Teya Salat
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Truyện tình cảm - Độc thân, cần yêu - trang 4

Chương 7

Khách cuối
Hoa rút nốt mấy cái khăn đang phơi ngoài dây. Khăn vẫn hơi ẩm, nhưng trời đã nhá nhem tối, người đi đường cũng thưa thớt hẳn, phải cất dọn hết vào thôi. Cả dãy phố cắt tóc gội đầu này hàng nào hàng nấy đã đóng cửa nghỉ từ trưa nay hoặc từ tối qua rồi còn gì. Cắm máy sấy hong mớ khăn cho khô thêm rồi gấp từng cái cho lên giá, Hoa thở ra một hơi dài. Gọn ghẽ tinh tươm cả rồi, chuẩn bị đi tắm thôi. À, vẫn còn đống tóc vụn vun ra sát cửa từ sáng, mải khách quên khuấy mất lúc nào không biết. Chổi đây rồi, hất ngay ra cho gọn.
- Này!
Hoa giật nảy mình quay ra. Trước cửa hàng, một gã tóc tai ngờm ng
p, râu ria xồm xoàm bặm trợn, đang nhìn như muốn vặn cổ người đối diện. Đôi giày bê bết bùn đất của gã vừa được trang điểm thêm bằng mớ tóc vụn, nom như xác con chuột chết trụi lông nham nhở. Thấy Hoa nhìn, gã cau mặt, trông lại càng

- Quét thế à?
- Chết thật, xin lỗi anh. – “Thôi xong, gặp đầu gấu rồi”, Hoa nghĩ bụng, vội vứt chổi vào góc nhà chạy ra tận nơi, cố nở nụ cười tử tế nhất. – Tại đường vắng nên em chủ quan. Anh vào đây em lau giày cho ạ.
Đầu Gấu im lặng, nhìn quanh dò xét. Hoa tái mặt nhìn theo ánh mắt của gã. Tiền khách trả Hoa vẫn để trong ngăn kéo, hơn năm trăm ngàn. Chiếc điện thoại mới mua thì để ngay trên bàn, ngót triệu bạc. Rồi còn máy sấy, máy ép tóc, toàn hàng xịn, tiền trăm cả.
- Đóng cửa rồi à? – Đầu Gấu hất hàm, đi tới xoay cái ghế, ngồi phịch xuống.
- Vâ… ấy, không ạ. – Hoa lập cập. – Anh gội đầu ạ?
- Cắt tóc, gội đầu, cạo râu. Mất bao lâu?
- Phải hơn một tiếng ạ.
- Có một mình thôi à?
- Dạ, vâng ạ.
- Làm gì mà cứ vâng dạ ạ riếc thế? Bao tuổi rồi?
Bạn đang đọc truyện tại ThichTruyen.VN
- Dạ, em hăm hai ạ.
- Đấy, lại ạ! Gội đi, nhanh không Giao thừa bây giờ.
- Vâng, anh gội dầu gì? – Hoa định nói “ạ” nhưng cuối cùng kìm lại được.
- Gì chả được, loại kia đi.
Đầu Gấu chỉ chọn loại dầu thường, rẻ tiền. “Cũng còn may”, Hoa vừa nghĩ thầm vừa một tay chế từng chút nước lã lên chỗ tóc vừa nổi chút bọt của gã, một tay gãi. Có lẽ cái đầu… gấu này không biết đến nước và xà phòng từ hàng triệu năm nay rồi. Tóc dài vô tổ chức, bết tảng, quyện bụi đất cứng đơ như vuốt keo. Nửa lọ dầu gội đổ vào gãi mãi mới mềm, không có bọt trắng mà chỉ lên chút gợn màu cháo lòng.
- Em gãi thế này vừa chưa anh?
- Ờ, rồi… Em thuê nhà của ông bà Tâm à?
- Vâng, nhưng ông Tâm mất rồi, còn bà thôi.
- Ông mất rồi à? – Đầu Gấu ngẩng lên, thảng thốt nhìn vào bóng Hoa trong gương.
- Vâng, ông mất được hơn một năm rồi, vừa mới qua giỗ đầu được tháng rưỡi, hai tháng thôi.


- Trước ông Tâm mở hàng cho thuê truyện ở đây. Anh hay ra thuê.
- Thế chắc lâu lắm rồi. Vì khi em đến làm nó đã là hàng gội đầu. Ông bà Tâm thì lên chung cư ở từ trước đấy nữa cơ.
- Em làm được bao lâu rồi?
- Cũng phải gần ba năm. Hồi ấy cháu bà Tâm mở cửa hàng rồi nhượng lại cho em.
- Cháu bà Tâm… là Thúy Giang?
- Vâng, anh cũng biết chị ấy à?
- Trước anh học cùng.
- Chị ấy xinh anh nhỉ.
- Ờ… Giờ Giang thế nào?
- Chị ấy lấy chồng rồi.
- Lấy chồng rồi à?
- Vâng, chồng người Hàn Quốc. Đợt vừa rồi bà Tâm còn sang chơi nữa… Anh lên bàn để em x
Đầu Gấu loay hoay mãi mới tìm được cách nằm trên bàn xả cho thân hình quá khổ. Gã cởi giày rồi nằm với đôi chân khoanh gập lại như một thế yoga quái gở. Hoa để mặc gã tự thu xếp, vào trong mở vung nồi nước mùi già, đổ thêm nước lã. Hương mùi già ấm sực làm Đầu Gấu nghển hẳn đầu lên nhìn. Câu chuyện về người quen chung làm Hoa bớt sợ, đã có thể nhìn gã một cách không lấm lét, thậm chí còn có thể nhường cho gã vài gáo nước tắm tất niên.
- Ba mươi năm nào mẹ em cũng đun nước mùi già cho cả lũ bọn em tắm. Em đổ thêm nước để lát nữa anh gội xong thì tráng.
- Cảm ơn em.
Có lẽ một nụ cười vừa xuất hiện trên môi của Đầu Gấu, nhưng Hoa đang đứng phía trên đầu gã nhìn xuống nên thấy nó như là mếu. Từ đuôi mắt đen kịt bụi của gã, một giọt nước chớm lăn ra. Hoa từ từ khỏa nước rửa sạch cả bụi và hòa tan giọt nước nhỏ xíu ấy, tự dưng không biết nói gì.
- Nhà em ở đâu? Chắc gần đây nhỉ? Thấy Hoa im lặng lâu, Đầu gấu bắt chuyện.
- Em ở tận Yên Bái cơ.
- Thế mà giờ này chưa về?
- Năm nay em không về, ở lại ăn Tết thành phố cho vui.
- Sao không về? Tết thành phố có vui gì đâu.
- Ở lại thành phố không vui nhưng về quê còn buồn hơn.
- Sao thế?
- Năm nay suy thoái, làm ăn khó khăn anh ạ.
- Khó mấy cũng phải mua được cái vé xe khách chứ!
- Vé được. Nhưng về mà không có món tiền biếu bố mẹ anh chị, mừng tuổi các các cháu, rồi quà cho họ hàng... buồn lắm anh ạ.
- Ờ, cả năm mới có dịp về mà đi tay không thì cũng ngại. Nhưng ở thành phố mà gặp gỡ bạn bè đi chơi mấy tiếng cũng hết nhiều tiền lắm đấy.
- Em có bạn bè gì đâu mà đi chơi.
- Không có người yêu đồng hương gì à?
- Không ạ, anh bảo em cứ ngập mặt trong cửa hàng cả ngày thế này thì chơi với ai.
- Thế ba ngày Tết trùm chăn ngủ thôi hay sao?
- Năm nay, mùng Hai đẹp ngày, em mở hàng luôn, làm túc tắc trong Tết cũng được mỗi ngày vài ba khách... Anh có rửa tai không ạ?
- Có chứ, bẩn kinh lắm.
- Cũng bình thường. Em làm quen rồi. Chắc anh đi đường trường mới về.
- Anh đi làm ăn ở tận trong Nam, vừa về đến Hà Nội lúc chiều.
- Thảo nào đang mùa rét mà da anh đen thế. Nhà anh ở gần đây ạ?
- Nhà cũ ở gần đây, giờ chuyến đi chỗ khác rồi… Không cần massage đâu. Tráng nốt cho anh rồi còn cắt tóc cạo râu nữa.
- Vâng, thế để em lấy nước mùi già.
Khi những lọn tóc đẫm nước mùi già của người khách cuối cùng kỳ lạ rơi xuống sàn, trời đã tối hẳn, dường như đã vắng tanh, mùi hương trầm và thức ăn của nhà ai bay sang, trộn lẫn với hương mùi già khiến cửa hàng nhỏ có chút không khí gia đình. Bàn tay cầm dao cạo của Hoa đưa những đường từ tốn vào bộ râu tua tủa của gã, tạo ra những n đường màu da người giữa lớp bọt kem trắng xóa. Gã Đầu Gấu bặm trợn dần biến mất. Trước gương còn lại một gã thanh niên, rắn rỏi và không hề xấu trai đang mỉm cười với Hoa.
- Anh gửi tiền… – Gã đứng dậy, rút ví.
Gã đưa một tờ tiền mệnh giá khá cao và bảo không lấy lại tiền thừa, như bất cứ một vị khách nam tử tế nào khác trong những dịp lễ tết thế này. Vậy mà không hiểu sao Hoa thấy áy náy. Quần áo xuềnh xoàng bạc phếch, lại đi bộ, có lẽ gã không khá giả gì.
- Anh ơi, chờ chút ạ - Hoa mở ngăn kéo lấy ra một gói kẹo bộ dở, rút mấy chiếc dúi vào tay gã – Quà quê em, mừng tuổi anh.
Gã bật cười, cảm ơn xong còn định nói gì nhưng lại thôi. Hoa đứng nhìn theo cái dáng cao lớn gù gù của gã khuất dần về phía cuối phố, nghĩ thầm “buồn cười thật còn chả biết tên nhau”, bất chợt thấy văng vẳng đâu đấy một khúc nhạc xuân rộn rã.
Hai người không quên nhau
Cháy. Giữa những tiếng hô hoán hò hét, giữa ánh đèn nhấp nháy và tiếng còi inh ỏi của xe cứu hỏa, Điệp đứng yên, nhìn khối nhà chung cư nơi có căn hộ của mình biến thành một cột khói cuồn cuộn, đầu óc váng vất và trống rỗng như bị ai rút cạn sạch. Cô vừa về đến nhà sau một ngày Chủ nhật bận rộn bất thường, mới chỉ tẩy trang và thay bộ quần áo ở nhà, còn chưa kịp động vào mấy thứ rau củ vừa mua vét được trước lúc siêu thị đóng cửa, thì tiếng chuông báo cháy đã vang lên liên hồi kéo theo từng luồng khói khét lẹt xộc vào từ hành lang. Theo bản năng, cô bỏ chạy, không cầm theo gì ngoài ví tiền gần như lép kẹp và chiếc điện thoại sắp hết pin.
Là một thư ký tòa soạn đầy trách nhiệm, Điệp đã gọi ngay mấy cuộc điện thoại điều khẩn cấp phóng viên, biên tập viên theo vụ cháy. Và giờ đây, với lượng pin chỉ đủ cho một cuộc gọi ngắn nữa, cô không biết phải gọi cho ai trong danh bạ lưu mấy trăm số của mình. Gia đình ư? Lâu nay cả nhà vẫn coi cô là trụ cột, là c filepos-id="filepos241786">ỗ dựa, chứ không phải ngược lại. Cấp trên? Họ chỉ cần biết đúng một điều là báo sẽ kịp thời có tin bài ảnh về vụ cháy, không thua kém bất cứ “thằng” nào. Cấp dưới? Họ hẳn sẽ quan tâm đến cô bằng những lời xuýt xoa thăm hỏi, nhưng là vào sáng mai, khi cô đến tòa soạn trong dáng vẻ tự tin như bao lâu nay họ vẫn thấy. Những chủ doanh nghiệp hay ngôi sao giải trí? Ồ không, họ chỉ biết Điệp – thư ký tòa soạn báo Q, chứ không biết Điệp, người phụ nữ để mặt mộc, mặc quần áo nỉ, có nhà bị cháy, và đang cần giúp đỡ. Còn bạn bè? Cô chưa bao giờ thực sự có bạn bè.
Điệp mỉm cười chua chát, người duy nhất mà cô có thể nhờ cậy vào lúc này lại là Vũ.
* * *
Vũ nhìn màn hình điện thoại, hơi cau mày. Số gọi đến không có trong danh bạ, nhưng anh biết là của ai, vì nó trùng với ngày sinh của một người. Đây là lần đầu tiên người ấy gọi cho anh sau mấy năm, ba hay bốn, anh cũng không nhớ chính xác. Anh ra hiệu cho mấy thằng bạn ngồi cùng bàn im lặng rồi nhấn nút nghe.
- Điệp à? Có việc gì đấy? – Anh hỏi, cố giữ giọng thật hững hờ.
- Nhà tôi đang cháy.
- Hả, sao? – Cố gắng vừa rồi của Vũ đã thất bại hoàn toàn.
- Anh đừng chen vào. Máy tôi sắp hết pin – Người ở đầu bên kia nói nhanh - Tôi không sẵn tiền. Anh chuyển khoản cho tôi vay mấy triệu. Tài khoản số……
Đúng lúc đó, một bàn thắng được ghi, cả quán nhao lên. Khi những tiếng hô vui sướng hoặc cay cú lắng xuống, điện thoại của Vũ đã trở về trạng thái rảnh. Anh gọi lại nhưng chỉ thấy âm thanh báo số máy hiện không liên lạc được. Không chần chừ một giây, Vũ đứng dậy, đi về phía cửa. Đám bạn nhao lên gọi với theo nhưng anh không trả lời. Vợ anh, chính xác hơn là vợ cũ, đang cần
* * *
Trong đám đông những ông chồng tụ tập bàn tán nguyên nhân diễn biến đám cháy, những bà mẹ dỗ con khóc, những người trong gia đình nháo nhác gọi nhau, một người phụ nữ nhỏ nhắn lẻ loi như Điệp chẳng làm ai chú ý, trừ Vũ. Phải mất một lúc, anh mới len được vào chỗ cô đứng. Thấy anh, cô hơi sững sờ, mãi sau mới thở ra hai câu, nửa nhấm nhẳng nửa áy náy:
- Anh việc gì phải đến đây! Tôi đọc tài khoản rồi mà. Mà sao anh biết tôi ở đây?
- Tôi gọi cứu hỏa hỏi xem chỗ nào đang cháy to nhất – Vũ cười cười, trả lời qua loa và nhìn quanh – Công an hay ban quản lý nhà có phổ biến gì chưa?
- Đám cháy đã được khống chế. Hơn mười người bị ngạt khói, trong đó có hai người rất nguy kịch – Điệp nói như thể đang đọc lời dẫn trên đầu bài báo.
Vũ nhìn Điệp bằng ánh mắt thương hại:
- Cô vẫn làm báo Q à? Bệnh nghề nghiệp của cô nặng quá rồi đấy!
- Tôi mệt quá rồi! – Điệp thở dài – Anh để hôm khác hãy châm chọc, được không?
Vũ trả lời câu năn nỉ hiếm hoi của Điệp bằng cách cởi áo khoác đưa cô.
- Cám ơn, tôi không lạnh.
- Mặc vào! – Vũ hừ một tiếng, ấn chiếc áo vào tay Điệp – Run lập cập nãy giờ còn khách sáo vớ vẩn!
Điệp khoác chiếc áo lên vai. Mùi nước hoa nam đã từng vô cùng quen thuộc xộc vào mũi khiến cô rưng rưng. Cô nhìn Vũ đi đi lại lại hỏi han người này người kia về tình hình tòa nhà, không thể ngănớ về cuộc hôn nhân ngắn ngủi với anh. Vũ là con nhà khá giả, hào hoa, tự tin, sành sỏi. Điệp lấy anh vì những ưu điểm ấy, và cô ly hôn cũng vì tất cả những “ưu điểm” ấy….
- Đi thôi – Vũ quay lại, cắt ngang mạch hồi tưởng của Điệp – Người ta bảo tầng 15 bị muội khói bám đen kịt. Giờ cũng muộn rồi. Tạm thời về chỗ tôi, mai tính tiếp.
* * *
- Tại sao cô lại gọi cho tôi?
Vũ vừa mở tivi vừa hỏi với vào trong bếp. Điệp đang đứng ở đó, nạo một củ cà rốt mà anh cũng chẳng biết bà giúp việc nhét vào tủ lạnh từ lúc nào. Việc cô xuất hiện trong bếp nhà anh khiến anh có ảo giác là hai người chưa bao giờ ly hôn và hơn ba năm qua chỉ là giấc mộng dài hoang đường.
- Anh nghĩ tôi có thể gặp ai khác với bộ dạng thế này à? – Điệp nói mà không ngẩng đầu lên.
Vũ đứng dậy, đến bên cửa bếp, dựa tường nhìn Điệp. Với bộ quần áo nỉ hơi sờn và gương mặt không son phấn, trông cô khá buồn tẻ, không còn vẻ xù lông nhím như trong những lần hai người gặp nhau ở tòa án, cũng không giống mụ vợ ghê gớm quản chồng kèn kẹt mà anh đã từng ghét cay ghét đắng.
- Anh ăn tối chưa? – Điệp ngoái lại hỏi Vũ trong khi tay vẫn thoăn thoắt đảo thức ăn trong chảo - Muốn ăn thêm không?
- Ừ, cho tôi một đĩa – Anh định nói thêm là nhiều lúc rất nhớ những món ăn cô nấu, nhưng rồi lại thôi.
Lát sau, hai người ngồi đối diện nhau bên chiếc bàn ăn hình vuông, trước mặt là hai đĩa miến xào nghi ngút khói. Vũ nhìn đĩa miến xào toàn rau, hỏi tò mò:
- Sao cô chuyển sang ăn chay?
- Không có lý do gì đặc biệt, thấy tốt cho sức khỏe thì ăn – Điệp trả lời nghe thật bâng quơ.
- Cô không phải là người như thế?
- Sao?
- Ăn chay vì tốt cho sức khỏe. Chắc chắn phải có một chuyện gì đó cần đánh đổi!
Điệp khựng lại mất một giây vì câu nói có thể gọi là “trúng tim đen” của Vũ. Thì ra anh hiểu cô hơn cô tưởng…….
- Tôi ăn chay để trả nợ thánh thần – Cuối cùng thì Điệp cũng quyết định nói thật.
- Là sao?
- Thằng Quý bị bệnh, tôi đi lễ, sư thầy bảo nếu nó tai qua nạn khỏi thì tôi nên ăn chay.
- Tào lao thế cũng tin! Mà em cô bị bệnh gì?
- Ung thư máu. Đã ghép tủy thành công.
Vũ ngừng ăn ngẩng đầu lên, có cảm giác nghẹn. Sự việc nặng nề thế mà Điệp nói thản nhiên như không.
- Năm kia năm kìa bán nhà cũng vì việc này à?
Điệp gật đầu. Căn nhà đã bán là tài sản Vũ để cho cô khi ly hôn. Không lâu sau đó, em trai cô phát bệnh, cô quyết định bán nó đi. Khi cô bán nhà, anh ra nước ngoài tu nghiệp, cô nhờ mẹ chồng cũ báo cho anh biết nhưng không nói lý do. Mẹ chồng cũ thì nói mát mẻ mấy câu, còn anh thì không hỏi lại.
- Cái nhà hiện tại là…
- Bán nhà kia, chữa bệnh cho thằng Quý còn thừa tiền, mua nhà này từ lúc đang xây móng, có vay thêm, mới dọn về hồi đầu năm. Điệp trả lời gọn ghẽ, tuần tự, như thể đó là việc của ai khác.
Vũ ngồi th ra, trầm ngâm một lúc nói một câu chẳng ra an ủi, chẳng ra cảm thán:
- Vất vả quá!
- Cũng không đến nỗi.
- Em rất giỏi, rất kiên cường, thật đấy!
Điệp ngẩng đầu lên nhìn anh một giây rồi lại cúi xuống ăn. Ba năm không gặp, dường như Vũ thay đổi, anh đã biết quan tâm đến người khác hơn một chút.
* * *
Mười hai rưỡi đêm, Vũ vẫn trằn trọc không yên. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bên bàn ăn với Điệp hồi tối khiến anh không tài nào ngủ được. Mấy lần, anh định sang phòng bên tìm Điệp, nhưng rồi lại lần chần. Những sự kiện quá khứ cứ trào lên trong đầu anh.
Vũ đã chủ động tấn công Điệp dù biết cô đã có người yêu. Anh đã dùng đủ các loại bẫy vật chất hào nhoáng để dụ dỗ cô. Rồi cô có thai và hai người cưới nhau trong sự bằng mặt không bằng lòng của gia đình anh, cũng như của chính anh.
Sau khi cưới, anh vẫn giữ nguyên thói quen của một thằng con trai nhà giàu với những thú vui, những cuộc gặp gỡ ăn chơi thâu đêm suốt sáng với đám bạn, còn Điệp phải cố gắng chu toàn bổn phận làm dâu trong gia đình nhiều lễ nghĩa, nhiều người hay xét nét, làm vợ một người hoàn toàn không có trách nhiệm làm chồng như anh. Những chênh lệch về lối sống càng ngày càng lộ rõ, những mâu thuẫn càng ngày càng khó dung hòa. Và việc cái thai chết lưu ở tháng thứ năm là cái cớ để chấm dứt tất cả.
Vài tháng sau khi ly hôn, cơ quan cho Vũ ra nước ngoài tu nghiệp. Sống xa nhà, xa hoàn cảnh thuận lợi với những ưu đãi quen thuộc, Vũ mới bắt đầu đặt mình vào vị trí của Điệp để suy nghĩ và nhận ra nhiều điều. Nhưng lúc đó mọi chuyện đã xong xuôi, khoảng cách quá xa còn thời gian thì quá muộn để vãn hồi. Hai năm sau, anh quay về và biết cô đã bán nhà, dọn đi nơi khác…
Nghĩ ngợi thêm một lúc, Vũ trở dậy, đi sang gõ cửa phòng bên cạnh. Khi cửa mở, anh ngập ngừng rất lâu nhưng rồi cũng nói xong cái câu mà lẽ ra anh phải nói từ mấy năm trước.
* * *
Sáng hôm sau, khi Vũ ngủ dậy, Điệp đã rời khỏi nhà. Trên bàn, bên dưới chiếc đĩa đựng mấy lát bánh mì kẹp thịt hun khói vẫn còn âm ấm là một tờ giấy xé ra từ sổ tay, chữ viết hơi ngoáy:
Vũ,
Em chấp nhận lời xin lỗi rất rất rất muộn của anh. Nhưng cuộc đời cũng giống một đám cháy. Chẳng có thứ gì đi qua nó mà trở lại nguyên vẹn được nữa. Chúng ta hãy cứ sống và lãng quên nhau như lâu nay. Cảm ơn anh vì tất cả.
Điệp.
TB: Em lấy hai triệu trong ví của anh. Sẽ chuyển khoản trả sớm.
Vũ ăn bánh mì, đọc đi đọc lại mảnh giấy rồi bật cười thành tiếng. Điệp bảo rằng lâu nay họ sống và lãng quên nhau. Nhưng cô vẫn giữ, hoặc vẫn nhớ, số điện thoại, tài khoản và khẩu vị của anh.
Còn anh thì nhớ ngày sinh của cô, và cả số tài khoản nữa.

Chương 8

Nợ
“Cách chắc chắn để khiến một người đàn ông luôn đi theo ta là vay tiền hắn!”
(Lời ghi trong phòng tắm nữ)
1. “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được……..”
Không cần chờ đến đề nghị vui lòng gọi lại sau và câu tiếng Anh liếu lo tiếp theo vang lên, cô gái dập ống nghe xuống rồi lại nhấc lên, ngón tau trắn

g bợt lần từng phím số, thật chậm rãi và thận trọng, như thể lần gọi vừa xong cô sơ ý bấm nhầm. Vẫn không có gì thay đổi, lời nhắn tự động thậm chí không cần chờ tín hiệu ba nốt nhạc đã hối hả vang lên lưng chừng.
“……not available at the moment, please try again later.”
Hôm nay có gió mùa đông bắc, mưa rét căm căm, sắp đến giờ cơm tối, cô vẫn đứng đó, tái mét và run rẩy, gọi và nghe những lời lịch sự vô hồn kia, đã nửa giờ rồi. Bốt điện thoại ở một góc phố nhiều công sở hơn nhà dân, ánh sáng của đèn đường đỏ đòng đọc bị che bởi lùm cây, người qua lại thưa thớt và vội vã, chẳng ai để ý tới vẻ bồn chồn trên gương mặt nhợt nhạt của cô.
2. Từng tiếng tút nhàm nhã và đều đặn, như những nhịp thở nhẹ, vọng khẽ trong không gian nhỏ hẹp của màn và chăn, chàng trai không áp điện thoại vào tai mà nhìn chăm chăm vào màn hình sáng đến chói mắt: “Đang gọi 0912……”. Vài phút trôi qua, ánh sáng từ chiếc điện thoại tự động giảm dần rồi tự động tắt theo hạn định thời gian nhà sản xuất cài đặt trước, chuỗi âm thanh vẫn phát ra một cách máy móc từ những chấm loa, tiếng tút chầm chậm dường như càng lúc càng rõ ràng. Hôm nay có gió mùa đông bắc, gió thốc ào ào, sắp đến nửa đêm, tiếng cánh cửa của căn nhà vắng chủ bên cạnh đập sầm sập vào tường nghe rờn rợn càng thôi thúc thêm những suy luận trong đầu khiến cho chàng không thể không cầm đến điện thoại… Những nếp nhăn trên trán và khóe môi chàng càng lúc càng như trễ xuống, không một tiếng “a lô” ngái ngủ vang lên. Đêm mỗi lúc một khuya, những tín hiệu từ máy chàng vẫn đều đặn truyền qua không trung đầy gió đến số máy kia, chẳng một giây ngưng nghỉ.
3. Cô gái log in vào Yahoo Messenger, một dãy tin offline cảnh báo virus, kêu gọi từ thiện, link truyện cười… không có tin nhắn nào từ nick cô đang nghĩ tới. Cũng không có thông báo mail mới. Lúc trưa, sau khi bỏ hơn nửa suất cơm v không lấy gì làm đầy đặn, cô về cơ quan gục đầu xuống bàn, nhắm mắt, chập chờn và rơm rớm, cứ thế đợi giờ nghỉ trưa trôi qua. Suốt mấy tiếng làm việc buổi chiều, cô bỏ việc dịch tài liệu ngồi khắc lại những vết thương lòng sâu hoắm của mình vào một bức mail. Cô gõ chầm chậm, cân nhắc từng câu chữ, chốc chốc lại nghỉ cho giống với những lúc vừa tra từ điển vừa dịch tài liệu, lại còn chú ý xem có ai đến gần để bấm alt+tab chuyển cửa sổ cho kịp. Hết bức thư, bấm nút gởi đi xong, người cô bải hoải đến độ không nhớ đến việc phải copy tài liệu về nhà dịch bù. Đêm đã khuya lắm, friend list của cô chẳng còn nick nào sáng nữa, mặc kệ việc ngày mai phải nộp bản dịch, cô vẫn cứ đảo con chuột qua lại giữa các trang web vế y tế và tâm sự, thấp thỏm chờ đợi tiếng buzz từ cái nick đã hơn một tháng nay không sáng.
4. Chàng trai đăng nhập vào forum, không có thông báo nào về tin nhắn riêng, cái nick chàng mong đợi không có trong danh sách thành viên online, lần cuối cùng nó đăng nhập đã cách đây hai hôm. Vậy là tin nhắn gần đây nhất và cũng là khẩn thiết nhất của chàng vẫn ở đâu đó trong cơ sở dữ liệu đồ sộ của diễn đàn chứ chưa đến với người cần đến. Vậy là việc cấp bách đang làm lòng chàng như có lửa đốt vẫn không hề có biến chuyển. Đáp lại những lời của chàng, ngọt có xẵng có lý luận có van vỉ có, chỉ là một sự im lặng, trơ lì thì đúng hơn. Chàng biết có một số, không, phải nói là phần lớn tin nhắn của chàng đã được đọc, việc này thể hiện ở những dấu hiệu nho nhỏ, biểu tượng hoạt hình chiếc phong bì đã mở gắn bên cạnh, dòng tiêu đề chuyển từ đậm sang nghiêng… Nhưng ngay sau khi những dấu hiệu đó xuất hiện, cái nick vừa nhận tin nhắn sẽ rút khỏi forum ngay lập tức. Chàng chẳng thể làm gì được, mọi cố gắng liên lạc bất thành cho đến giờ phút này làm chàng ý thức được rằng thứ quý giá đó đang dần dần rời xa mình.
5. Cô gái nhìn lại một lần nữa chiếc que thử có 2 vạch rồi lặng lẽ kẹp nó vào cuốn nhật ký. Cô bỏ cuốn nhật ký với chiếc bookmark đặc biệt ấy vào lại trong túi xách rồi ngóng về cuối đường. Gần 7 giờ sáng mà trời vẫn chưa sáng hẳn, gió rét cắt da, vẫn chưa thấy xe buýt. Đã một tháng nay cô đi làm bằng xe buýt. Phải dậy sớm hơn, phải đi bộ xa, phải chen chúc, phải đem theo túi để nôn… cô chẳng còn sự lựa chọn nào khác khi không còn ai đón đưa. Bây giờ thì cô thầm cám ơn những chuyến xe buýt, nhờ nó mà vẻ xanh xao của cô, những cơn nôn mửa của cô không bị ai trong cái văn phòng toàn các chị em rỗi việc hay ngồi lê đôi mách này nghi ngờ. Hôm nay là chủ nhật, cô sẽ lên một chuyến xe buýt khác tuyến cô vẫn đi, tới một bến khác bến cô vẫn xuống. Cô cần phải có mặt ở đó trước 8 giờ, càng tới muộn, vẻ tím tái cô đơn của cô sẽ phơi bày trước càng nhiều người. Cô không muốn phải đến đó, không muốn phải làm những gì mà người khác vẫn làm ở đó, càng không muốn phải buông rơi cái cô đang lưu giữ, nhưng cô không còn sự lựa chọn nào khác.
6. Chàng trai nhìn lại một lần nữa góc làm việc trống trơn rồi đi ra hành lang lặng lẽ châm thuốc, điếu thứ 12 trong chiều nay. Chàng rít một hơi, nhìn ra khoảng không đùng đục màu chì phía trước, gió tạt khói thuốc bay thốc sang phía đầu cầu thang. Lát nữa, điếu thuốc sẽ hết, chàng sẽ ra phía khói thuốc vừa bay qua kia. Chàng sẽ đứng ở đó, sóng điện thoại sẽ lên được 2 vạch, và chàng sẽ lại gọi. Chàng hy vọng sẽ có ai đó nhấc máy, nhưng có lẽ sẽ không có ai. Người mà chàng muốn gặp bây giờ tránh mặt chàng, tránh mặt cả bạn chàng, tránh mặt cả bạn chung của hai người. Người đó không nghe máy dù chàng gọi bằng số điện thoại của chàng hay của cơ quan chàng, hay của nhà chàng. Tất nhiên, chàng sẽ vẫn cứ gọi, để biết rằng số đó vẫn chưa khóa và máy đó vẫn chưa tắt, để hy vọng một lần nào đó sự kiên nhẫn của chàng sẽ làm cho nút answer kia bật lên cùng giọng nói một thời quen thuộc. Chàng sẽ được nói, sẽ được hỏi, sẽ được trách móc. Và cuối cùng sẽ được một cái hẹn rõ ràng. Những suy nghĩ lạc quan đó cứ nhảy nhót nhẹ tênh ở một bên đầu chàng, còn ở nửa đầu bên kia, ý thức về một sự mất mát đang trĩu nặng.
7. Cô gái tới bên bình nước uống thêm một cốc rồi quay về chỗ cũ ngồi đợi. Trước lúc đến đây cô đã cẩn thận uống trước một chai nước, vậy mà vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để vào siêu âm ngay. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ, ở đó có một khoảng trời xám được viền bằng những cái cây trơ trụi. Ngày hôm nay ảm đạm hệt như ba năm trước, phòng khám không có gì thay đổi, những gương mặt bệnh nhân chờ đợi ủ dột vẫn như được đúc ra từ một khuôn, cô cũng vẫn một mình như vậy, chỉ có mấy dòng trong bệnh án là không giống như trước. Bây giờ cô phải cố gắng tìm cách có lại thứ mà cô đã từng vứt bỏ… Chiếc điện thoại trong tay lại rung lên bần bật, màn hình chỉ hiện số chứ không hiện tên. Ba năm trước, cô đã bấm dãy số này nhiều lần đến nỗi bây giờ không cần phải lưu vào máy nữa. Cô mở túi nhìn vào một giây rồi thả chiếc điện thoại đang run đều đặn xuống ngăn nhỏ phía trong. Cô kéo khóa chiếc túi rồi đặt nó lên trước bụng, đôi môi tô son hồng thoáng nụ cười mai mỉa. Lượng nước cô uống vào vẫn chưa đủ cho việc siêu âm, còn số cuộc gọi cô nhận được thì quá đủ cho một quyết định.
8> “Sao giờ này vẫn đứng đây, T.?”
Bạn đang đọc truyện tại ThichTruyen.VN
Tiếng gọi nhí nhéo của một chị đồng nghiệp làm chàng trai thoáng giật mình, đã hết giờ làm việc, trời cũng nhập nhoạng tối rồi. Bỏ điện thoại khỏi tai, chàng quay vào phòng xách chiếc cặp Targus nhẹ tênh rồi tắt đèn đóng cửa, đầu vẫn nghĩ mông lung.
“Dạo này hai bác ở nhà có khỏe không, T.?”
Lời hỏi thăm ân cần của chị đồng nghiệp chợt đem đến cho chàng trai một gợi ý mới cho chuyện bế tắc. Phải rồi, tại sao chàng không nghĩ ra nhỉ, chàng sẽ không gọi điện nữa, chàng sẽ nhờ bố hoặc mẹ hoặc cả hai người, gọi điện hoặc đến tận nơi nói chuyện. Người lớn ra mặt thì châu lại về hợp phố thôi. Nghĩ đến đó chàng vội thở phào.
9. “H. xong chưa để dọn mâm ăn cơm, con?”
Cô gái tắt máy tính rồi đặt nó vào túi. Chiếc túi vuông vắn, màu đen trũi, khá thô kệch. Dù sao cô cũng sẽ không giữ máy lâu nên cũng chẳng bận tâm tới việc tìm một chiếc túi nữ tính hơn. Mẹ cô đặt nồi cơm lên bàn, cầm đến bó đũa chưa kịp so thì chuông điện thoại reo.
“Để con nghe cho!” – Cô vòng lại phía tủ đặt điện thoại. – “A lô…”
“A lô, cho tôi hỏi đây có phải nhà cháu H. không ạ?”
“Không phải, chị gọi nhầm máy rồi.” – Cô thản nhiên uốn giọng miền Trung.
“Ồ, xin lỗi.”
Cô dập máy, nhấc ống nghe cho nó kênh lên rồi quay lại mâm cơm. Bố mẹ vẫn chưa ăn, đang chăm chú hướng mắt về phía TV.


Cô nhìn gương mặt bình lặng an phận của hai người thân yêu, thầm nghĩ: nếu vừa rồi không phải cô mà là bố hoặc mẹ nhấc máy thì sao? Có lẽ hai ông bà sẽ đứng tim mất, khi nghe vị thông gia hụt từ trên trời rơi xuống kia bản thân. Vì đến con gái ông bà là cô cũng mới chỉ được nghe giọng nói gãy gọn và rất Hà Nội ấy hai lần. Lần thứ nhất là ba năm trước, cái âm sắc thanh lịch và dứt khoát ấy đã dập tắt hy vọng níu kéo cuối cùng của cô bằng một câu nói nhẹ tênh: “Cô chưa nghe T. kể về cháu bao giờ”. Còn lần thứ hai này lẽ ra không bao giờ xảy đến nếu như cách đây ba tháng cô không đột nhiên gặp lại T. ở sân bay Changi và gật đầu trước lời đề nghị: “Hành lý em chưa quá cân phải không, xách hộ anh chiếc laptop này nhé”.
Ngày mai cô sẽ lên mạng rao bán chiếc laptop để đập vào chi phí thụ tinh trong ống nghiệm. Xét cho cùng quá khứ vẫn bắt cô gánh nợ nặng hơn T.!
Một vòng nguôi ngoai
Tháng 3
Hai chiếc khăn tang trắng chít trên hai mái đầu một lớn một nhỏ hé ra bên dưới chiếc ô kẻ ca rô làm bước chạy của Văn chậm hẳn lại. Anh ghé vào chiếc ghế đá ven lối đi, vờ làm mất động tác thả lỏng để quan sát kỹ hơn. Người phụ nữ còn trẻ, trông hơi tiều tụy với mái tóc hẳn đã được uốn xoăn cách đây khá lâu và chiếc áo len màu cà phê hẳn đã từng bó sát người. Đứa bé mà cô dắt theo mới lẫm chẫm biết đi. Trong màn mưa bụi mờ đục của buổi chiều cuối xuân, tiếng kêu chíp chíp phát ra từ đế giày của đứa bé là âm thanh duy nhất vọng lại từ phía hai mẹ con họ.
Tháng 4
Hai mẹ con người quả phụ là lý do để Văn không bỏ buổi chạy nào ở công viên. Bắt đầu sang hè, trời khô ráo và lâu tối. Anh có dịp quan sát họ rõ hơn. Hai chiếc khăn tang mà hôm đầu tiên anh nhìn thấy đã được thay bằng hai mẩu băng đen gài trên áo. Những bộ váy màu hồng nhạt và những chiếc quần có nơ bướm cho anh biết đứa bé là con gái. Nó vẫn đi đôi giày phát ra tiếng chíp chíp. Ngoài âm thanh vui tai đó, thỉnh thoảng Văn còn nghe thấy mấy câu nó bi bô gọi mẹ. Người mẹ đã để một kiểu đầu ngắn vừa phải thay cho mái tóc xoăn xơ xá. Trên gương mặt vẫn còn cực kỳ hốc hác của cô, Văn chưa bao giờ thấy nụ cười hay nước mắt.
Tháng 5
Công ty nhận được một đơn đặt hàng lớn, Văn thường xuyên phải ở lại làm thêm đến tối mịt. Anh chỉ có thể đi tập vào chiều thứ Bảy hoặc Chủ Nhật. Cuối tuần, trời lại nóng, công viên nhỏ trở nên đông đúc hơn. Hai mẹ con nhà nọ vẫn xuất hiện ven đường chạy của anh, thường là ở một chiếc ghế đá gần chuồng chim bồ câu. Họ vẫn có vẻ u buồn nhưng đã bớt trầm lặng hơn. Đứa bé thỉnh thoảng nhoài người đòi mẹ cho với theo lũ chim hay những con chó mà người ta dắt qua. Người mẹ thỉnh thoảng đáp lại lời hỏi han của những người lớn tuổi đi tập thể dục ngang qua bằng một nụ cười nhợt nhạt và mấy câu xả giao lễ phép. Giọng cô khàn khàn, như thể đã khóc hoặc viêm họng thật nhiều. Đôi lúc, Văn bắt gặp cô nhìn về phía những đôi tình nhân đang nép sát vào nhau sau mấy thân cây cổ thụ, trong ánh mắt cô có cả sự thèm thuồng và tiếc nuối.
Tháng 6
Công việc đã ngớt nên Văn có thể đi tập đều như bình thường. Suốt nửa tháng, anh không thấy hai mẹ con người quả phụ trẻ. Anh đoán già đoán non, vẽ ra đủ các trường hợp giả định như về quê, chuyển nhà, ốm đau… Chẳng thể hỏi ai, Văn cứ lặng lẽ duy trì lịch chạy với hy vọng sẽ được gặp lại họ. Rồi hy vọng của anh cũng thành hiện thực. Đúng vào đợt nóng khắc nghiệt nhất của mùa hè, hai bóng người một lớn một nhỏ lại xuất hiện trong công viên, lần này là ở chỗ mấy băng ghế ven hồ. Đứa bé quấy khóc nhiều hơn còn mẹ nó thì lại gầy sọp đi. Văn cố tình lảng vảng quanh đó để nghe xem chuyện gì xảy ra với hai mẹ con. Giữa tiếng gió xào xạc lùa qua tàng cây và tiếng nước rào rào từ những vòi phun giữa hồ, anh nghe thấy những lời khàn khàn đứt quãng về “sốt siêu vi trùng”, “nằm viện Nhi”, “tiêm kháng sinh”.
Tháng 7
Sếp quẳng cho Văn tấm thẻ hội viên của một phòng tập tiêu chuẩn quốc tế gần công ty. Không thể từ chối sự quan tâm hào phóng của sếp, anh đành chấp nhận đổi giờ giấc và địa điểm tập một thời gian. Tuy vậy, mỗi chiều, anh vẫn tạt qua công viên, chỉ để nhìn xem hai mẹ con nhà kia có ở đó hay không. Đã đến mùa mưa bão, có những ngày công viên vắng hoe, Văn nhìn người mẹ bế đứa bé bước chầm chậm trên lối đi ngổn ngang những cành lá cây bị gió quật rụng, vừa mừng vì được gặp, lại vừa lo lắng giận dữ vì cô không để ý đến chuyện cho bản thân và con. Nhưng Văn chẳng thể nói gì…
Tháng 8
Hình như đứa bé bắt đầu đi nhà trẻ. Trên ghế đá nơi hai mẹ con nó ngồi có thêm một chiếc ba lô in những nhân vật hoạt hình. Nó nói nhiều hơn, giọng nói líu ríu ngọng nghịu về đủ thứ chuyện mà không người lớn nào hiểu tường tận. Mẹ nó kiên nhẫn lắng nghe, kiên nhẫn đáp lại, kiên nhẫn sửa từng từ ngọng cho nó. Một hôm, đứa bé hỏi “Bố đâu?”, mẹ nó lặng đi một lát rồi trả lời “Bố ở trên trời”. Đứa bé ngẩng đầu nhìn lên trời. Văn cũng làm theo, chỉ thấy bầu trời lúc sẩm tối nhuốm màu xanh sẫm.
Tháng 9
Cuối cùng, Văn cũng tìm được cách nhượng lại tấm thẻ hội viên của phòng tập cho người khác mà không làm phật lòng sếp. Anh quay trở lại với lịch chạy bộ quen thuộc ở công viên. Sau nửa năm, trông đứa bé rõ là lớn và hoạt bát hẳn lên. Qua lời trò chuyện của những ông bà đi tập thể dục, anh biết nó có tên ở nhà là Nheo. Mẹ Nheo vẫn có vẻ gầy gò nhưng ít nhất ánh mặt trời của vài tháng mùa hè cũng rút bớt sắc tái xanh trên gương mặt cô. Văn đánh bạo mỉm cười gật đầu với cô mỗi khi gặp. Thoạt đầu, cô có vẻ dè chừng, nhưng sau vài lần rồi cũng gật đầu đáp lại anh.
Tháng 10
Trời mùa thu nhanh tối, công viên trở nên quá thiếu an toàn. Văn quyết định không chạy hết một vòng hồ như trước mà chỉ tập quanh quẩn gần chỗ mẹ con Nheo để đảm bảo không có gì bất trắc xảy ra với họ. Tuy vậy, ngoài việc mỉm cười gật đầu thay lời chào và im lặng quan sát kín đáo, Văn chẳng làm được việc gì để tiến thêm một bước về phía mẹ con Nheo. Họ thì dĩ nhiên chẳng có ý định chủ động làm thân với một người có ngoại hình thô kệch, hầu như lúc nào cũng mặc áo may ô và mướt mát mồ hôi như anh rồi. 20/10, anh mua bó hoa đem ra công viên. Nhưng cho đến tận tối mịt, anh vẫn không gặp (những) người cần tặng.
Tháng 11
Cả Nheo và mẹ đều bắt đầu có những mối quan hệ riêng. Với Nheo, đó là vài đứa trẻ sàn sàn tuổi con bé được ông bà hoặc người giúp việc dẫn ra công viên chơi. Nheo nhớ tên từng đứa, hôm nào không thấy là bi bô nhắc hỏi. Với mẹ Nheo, đó là vài người đàn ông nghe nói là muộn vợ hay lôn. Họ lân la đến trò chuyện với cô trong sự cổ vũ gán ghép đầy thiện chí của nhóm người lớn tuổi. Mẹ Nheo đáp lại tất cả bọn họ bằng thái độ lịch sự cứng nhắc và những câu nhỏ nhẹ nhưng xa cách. Văn chứng kiến cảnh đấy nhiều lần, có thể nói là hằng ngày. Không hiểu sao, lần nào anh cũng thấy lòng nhẹ nhõm, vui vui.
Tháng 12
Những đợt gió mùa đông bắc tràn về mỗi ngày một mạnh hơn, những người đi tập bắt đầu chuyển sang tình trạng buổi đực buổi cái, những đôi tình nhân cũng dần loại công viên ra khỏi danh sách địa điểm hẹn hò lý tưởng. Riêng Văn vẫn đều đặn có mặt ở đó mỗi chiều. Không rõ vì khung cảnh có phần quạnh quẽ của mùa rét hay vì đã quen với sự lầm lì vô hại của Văn, trong những lần giáp mặt hiếm hoi (thường là vào những ngày tương đối ấm áp), mẹ Nheo bắt đầu chủ động chào anh và gọi con bé chào cùng, Văn chỉ có thể đáp lại ánh mắt thân thiện của cô và giọng nói non nớt của con bé bằng một nụ cười ngây ngô.
Tháng 1
Trời rét đậm, rét hại liên tục cộng với những hành trình bận rộn chuẩn bị cho Tết cổ truyền khiến những người yêu hoạt động ngoài trời nhất cũng biến đi đâu mất, công viên vắng hơn bất cứ thời điểm nào trong năm. Văn đoán là mẹ con Nheo sẽ không xuất hiện nhưng anh vẫn không thể bỏ thói quen đi tập mỗi chiều, chỉ để đảm bảo rằng nếu họ tới, anh sẽ không bỏ qua cơ hội bảo vệ họ khỏi những kẻ móc túi hay trấn lột vẫn lảng vảng đâu đây. Đôi khi, anh dừng chạy, nhìn sững về phía chiếc ghế đá nơi mẹ con Nheo vẫn ngồi, thầm đoán lúc này họ đang làm gì. Đôi khi, anh ngồi thừ trên chính chiếc ghế đá ấy, nghĩ ngợi mông lung…
Tháng 2
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, mẹ con Nheo cũng như nhiều khách quen khác của công viên lục tục trở lại nhịp sinh hoạt bình thường. Mọi người chào hỏi chúc tụng nhau râm ran. Trời ấm dần lên. Đôi má của Nheo đã phúng phính hơn nhiều còn bộ quần áo của mẹ con bé thì đã có màu sắc tươi tắn đôi chút. Khi Văn đem hai phong bao lì xì đến đưa cho mẹ Nheo, anh đọc được trong mắt cô sự nguôi ngoai. Cô chủ động hỏi tên anh. Nhưng như mọi khi, tất cả những gì anh có thể hồi đáp chỉ là một nụ cười hiền lành, ngượng ngập. Trong phong bao lì xì dành cho mẹ Nheo, anh đã nhét thêm mẫu giấy nhỏ có dòng chữ: “Xin lỗi, tôi có khuyết tật thanh quản, không thể. Ngày mai tôi phải đi công tác, hẹn gặp lại hai mẹ con vào tháng 3”.
Tháng 3
Dưới làn mưa bụi mờ đục cuối xuân, trên chiếc ghế đá gần chuồng chim bồ câu, có hai người một lớn một nhỏ ngồi thu mình dưới tán chiếc ô kẻ ca rô, đợi bước chạy của một người.

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ