Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...
Ông Peterson cúi xuống dịu dàng nhìn nàng, cảm thấy dễ chịu khi thấy nàng rõ ràng không phải là da mầu. Tại sao, có biết bao con gái của những gia đình tốt đẹp nhất của miền Nam lại đen hơn nàng nhiều. Ông sẽ phải bảo cho vợ biết thế.

Ông nói, "Cô có vẻ hơi bé nhỏ, phải không?" Ông quay lại con trai. "Có phải tất cả người Nhật bé nhỏ như cô tả"

James trả lời, "Dục Thủy không bé nhỏ đâu bạ" Chàng cảm thấy nức lòng. Cha chàng có phản ứng tức thời với cái duyên dáng cảm động và thanh tú của Dục Thủy, và chàng kiêu hãnh vì nàng. Cha chàng hiểu tại sao người ta phải yêu nàng. Cha chàng đứng về phía hai người.

Đứng giữa hai người đàn ông cao lớn, Dục Thủy bỗng nhiên mỉm cười. Nàng không còn sợ hãi nữa. Cái người đàn ông mập mạp to lớn này là cha chồng nàng sẽ giúp đỡ hai người và mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Nàng thích ông, nàng không bao giờ sợ hãi ông, nàng sẽ rất sung sướng sống trong căn nhà của ông. Thảo nào James cũng là một người tuyệt vời, vì là con trai của một người bố như thế. Và nàng sẽ là một con dâu hoàn toàn.

Nàng lùi ra khỏi James, và nói, "Xin ba ngồi xuống. James, chúng ta không có trà. Xin gọi khách sạn đem trà và vài món ăn lên."

"Tôi không muốn ăn gì cả," ông Peterson nói cũng bằng một giọng dịu dàng. Người con gái này thật là dễ thương! "Tôi vừa mới ăn sáng xong, và James sẽ cho cô biết tôi ăn sáng rất nhiều. Và tôi ăn rất ít trong ngày. Ban đêm là lúc tôi ăn tối."

Ông ngồi xuống và nhìn quanh ông. Nàng năn nỉ, "Xin dùng ít whisky với sô đả Hoặc cokẻ" Nàng đã tập cách uống và gọi chữ Coke trong khi hai người đi đường, bởi vì nàng không thích rượu.

"Hừ, có lẽ whisky-sô đa," ông Peterson nói để vui lòng nàng.

Vì thế James phải gọi rượu và nàng không cảm thấy thoải mái cho tới lúc người bồi mang rượu lên trong một cái khaỵ Nàng không cho James đụng vào ly và đá; nàng phải tự làm lấy tất cả. Mãi đến khi ông Peterson được mời rượu, khi nàng mang một chiếc bàn nhỏ đến bên ông và đặt mọi thứ trên bàn, và chỉ khi nhìn thấy ông đã cầm ly rượu trên tay nàng mới cảm thấy dễ chịu. Nàng đứng chờ đợi và lo lắng cho tới khi ông nhấp ngụm rượu đầu tiên.

"Có vừa không bả"

"Hoàn toàn lắm," ông nức lòng trả lời, sẵn sàng nói bất cứ cái gì làm vui lòng nàng. "Bây giờ hãy ngồi xuống đây và nghỉ đi. Tôi muốn nghe cô nói chuyện. Tôi muốn biết con trai tôi đối xử với cô như thế nào. Nó phải tử tế với cô!"

James yêu cầu, "Ngồi xuống, Dục Thủy."

Nàng ngồi xuống ngay lập tức, không trả lời, cái thân hình duyên dáng nhỏ nhắn của nàng vẫn còn căng thẳng, hết nhìn người bố lại nhìn người con.

Ông Peterson hỏi con trai, "Cô ta lúc nào cũng làm hư con như thế này, phải không?"

James mỉm cười trả lời, "Đó là quan niệm của người Nhật về bổn phận của người đàn bà."

Ông Peterson nói, "Họ là một dân tộc tuyệt vời."

Rồi ông nhớ lại. Thói quên lâu dài làm ông dễ quên cái điều buồn bã hoặc khó khăn, hoặc rắc rối, và trong một lúc ông quên hết. Nhưng dĩ nhiên ông không thể nói chuyện trước cái sinh vật nhỏ bé này. Trái tim nàng sẽ bị tan vỡ; không thể để nàng chịu đựng một việc như vậy. Ông và James phải nghĩ cách làm thế nào. Ông phải giúp con trai làm thật đúng. Nhưng thế nào là việc đúng?

Ông trở nên nghiêm trọng, và Dục Thủy lập tức cảm thấy tâm trạng của những người gần nàng nhất; nàng nhìn James và lại hoảng sợ. Nàng ao ước chàng có thể nói tiếng Nhật, vì như thế nàng có thể hỏi chàng nàng đã làm điều gì sai lầm. Chàng không nhìn nàng, và bỗng nhiên nàng không thể chịu đựng được sự im lặng và cái nhìn đăm đăm đau buồn của người bố. Ông Peterson không nhìn nàng hoặc James, mà nhìn ly rượu, tấm thảm dưới chân, và cửa sổ. Nàng rón rén đi ngang qua phòng, và đặt tay lên vai James. Nàng thì thầm dò hỏi, "Em có làm điều gì sai không?"

James trả lời bằng giọng bình thường, "Không, dĩ nhiên là không rồi. Nhưng Dục Thủy, anh nghĩ ba anh muốn nói chuyện riêng với anh. Có lẽ em nên vào phòng bên cạnh."

Nàng biết ngay lập tức có một điều gì rất không hay, nhưng nàng vâng lời như một đứa trẻ. Nàng bước tới cửa phòng ngủ, bước vào trong, và khép cửa lại sau lưng.

Ông Peterson bây giờ biết rằng ông phải đương đầu với sự thực. Không trốn tránh được. Ông bỏ ly rượu xuống. "Con, ba có tin rất xấu."

James chờ đợi, không trả lời.

Ông Peterson hỏi, "Ba có nên kể hết cho con không?"

"Ba ơi, dĩ nhiên rồi."

Ông nghiêng người về phía trước, đặt hai khuỷu tay lên đầu gối, và hai bàn tay hộ pháp của ông ở giữa hai đầu gối. Ông nắm hai tay lại, những ngón tay vặn vào nhau. "Con ơi, ba đoán mẹ con đúng. Đây không phải là một cuộc hôn nhân hợp pháp."

James hỏi, "Ba nói thế nghĩa là gì?"

Cha chàng nặng nề trả lời. "Không hợp pháp trong tiểu bang của chúng tạ Có một luật lâu đời ngăn cấm hôn nhân giữa hai giống dân khác nhau. Mẹ con tìm thấy luật ấy. Ba nghĩ một vài người bạn của mẹ con nghe biết cái luật ấy. Có thể mẹ con biết luật ấy từ lâu, nhưng ba không nghĩ như vậy."

James lạnh lùng nói, "Cái luật lâu đời ấy dùng để chống lại người da mầu."

"Đúng rồi," cha chàng nói. Ông đổ mồ hôi quá nhiều, những giọt mồ hôi chảy trên trán ông, xuống má và qua hai tai. "Nhưng tha lỗi cho ba, điều luật ấy bao gồm tất cả những ai không phải là da trắng."
"Ai nói vậy?"

"Ba hỏi luật sư của ba và ông ta nói thế."

Ông đứng dậy, bước lại cửa sổ và đứng nhìn ra ngoài để cho James có thể bình tĩnh được vài phút.

James nói, "Tụi con không cần phải sống trong tiểu bang này."

Ông Peterson quay lại, cảm thấy dễ chịu khi con trai đã lên tiếng. "Dĩ nhiên không cần rồi. Việc phải làm là đi tới một tiểu bang khác và xin cưới hỏi hợp pháp. Lúc đó con sẽ an toàn. Nếu con biết chắc đây là điều con muốn làm."

James hỏi, "Tại sao ba hỏi nếu con biết chắc điều con muốn làm?" Chàng bỗng nhiên tức giận cha, phẫn nộ trước lòng hoài nghi của ông.

Ông Peterson trả lời một cách hoà hoãn, "Con, ba muốn nói con hiểu rõ tâm trí con."

James tiếp tục nói bằng giọng tức giận. "Tụi con chắc chắn sẽ đi tới một tiểu bang khác. Tụi con sẽ đi New York. Con sẽ kiếm việc làm tại đó. Ba có thể cho mẹ biết con sẽ không bao giờ trở về nhà nữa."

Ông Peterson nói, "Ba sẽ không nói cho mẹ con một điều như thế." Ông ngồi xuống, cầm ly rượu và uống cạn nửa ly rồi đặt xuống bàn. "Ba không nghĩ chuyện ấy đúng, ngay con chỉ nghĩ thế thôi. Ba hy vọng con sẽ thường về thăm nhà. Con là con trai duy nhất của mẹ con."

Chàng cãi lại, "Nhưng mẹ con không đối xử với con như vậy."

"Bây giờ con lại hành động trẻ con rồi. Ba nghĩ mẹ con quá yêu thương con. Mẹ con không thể cắt đứt với con được, và đó là chuyện rắc rối. Cuống nhau vẫn còn chảy máu. Không phải chỉ là con mà là tất cả cuộc đời mẹ mong đợi ở con. Khi mẹ con biết không thể sinh thêm được một đứa con nữa, mẹ con khóc gần như chết đi sống lại. Ba nghĩ mẹ con không bao giờ vượt qua được nỗi khổ ấy. Ba ôm mẹ con suốt đêm, ngồi trong một chiếc ghế cũ trong phòng của bạ Không người nào có thể ngủ được. Ba không nghĩ mẹ con tha thứ cho Chúa vì việc này. Buổi tối mẹ con không đọc kinh nữa - không đọc từ nhiều năm nay rồi, tuy mẹ con vẫn đi lễ nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật. Nhưng mẹ con giữ nỗi đau ấy. Mẹ con giận ghét ngay cả ba nữa, mặc dù Chúa biết rằng đây không phải là lỗi của bạ"

James cằn nhằn, "Mẹ muốn tất cả mọi thứ theo đúng ý thích tệ hại của mẹ."

Ông Peterson tránh né vấn đề. Ông nói bằng vẻ dịu dàng tư lự. "Mẹ con là một sinh vật tuyệt vời, đáng thương và con nít." Lần đầu tiên ông nói với con trai như một người đàn ông. "Mẹ con quá mạnh mẽ, có khả năng và muốn chỉ huy đến nỗi đôi khi ba không chịu đựng được. Rồi ba nhớ lại khía cạnh khác của mẹ con, như một đứa trẻ. Ba nghĩ con không thể hiểu được đâu. Nhưng ba hiểu. Mẹ con là tất cả trong cách riêng của mẹ con, và ba thấy thế lạ lùng lắm. Ba không thể yêu một người đàn bà không lạ lùng."

Ông liếc nhìn con trai với một cái nhìn nhút nhát gần như thú nhận, một van xin không nói nên lời, bao hàm trong sự thú nhận. James cảm động và khó chịu. Chàng không thể nhìn bà mẹ trong nhiệm vụ người vợ. Đó là một sự trần truồng cần phải che giấu ngaỵ Chàng đứng nhỏm dậy, muốn trốn tránh nó.

Chàng nói, "Con thấy ba đã làm hết sức của ba rồi. Ba ơi, bây giờ là phần con. Ba ở lại ăn trưa với chúng con, được không? Con nghĩ ngay chiều nay chúng con sẽ tiếp tục con đường của chúng con. Con sẽ nhờ gửi quần áo và sách vở của con."

"Ba không thể ở lại ngày hôm nay," ông Peterson nói. Ông cảm thấy rất mệt mỏi, và ông không chắc ông muốn gặp lại đứa con dâu đẹp đẽ ấy nữa. "Ba sẽ đến thăm con sau khi con đã yên bề rồi."

James trả lời, "Con sẽ cho ba biết." Hai người nắm tay nhau, và chàng chống lại cái ý muốn gục đầu vào vai chạ Trái lại, chàng ngẩng cao đầu, và nói bằng giọng mạnh mẽ và quả quyết, "Con vui mừng khi ba kể hết cho con nghe. Nó làm cho mọi việc sáng tỏ. Con biết vị trí của con."

Ông Peterson đằng hắng, cố gắng nói một câu gì đáng nói. Ông cảm thấy đầu gối run rẩy và ao ước có thể nằm xuống một lát.

"Này con, goođbyẹ Gọi cho ba nếu con cần bạ Ba lúc nào cũng vậy."

"Con biết," James nói. Câu nói quen thuộc với một ký ức tội nghiệp. Cha chàng nói câu này trong bất cứ lần chia tay nào. Nhưng hầu như ông không thể làm được bất cứ cái gì.

Chàng giữ nguyên nụ cười cho tới lúc chàng khép cửa lại sau cái hình dáng rút lui của cha, rồi ngồi xuống một mình, gục đầu vào hai bàn tay.
Chương 12





Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 12

Trong căn phòng bên cạnh Dục Thủy chờ đợi. Danh dự không cho nàng nhìn hoặc nghe khi hai cha con nói chuyện với nhau. Tuy nhiên nàng biết một điều gì đã nói ra, một điều gì được kể ra và được nghe, rất nguy hiểm cho nàng. Nàng đứng im lặng giữa căn phòng khách sạn. Nàng mệt mỏi, không những vì cuộc hành trình dài, mà đã nhiều năm đã qua kể từ khi nàng ngồi ghế và ngủ trên giường cao hơn sàn nhà. Bắp thịt chân nàng đau vì bị căng thẳng, và lưng nàng đau vì những tấm nệm mềm. Nàng cũng mệt mỏi nữa từ quyết định không cảm thấy ngỡ ngàng và nhất định không tỏ ra như vậy. Nàng và James biết nhau quá ít! Một gánh nặng đè lên tình yêu khi tình yêu cần phải có hiểu biết lẫn nhau. Tình yêu của nàng đủ mạnh mẽ, nhưng còn tình yêu của chàng thì sao? Nàng đã nghĩ đến điều này, và vẫn nghĩ như vậy.

Nàng nghe thấy cửa phòng ngoài đóng lại, và khi không thấy chàng gọi, nàng khẽ mở cửa giữa hai phòng và nhìn vào. Chàng ngồi đó, hai tay ôm đầu. Chàng rơi vào sự lo buồn khủng khiếp nào đây?

"James!"

Chàng nhảy lên khi nghe tiếng nàng gọi, như thể chàng quên nàng có mặt tại đó. Hai tay chàng buông rơi khỏi mặt.

Nàng kêu lên, "James, chuyện gì thế?" Nàng lặng lẽ bước vào và quỳ xuống bên cạnh chàng. "James, hãy cho em biết! Chuyện thế nào?"

Chàng xấu hổ phải kể cho nàng nghe. Làm thế nào chàng giải thích được cái nhu cầu mà chàng cho là có thực của cái luật ngăn cấm hôn nhân giữa hai màu da, làm sao có thể giải thích cái điều không giải thích được, rằng một cái lưới nhằm để bắt người khác thì nay bắt đưọc nàng, cái người mà luật này không hề nhắm vào? Làm sao giải thích một cái lưới nhằm ngăn chặn những con ong, thì cũng ngăn chặn cả một con bướm?

Chàng vụng về nói, "Mẹ anh không được khoẻ. Ba anh nói chúng ta phải đợi cho tới khi mẹ anh khá hơn. Trong lúc này, chúng ta phải tìm một chỗ ở riêng."

Chàng trông thấy vẻ mặt nàng thay đổi nên vội nói, "Em biết đấy, ở Hoa Kỳ chúng ta không sống với cha mẹ. Anh bảo đảm với em chuyện ấy không xảy ra. Phần lớn giới trẻ ở đây ghét ở chung với cha mẹ lắm, và anh không nghĩ giới già cũng muốn thế. Có lẽ khoảng Giáng Sinh chúng ta có thể về nhà ít lâu. Trong lúc này - "

Chàng đứng dậy, thọc tay vào túi quần, vừa đi trong phòng vừa nói trong lúc nàng vẫn quỳ nhìn chàng, khuôn mặt trắng bạch của nàng bình thản và đôi mắt to đen của nàng không có cảm xúc gì trong lúc nhìn theo chàng.

"New York là nơi cho chúng ta, một thành phố lớn tại đó có đủ mọi loại người sống, và sống với nhau. Em thấy đây quê nhà anh là một thành phố nhỏ, và mọi người sống ở đây nhiều thế hệ rồi - khoảng vài chục gia đình và gia nhân đầy tớ. Anh không nghĩ họ có bao giờ trông thấy một người Nhật."

Dục Thủy nói, "Vậy thì vấn đề là vì em."

Chàng đã để nhiều điều trốn tránh chàng. Chàng dừng lại đứng trước mặt nàng, cố mỉm cười khi chàng nhìn xuống khuôn mặt ngẩng lên của nàng.

"Hừ, em hãy nhớ ba em cảm nghĩ thế nào về anh."

"Nhưng tại Hoa Kỳ?"

"À phải, tại Hoa Kỳ, em yêu của anh! Đặc biệt là tại Hoa Kỳ! Em đã quên rồi ư? Em từng ở Los Angeles cho tới lúc em trở thành một cô gái. Em không nhớ ử" Giọng của chàng chua chát.

Nàng nhớ lại. Nàng để đầu gục xuống và nước mắt tràn lên hai hàng lông mi thẳng. Nàng thì thầm, "Em tưởng đã thay đổi rồi."

Chàng chấp nhận, "Có lẽ đang thay đổi. Anh là một phần tử của sự thay đổi, và cả em nữa."

Nàng ngẩng lên trước câu nói này, và lo sợ nhìn mặt chàng. Nàng khẽ nói, "Điều này làm em cảm thấy cô đơn."

Chàng đồng ý. "Hai ngôi sao lạc lõng đi tìm một vũ trụ của riêng mình. Em ơi, chúng ta có thể làm được."

Chàng cầm bàn tay nàng và kéo nàng đứng lên. Chàng nói, "Bà Peterson, không được quỳ nữa. Có lẽ tuần trăng mật của chúng ta đã qua rồi, em ơi. Đời sống phải bắt đầu."

Chàng can đảm vì tức giận, liều lĩnh với sự chống đối. Chàng nghĩ cái cổ hủ và cái quá khứ phải chấm dứt. Chàng sẽ ra khỏi quân đội, đi New York và kiếm việc làm. Chàng sẽ trở thành một người chồng tốt, một người chu toàn đời sống vợ con đầy đủ. Một người chả Chàng chùn lại với ý nghĩ ấy. Nếu vậy thì cần một nơi không ai biết ai, không láng giềng, một cái tổ ong, một căn apartment nhỏ bé tại đó không ai thắc mắc gì.

Chàng nói, "Thôi đi em." Chàng ôm nàng quả quyết, một cái ôm bùng cháy không phải vì đam mê, mà vì căm giận. "Hãy thu dọn đồ đạc. Chúng ta sẽ đi lên miền bắc."

° ° °

Bề ngoài sự thay đổi có vẻ dễ dàng. Chàng kiếm được việc làm cho một tờ tuần báo không khó khăn gì. Những giấy tờ giới thiệu của chàng quá tốt, và chàng có cái bề ngoài nhiều kinh nghiệm. Chàng chứng minh có bản giải ngũ danh dự từ quân đội. Lương chàng đủ cho một apartment nhỏ. Dục Thủy còn tìm được bạn bè nữa, một người con gái Trung Hoa lấy một sinh viên Columbia, và một cặp người Nhật đang học về giáo dục và tâm lý nhi đồng.

Nhưng có sự thay đổi giữa hai người. Nàng và James, mỗi người bắt đầu có cuộc đời bí mật và cô đơn, trong lúc họ bám vào nhau trong một tình yêu cương quyết ở vào giai đoạn khi mà tình dục nồng nàn hơn bao giờ hết. Họ không phải là những đứa trẻ của khu nghèo cùng cực để làm cho căn apartment nhỏ bé gọn gàng này là một thứ thiên đường được. Họ cũng không phải là những đứa trẻ thường ở apartment, đi thang máy, những chiếc sân nhỏ bé, và ở trên nóc những nhà cao đen thui. Họ là những đứa con của khoảng trống và giầu sang. Nàng thu dọn căn bếp nhỏ và nhớ tới cái quang cảnh của nhà nàng tại Kyoto, những bình phong mở ra giữa những căn phòng mênh mông. Chàng treo quần áo trong một phòng quần áo nhỏ bé và nghĩ tới căn nhà có những cây cột trụ cao lừng lững, căn nhà thừa kế của chàng, một tài sản không thể tước đoạt được của chàng, vì chàng là người thừa kế hợp pháp. Hai người bí mật nghĩ tới những khu vườn và những hồ ao, và Dục Thủy ngủ, mơ thấy tiếng nước đổ của cái thác nhân tạo cách xa hàng ngàn dậm. Và cái thác ấy, những hồ ao, và căn nhà có cửa sổ mắt cáo, những quý vật trên bàn thờ, cũng là của nàng. Hai người không người nào sao nhãng tình yêu dù là một giây phút, nhưng mỗi người mơ ước cái họ không có, và có lẽ cái mà họ không bao giờ có được.

Và mỗi người bí mật thù ghét cái thành phố này. Đây là một đời sống tạm bợ. Ai có thể sống trong trong cái hệ thống tế bào của tổ ong và gọi đó là đời sống? Có lẽ một bào thai, nhưng không phải là một con người cử động và có cảm xúc. Dục Thủy nghĩ cái đời sống bí mật ấy và nàng hết sức che giấu cảm nghĩ không cho James biết. Chàng không thể chịu thua hy vọng, ngay cả quyết tâm của chàng tìm cách lấy lại được căn nhà của chàng.

Chàng trở nên mỗi lúc một tức giận hơn với tình yêu bị gia đình ngăn cản, với cả tuổi thơ và cha mẹ. Chàng không ngừng nhớ tới cha mẹ, sống trong căn nhà chàng yêu thích, và chàng tức giận cha hơn là mẹ. Cha chàng phải quyết tâm và đòi hỏi cho chàng, phải áp đặt ý chí của mình lên trên người đàn bà. Không làm như thế là sự yếu đuối của người đàn ông. Chàng không biết rằng chính chàng là một người khác hẳn cha chàng. Tuy chàng không thể yêu thích một gái điếm, một người của chung mọi người đàn ông, nhưng sự chinh phục một nước khác đã thay đổi chàng. Có những người cảm thấy người đàn bà bị chinh phục phải thán phục họ; đó là giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, sự hoàn tất của một chiến thắng cá nhân. Chàng tưởng chàng không phải là một người như thế, nhưng thực ra chàng chính như vậy. Chàng ngạo mạn trong khi cha chàng không như thế. Chàng là một người của một thế hệ đã bị đàn áp thể xác, người đã chinh phục bằng sức mạnh thể chất, và chính vì thế chàng khác hẳn cha chàng, một người không ao ước đàn áp người khác, hoặc kiểm soát bất cứ cái gì.
Nghĩ như vậy hết ngày này sang ngày khác, James đã trở nên đòi hỏi nhiều hơn, áp đảo mạnh hơn, ngay cả với Dục Thủy mà không biết. Nàng rất đỗi ngạc nhiên không hiểu tại sao những gì nàng làm lại thường hay sai trái đối với James. Nàng là người làm gì cũng toàn thiện, một sinh vật chỉ lo lắng làm cái gì cũng đúng, và cũng chính vì sự đúng ấy nàng đã dùng hàng giờ ngồi sắp xếp một chậu hoa trên bàn trong góc phòng khách bé nhỏ, và cũng là phòng ăn nữa. Tuy nhiên sự chú ý vào một chi tiết không ngăn được quyết tâm của nàng phải hoàn tất mọi việc trước khi James về nhà. Nàng không có đầy tớ, và cũng không muốn có; nàng nhớ rằng rất ít phụ nữ tại Hoa Kỳ có đầy tớ. Nhưng nàng làm gì cho hết giờ? Nàng dự định khi mùa đông tới, khi nàng không còn có thể ra công viên được nữa, nàng sẽ đi học. Trong thành phố này có rất nhiều trường học. Nàng đi tìm danh mục và học hỏi trong lúc chờ James trở về vào những đêm chàng phải làm việc khuya. Nỗi tuần đều có những tối như thế, và bao giờ cũng là đêm điên đầu cuối cùng khi tờ tuần báo ra. Đôi khi mãi đến sáng chàng mới trở về nhà.

Nếu nàng đi học, nàng có thể học hành vào những giờ chờ đợi ấy. Nàng đọc sách mượn từ thư viện gần nhà. Đôi khi là sách tốt, đôi khi không. Nàng không có sự hướng dẫn ngoại trừ sự yêu cầu lễ phép của nàng với người thủ thư già về những sách nói về đời sống Mỹ. Nàng đọc những sách này với sự ngạc nhiên bỡ ngỡ mỗi lúc một gia tăng. Nàng thuộc về đâu giữa những người đàn bà này và những vấn đề của họ? Đời sống của nàng chỉ có căn apartment nhỏ này và người nàng yêu.

Liệu có thể tồn tại mãi như thế này không? Có những giờ khi căn phòng chỉ là một cái hộp quá nhỏ, khi tâm trí tốt lành của nàng bồn chồn. Có phải cuộc đời chỉ có thế thôi?

Một hôm nàng hỏi chàng, "James, anh có bạn bè không?" Nàng vừa làm xong bữa ăn tối với một món ăn Nhật Bản mà chàng thích.

Chàng nhắc lại, "Bạn bè?"

Nàng tiếp tục. "Để chúng ta nói chuyện. Em có thể làm những bữa ăn tối ngon lành thế này, có thể là hai người bạn, và chúng ta có thể nói chuyện."

Chàng trả lời, "Anh không có thời giờ với bất cứ ai ngoài văn phòng của anh. Sau này có thể."

Nàng mời một cặp mà nàng gặp ngoài công viên, một cặp người Mỹ gốc Nhật, bây giờ là sinh viên đại học Columbia. Họ rất vui vẻ nhưng dè dặt. Họ cảm thấy chồng của Dục Thủy vẫn là một sĩ quan trẻ. Họ khó quên hẳn được đã từng sống trong trại tập trung tại Arizona, đằng sau hàng rào kẽm gai. Tuy thế buổi tối rất vui vẻ. Người thanh niên Nhật trẻ này, trong lúc phải sống trong trại tập trung, đã có một cái thú khắc những rễ cây, những cái rễ quấn quýt của những bụi cây sa mạc. Dục Thủy khuyến khích họ mang tới một vài tác phẩm đẹp nhất.

Người vợ nhỏ bé nhưng mập mạp trả lời, "Chúng tôi giữ những vật này để nhớ lại."

Trong bữa ăn họ trầm trồ khen ngợi tài nấu nướng của Dục Thủy, nhưng họ ra về sớm. Dục Thủy không mời họ nữa. Nàng dò hỏi khi hai người khách đã ra về, "James, anh không nghĩ họ là những người cùng loại với anh?"

Chàng trả lời tử tế, "Chuyện ấy không quan hệ. Họ tử tế lắm. Anh muốn em có bạn."

Rồi bỗng nhiên tất cả những bồn chồn biến mất. Một hôm khi nàng đi chợ về, nàng cảm thấy mệt mỏi và nằm xuống gường. Có những dấu hiệu làm nàng sợ, kinh nguyệt tới trễ và những thay đổi nhỏ trong người mà nàng nghĩ chỉ là tưởng tượng. Nàng không bao giờ có kinh nguyệt đều đặn. Một lần một bác sĩ tại Nhật bảo nàng rằng sự xúc động khi phải rời bỏ Hoa Kỳ vào cái giai đoạn nàng đang chuyển đổi từ một đứa trẻ thành một thiếu nữ, phải cắt đứt những xúc cảm, không những với bạn bè, mà còn với những khung cảnh quen thuộc, sự cần thiết phải tuân theo truyền thống Nhật Bản vừa xa lạ vừa quen thuộc, đã đặt ra những giới hạn cho tinh thần nàng, và ảnh hưởng tới cơ thể nàng. Cách đó vài tuần nàng đã tự hỏi không biết nàng có thai hay không, đã sợ hãi và nghi ngờ, đã cố gắng ngừa thai. Đây có phải là một gia đình tốt cho một đứa con sinh ra không? Không những chỉ là nơi ở như cái hộp này, không có vườn cho trẻ con chơi đùa, mà còn cả những gì nàng chứng kiến tại công viên nữa, tại đó nàng đã trông thấy những phụ nữ da trắng canh chừng không cho con cái họ gần gũi những đứa trẻ da mầu. Nàng không thể dẫn con nàng ra công viên ấy được. Một đứa con!

Nàng lẩm bẩm, "Không, không."

Bỗng nhiên hôm nay, khi nằm nghỉ, nàng cảm thấy một sự động đậy bên trong nàng, những cử động rất nhẹ, nhưng không phải của nàng. Những dấu hiệu mà nàng từ chối công nhận lại đúng là dấu hiệu của việc có thai. Nàng cảm thấy trong cơ thể nàng, sự động đậy của một đời sống khác. Nó bắt đầu tại chính đây, đã quá trễ rồi. Đứa con đang sống.

Nàng nằm im lặng trong kinh hoàng, rồi nàng nằm úp mặt xuống và khóc vào cái gối.

° ° °

May mắn là đứa con chưa sinh ra không biết lúc nào mẹ nó khóc. Nó bắt đầu một cách vui sướng, dù được mong đợi hay không cũng thế, và sự đau đớn của người mẹ không làm nó quan tâm. Nó khôn ngoan sống một mình, tách biệt với người mẹ, sửa soạn cho một thế giới do chính nó tạo nên, tham lam lớn lên, ngủ cái ngủ say sưa của một đứa trẻ chưa sinh, mà chỉ có cái chết, giấc ngủ cuối cùng mới có thể tương đương trong sự quên và bình an. Nhưng mỗi ngày nó thức giấc nhiều hơn một chút, nó ngủ ít hơn, đạp chân vươn tay, sửa soạn cho nó cái lúc chào đời căng thẳng, sự phân cách đầu tiên giữa nó và cõi vĩnh hằng. Đối với nó thời gian đã bắt đầu.

Đây là Lạc Nhị Nó không biết mẹ nó thường khóc lóc. Nó mải mê trong cái tiến trình của nó, không suy nghĩ và vẫn lớn lên. Nó không biết và không bận tâm sẽ sinh ra với bà mẹ nào, nó không biết đến sự nhập một mãnh liệt trong cái chỗ ở khởi đầu của nó. Nó ngủ và hấp thụ lương thực qua cái rốn, thỉnh thoảng nó nhúc nhích với một sự bồn chồn mỗi lúc một gia tăng. Nó không biết đời sống của nó là một bí mật sâu xa giữa nó và mẹ nó.

Dục Thủy không cho James biết về những gì nàng mới biết. Nàng khám phá rằng người chồng Mỹ không có hạnh phúc, người chồng mà nàng kết hôn một cách điên cuồng, và vẫn còn yêu nồng nàn. Chàng làm việc cực kỳ vất vả; nàng tin rằng chàng tử tế và vẫn yêu nàng, bởi vì có những giờ phút tốt cùng âu yếm giữa hai người, những giờ nàng nằm trong vòng tay của chàng và dâng hiến cho chàng, khi hai người trở thành một trong ân ái, mọi tư tưởng im lặng, mọi cảm giác mất đi trong sự nhập một của thân thể họ. Và bây giờ nàng còn biết đến một người thứ ba bí mật. Có phải người thứ ba cũng tham dự vào sự nhập một này không? Nó có tự hỏi, có cảm thấy vùng biển riêng của nó bị quấy rối bởi giông bão bên ngoài không?
James hỏi, "Em có chuyện gì thế? Em suy nghĩ gì thế? Tâm hồn em ở tận đâu. Hãy trở lại với anh."

Nàng giơ tay ra. "Em ở đây. Thấy không, em đang ở đây với anh mà."

Không, không, nàng sẽ không nói cho chàng biết. Bởi vì nàng không phải là tất cả đối với chàng. Nàng từ lâu đã biết chàng có những bí mật không cho nàng biết. Chàng sống tách biệt, chàng có những ý tưởng không thể chia xẻ với nàng. Đây không phải chỉ là những ý tưởng của chàng về căn nhà chàng, gia đình chàng mà nàng đã khiến chàng phải xa cách chàng, tuổi thơ ấu của chàng mà nàng không thể chia xẻ. Có nhiều thứ nàng không hiểu về cái thế giới của chàng. Chàng quan tâm tới chính trị, và nàng không thể hiểu được sự quan tâm này. Chàng đọc những sách mà nàng không đọc được, đôi khi chàng rất nổi giận khi nghe tin qua chiếc radio nhỏ, và chàng nhăn mặt trên tờ báo hàng ngày. Đối với nàng những thứ này chẳng quan hệ gì, nhưng nếu quan hệ với chàng như thế thì nàng có phải quan tâm không? Khi nàng cố hiểu những vấn đề ấy, hỏi chàng nhiều câu hỏi, muốn chàng giảng dậy, thì chàng trả lời với cố gắng che giấu sự nóng nẩy. Không gì làm tan nát lòng nàng bằng cuối cùng chàng mất đi sự kiên nhẫn tự kiềm chế, và mỗi lúc một sắc bén hơn.

Một hôm nàng phải nói. "Qúa khó cho anh có thể dậy được em."

Chàng cãi lại. "Không, không khó khăn gị Anh mệt mỏi mỗi khi về nhà."

Nhưng chính là chuyện ấy. Nếu nàng có thế đi học như dự định, nàng có thể học hỏi về Hoa Kỳ. Nhưng không còn vấn đề đi học nữa. Chuyện ấy vô dụng thôi vì đứa con sắp tới. Nàng không thể ngăn cản đứa con, mặc dù nàng cố gắng. Nàng nói chuyện với người bạn Nhật, và hai người cùng đi bác sĩ. Bác sĩ cho biết đứa bé đó phải để sinh ra. Bây giờ quá trễ rồi. Hơn nữa bác sĩ này không hành nghề phá thai. Dẫu sao nàng cũng rất vui mừng. Thật là bất công cho đứa con nếu bị hủy diệt trước khi nó sinh ra. Nó không có lỗi gì khi trở thành một hài nhị Đây là định mệnh của nó.

Mùa thu qua đi và đầu mùa đông tới. Nàng trở nên gầy ốm và lo lắng trước sự bí mật, và nhiều lần suýt nữa thú nhận với James, nhưng nàng cố gắng không nói ra. Khi những lời nói vừa ra tới môi nàng, nàng không thể nói ra được, không phải vì nàng sợ chàng, vì quả thực nàng không sợ, nhưng nàng cảm thấy sự bấp bênh của đời sống nàng. Ngay việc thuê căn apratment này cũng là thuê từng tháng một. Làm thế nào người ta có thể sống từng tháng một?

Chàng nói, "Một ngày chúng ta sẽ trở về nhà. Thời gian ấy sẽ tới. Ngay cả mẹ anh từ chối trong lúc bà ta còn sống, một ngày nào đó bà ta sẽ chết. Lúc ấy bà sẽ không từ chối dược nữa."

Dục Thủy kêu lên, "James! Đừng nói về cha mẹ như thế. Anh sẽ bị trừng phạt."

Chàng chai đá một cách lạ lùng. "Cái chết là điều tự nhiên. Người già chết đi là một điều tốt. Sẽ không có tiến bộ cho đến khi họ chết đị"

"James, bà ấy là mẹ anh đấy!" Dục Thủy đưa lòng bàn tay mềm mại che miệng chàng lại.

Chàng cãi lại, đẩy tay nàng ra. "Bà ta là một người đàn bà rất giới hạn. Bà ta sinh ra và lớn lên trong cái thành phố nhỏ ấy. Bà ta không thể hoặc sẽ không hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi."

Dục Thủy nói, "Em yêu thành phố nhỏ."

Chàng trả lời, "Anh cũng biết thế, và anh thấy khó tha thứ việc mẹ anh không cho anh sống ở đó."

Dục Thủy cương quyết nói, "Em không bao giờ mong mẹ anh chết. Em không thể mong cho bất cứ ai chết. Em sợ phải làm như vậy."

Chàng nói, vẫn còn lạ lùng. "Đó là bởi vì em chưa bao giờ giết người. Tại sao, Dục Thủy hãy nhìn đây - anh đã được huấn luyện để giết người. Không khó đâu. Đôi khi anh ngồi nghe tên chủ bút của anh, anh không thể không tiếp tục suy nghĩ làm thế nào anh có thể giết hắn, giả dụ hắn là kẻ thù của anh. Anh có thể trông thấy chỗ sơ hở trong cái thân hình to lớn của hắn. Anh sẽ biết cách tự bảo vệ chống lại hắn, cái điểm yếu là đây, tại cổ hoặc bên cạnh sườn. Lưỡi lê sẽ lụi đúng yếu điểm của hắn."

Nàng đứng nhìn chàng, thất thần với nỗi kinh hoàng gia tăng. Nàng đã lau chén, một chiếc khăn choàng màu hồng quấn ngang thắt lưng, và tay nàng trong chậu rửa bỗng nhiên nắm lại.

Chàng cười tọ "Đừng sợ, Dục Thủy, anh sẽ không bao giờ làm thế. Đó chỉ là một phần của việc huấn luyện thôi. Anh kể cho em để giải thích tại sao cái chết không còn đáng ghê sợ với anh nữa."

Nàng không trả lời. Nàng quay vào bồn rửa và bắt đầu rửa chén trong làn nước nóng đầy xà bông.

Dĩ nhiên chàng yêu mẹ. Chàng sẽ không tức giận mẹ như thế nếu chàng không yêu bà ta.

Nàng tủi nhục suy nghĩ. "Ta nên ra đi. Ta đã cản giữ chàng khỏi những gì chàng yêu thích nhất."

Làm thế nào nàng ra đi được? Nàng có số tiền nhỏ ấy tại ngân hàng San Francisco, nhưng nàng không có nơi nào để đi. Nếu nàng viết thư cho cha, có lẽ ông ta sẽ gửi tiền thêm cho nàng, nhưng hồi ấy ông đã bảo nàng đừng bao giờ trở lại. Một đời sống thế nào nếu trở về căn nhà của cha nàng, và đứa con nữa, ai muốn đứa con ấy ngoại trừ nàng? Con nàng và cha nàng không thể sống trong cùng một căn nhà được. Nàng sẽ luôn luôn là trái đệm giữa hai người. Nàng trông thấy đứa con nhỏ, đương nhiên giống James, vì nàng nghe nói máu da trăng mạnh hơn các giống khác, và màu da trắng không bao giờ che giấu được. Một đứa trẻ như thế có thể sống hạnh phúc trong một quốc gia mà mọi người đều mắt đen và da vàng không? Nó phải ở lại đây, giữa những người giống như nó. Như vậy làm thế nào nàng bỏ đi được?

Nàng cũng thấy khó gặp những người bạn Nhật, và dần dần nàng tránh né họ. Nàng không thể nói cho người đàn bà Nhật ấy biết điều nàng suy nghĩ ngày đêm, vì thế nàng lấy cớ không được khoẻ, và phải nghỉ ngơi nhiều. Hai vợ chồng người ấy bận học, và dần dần nàng không gặp ai cả.

Rồi một hôm James gọi điện thoại cho biết chàng đưa một người bạn về nhà chơi; người ấy là Monica, mà chàng đã cho nàng biết là người bạn thiếu thời của chàng. Monica tới thăm tại văn phòng chàng, và yêu cầu được gặp Dục Thủy. Thế là chàng đưa nàng về nhà tối hôm ấy, và Dục Thủy sửa soạn một bữa ăn Nhật Bản đặc biệt. Giọng nói của chàng rất vui vẻ trên điện thoại, và Dục Thủy rất sung sướng nghe thấy cái giọng ấy, cái giọng mà nhiều tháng nàng chưa hề được nghe.

Dục Thủy lau dọn lại căn apartment nhỏ, mua một bó hoa cúc nhỏ, và rồi mua luôn ba bông lớn màu vàng, giống như những bông cúc cha nàng trồng hàng trăm bông trong vườn về mùa thụ Nàng dùng hai tiếng đồng hồ để cắm hoa, cố gắng tạo ra cái hậu quả của không gian trong những căn phòng không có khoảng trống này, và cuối cùng dùng cái cửa sổ và không gian của bầu trời và một vài nóc nhà làm bối cảnh.

Đồ ăn phải được nấu nướng cẩn thận, gạo phải vo đi vo lại cho tới lúc nước thật trong; nàng sẽ làm cơm hấp, những miếng củ cải tỉa thành những bông hoa, dùng làm trang trí cho món cháo gà và cá, hai món phải có đủ cả đầu đuôi, bởi vì nàng không thể chịu đựng được khi trông thấy những con cá bị chặt đầu như người Mỹ thường làm. Một con cá trông rất đẹp nếu còn nguyên con, nhưng trông dễ gớm nếu không có đầu. Nàng lau bóng chén đĩa, lau chùi nhà bếp cho tới lúc đứa con phản đối, và nàng phải ngồi xuống để làm nó im lặng.

Nàng đã đặt tên cho nó. Người ta phải gọi tên con là gì trước khi nó sinh ra. Nàng đã suy nghĩ rất nhiều về tên con. Đứa con phải có tên gì? Một cái tên của riêng nó, không phải tên cha mà cũng không phải tên mẹ. Có một tên Mỹ là Joseph, nhưng nàng không thích. Nàng đã nghĩ dùng tên Kiến Sơn, tên người anh đã chết. Nhưng đứa con này có quyền lấy tên anh nàng không? Nàng không muốn dùng tên ấy mà không được phép, và bây giờ không ai có quyền cho phép ấy nữa. Nàng tưởng tượng khuôn mặt nhỏ bé của đứa con, không giống bất cứ người nào nàng đã biết, và thế mà giống mọi người, một đứa con của đời. Nàng không gọi tên con là James, khi người mẹ của James từ chối sự hiện diện của nó. Thế thì tại sao không gọi nó là Lạc Nhi, đứa con lạc loài của nàng? Cái giây phút nàng gọi cái tên ấy lên, thì cái tên ấy đã là tên con nàng. Nàng trông thấy một bộ mặt nhỏ bé linh động, mắt to mà màu không phân biệt được, nhưng là một khuôn mặt sống động; một đứa trẻ như thế rất thích hợp với cái tên Lạc Nhị Bây giờ nàng nói chuyện với con, gọi nó là Lạc nhị Khi nó nóng nẩy, vì nàng đi lại quanh căn apartment, rửa ráy, lau nhà, hoặc nàng đứng lâu thái rau để làm món ăn, nàng ngọt ngào mắng con.

"Lạc Nhi, mẹ không thể ngồi xuống được. Thực ra mẹ ngồi xuống được, nhưng mẹ chưa bao giờ trông thấy một người đàn bà nào ngồi xuống khi thái rau. Người ta phải đứng. Vì thế mẹ xin con ngoan ngoãn."

Nhưng hài nhi không ngoan ngoãn, và nàng phải nằm xuống nghỉ.

Người đàn bà này, Monica, có nhận biết được cái mà James không nhìn ra không? Cô ta là địch hay là bạn?

Cái giây phút nàng trông thấy Monica, nàng biết đây là một người bạn. Một người con gái cao xinh đẹp, tóc vàng và duyên dáng, bước vào phòng cùng với James. Dục Thủy nhìn nàng với sự thán phục ngay lập tức. Dĩ nhiên đây phải là người con gái James nên lấy, và ngay lập tức nàng thông cảm với mẹ James. Dĩ nhiên Monica là người của chàng, và nếu nàng biết có một người đàn bà như thế chờ đợi James, nàng chắc chắn đã từ chối James rồi, bởi vì nàng yêu chàng lắm.

Nàng chìa tay ra, không nói nên lời. Monica hai tay nắm lấy tay nàng.

...............................................................
bạn đang đọc truyện tại Kenhtruyen.wap.sh chúc các bạn vui vẻ
....................................................................
Monica nói bằng một giọng to và ấm áp. "Tôi rất muốn gặp cộ Tôi biết James cả đời. Chúng tôi coi nhau như anh em. Tôi hy vọng anh ta đã nói cho cô biết thế rồi."

Dục Thủy nói, "Anh ấy đã bảo cho tôi biết rồi."

Nàng ngập ngừng, không thể rời mắt khỏi người con gái tóc vàng tuyệt vời, mắt xanh nhạt, da trắng mịn và cái miệng ngọt ngào.

James nói, "Monica, bỏ nón ra đị" Chàng không chú ý đến nàng, nhưng rất mừng khi gặp nàng. "Hãy tự nhiên như ở nhà, Monica, một nơi bần cùng nhưng là nhà của chúng tôi. Dục Thủy, em cư xử thế à?"

Dục Thủy lẩm bẩm, "Em ngạc nhiên quá."

James hỏi, "Ngạc nhiên cái gì?"

Dục Thủy trả lời, vẫn chưa hoàn hồn. "Monica quá đẹp! Em không ngờ thế. Anh không cho em biết trước."

Hai người kia bật cười, nhìn nhau bằng một sự thích thú hiểu biết. Monica hăng hái nói, "Ôi, cô xinh quá. James, anh không cho em biết cô ấy xinh thế này. Em không ngạc nhiên khi anh điên cuồng vì cô ta nữa. Tại sao, em có thể gắn cô ấy lên ve áo em, như một bông hoạ"

Dục Thủy cũng cười và thấy yêu mến Monicạ Ôi, nàng rất vui mừng thấy cô ta như vậy, một người con gái cao lớn tử tế, và vô cùng đẹp đẽ.

Nàng lấy lại bình tĩnh và nói, "Xin mời cô ngồi xuống. Để tôi lấy trà. James dặn tôi tối nay chỉ ăn đồ Nhật thôi. Xin lỗi cộ"

Nàng cúi người chào và bước ra khỏi phòng, vào một phòng bếp nhỏ bé và đóng cửa lại. Nàng ngồi xuống ghế một phút để thở. Nàng mắng thầm đứa con trong bụng, "Lạc Nhi, xin đừng đạp nữa. Chiếc khăn choàng nhà bếp có thể che giấu một vài thứ thôi, chứ không che giấu được tất cả. Con không được mời ăn. Xin hãy giúp mẹ đi con!"

Cái thai im lặng ngay trong lúc tim nàng cũng im lặng; rồi nàng đứng dậy pha trà và rót trà ra.

Căn phòng bên ngoài chiếc cửa đóng cũng im lặng nữa. Nàng có thể nghe thấy giọng nói của họ, nhưng không nghe rõ lời nói. Có lẽ họ đang nói chuyện về nhà của chàng, về mẹ chàng, về những thứ họ không thể nói trước mặt nàng. Điều này tự nhiên phải thế, nhưng dẫu sao nàng cũng cảm thấy đôi chút cô đơn; nàng ở lại trong bếp để pha trà, và cho họ nhiều thời giờ hơn.

Monica nói, "James, cô ta đáng yêu quá. Em tin nếu mẹ anh chỉ cần trông thấy cô ấy một lần thì sẽ khác hẳn."

James chặn lại. "Tôi nghĩ có lẽ đến Giáng Sinh - "

Monica nói với đầy cảm tình. "Em cũng nghĩ vậy." Nàng rất nhiều cảm tình. Cảm tình của nàng rực sáng trên mặt và trong nụ cười mỉm, trong sự hăng hái khi nàng nghiêng trên ghế về phía chàng. Nàng không bận tâm về nàng, và chàng nhận thấy điều này và hơi hối hận, lo đãng nhưng buồn bã. Nếu chàng không gặp Dục Thủy thì liệu Monica có yêu chàng không, và chàng có yêu nàng không. Nếu mẹ chàng tin rằng hai người không thể yêu nhau, thì mẹ chàng sẽ bớt tự tin.

Chàng bảo Monica, "Tôi cảm thấy tôi có thể nói bất cứ chuyện gì với cộ"

Nàng trả lời, "James, anh có thể."

"Cô biết cái điều mẹ tôi luôn luôn hy vọng, về tôi và cộ"

"À, có chứ." Monica trả lời ngay lập tức. Nàng không đỏ mặt và đôi mắt sáng rỡ của nàng vẫn trong lành như bao giờ.

Chàng hỏi, "Ngay cả nếu tôi không bao giờ gặp Dục Thủy."

Nàng nói. "ồ, em không bao giờ nghĩ về anh như thế. Em rất thích anh.

James, anh biết thế. Anh ạ, em không bao giờ tưởng tượng cuộc đời không có anh, lúc đó và bây giờ cũng vậy. Nhưng em không tin rằng cái lòng quý mến nhau như thế có thể đưa tới tình yêu lấy nhau. Còn anh thì sao, hãy nói một cách thành thực đị"

Chàng nói hầu như không sẵn sàng. "Tôi cũng không nghĩ như vậy."

Nàng dò hỏi, "Thế thì tại sao anh nói về chuyện này?"

Chàng đề nghị, "Nếu cô có thể khuyến dụ mẹ tôi. Có thể giúp được không?"

Nàng trở nên suy nghĩ, hai bàn tay thanh tú trắng ngần đan vào nhau trên đầu gối. "Em biết ý anh muốn gì. Tại sao không? Em sẽ cố gắng. Em sẽ dụ dỗ mẹ anh trái với ý của bà. Em sẽ bảo bà Dục Thủy là người đáng yêu đến như thế nào - em gọi tên cô ta có đúng không? Và chúng ta chờ xem - hãy chờ coi."

"Monica, nếu có thể - "

Nàng nói với cả tấm lòng. "James, em sẽ, nhưng đôi mắt ấy! Qúa to quá đen, và lông mi thẳng. Có phải mọi con gái Nhật đều như thế - mọi người?"

"Dục Thủy là người con gái đẹp nhất tôi trông thấy tại Nhật Bản." Chàng nói với vẻ khiêm tốn đúng cách cho một người chồng.

Monica nói rộng rãi hơn. "Đẹp hơn mọi cô gái em đã từng trông thấy tại Hoa Kỳ. Em không trách anh khi yêu cô ta đâu. Em đứng về phía anh. Em tuyên chiến với ai chống đối lại hôn nhân này của anh."

"Monica, cô thực là tuyệt vời!" Chàng cảm thấy hứng khởi. Nàng đã làm chính đáng những gì chàng đã làm, và có lẽ nàng có thể làm cái mà cha chàng không thể làm được.
Monica nói, "Nếu mẹ anh không nhượng bộ, em sẽ mời Dục Thủy đến thăm em, và em sẽ tổ chức một party và mời mọi người tới, và chúng ta hãy chờ xem."

Chàng bắt đầu hoảng, "ồ, tôi không biết - "

"James, đừng hèn nhát! Chúng ta phải bắt buộc mẹ anh. Anh sẽ có mặt tại đấy vào lúc Giáng Sinh?"

Nàng đã tràn ngập chàng với quyết tâm, lạc quan và năng lực ấm áp.

Dục Thủy mang trà ra vào đúng lúc ấy. Monica bắt đầu hỏi nàng về trà đạo mà nàng nghe hoặc đọc ở đâu đó nhưng nàng không hiểu. Dục Thủy e lệ giải thích trà đạo cho nàng. Chưa ai từng hỏi nàng bất cứ cái gì về Nhật Bản, và nàng rất thích nói về căn nhà của nàng, cha nàng, mẹ nàng, những bông hoa và bàn thờ. Monica rất duyên dáng trong sự tò mò, một sự chú ý thực lòng, James ngạc nhiên thấy thế. Chàng hiểu điều Dục Thủy nói khi nàng cho biết không ai hỏi nàng về Nhật Bản. Người Mỹ không hỏi, đúng như thế. Họ kể ra nhưng họ không hỏi. Chàng lắng nghe giọng nói ngọt ngào, hơi ngập ngừng của Dục Thủy. Nàng dường như quên hẳn chàng. Nàng chỉ nói chuyện với Monica thôi, và thích thú lắm. Có phải nàng đã quá cô đơn không? Chàng ngồi ngắm nàng, dịu dàng đối với nàng, hối hận chàng đã thường hay càu nhàu. Nàng có hiểu nỗi đau đớn về lòng hoài nghi của chàng không? Có lẽ Monica có thể giúp được cả hai. Chuyện này phải chấm dứt với kết quả tốt đẹp.

° ° °

Cái hương thơm của sự hiện diện của Monica đã có hậu quả vĩnh viễn, sau khi nàng ra về. Sự thành thực của nàng tạo ra một ánh sáng dịu dàng trong James, và lần đầu tiên trong nhiều tuần lễ, chàng nhìn Dục Thủy với một cái gì gần như khiêm tốn mà chàng cảm thấy.

Chàng bảo nàng, "Em thực là ngọt ngào, món ăn em làm ngon hơn bất cứ cái gì anh đã từng ăn. Monica nghĩ em cắm hoa thực là đẹp và anh bảo cô ta không ai có thể cắm hoa như em. Em quá đẹp, Dục Thủy của anh ơi, Monica bảo thế."

Chàng lại nhìn thấy nàng đích thực như trước; sự hoài nghi đã làm mờ mắt chàng, nhưng bây giờ chàng nhìn nàng qua mắt Monicạ Dục Thủy xinh đẹp; nàng có cái duyên của một con mèo con, cái thân hình nhỏ nhắn của nàng, hai bàn tay thanh tú, quá gọn gàng trong những cử chỉ chính xác, sự tận tụy với những gì nàng làm, tất cả lại một lần nữa duyên dáng hấp dẫn. Chàng có thể trông cậy Monicạ Chỉ là vấn đề thời gian. Mẹ chàng sẽ tin những gì Monica nói.

Hai người hầu như hạnh phúc lại như trước. James tử tế đến nỗi Dục Thủy suýt nữa báo cho chàng biết về Lạc Nhị Đáng lẽ nàng đã cho chàng biết, nhưng tại vì nàng cảm thấy hạnh phúc của chàng vẫn còn buộc chặt với căn nhà chàng, gia đình chàng, thành phố của chàng, cái thế giới chàng trú ngụ trong tuổi thơ ấu của chàng. Nàng không thể tin chắc có hạnh phúc cho tới khi chàng có thể tạo ra một thế giới riêng biệt cho hai người. Khi nào chàng như thế, khi nào nàng tin chắc chàng đã biến đổi từ quá khứ vào hiện tại, khi họ có thể từ bỏ cái hộp nhỏ này nơi họ đang sống với nhau, và tìm một căn nhà nhỏ giữa một khu vườn nào đó mà chàng coi là nhà chàng, thì nàng sẽ kể cho chàng biết. Nhưng tất cả những việc này có thể kịp xảy ra được không?

° ° °

Nàng nói, cố gắng cười, "Em ăn nhiều quá. Em đang mập ra. Không khí tại Hoa Kỳ rất tốt cho em."

Nàng giả bộ và ẩn nấp sau những giả bộ ấy, chờ đợi. Nhưng chờ đến bao giờ? Monica viết cho James một lá thự Lá thư nằm trên bàn bên cạnh cửa, và Dục Thủy không dám mở ra coi. Có một cái gì giữa James và Monica, ký ức lâu dài của tuổi thơ, và nàng không có quyền xen vào giữa. Nàng thực lòng tin tưởng Monica, nhưng còn những kỷ niệm lâu dài giữa Monica và James. Khi James về nhà, nàng giơ lá thư lên.

"Ngày hôm nay, của anh, James."

Chàng vội xé thư ra ngay tại chỗ, và nàng nhìn mặt chàng lướt qua những trang giấy to màu trắng ngà. Đây là một lá thư quan trọng - nàng có thể biết thế khi nhìn mặt chàng. Chàng bỗng vò nhàu lá thư, ném vào xọt rác, và bước vội vào phòng ngủ.

"Em không xem được, phải không?" nàng gọi với theo chồng.

"Em muốn đọc thì đọc," chàng trả lời, không quay lại. Chàng chua chát nghĩ có một lúc nào đó nàng phải biết.

Vì thế nàng nhặt thư lên từ sọt rác và cẩn thận vuốt thẳng ra. Giấy này thực là đẹp, quá mịn, như làm bằng taỵ Nàng tin ở Hoa Kỳ không có gì làm bằng tay cả.

"James thân mến,

Em tới thăm mẹ anh như em nói với anh. Em cho mẹ anh biết về Dục Thủy thân yêu nhỏ bé của chúng ta, mô tả nàng, nói ra những gì em cảm thấy. Em không để cho mẹ anh nói xen một lời - anh biết mẹ anh là người thế nào, giọng của bà sẽ tiếp tục như dòng nước bạc, và nói át giọng mọi người khác khi bà muốn thế. Em là người nói và mẹ anh phải ngồi nghe. Em nghĩ em đã có kết quả tốt to lớn và em đang nghĩ tổ chức party Sinh Nhật. Mẹ anh để em nói hết, không trả lời một câu. Nhưng đáng lẽ em phải biết mẹ anh giữ một quân bài thắng trong suốt lúc ấy. Anh biết cái nhìn của mẹ anh, cái vẻ quyết liệt rực rỡ như kim cương, khi bà rất đúng.

James, tại sao anh không cho em biết về cái luật ấy? Có một luật. Đó là quân bài thắng của mẹ anh. Mẹ anh nói, "Cháu ơi, ngay cả bác làm cái cháu muốn bác làm, nhưng vẫn bất hợp pháp."

Em không tin thế cho đến lúc em nói chuyện với ba anh. Thực là lạ lùng, anh có thể lớn lên tại một nơi nào đó mà không cần đến luật pháp? James, có một đạo luật. Anh không thể kết hôn với Dục Thủy trong tiểu bang của chúng tạ Ba anh nói không thể thay đổi được cái đạo luật ấy - bác trai nói người ta phải sẵn sàng cho một sự thay đổi. Cảm xúc làm ra luật và cảm xúc có thể thay đổi. Nhưng không ai thay đổi trong thành phố của chúng ta, kể từ khi thành phố bắt đầu hai trăn năm trước đây.

Em cứ nghĩ về Dục Thủy. Anh là một người đàn ông và anh đứng trên quan điểm của anh. James, em nghĩ anh nên tạo lập một gia đình ở nơi khác. Thế giới này rắc rối quá!

Monica”

Dục Thủy đọc từng chữ cẩn thận và sự hiểu biết dâng lên trong tâm trí nàng và tràn qua người nàng như một độc tố. Cái cổng vào Hoa Kỳ đóng lại đối với nàng. Nàng chưa hề kết hôn với James. Luật pháp cấm đoán việc ấy. Nàng không bao giờ có thể kết hôn với chàng. Lạc Nhi, Lạc Nhi!
Nàng bỏ lá thư vào ngăn kéo của chiếc bàn giấy nhỏ. Nàng vào trong bếp và hâm lại món thịt quay nàng mua buổi sáng và mở nắp hai cái nồi đang hấp rau. Tại sao James không nói cho nàng biết? Nhưng nàng biết chàng không thể chịu đựng được phải kể cho nàng. Như vậy chàng cũng có một bí mật, một bí mặt đáng sợ. Bây giờ nàng hiểu tất cả mọi chuyện, tại sao chàng buồn thế, tại sao chàng hay nóng nẩy hoặc bồn chồn. Chàng rất bồn chồn, và nàng tự hỏi có phải mọi người Mỹ đều như thế không. Buổi tối chàng không thể ngồi im lặng, ngay cả khi ngồi với nàng. Sự bồn chồn của chàng là một áp lực gia tăng, cuối cùng nó bùng nổ thành những cơn dục vọng bão tố khiến nhiều khi chàng trở thành hung dữ. Rồi chàng ngủ, mệt nhoài. Nhưng cái chu kỳ lại bắt đầu trở lại. Nhiều lần nàng tự hỏi tại sao không có bình an trong tình yêu của chàng. Bây giờ nàng hiểu. Những giọt nước mắt đốt mặt nàng và nhỏ xuống sàn nhà. Tình yêu của nàng đã chuyển thành một nỗi lo lắng. Họ sẽ phải làm gì?

Khi chàng ở phòng ngủ ra, thay mặc quần áo cũ và đôi dép da đi trong nhà, nàng giơ hai cánh tay ra và chạy lại với chàng.

Nàng nức nở, "Tội nghiệp James. Em rất tiếc. Đó là lỗi của em khi kết hôn với anh. Em đã làm anh đau khổ trong khi em chỉ muốn anh có hạnh phúc hạnh phúc. Em sẽ làm thế nào?"

Chàng ôm nàng trong cánh tay và can đảm nói. "Chúng mình sẽ sống ở một nơi khác. Chúng ta sẽ xây dựng một căn nhà khác. Chúng ta sẽ quên ngôi nhà cổ tại Virginiạ"

"Nhưng tổ tiên của anh xây căn nhà đó cho anh." Nàng thì thầm. Tổ tiên giống như những vị thần. Người ta có thể quên được thần thánh không?

Chàng vỗ về lưng nàng; chàng vuốt ve vai nàng với những cử động mau lẹ và lo lắng. "Anh nghĩ tổ tiên anh làm căn nhà ấy cho chính họ. Anh nghĩ chúng ta có thể làm một căn nhà khác cho chúng tạ Anh sẽ giầu. Anh sẽ xây một căn nhà lớn hơn. Anh xấu hổ vì họ."

Nàng cảm thấy tim chàng đập mạnh bên dưới má nàng. Chàng tức giận, chàng đau đớn. Chàng muốn con đường riêng của chàng. Nàng đúng, cảm thấy trái tim nóng giận đập mạnh không phải cho nàng mà cho chính chàng; nàng trở nên im lặng và nước mắt khô đi. Dẫu sao nàng phải giữ bí mật của nàng. Một thế giới bình yên và an toàn không thể xây trên tức giận. Không, nàng phải suy nghĩ, nàng phải chờ đợi, và tìm cách làm thế nào. Đứa con sẽ sinh ra trái luật. Tình yêu đã biến đứa con thành một kẻ phạm tội ác bé nhỏ, dù nó rất ngây thợ Hai người cũng ngây thơ nữa, nhưng sự trừng phạt phải rơi xuống đứa con nàng. Hai người có thể chia tay, ngay cả có thể quên được nhau, nhưng Lạc Nhi sẽ không có nơi nào để nằm xuống. Ôi, nàng sẽ phải suy nghĩ thế nào để giải quyết vấn đề này!

"Vào đây," nàng bảo chồng. Nàng lùi ra khỏi cái trái tim tức giận và đập mạnh của chàng. Nàng lau mắt trên chiếc khăn choàng mà nàng không bao giờ cởi ra. "Em làm món thịt bò quay, James. Chúng ta ăn và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Vào đây - vào đây."

Nàng đan ngón tay vào những ngón tay của chàng và hai người ngồi xuống; nàng đặt món ăn nóng hổi lên bàn. Nàng thích nấu nướng, và mỗi món ăn được sửa soạn với cái phong vị tự nhiên của nàng, một chút trái cây hoặc rau, một ít màu sắc và sắp xếp để cám dỗ mắt trước. Bây giờ chàng nhận thấy điều đó tuy trước đây chàng không nhận thấy, và ôm nàng vào taỵ "Dục Thủy, anh thề rằng anh coi như không có đạo luật ấy."

Nàng bày tỏ sự phản đối dịu dàng thường xuyên của nàng. Nàng đặt lòng bàn tay ấm áp lên miệng chàng. "Xin đừng thế. Chúng ta cứ sống theo ý mình, thế thôi."

Chàng ngạc nhiên thấy nàng vẫn như thường, và chàng không thể tin rằng nàng hiểu hết sức nặng trong lá thư của Monicạ Chàng không biết nàng hiểu được bao nhiêu, chàng chưa bao giờ đào sâu sự hiểu biết của nàng theo cách Mỹ. Nàng dường như biết tất cả, chấp nhận tất cả, và rồi bỗng nhiên chàng tìm thấy một điểm cốt lõi nào đó nàng không nắm vững, hoặc không hiểu, đã bác bỏ cho là không quan trọng. Với ý chí mạnh mẽ của nàng về đời sống, có lẽ cái luật ấy không quan hệ gì đối với nàng. Bỗng nhiên tinh thần chàng thoải mái. Chàng vui mừng nàng đã biết cái đạo luật ấy. Bây giờ chàng chờ đợi, sống như nàng nói, làm việc, và giải pháp sẽ tìm ra giản dị bằng cách tiếp tục sống.

Chàng thì thầm, "Em ơi, cơm ngon quá." Chàng lao xuống chiếc ghế dài và ngủ luôn.

Chương 13





Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 13

Dục Thủy không bao giờ hỏi chàng sẽ làm gì. Nàng không nhắc nhở tới cái ngày độc ác ấy, cái ngày nàng đọc thư Monicạ Chàng nghĩ nàng tiếp tục không thay đổi, cẩn thận làm chàng vui lòng, và bây giờ không còn thắc mắc nữa, nàng tìm được sự bình tĩnh. Chàng vô cùng sung sướng thấy thế. Nàng hiểu theo cái lối Nhật bản của nàng. Nàng biết ơn chàng, và nàng sẽ không đòi hỏi gì cả. Khi Giáng Sinh lại gần, cha chàng viết thư cho biết cha mẹ chàng sẽ rất sung sướng nếu chàng trở về thăm cha mẹ một mình, dù là một ngày cũng được.

Cha chàng viết một cách xin lỗi. "Ba cho rằng là một Phật tử, vợ con sẽ không có liên hệ gì tới ngày Giáng Sinh, như chúng tạ Ba sẽ đến thăm con nếu ba chỉ có một mình. Nhưng mẹ con sẽ sung sướng nếu con trở về. Mẹ con không đề nghị chuyện này. Đây là ý kiến của bạ"

Chàng đưa lá thư cho Dục Thủy, và nàng đọc mà không thay đổi nét mặt. Nàng nói ngay lập tức, "Dĩ nhiên đây là bổn phận của anh. Anh phải về thăm. Em sung sướng ở đây. Có lẽ em sẽ yêu cầu ông bà Sato mời em ăn tối. Xin hãy để em được hạnh phúc - hãy vâng lời ba anh, James."

Nhưng nàng không tới nhà ông bà Sato, mặc dù chàng đã ra đi rồi. Không ai hỏi thăm nàng và nàng cô đơn một mình với Lạc Nhị Vì chỉ một mình với Lạc Nhi, nàng nói chuyện với nó, giải thích nàng không biết phải làm gì cho nó. Nàng yêu cầu nó tha thứ, quỳ xuống như thể nó đã sinh ra rồi, và lớn lên và đứng trước mặt nàng, như một con người.

"Con hiểu chứ, Lạc Nhị Đây không phải là điều mẹ mong ước như thế." Nàng nói với nó trong sự im lặng của đời nàng, bằng sự giao cảm trực tiếp với nó và những lời nói cảm xúc của nàng bò vào tâm trí chưa thức tỉnh của nó. Nàng bảo nó, "Có hai căn nhà tốt mà con có quyền sinh ra: đó là nhà của thân phụ mẹ, và nhà của thân phụ bố con. Tại sao không có một phòng nào dành cho con trong hai căn nhà ấy thì bây giờ mẹ không thể giải thích cho con được. Tại Nhật Bản, thân phụ của mẹ, tức là ông ngoại Sơn Điền của con, thì tức giận mẹ. Khi ông biết ở đây người ta không coi trọng Phật giáo, tại đây có một đạo luật, thì chắc hắn ông sẽ tức giận lắm. Mẹ không có một sự trả lời nào cho ông ngoại con, bởi vì ông ngoại đúng còn mẹ sai. Mẹ nghĩ tại vì mẹ sinh ra là một công dân ở đây, mẹ đúng. Nhưng Lạc Nhi ơi, có một đạo luật chống lại con và mẹ. Mẹ không thể thay đổi được luật ấy, và bố con cũng không thay đổi được. Vì thế mẹ không thể cho bố con biết về con. Đừng hỏi mẹ tại sao. Xin con tha thứ cho mẹ."

Nàng nói những lời như thế trong im lặng với thai nhi hầu như mỗi ngày. Cái luật ấy, giống như một tảng đá lớn giữa đường, cái trở lực không di chuyển được mà ngay cả tình yêu cũng không thể phá hủy được. Bởi vì bây giờ nàng hiểu James không chỉ yêu nàng mà thôi. Chàng cũng yêu tổ tiên, cha mẹ, ngôi nhà, cái nơi chàng sinh ra. Đây là những thứ tình yêu tốt đẹp và nàng không thể trách chàng đã có những tình yêu ấy. Những tình yêu ấy phân ly nàng ra khỏi chàng và nàng là một kẻ xa lạ với những tình yêu cổ ấy. Chàng cần phải yêu trong cái khung cảnh của dân tộc chàng và nàng thì xa lạ với cái dân tộc ấy. Bây giờ nàng biết chàng chưa đủ mạnh để từ bỏ những cái cổ và chỉ bám vào nàng thôi, để cùng với nàng tạo ra một thế giới mới mà trước kia chưa có. Nàng có thể làm điều này, nhưng chàng không thể. Không thể trách chàng được, và nàng giải thích điều này cho Lạc Nhi.

Trong khi đó nàng không thấy cô đơn. Nàng còn ăn rất khoẻ nữa, nhớ rằng Lạc Nhi bây giờ đang lớn lên thành một đứa trẻ mạnh mẽ trong nàng. Nhưng nàng sẽ làm gì khi James trở lại? Nàng không thể che giấu chàng mãi được. Nàng không nghĩ ra câu trả lời, và nàng cứ tiếp tục sống.

Vào ngày cuối năm, khi James chưa về, nàng nghe thấy có tiếng gõ cửa. Nàng dón dén ra mở cửa, hơi hoảng sợ, và đoán có lẽ là ông bà Sato, tới để biếu quà cho nàng. Nàng thận trọng mở cửa. Hoà Lang đang đứng đó! Nàng trông thấy chàng, mạnh mẽ và cao lớn, ăn mặc đúng thời trang tây phương, có cả nón, gậy và bao tay, bộ mặt mịn màng của chàng mỉm cười, và trong tay chàng là một bó hoa.

"Hoà Lang!" Nàng kêu lên, không tin mắt mình, và bỗng nhiên vô cùng sung sướng.

Chàng nói, "Tôi đã báo cho cô biết tôi tới New York vì công việc."

Nàng kêu lên, "Dạ, xin mời vào - xin mời vào." Nàng rất vui mừng nàng đang mặc một kimono Nhật Bản. Nàng mặc kimono này khi James ra đi, vâng theo một vài động lực mà nàng không cố hiểu. Nàng vừa mới chải tóc, vì nàng ngủ suốt buổi chiều. Nhưng trong apartment không có gì ăn.

Chàng bước vào phòng, cởi áo choàng, bỏ nón, gậy và bao tay xuống. Chàng dò hỏi, giọng thân ái, "Cô ở nhà một mình à?"

Nàng nói dễ dàng, "James về nhà một vài ngày."

"Thế còn cổ"

"À, tôi khoẻ lắm. Rất khoẻ!"

"Nhưng cô không đi về nhà anh ta với anh tả" Chàng đứng bề thế và im lặng trước mắt nàng.

Nàng lắc đầu. "Chưa đâu."

"À," chàng lẩm bẩm. Chàng ngồi xuống và nàng ngồi xuống chiếc ghế dài. Chàng lẩm bẩm, tiếp tục nhìn nàng thương mến, "Hãy cho tôi biết sự thực. Dục Thủy, chúng ta là bạn cũ mà."
Nàng trả lời, "Để tôi bỏ hoa vào nước trước đã." Nàng cầm bó hoa vẫn còn trên tay chàng, và thấy chàng mua loại hoa súng rất thơm. Vào mùa này tại Kyoto có rất nhiều.

Nàng thú nhận, "Tôi sợ nó là hoa hồng đỏ."

Chàng lắc đầu, "Tôi ngu đến thế sao?"

Rồi dĩ nhiên chàng trông thấy cái mà James chưa trông thấy. Chàng cảm thấy sự hiện hữu của một đứa con.

Chàng lại lẩm bẩm. "Như vậy, cô không cô đơn ở đây. Còn có đứa nhỏ thứ ba nữa."

Nàng cúi đầu trên những bông hoa trong lúc cắm hoa. "James chưa biết."

Hoà Lang có vẻ ngạc nhiên. Chàng mở to mắt và cong đôi môi dầy. "Tại sao người chồng lại không biết. Có phải anh ta không muốn có con?"

Nàng ngồi xuống bên cạnh bàn nơi những bông hoa đứng trong cái chậu, và ngửi hương thơm của hoa. Nàng kể cho chàng biết về cái đạo luật. Nàng kể cho chàng biết tất cả bằng một vài lời. Điều đó thực là giản dị, rõ ràng và không thay đổi được. Nàng thấy nàng có thể nói mọi thứ dễ dàng mà không khóc. Chàng hiểu, và chàng nghe, không xen lời, khuôn mặt bình thản của chàng thỉnh thoảng hơi xúc động.

Khi nàng nói xong, chàng thở dài và ngửa ra ghế. "Tuy vậy không cho chồng cô biết, cô có công bằng không? Có thể đứa bé sẽ thay đổi anh ta hoàn toàn."

Nàng mau lẹ lên tiếng, "Không, không. Anh không hiểu. Ở đây một đứa con không quan trọng gì. Đứa con không thể thay đổi mọi thứ như chúng tạ Tại đây, những thế hệ không tùy thuộc vào nhau."

"Dẫu sao - "

"Không," nàng mau lẹ trả lời quyết liệt. Nàng thấy rằng nàng đã quyết định rồi. Nàng sẽ không bao giờ cho James biết về Lạc Nhi.

"Dục Thủy, cô sẽ làm gì?" Hoà Lang dịu dàng dò hỏi. Chàng kinh hoàng trước cái chàng khám phá tại đây.

Chàng đã rất yêu Dục Thủy trong cái phong cách trong sáng của chàng, và khi chàng biết chàng mắt nàng, chàng đau đớn, nhưng không đau đớn một cách tức giận và lâu dài. Cơn đau này dịu đi thành một ác cảm về hôn nhân với bất cứ một người nào khác. Chàng mong đợi cơn đau này sẽ qua đi, và quả thực chàng đã định nếu thấy Dục Thủy được hạnh phúc một lần nữa, chàng sẽ giải tỏa trái tim cho một cuộc hôn nhân khôn ngoan và thích hợp với một thiếu nữ nào đó mà cha mẹ chọn cho chàng, và sẽ đem lại cho cha mẹ những đứa cháu nội, và cho chàng một gia đình trong thế hệ chàng. Mọi người phải có con cái.

Dự định của chàng tan vỡ ngay lập tức vì Dục Thủy, vì chàng đã trông thấy nàng, và chàng gần như khích động như chưa bao giờ như thế.

"Tôi không biết tôi phải làm gì," nàng trả lời, đầu gục xuống trên những bông hoa súng. "Tôi chỉ biết cái điều tôi sẽ không làm."

Hòa Lang thở dài và trả lời, "Cô nên quay về nhà cha cộ Ñt nhất để cho đứa nhỏ sinh ra tại Nhật Bản. Ở các viện mồ côi có nhiều những đứa trẻ như vậy, cô hiểu không. Người Mỹ đã tạo ra rất nhiều đứa con giống như nó. Nó chỉ là thêm một đứa nữa thôi."

"Không," nàng trả lời.

Hòa Lang lẩm bẩm, "Không cả trở về quê hương nữa ử"

Hai người ngồi im lặng, cùng cảm thấy sức nặng đáng sợ của sự sinh đẻ không tránh khỏi. Nàng trông thấy chàng vươn tâm hồn, trái tim phấn đấu.

Chàng nói sau một lúc, nhưng cũng cùng một giọng. "Và cô nữa, cô có còn yêu người Mỹ này không?"

Nàng vội ngẩng đầu lên trước câu hỏi này. Câu hỏi của Hoà Lang, và chính nàng cũng tự hỏi nhiều lần. Phải, nàng yêu James, nhưng là một tình yêu đã chết. Nàng sẽ mãi mãi yêu chàng, nhưng không hy vọng. Hai người đáng lẽ không nên gặp nhau. Họ sinh ra xa cách nhau, họ đáng lẽ phải sống và chết ở hai đầu trái ngược của trái đất. James không phải là người bạn đường của nàng, và nàng cũng không phải là người bạn đường của chàng. Thần thánh đã ly tán hai người, nhưng họ đã bất tuân cái luật vĩnh cửu của thần thánh. Nàng cảm thấy không chống lại được nữa nhưng không tuyệt vọng. Nàng chỉ cảm thấy một nỗi buồn sâu xa như chính đời nàng.

Nàng trả lời giản dị. "Yêu anh ta không có ích gì cho tôi nữa."

Hai người ngồi im lặng thật lâu. Cuối cùng chàng nói, ngập ngừng và rất khéo léo. "Tôi ước muốn nói được vài lời. Tôi không biết nói thế nào. Xin tha thứ cho tôi nếu tôi nên im lặng mà cứ lên tiếng."

Nàng không quay lại, và trả lời, "Xin cứ nói đỊ"

Chàng liếm môi. "Nếu cô muốn trở về Nhật Bản một mình, xin cô trở lại với tôi."

Mùi ngạt ngào của hoa súng bỗng nhiên quá nhiều và nàng đẩy cái chậu ra xạ Nàng hiểu ngay lập tức. Nếu nàng không có con, chàng sẽ muốn nàng làm vợ."

Nàng trả lời, "Tôi có con rồi."

Chàng không nhìn mắt nàng. Chàng nhìn xuống hai bàn tay tái trắng đặt trên đầu gối. Chàng nói, "Tôi ước gì có thể giữ đứa trẻ này. Quả thực tôi muốn thế lắm. Muốn nó cho tôi, nếu tôi chỉ có một mình, không phải nghĩ tới cha mẹ, tổ tiên thì tôi sẽ làm thế. ít nhất, tôi tin rằng tôi sẽ làm thế."

Chàng rất thành thực, lo lắng, ao ước đại lượng và nhất định là tử tế. Nàng hiểu tất cả điều này, nhưng niềm đau khổ của nàng không vơi đi. Nàng nói, "Tôi cám ơn anh. Một lúc nào đó tôi có thể nhớ tới những điều anh vừa nói. Tôi không biết."

Nàng ngồi dậy một cách quả quyết. Một lời nói thêm nữa sẽ là quá nhiều. Nỗi sầu buồn đã tràn đầy con người nàng rồi. Nàng sẽ tan vỡ nếu nói thêm một lời nữa.

Nàng nói bằng một giọng lạnh lùng và bước vào bếp. "Tôi phải pha trà mời anh chứ. ít nhất tôi cũng có trà. Tôi lười quá không chịu đi mua thêm gì cả."

Chàng để nàng pha trà, ngắm nàng qua chiếc cửa mở. Chàng không có ý nghĩ giúp đỡ nàng, vì chàng quen được hầu hạ rồi, và nàng cũng không mong đợi chàng khác thế. Nàng bưng vào cái bình trà bằng sơn mài và hai tách trà xanh, một món xa xỉ mà nàng giữ trong nhà cho riêng nàng. Trà xanh, trà Nhật Bản, thì nhiều sinh tố và nàng uống nhiều lắm. Bây giờ nàng cũng uống khi nàng mời chàng, cầm tách trà trong vòng cong của bàn tay.

Nàng nói, "Xin cho tôi biết về cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi không viết thư cho tôi, mặc dù tôi viết cho cha mẹ tôi hai lần rồi."

Chàng trả lời, "Tôi biết. Tôi tới thăm ba cô trước khi tôi đi Hoa Kỳ, và ông ấy cho biết ông ấy vẫn còn chua chát đau đớn lắm. Ông ấy vẫn tin rằng cô nên vâng lời ông tạ"

Nàng đặt tách trà xuống, và can đảm nói, "Xin anh nói cho ba tôi biết ba tôi đúng."

Chàng kinh ngạc. "Dục Thủy, cô là người quá kiêu hãnh!"

Nàng tủi nhục nói, "Tôi không còn kiêu hãnh nữa. Tôi không thể chống lại luật pháp của Hoa Kỳ. Luật ấy nằm trong trái tim của người ta ở đây. Nó là một cảm xúc. Họ làm luật theo trái tim họ, và họ có những cảm xúc như thế. Tôi làm gì được? Tôi đi đâu để đứa con có thể sinh rả Nó không có nơi nào để nằm xuống."