Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Truyện tình cảm : Chàng trai không biết yêu trang 3

Chương 7 -
Không chỉ Hữu Bằng sợ điếng hồn, mà cả người bạn đứng cạnh bên cũng tái xanh mặt mũi. Vội đứng nhích ra xa, anh ta kéo cô vợ vào sát lòng mình, như ngầm nói với ông Trần rằng mình không dính dáng gì đến cô gái vô duyên kia cả.
Cả thương trường, cả giới thượng lưu, ai cũng biết ông Trần sợ nhất cái chữ già. Năm mươi hai tuổi, nhưng ông không thích người ta gọi mình bằng chú, dù kẻ ấy mới mười tám, hai mươi, ông cũng đều xưng anh tuốt. Bởi một lý do rất dễ thương, dễ dàng thông cảm, vợ của ông hãy còn quá trẻ, cô ấy năm nay hai mươi tám tuổi.
Ậy! Đừng hiểu lầm, Xuân Hoa không phải là bồ nhí, cũng chẳng phải vợ bé của ông đâu. Cô là vợ chính thức, cô vợ duy nhất trong đời mà ông cưng còn hơn châu báu trong đời. Bao nhiêu huyền thoại được truyền ra lan truyền khắp các giới về sự cưng chiều ưu ái của ông dành cho vợ làm các vị phu nhân phải thèm thuồng, ganh tỵ. Mà Xuân Hoa thì có đẹp đẽ gì cho cam.
Nói chẳng ai tin, phải nhìn tận mắt kìa. Lần đầu tiên gặp ông và phu nhân trong bàn tiệc, Hữu Bằng suýt tí đã phải buột lên lời ngạc nhiên rồi. Thật không ngờ phu nhân của ông lại có nhan sắc tầm thường thế, nếu không muốn bảo là bị xấu. Rụt rè, ít nói, cô chẳng biết gì về giao tiếp. Suốt buổi tiệc dài cứ cúi đầu bối rối, mỗi lần nghe ai hỏi đến, đôi má cứ đỏ bừng lên e thẹn.
Thế nhưng vẻ quê mùa, kém cỏi của Xuân Hoa không làm ông xấu hổ chút nào. Ngược lại, ông còn tỏ ý vui mừng và thích thú, cười lớn giữa bàn tiệc. Ông khoe rằng mình thật là diễm phúc mới cưới được một cô vợ đoan trang thùy mị thế.
Không chỉ yêu thương, ông còn tỏ vẻ sợ Xuân Hoa ra mặt. Chỉ cần một cái chau mày không đồng ý của cô là ông có thể bỏ tất cả. Hợp đồng bạc tỷ, danh dự với bạn bè lúc đó với ông đều vô nghĩa. Chỉ có nụ cười của cô là tất cả với ông thôi.
Đời sao có chuyện lạ lùng thế nhỉ? Không chỉ có mấy bà xì xầm ganh tỵ, mà cánh đàn ông vốn bàng quang như Hữu Bằng cũng phải xì xầm thắc mắc. Xuân Hoa có bùa phép gì khiến ông phải chết mê, chết mệt?
Sau một cuộc điều tra dài, mọi người được biết rằng Xuân Hoa vốn là một nhân viên rất chạy việc của ông. Sự chu đáo, tận tụy, nét dịu dàng và nhân hậu của cô đã làm trái tim ông xao động sau gần bốn mươi năm mê mải chốn thương trường.
Tuy kém ông đến nửa tuổi đời, song bên ngoài nhìn vào, thật ra không chênh lệch mấy. Thế nhưng ông vẫn luôn lo sợ, luôn làm cho mình trẻ xuống bằng cách mặc các màu thật tươi, thật trẻ. Mái tóc nhuộm đen, đi đứng nhanh nhẹn chưa đủ, ông còn bắt tất cả nhân viên trong công ty, từ lớn đến nhỏ phải răm rắp gọi mình bằng anh và bà thì bằng chị.
Nên câu chào vừa qua của Tịnh Nghi khác nào gáo nước lạnh tạt vào mặt ông giữa mùa băng gía. Xương quai hàm bạnh ra, đôi mắt tối xầm đi, ông ậm ừ cho qua lệ.
- Mừng sinh nhật bé Trâm Nhi, em có món quà mọn tặng anh. Chúc cháu bé mau ăn, chóng lớn.
Cố tình nhận mạnh chữ “anh” xoa dịu cơn tự ái giữa lòng ông, Hữu Bằng chưa kịp xóa ấn tượng xấu, đã nghe Tịnh Nghi láu táu chen vào:
- Cháu cũng có món quà nhỏ tặng bé Trâm Nhi đây. Thật không ngờ chú già mà có con nhỏ thế.
- Thôi đủ rồi. - Không còn nhịn nổi, Hữu Bằng kéo mạnh tay Tịnh Nghi vào một góc, hầm hầm giận dữ - Đã bảo nói ít thôi, sao cứ chen vào thế? Có biết ông ta chỉ thích được gọi bằng anh không? Cứ chú chú, cháu cháu hoài vậy?
- Kêu ông bằng anh ư? - Tịnh Nghi tròn đôi mắt - Ô … - Ô, ô cái gì! - Hữu Bằng trừng đôi mắt - Cái hợp đồng béo bở này coi như bị cô phá hỏng mất rồi.
- Tôi đâu biết. - Cụp đôi rèm mi, Tịnh Nghi ân hận - Xin lỗi anh.
- Xin lỗi thì được cóc khô gì. - Hữu Bằng thở Hắt ra - Cứ coi tôi chưa gặp thời thôi. Mau biến đi tìm một chỗ ngồi cho khuất mắt, đừng làm phiền tôi nữa.
Nói rồi, bỏ mặc Tịnh Nghi đứng ngay gnười ra giữa đám đông xa lạ, Hữu Bằng bước đến đám bạn quen. Không còn cơ hội tranh giành, anh buồn bã rót một ly rượu đầy uống cạn.
- Kính thưa quý vị, sau phần cắt bánh là tiết mục khai quà. - Từ chiếc micro trên sân khấu, anh MC thu hút sự Chú ý của mọi người bằng chất giọng trầm ấm của mình - Trong tiết mục này, để tăng thêm phần thú vị, chủ nhân đã treo giải thưởng cho món quà ấn tượng nhất đêm nay. Phần thưởng sẽ là một vòng bạch kim thật đẹp, nạm đầy kim cương, trị giá năm triệu đồng kèm theo một yêu cầu, nghĩa là vị khách may mắn sẽ được quyền yêu cầu chủ nhân một điều kiện.
Ồ! Phần thưởng thật là hấp dẫn, không phải là chiếc vòng tay mà chính là lời yêu cầu béo bở kia làm hàng trăm thực khách xôn xao náo nức cả lên. Hữu Bằng đặt vội ly rượu xuống bàn. Hy vọng chiếc nhẫn kim cương sáu cara của anh sẽ tạo được chút nào ấn tượng.
- Xin mời bé Trầm Nhi.
Từ trên bục cao, bé Trầm Nhi đẹp như một thiên thần trong chiếc áo đầm bằng voan trắng đang lần lượt tháo tung những món quà đặt đầy lên tấm thảm nhung.
- Bé có thích không? - Anh MC cất giọng hỏi mỗi khi có món quà được đặt lên bàn.
- Không thích.
Những cái lắc đầu kéo theo những tiếng thở phào thâ”t vọng. Chưa đến lượt mình, nhưng Hữu Bằng cũng thở dài ra chán nản. Không hy vọng gì đâu, bởi món quà của anh chỉ là một trong những chiếc nhẫn kim cương được đặt xuống bàn một cách hờ hững kia. Cô bé còn quá nhỏ để có thể nhận biết được giá trị của những viên đá tròn chiếu ngời lấp lánh.
- A! Đẹp quá, ba ơi! Mẹ Ơi! Con búp bê này đẹp quá.
Cuối cùng, cô bé cũng tìm được món quà ấn tượng mà mình ưa thích. Đó chính là một con búp bê dễ thương. Món quà chẳng là gì so với những viên kim cương lóng lánh kia, nhưng được cô bé thích vì nó có thể chơi được. Thế … chủ Nhân của món quà đó là ai nhỉ Những đôi mắt nhìn nhau tiếc rẻ, trách sao mình ngu ngốc, chẳng tìm hiểu kỹ tâm lý trẻ em.
- Một lần nữa, chúng tôi xin lặp lại. Mời chủ nhân của con búp bê lên sân khấu.
Tiếng nhạc ngưng bặt, ánh đèn pha lê rọi về phía cầu thang soi rõ bóng một người đang chậm rãi bước lên sân khấu. Là một cô gái à? Hữu Bằng hướng mắt nhìn lên, bất chợt nghe tay chân lạnh hẳn. Ôi! Tim như không còn đập nữa trong lồng ngực. Làm sao anh cố thể nào ngờ được … chủ nhân con búp bê vừa đoạt giải kia lại chính là Tịnh Nghi được chứ?
Cúi đầu chào khán giả một lượt, Tịnh Nghi quay sang đứa bé. Nựng nhẹ má nó, cô vui vẻ:
- Em thích con búp bê này lắm hả?
- Em thích lắm. - Trầm Nhi gật đầu - Mà chị Ơi! Chị tên gì vậy?
- Chị Tên Tịnh Nghi. Để chị giúp em chơi nhé. Con búp bê không chỉ biết hát, nó còn biết nhảy đầm nữa đó.
- Thật không chị?
Trầm Nhi háu hức Tịnh Nghi gật đầu, cầm con búp bê lên, bật công tắc rồi đặt xuống bàn. Ngay lập tức, một điệu nhạc Lambada vang lên rộn rả, con búp bê cũng nhún nhảy theo. Cặp mông của búp bê lắc lư trong chiếc áo đầm rộng tùng xòe, thật buồn cười, ngộ nghĩnh:
- Ô! Hay quá, hay quá đi. - Vỗ tay, Trầm Nhi nhảy lên mừng rỡ - Chị Nghi ơi! Em cám ơn chị lắm.
- Vâng! Thật là một khung cảnh thật dễ thương, nhí nhãnh, phải không các bạn. - Thấy sân khấu bị Tịnh Nghi và bé Trầm Nhi chiếm dụng khá lâu, anh MC tế nhị chen lời - Một lần nữa, để chúc mừng bé Trầm Nhi thêm một tuổi với thật nhiều hạnh phúc, xin quý vị hãy tặng cho bé một tràng pháo tay thật lớn, thật nồng nàn. - Ngưng một chút, cho tiê”ng vỗ tay dịu dần đi, anh MC vui vẻ - Và bây giờ mo”i là phần thú vị, hấp dẫn nhất chương trình đêm nay. Xin mời chủ nhân lên tặng quà cho cô Tịnh Nghi.
Ánh đèn phô- tô di động. Ông Trần bước lên sân khấu với vẻ mặt ngời hạnh phúc. Nắm lấy tay Tịnh Nghi, như quên hết chuyện vừa qua, ông vui vẻ:
- Cám oi+n cô đã tặng cho con gái tôi một món quà thật tuyệt vời.
- Cháu … à … tôi cảm ơn anh.
Cười vui, Tịnh Nghi nhận phần thưởng trong tiếng thở phào thoát nạn cửa Hữu Bằng. May mà cô ả kịp nhớ ra, không gọi ông Trần bằng chú như lúc nãy.
- Không có chi. - Mát lòng vì tiếng anh, ông Trần hào hứng - Và bây giờ đến lời yêu cầu của cô đây. Cô muốn ta làm điều gì cho cô hả?
Qủa là cơ hội bằng vàng. Nhiều cặp mắt ganh tỵ hướng về phía Hữu Bằng. Dù không cố ý mà gương mặt anh bổng hất lên với vẻ tự hào. Tịnh Nghi thông minh, nhạy bén, giỏi ứng xử, thế nào cũng hiểu ý của anh đòi anh ký bằng được bản hợp đồng.
- Dạ. Tôi không có yêu cầu gì cả. Nhưng Gì thế này? Chưa kịp mừng, tim Hữu Bằng lại giật thót lên lo sợ trong lồng ngực, Tịnh Nghi lại một lần nữa làm bản hợp đồng trợt khỏi tầm tay của anh rồi.
- Chỉ xin anh bỏ qua, đừng giận. Lúc nãy ngoài sân, tôi đã lỡ lời gọi anh bằng chú.
Một tiếng cười rồi nhiều tiếng cười lan rộng dần ra, cả hột trường trong phút chốc dậy ầm lên tiếng cười giòn như bắp nổ. Dù biết như vậy là khiến nhã, là bất lịch sự vô vùng, nhưng cánh đông lại nghĩ ai cũng cười, ông biết ai mà giận. Hơn nữa, đây lại là một chuyện quá buồn cười.
- Vợ cậu thật hâm rồi đấy. - Anh bạn lúc sáng chứng kiến câu chuyện khích nhẹ vào hông Hữu Bằng, cười thú vị - Những lời như vậy cũng nghĩ ra.
Hừ! Tím mặt, Hữu Bằng chỉ muốn bước lên tát cho Tịnh Nghui mấy cái, rồi hỏi xem cô ăn cái gì mà ngu ngốc quá. Chuyện lúc sáng chỉ hai người biết, bây giờ nói thế, chẳng khác nào bố cáo cùng bàn dân thiên hạ rằng: Ông Trần ơi, ông Trần! Ông quả thật là đã già rồi, sao cứ thích người ta gọi bằng anh vậy? Ngay bản thân anh còn cảm thấy giận lây thì nói gì ông Trần?
Quả Thật, trên sân khấu, mặt ông Trần đang tím dần đi, sượng ngắt. Nở nụ Cười gượng gạo, ông cất giọng khàn khàn:
- Không có chuyện gì, tôi không thấy giận đâu. Gọi bằng chú thì bằng chú, có sao đâu. Dù sao tôi cũng già rồi.
Đó chẳng qua chỉ là cách nói các ông thôi, nhưng Tịnh Nghi lại quá thật thà, quá ngu ngốc tin ngay:
- Vâng. Đúng vậy đó. Chú nói vậy, cháu yên tâm rồi. Già có gì xấu đâu mà phải sợ. Nên từ nay cháu đề nghi, chú cứ để mọi người xưng hô cho đúng tuổi tác. Chứ … - Rùn vai, cô cười lí lắc - Cháu như vầy, phải gọi chú bằng anh … nói thật, nghe kỳ cục quá.
- Ờ, ờ … - Ông Trần gật đầu, cười vui … Nhưng mọi người, ai cũng thấy rõ xương quai hàm ông bạnh lại, chỉ có Tịnh Nghi là vô tình không nhìn thấy.
- Dạ, như vậy là hết rồi. Cảm ơn chú về phần thưởng. Xin chào mọi người.
- Được rồi. Xin mời quý khách nhập tiệc đi thôi.
Mất hẳn vẻ linh hoạt, vui vẻ lúc đầu, ông Trần ngượng nghịu bảo mọi người rồi bước như chạy xuống sân khấu, tìm một cái bàn trong góc vắng, ngồi yên lặng lẽ.
Một số thực khách cầm theo ly rượu bước đến gần ông. Họ đang tranh thủ gạ gẫm ông ký hợp đồng đấy. Hữu Bằng nhướng mắt nhìn theo trong tiếc rẻ. Cánh cửa vốn chật ấy đã không còn lối cho anh đặt chân rồi. Nghe tức giận đùng đùng, anh bước đến nắm tay Tịnh Nghi. Lôi cô ra khỏi kệ thức ăn, anh rít nhỏ:
- Trời ơi! Tịnh Nghi! cô ngu thật hay cố tình trả đũa tôi? Đã biết tôi cần bản hợp đồng, sao cô cứ năm lần bảy lượt chọc giận ông ta hả?
- Ông ta lại giận à? - Tịnh Nghi ngơ ngác - tôi chỉ nói sự thật thôi, có xúc phạm gì đến ông ấy đâu chứ? Rõ ràng, anh cũng thấy lúc nãy, ông ta đồng tình cùng với tôi lắm mà.
- Ngu ngốc! - Dúi mạnh đầu Tịnh Nghi một cái, Hữu Bằng thở hắt ra - Tôi thật hối hận đã đem cô theo đấy.
- Bản hợp đồng đó quan trọng với anh lắm hả?
Tay xoa xoa đầu chỗ bị dí đau, Tịnh Nghi tỏ vẻ quan tâm. Hữu Bằng xẳng giọng:
- Không quan trọng thì việc gì tôi phải hạ mình chấp nhận cho cô được lên giường chứ? Hỏi vậy cũng hỏi, đúng là ngu ngốc quá. Lúc nãy, thay vì vớ vẩn nói mấy lời chọc tức người ta, cô đã có thể yêu cầu ông ta nhận lời ký hợp đồng với tôi rồi.
- Ừ nhỉ? - Tịnh Nghi cốc mạnh xuống trán mình - Tôi đúng là ngu ngốc quá. Xin lỗi anh.
- Lại xin lỗi. - Hữu Bằng rùn nhẹ vai chán nản - Có lẽ trong đời cô, hai từ xin lỗi là hai từ dễ nói nhất thôi.
- Rồi tôi phải làm gì bây giờ đây? - Tịnh Nghi lại kêu lên khi thấy Hữu Bằng dợm quay lưng - Đến xin lỗi, năn nỉ giùm anh có đdược không?
- Xin cô hai chữ bình yên. - Chấy hai tay lại, Hữu Bằng xá cô một cái dài - Làm ơn đừng gây chuyện nữa, tìm một góc, ăn cho no đợi tan tiệc rồi về.
Nói rồi, Hữu Bằng quay lưng bỏ đi ngay. Anh bạn lúc sáng lại bước lại gần:
- Vừa mắng cho một trận à? Cũng đáng thôi. Y như bà vợ tôi kìa, tối ngày chỉ biết ăn diện, me nheo chẳng được tích sự gì.
Uống một hơi cạn ly rượu trên tay, Hữu Bằng mới quay đầu lại:
- Thế cậu sao rồi? Có cơ hội gì không?
- Chút ít. - Anh ta nói không tự tin lắm.
- Ông Trần đã nhận hồ sơ của tớ, cũng như đã nhận của hơn mười người nữa và hứa sẽ trả lời vào cuối buổi tiệc hôm nay.
- Vậy thì chúc mừng cậu.
Chạm nhẹ ly rượu vào ly người bạn may mắn hơn mình, uống cạn rồi Hữu Bằng lại bỏ sang bàn khác. Anh không muốn nghe hắn ta lải nhải về kế hoạch mà mình đặt bao kỳ vọng. Tất cả cũng tại Tịnh Nghi thôi, không thì ít ra trong phút này, anh cũng có được một phần mười hy vọng như bao nhiêu người vậy.
Mà Tinh Nghi đâu rồi nhỉ? Đưa mắt vào giữa đám đông nhộn nhịp, Hữu Bằng không nhìn thấy cô đâu cả, anh chỉ nhìn thấy ông Trần. Ông đang ngồi trên một chiếc bàn trong góc vắng, cạnh xấp hợp đồng dày cộm. Ông không xem, mà cũng chẳng cần phải xem đâu, hẳn bây giờ đây, hình ảnh người đối tác đã được ông quyết định rồi. Cầm lấy chiếc đũa, Hữu Bằng chọn thức ăn một cách vô hồn.
- Này, cậu đoán xem, ai sẽ là người may mắn nhất đêm nay hả? - Người bạn lúc nãy lại xuất hiện trước mặt Hữu Bằng - Tớ hồi hộp quá, buổi tiệc sắp tàn rồi.
Không trả lời, Hữu Bằng hướng mắt nhìn về phía ông Trần. Giờ quyết định đã đến, ông đứng lên khỏi ghế, một đám đông lập tức vây kín lấy ông. Hữu Bằng cũng theo chân người bạn bước bước vào, anh thật muốn chúc mừng người may mắn.
- Tôi đã xem qua các hợp đồng … - Ông Trần cất giọng từ tốn - Tất cả đều hay, đều hợp ý tôi, nhưng ngặt nỗi, kế hoạch thì nhiều, mà tôi chỉ có một mảnh đất thôi, nên mong các bạn thứ lỗi, cũng đừng buồn khi tôi chỉ chọn ông Thanh đây là người đôi tác.
- Khoan tuyên bố đã anh!
Mọi người chưa kịp quay sang chúc mừng con người may mắn, đã nghe từ sau lưng mình giọng một người đàn bà vang trong trẻo.
- Ồ Xuân Hoa! - Nghe giọng nói này ông Trần vội đứng bật dậy ngay - Em có ý kiến gì chăng?
Ô! Thì ra là bà chủ. Nép mình sang bên nhường lối cho một thiếu phụ bước vào, Hữu Bằng nghe khó chịu. Việc trọng đại như vậy sao ông Trần có thể để đàn bà xen vào chứ?
- Em không có ý kiến gì, chỉ xin anh đừng làm em khó xử thôi. - Xuân Hoa bước đến cạnh ông, ân cần nói - Bởi trước anh, em đã lỡ hứa ky hợp đồng với người khác mất rồi.
Hứa với người khác ư? Đám đông quay lại nhìn nhau tràn đầy hy vọng. Chỉ có Hữu Bằng là bất bình giúp ông Thanh. Sao lại vô lý thế? Chuyệ.n hợp đồng đáng gía bạc tỉ, chỉ cần lời hứa của một người đàn bà thôi ư? Ông Trần chắc chẳng đời nào chấp nhận đâu.
Nhưng hoàn toàn trái ngược với nhữ ng gì Hữu Bằng vừa nghĩ, ông Trần chẳng những không bực mình, mà còn vui mững ra mặt:
- Ồ! Hay quá! Em lỡ hứa rồi thì anh phải nhận lời thôi. Người đó là ai vậy?
- Cám ơn anh. - Xuân Hoa cười rạng rỡ rồi quay ra sau gọi lớn - Trầm Nhi! Dẫn chị ấy ra đây.
Chị ư? Lại thêm một người đàn bà. Hữu Bằng chưa kịp trề môi dè bỉu đã vộ tròn đôi mắt. Trời hỡi! Tỉnh hay mơ? Anh đã say chưa mà nhìn thấy người vừa bước vào là Tịnh Nghi vậy hả?
Là cô ta ư? Ông Trần vụt sa sầm nét mặt khi nhận ra người đối tác chính là kẻ đã làm mất mặt ông.
- Là cô ta đó. - Xuân Hoa nhẹ gật đầu - Em biết giữa anh và cô ta có chút hiểu lầm, nhưng … em thích cô ta lắm, cả Trầm Nhi cũng vậy, phải không con?
- Phải. - Trầm Nhi gật đầu, bàn tay nó nắm chặt tay Tịnh Nghi - Ba à! Nhận lời ký hợp đồng với chị Tịnh Nghi đi, chị ấy tốt lắm, cả buổi tối đút con ăn xúp đấy.
- Tịnh Nghi đút con ăn xúp sao? - Đôi mày giản nhanh, ông Trần sụp ngồi xuống cạnh Trầm Nhi, âu yếm nói - Thế con ăn được mấy chén nào?
Đưa hai ngón tay lên, Trầm Nhi nũng nịu:
- Hai chén lận. Mà chị Nghi còn hứa … mai mốt sẽ ghé nhà đút con ăn cơm nữa. Ba biết không … - Ôm lấy cổ ông, nó chợt thì thầm - Lúc nãy, mẹ đã đàn cho chị Tịnh Nghi nghe đó.
- Thật sao?
Ông Trần tỏ vẻ bất ngờ. Trầm Nhi gật đầu:
- Thật mà. Cả con, cả me,, cả chị Tịnh Nghi đã có một buổi tối thật tuyệt trên lầu đó ba. Ba … ký hợp đồng với chị Tịnh Nghi đi. Không thì … con và mẹ sẽ giận ba luông đấy.
- Đừng giận cục cưng … - Bế Trầm Nhi đứng dậy, ông Trần vui vẻ - Con thừa biết, xưa nay ba chưa bao giờ dám cãi lịnh mẹ mà, huống hồ chi lại … thêm lịnh của cô công chúa nữa. Ký hợp đồng với Tịnh Nghi chứ gì … chuyện đó đâu khó gì.
- Ôi! Ba thật tuyệt vời.
Reo lớn, hôn đánh chụt lên má ông một cái, Trầm Nhi vuột khỏi tay ông chạy đến bên Tịnh Nghi, vui vẻ:
- Chị Tịnh Nghi ơi! Ba đồng ý rồi. Chị vui không hả?
- Chị vui lắm. - Mỉm cười, Tịnh Nghi bước đến gần ông - Cám ơn chú đã cho cháu cơ hội tốt … Lại chú! Hữu Bằng giậm chân kêu trời, tức nghẹn, Tịnh Nghi như không hiểu nỗi lo sợ của anh, ung dung nói:
- Cháu biết … chú không thích người khác gọi mình bằng chú vì sợ gìa sẽ không xứng với cô, nhưng … cháu không nghĩ vậy đâu. Vì qua tâm sự Với cô, cháu biết dù cháu, dù mọi người có kêu chú bằng gì, cô vẫn cứ yêu chú không thay đổi. Chú thật hạnh phúc bên cạnh một người vợ dịu dàng, nhân hậu và một cô con gái đẹp tựa thiên thần. Cháu thật sự chúc mững và cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô chú.
- Cám ơn nhé Tịnh Nghi. - Xuân Hoa bước lên nắm lấy tay Tịnh Nghi trìu mến - Nếu không có cháu, cô sẽ không bao giờ biết anh Trần yêu cô nhiều như thế. Thấy anh ấy cứ bắt buộc mọi người gọi bằng anh, cô cứ sợ, cứ thắc thỏm trong lòng, ngỡ anh ấy chê cô già … muốn tìm thêm một cô bồ nhí.
- Không đâu … - Ông Trần vội kêu lên - Đừng nghĩ oan cho anh như vậy. Anh không bao giờ có ý định … với mấy cô nhân viên đáng tuổi con mình.
- Không có ý định, mà cứ bắt người ta gọi mình bằng anh, xưng em ngọt sớt.
Xuân Hoa liếc yêu chồng. Ông Trần gãi tóc vụng về:
- Thì … như Tịnh Nghi nói đó … Tại anh sợ gìa, không xứng với em. Lẽ nào vì chuyện này … mà cả năm nay em u sầu, ít buồn ít nói … bỏ luôn thói quen đánh đàn, cũng như không chịu đến công ty cùng anh như trước nữa?
- Đúng vậy. - Xuân Hoa nhẹ Gật đầu - Nhìn anh cứ anh anh, em em với mấy cô nhân viên trẻ đẹp, em buồn tủi quá … Mặc cảm mình già, mình xấu nên chẳng dám đi đâu.
- Tội nghiệp cho vợ anh chưa - Vòng tay ô lấy Xuân Hoa, ông Trần xót xa - Sao em không chịu nói, cứ âm thầm đau khổ hả? Nếu biết em ghen như vậy, anh sẽ bắt nhân viên gọi mình bằng bác, bằng ông hết … - Bây giờ thì không cần nữa. - Vòng tay sang cổ ông, Xuân Hoa âu yếm - Đã hiểu được tình cảm của anh rồi, em vui lắm. Nên dù cho thiên hạ có gọi anh bằng gì em cũng không sợ. Anh mãi mãi là chồng của em, là ba của bé Trầm Nhi.
- Chị Tịnh Nghi ơi! Sao hôm nay ba mẹ của em nói gì nhiều thế? Em nghe mà chẳng hiểu được gì?
Bé Trầm Nhi bỗng cất giọng trong veo cắt ngang dòng tâm sự của đôi vợ chồng già. Giật mình, sực tỉnh, ngượng ngùng vì mình tâm sự giữa đám đông, Xuân Hoa đỏ bừng đôi má. Nép sau lưng chồng , cô đấm tay vào vai ông túi bụi:
- Cũng tại anh không. Mọi người cười em đó … - Chẳng hề gì. - Nắm lấy tay Xuân Hoa, ông Trần ngẩn mặt tự hào - Có thế, người ta mới hiểu vợ chồng mình là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trần gian. Tịnh Nghi! Chú nói thế, cháu thấy đúng không nào?
- Dạ đúng ạ.
Tịnh Nghi gật đầu. Ông Trần lại tiếp tục:
- Nhờ cháu mà vợ chồng chú hiểu được nhau. Bản hợp đồng đó về tay cháu thật không oan một chút nào. Ông bạn gìa của ta nãy giờ nghe qua chắc hiểu rồi, không cần ta phải thanh minh, cũng không giận ta đâu.
Ngưng một chút, ông tiếp:
- Nào, hợp đồng của cháu đâu, đưa ta xem nào … - Cháu không biết gì đâu. - Tịnh Nghi lắc đầu, lý lắc - Chuyện làm ăn, hợp đồng, xin chú hãy bàn cùng chồng cháu. Còn bây giờ … cháu phải tìm cái gì để ăn đây. Nãy giờ, chỉ lo đút bé Trầm Nhi, chưa ăn gì cả.
- Không phải đâu … - Trầm Nhi ngây thơ cãi - Lúc đút em ăn, chị cũng đã ăn hết một chén xúp rồi mà.
- Suỵt! Im đi. - Tịnh Nghi đặt một ngón tay lên môi nói - kẻo mọi người lạ.i cười chị ham ăn bây giờ đó.
- Không có đâu. - Trầm Nhi lắc đầu - Ăn nhiều mới tốt, ba mẹ em vẫn thường nói thế mà. Trông chị Ốm nhách, ốm nhom … cần phải bồi dưỡng. Lại đây, để em dắt chị đi ăn. Có em, mọi người sẽ không mắng chị đâu. Chị thích ăn gì hả? Một cái đùi gà nướng thật to có chịu không?
- Chịu.
Năm tay Trầm Nhi, Tịnh Nghi chạy đi ngay, tiếng cười giòn như cây gãy:
- Vợ của cậu hồn nhiên quá.
Anh bạn lúc sáng lại nói như ganh tỵ với Hữu Bằng, rồi lặng lẽ bỏ đi ngay, nhường chỗ cho ông Trần bước xuống:
- Hữu Bằng! Cậu có một cô vợ thật tuyệt vời. Tôi rất vui lòng cộng tác với cậu. Ngày mai, đến công ty, ta bàn kỹ hơn nhé. Bây giờ … thì cạn ly chúc mừng nhé.
- Vâng.
Chạm ly vào ly của ông mà hồn Hữu Bằng cứ lủng lơ ngơ ngác. Chuyện sao như mơ như thật, mơ hồ lẫn lộn … để anh không biết mình nên vui hay nên lo lắng nữa. Tịnh Nghi quả Khác người. Cô làm cách nào để trở nên thân mật với bà Xuân Hoa nhỉ? Bà ấy xưa nay nổi tiếng là khó gần gũi và kiêu ngạo nhất giới thượng lưu? Cả một đêm dài … Hữu Bằng cứ loay hoay tìm lời giải đáp, mặc cho những ly rượu và những lời chúc tụng rơi vào trống vắng …
Chương 8 -
Cặp tay Tịnh Nghi bước ra xe, Hữu Bằng nghe lòng vui phơi phới. Cuối cùng, anh cũng mời được kiến trúc sư Minh Long thiết kế cho công trình vĩ đại của mình. Chẳng bù cho 4 tiếng trước đây, mặt anh còn tiu nghỉu, lòng chẳng còn chút hy vọng nào.
Đặt chân vào làng kinh doanh địa ốc, Hữu Bằng mới hay sự việc phức tạp hơn mình tưởng tượng nhiều, không dễ dàng như việc điều hành nhà hàng, khách sạn của anh đâu. Ngành địa ốc không chỉ đòi hỏi nhiều vốn, nó còn đòi hỏi người kinh doanh phải co 1 kiến thức tổng hợp thật uyên thâm.
Chọn địa điểm thích hợp rồi, việc đầu tiên là phải mời cho bằng được 1 kiến trúc sư tên tuổi. Việc này quan trọng lắm, nó quyết định hơn tám mươi phần trăm thành công hay thất bại của người kinh doanh.
Theo hướng dẫn của 1 số bạn bè kinh doanh nhiều kinh nghiệm, Hữu Bằng đã tìm đến nhà kiến trúc sư Minh Long, người kỹ sư đứng đầu trong giới kiến trúc, từng đoạt giải cao trong các cuộc thi kiến trúc trên thế giới. Chỉ mỗi 1 cái tên của ông thôi tòa nhà của anh chưa xâ dựng cũng đã có giá rồi.
Nhưng đún với câu người đời thường nói: "Người tài thường có lắm tật", nên việc mời ông xem ra không dễ 1 chút nào. Phải hơn 3 lần hẹn, Hữu Bằng mới được ông dành cho 15 phút tiếp kiến. Chỉ vừ đặt vấn đề chưa kịp nói đến thù lao Hữu Bằng đã bị Ông lắc đầu từ chối.
- Xin lỗi. Tôi dạo này bận lắm, phải thiết kế hơn hai toà cao ốc.
Một lần, 2 lần rồi 3 lần, cả ông Trần cũng bó tay trước sự kêu ngạo của kiến trúc sư Minh Long. Đành mời người khác thôi. Hữu Bằng đã toan bỏ cuộc... nếu như ông Trần không kịp thời nhắc đến Tịnh Nghi.
Tịnh Nghị Mắt Hữu Bằng tròn xoe ngơ ngác. Anh không tin cô sẽ được việc đâu, chuyện hợp đồng hôm trước chẳng qua là... may mắn bất ngờ của anh thôi. Minh Long là 1 kiến trúc sư lừng lẫy, lại vô cùng nguyên tắc và khó tính. Đời nào anh ta lại chịu làm ăn với 1 cô gái không tên tuổi chứ? Không hiểu sao, Hữu Bằng cứ nghĩ rằng mọi đàn ông trên thế gian này đều giống như mình. Chẳng thích làm ăn với đàn bà con gái.
- Không đâu, - Ông Trần cãi - Cậu chớ coi thường Tịnh Nghị Cô ấy là 1 phụ nữ tuyệt vời, có khả năng thuyết phục mọi người nghe theo ý của mình. Không phải "đắc nhâm tâm" hay "nghệ thuật thành công" của bọn thương nhân chúng ta, cô ấy có khả năng cảm hoá bằng chính tấm lòng nhân hậu, bằng sự chân tình không màu mè, kiểu cách của mình.
Không tin ông 1 chút nào, nhưng nể tình và không để bị trách về sau, Hữu Bằng đồng ý sẽ thử lần cuối bằng cách đưa Tịnh Nghi theo.
Lần này... theo ý kiến của cô, anh không xin hẹn trước, cũng không đến gặp Minh Long ở công ty, mà đến thẳng nhà anh vào 1 chiều lặng gió.
- Kiến trúc sư không tiếp khách ngoài giờ làm việc đâu.
Cô người làm ra mở cửa. Cũng 1 phong cách với Minh Long, cô lắc đầu từ chối ngay 2 người khách lạ.
- Chúng tôi không phải là khách đến bàn chuyện làm ăn đâu. - Giơ cao lẵng trái cây lên, Tịnh Nghi vui vẻ - Chúng tôi là bạn đến thăm anh ấy với tư cách xã giao thôi.
- Thật à?
Cô người làm tuy chưa tin lắm nhưng vẫn mở rộng cửa. Bước đầu Tịnh Nghi đã thành công, để xem cô ấy làm cách gì để thuyết phục Minh Long... Tự nhiên... Hữu Bằng lại có cảm giác sợ Tịnh Nghi thành công, dù đó là điều anh cần. Cô ấy không thể hơn mình được.
- Xin ông bà vui lòng ngồi chờ ngoài phòng khách. - Cô người làm chỉ tay vào ghế salon - Tôi vào thông báo.
- Vậy chị cứ tự nhiên.
Tịnh Nghi gật đầu, rồi mặc cho Hữu Bằng lịch sự ngồi ngay xuống, đôi mắt mở tròn, cô ngạc nhiên đi vòng quanh nhà, như không hiểu làm sao người ta lại có thể làm nên 1 căn nhà đẹp tuyệt vời như thế.
- Tịnh Nghi! Đừng tự tiện thế. Ngồi ngay vào ghế, ông ta sắp ra rồi đấy.
Thấy co cầm 1 chiếc bình cổ trên giá lên xem, Hữu Bằng lo lắng gọi.
- Tôi chỉ xem 1 chút thôi. - Tịnh Nghi vẫn xoay tròn chiếc bình trên tay - Cái này có phải là bình cổ không hả? Chẳng đẹp chút nào... sao có người bảo là giá của nó cả cây vàng 1 cái.
- Cái cô cầm không phải 1 cây mà cả 10 cây đấy. - Hữu Bằng cười nhẹ - Kẻ làm rớt chẳng có tiền để đền đâu.
- Trời đất ơi! Mắc dữ vậy sao? - Tịnh Nghi la lớn - Thật đúng là không tin nổi.
- Ai phá đồ tôi đó? - Vừa từ phòng sau đi lên, thấy có người cầm cái bình cổ của mình, Minh Long chau mày không đồng ý.
- Dạ... em... - Tịnh Nghi đặt trả vội chiếc bình lên kệ - Xin lỗi anh... tại em lạ qúa, chưa thấy bình cổ bao giờ nên tò mò xem thử. Nghe nói gía của nó lên đến 10 cây lận. Đúng không anh?
- Đúng vậy. - Gật đầu, đôi mày Minh Long hơi giãn ra - Đây là chiếc bình đời nhà Thanh đó. Mà... cô là ai vậy? Sao bảo là khách quyen...
- Dạ... - Rùn vai, tN cười bẽn lẽn - Em nói gạt chị giúp việc thôi... Sự thật, em không quen anh mà chồng em... quen anh.
- Chồng của cổ - Quay đầu lại, đôi mắt Minh Long vụt sa sầm khi nhận ra Hữu Bằng đang ngồi trên ghế - Lại là ông. Tôi đã nói rồi, sao ông cứ tìm đến thế? Xin ông hãy về cho, tôi không có thói quen tiếp khách ngoài giờ làm việc.
- Ồ không... không đâu. - Tịnh Nghi vội kêu lên - Xin anh đừng giận. Hôm nay, chúng tôi đến đâu không bàn việc làm ăn, chỉ đến thăm anh thôi. Đây, có ít trái cây biếu anh chị.
- Tại sao lại đem trái cây đến thăm tôi - Minh Long gắt gỏng - Tôi có bệnh đâu.
- Dạ không... không phải ý đó ạ. - Tịnh Nghi càng quýnh quáng, cầu cứu Hữu Bằng. Nhưng anh vẫn bình thản ngồi yên. Chuẩn bị về thôi. Đã biết trước chẳng kết qủa rồi.
- Ồ! Có tiếng gì thế nhỉ? - Tịnh Nghi đột nhiên hỏi lớn - Sao tựa như tiếng con nít khóc.
- Hả - Minh Long cuống quýt - Mời anh chị về ngay cho, con tôi lại khóc nữa rồi.
Nói xong, bỏ mặc Hữu Bằng và Tịnh Nghi còn ở đó, Minh Long quay bước đi ngaỵ Tịnh Nghi cũng bước theo ông:
- Tiếng cháu khóc nghe lạ qúa, để tôI xem 1 chút nhé.
- Cô biết chăm sóc con nít ư?
Minh Long dịu giọng đi 1 chút. Tịnh Nghi cườI hãnh diện:
- Còn phải nói. TôI là chuyên gia về chăm sóc con nít đấy.
Nói láo!
Hữu Bằng mắng thầm. Vì cảm thấy tò mò, muốn nhìn xem Tịnh Nghi sẽ đối phó ra sao với cái sinh vật bé xíu mà cô chưa từng bế trong đôi tay kia, anh rón rén bước theo.
- Trời đất ơi! Chị làm gì vậy? - Vừa đặt chân vào phòng trẻ, Tịnh Nghi đã la to hốt hoảng - Uống sữa, chứ có phải uống thuốc đâ mà chị đè bé dữ vậy? Bé khóc cũng phải rồi.
- Tôi không muốn vậy đâu. – Một người đàn bà đẹp, ngước đôi mắt thâm quầng lên trả lờiv ẻ buồn bã - Nhưng không đổ thì bé không chịu uống.
- Chị cho em mượn bé 1 chút nào. – Tịnh Nghi đưa tay bế gọn lỏn đứa bé đang khóc ngất vào lòng - Ô… ô… nín đi nào, bé cưng. Để chị dẹp hết mấy cái ly, cái muỗng làm bé sợ này đi nhé?
Một tay dẹp gọn mớ ly muỗng xuống chân bàn, 1 tay Tịnh Nghi lắc lư đứa bé, miệng không ngừng đối đáp cùng nó:
- Ồ! Ngoan nào bé cưng, chị cho bé xem cái này có đẹp không nhé?
Chùm chìa khóa chú hề trên tay Tịnh Nghi đong đưa qua lại, đứa bé nhìn theo rồi bỗng nhiên nín bặt. Bây giờ, Minh Long mới trầm giọng kể:
- Bé đã 6 tháng tuổi rồi, cô xem đó, ốm còm nhom như con ngườit a 3 tháng vậy. Mà nhà thì… có khó khăn thiếu thốn gì. Sữa nhập, bột nhập đủ các loại đủ cả, chỉ tại bé không chịu ăn thôi. Đến bữa ăn nào tôiv à vợ tôi cũng phải đè ra mà đổ, khó còn hơn bị cực hình tra tấn nữa. Sửa ngon ngọt vậy, mà bé sợ còn hơn là thuốc… cứ giãy khóc nấc lên không chịu uống.
- Trung tâm dinh dưỡng, các bác sĩ danh tiếng, vợ chồng tôi cũng đã bế bé đi khám cả rồi. – Cô vợ chen vào bằng 1 giọng rầu rầu - Ai cũng bảo cơ thể bé bình thường, không bệnh hoạn gì.
- Đúng là bé bình thường, chẳng bệnh hoạn gì đâu. – Tịnh Nghi lè lưỡi trêu đứa bé - Chỉ tại anh chị không bei^ t cách cho bé ăn thôi. Bé còn nhỏ, chưa biết phân biệt thuốc và sữa. Lần nào cho ăn anh chị cũng quan trọng hoá, đè ép bé làm bé sợ tưởng mình sắp bị uống thuốc, nên chống cự lại thôi. Chị nói có đúng không hả bé?
Nói chữ bé, đầu Tịnh Nghi gật mạnh 1 cái làm đứa bé thích qúa bật cười lên 1 tiếng. Minh Long mừng rỡ:
- Em ơi! Con nó cười kìa.
- Em thấy rồi… Ôi! Cô đây dỗ bé khéo quá.
- Chuyên nghiệp mà.
Tịnh Nghi không khiêm tốn, vừa nói vừa khều khều đôi chân em bé, làm nó lại cười rồi bắt đầu e a, dẩu cái môi thật đáng yêu. Dôiv ợ chồng kến trúc sư như mê mẩn, quên hết thời gian bên đứa bé.
- Để em giúp cho bé ăn cho.
Tịnh Nghi đột nhiên quay đầu lại. Người vợ lo sợ:
- Thôi bé đang vui, đừng làm bé khóc thét lên, khó dỗ lắm.
- Không khóc đâu. Tịnh Nghi vui vẻ lắc đầu - Chỉ xin chị pha giùm em 1 ly sữa mới loại sữa mà bé chưa từng uống bao giờ, cũng như tìm giúp giùm em cái ly và cái muỗng mới bé chưa nhìn thấy.
- Làm đi em. – Minh Long nóng lòng - Biết đâu… cô đây cho bé uống được.
- Dạ … - Cô vợ đứng dậy và chợt ngầng ngừ - Các loại sữa ngoại đã cho bé uống thử hết rồi, chỉ còn sữa “Cô gái Hà Lan” thôi. Sữa này rẻ, không biết có tốt không?
- Dĩ nhiên là tốt rồi. – Tịnh Nghi xen vào - Không những là “Cô gái Hà Lan”, mà là Vinamilk sữa của VN cũng tốt lắm. Chị cứ việc pha cho bé uống, đừng kén chọn.
- Vậy cô chờ tôi 1 chút nhé.
Cô vợ bước đi ngaỵ Minh Long thân mật nói với Tịnh Nghi:
- Trông cô trẻ thế này, mà cô kinh nghiệm nuôi trẻ qúa. Cô được mấy bé rồi?
- Chưa. – Tịnh Nghi lắc đầu - Tôi chưa có chồng, sao có con được?
- Sao? Cô chưa có chồng à?
Minh Long lạ lẫm. Hữu Bằng nghe ruột gan mình quặn thắt. Tịnh Nghi bây giờ mới nhớ, chối nhanh:
- Không. Em bảo là mới có chồng… chưa có con ạ.
- Vậy kinh nghiệm này, cô lấy từ đâu mà phong phú thế?
Minh Long tò mò. Tịnh Nghi đáp gọn:
- Từ mẹ tôiv à các bà hàng xóm. Nói thật anh nhẹ Hồi nhỏ, tôi từng giữ em mướn cho người ta đó.
Ôi trời ơi! Hữu Bằng đưa tay ôm ngực nghe xấu hổ. Vinh dự gì nghề vú em mà đi khoe chứ? Không khéo chút cảm tình vừa gây được sẽ bay khỏi lòng kiến trúc sư Minh Long mất.
- Vậy sao? - Nhưng giọng Minh Long không có vẻ gì coi thường cả.
- Sữa tôi đã pha rồi đây, cô xem có được chưa.
Ngườiv ợ đã trở lên, tay cầm theo 1 ly sữa trông thật đẹp. Tịnh Nghi cầm lấy, vui vẻ trớt lưỡi cùng đứa bé:
- Em cưng… nhìn cái miệng chị nè… há ra… há ra… nào… ừ… uống 1 miếng nha… ngon lắm đó….
Đứa bé đã chịu há miệng ra… nhưng không chịu nuốt.
- Nó không khóc anh à. – Ngườiv ợ vui mừng.
Tịnh Nghi cầm 1 con chó bằng nhựa lên:
- Nào… bé nhìn xem con gì đây? Kiki đó… uống 1 miếng chi Ki khen nhé… Ùm… hoan hô bé… Cứ thết… hết chó đến chim, đến thằn lằn, cắc ké, Tịnh Nghi dụ đứa bé uống cạn ly sữa trong sự vui mừng của đôi vọ+ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi con. Không chỉ thế, đút bé uống sữa xong, Tịnh Nghi còn dỗ cho bé ngủ nữa, tuyệt không có tiếng khóc nào… - Đến bữa ăn, anh chị cứ thoải mái vừa đùa vừa đút bé ăn. Đừng gây sức ép, tạo áp lực, bé sợ sẽ bỏ ăn luôn đó.
Trao lại ly sữa đã cạn cho người vợ, Tịnh Nghi vui vẻ. Minh Long gật đầu:
- Đúng là kinh nghiệm qúy gía, không trãi qua không biết được đâu. Anh chị sẽ bắt chước em. Nhưng… giá mà được em thường xuyên đến chơi thì… hay nhỉ? Trong vấn đề nuôi bé, anh chị chắc còn cần sự hướng dẫn của em nhiều.
- Ồ! Không có đâu. – Tịnh Nghi cười bẽn lẽn - Nhưng nếu anh chị muốn t hì khi nào rảnh, em sẽ ghé chơi. Em bé dễ thương lắm. À! Còn nếu như có gặp rắc rối gì, cứ gọi điện cho em. Cái gì em biết, em sẽ lhông giấu nghề đâu.
- Vậy cho chị xin danh thiếp đi.
Người vợ chìa tay Tịnh Nghi lắc đầu:
- Em không có. Để em đọc cho chị ghi nhé. Số điện thoại của em là… Còn bây giờ, trễ qúa rồi, em xin phép phải về đây.
- Thôi chết! - Lật đồng hồ lên xem Minh Long chợt kêu to hốt hoảng - Mãi nói mà khuya lúc nào không biết. Hữu Bằng nãy giờ chắc nóng ruột lắm rồi; mau ra với anh ấy đi thôi… Nghe Minh Long nói thế, Hữu Bằng vội vã chuồn êm. Ra ngồi ghế salon, cầm tờ báo lên, anh làm ra vẻ vô tình chẳng biết gì.
- Xin lỗi, vì để anh phải chờ lâu. – Bước đến gần Hữu Bằng Minh Long áy náy - Mong anh thông cảm, cháu bé quấy khóc… - Ồ! Không sao. Không có gì đâu anh đừng bận tâm. – Đặt tờ báo xuống, Hữu Bằng sảng khoái - Tịnh Nghi mê em bé lắm, đến đâu gặp con nít là sán vào ngay.
- Cô ấy tuyệt vời lắm. – Minh Long không giấu sự thán phục lên ánh mắt - Sẽ là 1 người mẹ tốt cho con của anh sau này đấy. Và… Ngưng 1 chút, anh gãi tóc ngập ngừng:
- Nếu như công trìn “Trường Thiên” của anh không có gì Thay đổi thì tôi sẽ nhận lời hợp tác.
- Anh nhận lời hợp tác ư?
Hữu Bằng lắp bắp. Anh không ngờ kiến trúc sư Minh Long lại nhận lời dễ dàng như thế. Một lần nữa, Tịnh Nghi đã thắng anh rồi.
- Phải. Nhận lời hợp tác với 1 điều kiện… Tha6 y Hữu Bằng cứ sững người ra, Minh Long cất giọng ồm ồm, đe dọa.
- Vâng, Anh cứ nói, điều kiện gì, chúng tôi cũng bằng lòng.
Hữu Bằng trang trọng. Minh Long gật đầu:
- Cũng không khó lắm đâu. Chỉ cần cậu thỉng thoảng chở Tịnh Nghi đến nhà chơi, để quân sư giúp vợ chồng tôi chăm sóc bé.
- Vâng. – Hữu Bằng thở phào ra - Tất nhiên rồi.
- Vậy ngày maid dến công t y mình bàn tiếp nhé. – Minh Long ngập ngừng - Vì như cậu biết đó, mình không có thói quen làm việc ngoài giờ.
- Vâng. Chào anh.
Hữu Bằng gật đầu như cái máy. Tịnh Nghi quay lại nhoẽn miệng cười với Minh Long:
- Chào anh, em về… Hôm nào em đến, anh cho em xem những chiếc bình cổ của anh nhé.
- Hữu Bằng! Tôi đói bụng qúa. Hay là mình kiếm cái gì ăn đi nha.
Giọng Tịnh Nghi chợ vang lên, cắt ngang dòng hồi tưởng. Giật mình ngẩng đầu lên, Hữu Bằng mới hay, thì ra mãi nghĩ, xe về gần đến nhà lúc nào không biết. Và anh cũng chợt nhớ ra rằng mình và Tịnh Nghi đã lỡ bữa cơm chiều hơn 4 tiếng rồi, bụng anh hiện cũng đang đánh lô tô thổi kèn kê đói.
- Đị – Thấy Hữu Bằng cứ ngồi yên, Tịnh Nghi nài nỉ - Tôi không bảo anh trả tiền đâu. Chầu này tôi bao.
- Sao hả?
Hữu Bằng không sợ hao tiền, chỉ bực mình cách nói của Tịnh Nghi thôi. Muốn chơi trội hơn anh hả? Con gái mà đòi bao. Được thôi, nếu đã muốn thế thì anh dại gì mất tiền túi chứ?
- Cô bảo là bao tôi hả?
- Ừ. – Tịnh Nghi gật đầu thẳng thắn, không có chút ngạc nhiên nào - Mình ăn bún riêu nhé? Tôi biết 1 quán ngon lắm đó.
- Bún riêu ư?
Hữu Bằng cảm thấy bất ngờ. Anh cứ ngỡ cô sẽ mời mình vào 1 nhà hàng sang trọng.
- Sao hả? Không chịu ăn bún riêu à? Thế anh thích ăn gì? cháo lòng hay hủ tiếu?
- Gì cũng được.
Đã lỡ nhận lờid dể Tịnh Nghi chiê đãi, Hữu Bằng đành chiều theo quyết định của Tịnh Nghị Thú thật, anh cũng cảm thấy tò mò. Nếu như nhớ không lầm thì gần 10 năm rồi, anh chưa được ăn món bún riêu dân dã đó. Suốt ngày dự tiệc tùng ở nhà hàng, anh như quên hẳn mùi vị cũng như tên gọi của món bún riêu rồi.
- Vậy quẹo trái đi. Chạy qua ng~ tư đèn đỏ, quẹo trái thêm 1 lần, đến cái quán đông đông thì dừng lại. – Tịnh Nghi sốt sắng chỉ đường - Tôi đã ăn bún riêu nhiều quán lắm rồi, chỉ có quán này là ngon nhất đấy… Ê! Khoan đã… chạy từ từ thôi… Xe vừa quẹo cua, Tịnh Nghi bỗng kêu lên:
- Tôi nghĩ lại rồi, anh đừng đậu xe trước cửa quán, mọi người sẽ làm lạ sẽ chú ý, khó chịu lắm. – Thấy Hữu Bằng chưa hiểu, cô giải thích thêm - Xưa nay, chưa có xe hơi nào ghé ăn, nên họ sẽ ngạc nhiên. Được rồi, anh cho xe quẹo vào hẻm này, đậu lại đi… cởi cả áo vest ra nữa.
Làm theo lời Tịnh Nghi, Hữu Bằng không hiểu sao hôm nay mình bị nhập bùa gì, sao bao nhiêu nguyên tắc của anh bay biến cả. Tổng giám đốc tám nhà hàng lớn lại chui vào quán bún riêu, khách hàng và đám nhân viên của anh rủi trông thấy, chẳng biết họ sẽ nghĩ gì về anh nữa.
- Thôi… - Không để ý vẻ mặt sượng sùng khó chịu của Hữu Bằng, Tịnh Nghi nôn nao giục - Yên tâm đi. Với áo sơ mi, trông anh chẳng giống giám đốc 1 chút nào, chỉ giống 1 viên chức bình thường đến ăn bún riêu thôi.
- KhÔng cần pah?i khoác tay đâu. – Hữu Bằng kêu lên khi thấy Tịnh Nghi choàng tay sang người mình 1 cácht ự nhiên - Ở đây, đâu có ai mà đóng kic.h?
- Ờ hén! - Bỏ tay ra khỏi người anh, Tịnh Nghi cười bẽn lẽn - Tôi quên mất, đóng kic.h riết rồi quen tay, cứ tưởng thật.
- Tưởng thật kiểu này, mai mốt dám cô tưởng mình là vợ thật của tôi thì chết mất.
Hữu Bằng như nửa đùa nửa thật. Tịnh Nghi lè lưỡi rùn vai:
- Gì chứ, chuyện đó hổng dám tưởng đâu.
- Còn chưa biết chừng.
Đến trước cửa quán bún riêu, Hữu Bằng đừng chân ngơ ngác. Ôi chao! Không ngờ quán đông khách qúa, chẳng còn chiếc bàn nào trống, cả người chạy bàn cũng chẳng thèm quan tâm đến khách, mạnh ai cứ việc kiếm chỗ ngồi, thật khác xa phong cách phục vụ của nhà hàng luôn ân cần, săn đón… - Hữu Bằng! Lại đây...
Tịnh Nghi đã giành được 1 bàn trống của 1 đôi bạn sinh viên vừa đứng dậy, tít trong góc cô vẫy tay gọi lớn. Lách mình qua đám đông, Hữu Bằng bước đến bên cô, cánh mũi phập phồng. Mùi vị này, sao anh nghe quen quá.
- Ngồi đi.
Kéo chiếc ghế đẩu thấp lè tè, Tịnh Nghi vui vẻ bảo anh. Rồi hướng mắt về phiá người chủ quán, cô hét to lanh lảnh:
- Dì Năm! Cho con 2 tô đặc biệt đi.
Có lẽ đã quen với thanh âm chói tai này, người chủ quán gật đầu rồi ưu tiên múc ngay 2 tô bún riêu đem đến, có 1 dĩa rau sống trụng nước sôi bốc hơi nghi ngút, đúng theo thói quen của khách hàng.
- Ăn đi. – Đẩy 1 tô đến trước mặt Hữu Bằng, Tịnh Nghi mời - Ngon lắm đó.
Cho tay vào ống đũa, Hữu Bằng ghê ghê nhì màn sơn bạc thếch. Chắc chắn là có vạn con vi trùng trong đó. Sao Tịnh Nghi, sao mọi người ở đây chẳng ai quan tâm đến chuyện này vậy nhỉ?
- Sao hổng ăn đi.
Cho 1 đũ to đùng vào miệng, Tịnh Nghi ngước nhìn anh lạ lẫm. Hữu Bằng lắc đầu:
- Đũa dơ qúa.
- Thế à?
Tịnh Nghi cầm lấy đôi đũa của anh xem xét rồi bỏ trở vào ống đũa. Lựa 1 đôi còn mới hơn, cô xé 1 mảnh giấy vệ sinh mà chủ quán để trên bàn cho khách lau tay, lau mấy cái vào đôi đũa rồi cho ngay vào tô Hữu Bằng:
- Xong rồi đó, ăn đi, để nguội không ngon đâu.
Vẫn còn cảm thấy ghê, nhưng không lẽ người ta ăn mà mình cứ ngồi nhìn, Hữu Bằng e ngại gắp 1 miếng lên ăn thử.
Ngon qúa! Cơn đói bị kích thích bởi vị chua làm Hữu Bằng quên hết sự đời. Anh gắp ăn nhanh như chưa từng được ăn bao giờ vậy. Đến lúc chợt nhớ, ngẩng đầu lên, bắt gặp nụ cười nở trên môi Tịnh Nghi, anh thẹn qúa, buông luôn đôi đũa:
- - Thôi, không ăn nữa.
- Có còn gì trong đó mà đòi ăn chứ?
Tịnh Nghi ranh mãnh. Hữu Bằng nhìn xuống... mới hay tô bún đã bị mình ăn sạch hết rồi. Tịnh Nghi lại hỏ:
- Ăn nữa nhé?
- Không. No lắm rồi.
Lắc đầu trong cơn thèm ăn chưa thỏa mãn, Hữu Bằng rút khăn tay lau miệng. Tịnh Nghi không ép” - Vậy anh ngồi chơi, chờ tôi ăn thêm tô nữa nhé.
Nói rồi, cô giơ ngón tay lên, 1 tô bún vun đầy mang đến ngay lập tức.
Rút điếu xì gà châm lửa, Hữu Bằng ngắm nhìn Tịnh Nghi ăn. Đúng là 1 cô gái khác thường. Ông Trần đã nhận xét không sai. Tịnh Nghi không kiểu cách, cô rất chân thành... chân thành ngay cả trong cách ăn uống của mình. Cứ nhìn cô ăn. Thật đó... chiếc miệng nhỏ của cô cuốn những cọng rau trông mới ngho làm sao.
Người như Tịnh Nghi, thế gian này không nhiều đâu. Bên tai lại vang lờin hận xét của ông Trần, Hữu Bằng thầm ngạc nhiên không hiểu sao từ ác cảm ban đầu, ông lại chuyển sang thán phục Tịnh Nghi nhanh đến thế? Không lẽ chỉ vì chuyện chiếc giày?
Cái lý do khiến Tịnh Nghi trở nên thân thiết với Xuân Hoa cũng buồn cười, cũng hi hữu lắm thaỵ Nghe cô kể lại, Hữu Bằng đã ngồi cười gần nửa tiếng đồng hồ. Thì ra... cơ hội giúp anh thắng được bản hợp đồng chỉ là 1 chiếc giày.
Hôm đó, khi anh buồn rầu bỏ đi uống rượu thì Tịnh Nghi cũng nghe buồn không kém. Nép mình trong góc vắng, cô trách mình sao qúa thật thà, quá vụng về, đã hại Hữu Bằng mất đi cơ hội. còn chưa tìm ra cách giúp anh, bất chợt cô nghe bên tai mình dậy lớn tiếng cười giòn của các bà. Chuyện gì thế nhỉ? Cô tò mò ngước mắt nhìn mới hay mọi người đang cười một ngườo đàn bà. Bà tad dang lúng túng đứng giữa vòng người với 1 chiếc giày cao vừa bị đứt quai.
Chương 9 -
Chẳng có gì đáng để cười. Tịnh Nghi nghe lạ lẫm rồi thản nhiên tiến ra giữa vòng người, cúi nhặt chiếc giày lên xem xét. Thấy nó chỉ bị bật đinh, cô tìm 1 thanh gỗ đóng cho nó dính lại rồi trao nó cho bà:
- Của chị đây. Em đã sửa rồi...
- Cám ơn...
Hành động nhỏ, nhưng lại chinh phục được cảm tình ngườid dối diện. Bởi bà ta không phải là 1 nhân vật bình thường của giới thượng lưu. Bà chính là Xuân Hoa, người đàn bà huyền thoại bị nhiều kẻ ghét ghen, ganh tỵ.
Bà không đẹp bằng ai trong các qúy bà đến dự sinh nhật hôm naỵ Nhưng bà lại được chồng cưng chiều, yêu thương hơn tất cả. Nên bề ngoài vui vẻ nói cười, đám bà qúy tộc kia vẫn thầm ganh ghét, vẫn mong hạ nhục bà bằng mọi cách. Chuyện chiếc giày chẳng có gì, nhưng họ sẵn sàng thổi phồng lên, chê trách bà là người vụng về, thô kệch...
Thái độ chân thành của Tịnh Nghi đã làm bà cảm động. Chỉ 1 thoáng gặp nhau.
Bà đã nghe qúy mến, nghe thân thiết với cô như đã quen thân tự bao giờ. Mời cô lên lầu, sự chân thành cởi mở của Tịnh Nghi đã làm hai người thân thiết. Biết bà là vợ Ông Trần, cô buồn rầu kể về sự vụng về, khiếm nhả của mình. Và cũng nhờ thế mà khiến vợ chồng bà hiểu được nhau hơn … - Ê! Uống nước không?
Tịnh Nghi đã ăn xong, cô khều khều tay nhắc nhở. Giật mình ngẩng lên, nhìn ly trà tay cô, Hữu Bằng lắc đầu:
- Không.
- Vậy … tính tiền rồi về hén. Dì Năm ơi! Tính tiền đi.
Uống ực một hơi ly trà đá, Tịnh Nghi thét gọi người chủ quán. Bản năng một người đàn ông khiến Hữu Bằng cho vào túi nói:
- Để tôi.
- Cũng được.
Tịnh Nghi gật đầu ngay không khách sáo. Hữu Bằng quay hỏi người chủ quán:
- Bao nhiêu?
- 15 ngàn - Bà trả lời vui vẻ rồi quay sang Tịnh Nghi - Bạn trai của cháu hả? Trông đẹp trai, bảnh bao, lịch sự quá … Dân làm việc hả?
- Dạ … - Thấy mọi người chăm chú ngó mình, Tịnh Nghi cũng hứng chí nói luôn - Dạ ảnh là giám đốc … giám đốc nhà hàng đó … - Vậy sao?
Mọi người càng tò mò, càng chăm chú nhìn hơn làm Hữu Bằng cuống cả chân tay. Xấu hổ quá, anh chỉ muốn chui ngay xuống đất. Đường đường anh mặt mủi thế này mà lại cặp bồ với một cô gái lắm mồm lắm miệng, hay ăn vặt như Tịnh Nghi ư?. Lại còn theo cô ta chui vào quán bình dân nữa … Mau trả tiền rồi chuồn thôi. Quái! Nhưng tiền đâu mất tiêu rồi? Túi quần, túi áo đều không thấy! Thôi chết! Cái bóp anh bỏ trong áo veste. Làm sao bây giờ? Bảo Tịnh Nghi cứu bồ ư? Giữa bàn dân thiên hạ, mặt mũi nào … - Anh sao thế? Trả tiền mau rồi về, dì Năm còn phải bán nữa.
- Cái bóp... tôi... bỏ quên trong áo veste rồi.
Hữu Bằng ấp úng, Tịnh Nghi vụt cười xòa:
- Không sao, để tôi trả cho.
Không sao! Với cô đúng thật là không sao cả. Nhưng với mình, Hữu Bằng biết mọi việc không đơn giản thế. Trong những ánh mắt tối sầm đi của mọi người, anh cảm nhận được lời dè bỉu.
- Giám đốc gì nghèo mạt thế? Mười lăm ngàn cũng không trả nổi. Chắc dân du thủ du thực nào đâu, mượn cái mã bảnh trai đào mỏ...
Tất cả cũng tại Tịnh Nghi lắm chuyện thôi. Bước vội ra xe, anh lầm bầm mắng Tịnh Nghi. Tự nhủ lòng sẽ không bao giờ nghe theo lời cô nữa.
- Hữu Bằng! Một lát, anh nhớ xưng mình là ông chủ nhé, rồi cứ yên lặng, mặc tôi giải quyết.
Nghe Tịnh Nghi cứ lải nhải lặp đi lặp lại mỗi 1 câu, Hữu Bằng nhăn mặt:
- Biết rồi. Sao cứ nói mãi thế? Tôi có điếc đâu.
Tịnh Nghi cười ngượng:
- Tại tôi lo lắng qúa thôi. Đi nào. Nhà tôi là... cái nhà có cánh cửa màu xanh đó.
Không trả lời, Hữu Bằng nhón chân bước qua 1 ổ gà. Thầm ngạc nhiên cho cách ăn mặc và lối ứng xử lạ đời của Tịnh Nghi. Phàm làm người, ai cũng có sĩ diện, cũng thích mình hơn thiên hạ, chỉ có Tịnh Nghi là... ngược đời thôi.
Chẳng ai như cô, thích mặc quần áo cũ về nhà, bao nhiêu vàng vòn gnữ trang cũng đều cởi hết ra, thậm chí cả làn da trắng mịn cũng tìm cách làm cho nó lấm lem, đen đủi.
Bao nhiêu việc ngập đầu, vậy mà mình lại ở đây, làm 1 việc vớ vẩn là đưa cô nhân viên về thăm nhà.
Sao thế nhỉ? Qủa là không hiểu nổi.
Đúng là không hiểu nổi thật, cả đêm qua và sáng nay nữa, Hữu Bằng cứ bâng khuâng cật vấn mình. Tại sao anh lại đòi đưa Tịnh Nghi về thăm nhà, khi cô xin phép nghỉ 1 ngày. Có thật vì anh không muốn cho cô nghỉ nhiều hơn 1 buổi? Lý do này sao gượng gạo, khó thuyết phục anh đến thế?
Anh chỉ biết là có 1 nỗi tò mò xâm chiếm lấy mình, khi nghe Tịnh Nghi xin phép được về thăm nhà. Tự nhiên Hữu Bằng nghe tò mò quá. Anh muốn biết về cuộc sống riêng của Tịnh Nghi, muốn biết về cha mẹ, anh chị em, cũng như bao nhiêu điều khác về cô nữa mà không tiện hỏi. Liệu những điều đó có khác thường giống cô không?
- A! Chị Nghi về rồi...
- Chị Nghi!
Một bầy con nít từ đâu bỗng túa ra quấn lấy chân Tịnh Nghi, hét lớn. Bàng hoàng sực tỉnh, Hữu Bằng ngơ ngẩn nhìn đám trẻ con lem luôt nhảy cẫng reo mừng. Một, 2, 3... 4... cả chục, chúng nó là em của Tịnh Nghi ư? Hữu Bằng nghe kinh hãi!
- Ồ! Cu Tý, bé Đài... có cả Cu Tùng nữa... Trời ơi! Chỉ mới mấy tháng mà mấy đứa lớn quá rồi. Đứng yên để chị Nghi tặng quà nghe. – Ôm 1 đứa vào lòng, Tịnh Nghi mi nó rồi cho tay vào túi lấy ra 1 bịch kẹo to chia cho cả bọn - Mấy đứa dạo này ra sao hả? Có ngoan không? Có nghe lời cha mẹ không hả?
- Có. Em có ạ...
- Em cũng ngoan nữa. Chỉ có cu Tùng là hư thôi. Nó chửi thề đó chị Nghi.
- Coi. - Tịnh Nghi trừng mắt - Sao em hư vậy. Chị đã dạy rồi... Không được chửi thề.
- Xin lỗi chị Nghi , em không dám nữa.
Đứa bé tên cu T`ung vòng tay sợ hãi. Tịnh Nghi cho nó một nắm kẹo đầy.
- Ừ, chị tin.- Rồi cô đứng dậy cười cùng cả bọn - Thôi , mấy đứa chơi đi, chị vào nhà thăm anh Nhật Hà với bà Năm. Một lát rảnh, sẽ ra chơi với mấy đứa.
- Vâng ạ.
Đám trẻ vâng lời tản đi ngay. Hữu Bằng tò mò:
- Chúng là em của cô à?
- Không đâu. - Tịnh Nghi lắc đầu - Bọn trẻ ở xóm. CHúng dễ thương lắm. Tôi vẫn thường tắm rửa và chơi với chúng.
Đúng là dư hơi quá. Hữu Bằng nhẹ nhún vai. Không hiểu Tịnh Nghi tìm đâu ra nhiều nhiệt tình và lòng bao dung đến thế? Trong lúc anh và phần đông mọi người chỉ dùng thái độ thờ ơ và lãnh đạm đối xử với những người không dính dán đến mình. Thời buổi công nghiệp, kinh tế thị trường , con người quá mệt mỏi với cuộc đua tranh , chẳng ai buồn quan tâm , để ý đến hàng xóm láng giềng làm gì nữa.
- Vào nhà thôi.
Tịnh Nghi kéo nhẹ tay Hữu Bằng rồi cất giọng gọi to:
- Nhật Hà!
- Ôi , chị Hai!
Đang loay hoay nấu cơm sau bếp, nghe giọng Tịnh Nghi gọi lớn, Nhật hà mừng quá, chạy ào ra. Quên mất trên tay hãy còn cầm đôi đũa bếp, cậu reo lên ôm lấy Tịnh Nghi, mừng rỡ:
- Sao chị lâu về vậy? Em nhớ chị quá.
- Chị cũng nhớ em lắm.- Vỗ nhẹ vai em , Tịnh Nghi thổn thức vì mừng. Đẩy nó ra khỏi người mình, cô mắng - Làm gì m mít ướt như con gái vậy. Mau chào ông chủ của chị đi.
- Dạ... - Đưa tay dụi mắt , Nhật Hà bẽn lẽn bước đến trước mặt Hữu Bằng - Em chào anh. Mời anh ngồi , để em đi pha nước.
- Được rồi.
Hữu Bằng ngồi xuống ghế, mắt đảo nhanh 1 lượt khắp nhà. Gọn ghẽ, sạch sẽ lắm. Tuy nhà tranh vách đất, nhưng mát mẻ... tươm tất.
- Anh ngồi chơi, tôi phải vào thăm mẹ.
Tịnh Nghi quay bảo Hữu Bằng. Anh vội đứng dậy ngay:
- Tôi cũng muốn vào thăm bác.
- Vậy theo tôi.
Tịnh Nghi vui vẻ, nhảy chân sáo chạy đi. Đến bên chiếc giường có người đàn bà ốm yếu đang nằm, cô trìu mến gọi:
- Mẹ Ơi! Con về rồi đây. Mẹ có khỏe không?
Đôi rèm mi khẽ động, người đàn bà mở bừng mắt vui mừng:
- Ồ! Tịnh Nghi con về rồi hả? Mẹ nhớ con qúa.
- Con cũng nhớ mẹ lắm. – Ân cần Tịnh Nghi đỡ bà ngồi dậy - Mẹ Ơi! Chân mẹ thế nào rồi?
- Em vừa chở mẹ đi tập vật lý trị liệu về. – Nhật Hà bưng nước lên vui vẻ chen vào - Bác sĩ bảo mẹ khá hơn nhiều, chân bắt đầu có phản ứng và cảm giác. Nếu tiếp tục tập sẽ hy vọng đi đứng được.
- Nhưng tốn kém lắm con à. – Bà Năm ái ngại - Mẹ không muốn chữa trị nữa đâu. con di làm cực khổ, hãy để dành tiền phòng thân. Mai mốt con còn phải lấy chồng.
- Con không lấy chồng đâu. – Tịnh Nghi cười giòn, nắn bóp chân cho mẹ – Mẹ đừng lo, cứ việc yên tâm trị bện, lương con bây giờ cao lắm. Cũng phải... à, quên mất, xin giới thiệu đây là ông chủ của con.
- Chào bác!
Hữu Bằng vội gật đầu. Bà 5 ngước mắt lên rồi quýnh quáng gọi Nhật Hà:
- À... chào cậu. Trời ơi! Nhật Hà... mau nhắc ghế, rót nước mời ông chủ của chị Hai con ngồi.
- Dạ không sao. – Hữu Bằng xua tay - Bác đừng bận tâm.
Tịnh Nghi lấy chiếc túi ra trước mặt:
- Con có quà cho mẹ đây. Cả Nhật Hà nữa, lại đây mau.
- Da.
Nhật Hà chạy nhanh lại. Tịnh Nghi lấy ra 1 bộ dụng cụ y khoa:
- Cho em đó, có thích không?
- Ôi, thích qúa! - Nhật Hà nhảy cẫng lên reo lớn - Cám ơn chị Hai... trời ơi! Em mơ nó lâu rồi.
- Lương cao chắc là vất vả lắM phải không con?
Vuốt tóc Tịnh Nghi, bà 5 đau xót.
Cô lắc đầu ngay:
- Dạ không đâu. Mẹ đừng lọ Công việc của con cũng nhàn hạ lắm. không tin, mẹ cứ hỏi ông chủ của con.
- Có đúng vậy không anh?
Nhật Hà đeo thử chiếc ống nghe vào tai. Hữu Bằng gật đầu, nghe dạ nao nao.
Bà 5 lại hỏi:
- Con về chơi được mấy ngày?
Đưa mắt ngó Hữu Bằng, Tịnh Nghi trả lời buồn:
- Chỉ dược nửa ngày thôi, mẹ ạ.
- Nửa ngày thôi ư? - Giọng Nhật Hà đầy thất vọng - Sao mà ít vậy?
- À... Tịnh Nghi! - Bỗng tốt bụng 1 cách khác thường Hữu Bằng nói chen vào - Nếu muốn thì... cô cứ nghỉ hẳn cả 2 ngày cũng được.
- Thật ư? - Tịnh Nghi mừng rỡ - Sao hôm nay, anh bảo là bận lắm...
- Ờ, thì...
Đưa tay gãi tóc. Hữu Bằng nghe khó nói. Bà 5 vui vẻ.
- Vậy mà con không hiểu ư? chẳng qua ông chủ tốt bụng, rộng rãi với con thôi.
- Vậy chị nghỉ luôn 2 ngày nhé! - Mắt Nhật Hà long lanh sáng - Tối nay, em sẽ kể chuyện này cho chị nghe.
- Chuyện gì? - Tịnh Nghi nháy mắt - Có phải em của chị đã có người yêu không hả?
- Chị đừng nói vậy. – Má Nhật Hà ửng đỏ - Người ta còn con nít, biết gì...
- Thôi. Nhật Hà! Con lo dọn cơm cho chị con ăn rồi để nó đi. – Bà 5 bỗng chen vào - Đừng lợi dụng lòng tốt của ông chủ đây. Về thăm, thấy nhau, biết con khỏe mạnh là mẹ vui mừng rồi.
- Dạ.
Nhật Hà ngoan ngoãn. Tịnh Nghi đứng dậy:
- Để chị phụ em. Xem hôm nay em đãi chị món gì nà - Rồi quay sang Hữu Bằng cô vui vẻ - Anh ra võng ngồi chơi, hôm nay ăn cơm với nhà tôi nhé?
- Được rồi.
Hữu Bằng gật đầu. Đợi Nhật Hà dìu bà Năm nằm trở xuống giường rồi bước ra ngoài. Sau anh có cảm tình với cậu em trai của Tịnh Nghi nhiều qúa. Hiền lành, ngoan ngoãn, rất có nề nếp.
- Chỉ có rau muống luộc và đậu hủ chiên thôi, chị Hai ơi.
Nâng ly nước lọc lên uống, bất chợt nghe có tiếng thì thầm sau bức vách. Hữu Bằng tò mò theo dõi theo câu chuyện của 2 chị em:
- Chị đã bảo em ăn uống tử tế hơn rồi, sao em hà tiện thế? - Giọng Tịnh Nghi không hài lòng.
- Chị đi làm vất vả, em làm sao tiêu hoang phí cho đành. À, chị Nghi à! Hôm nay có ông chủ của chị đến, để em chạy mua thêm món gì nhé.
- Thôi khỏi đi, em lấy cây chả lụa này cắt thêm ra, chị mua về cho mẹ đấy.
- Dạ... chị 2 nè! Học kỳ qua em lại được bầu là học sinh xuất sắc đó. Thầy chủ nhiệm bảo cứ đà này, năm sau em sẽ được nhà trường cho sang nước ngoàid u học đó.
- Ồ, hay quá!
- Nhưn gem đã từ chối thầy rồi.
- Sao thế? - Tịnh Nghi chưng hửng.
- Đi du học, dù có học bổng vẫn tốn kém lắm. Hơn nữa, nếu em đi rồi ai lo cho mẹ?
- Đừng lo. Tới chừng đó chị sẽ xin nghỉ việc. Còn kinh phí, em đừng lo. Hổm rày chị có dành dụm được chút it , định mua cho em chiếc xe gắn máy. Nếu em đi du học thì thôi không mua nữa. Ráng lên em.
- Chị 2! Chị hy sinh cho em nhiều qúa. – Giọng Nhật Hà nghe nghèn nghẹn - Ơn nghĩa đó, em thật không biết lấy gì báo đáp!
- Khùng điên! - Tịnh Nghi bật cười giòn - Chị em mà em làm như người dưng vậy, cứ nói câu ơn nghĩa. Bộ muốn chị giận à?
- Không có đâu. Mà... chị Hai ơi! Ông chủ của chị đẹp trai mà tốt qúa. Chị có động lòng o hả?
- Động cái nỗi gì! - Tịnh Nghi giãy nảy lên - Coi chừng tao vả cho 1 cái không còn cái răng ăn cháo bây giờ. Ông ta có vợ rồi.
- Tội nghiệp chị 2! Nhưng không sao. Mai mốt đi nước ngoài du học, em sẽ để ý chọn cho chị 1 ông chồng ngoại kiều thật đẹp trai.
- Đây không ham của ngoại đâu. Mà thôi, đừng nói tầm bậy nữa. Chị đưa cho em 5 triệu nữa đây, lo cho má và mua thức ăn kha khá vào. Em học nhiều, cần phải bồi dưỡng, đừng hà tiện qúa không có lợi cho sức khỏe đâu.
- Dạ.
Nằm trên chiếc võng đong đưa, lặng nghe lời tâm sự thì thầm, tâm hồn Hữu Bằng bỗng như oà vỡ 1 cái gì thật lạ len lỏi vào trái tim anh, tựa như làn nắng ấm của mùa xuân đang nhẹ nhàng đánh thức những cảm giác yêu thương bấy lâu yên ngủ. Để anh nghe 1 nỗi bồi hồi rung động, nửa như là nỗi xót thương niềm thông cảm, nửa lại giống với sự thán phục, trăn trở. Tịnh Nghi qủa là 1 cô gái khác thường. cô không chỉ dịu dàng, tinh tế, bao dung, đầy nhân hậu, còn là 1 người con gái đầy bản lĩnh, nghị lực và rất lạc quan.
Gần gũi cô bao ngày, Hữu Bằng không bao giờ tin cô đã phải sống trong 1 hoàn cảnh khó khăn đầy bất hạnh thế này. Trong thái độ kiêu kỳ, bướng bỉnh đầy lòng tự trọng của cô, anh cứ ngỡ ít ra cô cũng xuất thân trong 1 gia đình khá giả, quen được cưng chiều, vòi vĩnh.
Ôi gì thế này? - Chợt đập mạnh tay vào trán, Hữu Bằng giật mình hốt hoảng. MÌnh đang nghĩ tốt về Tịnh Nghi đó phải không? Sao lại thế? Lẽ nào Tịnh Nghi đã chinh phục được ác cảm của nh cùng giới nữ? Ồ! Không đâu. Hữu Bằng cắn mạnh xuống môi mình giận dữ. Đừng nhẹ lòng, non dạ thế. Đàn bà không đơn gỉan, đáng yêu và tốt bụng thế đâu. Tất cả chỉ là thủ đoạn tinh vi, là những màn kịc được dựng lên che mắt đàn ông. Chẳng phải ngày xưa mẹ của anh cũng thế. Bà đã dịu dàng khả ái suốt 14 năm trời, còn Tịnh Nghi chỉ mới mấy tháng thôi. Ô! Sao mà anh ngây thơ vậy?
Tắm xong, trở ra nồi chè cũng vừa chín tới. Tịnh Nghi vui vẻ mu;c 2 ly đem mời bà Thanh, ông Thái rồi múc đầy 2 ly khác đem lên lầu bồi dường mình với Hữu Bằng.
Ôi! Nhìn 2 ly chè lạnh sóng sánh vàng ươm hấp dẫn trên tay, Tịnh Nghi không khỏi nuốt nước miếng nghe đánh ực 1 cái. Hữu Bằng sẽ thích lắm, món chè yến nấu với hột sen này ăn vừa mát, vừa giải cảm lại vừa là món anh thích nhất.
Suốt ngày ra nhà hàng phụ việc, về đến nhà đã mệt nhoài, Tịnh Nghi không hiểu.
Tắm xong, trở ra nồi chè cũng vừa chín tới. Tịnh Nghi vui vẻ múc hai ly đem mời Bà Thanh, ông Thái rồi múc đầy hai ly khác đem lên lầu bồi dưỡng mình với Hữu Bằng.
Ôi! Nhìn hai ly chè lạnh, sóng sánh vàng ươm hấp dẫn trên tay, Tịnh Nghi không khỏi nuốt nước miếng nghe đánh ực một cái. Hữu Bằng sẽ thích lắm đây, món chè yến nấu với hột sen này ăn vừa mát, vừa giải cảm lại vừa là món anh thích nhất.
Suốt ngày ra nhà hàng phụ việc, về đến nhà đã mệt nhoài, Tịnh Nghi không hiểu sao mình lại siêng như vậy, xuống bếp lục đục giành nấu chè với con sen nữa. Có lẽ vì bác ba bếp trưởng vừa dạy cho cô bí quyết nấu chè yến thật ngon … mà có lẽ cũng vì Hữu Bằng nữa.
Tuy anh không nói, nhưng Tịnh Nghi biết dạo này anh lo lắng lắm, bế tắc nữa. Không thì chẳng đời nào anh chấp nhận cho cô ra nhà hàng phụ việc đâu. Tịnh Nghi vẫn còn nhớ rõ, lần đó Hữu Bằng đã phản ứng quyết liệt ra sao, khi nghe cô đề nghị anh cho mình ra nhà hàng phụ việc.
- Cái gì? Cho cô ra nhà hàng phụ việc ư? Có mà điên, mà loạn lên mất. Dẹp ngay ý tưởng hoang đường này lập tức.
Nhìn anh trợn mắt phùng má, Tịnh Nghi đã thôi không dám hy vọng, dù lòng thích lắm. Cho mãi đến tối hôm kia, khi cô đang ngồi đọc sách thì Hữu Bằng đột nhiên bảo nhỏ:
- Này, ngày mai cô ra nhà hàng phụ việc cho tôi nhé?
- Hả! Thật không đó?
Không tin vào những gì mình nghe thấy, Tịnh Nghi ngây ngô hỏi lại, làm Hữu Bằng tức giận, hét toáng lên.
- Sẳn sàng thôi.
Được lời như cởi tấm lòng. Cả đêm Tịnh Nghi cứ nôn nao không sao ngủ được. Cô lo lắng lắm, không biết mình phải chọn công việc gì cho vừa sức.
Chạy bàn hay phụ bếp? suy nghĩ mãi không ra, cô đem ý kiến này đi hỏi Hữu Bằng, liền bị anh la cho một trận:
- Này, cô ngớ ngẩn hay tâm thần thế? Vợ của tổng giám đốc mà chạy bàn hay phụ bếp ư? Nhiệm vụ của cô ra đó là làm … tổng giám đốc cho tôi.
- Làm … tổng giám đốc ư? - Tịnh Nghi nghe tối tăm mặt mũi - Nhưng làm tổng giám đốc là làm gì? Tôi đâu biết.
- Đúng là cô không biết, cũng chẳng làm được tích sự gì ở vị trí này. - Hữu Bằng cau có - Và … tôi sẽ chẳng bao giờ đưa một người ngớ ngẩn như cô ra đấy để làm mất mặt mình, nếu tình thế không cấp bách.
Đúng vậy, Tịnh Nghi gật đầu am hiểu. Một mình trong coi quản lý tám nhà hàng … với Hữu Bằng đã là chuyện khó khăn rồi. Huống chi lúc này, anh còn phải lo cho công trình mới.
Một mình chạy tới chạy lui, làm sao lo chu toàn được. Ở nhà hàng thì lo lắng việc công trình. Đến công trình thì mới chợt nhớ ra còn chưa làm việc này việc nọ. Chuyện thất thoát dĩ nhiên là không tránh khỏi.
Hữu Bằng gặp khó khăn, Tịnh Nghi cảm nhận được điều đó qua cách nói của Hữu Bằng. Nhưng mãi sáng nay ra nhà hàng nhận việc, cô mới hay sự việc trầm trọng hơn mình đã tưởng nhiều.
Tiêu cực nảy sinh, thủ qủy và kế toán thông đồng thụt két, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu. Vẫn dễ giải quyết hơn chuyện nhà hàng mất khách rất nhiều. Vì sao thế nhỉ, Hữu Bằng đã không hiểu, không tìm nổi nguyên nhân thì … Tịnh Nghi làm sao biết được.
Cả một ngày ngồi làm bù nhìn giữa nhà hàng rộng thênh thang, ngồi ngáp ruồi với đám nhân viên, Tịnh Nghi thấy lo cho Hữu Bằng quá. Cứ đà này, anh sẽ lao xuống vực mất thôi. Bởi tuy không biết gì, Tịnh Nghi cũng mang máng hiểu, số vốn đầu tư vào công trình “Trường Thiên” của anh đã phình to hơn dự định ban đầu. Từ hai mươi lăm tỷ, nó đã vượt đến con số bốn mươi và nghe đâu nó sẽ còn tăng lên nữa.
Chuyện này sẽ chẳng thành vấn đề, nếu tám nhà hàng của anh hoạt động bình thường. Thu nhập của nó sẽ là nguồn vốn bổ xung, là tiền mặt giúp anh xoay trở tạm thời trong thời gian ông Trần không có mặt ở Việt Nam - họ đã sang Thái Lan dể ký kết nột công trình xây dựng khác.
Thế mà đùng một cái, không rõ nguyên nhân, cả tám nhà hàng đang kinh doanh tấp nập của anh bỗng trở nên vắng vẻ khác thường. Từ mức cố định bình quân mỗi ngày hai tiệc trên mỗi nhà hàng tuột xuống mức không còn tiệc. Mấy trăm nhân viên, từ quản lý, bếp trưởng đến tiếp viên hơn một tháng rồi chỉ biết ngồi không ngáp gió. Và sẽ còn ngồi ngáp gió dài dài … vì lúc này mở lịch ra, Tịnh Nghi thấy trọn tuần này thời khóa biểu trống trơn.
Tiền mặt không còn, một lúc phải trang trải hai nơi, Hữu Bằng đang bước vào cơ khủng hoảng. Giật đầu này và đầu kia … lỗ hổng càng lúc can`g to, liệu anh còn chịu đựng được bao lâu nữa.
Càng nghe, càng nhận thức được khó khăn của anh, Tịnh Nghi càng giận mình bất lực. Sao cô không thể giúp được cho anh gì nhỉ? Cái duy nhất bây giờ cô có thể làm là chăm sóc sức khỏe của anh thôi. Ly chè yến này là tấm lòng của cô muốn sẻ chia cùng anh cơn hoạn nạn, khó khăn này.
- Hữu Bằng! Có món chè yến anh thích nhất đây.
Đẩy mạnh cửa bước vào, Tịnh Nghi cố lấy giọng thản nhiên, vui vẻ, bởi cô biết Hữu Bằng ghét nhất ai tỏ ra thông cảm, tội nghiệp mình.
Ồ! Đã ngủ rồi à? Thấy anh vẫn nằm yên trên giường không đáp, cô lắc đầu, thầm lo ngại. Hữu Bằng quả là mệt mỏi quá sức rồi, để cả áo quần giầy dép lên giường ngủ, không phải thói quen của anh đâu. Ngày thường, dù về trễ, dù mệt mỏi cách mấy, anh cũng phải đi tắm rồi mới ngủ.
Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ

Old school Easter eggs.