XtGem Forum catalog
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...
Đứa Con Hai Dòng Máu
Tác giả: Nguyễn Van Lý

Nắng chan hoà trong khu vườn yên tĩnh. Tiếng nước chảy từ cái thác nhân tạo át hẳn tiếng động trên đường phố bên ngoài bức tường cao. Sự yên tĩnh này và những nét đặc biệt của khu vườn trông có vẻ tự nhiên, nhưng thực ra đã được sắp đặt tinh vị Những ống nước ngầm sau những khối đá tạo ra một con suối chảy xuống từ trên cao. Một ngọn đồi đỉnh bằng sau khóm tre đứng gần bức tường đá, tăng phần uy nghi cho ngọn núi bên ngoài thành phố. Từ trên những tảng đá, nước đổ xuống một cái ao sâu và trong vắt. Ba cây thông già, cành lá uốn cong cùng năm tháng, nghiêng xuống soi bóng dưới cái ao. Nhìn từ đằng xa, chỉ ba cây thông già ấy cũng đủ tạo ra cái ấn tượng của một khu rừng.
Chương 1





Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 1

Nắng chan hoà trong khu vườn yên tĩnh. Tiếng nước chảy từ cái thác nhân tạo át hẳn tiếng động trên đường phố bên ngoài bức tường cao. Sự yên tĩnh này và những nét đặc biệt của khu vườn trông có vẻ tự nhiên, nhưng thực ra đã được sắp đặt tinh vị Những ống nước ngầm sau những khối đá tạo ra một con suối chảy xuống từ trên cao. Một ngọn đồi đỉnh bằng sau khóm tre đứng gần bức tường đá, tăng phần uy nghi cho ngọn núi bên ngoài thành phố. Từ trên những tảng đá, nước đổ xuống một cái ao sâu và trong vắt. Ba cây thông già, cành lá uốn cong cùng năm tháng, nghiêng xuống soi bóng dưới cái ao. Nhìn từ đằng xa, chỉ ba cây thông già ấy cũng đủ tạo ra cái ấn tượng của một khu rừng.

Căn nhà nằm ở phía bắc khu vườn, hoàn toàn kiểu Nhật Bản, rất rộng nhưng mái thấp. Những ống tre ở bốn góc có công dụng như những tấm màn vén lên để thấy những bức tường bằng giấy dán mắt cáo. Căn nhà làm bằng gỗ mộc và đã ngả sang màu xám bạc vì quá lâu đời. Lúc đó là mùa xuân, và nỗi bật trên màu gỗ xám là những khóm hoa đỗ quyên đang rộ nở. Mặt trời chiếu xuống, ánh lên sự chói chang của màu đỏ, màu vàng và màu mật ong rực rỡ.

Lúc đó là giữa trưa. Trong phòng làm việc, bác sĩ Sơn Điền ngẩng đầu lên từ tập bản thảo ông đang viết, và nhìn qua những chiếc cửa rộng mở. Khu vườn đẹp không cưỡng lại được. Ông bỏ bút xuống và đứng lên khỏi tấm chiếu, và hãnh diện thấy chân không tê cứng. Sau thời trai trẻ sống tại Hoa Kỳ, phải mất vài năm ông mới trở lại được với phong cách của dân tộc ông. Thoạt đầu ông không chịu nổi ngồi gập chân trước cái bàn thấp và viết hàng giờ. Nhưng ông đã quyết tâm phải làm được, ngay khi ông quyết định rời bỏ Hoa Kỳ và trở về với quê hương tổ quốc của ông. Ông lựa chọn như thế vì ông là một người quá kiêu hãnh, không thể chấp nhận cái ý niệm phải vào sống trong trại tập trung tại Arizonạ Sau khi quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, và cuộc chiến giữa Nhật-Mỹ xảy ra, người Mỹ cho người Nhật đang sinh sống tại Hoa Kỳ hai lựa chọn, hoặc là vào trại tập trung hoặc là hồi hương. Bác sĩ Sơn Điền đã chọn Nhật Bản, và sống tại thành phố Kyoto.

Niềm kiêu hãnh sắt thép giúp ông trở về hoàn toàn với tổ tiên. Ông đã mua lại cái khu biệt thự này của nam tước Khả Dung. Dòng họ Khả Dung sa sút vì chiến tranh, đã phải rút lui vào bóng tối khi các người con trai tử trận tại Trung Hoa. Nam tước Khả Dung xuống tóc vào chùa đi tu, trong khi bà vợ trở về với gia đình của cha mẹ ruột. Gia đình Khả Dung không còn nữa. Tại mảnh đất của họ, bây giờ bác sĩ Sơn Điền sống cùng với vợ và Dục Thủy, người con gái duy nhất của ông. Đúng ra ông còn một người con trai nữa là Kiến Sơn, lớn hơn Dục Thủy năm tuổi. Kiến Sơn không chịu trở về Nhật, và bằng lòng đi vào trại tập trung, tại đó chàng tình nguyện gia nhập quân đội Mỹ, để rồi tử trận tại mặt trận Ý.

Cái chết của người con trai chứng tỏ quyết tâm của bác sĩ Sơn Điền trở về làm người Nhật Bản là đúng. Kinh đô cổ Kyoto không bị tổn hại vì chiến tranh, và giữ được nguyên tình trạng của hơn một ngàn năm, ngoại trừ một vài cao ốc. Những khu vườn của các đền đài đem lại cho bác sĩ Sơn Điền một nguồn khám phá đất nước cổ, và từ đó ông đã lấy được những ý tưởng về đá, nước, cỏ rêu và những loại cây lùn.

Khi cuộc chiến chấm dứt, ông vẫn tránh né quân đội chiếm đóng Mỹ. Vì ông đã trở thành một bác sĩ hàng đầu về tây y trong thành phố, địa vị của ông đã được vì nể. Người ta không thể không có ông. Ông chữa bệnh cho mọi người đến với ông như nhau, nhưng thận trọng trong thực tế quanh ông. Ông coi như có bổn phận làm sống lại phong cách tao nhã cổ điển của giới quý tộc, những đại gia đình hiện đang sống quy ẩn. Ông không cảm thấy họ bị lạc lõng.

Sau công việc hàng ngày tại bệnh viện tối tân, ông trở về nhà, thay y phục, và viết một cuốn sách y khoa. Ông đã thu thập nhiều kiến thức y khoa trong những năm ông trở về nước. Ông lau cây bút máy cẩn thận trước khi bước ra vườn. Tại nhà ông, cây bút máy là nhượng bộ duy nhất của ông cho lối sống Hoa Kỳ. Cây bút lông cổ truyền viết quá chậm. Nhưng có lẽ đây cũng không phải là sự nhượng bộ nữa, bởi vì phần đông người Nhật dùng bút máy và bút chì, thay vì bút lông. Thực vậy, những cây viết này chế tạo tại Nhật Bản, và bút của ông tốt hơn bút làm tại Hoa Kỳ.

Trước khuôn cửa mở rộng, ông đứng chiêm ngưỡng khu vườn. Ông biết từng chi tiết của vườn, ông không thể nào không tìm kiếm chiếc lá rụng, hoặc một tổ kiến mới đùn lên đêm vừa qua, làm giảm cái toàn vẹn của khu vườn. Ông không muốn đi tìm người làm vườn và hỏi tại sao hắn không dọn những thứ vương vãi ấy đi. Ông nhắm mắt và trầm tư một lát, miệng lẩm bẩm bài kinh Phật. Khi ông mở mắt, ông thấy khu vườn là một sự toàn vẹn tươi mới, óng ánh trong ánh sáng mặt trời, đúng như ý ông muốn nhìn khu vườn như thế.

Tĩnh tâm không dễ dàng đối với ông. Tuổi trẻ của ông sống trên những đường phố bận rộn của Los Angeles, đẩy xe chở đầy rau và hoa trái mà ông giúp cha mẹ trồng năm mẫu đất bên ngoài thành phố. Ông vừa đi làm vừa học hết đại học và được học bổng vào một trường y khoa. Tại Hoa kỳ không có giờ để tĩnh tâm. Ông bắt buộc phải tập tĩnh tâm khi ông trở về Nhật Bản.

Bây giờ chiến tranh đã chấm dứt, nhưng ông vẫn còn một điều lo lắng nữa. Đó là Dục Thủy, cô con gái duy nhất của ông. Khi được mười lăm tuổi, nàng theo cha mẹ trở về Nhật Bản. Nàng không ngoan ngoãn trong nhiều cách, và chỉ vì sự kinh ngạc và sợ hãi đã làm cho nàng bằng lòng rời bỏ Hoa Kỳ. Các bạn học của nàng vốn vui vẻ thân thiện, bỗng một hôm trở thành kẻ thù làm nàng kinh hoàng. Khuôn mặt đẹp đẽ của họ trở nên xấu xa và cáu kỉnh, thay thế cho nụ cười. Điều này nàng không thể hiểu được, và than thở với một người bạn gái người Mỹ thân nhất, "Tại sao họ thù ghét tôi. Tôi vẫn là một người như trước mà?"

Người bạn gái Mỹ trả lời, "Không, mày không như trước. Mày là người Nhật, và tao ghét mày."

Dục Thủy không nói gì nữa. Nàng không đi học nữa, và vài ngày sau khi cha mẹ xuống tầu, nàng đi theo với một sự im lặng tan nát lòng. Cái đất nước nàng sinh ra và coi như quê hương, và cái ngôn ngữ duy nhất nàng thường nói, nay hất hủi và khinh bỉ nàng. Tuy thế nàng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận Nhật Bản, bởi vì bà nội của nàng đã kể cho nàng biết nhiều về số phận đàn bà Nhật Bản. Nàng ở trong một trạng thái hoài nghi, an toàn trong căn nhà của cha mẹ, nhưng không biết rõ tương lai sẽ ra sao.

Bác sĩ Sơn Điền đoán biết được trạng thái tinh thần của con gái, và đó là lý do tại sao ông lo lắng. Bây giờ Dục Thủy đã hai mươi tuổi rồi, ông sẽ làm gì với nàng? Nàng đã đến tuổi lấy chồng, nhất là một cô gái xinh đẹp đến thế, nhưng một hôn nhân thế nào? Ông nhận được nhiều lời cầu hôn với nàng, nhưng ông quá thận trọng đến nỗi không nói cho nàng biết, sợ nàng sẽ từ chối ngay tức khắc. Ông cũng chưa hề bàn tới vấn đề hôn nhân với nàng, và ông cấm Hạ Mỹ, vợ Ông, nói chuyện ấy với con gái. Vấn đề rất tế nhị và ông muốn một mình ông chịu trách nhiệm. Nếu nói không khéo, Dục Thủy có thể phản đối hôn nhân do ông đề nghị.

Ông đứng nán lại tại cửa, và sau đó bỏ đôi dép rơm, xỏ chân vào đôi guốc mộc, ông đi ra phía cái ao và đứng nhìn nước đổ tung toé. Không khí mùa xuân nồng nàn với vạn vật tái sinh. Ông là người biết kiểm soát trí tưởng tượng, và không muốn cảm nhận sự thay mùa. Ông chỉ lo lắng về Dục Thủy. Mùa xuân năm nay sẽ gây cho nàng những gì? Năm ngoái nàng tỏ vẻ bồn chồn, sự bồn chồn của một cô gái đến tuổi dậy thì. Ông hiểu thế lắm, bởi vì ông nghiên cứu cả tâm lý, một môn rất cần thiết cho y học. Tâm hồn và cơ thể mạnh hoặc yếu cùng với nhau. Ông đã phải cho nàng dùng thuốc an thần loại nhẹ, và bắt nàng sau giờ học, phải đánh máy một trăm trang đầu tiên của bản thảo của ông. Mùa nóng bắt đầu và sự bồn chồn của nàng chìm vào sự uể oải. Tuy nhiên ông tin rằng bên dưới cái dáng vẻ dịu dàng của nàng là một bản chất đam mệ Vì thế nàng cần phải lấy chồng sớm.
Ông liếc nhìn đồng hồ tay, ẩn bên dưới tay áo choàng. Khi ở bệnh viện ông mặc âu phục, nhưng ở nhà, ông thích mặc áo choàng lụa, có thắt lưng, đi dép đế mỏng trong nhà và đi guốc ngoài vườn. Mặc như thế ông cảm thấy thoải mái. Bây giờ đã gần một giờ rồi. Dục Thủy về trễ. Nàng lang thang ở đâu? Bữa cơm trưa đã sẵn sàng rồi, mặc dầu vợ Ông đã dặn đầy tớ đừng báo cho ông biết. Mọi người chờ Dục Thủy.

Ông cau mày, quên hẳn khu vườn. Nếu nàng không về trong mười lăm phút nữa, ông sẽ không chờ nữa. Ông yêu quý người vợ mộc mạc và lặng lẽ, nhưng ông ăn ngon hơn nếu có Dục Thủy cùng ăn. Dẫu sao ông cũng không nuông chiều con gái. Mười lăm phút nữa ông sẽ vào nhà, sai dọn cơm đi khi ông ăn xong nếu con gái vẫn chưa về. Trật tự trong gia đình không thể thay đổi được. Hai giờ chiều ông sẽ trở lại bệnh viện để khám cho bệnh nhân.

Ông không phải làm quyết định ấy bởi vì Dục Thủy trở về đúng mười phút sau đó. Ông nghe thấy chiếc chuông đồng ở phía cổng bên kia rung lên, rồi có tiếng mở và đóng cổng. Đôi giầy tây phương của con gái vang lên trên lối đi lát đá, và người đầy tớ lên tiếng chào mừng.

Ông chờ đợi, vẫn nhìn xuống ao, quay lưng về phía nhà. Con gái có bổn phận phải đi tìm chạ Trong một giây lát, ông nghe thấy cái giọng êm dịu.

"Thưa ba, con đã về."

Bấy giờ ông mới quay lại, không mỉm cười. "Con về quá trễ."

Nàng trả lời, "Thưa ba, không phải lỗi của con." Trong khu vườn, nắng chảy xuống người nàng, và ông kinh hoàng trước sắc đẹp của con gái. Con gái ông đi ngoài đướng từ đại học về, trông như thế này ư! Tóc nàng đen bóng, đôi mắt to đen long lanh, cặp má hồng lên vì hơi nóng, và đôi môi đỏ thẫm. Nàng đã thay y phục đi học, dù chỉ vài phút sau khi về đến nhà, và mặc một chiếc kimono nhẹ màu lục. Ñt nhất con gái ông không ăn mặc như thế này ngoài đường. Y phục học đường của nàng thì thô xấu.

Ông nghiêm khắc hỏi, "Tại sao không phải lỗi của con?"

Nàng giải thích, "Lính Mỹ đi đầy đường phố, nhiều lắm. Mọi người phải chờ cho họ đi quạ"

Ông hỏi tiếp, "Con đứng chờ ở đâu?"

"Con bước vào trong lối đi của bệnh viện để không cản đường của họ."

Ông quyết định không hỏi thêm nữa. "Thôi vào nhà ăn cơm. Ba không còn nhiều giờ nữa. Ba không muốn đến nhà thương trễ, sợ nêu gương xấu cho các bác sĩ trẻ."

Nàng biết cha có tinh thần bổn phận cao, và vội xin lỗi. "Thưa ba con xin lỗi." Nàng nói bằng tiếng Nhật, bởi vì nàng biết ông ước muốn thế, nhưng nàng không nói tiếng Nhật nhiệt tình bằng nói tiếng Anh.

"Con vừa giải thích không phải lỗi của con mà." Ông đi trước con gái, hai tay chắp sau lưng, vừa đi vừa ngó bên này bên kia. "Con hãy nhìn hoa đỗ quyên kìa, chưa bao giờ hoa đẹp như vậy."

Nàng đồng ý, "Vâng, đẹp quá!"

Ông cân nhắc giọng nói của nàng, và lát nữa ông sẽ nhìn mặt nàng, nhịp độ của mọi cử động của nàng, để cân đo nhiệt độ trong tim nàng. Ông sẽ không an lòng cho tới khi nàng lấy chồng, và ông không thể chịu đựng được một mùa xuân nữa trong sự lo lắng này. Đứa con gái là một gánh nặng, quý giá hơn mọi thứ khác, nhưng cũng nặng nề lắm.

° ° °

Dục Thủy biết bị cha quan sát trong suốt bữa ăn trưa. Nàng lúc nào cũng để ý đến ông và hiểu rõ mối lo lắng của ông đối với nàng, và cũng biết cái lý do lo lắng của ông. Nàng cố kín đáo đối với ông. Ông không thể biết nàng đang nghĩ gì, hoặc có nghĩ gì không. Mặc dù cách xử sự của nàng hoàn toàn trước mặt ông, nhưng ông cũng nghi ngờ sự hoàn toàn này không phải thực là nàng. Về điểm này ông đúng. Nàng sống một cuộc đời hai mặt trong căn nhà này, không phải vì bất mãn, mà vì sinh lực tràn trề. Nàng thường nghĩ cái sinh lực này có là do nàng đã sống tại California cho đến khi nàng mười lăm tuổi, uống sữa bò nuôi bằng cỏ và thóc, và ăn trái cây cùng rau và thịt. Cơ thể nàng căng đầy cảm giác và sức mạnh. Trí óc nàng nồng nhiệt và tò mò. Vì thế nàng khác hẳn những thiếu nữ Nhật Bản khác, sanh xao và lặng lẽ. Những người con gái Nhật này nhìn nàng, vừa thán phục vừa khó chịu. Họ gọi nàng là "con nhỏ Mỹ," và nàng không phủ nhận điều này. Một người bạn gái Nhật của nàng nói, "Chị đi như đàn bà Mỹ."

Trong thành phố cũng có một số phụ nữ Mỹ, mặc dầu không nhiều bằng tại Đông Kinh và Osakạ Dục Thủy quan sát họ và cảm thấy nàng đi đứng như họ. Nàng không đi vòng kiềng, và trái lại hai chân thật thẳng. Mặc dù thực phẩm của nàng không còn sữa, bánh mì, bơ, trứng và thịt như hồi ở Mỹ nữa, nàng ngốn ngấu ăn cơm, cá và rau. Hôm nay mẹ nàng phải cười nàng.

Bà ta nói, "Ai có thể ngờ con là con gái của một người có học. Con ăn giống như con một nông dân."

Cả ba người ngồi quỳ chân quanh chiếc bàn ăn thấp. Người đầy tớ đã đặt trước mỗi người một chén cháo lỏng nổi lềnh bềnh một vài lát sò và một vài cuộng rau biển. Ba tô đựng cá và rau đặt ở giữa bàn và những chén ăn cơm bằng gỗ sơn mài màu đen và vàng. Nhu Mị, con hầu gái xới cơm cho mọi người từ một thố cơm bằng gỗ. Nó hơi cúi đầu khi đặt những chén cơm xuống bàn. Kể từ khi quân Mỹ chiếm đóng và thiết lập chế độ dân chủ, không ai còn cúi gập người như trước nữa. Tuy nhiên bác sĩ Sơn Điền vẫn đòi hỏi phải có một một cái cúi đầu nhẹ. Con hầu gái sung sướng khi bác sĩ đòi hỏi như thế, vì như thế có nghĩa là căn nhà này còn có chủ, mặc dù ít có chủ nhân ăn cơm cùng với vợ và con gái như ở nhà này. Nó nghe các đầy tớ gái ngoài chợ nói người Mỹ ăn cơm cùng với vợ và con gái. Như vậy chủ nhân của nó không hoàn toàn cư xử như người Nhật, mà có vẻ như người Mỹ. Nó phân loại ông chủ như thế và cảm thấy bằng lòng.

Bác sĩ Sơn Điền bí mật quan sát con gái, và nghĩ mặt con gái đỏ quá. Má nàng luôn luôn hồng, nay đỏ ửng. Ông hỏi:

"Con đứng chờ ngoài nắng trong lúc lính Mỹ đi qua phải không?"

Nàng thú nhận, "Vâng. Sáng nay con bỏ quên cây dù ở nhà. Con không ngờ mặt trời hôm nay gay gắt như vậy. Lúc ăn sáng con thấy mây phủ trên núi."

"Mây như thế bao giờ cũng có nghĩa là bưổi trưa sẽ quang đãng. Chỉ có mây từ phía biển mới có mưa."

Bà Sơn Điền nhìn Dục Thủy. "Mặt con quả thực đỏ ửng. Sau bữa ăn, con nên thoa chút phấn trắng. Con gái mà má đỏ như vậy thì có vẻ thô tục đấy."

Dục Thủy trề môi và mỉm cười, "Ước chi con không phải là con một. Ba Mẹ không có việc gì làm ngoài việc quan sát con."

Cả hai ông bà quay nhìn chỗ khác.

Bà Sơn Điền nói, "Bình hoa phải cắm lại ngày mai đấy."

Bình hoa trên bàn thờ hướng ra ngoài vườn. Ở cuối phòng ăn là những chòi liễu và nụ mai tựa nghiêng vào một bát hương nhỏ. Ngày hôm qua Dục Thủy đã đặt một con cóc bằng đồng bên dưới cây mai rủ cành. Nhưng không được đặt quá ba vật bên bình hoa. Thân phụ nàng đã mời một giáo sư giỏi nhất trong thành phố dậy nàng cách cắm bình hoa. Ông thầy ấy là một người goá vợ, gầy gò nhỏ bé, sống với gia đình con trai trong một căn nhà nhỏ bên bờ sông.

Dục Thủy trả lời, "Ngày mai con sẽ cắt hoa anh đào."

Ông bố trả lời, "Nếu có hoa anh đào thì phải thêm một chậu hoa hồng."

Bầu không khí có vẻ khó khăn nay đã bình tĩnh trở lại. Dục Thủy không nói gì nữa. Nàng tỏ ra chăm chỉ xới cơm cho cha mẹ và tránh né sự bực mình của cha mẹ bằng cách im lặng. Nếu anh nàng còn sống, nàng sẽ chia xẻ với anh cái gánh nặng được cha mẹ quá yêu quý. Với anh, nàng cũng chia xẻ những kỷ niệm ở bên Mỹ. Anh nàng chắc sẽ mời nàng sang chơi, bởi vì nếu còn sống thì anh nàng đã kết hôn với hôn thê rồi. Hôn thê của anh nàng sau khi để tang một thời gian, đã lấy chồng và không còn nghe ai nói đến nữa. Hôn thê của anh nàng là con một mục sư Thiên chúa giáo trong khi gia đình nàng theo đạo Phật. Nếu anh nàng còn sống thì hôn lễ sẽ là một sự phiền phức, vì hai gia đình khác tôn giáo sẽ không chịu nghi lễ của đạo khác. Nhưng tới ngày cưới thì anh nàng đã tử trận, gia đình vị mục sư ở trong trại tập trung tại sa mạc Arizona, trong khi gia đình bác sĩ Sơn Điền ở Nhật Bản. Không ai trong gia đình nhắc tới ngày cưới nữa, nhưng Dục Thủy biết cha mẹ nàng vẫn còn nhớ, và nàng một mình ra vườn, nấp sau một tảng đá lớn và khóc thương anh.

Bác sĩ Sơn Điền bỗng lên tiếng, "Thạch Sĩ Mạc Sầu mời ta dùng trà chiều naỵ Ông ta mời cách đây năm ngày." Ông đã ăn xong và đang nhấm nháp trà xanh mà ông rất thích.

Thạch Sĩ Mạc Sầu là một bệnh nhân giầu có nhất của ông. Ông ta có một cái túi mật rất bướng bỉnh cần phải cắt bỏ. Ông ta chưa già lắm, và có ba con trai, một người bị cầm tù tại Nga sô, người thứ hai tử trận tại Trung hoa trong trận tấn công vào Nam Kinh, và người con thứ ba là một thanh niên còn trẻ. Người con thứ ba làm ông ta vui, bởi vì ông ta tin rằng không còn chiến tranh nữa, và có thể giữ được một đứa con trai. Theo Hiến pháp mới của Nhật thì Nhật sẽ không bao giờ tái vũ trang. Đây là điều yêu sách của quân Mỹ chiến thắng. Vì thế Thạch Sĩ Mạc Sầu tuôn hết lòng yêu thương và tiền bạc cho người con thứ bạ Ông đã phí công dậy dỗ hai người con lớn, vì cuối cùng cả hai đều bị bắt bưộc phải trở thành lính và đã chết trong cuộc chiến tranh rộng lớn do giới cầm quyền lúc ấy chủ trương. Nhưng bây giờ Hoà Lang, người con thứ ba, đang học tại đại học Đông Kinh.
Mạc Sầu là một gia đình lâu đời, và chi nhánh tại Kyoto tuy không quan trọng lắm, nhưng lại bảo thủ nhất. Thạch Sĩ Mạc Sầu là người đầu tiên tiếp tục trà đạo sau khi chiến tranh chấm dứt. Bác sĩ Sơn Điền cũng dự định xây một trà thất trong một góc vườn xa và yên tĩnh, khi cuộc chiếm đóng của Mỹ chấm dứt và Nhật Bản được độc lập. Nhiều người Nhật tân tiến chế nhạo nghi thức trà đạo, nhưng bác sĩ Sơn Điền không tha thứ một thái độ như thế. Ông tin rằng điều quan trọng là làm sống lại những nghi thức cổ truyền càng sớm càng tốt để cho tinh thần Nhật Bản được hồi sinh. Trong một buổi trà đạo, sự suy ngẫm về nghệ thuật và thiên nhiên hoà nhập với sự giao tế xã hội và đồ ăn ngon miệng. Bữa trưa ông ăn rất ít bởi vì ông biết buổi chiều ông sẽ được thưởng thức một thực đơn bắt đầu bằng món cháo đậu, rồi tới các món cá, thịt rừng và rau, và chấm dứt với món cháo loãng và bánh ngọt. Còn có trà tươi đặc hương vị dịu, nấu bằng bột lá trà mềm nhất, trồng dưới những cây cổ thụ.

Sau nghi lễ kéo dài bốn giờ, ông hy vọng có thể nói chuyện riêng với chủ nhân. Nếu có cơ hội ấy, ông sẽ để ông già Mạc Sầu bắt đầu nói về những người con trai của ông tạ Khi chuyện ấy bắt đầu thì thế nào cũng dẫn tới đề tài người con trai thứ ba quý giá của ông ta, và chuyện này cũng hy vọng dẫn tới vấn đề Dục Thủy, đứa con gái đáng quý của ông.

Bác sĩ Sơn Điền và Dục Thủy không nói gì về những ý nghĩ trong đầu, và cả hai im lặng ăn xong bữa trưa. Người con trai thứ ba của nhà Mạc Sầu là Hoà Lang, đã tới tuổi lập gia đình. Đúng ra chàng hơn Dục Thủy hai tuổi. Trước kia hai ông bố có thể sắp xếp chuyện này, nhưng bây giờ họ không thể làm thế. Hai trái bom nguyên tử ném xuống Trường Kỳ và Quang Đảo đã phá hủy nhiều hơn là gạch ngói, súng đạn và con người. Bác sĩ Sơn Điền chưa nói với con gái về Hoà Lang, nhưng đã cho vợ biết Hoà Lang muốn lấy Dục Thủy, và Dục Thủy nên chấp nhận. Chuyện này người mẹ đã nhắc lại cho con gái. Dục Thủy suy nghĩ nhưng chưa quyết định được. Nàng cảm thấy bồn chồn, và không muốn nghĩ tới Hoà Lang.

Hiển nhiên nàng không ghét chàng. Không người con gái nào có thể ghét một thanh niên đẹp trai, học cao, nhiệt thành và tự tin. Nàng thường gặp chàng, không phải là do sắp xếp trước mà là tình cờ. Chàng theo học tại đại học Đông Kinh, nhưng về nhà vào dịp nghỉ lễ. Nàng mới gặp chàng trong hội hoa anh đào mấy tuần trước, một thanh niên cao lớn mắt nâu, rất hào hoa phong nhã. Nàng cảm thấy dễ chịu khi gặp chàng, bởi vì chàng đỏ mặt mỗi khi gặp nàng. Nước da chàng quá trắng, và trán cao nên rất dễ thấy chàng đỏ mặt. Nàng thích cái nét trong sáng của máu đỏ và da trắng của chàng, và nàng thẳng thắn khen bộ âu phục màu xám của chàng, khen một cách thành thực tự nhiên theo thói quen Mỹ của nàng. Mặc dù nàng thán phục chàng, nhưng nàng vẫn chưa yêu chàng. Nàng cũng rất ngạc nhiên nữa, bởi vì nàng đang rất muốn yêu. Trái tim nàng rung động và sẵn sàng. Nàng đang cần có một người đàn ông để yêu, và trở thành vợ người ấy. Tuy nhiên khi nàng nhìn Hoà Lang, trái tim bướng bỉnh của nàng tránh né chàng, và những khát khao trở nên nguội lạnh.

Nàng cố gắng không cọc cằn trong khi trả lời cái giọng nói dịu dàng của chàng và tránh nhìn đôi mắt to dài, ướt át tình yêu. Chàng có quyền gì mà yêu nàng một cách lộ liễu như thế, trong khi nàng chưa hề cho chàng một dấu hiệu khuyến khích?

Những ý tưởng chống đối ấy xung đột trong lòng trong lúc nàng tiếp tục im lặng ăn cho xong bữa và đứng dậy cúi đầu chào cha mẹ. Nàng phải trở lại trường ngay, vì đã hơi trễ rồi. Cha mẹ nàng chấp nhận sự cúi chào của nàng, và tiếp tục ngồi uống trà. Nàng trở về phòng riêng và thay bộ kimono, mặc quần áo đi học. Tuy nhiên lần này nàng không đội nón. Sợ má lại đỏ ửng lên, nàng cầm theo cây dù lụa màu lục để che mặt. Chiếc áo sơ mi sọc trắng và xanh may theo kiểu Mỹ, nhưng nàng không chắc con gái tuổi hai mươi tại Hoa Kỳ có còn mặc y phục như vậy nữa không. Hai cánh tay áo dài cài nút tận cổ tay, và chiếc váy dài tới quá bắp chân nàng. Cổ áo cao, nhưng hôm nay ngay vừa ra khỏi cổng, nàng đã cởi khuy cổ cho gió mát lùa vào cổ nàng.

Đường phố yên tĩnh khi nàng bước ra khỏi cổng vườn. Nàng nghĩ lính Mỹ đang lang thang khắp thành phố dể coi phong cảnh. Họ thường đến đây từ Đông Kinh và Osaka, để sống một ngày nghỉ lễ tại Kyoto, vì sách hướng dẫn du lịch của họ cho biết văn hoá cổ của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn tại Kyotọ Nàng nghe nói các phi công Mỹ được lệnh không được tàn phá Kyoto, như người Nhật trước kia cũng không tàn phá Bắc Kinh. Cha nàng không tin Kyoto được tha bởi vì ông không tin người Mỹ hiểu văn hoá. Đôi khi ông phàn nàn, "Chúng ta bắt buộc phải lựa chọn giữa sự tàn ác của cộng sản và sự thô tục của Hoa Kỳ."

Nàng thường thích thú nhắc đi nhắc lại cha nàng là một người cực đoan, và biết rằng đây là lời buộc tội duy nhất nàng dám công khai lên tiếng và cha nàng cực lực phủ nhận. Nàng nghĩ ông chiến đấu tìm sự bình tâm; ông trừng phạt Hoa Kỳ vì đã gửi ông đi trại tập trung, và sự trừng phạt ấy là yêu mến Nhật Bản cùng với tất cả những phong tục cổ truyền. Tinh thần trà đạo thực là vô nghĩa, và cũng rất ngớ ngẩn khi những người lớn tuổi ngồi trang trọng trong một căn nhà nhỏ giữa vườn, nhìn lên không gian và chờ uống món cháo xanh nấu bằng bột trà! Cha nàng nói trà đó có nhiều sinh tố, và ngoài cái đẹp và ý nghĩa tinh thần ra, trà đó nuôi dưỡng cơ thể. Nàng không thích uống trà như thế. Mùa thu vừa qua, nàng cùng cha mẹ tới dự trà đạo tại nhà họ Mạc Sầu. Cuộc đàm đạo trang nghiêm chỉ tăng thêm buồn tẻ. Ông Mạc Sầu đọc một vài câu thơ hài cú, như thể ông sáng tác ra ngay lúc ấy, nhưng nàng biết ông đã phải khổ công tìm vần ghép chữ hàng giờ trước đó. Nếu lúc ấy nàng quen Hoà Lang thì nàng dã nói với chàng như vậy rồi.

Nàng bước đi ngoài đường, suy nghĩ như thế và rất đắc ý, suy đi nghĩ lại, vì nàng biết nàng sẽ không bao giờ dám nói lên những ý tưởng ấy. Ngay mẹ nàng cũng không dám nghe những ý tưởng táo bạo ấy. Nếu nàng nhất định đòi mẹ phải nghe thì bà ta sẽ lắc đầu, bịt tai và ngồi im lặng cho tới lúc Dục Thủy ngừng nói. Đôi khi nàng muốn hét to lên với mẹ, và kéo tay bà ra khỏi tai, nhưng nàng không dám làm thế. Có một cái vỏ cứng rắn Nhật Bản trên những nét Hoa Kỳ mềm dịu nhưng nóng hổi trong nàng. Nàng giống như một núi lửa, bên ngoài phún thạch nguội đã che kín, nhưng bên trong đang muốn sôi trào lên.

Nàng liếc quanh đường phố dưới ánh mặt trời, cây dù làm thành một vòng tròn di động cho nàng. Ngày hôm qua trời mưa, và hôm nay màu xanh của những cây già và những bụi gai góc, sự rực rỡ của hoa đỗ quyên nở khắp nơi trong công viên và trong vườn làm nổi bật mùa xuân. Nàng bước đi lặng lẽ, đầu ngẩng cao, thở không khí ngọt ngào của ban ngày. Sinh lực mạnh hơn lên trong máu huyết và thúc giục nàng. Nàng muốn chạy và giang hai cánh tay ra. Nàng thường chạy như thế hồi còn ở Hoa Kỳ, từng đám con gái chạy ào ào như thế, vừa chạy vừa giang tay ra như đôi cánh, trên những con đường rợp bóng cây, chạy như những con chim bay lên, cười vang dù chẳng có gì đáng cười. Nàng không bao giờ chạy như thế tại Nhật Bản, và nàng cũng không thấy con gái Nhật chạy, dù là con nít. Họ vụng về đi guốc hoặc những giầy da nặng nề, hoặc những đôi dép vải đế cao su.

Nàng tới cổng bệnh viện, bên ngoài là trường đại học. Chính tại đây nàng đã phải đứng chờ cho lính Mỹ đi qua hồi sáng. Nàng không nhìn lính Mỹ, chỉ thoáng nhìn sơ qua một lần vì tò mò. Họ trông giống nhau, tất cả đều cười đùa, trò chuyện huyên thuyên, xô đẩy nhau, lúc nào cũng cười đùa xô lấn, làm bộ như muốn đánh nhau. Người ta phải hỏi nhau, "Có phải người Mỹ chỉ là trẻ con không?"
Bên trên cổng bệnh viện là cây tử đằng hoa đang nở hoa. Những chùm hoa màu tím nặng như những chùm nho, lủng lẳng giữa đám lá xanh. Đây là mùa tử đằng hoa, hoa ngũ sắc và mẫu đơn, những loại hoa ưa thích của nàng. Cha nàng không thích hoa. Trong vườn nhà nàng, cái đẹp là vẻ đơn sơ của đá, thông và nước, chỉ có trúc xanh đem lại một vẻ dịu dàng. Mẹ nàng trồng hoa để dùng trong nhà trong khu vườn trồng rau, ngoại trừ một đám ngũ sắc ở mé bắc của căn nhà.

Như thường lệ khi nàng nghĩ đến cha, Dục Thủy cảm thấy một tình yêu hỗn độn lạ lùng, giữa những cảm nghĩ thán phục và bất mãn. Nàng thường ao ước không bao giờ phải lìa bỏ Hoa Kỳ. Cha nàng không hiểu và không muốn hiểu rằng làm một người đàn bà tại Nhật Bản khó khăn hơn làm một người đàn bà tại Hoa Kỳ. Khi nàng nghĩ tới những người con gái tại California, dường như họ là những hoàng hậu trẻ. Nhưng tại Nhật Bản, đàn bà không bao giờ là hoàng hậu. Họ chỉ là thần dân của đàn ông, hầu hạ, làm bổn phận của họ. Không bao giờ họ có thể là hoàng hậu, bởi vì cha nàng đã nói, khi nào người Mỹ không chiếm đóng nữa, nước Nhật Bản cổ sẽ trở lại. Lúc đó giới trẻ sẽ không hành động như hiện naỵ Lính Mỹ chỉ là khách trong nhà. Người ta bắt buộc phải cho trẻ con đôi chút tự do khi khách lạ có mặt, nhưng khi khách lạ ra về rồi, trẻ con sẽ bị trừng phạt.

Nàng thở dài và ngửi thấy mùi thơm thấm đượm của tử đằng hoa. Nàng dã tới cổng bệnh viện, và bỏ dù xuống. Có người đứng tại cổng, một thanh niên Mỹ, dong dỏng cao mặc quân phục. Người ấy đứng tựa vào tường, chân này gác tréo qua chân kia, tay bỏ túi quần. Nàng nhìn thấy người lạ và giật mình, trong lúc chàng cười với nàng.

Chàng lên tiếng, "Tôi đang chờ cộ"

Nàng rất đỗi ngạc nhiên đến không nói được. Nàng chăm chú nhìn chàng, miệng há ra vì ngạc nhiên. Chàng thanh niên tóc vàng, trẻ và rất đẹp trai. Phải, chàng đẹp trai. Mắt chàng xanh, nước da mịn màng và trắng mát, hàm răng trắng và đều, và cái miệng rất có duyên. Chàng trông tráng kiện khoẻ mạnh, hai vai rộng và bụng nhỏ.

Cặp mắt chàng cười tươi. Chàng nói, "Tôi chờ cô được không?"

Nàng đỏ mặt. Nàng nhìn chàng như thể nhìn một cái gì lạ lùng. Nhưng nàng không thấy chàng lạ lùng nên nàng nhìn chàng quá lâu như thế. Chàng đã gợi cho nàng tất cả những gì nàng đã quên, những chàng trai tại học đường ỏ California, những chàng trai nàng vừa bắt đầu chú ý khi cha nàng bất thình lình rời bỏ Hoa Kỳ vĩnh viễn. Giọng nói của chàng giống như giọng nói của anh nàng, những lời nói của người anh mà nàng vẫn tưởng nhớ.

Chàng thanh niên Mỹ nói tiếp, "Cô không nói tiếng Anh, phải không?"

Nàng bình tĩnh trả lời, "Tôi nói tiếng Anh."

Chàng thanh niên kính cẩn bỏ nón xuống. "Chưa bao giờ lời cầu nguyện của tôi được chấp nhận như thế này. Thực là quá nhiều."

"Cái gì quá nhiều?"

"Gặp được một người con gái Nhật biết nói tiếng Anh."

Nàng mỉm cười, "Tại sao ông muốn gặp tôi? Tôi chưa bao giờ trông thấy ông."

"Cô nhìn thấy tôi sáng nay, nhưng cô không trông thấy tôi. Nhưng tôi trông thấy cô, đứng dưới cái vòm hoa này. Đây là một cái vòm hoa phải không? Trong vườn nhà tôi ở Mỹ cũng có một cái vòm tử đăng hoa. Sáng nay tôi nhìn thấy nó bởi vì nó làm tôi nhớ đến mẹ tôi, và thấy cô đúng tại đó, trông... rất đẹp."

"Tôi đứng đó để tránh đường cho lính Mỹ đi quạ"

"Chúng tôi đi qua, nhưng tôi trở lại. Họ tiếp tục đi Nara trong chuyến đi du ngoạn. Chúng tôi được nghỉ phép. Tôi có thể đi Nara bất cứ lúc nào. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu tôi quay trở lại đây và chờ đợi đủ lâu thì sẽ gặp lại cộ"

"Tôi trên đường đi học về."

"Cô vẫn còn là một nữ sinh?"

"Tôi học đại học. Xin lỗi ông, tôi phải đi đây. Tôi sẽ bị trễ."

Chàng vẫn đứng đó, tay cầm nón và mặt trời chiếu xuống mái tóc vàng dợn sóng của chàng, một màu vàng nhạt, bởi vì mắt chàng xanh. Khuôn mặt chàng hơi gầy, cằm vuông và gò má hơi cao. Trông chàng rất sạch sẽ.

Chàng nói, "Tôi muốn làm quen với cộ" Giọng của chàng rất trầm to, nhưng chàng nói rất dịu dàng.

Nàng chỉ trả lời, "Tôi không thể. Xin lỗi ông, tôi phải đi đây."

Chàng gan lì, "Tại sao không thể?" Chàng tiếp tục đi bên nàng. Nàng cuống quýt trương cây dù lên. Nàng phải làm gì bây giờ? Nếu có ai trông thấy nàng với người thanh niên Mỹ này và bảo cho cha nàng biết, nàng sẽ phải chịu đựng cơn thịnh nộ của ông.

Nàng lên tiếng, "Xin ông đi đị" Nàng bước vội đi mà không liếc nhìn cái hình dáng cao bên cạnh.

Chàng không chịu bỏ cuộc, "Phải có một cách gặp một người con gái tử tế tại Nhật Bản. Có lẽ tôi đến thăm nhà cô, gửi danh thiếp, chào cha mẹ cộ"

Nàng kêu lên, "Không được, không được! Ông sẽ làm cha tôi tức giận lắm!"

"Tại sao?"

Nàng đãng trí trả lời, "À, bởi vì nó như vậy."

Chàng dò hỏi, "Ông ta không thích Hoa Kỳ?"

Nàng trả lời, "Cha tôi hiểu rõ Hoa Kỳ lắm."

"Vậy hả?"

"Chúng tôi từng sống tại đó. Rồi khi chiến tranh xảy ra, chúng tôi bỏ về sống tại đây."
...............................................................
bạn đang đọc truyện tại Kenhtruyen.wap.sh chúc các bạn vui vẻ
....................................................................
Nàng đã tới cổng đại học và tại đây nàng bắt buộc phải cắt đứt với chàng. Nàng chỉ mong nàng may mắn không ai trông thấy nàng và chàng thanh niên Mỹ này chiều nay; đây là lúc mọi ngưòi đang ngủ trưa.

Nàng khẩn khoản nói, "Xin ông đừng đi theo tôi. Ông thực sự sẽ gây phiền hà cho tôi đấy nếu ông cứ đi theo tôi thế này."

"Nếu vậy tôi không đi theo cô nữa. Nhưng ngày mai tôi gặp cô tại đây được không? Đây là tên tôi."

Chàng lấy một chiếc ví da từ túi quần, rút một tấm danh thiếp, và chìa ra cho tới lúc nàng phải cầm lấy - Trung úy James Peterson. Chàng hỏi, "Tôi biết quý danh cô được không?"

Nàng muốn từ chối, nhưng nàng ngẩng nhìn chàng. Nàng nghĩ chàng quả thực quá dễ thương, quá lịch sự, cái miệng khẽ mỉm cười trông thực dịu dàng. Chính nàng cũng bí mật ao ước được gặp người Mỹ. Nàng rất cô đơn. Thực khó mà tìm được bạn bè giữa người Nhật khi mà chẳng ai biết gì về đời sống tại California trong những năm nàng sống tại đó. Người Nhật còn không thích nàng vì những năm nàng sống tại Hoa Kỳ nữa, ghen ghét nàng nhưng lại giả bộ ưa thích nàng.

"Tên tôi là Dục Thủy. Dục Thủy Sơn Điền."

Chàng khẽ nhắc lại, "Dục Thủy Sơn Điền. Xin cô cho biết nhà cô ở đâu."

Nàng lắc đầu hoảng sợ, nhưng không thể cưỡng lại được đôi mắt đẹp đẽ đang năn nỉ. Nàng cảm thấy ấm áp. Nàng muốn cười to và không biết phải làm gì, nàng bỏ cây dù xuống, chạy vào trong cổng và nấp sau một khu rừng trúc bên trong. Chàng bước tới cổng và đứng đó, nhìn tứ phía. Rồi ngập ngừng đôi chút trước khi bước đi. Nhưng chàng dừng lại tại cái vòm tử đằng hoa. Mùi thơm ngọt ngào của hoa thực là thấm đượm. Trước kia chàng chưa bao giờ để ý mùi hương của hoa. Tại sao trước kia chàng không ngửi thấy mùi hương này nhỉ? Chàng hít mạnh vào trong phổi, cái mùi hương say sưa này vĩnh viễn gợi nhớ tới một cô gái xinh đẹp và giấu kín. Chàng dừng lại, ngập ngừng, khắc phục cái điềm gở mà chàng không hiểu. Chàng vướng mắc gì ở đây, quyến luyến cái mùi hương của tình yêu mơ ước?

Từ nơi ẩn nấp, nàng trông thấy chàng ngẩng lên với vẻ ngỡ ngàng, và rồi bỗng nhiên chàng bỏ đi.

Nàng bước ra khỏi khóm tre, lo sợ chàng đang nấp quanh đâu đó gần cổng trường. Nhưng chàng không có ở đó. Nàng cảm thấy buồn tiếc, mặc dầu cũng cảm thấy nhẹ nhõm, và tin rằng nàng sẽ không bao giờ gặp lại chàng nữa. Nàng ngồi trong lớp học, nhớ lại khuôn mặt trẻ và đẹp đẽ của chàng, mà mỗi đường nét đều khác với khuôn mặt nàng, nhưng vẫn rất là gần gũi đối với nàng, một phần của tuổi thơ ấu mà nàng chưa quên hẳn.
Chương 2





Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 2

Bác sĩ Sơn Điền bao giờ cũng thoải mái tại một buổi trà đạo, ngồi im lặng trầm tư với các bạn già khác. Bây giờ rất ít người còn tổ chức trà đạo. Ông tự coi là một người tài tử, bởi vì từ ngôi nhà tuổi thơ của ông tại California không có một trà thất như thế. Cha mẹ Ông quá bận rộn và quá lo lắng đương đầu với đất nước mới nên không dậy cho con cái những thứ mà họ còn nhớ. Như vậy thực là một vinh dự cho bác sĩ Sơn Điền trở thành bạn cũng như là y sĩ cho gia đình Mạc Sầu. Ông thú nhận với người bạn già của ông rằng ông trở về tổ quốc như là một người ngoại quốc, và phải học tập để trở thành một người Nhật.

Bác sĩ Sơn Điền giải thích, "Không phải là tôi quên. Tôi đã từng đọc và nghiên cứu cả đời về Nhật Bản, vì thế khi tôi phải làm một lựa chọn, tôi biết rằng tôi phải trở về quê hương. Nhưng bây giờ tôi ở đây, còn có nhiều thứ tôi phải học hỏi nữa."

Ông Mạc Sầu trả lời, "Bác sĩ có tinh thần thì có thể giỏi được tất cả."

Mạc Sầu chưa bao giờ ra khỏi nước Nhật, và chính vì lòng tò mò mà ông đón nhận cái ông bác sĩ cao lớn và nghiêm khắc, một người cố gắng trở thành Nhật Bản mà vẫn là người Mỹ mà không biết thế. Chẳng hạn trong buổi trà đạo chiều nay, ông quan sát cái tinh thần quá ghen ghét của bác sĩ Sơn Điền. Cái tinh thần trầm tư không thể đạt được do lòng đòi hỏi. Nhưng thay vì nói ra điều này, ông Mạc Sầu cố gắng lái câu chuyện vào vấn đề bình yên nội tâm. Vì thế ông lấy ra cái hộp đồ trà bọc lụa, một cái kho tàng cực quý của ông.

Ông nói, "Cái tách trà này là của một người bạn tôi nay đã chết. Ông ta là một bậc thầy về trà đạo và ông uống trà từ cái tách này. Khi ông ta chết, ông tặng lại tôi bộ tách này, bởi vì con trai ông, đứa con trai duy nhất của ông, không chịu học trà đạo."

Bác sĩ tiếp nhận cái tách với sự cực kỳ trân trọng, tựa khuỷu tay xuống chiếu. Người ta không cầm một quý vật bằng tay không. Khi ông Mạc Sầu uống trà bằng cái tách ấy, ông đặt cái tách trong lòng bàn tay trái và dùng tay phải đỡ lấy. Bác sĩ Sơn Điền ngắm nghía cái tách màu lục nhạt đơn sơ không có hình khắc hoặc vẽ. Trông nó hoàn toàn bình thản như nước tĩnh lặng. Khi trao lại cho ông Mạc Sầu, ông thở dài và nhìn quanh phòng. Tấm trướng buông xuống, hộp đựng trà, cái bình hoa, cái lò than và những cái khay, và tất cả những vật dụng của nghi lễ này thì đẹp đẽ trong sự đơn giản. Tất cả năm người khách đàn ông ngồi thẳng lưng, chân xếp lại nhưng rất thoải mái, tinh thần họ bình thản nhờ sự hoàn hảo của bối cảnh chung quanh. Đây là những người hiểu biết cái đẹp. Họ là những người sành điệu, hiểu rằng hình thức mà không có tinh thần là sự trống rỗng, và sự hiểu biết này dẫn họ một bước tới gần hơn trên đường tìm kiếm cái đẹp cho mục đích tinh thần: sự hoà hợp hoàn toàn giữa con người và thiên nhiên.

Trong suốt nghi lễ và bữa tiệc, không ai được nói đến những chuyện gây phiền toái. Tuy nhiên khi chấm dứt, và khi mặt trời sắp lặn, bạn bè đứng dậy và cúi đầu cảm tạ chủ nhân, rồi rời trà thất và bước ra phòng khách. Tại dây họ có thể nói những gì họ muốn, và ông Mạc Sầu cũng sẽ ra nhập bọn với họ.

Câu chuyện của những người chưa từng rời khỏi quê hương, và có ý định bảo tồn nền văn hoá của dân tộc trong suốt cuộc chiếm đóng của Mỹ, thì hoàn toàn thoa? mãn đối với bác sĩ Sơn Điền. Ông đã loại bỏ tất cả những gì thuộc về Hoa Kỳ. Tâm hồn ông hoàn toàn trống rỗng, và những cuộc nói chuyện lặng lẽ lâu dài về nước Nhật Bản cổ, phương cách cổ truyền, cái xấu và cái tốt, đã tạo ra một con người mới trong ông.

Cuối cùng khi mọi người đứng lên từ giã nhau, bác sĩ Sơn Điền không thấy có cơ hội nói với ông Mạc Sầu về con trai và con gái, và bây giờ ông không muốn tạo ra cơ hội ấy nữa. Buổi chiều hoàn toàn trong sạch. Ông tắm hồn ông trong quá khứ, và ông biết còn nhiều thứ ông phải học để trở thành người Nhật Bản. Ông không muốn nghĩ tới những người trẻ và ngày mai. Sẽ còn có đủ thời giờ.

Ông thong thả bước về nhà và cảm thấy thư thái.

° ° °

Trong căn phòng chính, bà Sơn Điền ngồi chờ chồng. Bà sẽ kể cho chồng thế nào về cái việc xảy ra ở đây hồi chiều, lúc ông vắng nhà? Bà sợ Ông vì bà tôn kính ông hơn bất cứ một con người nào khác, và nếu bà dám, bà sẽ yêu ông hết lòng. Nhưng bà không thể hết lòng yêu một người mà bà đã quá thần phục. Trí óc tuyệt vời thông minh của ông đã trông thấy hết mọi tì vết, và bà lại quá hèn mọn. Hơn nữa bà mang trong sự im lặng của trái tim một cái tội bí mật mà bà không bao giờ dám thú nhận: bà không thích Nhật Bản. Bà không muốn rời bỏ Hoa Kỳ. Bà thích vào trại tập trung hơn, tại đó tất cả bạn bè của bà sống. Dĩ nhiên đời sống trong trại không thoải mái. Bà biết mọi khó khăn, vì chồng bà đã bảo cho bà biết. Tuy nhiên vào trại tập trung, bà sẽ còn đủ bạn bè, và sẽ cùng bạn bè nấu nướng giặt giũ, và sẽ có rất nhiều giờ rảnh để trò chuyện. Bà sẽ có giờ rảnh nhiều, bởi vì không cần phải đi làm việc, mà vẫn có đủ thực phẩm và vật dụng cần thiết. Khí hậu tại sa mạc còn khô ráo ấm áp nữa. Tại Kyoto thời tiết lúc nào cũng lạnh lẽo ẩm thấp, ngay cả bây giờ. Nước trong vườn, sương mù từ biển và núi làm căn nhà ẩm thấp.

Bà ngồi ngay ngắn trên hai chân gập lại, trong chiếc áo kimono màu tím, chờ đợi chồng, cổ quấn một khăn lụa bạch rất sạch sẽ. Chân bà mang những đôi vớ trắng như tuyết, và đế rất dầy. Đôi vớ này là do bà tự đan lấy. Bà biết làm mọi việc rất đúng cách cổ truyền, bởi bà lúc trẻ được dưỡng dục tại Nhật Bản, gia đình bà nghèo, và sống trong một nông trại nhỏ bé trên núi phía trên Trường Kỳ, gần những suối nước nóng. Đôi khi vào mùa xuân hoặc mùa thu, bà đã từng nghỉ một ngày đi ngắm hoa và cây cối đổi mầu. Trong những chuyến du ngoạn ấy, gia đình bà thường dừng lại nướng cá trên làn hơi nóng bốc lên giữa khe núi.

Cha bà là một nông dân nghèo và nhiều con gái đến nỗi khi ông ta đọc báo thấy tin người Nhật tại Hoa Kỳ cần vợ, ông ta đã gửi hình bà và ghi tên bà là một cô dâu. Đấy là cách bà được đi sang Hoa Kỳ. Mẹ bác sĩ Sơn Điền đã chọn bà và bác sĩ Sơn Điền cũng chấp nhận khuôn mặt dịu dàng của bà. Lúc ấy bà là một thiếu nữ có một bộ mặt tươi tỉnh, mặc dù không đẹp. Bà không ngờ hình bà được gửi cho một bác sĩ vốn không ưa những đôi chân cong vòng, và bàn tay bàn chân quá dầy quá mập mạp, như bà. Bác sĩ hỏi bà về đồ ăn hàng ngày của bà, chỉ gồm có cơm, cá và một vài món rau. Bác sĩ Sơn Điền trở nên dễ tính khi bà sinh cho ông hai đứa con. Bà cũng không nuôi con đúng theo lời dặn của bác sĩ Sơn Điền. Bà nhớ lại bà đã ép con trai, Kiến Sơn, phải uống sữa bò tươi, và nó khóc như thế nào. Bây giờ nhớ lại đứa con trai duy nhất đã tử trận, bà hối tiếc đã bắt con phải ăn uống những thứ nó không thích. Như thường lệ, mỗi khi bà nhớ tới con trai, bà lại khóc. Bà cũng không biết mộ của con ở đâu nữa. Bà lau nước mắt bằng lần vải bên trong của ống tay áo, rồi hỷ mũi vào một mẩu giấy. Bà đã theo nhiều thói quen Mỹ, nhưng bà nhất định không dùng khăn mùi xoa dơ dáy của người Mỹ.

Đến lúc ấy bà nghe thấy tiếng bước chân của chồng, và người hầu gái chạy ra chào ông và tháo giầy cho ông. Bà đứng dậy, bước tới cửa phòng khách và cúi đầu vái chồng. Ông gật đầu và lên tiếng chào vợ. Bà theo chồng vào phòng trong, bà ngồi xuống; sau khi ông đã ngồi rồi, bà quỳ xuống và đặt tay lên một bình trà. Bình trà nóng, và bà định rót trà cho chồng, nhưng ông đã giơ tay ngăn lại.

"Không uống trà nữa. Hôm nay tôi đã uống trà ngon nhất rồi."

Có một thứ bà đặc biệt biết ơn lối sống Nhật Bản. Chiếc áo kimono che giấu hai ống chân vòng kiềng của bà. Ở Hoa Kỳ, bà mặc váy như đàn bà khác, và bà lúc nào cũng bận tâm về hai ống chân cong cong của mình bị phô bầy ra thật bất lợi, mặc dù chồng bà không hề đả động đến chân bà. Ông thường quay đi chỗ khác, và hành dộng này còn tàn ác hơn là lời nói.

Bà sẽ kể cho ông thế nào về cái việc xảy ra hồi chiều nay? Bà lấy tay che miệng và ho.
Ông vội ngẩng lên. “Hạ Mỹ, có chuyện gì thế?"

"Tôi không biết kể cho ông nghe thế nào." Bà nhìn ông và ông trông thấy đôi mắt bối rối. Bà vẫn còn là một người đàn bà trông vui mắt; nghĩa là, bà có một bộ mặt dịu dàng, và đôi mắt tròn như mắt trẻ con. Mắt tròn không được coi là mắt đẹp tại Nhật Bản, nhưng ông vẫn thích đôi mắt ấy.

Ông hoảng hốt hỏi, "Có phải cái bình sứ đời Tống bị vỡ không?"

Bà vội nói, "Không, chuyện không khủng khiếp đến thế đâu."

"Con cá chép lớn chết rồi, phải không?"

"Không, không. Chẳng có gì chết cả."

"Thì nói đi. Tôi không giết bà và cũng không đánh bà đâu."

Câu nói khôi hài của ông giúp bà thêm can đảm. Bà thận trọng nói, "Một thanh niên đến đây hồi chiều, và muốn gặp ông."

"Một bệnh nhân?"

"Không phải bệnh nhân." Bà ngập ngừng, rồi nói luôn. "Một người lính Mỹ."

Bộ mặt gầy đẹp đẽ của bác sĩ Sơn Điền mất hết mọi cảm giác.

"Tôi không quen biết bất cứ người Mỹ nào."

"Hắn không nói hắn biết ông. Hắn chỉ mong ước được quen biết ông."

"Làm sao hắn biết tên tôi?"

"Hắn nói có người bạn cho hắn biết."

"Bà nói gì với hắn?"

"Tôi nói ông đi vắng. Rồi hắn muốn ngồi đợi, nhưng tôi không cho hắn đợi. Tôi sợ Nhu Mị có thể bước vào phòng bất cứ lúc nào. Chuyện này không tốt."

"Phải, nhất định không tốt."

"Tôi bảo hắn tôi sẽ cho ông biết, và hắn nói hắn sẽ trở lại. Hắn hỏi giờ nào ông ở nhà. Tôi bảo tốt nhất là tới văn phòng của ông tại bệnh viện vào lúc 10 giờ sáng. Tôi nói ông không tiếp khách lạ tại nhà."

"Đúng lắm." Ông ngừng lại và bĩu môi. "Một người Mỹ! Có thể là có ai cho hắn biết tên tôi."

Bà đồng ý, "Đúng vậy." Bà cảm thấy tim nhẹ nhõm. Bà đã làm đúng. Bà đã cho ông biết, và ông không tức giận bà. Ông không bao giờ nói với bà một lời giận dữ, nhưng bà quá nhạy cảm với sự bất đồng ý của ông. Sự tự chế của ông thực là tuyệt đối, nhưng không giấu nổi bà điều gì. Bà đứng dậy một cách duyên dáng, dù hai ống chân cong của bà.

"Tôi xin phép. Tôi có việc phải làm."

Ông gật đầu mà không nói gì. Ông không muốn mất đi cái tinh thần của buổi chiều sống với bạn bè. Ông ngồi nhìn ra vườn, sau khi bà ra khỏi phòng, im lặng và cố tâm xua đuổi cái ý nghĩ về người Mỹ xâm lấn vào nhà ông. Người làm vườn đã mở nước tưới những tảng đá, và tưới ướt những bụi cây.

Bà Sơn Điền nhìn ông và khẽ đẩy chiếc cửa mắt cáo sau lưng bà. Ông không hỏi bà người Mỹ ấy là loại người thế nào, và bà cũng không bảo cho ông biết. Bây giờ bà nghĩ lại có thể đấy là một sự lừa dối. Chính bà cũng thích chàng thanh niên Mỹ ấy. Bà thường trông thấy những thanh niên Mỹ giầu sang tại California, mặc dù khi bà hỏi, người thanh niên ấy cho biết không đến từ California. Khi gặp chàng thanh niên bà hỏi ngay lập tức, "Ông đến từ California, phải không?"

Chàng thanh niên phải kêu lên, "Ô, bà biết nói tiếng Anh!"

"Đôi chút thôi." Bà trả lời, cố gắng không cười vì mấy cái răng xấu của bà. Bà biết người Mỹ thích những hàm răng trắng đẹp. Khi bà còn trẻ thì răng không quan trọng lắm, vì đàn bà nhà quê nhuộm răng đen khi họ lấy chồng. Răng của Mẹ bà đen như sơn mài.

Bà hỏi lại, "Ông cũng tới từ California, phải không?"

"Tại sao cũng? Bà đã từng ở California hay sao?"

"Chúng tôi từ tiểu bang ấy về đây."

"Tôi người tiểu bang Virginia. Một nơi rất đẹp."

"Tôi không biết Virginiạ"

Rồi bà kiểm soát lại cuộc đối thoại. Bà bao giờ cũng thân thiện với người Mỹ. Bà trở nên lạnh lùng, nhưng bà vẫn thích chàng thanh niên ấy. Anh ta quá trẻ, trông rất tươi mát. Tên anh ta viết trên một tấm danh thiếp mà anh ta đưa cho bà, là James Peterson. Anh ta đọc tên lên và bà nhắc lại. Bà chưa bao giờ học đọc tiếng Anh.

Bây giờ bà rón rén đi dọc hành lang và phòng ngủ. Bà bao giờ cũng khép kín bình phong phòng ngủ, để có một nơi nghỉ ngơi riêng. Bà không có việc gì làm, bởi vì bà không cần phải làm cơm tối cho chồng. Dục Thủy ăn bánh mì và thịt nguội và uống trà với sữa. Còn bà sẽ ăn một chén cháo trước khi đi ngủ. Bà kéo ngăn tủ ra và sắp xếp lại đồ bên trong gồm có mấy món nữ trang, vài tấm hình của Kiến Sơn, một tấm hình căn nhà tại Los Angeles mà bây giờ không còn thuộc về ông bà nữa.

Chiếc binh phong kéo ra vài phân và bà trông thấy Dục Thủy đang cười với bà.

"Ha, mẹ đây rồi."

"Con đã gặp ba chưa?"

"Chưa."

Dục Thủy bước hẳn vào phòng. Bà mẹ trông thấy ngay con gái có gì khác lạ, một cái gì rất hân hoan. Đôi mắt to mở rộng, quá to đối với mắt người Nhật, sáng chói với một niềm vui bí mật. Dục Thủy chưa biết cách giấu tâm trạng sau một khuôn mặt bình thản.

Bà Sơn Điền nói, "Con có vẻ hân hoan vui sướng. Cái gì tốt đẹp đã đến phải không?"

Dục Thủy lắc đầu, "Mẹ Ơi, tại mùa xuân đấy."

Nhưng chỉ một mùa xuân mà có thể đan nét dịu dàng lên mọi đường nét của cái khuôn mặt xinh đẹp ấy được không? Bà Sơn Điền nghi ngờ. Bà tiếp tục ngắm nhìn con gái một cách trầm tư, cố gắng nhớ lại bà cảm thấy thế nào về mùa xuân khi bà hai mươi tuổi. Vào cái tuổi ấy, bà phải làm việc vất vả như một người đàn ông trong nông trại của thân phụ, và mùa xuân có nghĩa là cầy ruộng và gieo mạ. Khi đầu mùa hè tới, trên cánh đồng lúa, bà phải lội sâu xuống bùn cấy lúa rồi làm cỏ. Không, bà không thể nhớ gì về mùa xuân.

Bà không gạn hỏi con gái. Dục Thủy là con của cha nó, và chính Kiến Sơn mới thuộc về bà. Nếu con trai bà còn sống thì bây giờ bà đã có cháu nội rồi, những đứa cháu nội yêu quý trông giống như người Mỹ, mà bà không hề bận tâm. Tại Hoa Kỳ đàn bà có máy giặt và bếp điện.

Dục Thủy đứng cạnh bà, và cầm lên những tấm ảnh của Kiến Sơn. Có vài tấm, có tấm chụp lúc Kiến Sơn còn nhỏ. Có một tấm hình hôn thê của Kiến Sơn, tóc cắt ngắn và uốn lên.

Dục Thủy nói một cách bất mãn, "Con ước gì ba cho con cắt tóc ngắn." Nàng để tóc thẳng và dài, chải ngược về phía sau và cuộn thành một búi sau gáy. Nàng không thể uốn cong tóc dài được.

Bà mẹ trả lời, "Ba con không chịu đâu." Bà cũng nhìn tấm hình hôn thê của Kiến Sơn. "Chắc bây giờ nó đã có con rồi."

"Sinh con trong tại tập trung." Dục Thủy nhắc nhở mẹ.

"Phải." Bà mẹ trả lời. Nhưng nếu Kiến Sơn vẫn còn sống và nếu mọi người còn sống chung với nhau thì dù có con trong trại tập trung cũng là một hạnh phúc. Người Mỹ không giết ai cả. Không giống như Đức quốc xã. Có đủ thực phẩm để ăn. "Mẹ nghĩ trại tập trung cũng không tệ lắm đâu."

"ồ, con không biết." Dục Thủy thở dài bồn chồn. Nàng nhăn mặt lại và ánh sáng không còn trên mặt nàng nữa, mặc dù là mùa xuân.

Bà mẹ suy nghĩ về tiếng thở dài của cô con gái. Bà có nên kể cho Dục Thủy biết về người khách Mỹ không? Có lẽ không nên cho nó biết, mặc dù là một tin đáng chú ý. Bà bắt dầu cất dọn những thứ trong ngăn tủ đi, và những tấm hình, mỗi thứ được gói trong những tấm giấy mỏng.

Dục Thủy lên tiếng, "Con đi thay quần áo đây."

Nàng bỏ đi và kéo khép tấm bình phong lại. Bà Sơn Điền vui mừng đã không nói gì. Đúng ra không nên nói gì cả thì hơn.
Chương 3





Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 3

Dục Thủy đang ngồi soi gương trong căn phòng đặc biệt dành riêng cho nàng trong căn nhà mênh mông này. Nàng quỳ gối quay ra khu vườn tắm trong ánh nắng cuối cùng của một ngày. Chiếc gương là nắp của một tủ quần áo kiểu Trung Hoa, cao khoảng một thước bằng gỗ đen bóng. Nàng đã thay quần áo đi học, và mặc một chiếc kimono màu hồng nhạt, thêu một cành anh đào màu hồng thẫm.

Nàng tự hỏi người Mỹ coi thế nào là đẹp? Ñt nhất da nàng trắng như màu hạt hạnh. Môi dưới của nàng dầy mọng. Có lẽ nàng trông quá mạnh khoẻ. Má nàng hồng như hoa anh đào, hồng hơn là lụa hồng của chiếc kimono đang mặc. Mắt nàng là mắt Nhật Bản, và có lẽ chàng sẽ coi mắt nàng không đẹp, mặc dù mắt nàng có hai mí, trong khi phần đông người Nhật chỉ có một mí. Hiển nhiên mũi nàng được coi là thấp theo quan điểm của người Mỹ. Nếu bây giờ nàng vẫn còn ở Hoa Kỳ, liệu nàng có bạn trai không? Cuối cùng mọi người đã ra khỏi trại tập trung rồi. Họ nói người Mỹ bây giờ lại tử tế với người Nhật. Họ hầu như không gặp vấn đề gì. Nhiều tờ báo đăng lại chuyện của tiểu đoàn Kiến Sơn chiến đấu tại Ý, cho biết tiểu đoàn ấy rất can đảm. Một vài báo kể lại chuyện Kiến Sơn. Chàng là người đầu tiên xông lên ngọn đồi mà tiểu đoàn được lệnh chiếm. Kiến Sơn dẫn đầu mọi bgười, và vì thế chàng tử trận. Nhìn tấm hình của Kiến Sơn trên báo Mỹ, mẹ nàng đã khóc và than thở, "Phải chi nó đừng quá can đảm!"

Nếu ngày mai gặp lại chàng thanh niên Mỹ, nàng sẽ làm gì? Đáng lẽ nàng không nên cho biết tên. Nhưng nếu không cho thì sẽ quá bất lịch sự. Nàng rút ở ngực ra tấm danh thiếp nhỏ bé mà chàng đưa cho nàng, và khẽ đọc tên chàng - James Peterson. Trong gia đình chắc người ta gọi chàng là Jim hoặc Jimmỵ Cái tên này có nghĩa gì? Nàng không biết. Cái tên họ Peterson chắc là phải có ý nghĩa. Và Virginia nữa? Nàng biết tiểu bang ấy ở xa California. Đó là một tiểu bang quá xa, thuộc miền đông Hoa Kỳ. Nàng không thể nhớ được gì khác, ngoài sách học của nàng. Ngày mai nàng sẽ tìm lại trong cuốn sách địa lý tại đại học. Nàng cất tấm danh thiếp vào ngực, và lại soi gương. Nàng trông thấy đường cong của môi, và hai mí mắt xụp xuống. Nàng dùng lòng bàn tay ôm lấy hai má. Má nàng nóng bừng. Bàn tay nàng nhỏ nhắn và mát lạnh. Tay nàng bao giờ cũng mát lạnh. Nếu chàng muốn đụng vào tay nàng, lắc tay nàng trong tay chàng trong cách bắt tay của người Mỹ, nàng sẽ không cho phép chàng làm thế. Lòng bàn tay của một cô gái là một chỗ riêng tự Không được để người lạ đụng chạm một cách cẩu thả. Chỉ chồng nàng mới được phép nâng niu vuốt ve lòng bàn tay của nàng.

Trong lúc nàng mải nghĩ ngợi thì cửa bình phong bị kéo ra và con ở Nhu Mị đang đứng đó, mập mạp vững chãi trong bộ kimono xanh. Con ở ngạc nhiên thấy Dục Thủy đang soi gương. Nó nói:

"Ba cô muốn cô tới gặp ông. Ông đang ở chỗ ba cây thông."

Dục Thủy vội khép chiếc nắp gương lại. "Bảo cho ba tôi biết tôi sẽ ra ngaỵ"

Bác sĩ Sơn Điền đang đi bách bộ dưới lùm thông thì Nhu Mị ra báo cáo. Cỏ rêu xanh mềm mại dưới chân ông và không khí vương cái mùi sạch sẽ của nhựa thông tươi, do mặt trời ban ngày hâm nóng lên.

Nhu Mị cúi người và nói, "Cô Dục Thủy nói sẽ ra ngaỵ"

Bác sĩ Sơn Điền hỏi, "Nó đang làm gì?"

"Cô ấy đang soi gương."

Nhu Mị bỏ đi vào nhà, trong lúc bác sĩ Sơn Điền đứng lặng người. Dục Thủy đang soi gương! Việc này đáng nghi ngờ không? Có thể nào con gái ông cũng đã gặp người Mỹ ấy? Có thể buổi sáng hai người đã quen nhau, và đã nói với nhau đôi điều. Lính Mỹ bao giờ cũng muốn nói chuyện với bất cứ người con gái nào họ gặp, và Dục Thủy lại rất đẹp - quá đẹp nữa. Ông phải tìm cho ra. Không được có một giấu diếm nào. Không thể tin người Mỹ về chuyện đàn bà được. Không ai dược phép coi Dục Thủy, con gái ông, như là một ca kỹ, hoặc một người con gái ngoài đường.

Dục Thủy đang khoan thai đi lại gần cha, gặp đôi mắt dò hỏi của ông. Cặp lông mày của ông nhíu ngược lên. Ông đang cau mặt, hai hàng lông mày vươn lên như đôi cánh chim, hoặc như hai cánh bướm, nhưng ai có thể so sánh một con bướm đậu trên hai mắt đen của cha nàng?

Ông bắt đầu hung hăng, không thể kiềm chế được. "Ba cảm thấy con giấu diếm ba một cái gì!"

Nàng chưa bao giờ bị tấn công bất ngờ như thế, và hơi giật mình. Hồi còn ở Hoa Kỳ, ông là người tính khí nóng, đôi khi cáu giận, rồi lại ăn năn mau lẹ, và không kiềm chế được sự giận dữ khi ông bực mình. Chỉ vài năm sau khi trở về Nhật, ông đã trở nên một người lặng lẽ và biết kiềm chế, bằng cách cố gắng trầm tư để tự trấn tĩnh.

Nàng ngẩng đầu lên. "Con giấu ba cái gì?"

Ông nóng nảy tuyên bố, "Ba không ngu đâu. Ba không phải chỉ là một bác sĩ. Ba còn là một nhà tâm lý nữa. Tâm tính con thay đổi. Con không phải là người con gái ngày hôm qua nữa. Chuyện gì đã xảy ra với con?"

Ông chỉ đoán sự việc bằng trực giác, nhưng nàng kinh ngạc trước sự hiểu biết khá chính xác của ông. Có phải nàng đã dễ dàng bộc lộ cho ông biết không?

"Chẳng có gì xảy ra cả. Có lẽ ba đúng. Cái quang cảnh lính Mỹ sáng nay đã làm con nhớ lại những gì con tưởng con đã quên rồi. Ba ơi, con sống ở đó mười lăm năm, và mới chỉ ở đây có năm năm thôi."

Ông hất đầu ra hiệu cho nàng đi cạnh ông. Ông cảm thấy khó chịu, quá bồn chồn không thể ngồi xuống được. Nàng hiểu và hai người bước đi dưới khóm thông. Lúc đó là hoàng hôn, và nắng quái hắt lên cỏ rêu tạo ra một thứ ánh sáng huỳnh quang.

Ông bố lên tiếng, "Con hãy tin bạ Con là tất cả những gì ba có. Mẹ con là một người vợ tốt, một bà mẹ tuyệt vời. Một người đàn ông có thể đòi hỏi gì hơn thế nữa? Nhưng trí óc con giống trí óc bạ Anh con giống mẹ con, nhưng con giống bạ"

Nàng nói một cách phản kháng. "Con rất khác bạ"

Ông đồng ý. "Bây giờ con khác ba hơn là sau này. Sự khác nhau của hai thế hệ bây giờ nổi bật nhất ở con. Sau này, khi cuộc đời đã an bài rồi, lúc đó con sẽ không cần phải chống đối ba nữa để chứng tỏ sự độc lập của con, rồi con sẽ thấy con giống ba đến thế nào."

Nàng cảm thấy cái mạng lưới của tình phụ tử đã quấn chặt lấy nàng. Nàng vùng vẫy với tất cả sức mạnh, nhưng là một người bề trên, ông đã bao bọc nàng trọn vẹn. Trong ngực nàng là một vũ khí nhỏ bé, một lưỡi dao nhỏ bé có thể cắt đứt được mạng lưới. Nàng thò tay vào ngực và lấy ra tấm danh thiếp nhỏ. Nàng chìa ra cho ông, không nói một lời. Ông cúi xuống để đọc tên, và ngay lập tức ông biết đó là cái gì. Ông cũng thò tay vào lòng, rút ra một tấm danh thiếp tương tự.

Nàng kinh ngạc kêu lên. "Ở đâu ba có danh thiếp ấy?"

Ông trả lời một cách nghiêm trọng. "Ba cũng muốn hỏi con câu hỏi ấy."

"Có một người đưa cho con."

"Người ấy tới đây lúc ba vắng nhà. Hắn đưa danh thiếp này cho mẹ con."

Hai người nhìn nhau, ông cúi hàng lông mày rậm xuống nàng, và nàng ngẩng lên nhìn ông, quyết tâm không sợ nữa.

Ông gọi bằng giọng trầm sâu. "Dục Thủy."

Nàng rũ xuống, không nói một lời và đặt tấm danh thiếp vào tay ông. Ông cầm lấy và bỏ cả hai danh thiếp vào lòng. Ông nói rất dịu dàng và buồn bã, "Con thấy không, ba đúng. Nào, bây giờ con gái của ba, hãy kể cho ba biết cái gì đã xảy ra cho con?"

Nhưng nàng không thể kể cho ông biết. Những giọt nước mắt chảy tràn xuống má nàng. Hai người lại bước đi, và nàng giơ tay áo kimono lên lau nước mắt.

Sau một lúc im lặng, ông lên tiếng. "Ba xin con đừng giấu diếm cha mẹ một điều gì. Ba không ngăn cấm con bất cứ điều gì tốt cho con. Ba nghĩ con sẽ làm ba tan nát lòng nếu con bỏ cha mẹ, nhưng ba tin con sẽ không làm thế. Trái tim ba bị tan nát một lần rồi."

Nàng ngẩng lên. "Vì cái chết của Kiến Sơn?"

"Không. Chuyện này xảy ra lâu trước khi Kiến Sơn sinh ra. Khi ba còn trẻ - nhưng thôi. Bây giờ chuyện ấy không còn quan hệ nữa."

Quả thực chuyện ấy không còn quan hệ nữa. Ông đã gằn năm mươi tuổi rồi, và Dục Thủy nghĩ cái gì xảy ra lúc ông còn trẻ không quan hệ nữa. Nàng co người lại vì biết cái gì đã xảy ra. Nàng cảm thấy cha nàng chỉ có thể là một con người mà nàng từng biết, cao ngạo, dịu dàng một cách hung dữ, ngoan cố, áp đảo mọi người chung quanh.

Ông nói một cách như năn nỉ. "Cho ba biết tại sao con giữ tấm danh thiếp ấy?"

Thái độ của ông làm nàng cảm động, và nàng bắt đầu vừa khóc vừa nói, cố gắng đè nén cơn nức nở bằng cách cắn ống tay áo.

"Con có biết gì đâu. Không có gì để kể cả. Hắn chặn con dưới gốc cây tử đằng hoa và hỏi tên con. Con - con bảo cho hắn biết. Tất cả chỉ có thế."

"Con đã gặp hắn mấy lần rồi?"

"Chỉ có một lần - ngày hôm nay - con hứa với ba như thế. Hắn trông thấy con hồi sáng và quay lại. Có quá nhiều lính Mỹ - con không trông thấy hắn lần đầu họ đi quạ"

Cha nàng bây giờ dịu dàng hơn vì ông đã biết sự thực. "Ba không trách con về cái hắn làm. Đáng lẽ con không nên cho hắn biết tên. Dẫu sao, như con nói, con đã sống quá nhiều năm tại Hoa Kỳ."

"Con không nói như thế!"