừng chạy lung tung nữa. Trời sắp tối rồi, mau đi chung với chị Long và cô Trần , kẻo lạc đấy. - Thế... Chu môi, Tịnh Nghi phụng phịu - Anh, anh Long và chú Trần sẽ làm gì? Hữu Bằng nheo một con mắt lại: - Dĩ nhiên là đi kiếm chổ lai rai cho đở lạnh. - Lai rai ư? Không hẹn mà Minh Long và ông trần đồng kêu lên một lượt. Đưa mắt nhìn nhau, họ ngạc nhiên thầm hỏi: Hữu Bằng có điên không? Ai đời, đưa vợ ra chốn hữu tình này rồi... tìm chổ lai rai. - Này! Khều nhẹ vai Hữu Bằng, Minh Long hạ giọng - Hôm nay tớ không thế lai rai, cùng đi chung với cậu được đâu. Thông cảm, tớ còn phải... tâm tình cùng vợ nữa. - Thế... Thấy Hữu Bằng đưa mắt ngó mình ông Trần vội khoát tay: - Tôi cũng vậy thôi Rồi mỉm cười, cặp tay vợ, ông và Minh Long cùng đi về hai hướng khác nhau. Tịnh Nghi nhìn theo ngơ ngác: - Sao tự nhiên bỏ đi hết vậy? Hữu Bằng! Anh đã làm gì cho họ giận vậy? - KHông. Hữu Bằng lắc đầu. Tịnh Nghi không tin: - Thế sao họ bỏ đi. Để tôi chạy theo năn nỉ họ. - Thôi đi Hữu Bằng nhăn mặt - Năn nỉ cũng vậy thôi, họ bỏ chúng ta không phải giận, mà... - Mà sao hả? Đôi mắt tròn của cô chớp chớp. Hữu Bằng thở hắt ra: - Mà để tìm nơi vắng vẻ tâm tình đấy. - À... Chợt hiểu ra, Tịnh Nghi cười xoà, rồi ngây ngô hỏi - Thế còn tôi với anh thì sao hả? có tìm một chổ... Tâm tình giống họ không? Không dĩ nhiên là không rồi. Nhưng như vậy sẽ bị họ nghi ngờ mất. Minh Long và cả Ông TRần nữa, từ đằng xa dang quay lại nhìn anh như thầm hỏi: Sao anh ta còn đứng ngây người ra đó, không mau tìm một góc riêng tư? - Anh đừng về nhé? Sợ Hữu Bằng bắt mình về, Tịnh Nghi năn ni? - Rừng thông đẹp qúa - Ừ Hữu Bằng nhẹ gật đầu - Họ đanh nhìn chúng ta kìa, mau làm cái gì đi, kẻo bị nhi ngờ mất. - Vậy. Anh đuổi tôi đi. Tịnh Nghi cười lý lắc rồi tung chân sáo chạy nhanh. Hữu Bằng Ngơ ngác giây lâu, rồi cũng mỉm cười đuổi theo cô. Muốn chạy đua với Hữu Bằng à? Cầm chắc thua trong tay đi, Tịnh Nghi. Dừng quên, lúc nhỏ Hữu Bằng này từng đoạt quán quân môn chạy bộ. Nhưng Tịnh Nghi thật tinh ranh, chỉ ít phút là phát hiện ngay mình không thể chạy nhanh hơn anh được, lập tức đổi chiến thuật, không chạy đường trường cho anh bắt mà vòng vèo quanh những thân cây. Mỗi lần bị Hữu Bằng bắt hụt là cô phá lên cười nắc nẻ. Tiếng cười thật trong, giòn tan như sương lạnh. Cứ kiểu này đến tối cũng chưa chắt bắt được Tịnh Nghi, Hữu Bằng dừng chân, lắc đầu trong hơi thở dồn dập: - Thôi, ăn gian qúa. Không chạy nữa - Về à? Tịnh Nghi Tiếc rẻ. Hữu Bằng mỉm cười: - Chưa về được. Chú Trần, Minh Long còn ngồi dưới chân đồi, họ sẻ ngạc nhiên khi thấy chúng ta về sớm qúa. - Vậy chơi tiếp nữa đi. Tịnh Nghi Dợm người toan chạy. Hữu Bằng rùn vai: - Không... mệt lắm rồi. - Vậy... Đôi môi nhỏ chu ra - Anh ngồi đây nghỉ. Tôi đi nhặt trái thông nhé? - Ừ Phất tay đồng ý Hữu Bằng ngã dài trên nệm cỏ, mỉm cười nhìn Tịnh Nghi tung tăng chạy đi nhặt trái thông. Bóng cô nhỏ nhắn xinh xinh trong chiếc đầm màu trắng tinh khôi, nổi bật giữa màu xanh cây cỏ, hệt như nàng công chúa trong các truyện thần tiên, làm lòng chàng trai Hữu Bằng yên tỉnh la. - Á! Thôi đi nè. Anh ăn gian qúa: Nói hôn một cái, mà nãy giờ cứ hôn hoài hà. - Cho anh đi mà... năn nỉ đó. Vẳng trong ngàn thông, tiếng đôi tình nhân trong rừng vọng đến tai Hữu Bằng. Hơi ngiêng người về hướng vừa phát ra tiếng nói, Hữu Bằng bổng thấy mình tò mò qúa. Tự nhiên sao muốn biết cô gái đó có bằng lòng tặng thêm nụ hôn cho người yêu vừa nài nỉ kia không? Dường như biết có kẻ trộm nghe, đôi nhân tình chợt ngừng lời tâm sự, để nổi thắc mắc cứ lớn dần trong lòng Thằng trai tơ chưa từng nếm trải nụ hôn bao giờ. Nụ hôn ra sao nhỉ? Tại sao yêu thì người ta lại... hôn nhau có ngon lành thú vị gì không, mà các đấng nam nhi phải hạ mình năn nỉ? Tự nhiên Hữu Bằng lại nghỉ đến ngày mình đặt nụ hôn lên môi của ai đó... chà! Không hiểu Tịnh Nghi sẻ thế nào khi bị mình bất ngờ hôn lên môi? Có trợn mắt, phùng má giận dữ như khi bị mình trừ nữa tháng lương chăng? Ôi! Thú vị, Thật là thú vị. Nghỉ đến đây, Hữu Bằng không nhịn được, bật lên cười lớn Mà Tịnh Nghi đâu rồi nhỉ? Bật chống tay ngồi dậy, Hữu Bằng nhình quanh lo lắng. Thời gian trôi nhanh qúa, chỉ mới nghỉ vấn cơ thôi trời Đà Lạt đã tối mất rồi. Hai ông bạn đang nóng lòng chờ ở khách sạn đây. - Về thôi , Tịnh Nghi ơi. Đặt tay lên miệng làm loa Hữu Bằng gọi lớn. Không có tiếng trả lời , Hữu Bằng tặc lưởi. Tịnh Nghi này hư thật, ham chơi quá. Một lần nữa, Hữu Bằng gọi to hơn. VẫN không có tiếng đáp lời, Hữu Bằng bực bội đứng lên tìm. Một vòng, hai vòng rồi nhiều vòng, vẫn chẳnph thấy bóng Tịnh Nghi đâu cả, chỉ có tiếng gọi của Hữu Bằng làm kinh động rừng đêm. Lẽ nào... Một ý ngỉ chợt đến, làm tóc trên đầu Hữu Bằng như dựng cả lên. Cảnh Tịnh Nghi một mình hoảng loạn giữa rừng khuy như hiện ra trước mắt. Cô hẳn là ham vui đã chạy lạc mất rồi. Làm sao bây giờ nhỉ? Không đắn đo, Hữu Bằng hớt hải chạy sâu vào giữa khu rừng. Chiếc quẹt trên tay anh sáng lập loè như con đom đóm nhỏ mất hút vào giữa rừng đêm tĩinh mịch. Mình đã chạy bao lâu rồi? Hữu Bằng cũng không biết nữa, anh chỉ biết cắm cúi ch.ay trong lo sợ và hoảng loạn. Có khi nào Tịnh Nghi bị cọp ăn thịt mất rồi không? Chân Hữu Bằng như khụy xuống trước ý nghỉ này, rồi anh lại tự trấn an mình; KHông đâu. Rừng này làm gì có cọp. Nhiều du khách tham quan lắm , loài thú này chắc không thể tồn tại ở đây. - Tịnh Nghi! Tịnh Ngi ơi! Giọng Hữu Bằng kàn đặc, khát cháy khô cổ, cơ Thể mệt rả rời, anh thả người phệt luôn xuống cỏ. Biết tìm Tịnh Nghi ở nơi nào? Có một âm thanh tựa như tiếng khóc vang mơ hồ trong gió. Tịnh Nghi chăng? Hữu Bằng bật nhanh dậy, bao mệt mỏi tan ngay, anh lao nhanh về phía có tiếng khóc. - Tịnh Nghi! Có phải Tịnh Nghi không? - Tôi đây. Hữu Bằng! anh ở đâu? Giọng cô vang yếu ớt. Hữu Bằng dấn lên một bước. Dường như anh tìm đúng hướng rồi. - Ai ui! Còn đang dò dẫm Hữu Bằng bổng bị một người lao lên ôm chặt cứng, chưa kịp hoàn hồn đã nghe tiếng khóc ré lên: - Hữu Bằng! Anh bỏ tôi đi đâu vậy? Sao không chờ tôi với. Là Tịnh Nghi, Hữu Bằng nghe tim thở phào ra nhẹ nhõm. Anh nhìn Tịnh Nghi lạ lẫm: - Tôi có đi đâu, vẫn ngồi ở đó chờ mà. - Thôi đi Giọng Tịnh Nghi hờn dỗi đẩy Hữu Bằng ra - ANh đừng có dối, nếu ngồi ở đó... sao tôi tìm hoài mà không thấy? Chẳng phải tôi đi mà tại cô tìm không đúng chổ thôi, Hữu Bằng muốn nói lại thôi. Nhìn điệu bộ Tịnh Nghi thê thảm thế này , anh không đành lòng trách nữa. Cả buổi chạy loạn trong rừng chắc là Tịnh Nghi sợ lắm. Dìu cô xuống, trao cho cô chiếc khăn, Hữu Bằng ân cần cất giọng: - Lau mặt đi! nhình mình kìa, lem luốt như con mèo vậy. Nhận chiếc khăn Tịnh Nghi thấy mình riu ríu vâng lòI. Biết nói sao nổi vui mừng của cô giữa phút này. Định giận Hữu Bằng mà không làm được, chỉ thấy mừng, thấy muốn anh hỏi thăm thêm chút nữa. Như lúc này đây, giá mà Hữu Bằng hỏi " Cô có lạnh lắm không? ", thì Tịnh Nghi sẽ thấy lòng mình ấm lên nhiều lắm. Nhưng như bao lần khác, Hữu Bằng vẫn vô tình không nhìn đến cô, anh thản nhiên châm thuốc hút. Tức mình qúa, Tịnh Nghi khóc ré lên. Hữu Bằng ngẩng dậy ngạc nhiên: - Chuyện gì vậy? Nghe giọng anh cộc lóc, Tịnh Nghi sợ qúa liền bịa ra một lý do. - Đạp lên chân người ta còn hỏi - Vậy sao? Hữu Bằng rụt vội chân mình lại rồi bật lên cười lớn - Tịnh Nghi! Cô xem nè, cũng tại cô làm tôi mất hồn vía đến nỗi đánh rớt mất chiếc giày lúc nào cũng không hay nữa? - Rớt mất rồi ư? Một niềm hạnh phút dâng tràn, để Tịnh Nghi bổng nhìn Hữu Bằng trìu mến. Bây giờ cô mới nhận ra Hữu Bằng không chỉ đi một chiếc giày mà khắp mặt mũi anh đầy những vết cây cào xước, đầu tóc rối bù, áo quần xộc xệch, hẳn là tìm cô vất vả biết bao. - Làm gì mà nhìn ghê vậy? Thấy Tịnh Nghi chợt ngẩn người ra Hữu Bằng ngạc nhiên. - Anh thật là tốt qúa. Sống mũi cay xè Tịnh Nghi rưng rưng giọng. Tốt khỉ gì? Tự nhiên nghe xao động trước lời khen, Hữu Bằng bỗng lảng giọng sang chuyện khác - Chà! gió ở đây lạnh qúa. Cô thích đốt lữa sưởi ấm không? - Ồ! Thích lắm. Thích lắm chứ. Tịnh Nghi reo như đứa trẻ. Hữu Bằng vui vẻ: - Vậy thì đem gom lá mau lên. - Tuân lệnh! Tịnh Nghi dập chân tinh nghịch rồi hớn hở chạy đi ngay. Lát sau, một đốm lửa được nhóm ngay giữa rừng khuya. Lá thông khô dể cháy nhưng mau tàn qúa. Tịnh Nghi bổng nảy ra sáng kiếnn: - Hay là mình đốt trái thông đi. Hữu Bằng gật đầu: - Ý kiến hay. Nhưng tối thế này thấy đường đâu mà nhặt. Tịnh Nghi vui vẽ: - Không cần phải nhặt đâu, tôi có một đống đây rồi. - Không ngờ cái tính trẻ con của cô có lúc cũng được việc qúa chứ Hữu Bằng khen - Cảm ơn anh. Được khen, Tịnh Nghi cười hãnh diện. Dưới ánh lửa bập bùng, gương mặt cô hồng lên đẹp như một con búp bê. Nhìn những sợi tóc vương trên bờ vai nhỏ, lòng Hữu Bằng bổng nao nao, để phúc chốc anh ước muốn được lấy tay sữa lại cho cô qúa. Nhưng nghĩ Vậy thôi, chứ Hữu Bằng không dám xê dịch cánh tay. Anh cứ nhìn mãi, nhìn hoài vào gương mặt tròn bầu bĩnh, vào đôi mắt đẹp, vào bờ môi mọng đỏ mà nghe một cảm xúc mơ hồ chợt đến.
Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!