Ring ring
Tiểu thuyết tình yêu

Tiểu Thuyết Tình Yêu

Đọc truyện tại Tiểu Thuyết Tình Yêu

Loading...

Tiểu thuyết - Không kết hôn liệu có chết - trang 6

Chương 14: Phân cao thấp


Trời đã sáng rồi, chúng ta đều thấy mệt mỏi. Cả một đêm tranh luận không có kết quả, cũng đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi.

Em lại cười, còn anh thì lắc đầu. Đến cả cái bắt tay để tạm biệt cũng trở nên tẻ ngắt, bỗng nhiên trong lòng anh thấy xót xa.

Giống như người đàn ông, kỳ thực yếu ớt; giống như phụ nữ, kỳ thực yếu đuối. Có quá nhiều chuyện nói vẳng bên tai, khiến chúng ta phải cẩn thận không dám hi vọng xa vời quá nhiều.

Giống như tình yêu, ban đầu là sai lầm; giống như lời hứa hẹn, nói xằng quá mức. Có quá nhiều đau thương đi qua trước mắt, khiến chúng ta trưởng thành hơn về lý trí. Có những lúc không biết phải làm thế nào, chỉ biết chúc phúc cho nhau, còn cố chống đỡ lòng tự trọng trong cô đơn.

— “Giống như”

Điện thoại reo lên, Lý Cường chạy lại nghe, là mẹ anh gọi tới.

“Cường, mẹ và ba thấy Văn Văn nói có lý đấy. Nhà vốn dĩ là…”

“Mẹ, sao lại còn phải đến đó nói lại với bọn con như thế?”

“Tính con giống y hệt ba thời còn trẻ, mẹ hiểu quá mà?”

“Mẹ không thể chỉ nghe lời một phía từ cô ấy được…”

“Mẹ và ba thấy có lý đấy, nhà là nơi để nghỉ ngơi chứ không ai lấy ra để làm việc đâu?”

“Mẹ không hiểu đâu…”

“Thôi được rồi, con giống hệt ba vậy, chỉ muốn đè nén Văn Văn thôi, muốn chuyện nào con nói cũng đúng mới chịu. Nhưng lần này ba mẹ đứng về phía Văn Văn, thế nhé!”

“Mẹ ơi…”

Tút tút tút…

Văn Văn kéo Đường Đường đến xem căn hộ mới của mình, cũng muốn để nghe ý kiến của cô bạn. Đường Đường vốn là người rất có gu thẩm mỹ nên ý kiến của cô ấy cũng rất có giá trị.

Cửa nhà chỉ khép hờ.

Văn Văn cau mày, đang định hỏi xem sao hôm nay không thấy thợ đến làm. Cửa nhà cũng không được đóng, bên trong phòng còn nghe thấy tiếng ba mẹ anh.

“Con còn muốn thế nào nữa? Ban đầu tính cách của Lăng Lăng tốt như vậy mà còn bị con ức hiếp đến phát khóc. Con nhà người ta có đáng để bị con ức hiếp thế không?”

“Thế bây giờ con đáng bị Văn Văn bắt nạt lắm sao?”

“Nó bắt nạt con bao giờ? Trên mặt, trên người có bao giờ nhìn thấy vết gì đâu?”

“Nhưng mà đau lắm!”

“Dẹp đi! Mẹ dám cá rằng cả năm nay nó chẳng động chân động tay gì con cả. Con biết sao không? Vì con nhà người ta cũng nản lòng rồi, chẳng muốn chỉ bảo gì con nữa. Phụ nữ khi nản lòng mới chẳng muốn động đậy người đàn ông. Con phải tự phán xét lại bản thân đi!”

“Con chẳng sai gì cả, nên cô ấy mới không có lý do gì để đánh đấy chứ!”

Văn Văn vốn không thích nghe trộm, nên kéo Đường Đường đi.

Trong phòng vẫn nghe thấy tiếng mẹ anh: “Mày tưởng mẹ không biết hai đứa đã chia tay rồi chắc. Làm đám cưới lần này chỉ để che mắt ông bà già này thôi.”

Lý Cường không nói gì, coi như đã chịu thừa nhận.

Văn Văn đã ở phòng ngoài rồi, nghe thấy vậy liền kéo tay Đường Đường gần về phía cửa hơn.

“Ba mẹ không ngốc, ba mẹ Văn Văn cũng chẳng dại gì. Ý định chia tay của hai đứa ba mẹ đã thấy ngay rồi.”

“Ba mẹ đã biết điều đó thì còn diễn làm gì nữa?”

“Con bé tốt như vậy. Nếu không phải vì biết ba con bệnh thì đã chia tay luôn rồi, lại còn chịu nhiều tủi thân, cùng con diễn trò cưới giả này nữa chứ!”

“Nếu đã biết còn bắt bọn con thế này làm gì?”

“Nó không phải mẹ sinh ra, con bé thấy ba anh bị bệnh nên cố chịu? Chứng tỏ lòng dạ nó cũng tốt.”

Anh lại im lặng lần nữa.

Mẹ anh bảo: “Trước hôm sinh nhật nó một ngày, mẹ có lên trang cá nhân của nó. Toàn thấy mấy câu tình yêu nản lòng, mẹ đã thấy có điều gì không ổn rồi. Nó còn nói mai phải quyết định một chuyện rất quan trọng, từ đó phải đối diện với cuộc sống mới!”

“Vậy hóa ra chuyện cô ấy muốn chia tay với con đã có ý định từ rất lâu rồi!”

Mẹ anh cũng phiền lòng, “cái gì mà có ý định từ lâu chứ? Sao con lại nói thế chứ? Chẳng trách nó thấy nản lòng. Mẹ hỏi nhé, con có bao giờ quan tâm đến nó không? Ngay cả mẹ còn quan tâm đến trang mạng cá nhân của nó, xem nó suy nghĩ thế nào. Còn con thì sao? Cả ngày ngoài việc đấu võ miệng với nó còn chẳng làm gì khác?”

Anh than thở, “cô ấy cũng trưởng thành rồi, lẽ nào hàng ngày con vẫn phải quan tâm đến tình cảm của cô ấy sao?”

Mẹ anh nói bằng giọng phẫn nộ: “Thế anh nghĩ mình là Thái tuế hay Thượng đế? Lăng Lăng chịu nhịn anh bốn năm trời rồi giận quá cũng phải bỏ đi; Văn Văn với anh đã bảy năm trời, cuối cùng cũng nản lòng. Thoắt cái cũng đã mười một năm rồi đấy. Đời người có được bao nhiêu lần mười một năm? Anh thấy Lăng Lăng hay Văn Văn không hợp anh?”

“Mẹ, xem mẹ nói kìa!”

“Anh nghĩ với tính cách của anh mà nó nhịn được anh hẳn bốn năm sao? Mẹ anh bao lần phải nhận lỗi rồi khuyên giải, nói chuyện nó mới chịu nhẫn nhục bên anh. Người nó cũng tiều tụy đi, cảm xúc cũng không tốt. Anh không thấy áy náy với nó sao?”

Mẹ anh nói một hơi, không chỉ Văn Văn đứng bên ngoài thấy ngạc nhiên mà ngay cả Lý Cường cũng thấy kinh ngạc, “mẹ phải nhận lỗi với cô ấy sao? Vì chuyện gì chứ?”

“Vì chuyện gì? Vì mẹ không dạy bảo anh cẩn thận nên mới làm con nhà người ta phải khóc lóc cả ngày. Nó cũng là cành vàng lá ngọc của nhà họ thế mà sao lại bị con nhà mình ức hiếp như vậy?”

Anh có chút sốt ruột, “do cô ấy nhạy cảm quá thôi. Con có nói mấy câu mà cô ấy đã suy nghĩ đến mấy ngày liền, không có chuyện gì cũng tự giày vò bản thân. Con chẳng bao giờ đánh mắng cô ấy, muốn con đi cùng xem phim hay shopping cũng đồng ý, còn muốn thế nào nữa?”

Mẹ anh nói bằng giọng buồn rầu: “Con à, con người phải sống có tập thể, không sống đơn lẻ được đâu. Con không thể sống cô đơn đến già được. Nhiều lúc con phải đứng trên lập trường của người khác để nghĩ đấy.”

“Sao con phải nghĩ cho người khác chứ?”

“Vậy con hãy thử ngẫm một đứa con gái ngoan như Lăng Lăng mà sau khi yêu con lại mắc bệnh tâm lý? Nếu nghe một người phóng khoáng tự nhiên như Văn Văn khi gặp con liệu có trở thành cô nàng nhạy cảm không? Một người đàn ông nếu không để người con gái của mình bộc lộ được những điểm tốt, điểm mạnh của mình ra thì đó là người đàn ông thất bại!”

“Mẹ, sao lại nói như vậy? Con thấy mẹ và ba rất tốt mà?”

“Vậy mẹ mới nói anh và ba anh đều vô tâm y như nhau. Trước đây mẹ và ba anh cũng nhiều chuyện với nhau lắm, đó là những năm tháng đầy sóng ngầm. Đặc biệt là khi bà nội anh còn sống, bao nhiêu lần mẹ muốn nói lời chia tay với ba, làm sao anh biết được chuyện đó?”

“Mẹ và ba từng nghĩ đến chuyện chia tay rồi sao? Có phải do vẫn còn tình cảm nên không chia tay được nữa?”

Mẹ anh khẽ hừ một tiếng, “ba anh cũng là người biết điểm dừng, ban đầu không bao giờ biết thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Nếu không hơn hai mươi năm trước đã không có anh rồi.”

“Sao lại vậy ạ?”

“Anh có nhớ khi bà nội anh còn sống, mẹ và ba thường xuyên cãi nhau không?”

“Con nhớ chứ. Con biết mối quan hệ giữa mẹ và bà nội không được tốt lắm. Mỗi lần bà nhắc đến mẹ không phải trách móc thì cũng quở mắng. Xem ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của hai người không tốt thì phải.”

“Thì thời trẻ đi làm dâu bị mẹ chồng soi xét, đến lúc già rồi lại đi ức hiếp con dâu mới. Đời người phụ nữ thật vất vả!”

“Trong văn của Lỗ Tấn cũng nói đến điều này.”

“Bà nội của anh là một nàng dâu rất hiếu thuận. Sau này khi ông nội anh qua đời, bà ở vậy thủ tiết nuôi ba anh. Bởi vậy trước khi bước chân vào cửa nhà mình mẹ đã tự nhủ, mẹ chồng nuôi nấng được chồng mình không dễ dàng gì, do vậy nhất định phải hiếu thuận với mẹ!”

“Đó là điều đương nhiên mà.”

“Nhưng sau khi bước vào nhà mẹ mới hiểu rằng người quả phụ nghiêm khắc đến thế nào.”

Anh lặng lẽ nghe mẹ mình kể lại chuyện cũ…

“Đêm đầu tiên, mẹ và ba không làm gì cả. Vì bà nội không cho đóng chặt cửa khi đi ngủ, nửa đêm bà con tỉnh dậy vào phòng đắp chăn cho con trai. Do không đóng cửa nên ba anh cũng ngại không dám động vào mẹ. Cuộc sống vợ chồng hữu danh vô thực như vậy kéo dài đến 20 ngày liền, rồi một hôm bà nội sang nhà hàng xóm tán gẫu, ba anh thấy có lỗi với mẹ, nhân dịp đó mẹ và ba mới chính thức là vợ chồng.”

“Ngày nào mẹ cũng phải bưng nước rửa chân cho ba, bà nội nói mẹ không đảm đang nên muốn dạy mẹ phải hầu hạ chồng như thế nào. Mẹ nói rõ vợ chồng cần sự bình đẳng, không thể coi chồng là trời được. Nhưng cho dù mẹ nói thế nào bà cũng để mọi chuyện ngoài tai, bà còn nói phải áp đảo tính cách kiêu ngạo của mẹ lại, để tránh mẹ thành nữ chủ nhân trong nhà. Dù sao bà cũng là bậc lớn tuổi, là mẹ chồng của mình.”

“Không lâu sau, bà tuyên bố muốn làm quản gia. Tiền lương hàng tháng của mẹ và ba đều phải giao nộp lại cho bà, kể cả tiền sau này dùng để nuôi con cũng vậy. Bà sợ mẹ có tiền sẽ mang về nhà mẹ đẻ, bà nói rằng con gái sau khi kết hôn không được cho nhà đẻ nữa. Nhưng khi ấy mẹ cũng còn ông bà ngoại của anh nữa, ông bà cũng cần con cháu hiếu thuận chứ.”

“Sau đó ông ngoại anh bị bệnh, cần tiền đi phẫu thuật. Khi ấy cậu anh cũng mới kết hôn, đang sống riêng bên ngoài với mợ. Hai vợ chồng son thì lấy đâu ra tiền? Mẹ nghĩ bình thường đưa tiền cho bà cũng không ít, ăn tiêu chẳng nhiều nên hỏi bà để lấy tiền, bà nói luôn không đưa được. Vì chuyện gia đình bên kia phải do cậu anh lo, thế là mẹ và bà cãi nhau. Lúc đó mẹ cũng không biết mình đã mang thai, mẹ chỉ biết đến bệnh viện quỳ xuống trước mặt ông ngoại anh mà khóc vì bản thân bất hiếu, ngay cả ba mẹ ruột cũng không chăm sóc được.”

“Bệnh ông mỗi lúc một nặng. Cậu anh lo lắng đi khắp nơi để vay tiền, đến vay cả bà nội anh, cậu nói: Xin được vay trước, sau này có rồi sẽ trả. Bà cười và nói: Mẹ đã là dâu nhà này, mọi thứ của mẹ đều thuộc về nhà chồng. Còn cậu muốn vay tiền cũng được, nhưng phải tính theo lãi suất ngân hàng và viết biên lai. Khi ấy cậu lo lắng quá, viết luôn biên lai để lấy tiền. Ông ngoại anh được làm phẫu thuật nhưng đã muộn không cứu được, sau đó ông cũng từ trần.”

“Nhớ lại ngày hôm đó, mẹ nghe được tin dữ từ bệnh viện, vội vàng đến luôn để nhìn ông lần cuối. Không may trên đường đi mẹ bị xe quệt phải, ngã lăn xuống nền tuyết lạnh. Khi mẹ tỉnh lại bác sỹ nói thời kỳ mang thai mà không chịu chăm sóc bản thân, lại bị gió lạnh nên đứa con không giữ được, không cẩn thận sẽ mất cả khả năng sinh sản.”

“Tiền phẫu thuật rồi cả tiền ma chay cho ông nữa, cậu không có nên hỏi mẹ xem có thể trả tiền cho bà muộn hơn được không. Bà không đồng ý còn đến buổi tang nhà mình làm om sòm lên, mắng nhà mình là đồ lừa đảo. Thực ra chỗ tiền ấy là của mẹ ngày ngày làm lụng, cuối cùng cậu anh đi vay mượn khắp nơi cũng trả được món tiền đó. Khi nhận được tiền bà rất đắc ý, nhưng bà nội anh đâu biết rằng cậu anh phải đi bán cả máu. Vì cậu biết món tiền đó nếu không trả sớm, mẹ cũng chẳng sống được qua ngày…”

“Sau này mẹ thấy không thể tha thứ cho bà được nữa. Thời điểm đó nhà nước mình bắt đầu cho khôi phục lại chế độ học đại học, công chức có thể học được vào buổi tối. Ba anh đăng ký đi học, bà đồng ý luôn, nhưng đến khi mẹ đăng ký bà lại không cho. Bà đưa ra lý do việc nhà nhiều, bà tuổi cao, mẹ đi học không ai chăm lo cho gia đình. Sau đó bà còn nói chuyện riêng với ba rằng cho mẹ đi học cao rồi sau này khó quản, con dâu chỉ cần đức không cần tài. Khi ấy ba anh cũng ủng hộ việc mẹ đi học nên nói với bà rằng sẽ cùng làm việc nhà với mẹ để ba mẹ cùng được đi học buổi tối, vì ba anh lần này đứng về phía mẹ nên bà hận mẹ đến tận tim.”

“Không lâu sau, ba và mẹ cùng đi học, trong lớp cũng có cả nam giới, thực ra đều là đàn ông có vợ. Mỗi lần tan học ông ấy cũng thuận đường về cùng mẹ, bà biết được điều đó nên sang nhà hàng xóm nói này nói kia. Mọi người trong xóm nhìn thấy mẹ là chỉ trỏ khiến mẹ không hiểu gì cả, cho đến một ngày, bà đột nhiên xông vào lớp học túm lấy mẹ và chỉ thẳng vào mặt bạn nam học cùng lớp mắng chửi là đồ lăng loàn. Bà nói rất nhiều những lời khó nghe, một lúc sau ba anh cũng chạy đến, khuyên răn bà đi về. Mẹ khi ấy xấu hổ vô cùng, bà không nghe còn ngồi ở lớp khóc lóc mắng chửi nói con dâu muốn giết người diệt khẩu… Từ đó mẹ cũng chẳng còn mặt mũi nào đến lớp nữa, giấc mộng học đại học cũng tan thành mây khói.”

“Sau đó, bà xúi ba anh phải cho mẹ một trận. Mẹ chỉ trừng mắt nhìn bà, nghĩ lần này thế nào cũng không thèm đếm xỉa đến. Mẹ nói ngắn gọn, chỉ cần ba đụng đến mẹ một sợi tóc, mẹ sẽ gọi cảnh sát ngay, luật quốc gia bảo vệ thân thể người phụ nữ. Khi ba giơ tay lên mẹ cũng trừng mắt nhìn lại, ba nhìn mẹ rồi quay lại nhìn bà, thở dài một tiếng rồi đạp cửa ra ngoài.”

“Một thời gian sau, cơ quan có chính sách chọn người cốt cán ra nước ngoài đào tạo, ưu tiên những người đã có bằng đại học. Mẹ thì đã lỡ mất cơ hội đó rồi, khi ấy bà khen con trai giỏi giang, học được đại học, còn con dâu kém cỏi ra nước ngoài làm sao.”

“Mẹ thực sự rất có ý định muốn cầu tiến nhưng do nguyên nhân gia đình nên cuối cùng chỉ được làm một viên chức nhỏ. Khi còn trẻ khỏe chỉ suốt ngày phân cao thấp với mẹ chồng, khi đã có tuổi rồi thì còn cơ hội nào nữa. Anh xem, cuộc đời phụ nữ có mưu cầu gì nữa?”

Khi nghe đên đây, bên ngoài Văn Văn khóc nức nở, còn Đường Đường cũng nước mắt chảy quanh. Bên trong phòng, Lý Cường chỉ biết nén tiếng thở dài.

“Thảo nào hồi con học đại học, khi bà nội qua đời mẹ không chịu để tang, nói là phải về nhà ngoại thắp hương, cả tang lễ cũng không dự, để mặc cho ba.”

“Ngày ông ngoại anh qua đời, bà không cho mẹ về nhà chịu tang vì hôm đó cũng là ngày sinh nhật của bà. Bà cho rằng để tang không may mắn, người chết cũng đã chết rồi, bây giờ phải chăm lo cho người sống. Chuyện đó làm mẹ bao năm oán hận, khi bà còn sống, mẹ bỏ tiền ra thuê y tá chăm sóc chứ không muốn nhìn thấy bà, khi bà qua đời, mẹ dứt khoát không để tang. Ngay cả cha đẻ của mình còn không được chịu tang nữa là, ba anh biết chuyện cũng không làm thế nào được đành để mẹ đi. Mẹ cũng không thấy hổ thẹn với lương tâm vì hai năm bà bị trúng gió nằm liệt một chỗ, mẹ vẫn thuê hộ lý đến chăm sóc cẩn thận, nhưng mẹ dứt khoát không nhìn bà.”

“Hóa ra nhà mình còn nhiều chuyện mà con không biết quá!”

“Ba anh luôn tự cao tự đại coi mình là trung tâm, chưa bao giờ đứng ở góc độ người khác để suy nghĩ. Ông ấy là một người con hiếu thảo, một người cha cũng tốt nhưng lại là một người chồng thất bại. Vì sống với ông nửa cuộc đời nhưng người vợ chưa từng thấy hạnh phúc, không những mất đi khả năng sinh sản còn bị trì hoãn sự nghiệp cả cuộc đời. Đây cũng chính là nguyên do mẹ thấy hổ thẹn với Lăng Lăng. Nó ở với con coi như bị mất đi cả cuộc đời rồi, nó nói sống trong cái bóng của con. Sau này khi con và nó chia tay mẹ lại thấy cuối cùng nó đã được giải thoát.”

Đường Đường giơ ngón tay cái trước mặt Văn Văn ra ý tán thưởng.

Lý Cường: “Mẹ nó cứ như thể con là mãng thú vậy?”

“Anh cứ nghĩ mà xem, trước đây đã bao giờ đồng ý với ý kiến của Lăng Lăng chưa? Rồi anh tán thành Văn Văn được mấy lần?”

Lý Cường không nói, chỉ hừ một tiếng.

“Nuôi anh bao năm trời, mới nói có mấy câu mà anh đã không kiên nhẫn, chẳng hiểu con gái nhà người ta chịu nhịn anh thế nào nữa. Lăng Lăng hiền thục đến thế, mẹ cũng thấy áy náy chỉ sợ làm tổn hại đến nó. Cũng may Văn Văn là đứa có chủ kiến nên mới chống đỡ được anh, không thì đã chịu thiệt thòi rồi…”

Bên ngoài cửa, Đường Đường đưa mắt nhìn bạn ra ý thích thú.

Lý Cường: “Văn Văn đánh con là không đúng. Trong phim ảnh chuyện như thế còn được, coi như chuyện giải trí thôi, còn ngoài đời như thế khác nào khủng bố!”

Mẹ anh: “Anh nghĩ nó còn muốn động tay lắm chắc? Nó cũng nản rồi. Hôm sinh nhật Văn Văn, mẹ lên trang cá nhân của nó mới biết chuyện liền vội vàng gọi điện ngay cho Minh Hà. Ban đầu định mời nhà bên đấy qua nhà mình ăn uống rồi chúc mừng Văn Văn luôn, nhưng không ngờ bà ấy nói Văn Văn đã về nhà ăn cơm rồi. Khi ấy ba mẹ cũng biết nó đã quyết định chia tay anh, không muốn nghe mấy lời khuyên răn gì nữa. Sau đó ba mẹ chỉ còn cách để bệnh ba anh nhẹ thành nặng, dù sao ba anh cũng vốn bị cao huyết áp, phải đến bệnh viện nằm hai ngày rồi tiện thể làm thủ tục nhập viện luôn.”

Lý Cường thở dài một tiếng, không biết nên nói gì chỉ bảo: “Ba mẹ cũng phải làm bộ như thế.”

Mẹ anh: “Ba mẹ không muốn như thế, nhưng nếu Văn Văn nể chuyện ba anh bệnh tật mà chịu cưới anh thì ba mẹ cũng không phiền lòng. Và như vậy cũng chứng tỏ ít nhất trong lòng nó còn có anh, còn có hi vọng. Nó là đứa ngoan và có tình nghĩa, thấy ba anh bệnh như thế nên cũng nể tình, nhưng nó có nhược điểm lớn nhất là tính tình quá thẳng thắn, thiếu sự nội tâm. Bây giờ bốn ông bà già này muốn tạo cho anh chị một cơ hội để tiếp tục với nhau, nếu sau này hai đứa không đến với nhau được thì cũng không oán giận được… vì ba mẹ đã cố tác thành cho rồi.”

Lý Cường an ủi: “Ba mẹ không có gì sai cả.”

“Cả cuộc đời của mẹ coi như đã xong rồi, bây giờ chỉ mong có cơ hội được làm mẹ chồng tốt nữa thôi, ít nhất cũng không đến nỗi như bà anh ngày xưa với mẹ. Phụ nữ bây giờ cũng được học hành đầy đủ, có công ăn việc làm và mức lương khá, bình đẳng như thế sao phải chịu nhẫn nhịn người đàn ông? Văn Văn là đứa có sự nghiệp riêng, không thể cả ngày đấu miệng với anh được, vì nó vì cả anh nữa, sau này anh nên học cách tôn trọng nó hơn.”

Anh không biết nói gì hơn, chỉ còn biết vâng dạ.

“Mẹ biết anh thích trẻ con, mẹ cũng muốn được bế cháu lắm rồi. Riêng về chuyện sinh nở anh không nên làm khó nó, nếu nó không sinh thì anh chị nhận nuôi một đứa con nuôi cũng được, tốt nhất là con gái. Mẹ cũng muốn có con gái lắm. Hồi đó chỉ mong có một đứa nhưng rồi không còn cơ hội nữa.”

Văn Văn nghĩ đến tấm lòng của các bậc phụ huynh mà thấy xót xa trong lòng, cô kéo tay Đường Đường đi ra.

Trong phòng, Lý Cường cũng đờ người ra một lúc lâu không nói gì.

Khi hai người rời đi, tai cô vẫn còn nghe thấy tiếng mẹ anh văng vẳng: “Muốn cho hai đứa một cơ hội nữa. Nếu lần này không giữ được nó thì sau này đừng trách ba mẹ không biết vun vén…”

Đường Đường nắm chặt tay Văn Văn. Cô biết bạn mình đang đứng ở ngã ba đường, nhưng bây giờ người có thể quyết định chỉ có thể là bản thân cô ấy. Không nói năng gì, cô chỉ nắm chặt tay bạn rồi kéo ra ngoài.

Chương 15: Khi yêu đã là chuyện cũ


Yêu người! Đã xác định cuộc đời chịu nhiều đau thương. Trong đêm mưa lạnh lẽo ngồi ôm những mệt mỏi.

Yêu người! Đã xác định con tim sẽ vỡ vụn. Trong ánh hoàng hôn đỏ lựng, chỉ thấy trong lòng rỉ máu.

Nhận ra anh! Cho dù gặp nhau quá trễ. Trong ngày thu hiu quạnh chỉ còn những nỗi cô đơn.

Trong cuộc tình, em đau khổ đuổi theo nhưng vẫn không bắt kịp tình yêu của anh, rồi lại sớm nắng chiều mưa.

Si tình, em yên lặng kiên trì, không hoàn thành nổi giấc mộng của anh, bằng mặt nhưng không bằng lòng.

Em kiên quyết cố gắng đến cùng nhưng không chạm nổi trái tim anh, lạnh lùng băng giá kéo đến ùn ùn.

Một mực theo ý mình, em đành được ăn cả ngã về không. Em những tưởng có thể nước chảy đá mòn, từ nay có thể đến bên được chân trời góc biển, đời này kiếp này không ân hận.

— “Được ăn cả ngã về không”

Lý Cường và Văn Văn ghé qua cửa hàng giường đôi.

Cô chỉ bộ đồ dùng đi kèm với giường rồi bảo anh: “Màu vàng nhạt cách điệu kia em thích.”

Anh lắc đầu, “màu đó đẹp gì chứ? Nhìn lạnh lẽo lắm!” Nói xong anh chỉ tay sang bộ đồ màu đỏ mận chín.

Cô lắc đầu, “anh chẳng có mắt thẩm mỹ gì cả, màu đỏ dùng trong phòng ngủ nhìn khó coi lắm.”

“Em chẳng hiểu gì cả? Màu mận chín này hơn đỏ thắm nhiều. Hơn nữa, dùng màu đỏ còn làm tăng thêm sức sống cho căn nhà. Nhà còn là nơi tiếp sức cho sự nghiệp thành công của người đàn ông, nên anh định rèm cửa với ghế sofa nhà mình sẽ dùng màu đỏ hết.”

Cô nói lạnh lùng, “em không muốn nhà mình trông quê mùa như trưởng giả học làm sang, trang trí nhà cửa như cưới vợ vậy, chăng đèn kết hoa nhìn toàn thấy màu đỏ rực.”

“Màu đỏ là may mắn, có gì không tốt chứ?”

Văn Văn trừng mắt lên, “không được!”

Lý Cường lập tức cười nhạt, “em đừng giở đó ra nữa.”

Cô dè bỉu, “anh cũng đừng tầm thường như vậy, chẳng phát tài được đâu.”

Lý Cường vuốt hai tay, “em đã tự mình có ý định như thế rồi còn kéo anh đi xem cùng làm gì? Em nói đúng quá rồi, còn tỏ thị uy với anh nữa. Dù sao anh cũng chỉ là cái thớt gỗ, em muốn đánh muốn gõ thì tùy ý, em muốn nghe thì anh cũng nói rồi đó, cho em tham khảo. Ha ha!”

Văn Văn tức lên không nói gì nữa, quay người đi.

Lý Cường chạy sau lưng cô cao giọng hỏi: “Em sao thế? Không thích nghe anh nói nữa lại định đi tố cáo mẹ anh à?”

Văn Văn dừng bước, nói nhưng không quay người lại, “nếu như ban đầu ba em giả bệnh để bắt chúng ta kết hôn, anh thử tự vấn xem mình có đồng ý làm như thế không để ba mẹ vui lòng? Về phương diện đạo đức, những gì có thể làm được em đã làm rồi. Còn bây giờ em sẽ không động thủ nữa, vì trong tim em, anh không còn là gì nữa. Hôm nay em sẽ đối xử rất khách khí với anh, nhưng cũng mong anh đừng ức hiếp người khác nữa!”

Lý Cường nghe xong ngẩn người ra không nói được câu nào.

Cô ngẩng cao đầu hít một hơi dài rồi bước đi, bỏ lại anh đằng sau.

“Cậu nói xem, sao lại có người quê đến thế chứ? Nhà đã toàn dùng đồ gỗ rồi, lại phối thêm màu đỏ rực nữa, phải màu vàng nhạt mới hợp chứ!” Văn Văn bỏ tách cà phê xuống, vẻ mặt tức tối.

Đường Đường ngồi bên cạnh nhíu mày nhưng cũng không nói gì.

“Ha ha!” Tiểu Mỹ ngồi bên cạnh tiếng cười nghe khá quái dị, “đàn ông mà!”

Văn Văn nhíu mày, “có chuyện gì vậy?”

Tiểu Mỹ hướng mặt lên: “Cũng chưa hẳn anh ta thích màu mận chín đâu, chẳng qua muốn đối đầu với cậu thôi.”

Văn Văn vểnh môi lên: “Đàn ông đã ba mươi tuổi rồi làm gì ấu trĩ đến thế?”

Tiểu Mỹ cười, “đàn ông thích nông cạn kiểu vậy đấy. Cho dù biết bản thân sai nhưng trước mặt vẫn nói năng hùng hồn lý lẽ, thậm chí bắt cậu phải phục tùng vô điều kiện!”

Đường Đường quay sang bảo: “Cậu đừng dội gáo nước lạnh như thế chứ?”

“Ừ, mình chỉ muốn nói sự thật thôi.”

Nói đến đây Bình Tử cũng tới, khi vừa ngồi xuống anh đã hỏi: “Thế nào rồi? Nhà mới còn thiếu gì nữa, cần bọn anh đến hỗ trợ không?”

Đường Đường nhìn thấy anh, vẻ mặt lập tức thay đổi không nói gì nữa.

Văn Văn nhún vai cũng định nói điều gì đó, một hồi huyên náo ở bàn gần đó khiến mấy người đều chú ý.

Mọi người quay đầu sang nhìn, bàn bên cạnh là một đôi thanh niên, cô gái trẻ với bụng bầu khá to.

Cô gái: “Anh nói đẻ con trai sẽ treo thưởng 10 nghìn, bây giờ sinh con gái rồi không để ý nữa là ý gì hả?”

Chàng trai: “Em nói to thế làm gì hả? Ba mẹ đương nhiên muốn có cháu đích tôn chứ?”

Cô gái cố hạ thấp giọng xuống nhưng có vẻ rất tức giận, “em sinh con gái không phải cháu gái đích tôn sao? Bây giờ lại thờ ơ không quan tâm đến hả?”

“Em nói nhỏ một chút… Anh không phải đã nói rồi sao, ba mẹ không có ý đó. Nhưng hai chúng ta đều là con một, ba mẹ nói nhà nước có chính sách, nếu như em sinh con gái…”

Cô gái ngắt luôn lời chàng trai, “hiểu rồi, nếu em sinh con gái thì phải mang bầu nữa để quyết có con trai phải không? Nhà nước có chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, vậy nếu em đẻ thêm anh có nuôi nổi không?”

“Ba mẹ anh không phải đã nói rồi sao, sinh con đầu lòng là con gái, con sau là trai thì ba mẹ nuôi!”

Cô gái đứng ngay dậy, vỗ bàn một cái.

Người phục vụ liền chạy ngay tới, cô gái vội ngồi xuống.

Người con trai cố gắng nói thấp giọng: “Sao em phải kích động như vậy?”

“Em kích động sao? Sinh con trai thì ông bà nuôi, sinh con gái thì tự lo. Em chỉ là con lợn cái nhà anh chắc, cho dù sinh cho nhà anh bao nhiêu con cũng đều phải là con trai hết chắc?”

“Em không được nói như thế, ba mẹ nói đều trông con cho mình rồi. Bây giờ tìm đâu được ba mẹ chồng tốt như thế? Em còn ăn nói lỗ mãng như thế?”

Người thanh niên trầm ngâm một lát rồi mới nói: “Nhà ta làm gì xui xẻo đến mức ấy?”

Cô gái điên tiết đứng lên vỗ bàn: “Em sinh con gái anh lại nói là xui xẻo, anh nói kiểu gì đấy hả?”

Người thanh niên điên lên cũng đứng dậy: “Em là phụ nữ mà làm loạn cả chốn công cộng lên thế hả?”

Cô gái kia bị kích động, đẩy chàng trai một cái: “Không thể ở với anh được nữa. Đợi tôi sinh con xong con gái hay con trai đều lấy họ của tôi hết!”

Người thanh niên gầm lên: “Cô dám!”

Cô gái quay đầu đi, dáng vẻ không chịu khuất phục, “tôi mang bầu cố gắng nhịn không nôn, ăn uống cũng cẩn thận, khi bị bệnh cũng không dám uống thuốc. Vì mang bầu nên cũng không dám đi bơi, phải mặc mấy bộ quần áo thùng thình khó coi này. Lúc sinh con cố gắng nhịn đau, thậm chí phải đối diện với cả sự sống và cái chết. Nuôi con bằng sữa mẹ nên vóc dáng mới thế này, nhưng cũng có thể là lời ngụy biện cho việc sau này anh đi ngoại tình. Tôi cũng phải bắt đầu chăm sóc con, nửa đêm tỉnh dậy pha sữa, thức khuya dậy sớm. Vì con cái, thậm chí còn phải từ bỏ cả sự nghiệp, lúc ngửa tay xin tiền cũng phải nhìn sắc mặt của anh, anh ra ngoài hưởng thụ cuộc sống còn tôi phải ở nhà chăm con. Tôi phải hi sinh bao nhiêu điều như thế vì máu thịt con cái đều là của tôi, nhưng con lại lấy theo họ anh, tôi còn không nhận được sự tôn trọng của anh, anh dựa vào điều gì hả? Anh lấy tư cách nào để tranh luận với tôi? Anh hãy xem tôi dám hay không!”

Người thanh niên nổi điên lên, cũng thuận đà đẩy cô gái một cái, “chết tiệt!”

Cô gái đột nhiên ngã xuống sàn, kêu lên một tiếng thất thanh, cả căn phòng im phăng phắc.

Trên sàn bắt đầu có vết máu loang từ phía chân cô gái chảy xuống.

Mấy người phục vụ cuống cuồng lên vội đỡ ngay cô dậy.

Người thanh niên cũng cuống lên, vội vàng hỏi: “Em có sao không?”

Văn Văn giận tím mặt, định xông tới nhưng bị Đường Đường ngăn lại.

Bình Tử và Tiểu Mỹ lập tức rút điện thoại ra.

Tiểu Mỹ: “Anh gọi xe cứu thương đi, còn em gọi cảnh sát!”

Được một lát, tiếng còi xe cứu thương và cảnh sát đan xen nhau tới. Thật là một bầu không khí hỗn loạn.

Cô gái được khiêng lên cáng cho vào xe cứu thương. Còn phía sau chàng trai cũng bị áp tải vào xe cảnh sát.

Phía trước, xe cứu thương chạy như bay. Còn xe cảnh sát cũng gào rú lên, đi theo hai hướng khác nhau.

Văn Văn và Đường Đường đứng ở cổng của cửa hiệu, hai người còn lại đứng ngay phía sau.

Bình Tử nhẹ nhàng nói: “Mấy lời cô gái ấy nói rất có lý.”

Tiểu Mỹ lạnh lùng tiếp lời: “Nhưng không phải người đàn ông nào cũng nghĩ được như anh đâu.”

Đường Đường khoanh tay lại, nhìn có vẻ hơi rùng mình.

Văn Văn ôm ngang vai bạn: “Cậu sao không?”

Đường Đường lắc đầu, “cặp đôi này trước đây mình gặp mấy lần rồi. Khoảng năm năm trước mình gặp họ hẹn hò rất ngọt ngào ở đây, ba năm trước họ kết hôn chưa lâu lại gặp cãi nhau ở đây, sau đấy hình như anh ta có xin lỗi cô gái…”

Tiểu Mỹ vỗ nhẹ vào vai bạn, “dù sao cũng là chuyện của nhà người ta mà.”

Đường Đường gật đầu, “ừ, chẳng qua mình thấy ớn lạnh thôi.”

Dưới ánh hoàng hôn phản chiếu bóng dáng của bốn người xuống nền đường.

Họ quay lại quán ăn. Đường Đường và Văn Văn ngồi một bên, Bình Tử và Tiểu Mỹ ngồi hướng đối diện.

Tiểu Mỹ cầm tờ thực đơn gọi mấy món ăn, đưa cho người phục vụ rồi cười bảo: “Bình Tử hôm nay đã hào phóng thế chúng ta không thể tiết kiệm tiền cho anh ấy đâu nhé.”

Bình Tử vừa rót trà cho ba cô gái vừa bảo: “Hôm nay, là ngày anh lấy được tiền nhuận bút sách, muốn mời ba cô nương xinh đẹp đi ăn một bữa, cũng là để muốn cảm ơn mọi người đã quan tâm giúp đỡ anh trong những ngày qua.” Nói xong anh quay mặt sang nhìn Đường Đường.

Đường Đường xoay đầu nhìn sang một bên không nói gì.

Tiểu Mỹ: “Sau này anh phải chú ý tiết kiệm đấy. Mấy tập thơ của anh tụi em đang quyết toán thành sách, nếu anh muốn làm cho tinh xảo một chút thì cũng phải đầu tư không nhỏ đâu, vậy nên bình thường anh cũng cần chi tiêu cho tiết kiệm đấy.”

Văn Văn uống cạn cốc trà rồi lại tự rót cho mình một chén nữa, tiện tay đưa cho Bình Tử, vẻ mặt an ủi: “Anh yên tâm đi, thiết kế bên trong và trang trí hình ảnh minh họa đều do Đường Đường tự tay làm miễn phí cho anh, còn việc sắp chữ, in ấn đều là do một nhà in bọn em thường hợp tác làm ăn cùng, giá cả cũng hợp lý thôi. Dù sao mình lần này cũng chỉ xuất bản khoảng 2000 cuốn, nếu anh không muốn bán ra thị trường thì dùng mang đi tặng cũng được, anh cũng không phải lo đến việc tìm các kênh để bán. Trên trang cá nhân Weibo nên giới thiệu sách mới của mình cũng sẽ dễ nhận được sự chú ý.”

“Ôi, chính là anh ta!” Bình Tử nói nhỏ khi thấy một người đằng sau Đường Đường và Văn Văn.

“Ai cơ?” Tiểu Mỹ hỏi giọng nhạc nhiên.

Bình Tử chỉ tay về phía trước, “là một người hợp tác cùng Phi tên Quang Tử. Không biết bây giờ anh ta sống thế nào.”

Đường Đường đang uống trà, nghe thấy hai từ “Quang Tử” thì giật mình, phun toàn bộ nước trà vào chén.

Văn Văn vỗ nhẹ vào vai bạn, “sao thế? Uống trà mà cũng bị nghẹn à?”

Đường Đường đặt tách trà xuống, nhìn theo hướng chỉ tay của anh, nơi đó có hai người đàn ông đang ngồi đối diện nói chuyện với nhau. Người đàn ông đó đeo kính, khoảng ba mươi tuổi, phong thái khá nho nhã, đó chính là Quang Tử. Còn người đàn ông ngồi đối diện có vẻ trẻ hơn, tác phong cũng nhã nhặn lịch sự.

Tiểu Mỹ nhẹ nhàng nói: “Em biết Quang Tử, bên công ty anh ta thường xuyên có bản thảo bán cho mấy nhà xuất bản. Vì có những loại sách bị nghi dính án sao chép lậu nên nhà xuất bản bên em không dám hợp tác, nhưng cũng có mấy hiệu sách lậu vẫn hợp tác cùng bán đầu sách ra với giá rẻ. Tuy vậy họ vẫn không hợp tác được với những nhà biên tập có kinh nghiệm, cuối cùng nảy sinh chuyện tranh chấp bản quyền. Nhà xuất bản đấy chịu kiện tụng lùm xùm suốt trong một thời gian.”

Văn Văn mỉm cười, khoác vai Đường Đường, “mình và Tiểu Mỹ không cần lo lắng lắm. Chúng ta đã có Bình Tử và Đường Đường làm biên tập, chỗ khác chẳng ngưỡng mộ chúng ta chết đi được. Người mà Quang Tử gặp hình như là người cùng nghề với mình, nhìn mặt quen lắm, tên gì nhỉ…?”

Đường Đường chỉ nhìn chằm chằm vào Quang Tử, không nói gì.

Khi người phục vụ mang đồ ăn lên, đột nhiên Đường Đường chầm chậm rồi tiến về phía hai người kia.

Quang Tử ngạc nhiên đứng dậy, lịch sự cúi đầu chào như muốn nói, “trông mặt cô rất quen, chúng ta gặp nhau ở đâu rồi nhỉ?”

Đường Đường vẫn không nói gì.

Người đàn ông ngồi đối diện Quang Tử cũng đứng dậy và giới thiệu: “Chẳng trách anh thấy quen. Cô ấy là một nhà văn viết sách rất được chú ý, chắc chắn chúng ta đã từng gặp nhau ở đâu rồi.”

Quang Tử nhìn lại cô, rồi dường như nhớ ra điều gì, vẻ mặt anh bỗng nhiên rất kinh ngạc.

Người thanh niên kia tiếp lục: “Lâm Tiểu Đường mà, anh không biết sao?”

Quang Tử nghe thấy ba chữ này thì vẻ mặt hốt hoảng vô cùng, dường như người con gái đang đứng trước mắt anh là mãnh thú hay yêu ma vậy.

Nét nhu hòa trên khuôn mặt Đường Đường bỗng có những tia hững hờ, cô lạnh lùng nhìn Quang Tử rồi quay mặt đi.

Người thanh niên kia không hiểu ý, vẫn đứng nguyên tại chỗ nói giọng khách sáo: “Cô Lâm ngồi xuống đây đi. Thật vinh hạnh được gặp cô!”

Quang Tử đứng nguyên tại chỗ, ánh mắt đã có thần trở lại, anh quay sang nói với người thanh niên: “Tôi bỗng nhớ ra có chuyện cần đi ngay. Hôm nay chúng ta nói chuyện tới đây thôi nhé, để tôi tính tiền cho, mọi người cứ nói chuyện đi nhé.” Nói xong anh vội vàng ra quầy thu ngân rồi biến mất.

Đường Đường không quay đầu nhìn, bước về chỗ cũ cùng bạn, vừa ngồi xuống cô quay đầu gọi phục vụ: “Cho tôi một chai rượu trắng 65 độ.”

Văn Văn ôm vai cô hỏi giọng hiếu kỳ: “Cậu có sao không? Cái tên Quang Tử…”

Tiểu Mỹ đá một cái vào chân Văn Văn, cô vội vàng im bặt.

Nhưng Bình Tử không nhịn được, thấy Văn Văn thôi không nói gì nữa thì quay sang hỏi: “Em quen với Quang Tử sao?”

Tiểu Mỹ giơ tay đấm anh một cái rồi lườm. Thấy vậy anh cũng không dám hỏi gì thêm.

Rượu được mang đến, Đường Đường đem rót ra ly. Ba người còn lại không ai dám nói gì, chỉ quay sang nhìn cô, mặt cô lạnh tanh, rồi gần như hơi nhếch nụ cười nhạt, ngửa cổ lên dốc thẳng ly rượu vào cổ rồi rót thêm ly khác.

Cô lấy tay lau ngang miệng một cái. Bình Tử nhìn cô bằng ánh mắt đau lòng vội đưa tờ giấy ăn ra.

Đường Đường nói, “Bình Tử, anh là nhà thơ chắc cũng từng nghe nói đến cái tên Dương Quang rồi chứ.”

Bình Tử gật đầu, “mười năm trước khi vẫn là chàng thanh niên trẻ, anh đã nghe thấy tên tuổi của nhà thơ này nức tiếng phương Nam. Thời học sinh trong quyển lưu bút của anh còn lưu lại mấy dòng thơ của anh ấy. Khi ấy anh còn nghĩ, khi nào mình đạt được sự tài ba như anh ấy cũng thấy đáng, nhưng hình như mấy năm trở lại đây không có thông tin gì của anh ấy thì phải.”

Đường Đường vẻ mặt ảm đạm, ánh mắt nhìn xa xăm, “nhà thơ Dương Quang ấy đã mất từ lâu rồi, ít nhất về mặt tài hoa và nhân cách đã vĩnh viễn không còn nữa!”

Bình Tử giật mình: “Dương Quang qua đời rồi? Sao anh chưa từng nghe thấy tin này? Báo đài cũng không thấy nói đến?”

Đường Đường tiếp tục gật đầu, “Dương Quang đã chết rồi sao? Vì anh ta không còn làm thơ nữa, cũng không còn gì với chốn văn thơ, giờ đây trước mặt chúng ta là một con buôn văn hóa Quang Tử.”

“Quang Tử chính là Dương Quang sao?” Ba người kia cùng đồng loạt thốt lên bằng giọng vô cùng ngạc nhiên.

Chương 16: Câu chuyện của người phụ nữ


Đôi mắt sâu thẳm, mái tóc bay bay; tuyết sương mờ mịt, mây bay lượn lờ, sương khói khi tỏ khi mờ.

Đêm dài, người ở nơi xa, hoài niệm chỉ còn màu đen; mưa mênh mang, gió hiu quạnh; hình bóng nhạt nhòa, thư từ xa xôi.

— “Bụi trắng đen”

Đường Đường vẫn đang miệt mài đánh đàn ở góc phòng khách, dường như ngoài đầu ngón tay gảy đàn, cả thế giới không còn liên quan gì đến cô.

Bình Tử kéo tay Tiểu Mỹ, “em mau nghĩ cách đi. Đã ba ngày nay rồi cô ấy cứ tỉnh dậy lại thế này, không ngủ được lại dùng rượu mạnh mà bản thân cô ấy có khỏe mạnh gì đâu chứ.”

Tiểu Mỹ: “Em đang cố nghĩ cách đây. Em bảo Văn Văn cố ý đến khiêu khích nhưng rốt cuộc cô ấy chẳng có phản ứng gì. Bình thường là hai nàng đã xông vào đấu võ mồm rồi đấy.”

Bình Tử: “Thế Quang Tử là người như nào mà cô ấy phản ứng như vậy?”

Tiểu Mỹ: “Anh còn hỏi làm gì nữa? Sau lưng người đàn ông thành đạt là bóng dáng một người phụ nữ hi sinh mọi thứ cho anh ta, còn sau lưng người phụ nữ thành đạt là hình ảnh người đàn ông đã làm tổn thương cô gái sâu sắc.”

Bình Tử lặng người, “em nói Quang Tử năm đó…”

Tiểu Mỹ: “Trước đây không phải Đường Đường đã từng kể có một giai đoạn yêu đương với một nhà thơ, suýt sinh cho hắn một đứa con nhưng rồi cuối cùng đành phải bỏ sao, gã nhà thơ sau chuyện ấy cũng không thấy tăm hơi đâu nữa?”

Bình Tử: “Em nói Quang Tử chính là nhà thơ đó?”

Tiểu Mỹ đáp lại, “Dương Quang không phải chính là nhà thơ đã mai danh ẩn tích mười năm về trước đó sao? Anh thử nghĩ mà xem.”

Bình Tử: “Nếu đúng như vậy thì gã Quang Tử này quá khốn nạn.”

Tiểu Mỹ: “Anh cũng thấy hắn khi nhìn thấy Đường Đường đã xanh mặt rồi đó. Cô ấy nhất định là người hắn không muốn gặp, không chột dạ thì sao phải phản ứng như vậy?”

Hai người đang nói chuyện thì Văn Văn đẩy cửa bước vào.

Thấy hai người đang thì thầm to nhỏ với nhau còn Đường Đường lại thờ ơ một góc thì cô đi nhẹ nhàng đến và hỏi: “Sao rồi, Đường Đường vẫn không nói gì à? Nhưng vẫn ăn và ngủ được chứ?”

Vẻ mặt anh buồn rầu khẽ gật đầu.

Tiểu Mỹ ngẩng đầu lên hỏi: “Đã mua về chưa?”

Văn Văn: “Mua rồi.”

Bình Tử ngạc nhiên: “Em mua về từ khi nào đấy?”

Tiểu Mỹ vỗ vai anh nói, “anh cùng em xuống nấu bếp nhé. Hôm nay chúng ta sẽ uống với nhau một bữa cho đến khi cô ấy chịu nói ra mới thôi.”

Bình Tử: “Thế cũng được. Đến khi mọi người say rồi anh sẽ phụ trách thu dọn.”

Văn Văn: “Cũng may dạo này em thấy cũng buồn buồn, muốn uống mấy chén.”

©STENT

Hai mươi tuổi, Đường Đường sắp tốt nghiệp cao đẳng, ba mẹ vẫn muốn cô học tiếp lên đại học.

Do Đường Đường học khá lệch nên điểm thi đại học năm đó không tốt nên đành miễn cưỡng học cao đẳng, coi như đó là ý trời.

Đó là những ngày tháng sáng lạn của Dương Quang nhưng trong lòng cô không vui vẻ. Cho dù là bạn gái của anh nhưng Dương Quang mang đến cho cô nhiều vui vẻ hay hoang mang?

Con gái cung Cự Giải thường rất lưu luyến gia đình, Đường Đường cũng không phải ngoại lệ. Khi ở bên Quang Tử, cô nghĩ hai người chỉ cần được ở bên nhau là thấy hạnh phúc nhất rồi.

Nhưng Quang Tử không phải người đàn ông như vậy, anh không hề hẹn hò với cô bất cứ điều gì về cuộc sống hôn nhân sau này. Cô biết anh là người rất yêu bản thân, con gái thường nhạy cảm. Cô không biết rằng liệu tình yêu anh dành cho mình còn được bao lâu nữa. Có lẽ con gái thường suy nghĩ giống nhau, nếu người đàn ông chỉ đến với họ như phong hoa tuyết nguyệt mà không để lại bất cứ lời hứa hẹn gì về cuộc sống mai sau, họ đều cảm thấy nghi ngờ về tình yêu đó.

Dương Quang chính là học trò của chú cô, hơn cô sáu tuổi. Khi mới chỉ hai mươi tuổi, anh đã là một nhà thơ nổi tiếng phía Nam, còn khi anh hai sáu, tên tuổi đã ghi danh không chỉ ở Đại Lục mà còn có những bài phát biểu về tác phẩm thơ của mình ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Singapore, những tác phẩm của anh đều do chú và ba cô giúp đỡ xuất bản. Những nhà thơ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thật may mắn, họ không những tìm ra được phương hướng viết lách cho bản thân còn có sự đồng cảm của độc giả. Quang Tử cũng có một số lượng lớn độc giả của mình.

Đường Đường khi mới mười sáu tuổi đã có thơ được đăng. Nhưng do vốn học lệch, trên lớp lại mải mê sáng tác nên điểm số tụt từ hạng đầu xuống cuối lớp. Khi hai mươi tuổi, cô cũng có những thành tích nho nhỏ trong lĩnh vực sáng tác.

Khi ấy cô nghĩ rằng khi hai nhà thơ gắn kết với nhau nhất định sẽ rất tuyệt diệu. Cuộc sống tương lai sẽ như thơ như họa, đặc sắc nhiều màu.

Vì sự tin tưởng của chú và ba mẹ dành cho bạn trai mình nên cô càng phóng túng hơn. Cuối cùng cô chấp nhận đề nghị của anh – Sống thử.

Điều này đối với tư tưởng thời đó của ba mẹ cô là chuyện không thể chấp nhận được, lý do đưa ra là họ còn quá trẻ. Đời người chưa thể biết hết chuyện sau này, không thể phó thác ngay bản thân cho đối phương được. Sống thử có nghĩa là phải biết rộng lượng hơn với những chuyện nhỏ nhặt hằng ngày, thậm chí phải đủ dũng cảm để đối diện với những gì không hoàn mỹ của người kia. Điểm này chính là sự thiếu sót của hai người, hai nhà thơ trẻ còn chưa hiểu nhiều về sự đời, nhìn cuộc sống quá đơn giản.

Mặc dù đã kiên quyết với cô nhưng ba mẹ đành để cô chuyển nhà ra ngoài sống cùng Dương Quang Tử.

Ngày cô chuyển đi, ba kéo tay cô dặn dò: “Con nhớ kỹ nhé, cho dù xảy ra chuyện gì hay gặp khó khăn đều không được nghĩ linh tinh. Con còn ba mẹ ở đây, ba mẹ luôn đứng về phía con.”

Cuộc sống thử của hai người bắt đầu.

Hai người trẻ chỉ quen lý luận suông, khi đối diện với muôn vàn khó khăn của cuộc sống, hàng ngày phải chịu tính cách sớm nắng chiều mưa của nhau thì bắt đầu sinh ra bất đồng. Tuy những bất đồng rất lặt vặt nhưng mâu thuẫn lại ngày một lớn dần.

Đối với một người chưa từng nghĩ đến chuyện hôn nhân như Dương Quang, lại trải qua hai cuộc tình không thành công, anh càng chỉ trích cô nhiều hơn.

Ngay khi cô quyết định chia tay anh để quay lại cuộc sống với ba mẹ ngày nào thì một chuyện ngoài ý muốn xảy ra…

Cô đã mang dòng máu của anh trong người.

Cô gái mới hai mươi tuổi, chưa kết hôn nhưng đã có con, cho dù ở nước ngoài thì đây cũng là chuyện không thể chấp nhận được.

Đường Đường không phải loại người muốn dùng cái thai ra để uy hiếp. Sau một đêm dài suy nghĩ, cô quyết định nói với anh, cho dù không cần anh phải chịu trách nhiệm nhưng anh cũng có quyền quyết định chuyện này. Giữ hay bỏ đứa trẻ cô phải xem thái độ của anh trước.

Cô bỏ ra hai tiếng giữ mình được bình tĩnh và lý trí nhất, cuối cùng đã nói ra được chuyện đứa trẻ và tình yêu chưa xác định của hai người.

Trong suốt hai tiếng đó, anh chỉ nói duy nhất được một tiếng “ờ”.

Đợi cô nói xong, anh cúi đầu trầm ngâm.

Cô ho khan một tiếng như muốn phá vỡ bầu không khí im lặng.

Dường như anh bị tiếng ho làm cho giật mình, ngẩng đầu lên nhìn cô, phát hiện cô đã nhìn mình từ lâu lắm. Anh hướng đôi lông mày lên trên, bước ra đến ngoài mở cửa và bước đi.

Về chuyện đứa bé trong bụng giữ hay bỏ anh không ý kiến gì, không phản đối hay đồng ý, thậm chí còn lạnh lùng không một biểu hiện nào, cứ thế nghênh ngang ra ngoài.

Cô có cảm giác mình đã cùng đường, cũng may còn được ba mẹ bao dung. Cô là con gái duy nhất của hai người, giờ ba mẹ là chỗ dựa duy nhất của cô.

Chỉ còn cách quay về nhà sám hối. Ngay cả việc xử lý đứa bé thế nào cô cũng không có ý kiến gì.

Ba mẹ cô không nói gì, dường như cô chỉ vừa trải qua chuyến du lịch dài rồi về nhà vậy. Họ đưa cặp mắt âu sầu nhìn nhau nhưng không trách móc con gái nửa lời.

Sau một ngày đấu tranh, cuối cùng ba mẹ đưa ra quyết định: Đứa trẻ sẽ giữ lại để họ nuôi dưỡng, sau khi cô sinh nở xong sẽ tiếp tục học trở lại.

Với sự bao dung của ba mẹ, cô không có bất cứ phản ứng gì.

Thế là cô bắt đầu ở cùng ba mẹ, ngóng trông ngày tiểu sinh linh chào đời.

Khi cô bắt đầu chấp nhận sự thật làm bà mẹ đơn thân thì anh lại xuất hiện. Anh ta đến để xin lỗi và muốn cầu hôn.

Đó là một kết thúc khiến người ta hài lòng. Ba mẹ cô lại một lần nữa nhân từ dang rộng cánh tay đón chào.

Anh không chỉ tới một mình, còn mang theo mẹ ruột tới thăm nhà cô. Mẹ anh biết con dâu tương lai mang bầu nên muốn tới để chăm sóc cho cô.

Mẹ anh là một người phụ nữ rất từng trải, nhìn khóe mắt bà có thể nhìn rõ điều đó.

Ba mẹ cô rất vui mừng. Họ biết mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ bao đời nay vốn phức tạp, hơn nữa một người con dâu đã trót “ăn cơm trước kẻng” như cô có thể hòa hợp với mẹ chồng được hay không là một câu hỏi khó. Họ đành đồng ý chấp nhận lễ cưới của con nhưng chưa cho cô được về ở nhà trai luôn.

Ba mẹ cô tin rằng trong quãng thời gian cô chưa sinh nở có thể gần gũi với mẹ chồng hơn. Mẹ anh là người hiền từ, hôm nào cũng mang canh bổ tới hoặc đến đưa cô ra ngoài đi dạo.

Nhưng bị kịch thường xảy ra vào lúc người ta không ngờ đến nhất.

Đó là một ngày trời nắng đẹp.

Khi ấy cô đã mang thai được 4 tháng, cái thai thỉnh thoảng đã biết quẫy đạp.

Cho dù thời điểm đó, anh đối xử với cô vẫn chỉ đều đều, nhưng nghĩ đến sinh linh bé nhỏ sắp chào đời, cô không để ý gì nữa.

Canh hàng ngày vẫn do mẹ anh mang tới đều đều. Điều này khiến ba mẹ cô rất cảm kích với gia đình thông gia.

Một hôm, ba mẹ cô tổ chức một bữa tiệc ở nhà một người bạn, cô đang bụng mang dạ chửa không đi được nên có mẹ anh tới chăm lo.

Uống hết chỗ canh bổ mẹ chồng mang tới, cô theo bà ra ngoài phố đi dạo.

Khi hai người đang đi qua một sườn dốc, mẹ anh quay sang nói: “Con gái tốt thế này đáng tiếc quá, bát tự không tốt!”

Trong lòng cô rất ngạc nhiên, không hiểu ý của mẹ chồng là gì bèn định quay sang hỏi. Bỗng nhiên, cô thấy một lực mạnh đẩy về phía mình, cô bỗng mất thăng bằng rồi ngã lăn xuống sườn dốc.

Khi cô lăn từ sườn dốc xuống vẫn kịp nhìn thấy một tia tàn nhẫn trong khóe mắt của mẹ anh.

Sau đó trời đất quay cuồng.



Khi tỉnh lại cô đã thấy mình trong bệnh viện. Sau đó cô được bác sỹ thông báo đứa con trong bụng không cứu được, do cô lăn từ trên dốc xuống gặp phải chấn động mạnh nên sau này khả năng làm mẹ cũng không còn nữa; và dường như cô phải uống loại thuốc gì không tốt cho thai nhi… Lúc bấy giờ ba mẹ cô mới nhớ ra những bát canh của mẹ chồng tương lai…

Sau khi mọi chuyện xảy ra, Dương Quang và mẹ biến mất như là nước bốc hơi trong ánh nắng, cũng không còn tin tức gì nữa. Điều kỳ lạ hơn, cái tên Dương Quang cũng biến mất hẳn trên diễn đàn thơ văn, dường như người đó cũng đã biến mất trong ngày định mệnh đó.

Cho đến tận mười năm sau, cô vẫn không lý giải được hành động của mẹ anh, càng hoài nghi về chuyện anh ra đi không lời từ biệt.

Đường Đường xuất viện phải ở nhà tĩnh dưỡng một thời gian.

Một ngày kia, cô nhận thấy ba mẹ mình đã già đi nhiều, tóc cũng bạc không ít.

Vào thời khắc ấy, cô thấy hận đến tận sâu tim gan… Hận bản thân bất hiếu, ngay từ đầu không chịu nghe theo lời của ba mẹ; đau đớn, đau vì người đàn ông mình yêu thương sâu đậm đã làm tổn hại đến cô, ra đi không lời giải thích.

Cô không thể đối diện với nỗi buồn và sự già nua của ba mẹ, cũng không đối diện được với những ánh mắt nghi ngờ của bạn bè nơi đây. Thế rồi trong một buổi chiều hoàng hôn, cô đóng gói đồ đạc, viết lại một bức thư gửi ba mẹ rồi đi Bắc Kinh.

Mùa thu năm 2001, cô gái hai mươi tuổi Đường Đường chỉ có trong tay tấm bằng cao đẳng, không có bất cứ kinh nghiệm gì.

Tới Bắc Kinh, cô chọn cho mình một căn phòng thuê rẻ tiền dưới tầng hầm. Đầu tiên, cô đi làm hiệu đính cho các nhà xuất bản, hiệu sách, tạp chí, ngoài ra cô còn viết bài gửi báo.

Cuối cùng, một bài báo của cô đạt được giải nhất toàn quốc.

Ngày lĩnh thưởng, tòa soạn chợt nhận ra đây chính là cô gái thường đến hiệu đính, từ đó họ đã nhìn cô bằng cặp mắt khác. Sau đó, các tòa soạn báo khác cũng mời cô viết bài, khi đã có kinh nghiệm biên tập, Đường Đường nhận công việc biên tập sách cho một công ty văn hóa. Đồng thời cô cũng bắt đầu học được cách viết văn cho hợp với thị trường.

Cũng vào năm này, Đường Đường đã quen được Văn Văn ở một hiệu sách. Do hai người cùng thích một quyển sách nhưng cửa hiệu chỉ còn lại một quyển, cô và Văn Văn cùng muốn mua, sau một hồi tranh chấp, cuối cùng Đường Đường mua được nhưng lại nhường Văn Văn đọc trước.

Do sự đồng điệu về tâm hồn, cô và Văn Văn bắt đầu kết thân nhau. Nhờ Đường Đường truyền những kinh nghiệm về biên tập cho Văn Văn, cô không những phỏng vấn thành công ở nhà xuất bản, sau đó còn tự mình biên tập.

Văn Văn vào nhà xuất bản không lâu thì quen với một cô gái rất thú vị, đó chính là Tiểu Mỹ. Sau đó Văn Văn giới thiệu Tiểu Mỹ cho Đường Đường, họ cùng học hỏi được những kinh nghiệm về cách Đường Đường viết lách.

Vào những ngày mùa thu năm 2003, ba cô gái đã sống rất vui vẻ và hòa thuận với nhau.

Đường Đường kể xong câu chuyện về mình, rồi đến Văn Văn và Tiểu Mỹ, khi đó trời cũng bắt đầu sáng.

Ba cô gái say không biết trời đất gì nữa rồi ai nấy về phòng của mình, Bình Tử lại một mình thu dọn bãi chiến trường.

Loading...

Tiểu thuyết tình yêu là website chia sẻ những thể loại truyện hay nhất hiện nay, được nhiều người đọc yêu thích. Truyện được cập nhập hàng ngày. Hãy lưu địa chỉ web để truy cập nhanh hơn!

Chúc các bạn online vui vẻ !

Laptop Tùng Anh

Tour Phú Quốc

Vinhomes Cầu Rào 2

Trang Chủ